Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Các đặc tính của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
T

ĐẠ

C

T T À

C

LÊ TRẦN THANH TRÂM

CÁC ĐẶC TÍNH CỦA HỘ Đ NG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG T

Ơ

NAM

LUẬ VĂ T ẠC SĨ KINH T

TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2018

ẠI VIỆT


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
T

ĐẠ



C

T T À

C

LÊ TRẦN THANH TRÂM

CÁC ĐẶC TÍNH CỦA HỘ Đ NG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG T

Ơ

ẠI VIỆT

NAM

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬ VĂ T ẠC SĨ KINH T

gười hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Hồ Viết Tiến

Tp.Hồ Chí Minh- Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan luận văn “ Các đặc tính của Hội đồng Quản trị và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hồ Viết Tiến.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng

năm 2018

Lê Trần Thanh Trâm


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1
1.1 Lý do thực hiện đề tài ........................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
1.6 Kết quả mong đợi .............................................................................................. 4
1.7 Kết cấu đề tài ..................................................................................................... 5
1.8 Ý nghĩa của nghiên cứu ..................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...... 5
2.1 Lý thuyết về Hội đồng quản trị, các đặc tính của Hội đồng quản trị ................... 6

2.1.1 Khái niệm về Hội đồng quản trị ...................................................................... 7
2.1.2 Khái niệm về các đặc tính của Hội đồng quản trị ............................................ 6
2.2 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các đặc tính HĐQT và hiệu quả hoạt động
của ngân hàng ......................................................................................................... 9
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước và đề xuất lý thuyết nghiên cứu của tác giả ..... 11
2.3.1 Quy mô Hội đồng Quản trị ............................................................................. 11
2.3.2 Thành phần của Hội đồng Quản trị ................................................................. 12
2.3.3 Chức năng của Hội đồng Quản trị ................................................................... 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................... 18


3.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 18
3.1.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 19
3.1.2 Phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng ............................. 20
3.1.3 Phương pháp đo lường các đặc tính của Hội đồng Quản trị ............................. 21
3.1.4 Các biến kiểm soát .......................................................................................... 22
3.1.4.1 Cơ cấu vốn sở hữu ....................................................................................... 22
3.1.4.2 Các biến kiểm soát khác............................................................................... 22
3.2 Dữ liệu của mẫu nghiên cứu .............................................................................. 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 29
4.1 Kết quả thống kê mô tả ...................................................................................... 29
4.2 Phân tích tương quan giữa các biến.................................................................... 31
4.3 Kiểm định các giả thuyết cơ bản của mô hình hồi quy Pooled OLS ................... 33
4.3.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .............................................................. 33
4.3.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan .............................................................. 33
4.3.3 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi ............................................ 34
4.4 Kết quả hồi quy ước lượng bằng phương pháp mô men tổng quát GMM ........... 35
4.5 Thảo luận kết quả về mối quan hệ giữa các đặc tính HĐQT và hiệu quả hoạt
động của các NHTM cổ phần Việt Nam .................................................................. 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HĐQT

Hội đồng Quản trị

TGĐ

Tổng Giám đốc

NHTM

Ngân hàng Thương Mại

TMCP

Thương mại Cổ phần

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


ROA

Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

ROE

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Preprovision profit ratio

Tỷ số lợi nhuận trước dự phòng

NPL ratio

Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ

Stock of NPLs

Tổng nợ xấu

BoardSize

Tổng số lượng các thành viên trong Hội đồng Quản trị

Meetings

Số lượng các cuộc họp của Hội đồng Quản trị trong

năm
Duality


Biến giả thể hiện sự độc lập trong Hội đồng Quản trị

IndepDirector

Tỷ lệ các thành viên HĐQT độc lập có trong Hội đồng
Quản trị

PoliticalDirector

Tỷ lệ các thành viên HĐQT có kết nối chính trị có trong
Hội đồng Quản trị

BusyDirector

Tỷ lệ thành viên HĐQT nắm giữ ít nhất ba vị trí quản trị
trở lên ở các công ty khác nhau

ForeignDirector

Tỷ lệ thành viên HĐQT là người nước ngoài có trong
Hội đồng Quản trị

OldDirector

Tỷ lệ thành viên HĐQT là người lớn trên 60 tuổi có
trong

Hội đồng Quản trị



FemaleDirector

Tỷ lệ thành viên HĐQT là nữ có trong Hội đồng Quản
trị

BankSize

Quy mô của ngân hàng

LoanRatio

Tỷ lệ nợ

CapitalRatio

Tỷ lệ vốn sở hữu

List

Biến giả thể hiện tình trạng niêm yết của ngân hàng tại
thời điểm cuối năm tài chính.

ForStgInvestor

Biến giả thể hiện cho việc có nhà đầu tư chiến lược tại
thời điểm cuối năm tài chính

PLGState


Phần trăm cổ phần nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất nếu cổ
đông đó là nhà nước hay cơ quan nhà nước

PLGForeign

Phần trăm cổ phần nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất nếu cổ
đông đó là nhà đầu tư nước ngoài

PLGPrivate

Phần trăm cổ phần nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất nếu cổ
đông đó là nhà đầu tư tư nhân.

GMM

General Method of Moment

OLS

Ordinary Least Square


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Mô tả về các biến của Hội đồng quản trị và dự đoán mối quan hệ với hiệu
quả hoạt động của ngân hàng ........................................................................................... 24
Bảng 4.1: Thống kê mô tả cho các biến nghiên cứu ........................................................ 30
Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu.................................................... 32
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong các mô hình.................... 33
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan .................................................. 34

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................. 35
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy các mô hình mối quan hệ giữa các đặc tính Hội đồng
quản trị và ROA bằng phương pháp GMM ..................................................................... 37
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy các mô hình mối quan hệ giữa các đặc tính HĐQT và lần
lượt là các biến ROE, Preprovision profit ratio, NPL ratio, Stock of NPLs bằng
phương pháp GMM .......................................................................................................... 43
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu thực nghiệm so với dấu dự đoán ........................ 52


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do thực hiện đề tài
Trong những năm gần đây, hệ thống NHTM cổ phần ở Việt Nam ngày càng
phát triển và hoàn thiện hơn. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia tích cực vào các hình
thức hợp tác kinh tế tài chính đa phương và song phương đòi hỏi phải gia tăng mức
độ mở cửa thị trường tài chính trong nước. Điều này không chỉ đem lại những cơ
hội lớn cho hệ thống NHTM Việt Nam mà đồng thời cũng đặt ngành Ngân hàng
trước những thách thức, cạnh tranh to lớn từ phía các ngân hàng trong khu vực. Bởi
vậy, nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng và giám sát hoạt động kinh doanh ngân
hàng là những vấn đề trọng tâm đặt ra đối với các NHTM Việt Nam nói chung và
các NHTM cổ phần Việt Nam nói riêng.
Để đạt được mục tiêu nói trên thì vai trò của đội ngũ quản trị ngân hàng rất
quan trọng bởi nếu có người quản trị đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, ngân hàng sẽ
thực hiện tốt mục tiêu chiến lược đã đề ra, bảo đảm sự phát triển của ngân hàng.
Nhưng nếu ngược lại, người quản trị không đủ năng lực, là cá nhân nắm giữ trọng
trách quan trọng trong ngân hàng nhưng hoạt động không vì ngân hàng mà vì lợi ích
của nhóm cổ đông lớn, thâu tóm ngân hàng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với
hiệu quả hoạt động của ngân hàng và cả hệ thống ngân hàng. Từ đó, gây mất niềm
tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.

Vậy đặc tính nào là cần thiết, quan trọng của đội ngũ quản trị ngân hàng có ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng là một trong những chủ đề đang được
quan tâm hiện nay. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các đặc tính
HĐQT và hiệu quả hoạt động của ngân hàng khá đa dạng, tuy nhiên vẫn còn nhiều
kết quả khác nhau, và chưa đi đến kết luận chung nhất.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Các đặc tính của Hội đồng Quản trị và hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là đề tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. Với mong muốn tìm hiểu về mối quan hệ giữa
các đặc tính của Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồng thời,


2

cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các cổ đông hiểu thêm
về cơ cấu Hội đồng quản trị của ngân hàng. Ngoài ra, kết quả của bài nghiên cứu sẽ
cung cấp thêm những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa các đặc tính
HĐQT và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhằm giúp cho Ban lãnh đạo của
các ngân hàng có cái nhìn tổng quan hơn trong việc ra quyết định, bổ nhiệm các vị
trí lãnh đạo chủ chốt để điều hành hoạt động ngân hàng của mình nhằm đem lại hiệu
quả hoạt động tốt hơn. Thêm vào đó, giúp cho các cơ quan quản lý trong việc hoạch
định chính sách nhằm giám sát hoạt động của ngân hàng hiệu quả hơn, góp phần
vào sự ổn định kinh tế, xã hội của đất nước.
1.2 Mục tiêu của nghiên cứu
Nhận diện các đặc tính Hội đồng quản trị có mối quan hệ với hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Cung cấp thêm những bằng chứng có ý nghĩa thực nghiệm tại Việt Nam về
mối quan hệ giữa các đặc tính Hội đồng Quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân
hàng.
Cung cấp thông tin hữu ích về cơ cấu Hội đồng quản trị Ngân hàng trong bối
cảnh Việt Nam đang trong quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng với trọng tâm là

tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém và xử lý nợ xấu. Từ đó, giúp cho các nhà đầu tư,
Ban lãnh đạo ngân hàng trong việc ra quyết định, đề ra những giải pháp, chính sách
phù hợp, các cơ quan quản lý trong việc ban hành chính sách nhằm giám sát ngân
hàng hoạt động hiệu quả hơn, góp phần vào sự ổn định kinh tế, xã hội của đất nước.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ mục tiêu, ý nghĩa nghiên cứu, bài nghiên cứu hướng đến trả lời cho
hai câu hỏi.
Câu hỏi thứ nhất là “Mối quan hệ giữa các đặc tính của Hội đồng quản trị và
hiệu quả hoạt động của ngân hàng như thế nào?”.


3

Câu hỏi thứ hai là “Mức độ ảnh hưởng của các đặc tính Hội đồng quản trị đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng như thế nào?”.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các đặc tính của Hội đồng quản trị và
hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam với biến phụ thuộc là hiệu
quả hoạt động của ngân hàng (ROA, ROE, tỷ lệ lợi nhuận trước dự phòng, tỷ lệ nợ
xấu trong tổng dư nợ tín dụng – NPL, tổng số nợ xấu) và các biến độc lập là các đặc
tính Hội đồng quản trị (quy mô HĐQT, các cuộc họp của HĐQT, việc Chủ tịch
HĐQT kiêm nhiệm chức danh TGĐ, thành viên HĐQT độc lập, thành viên HĐQT
có kết nối chính trị, thành viên HĐQT bận rộn, thành viên HĐQT là người nước
ngoài, thành viên HĐQT là người lớn tuổi, thành viên HĐQT là nữ). Ngoài ra, để
nghiên cứu phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra hơn, tác giả thu thập thêm
các biến kiểm soát khác như quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn
trên tổng tài sản, tình trạng niêm yết của ngân hàng vào cuối năm tài chính, cổ đông
chiến lược nước ngoài vào cuối năm tài chính, cổ đông lớn nhất là nhà nước, cổ
đông lớn nhất là nước ngoài, cổ đông lớn nhất là tư nhân bao gồm tổ chức, cá nhân.
Phạm vi nghiên cứu là hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ

phần Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016, chủ yếu tập trung vào giai
đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, do thời gian này Bộ Tài chính ban hành Thông tư
52/2012/TT- BTC ngày 05/04/2012 Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị
trường chứng khoán yêu cầu các công ty phải thực hiện báo cáo và công bố thông
tin định kỳ theo quy định nên nguồn số liệu của thời kỳ này đầy đủ, đồng bộ và có
độ tin cậy cao.
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích số liệu công bố định kỳ
của 26 ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn từ năm 2006 đến 2016. Dữ liệu đối
với các biến phụ thuộc (ROA, ROE, tỷ lệ lợi nhuận trước dự phòng rủi ro, tỷ lệ nợ
xấu, tổng số nợ xấu) và các biến kiểm soát khác như (quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ, tỷ


4

lệ vốn chủ sở hữu) được thu thập từ hệ thống Bankscope và báo cáo tài chính đã
kiểm toán được công bố của từng ngân hàng. Đối với các dữ liệu về đặc tính của
Hội đồng quản trị (quy mô, số lượng các cuộc họp HĐQT, việc Chủ tịch HĐQT
kiêm nhiệm chức danh TGĐ, thành viên HĐQT độc lập, các thành viên HĐQT có
kết nối chính trị, thành viên HĐQT bận rộn, thành viên HĐQT là người nước ngoài,
thành viên HĐQT lớn tuổi, thành viên HĐQT là nữ) tác giả thu thập và xử lý dữ
liệu bằng tay chủ yếu là từ các báo cáo thường niên, báo cáo quản trị định kỳ của
từng ngân hàng. Trường hợp ngân hàng không công bố thông tin đầy đủ, tác giả thu
thập từ các nguồn khác như báo cáo của Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động
năm, Bản cáo bạch của ngân hàng và các thông tin công bố trên các website như
, ...
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu
là phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp GMM phát triển
từ nghiên cứu của Arellano and Bover (1995). Phương pháp GMM hữu dụng trong
việc xử lý vấn đề nội sinh, tự tương quan và phương sai thay đổi trong mô hình

nghiên cứu thông qua các kiểm định của Sargan và Arellano- Bond và có quan tâm
đến độ trễ của biến phụ thuộc đóng vai trò làm biến giải thích trong mô hình nghiên
cứu. Các phân tích này đều được thực hiện bằng phần mềm Stata 13.
1.6 Kết quả mong đợi
Về lý thuyết: nghiên cứu kỳ vọng các đặc tính của HĐQT có mối quan hệ với
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Về thực nghiệm: thông qua kết quả hồi quy cung cấp thêm bằng chứng về mối
quan hệ cùng chiều hay ngược chiều của các đặc tính của Hội đồng quản trị, đặc
biệt là quy mô HĐQT, các thành viên HĐQT độc lập, số lượng các cuộc họp
HĐQT, mức độ kết nối chính trị của HĐQT, việc chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức
danh TGĐ, thành viên HĐQT bận rộn, thành viên HĐQT là người nước ngoài,
thành viên HĐQT là người lớn tuổi với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.


5

1.7 Kết cấu đề tài
Luận văn thực hiện gồm năm chương với nội dung các chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
1.8 Ý nghĩa của nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu, phân tích sẽ cung cấp cho Ban lãnh đạo của các
NHTM cổ phần có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa các đặc tính của Hội
đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đặc tính nào có tác động đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng và tác động như thế nào.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu có được sẽ cung cấp thêm bằng chứng thực
nghiệm tại Việt Nam để giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng nắm bắt được đặc tính

nào là quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Từ đó, ra quyết
định, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt để điều hành hoạt động ngân hàng, đề ra
những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm đem lại hiệu quả hoạt động tốt hơn.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng giúp cho các cơ quan quản lý trong việc đề ra
những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm giám sát hoạt động của ngân hàng hiệu
quả hơn, góp phần vào sự ổn định kinh tế, xã hội của đất nước.


6

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương 1 đã trình bày tổng quan lý do chọn đề tài, mục tiêu và ý nghĩa của
nghiên cứu. Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu cần phải dựa trên
một nền tảng lý thuyết khoa học vững chắc đã được kiểm chứng bởi các nhà nghiên
cứu ở cả trong và ngoài nước. Vì vậy, Chương 2 sẽ tập trung đề cập đến lý thuyết về
Hội đồng quản trị và các đặc tính của Hội đồng quản trị mà có thể tác động đến hiệu
quả hoạt động của ngân hàng. Từ đó phát triển giả thuyết nghiên cứu của tác giả.
2.1 Lý thuyết về Hội đồng quản trị, các đặc tính của Hội đồng quản trị
2.1.1 Khái niệm về Hội đồng quản trị
Khái niệm về Hội đồng quản trị trong Ngân hàng được quy định cụ thể tại
Điều 16 Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương
mại và điều 43, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Cụ thể như sau:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh
ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (đối với ngân hàng thương mại
cổ phần) hoặc chủ sở hữu (đối với ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng
thương mại 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên) hoặc thành viên góp vốn (đối với ngân hàng thương mại
liên doanh, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình
thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).

Hội đồng quản trị phải có tối thiểu 03 thành viên và không quá 11 thành viên,
số lượng cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định. Tối thiểu 1/2 (một phần hai) tổng số
thành viên Hội đồng quản trị phải là người không điều hành và thành viên độc lập,
trong đó có tối thiểu 02 thành viên độc lập. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là
thành viên độc lập. Số thành viên Hội đồng quản trị chưa có bằng Đại học không
vượt quá 1/4 (một phần tư) tổng số thành viên Hội đồng quản trị.


7

Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội
đồng quản trị không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu
hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên Hội
đồng quản trị được bổ sung hoặc thay thế thành viên Hội đồng quản trị bị đương
nhiên mất tư cách, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ là thời hạn còn
lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ vừa kết thúc
tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ mới tiếp quản công
việc.
Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị không đủ hai phần ba tổng số
thành viên của nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định tại
Điều lệ của tổ chức tín dụng thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số
lượng thành viên, tổ chức tín dụng phải bổ sung đủ số lượng thành viên Hội đồng
quản trị.
Hội đồng quản trị sử dụng con dấu của ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ của
mình. Giúp việc cho Hội đồng quản trị có Thư ký Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị phải thành lập các Ủy ban để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, trong đó tối thiểu phải có 02 Ủy ban là: Ủy ban về vấn đề quản lý rủi ro
và Ủy ban về vấn đề nhân sự.
2.1.2 Khái niệm về các đặc tính của Hội đồng quản trị
Các đặc tính của Hội đồng quản trị là một khái niệm rất rộng và tùy vào quan

điểm của mỗi tác giả. Trong bài nghiên cứu của mình, các đặc tính Hội đồng quản
trị được tác giả chọn nghiên cứu là quy mô Hội đồng quản trị, thành phần và chức
năng của Hội đồng quản trị mà có thể ảnh hưởng đến vai trò giám sát và tư vấn của
Hội đồng quản trị đối với Ban giám đốc để đem lại lợi ích lớn nhất cho ngân hàng
và các cổ đông của ngân hàng.
Quy mô Hội đồng quản trị là số lượng thành viên có trong Hội đồng quản trị.
Theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương


8

mại, Hội đồng quản trị phải có tối thiểu 03 thành viên và không quá 11 thành viên,
số lượng cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định. Tối thiểu 1/2 (một phần hai) tổng số
thành viên Hội đồng quản trị phải là người không điều hành và thành viên độc lập,
trong đó có tối thiểu 02 thành viên độc lập. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là
thành viên độc lập. Ngoài ra, theo điều 130, Thông tư 121/2012/TT- BTC, công ty
đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết phải có ít nhất là 5 thành viên HĐQT và
tối đa 11 thành viên HĐQT.
Thành phần của Hội đồng quản trị bao gồm các đặc tính là thành viên Hội
đồng quản trị độc lập, thành viên HĐQT có kết nối chính trị, thành viên HĐQT là
người nước ngoài, thành viên HĐQT lớn tuổi, thành viên HĐQT là nữ. Thành viên
Hội đồng quản trị độc lập theo nghiên cứu của Qi Liang, Pisun Xu, Pornsit Jaraporn
(2013) được định nghĩa là “những thành viên không có bất kỳ vị trí khác trong các
ngân hàng thương mại, cũng như bất kỳ mối liên hệ với ngân hàng thương mại hay
cổ đông lớn của ngân hàng mà có thể ảnh hưởng xấu đến việc ra những phán quyết
độc lập và vô tư của thành viên ấy đối với hoạt động ngân hàng”. Còn tại Việt Nam,
theo điều 50.2, Luật các Tổ chức tín dụng 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, để là
một thành viên HĐQT độc lập phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau “không phải là
người đang làm việc cho chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín
dụng đó; không phải là người hưởng lương, thù lao thường xuyên của tổ chức tín

dụng ngoài những khoản phụ cấp của thành viên Hội đồng quản trị được hưởng
theo quy định; không phải là người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em và vợ,
chồng của những người này là cổ đông lớn của tổ chức tín dụng, người quản lý hoặc
thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín
dụng; không trực tiếp, gián tiếp sở hữu hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn điều lệ hoặc
vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng”. Thành viên HĐQT
có kết nối chính trị, được định nghĩa theo điều 4, Nghị định 06/2010/NĐ- CP ngày
25/01/2010 là những thành viên hiện đã và đang tham gia các đảng phái, các cơ
quan công quyền, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ


9

quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, thành viên
HĐQT là người nước ngoài, thành viên HĐQT lớn tuổi, thành viên HĐQT là nữ.
Chức năng của Hội đồng quản trị bao gồm các đặc tính là việc chủ tịch HĐQT
kiêm nhiệm chức danh TGĐ của doanh nghiệp khác, các cuộc họp HĐQT, thành
viên HĐQT bận rộn (được định nghĩa là các thành viên HĐQT tham gia vào ít nhất
03 Hội đồng quản trị của công ty/ ngân hàng trở lên).
2.2 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các đặc tính HĐQT và hiệu quả hoạt
động của ngân hàng
Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa các đặc tính Hội
đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng như Pi và Timme (1993) sử
dụng một mẫu các ngân hàng thương mại ở Mỹ từ 1987 đến 1990 và nhận thấy rằng
hiệu quả chi phí và lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng có mối liên hệ ngược
chiều (-) với việc thành viên HĐQT kiêm nhiệm chức vụ TGĐ và không có mối liên
hệ với việc nắm giữ cổ phần của cổ đông lớn hay tỷ lệ của các thành viên HĐQT là
người bên ngoài. Booth và cộng sự (2002) nhận thấy khi việc nắm giữ cổ phần của
cổ đông nội bộ tăng lên, tỷ lệ số thành viên HĐQT là người bên ngoài sụt giảm và
việc thành viên HĐQT kiêm nhiệm TGĐ ít có khả năng xảy ra. Andres và Vallelado

(2008) sử dụng một mẫu nghiên cứu gồm 69 Hội đồng Quản trị của các ngân hàng
thương mại lớn từ Canada, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha và Mỹ trong giai đoạn từ
năm 1995 đến năm 2005. Họ nhận thấy rằng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng có
mối liên hệ cùng chiều (+) với số lượng các cuộc họp của HĐQT và có tương quan
hình chữ U đảo ngược với quy mô HĐQT và tỷ lệ các thành viên HĐQT là người
bên ngoài. Pathan (2009) sử dụng một mẫu nghiên cứu gồm 212 các công ty lớn ở
Mỹ, có sở hữu ngân hàng trong giai đoạn từ 1997 đến 2004 và nhận thấy các HĐQT
có quy mô nhỏ có mối liên hệ cùng chiều (+) với việc chấp nhận rủi ro của ngân
hàng. Cornett và cộng sự (2009) khảo sát cách thức mà một cơ cấu HĐQT nhất định
có ảnh hưởng đến việc quản trị lợi nhuận ở các công ty mẹ sở hữu ngân hàng của
Mỹ từ năm 1992 đến năm 2002. Họ nhận thấy rằng sự độc lập của HĐQT sẽ hạn
chế hành vi quản trị lợi nhuận. Adams và Mehran (2012) sử dụng một mẫu 35 công


10

ty mẹ sở hữu ngân hàng (BHCs) có cổ phiếu niêm yết ở Mỹ trong khoảng thời gian
từ năm 1986 đến năm 1999 và khảo sát mối liên hệ giữa quản trị công ty của ngân
hàng và hiệu quả hoạt động. Họ nhận thấy rằng quy mô HĐQT có mối liên hệ cùng
chiều (+) với hiệu quả hoạt động.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của García-Herrero và cộng sự (2009) sử dụng
dữ liệu bảng của 87 ngân hàng Trung Quốc từ năm 1997 đến năm 2004 cho rằng
các ngân hàng có cơ cấu sở hữu ít tập trung vào nhóm cổ đông có xu hướng đạt
được lợi nhuận cao hơn. Fu và Heffernan (2009) điều tra mối quan hệ giữa cấu trúc
thị trường và hiệu quả hoạt động trong hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc từ năm
1985 đến năm 2002 và nhận thấy rằng so với hệ thống ngân hàng quốc doanh thì
các ngân hàng cổ phần có hiệu quả và khả năng sinh lời cao hơn. Jia (2009) cung
cấp bằng chứng cho thấy việc cho vay của các ngân hàng thương mại quốc doanh
có rủi ro cao hơn, nhưng qua thời gian thì lại thận trọng hơn, dựa trên một mẫu 14
ngân hàng Trung Quốc từ năm 1985 đến năm 2004. Lin và Zhang (2009) xác nhận

rằng các ngân hàng quốc doanh là những ngân hàng hoạt động kém hiệu quả nhất
(ngoại trừ các ngân hàng chính sách) nếu xét trên những thước đo đơn giản như lợi
nhuận, hiệu suất và chất lượng tài sản trong một nhóm các ngân hàng Trung Quốc
được khảo sát từ năm 1997 đến năm 2004. Berger và cộng sự (2009) sử dụng mẫu
nghiên cứu gồm 38 ngân hàng thương mại ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ
năm 1994 đến năm 2003 cho rằng việc ngân hàng có cổ đông nước ngoài và quy mô
nhỏ có mối liên hệ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng cao hơn. Berger và cộng
sự (2010) bằng việc sử dụng một mẫu nghiên cứu gồm 88 ngân hàng từ năm 1996
đến 2006 cho rằng các ngân hàng Trung Quốc có cổ đông nước ngoài khi thực hiện
quá trình đa dạng hóa sẽ phải chịu ít chi phí hơn, mất ít lợi nhuận hơn. Một ngoại lệ
là Rowe và cộng sự (2011) bằng việc sử dụng một mẫu nghiên cứu gồm 41 ngân
hàng đã nghiên cứu sự tác động của bốn biến đặc tính Hội đồng quản trị là quy mô
HĐQT, phần trăm cổ phần nắm giữ bởi các thành viên Hội đồng quản trị, phần trăm
thành viên HĐQT thường trực và thành viên HĐQT độc lập lên hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng Trung Quốc. Họ nhận thấy rằng tỷ lệ phần trăm các thành viên


11

HĐQT thường trực trong HĐQT có tác động ngược chiều (-) lên hiệu quả hoạt động
của ngân hàng trong khi tỷ lệ phần trăm cổ phần nắm giữ bởi HĐQT có tác động
cùng chiều (+) lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu về vấn đề này như nghiên cứu “Quản trị công
ty và hiệu quả hoạt động DN: Minh chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên
Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX)” của Võ Hồng Đức và Phan
Bùi Gia Thủy (2013) cho thấy, quyền kiêm nhiệm có tác động tương quan cùng
chiều (+) có ý nghĩa thống kê lên hiệu quả hoạt động. Ngược lại, quy mô HĐQT có
tác động tương quan ngược chiều (-) có ý nghĩa thống kê lên giá trị doanh nghiệp.
Hay nghiên cứu của Lê Quang Cảnh, Lương Thái Bảo và Nguyễn Vũ Gia Hùng
(2015) thực hiện nghiên cứu quản trị công ty với hiệu quả hoạt động các DN tư

nhân lớn ở Việt Nam với mẫu là 500 DN tư nhân lớn trong năm 2013 cho thấy,
quản trị công ty tốt sẽ mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn cho doanh nghiệp; sự
độc lập của HĐQT không ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động.
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước và đề xuất lý thuyết nghiên cứu của tác
giả
Trọng tâm chính của bài nghiên cứu khảo sát một cách toàn diện các đặc tính
của HĐQT (quy mô, thành phần và chức năng của HĐQT) mà có thể ảnh hưởng
đến việc thúc đẩy các thành viên Hội đồng quản trị để tư vấn và giám sát Ban Giám
đốc một cách hiệu quả.
Trong phần này, nghiên cứu sẽ trình bày các nghiên cứu trước có liên quan
đến đặc tính HĐQT bao gồm: quy mô HĐQT, thành viên HĐQT độc lập, thành viên
HĐQT có kết nối chính trị, thành viên HĐQT lớn tuổi, việc chủ tịch HĐQT kiêm
nhiệm chức danh TGĐ của doanh nghiệp khác, các cuộc họp HĐQT, thành viên
HĐQT bận rộn. Chi tiết được trình bày cụ thể dưới đây:
2.3.1 Quy mô Hội đồng Quản trị


12

Jensen (1993) cho rằng HĐQT của công ty lớn thường ít hiệu quả hơn do các
vấn đề về hợp tác, kiểm soát và sự linh hoạt trong việc ra quyết định, hoặc gây ra sự
kiểm soát quá mức đối với các Tổng Giám đốc (CEOs). Yermack (1996) và
Eisenberg và cộng sự (1998) bổ sung thêm lập luận trên cho rằng các công ty có
quy mô Hội đồng quản trị nhỏ có kết quả kinh doanh vượt trội hơn. Tuy nhiên,
những nhà nghiên cứu khác lại lập luận rằng các Hội đồng quản trị lớn hơn có thể
cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty bằng việc tạo điều kiện giám sát quản lý và
đem lại nguồn nhân lực dồi dào hơn để hỗ trợ và tư vấn cho Ban Giám đốc. Dalton
và cộng sự (1999), Coles và cộng sự (2008) cho rằng quy mô Hội đồng quản trị lớn
tác động cùng chiều (+) lên hiệu quả hoạt động của công ty, đặc biệt đối với các
công ty cần tư vấn nhiều hơn, chẳng hạn các công ty phức tạp hoạt động trong nhiều

phân khúc thị trường. Hay luận điểm của Klein (1998) khi cho rằng quy mô HĐQT
lớn sẽ hỗ trợ và tư vấn quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn. Raheja (2005) lập luận
rằng “quy mô và thành phần tối ưu của Hội đồng quản trị phụ thuộc vào chức năng
của các thành viên HĐQT và đặc điểm của công ty”. Do vậy, tác giả đưa ra giả
thuyết nghiên cứu là:
H1: Quy mô HĐQT có mối quan hệ ngược chiều (-) với hiệu quả hoạt động
của ngân hàng.
2.3.2 Thành phần của Hội đồng Quản trị
Sự độc lập của các thành viên trong HĐQT thực tế là một chủ đề trung tâm
trong quản trị. Các nghiên cứu về quản trị công ty không cung cấp bằng chứng
thuyết phục về vai trò của thành viên HĐQT độc lập. Một số tài liệu nghiên cứu lập
luận rằng sự hiện diện của các thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị có
khuynh hướng giảm bớt xung đột lợi ích và hiệu quả hơn trong việc giảm vấn đề đại
diện. Rosenstein và Wyatt (1990) cho rằng giá cổ phiếu phản ứng cùng chiều (+)
với việc bổ nhiệm các thành viên HĐQT độc lập. Klein (2002) lập luận rằng chất
lượng các khoản thu nhập gia tăng với tỷ trọng thành viên HĐQT độc lập. Nguyen
và Nielsen (2010) cho rằng giá cổ phiếu giảm xuống sau những cái chết bất ngờ của


13

thành viên HĐQT độc lập. Một xu hướng nghiên cứu khác cho rằng khi các thành
viên HĐQT độc lập gia tăng chất lượng kiểm soát, họ có thể sẽ thiếu hiểu biết đầy
đủ về đặc điểm cụ thể của công ty nên sẽ dẫn đến ra quyết định không tối ưu (như
Adams và Mehran, 2003, Raheja, 2005, Harris và Raviv, 2008). Hermalin và
Weisbach (2003), Coles và cộng sự (2008) không tìm thấy tác động đáng kể nào về
mặt thống kê của số lượng/ tỷ lệ phần trăm thành viên HĐQT bên ngoài lên hiệu
quả hoạt động. Agrawal và Knoeber (1996) chỉ ra rằng sự hiện diện của thành viên
HĐQT độc lập làm giảm giá trị công ty. Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên
cứu là:

H2: Thành viên HĐQT độc lập có mối quan hệ ngược chiều (-) với hiệu quả
hoạt động của ngân hàng.
Ngày càng nhiều nghiên cứu xem xét vai trò của sự kết nối chính trị trong một
nền kinh tế quá độ và tìm ra kết quả về tác động đáng kể của nó lên giá trị công ty.
Firth và cộng sự (2009) mở rộng nghiên cứu đối với ngành ngân hàng ở Trung
Quốc và tìm thấy rằng sự kết nối chính trị ảnh hưởng đến quyết định cho vay của
các ngân hàng đối với khu vực tư nhân. Nhưng lại có rất ít nghiên cứu điều tra về sự
kết nối chính trị của các thành viên HĐQT, trừ một ngoại lệ đáng chú ý là công
trình của Boubakri và cộng sự (2008). Bằng việc sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 245
công ty phi ngân hàng trên 41 quốc gia, nghiên cứu cho thấy rằng các công ty mới
cổ phần hóa gần đây mà vẫn duy trì sự kết nối chính trị thông qua Hội đồng quản trị
hoạt động kém hơn các đối tác không kết nối chính trị của họ. Một loạt các cải cách
đã được giới thiệu với mục tiêu chuyển đổi ngành ngân hàng Trung Quốc từ một hệ
thống được chính phủ kiểm soát hoàn toàn thành một hệ thống thương mại theo
định hướng thị trường. Tuy nhiên, các thành viên HĐQT có kết nối chính trị có thể
giảm hiệu quả của việc cải cách. Các thành viên HĐQT có kết nối chính trị cho
phép chính phủ can thiệp nhiều hơn vào việc ra quyết định của ngân hàng và có các
cơ chế khuyến khích ngân hàng này thực hiện các mục tiêu của chính phủ. Các ngân
hàng với thành viên HĐQT có kết nối chính trị có nhiều khả năng sẽ theo đuổi mục


14

tiêu chính trị và xã hội bằng chi phí ngân hàng, điều này sẽ gây bất lợi cho hiệu quả
hoạt động của ngân hàng. Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu là:
H3: Thành viên HĐQT có kết nối chính trị có mối quan hệ ngược chiều (-) với
hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Thành viên HĐQT là người nước ngoài có thể mang lại công nghệ mới và kỹ
thuật quản lý hiện đại, tăng cường quản trị công ty, phát huy tốt hơn việc giám sát
và sau đó nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Bằng việc sử dụng mẫu nghiên

cứu các công ty có trụ sở ở Na-Uy hay Thụy Điển, Oxelheim và Randoy (2003) cho
rằng công ty sẽ có giá trị cao hơn đáng kể nếu có thành viên HĐQT là người nước
ngoài (Anh, Mỹ), Berger và cộng sự (2009) cho rằng một cơ chế mà qua đó thiểu số
công ty có sở hữu nước ngoài có thể làm tăng hiệu quả của các ngân hàng Trung
Quốc, cử đại diện tham giao vào HĐQT và “tận dụng” vị trí để giám sát và cải thiện
công tác quản trị của ngân hàng. Vì vậy, sự hiện diện của thành viên HĐQT là
người nước ngoài có thể cải thiện hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản các ngân
hàng ở Trung Quốc. Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu là:
H4: Thành viên HĐQT là người nước ngoài có mối quan hệ cùng chiều (+)
với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Thành viên HĐQT lớn tuổi có thể thiếu động lực, năng lượng và kiến thức cần
thiết để chủ động kiểm soát và tư vấn cho Ban Giám đốc. Core và cộng sự (1999)
đã nghiên cứu và ra kết quả rằng thành viên HĐQT là người bên ngoài mà lớn hơn
69 tuổi đồng nghĩa với hệ thống quản trị công ty yếu hơn và sẽ chi trả cho Ban
Giám đốc còn nhiều hơn. Với tốc độ cải cách và chuyển đổi nhanh chóng của ngành
ngân hàng ở Việt Nam, tác giả dự đoán có mối liên hệ tương tự giữa thành viên
HĐQT là người lớn tuổi và hiệu quả hoạt động của ngân hàng (hiệu quả kém và chi
phí nhiều). Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu là:
H5: Thành viên HĐQT lớn tuổi có mối quan hệ ngược chiều (-) với hiệu quả
hoạt động của ngân hàng.


15

Tỷ lệ thành viên HĐQT là nữ hay sự đa dạng giới tính trong HĐQT thời gian
gần đây đã trở thành một chủ đề trong cải cách quản trị toàn thế giới. Adams và
Ferreira (2009) đã nỗ lực đầu tiên để xem xét vai trò của thành viên HĐQT là nữ.
Họ cho rằng thành viên HĐQT là nữ có thành tích tham dự tốt hơn các thành viên
HĐQT là nam và có nhiều khả năng tham dự vào các Ủy ban giám sát. Tuy nhiên,
bằng chứng về cách mà sự đa dạng giới tính tác động vào hiệu quả hoạt động của

công ty là khác nhau. Sự đa dạng giới tính cải thiện hiệu quả hoạt động ở các công
ty mà hệ thống quản trị yếu kém, được đo bằng khả năng để chống lại việc mua bán,
sáp nhập nhưng giảm giá trị của các cổ đông ở các công ty có hệ thống quản trị
mạnh. Sự tác động của các thành viên HĐQT là nữ vào hiệu quả hoạt động của
ngân hàng trở thành một câu hỏi mở. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra
giả thuyết nghiên cứu là:
H6: Thành viên HĐQT là nữ có mối quan hệ cùng chiều (+) với hiệu quả hoạt
động của ngân hàng.
2.3.3 Chức năng của Hội đồng Quản trị:
Jensen (1993) lập luận rằng việc Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc
hay bổ nhiệm kép của Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, tập trung quá nhiều
quyền lực vào một cá nhân có thể là nguyên nhân của việc ra quyết định không đem
lại lợi ích tốt nhất đối với các cổ đông thiểu số. Yermack (1996) bổ sung thêm cho
rằng việc Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc giảm đi sự độc lập của Hội
đồng quản trị. Trong ngành ngân hàng, Pi và Timme (1993) cho rằng hiệu quả chi
phí và lợi nhuận trên tổng tài sản thấp hơn khi Tổng giám đốc đóng vai trò như Chủ
tịch HĐQT trong ngành ngân hàng Mỹ. Một quan điểm mâu thuẫn cho rằng việc
phân chia vai trò của Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc có thể tạo ra những vấn đề
trong việc ra quyết định nếu hai vị trí quyền lực này không đồng thuận về chiến
lược. Brickley và cộng sự (1997) tìm thấy ít bằng chứng cho rằng việc kết hợp hay
phân chia chức danh ảnh hưởng đến việc quản trị doanh nghiệp. Ngược lại, Goyal
và Park (2002) cho rằng ảnh hưởng của việc Tổng giám đốc từ nhiệm lên hiệu quả


16

hoạt động sẽ thấp hơn khi các chức danh nói trên được kết hợp. Tương tự như vậy,
Adams và cộng sự (2005) tìm thấy bằng chứng cho rằng các Tổng giám đốc cũng
nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT dường như có ảnh hưởng lớn hơn đến việc ra
quyết định của công ty. Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu là:

H7: Việc chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức danh TGĐ có mối quan hệ ngược
chiều (-) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Các cuộc họp Hội đồng quản trị thường xuyên có thể là tín hiệu của một Hội
đồng quản trị chủ động. Các cuộc họp càng thường xuyên, việc kiểm soát đối với
Ban giám đốc càng tăng, vai trò tư vấn càng thích hợp hơn, điều này có thể cải thiện
hiệu quả hoạt động của công ty. Hơn nữa, sự phức tạp của hoạt động kinh doanh
ngân hàng đòi hỏi vai trò tích cực hơn của HĐQT. Ngoài ra, tần suất họp HĐQT có
thể tăng lên trong thời gian khủng hoảng tài chính hoặc trong những thời điểm
quyết định gây tranh cãi. Vafeas (1999) cho rằng tần suất các cuộc họp HĐQT có ý
nghĩa tiêu cực (-) đến hiệu quả hoạt động, điều này có thể là kết quả của cuộc họp
HĐQT thường xuyên hơn để giải quyết hiệu quả hoạt động kém. Trong bài nghiên
cứu của mình, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu là:
H8: Các cuộc họp HĐQT có mối quan hệ ngược chiều (-) với hiệu quả hoạt
động của ngân hàng.
Các thành viên HĐQT bận rộn sẽ kiểm soát hoạt động ít tích cực hơn so với
những thành viên tham gia vào ít Hội đồng quản trị hơn. Core và cộng sự (1999)
cho rằng số lượng các thành viên HĐQT bận rộn có tương quan với việc quản trị
công ty kém hiệu quả hơn và trả lương cho Tổng giám đốc cao hơn. Fich và
Shivadasani (2004) cho rằng đa số các thành viên HĐQT bên ngoài mà tham gia
vào ba hoặc nhiều HĐQT của các công ty khác nhau, các công ty đó sẽ có kết quả
hoạt động kém thể hiện bằng tỷ lệ Giá cổ phiếu/ Giá sổ sách được thị trường đánh
giá thấp và lợi nhuận gộp thấp hơn. Ahn và cộng sự (2010) cho rằng các thành viên
HĐQT tham gia vào nhiều HĐQT khác nhau không quan tâm đến công ty của mình


17

làm cho hiệu quả hoạt động của công ty đó kém đi, giá trị cổ phiếu thấp và bị mua
lại. Jirapon và cộng sự (2009) báo cáo rằng các thành viên HĐQT nắm giữ nhiều
chức vụ giám đốc bên ngoài, tham gia vào các Ủy ban hội đồng quản trị ít hơn sẽ

ảnh hưởng đến khả năng của thành viên HĐQT đó để thực hiện nhiệm vụ giám sát
một cách hiệu quả. Hoạt động kinh doanh phức tạp và không rõ ràng của các ngân
hàng có thể đòi hỏi nhiều thời gian và sự quan tâm hơn từ các thành viên HĐQT để
đảm bảo vai trò kiểm soát và tư vấn một cách đầy đủ, hiệu quả hơn. Vì vậy, tác giả
kỳ vọng các thành viên HĐQT bận rộn sẽ có tác động tiêu cực (-) vào hiệu quả hoạt
động của ngân hàng. Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu là:
H9: Thành viên HĐQT bận rộn có mối quan hệ ngược chiều (-) với hiệu quả
hoạt động của ngân hàng.


×