Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển khu kinh tế vân long với điểm nhấn là cảng trung chuyển quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
#"

NGUYỄN QUANG VINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KHU KINH TẾ VÂN PHONG VỚI ĐIỂM NHẤN
LÀ CẢNG TRUNG CHUYỂN QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

#"
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN QUANG VINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KHU KINH TẾ VÂN PHONG VỚI ĐIỂM NHẤN
LÀ CẢNG TRUNG CHUYỂN QUỐC TẾ

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số

:



60.31.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SỸ JONATHAN R. PINCUS

TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2010


LỜI CÁM ƠN
Nghiên cứu này là luận văn tốt nghiệp để hoàn thành Chương trình cao
học Chính sách công của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Tôi xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ vô cùng
quý báu của quý thầy cô, Ban giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright và Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cùng tất cả các
bạn bè trong lớp MPP1.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Jonathan R. Pincus, Thầy Phan
Chánh Dưỡng, Thầy Vũ Thành Tự Anh và Thầy Nguyễn Xuân Thành, những
người đã quan tâm, tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi suốt khoá học và
hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của Lãnh đạo Chính quyền địa phương tỉnh Khánh Hòa, các anh chị công
tác ở Ban Quản lý khu kinh tế Vân Phong, Sở Kế hoạch - đầu tư, Cục Thống
kê tỉnh Khánh Hoà…, tôi xin chân thành cám ơn.
Tôi cũng không quên gởi lời cám ơn đến Cha, Mẹ, em gái, vợ và con
trai - đã động viên và chia sẻ với tôi những khó khăn trong quá trình học tập.
Mặc dù tôi đã cố gắng nhưng chắc chắn luận văn cũng không tránh
khỏi có thiếu sót. Tôi xin chân thành cám ơn và ghi nhận những ý kiến đóng

góp phản hồi của các quý thầy cô hướng dẫn và phản biện, các bạn bè, đồng
nghiệp và những ai quan tâm đến đề tài này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010
Học viên

Nguyễn Quang Vinh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn
trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ
chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất
thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Học viên

Nguyễn Quang Vinh


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………….

1

Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH KHÁNH HÒA
VÀ KHU KINH TẾ VÂN PHONG…………………………………..

6


1.1. Tổng quan về tỉnh Khánh Hòa……………………………………..

6

1.2. Tổng quan về khu kinh tế Vân Phong……………………………..

8

Chương 2: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VÂN
PHONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010…………………………………...

12

2.1 Đánh giá sự phát triển của khu kinh tế Vân Phong giai đoạn
2006 – 2010 …………………………………………………….............

12

2.1.1 Mô hình khu kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế
Việt Nam ………………………………………………………...

12

2.1.2 Những thành quả đạt được của khu kinh tế Vân Phong
trong thời gian qua ........................................................................

15

2.1.3 Đánh giá chính sách phát triển du lịch cao cấp cùng với

công nghiệp nặng …………….......……………………………...

20

2.1.4 Đánh giá công tác đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực ……

23

2.2 Cảng trung chuyển quốc tế - Hạt nhân của khu kinh tế Vân Phong

26

2.2.1 Tổng quan cảng biển Việt Nam …..……………………...

26

2.2.2 Tình hình vận chuyển container khu vực Đông Nam Á và
trên thế giới……………………………….............................................

29

2.2.3 Tình hình vận chuyển container ở Việt Nam.......................

31

2.2.4 Thị trường dịch vụ hậu cần (logistics) ở Việt Nam ……..

33

2.2.5 Kinh nghiệm phát triển cảng biển các nước trong khu vực


35

2.2.5.1 Kinh nghiệm phát triển cảng Singapore ………..

35

2.2.5.2 Kinh nghiệm phát triển cảng Hồng Kông ………..

38


2.2.6 Tiềm năng khai thác cảng trung chuyển quốc tế Vân
Phong …………………………………………………………………..

40

Chương 3: CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT
TRIỂN KHU KINH TẾ VÂN PHONG GẮN VỚI CẢNG TRUNG
CHUYỂN QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 ...............................

50

3.1 Đánh giá thực trạng khu kinh tế Vân Phong và cảng trung chuyển

50

3.2 Một số khuyến nghị chính sách phát triển cảng trung chuyển …….

52


3.2.1 Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng…….

52

3.2.2 Thu hút đối tác chiến lược trong và ngoài nước ..……….

53

3.2.3 Phát triển khu kinh tế Vân Phong gắn liền với cảng trung
chuyển ……………………………………………………

54

3.2.4 Xây dựng chuỗi dịch vụ hậu cần (logistics) ……………..

56

3.2.5 Bảo vệ môi trường tự nhiên và hệ sinh thái biển…………

57

KẾT LUẬN…………………………………………………………….

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….

62


PHỤ LỤC………………………………………………………………

65


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

Tiếng Việt:

BQL :

Ban quản lý

KKT :

Khu kinh tế

KCN :

Khu công nghiệp

TW :

Trung ương

2.

Tiếng Anh:


FDI :

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP:

Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

ODA:

Viện trợ phát triển chính thức (Official Development
Asistance)

TEU:

Đơn vị tương đương 20 feet (Twenty-feet eviqualent units)

USD:

Đồng đô la Mỹ


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢNG VÀ HỘP

1. DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Dự án Cảng trung chuyển quốc tế tại vịnh Vân Phong
- tỉnh Khánh Hòa ..………………………..................................

10


Hình 2.1 Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay ………………………..

27

Hình 2.2 Dự án Kênh đào Kra – Thái Lan ……………………………….. 44
Hình 1.Phụ lục: Một góc Vịnh Vân Phong nhìn từ trên cao ……………..

73

Hình 2.Phụ lục: Tàu quốc tế vào trung chuyển dầu ở Vịnh Vân Phong…. 73
2. DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Khánh Hòa ….

7

Bảng 2.1 Các khu kinh tế của Việt Nam………………………………….. 13
Bảng 2.2 Dân số và dân số hoạt động kinh tế của tỉnh Khánh Hòa
năm 2007 ……………………………………………………….

24

Bảng 2.3 Phân bố cảng biển Việt Nam hiện nay….……………………...

29

Bảng 2.4 So sánh Chỉ số thực hiện logistics năm 2010 của Việt Nam với
các nước trong khu vực ………………………………………… 34
Bảng 2.5 Dự báo khối lượng hàng hóa qua cảng trung chuyển Vân
Phong …………………………………………………………..


42


Bảng 1. Phụ lục: Một số kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế biển tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2004 – 2008 …………………….

65

Bảng 2.Phụ lục: Danh mục kêu gọi các dự án đầu tư nước ngoài vào
khu kinh tế Vân Phong …………………………………

66

Bảng 3.Phụ lục: Danh mục các dự án, công trình đầu tư từ nguồn vốn huy
động phát hành trái phiếu chính quyền địa phương ……. 67
Bảng 4.Phụ lục: Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 của Ban
quản lý khu kinh tế Vân Phong …………………………

68

Bảng 5.Phụ lục: Kế hoạch vốn đầu tư năm 2010 của Ban Quản lý khu
kinh tế Vân Phong ………………………………………

69

Bảng 6.Phụ lục: Dự án phát triển cảng biển Việt Nam …………………... 70
Bản đồ 1.Phụ lục: Bản đồ định hướng phát triển giao thông Khánh Hòa
đến năm 2020 ………………………………………..

71


Bản đồ 2. Phụ lục: Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay ….

72

Bản đồ 3.Phụ lục: Định hướng quy hoạch cảng trung chuyển quốc tế và
Khu kinh tế tổng hợp Vân Phong ………………….....

72

3. DANH SÁCH CÁC HỘP
Hộp 2.1 Trường hợp Thép Posco ……………………………………….

23

Hộp 2.2 Quy hoạch chi tiết phát triển cảng trung chuyển Vân Phong….

41


4. DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1 Nguồn vốn đầu tư hệ thống cảng biển Việt Nam ……………... 28
Đồ thị 2.2 Dự báo nhu cầu vận chuyển container đến năm 2020 khu vực
Đông Á ……………………………………………………….

30

Đồ thị 2.3 Sản lượng hàng hóa phân bố qua 3 miền …………………….

31


Đồ thị 2.4 Sản lượng hàng hóa qua hệ thống cảng Việt Nam qua các năm

32

Đồ thị 2.5 Cơ cấu lượng hàng hóa vận chuyển qua hệ thống cảng biển
Việt Nam ……………………………………………………… 33


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài
Trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ, Khánh Hòa nổi lên như là
một tỉnh có nhiều tiềm năng. Là cửa ngõ khu vực miền Trung và Tây Nguyên,
nằm trên trục Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam, Khánh Hòa được thiên
nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa, bờ biển dài cát trắng, hệ sinh thái đa dạng.
Khánh Hòa là một điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, với trung tâm
là thành phố Nha Trang. Là một trong mười tỉnh hiện đang dẫn đầu về phát
triển kinh tế của cả nước, Khánh Hòa có đầy đủ các điều kiện kinh tế - chính
trị - văn hóa - xã hội để tạo nên những bước đột phá trong giai đoạn mới. Bên
cạnh phát triển du lịch, Khánh Hòa hiện nay đang tập trung phát triển các
ngành kinh tế khác, bao gồm phát triển công nghiệp và kinh tế biển nhằm
thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh.
Sở hữu ba cảng Vân Phong, Cam Ranh và Nha Trang, Khánh Hòa có
nhiều lợi thế để hướng ra Biển Đông trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh đó, khu kinh tế Vân Phong - tỉnh Khánh Hòa được thành lập
theo Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính
phủ được xem là bước đi quan trọng trong mục tiêu xây dựng các khu kinh tế
ven biển nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình phát triển kinh tế - xã hội

của Việt Nam. Các nhà hoạch định chính sách quốc gia hy vọng các khu kinh
tế này sẽ mang lại diện mạo mới cho nông thôn, hạn chế tình trạng bất bình
đẳng vùng miền, ngăn chặn làn sóng lao động di cư đến các đô thị lớn cũng
như thay đổi tỉ trọng công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ theo xu hướng
giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.


2

Khu kinh tế Vân Phong với điểm nhấn là cảng trung chuyển quốc tế
hướng đến mục tiêu xây dựng khu phát triển kinh tế đa ngành bao gồm công
nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, xây dựng các khu đô thị và trung
tâm tài chính.
Nghiên cứu về khu kinh tế Vân Phong và cảng trung chuyển quốc tế
chưa nhiều, chủ yếu là các bài viết ngắn, tập trung phân tích và nhận định vấn
đề mà các tác giả nghiên cứu muốn hướng đến. Hiện tại chưa có một nghiên
cứu để đánh giá tổng quát quá trình hình thành và phát triển của khu kinh tế
Vân Phong từ khi thành lập vào năm 2006 cho đến nay cũng như đánh giá vai
trò của cảng trung chuyển quốc tế đối với sự phát triển của khu kinh tế này.
Đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển khu kinh tế Vân Phong
với điểm nhấn là cảng trung chuyển quốc tế” ra đời trong bối cảnh việc xây
dựng và phát triển khu kinh tế Vân Phong và cảng trung chuyển quốc tế đã
đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng và đang trong giai đoạn tăng
tốc. Đề tài này đánh giá chặng đường phát triển Vân Phong đi qua và kiến
nghị những giải pháp nhằm phát triển khu kinh tế Vân Phong với hạt nhân là
cảng trung chuyển trong thời gian tới.
2. Câu hỏi nghiên cứu luận văn
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả tập trung giải quyết các vấn
đề sau đây: (i) Đánh giá thực trạng và chiến lược phát triển khu kinh tế Vân
Phong trong thời gian qua, (ii) Liệu mô hình khu kinh tế kết hợp phát triển du

lịch với cảng trung chuyển của Vân Phong có mang tính khả thi?, (iii) Vai trò
của cảng trung chuyển quốc tế đối với sự phát triển khu kinh tế Vân Phong,
(iv) Tỉnh Khánh Hòa cần phải có những giải pháp gì để thúc đẩy phát triển
cảng trung chuyển trong thời gian tới?


3

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành
và phát triển khu kinh tế Vân Phong và cảng trung chuyển quốc tế bao gồm:
công tác xúc tiến thu hút đầu tư, thị trường khách hàng, vai trò nguồn vốn
Trung ương và địa phương trong đầu tư xây dựng cơ bản, công tác quy hoạch,
bồi thường, giải phóng mặt bằng, nguồn nhân lực, các chính sách về đầu tư,
thủ tục hành chính, hiệu quả về tài chính, kinh tế và các yếu tố khác.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu giới hạn trong khu kinh tế
Vân Phong và trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa; có đánh giá, so sánh với các khu
kinh tế có điều kiện tương tự ven biển miền Trung như Chu Lai, Dung Quất.
Đề tài cũng nghiên cứu cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong có tham khảo
mô hình cảng trung chuyển Singapore và Hồng Kông.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp được sử dụng trong đề tài này là phương pháp nghiên cứu
định tính, vận dụng các lý thuyết về kinh tế, tăng trưởng, phát triển cùng với
các phân tích dưới góc độ chính sách công.
Nguồn thông tin, dữ liệu nghiên cứu lấy từ Uỷ ban nhân dân tỉnh
Khánh Hoà, Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Khánh
Hòa, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, các văn bản quy phạm pháp luật
của Nhà nước, trích nguồn báo chí và internet kết hợp đi thực tế.
Khung phân tích:
Dựa trên bối cảnh các tỉnh ven biển đang đầu tư xây dựng và phát triển

mô hình khu kinh tế đa ngành kết hợp với cảng biển. Mô hình này hiện nằm
trong Chiến lược phát triển biển quốc gia đã được Chính phủ thông qua. Việc
phát triển khu kinh tế đang được Chính phủ khuyến khích và phân bổ một
phần ngân sách Trung ương để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu này
lấy cơ sở lý thuyết về tăng trưởng và cạnh tranh để đánh giá tiềm năng của


4

Khánh Hòa nhằm xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Phong và
cảng trung chuyển quốc tế.
Nghiên cứu sẽ đặt sự phát triển của khu kinh tế Vân Phong và cảng
trung chuyển quốc tế trong chiến lược phát triển biển quốc gia, tức là phải
xem xét sự phát triển của khu kinh tế và cảng trung chuyển trong mối quan hệ
cạnh tranh với các khu vực khác, bao gồm các khu kinh tế cảng biển trong
nước và các cảng biển trung chuyển quốc tế trong khu vực Đông Nam Á
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về tỉnh Khánh Hòa và khu kinh tế Vân
Phong
Chương 2: Đánh giá sự phát triển của khu kinh tế Vân Phong giai đoạn
2006 – 2010
Chương 3: Các khuyến nghị chính sách nhằm phát triển khu kinh tế Vân
Phong gắn với cảng trung chuyển quốc tế giai đoạn 2010 - 2020


5

Sơ đồ phân tích:


Khu kinh tế Vân Phong

Cảng trung
chuyển quốc tế

- Hệ thống cảng biển Việt Nam
- Tình hình vận chuyển
container Việt Nam và quốc tế
- Dịch vụ hậu cần (logistics)
- Mô hình cảng Singapore và
Hồng Kông

Phân tích
SWOT

Ngành
công nghiệp


SỞ
ĐÁNH
GIÁ

Ngành
du lịch

- Mô hình khu kinh tế
- Cơ sở hạ tầng
- Chiến lược thu hút đầu tư
- Chiến lược phát triển công

nghiệp và du lịch
- Nguồn nhân lực

Phân tích
cạnh tranh
Chiến lược
phát triển
Giá trị
gia tăng
Kết quả nghiên cứu

Đề xuất chính sách


6

Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH KHÁNH HÒA
VÀ KHU KINH TẾ VÂN PHONG
1.1 Tổng quan về tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, bắc giáp với
tỉnh Phú Yên, tây bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, tây nam giáp tỉnh Lâm Đồng, nam
giáp tỉnh Ninh Thuận và đông giáp Biển Đông. Khánh Hòa là một phần của
Vương quốc Chăm-pa xưa, tên tỉnh Khánh Hòa được đặt vào năm 1832 thời
vua Minh Mạng. Tháng 10/1975, sau khi thống nhất đất nước, Chính phủ mới
đã hợp nhất hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh với tỉnh lỵ
là thị xã Nha Trang. Sau đó, Quốc hội quyết định sáp nhập quần đảo Trường
Sa vào tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc
hội lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa như hiện
nay.

Khánh Hòa có bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh) tới
cuối vịnh Cam Ranh (thị xã Cam Ranh), có độ dài khoảng 385 km (tính theo
mép nước) với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với hàng trăm đảo lớn nhỏ và vùng
biển rộng lớn.
Dọc theo bờ biển Khánh Hòa có 3 vịnh lớn là vịnh Vân Phong, Nha
Trang và Cam Ranh. Trong đó vịnh Nha Trang được công nhận là một trong
29 vịnh đẹp nhất thế giới; vịnh Vân Phong có diện tích mặt nước rộng, độ sâu
tốt để làm cảng trung chuyển container quốc tế và vịnh Cam Ranh với diện
tích gần 200 km², có nhiều dãy núi bao phủ xung quanh chắn gió và sóng,
hiện được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Khánh Hòa cách thủ đô Hà Nội 1.280 km về phía nam, nằm giữa hai
thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là các vùng trọng điểm phát triển
kinh tế của cả nước. Khánh Hòa có vị trí đặc biệt thuận lợi để mở rộng giao


7

lưu phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh lân cận và quốc tế. Cơ sở hạ tầng
giao thông Khánh Hòa tương đối hoàn chỉnh với các trục giao thông quan
trọng bao gồm quốc lộ 1A, đường sắt chạy Bắc - Nam, quốc lộ 26, nối với các
tỉnh phía Bắc, phía Nam và Tây Nguyên. Khánh Hòa có diện tích 5.205 km2,
dân số 1,17 triệu người (2009) với 40% dân số ở thành thị. Trung tâm Khánh
Hòa là thành phố Nha Trang - hiện là đô thị loại I với quy mô 400.000 dân.
Trong vòng 10 năm từ 1998 – 2008, tỉ lệ tăng tự nhiên dân số Khánh Hòa
trung bình 1,28%/năm, trong khi tỉ lệ tăng bình quân cả nước khoảng
1,45%/năm, và có xu hướng tiếp tục giảm 1 .
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Khánh Hòa
Chỉ tiêu chủ yếu
Giá trị sản xuất (giá 1994)
Tốc độ tăng trưởng GDP

GDP bình quân đầu người
Cơ cấu GDP (giá hiện hành)
Công nghiệp - xây dựng
Nông, lâm, ngư nghiệp
Dịch vụ
Tổng đầu tư toàn xã hội
Xuất nhập khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu
Tổng kim ngạch nhập
Thu ngân sách trên địa bàn
Thu từ thuế xuất nhập khẩu
Thu từ nội địa
Chi ngân sách địa phương
Dân số trung bình
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%
%
%
tỷ đồng

2007
11.356
11,0
1.005
100,0
41,54
18,41
40,05
6.300


Năm
2008
12.890
11,3
1.200
100,0
41,59
17,50
40,91
8.480

2009
14.095
10,2
1.330
100,0
41,71
14,97
43,32
11.515

triệu USD
triệu USD
tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
nghìn người
%


490
225
4.000
934
3.066
2.443
1.140
1,,14

560
255
5.050
1.400
3.650
3.064
1.150
1,11

546
293
6.276
2.165
4.111
3970
1.170
1,04

Đơn vị
tỷ đồng

%
USD

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê Khánh Hòa

1

Theo niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2008


8

Khánh Hòa là một trong 10 tỉnh dẫn đầu Việt Nam về tốc độ phát triển,
tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 10,84% và có nền kinh tế năng động, phát
triển thứ hai ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ (chỉ sau thành phố Đà
Nẵng). Hiện nay GDP bình quân đầu người Khánh Hòa là 1.330 USD, cao
hơn mức bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tỷ
trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp ngày càng tăng. Năm 2009, Khánh Hòa
đứng 30/63 tỉnh thành cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
với 58,66 điểm, tăng 6 bậc so với năm 2008. Khánh Hòa là một trong những
tỉnh thực hiện tốt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính với việc cắt giảm
hơn 30% thủ tục hành chính.
Khánh Hòa cũng đạt thứ hạng cao về thu hút đầu tư trong và ngoài
nước, nhất là thu hút vốn FDI. Tính đến hết ngày 31/12/2008, Khánh Hòa có
66 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 1,2 tỉ đô la Mỹ đã đi vào hoạt động.
1.2 Tổng quan về khu kinh tế Vân Phong
Nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km về phía Bắc, vịnh Vân
Phong là một vịnh sâu và kín gió, không bị bồi lắng bởi các dòng sông lớn
hay hải lưu. Vịnh có bán đảo Hòn Gốm – là những dãy núi nhỏ và cồn cát kéo
dài - che chắn phía đông và phía bắc nên tránh được sóng và gió. Diện tích

vịnh Vân Phong khoảng 1.500 km2, trong đó có 800 km2 mặt nước, là khu
vực có địa hình phong phú với hệ sinh thái đa dạng như rừng nhiệt đới, rừng
ngập mặn, động thực vật biển ven bờ.
Vịnh Vân Phong nằm ở tọa độ địa lý cực đông của Việt Nam, cách hải
phận quốc tế khoảng 14 hải lý, gần ngã 3 tuyến hàng hải quốc tế từ Đông sang
Tây, từ Bắc xuống Nam (cách 130 km). Với luồng lạch sâu trung bình từ 18 22 m, nơi hẹp nhất trên 400 m, độ sâu tuyến bờ 15–22 m, chiều dài toàn tuyến
hơn 30 km, vịnh Vân Phong có đầy đủ các điều kiện tối ưu để trở thành một


9

cảng biển hàng đầu Việt Nam - nhất là tiềm năng trở thành cảng trung chuyển
quốc tế (cảng trung chuyển).
Ý tưởng xây dựng ở vịnh Vân Phong một cảng trung chuyển đã được
đề xuất từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước, tuy nhiên, mãi đến năm 2005 mới
được chính thức phê duyệt. Là cảng nước sâu, không phải làm đê chắn sóng,
nạo vét luồng tàu, gia cố nền đất xây dựng bãi nên tổng vốn đầu tư cảng trung
chuyển ở Vân Phong giảm từ 40% - 60% tổng vốn đầu tư so với xây dựng
cảng ở vùng biển hở.
Vân Phong cũng nằm gần tuyến đường sắt Bắc – Nam, đặc biệt, là nơi
có vị trí thuận lợi để xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á theo hành lang Đông
– Tây căn cứ tuyến đường 645 có sẵn từ Tuy Hoà (Phú Yên) lên Tây Nguyên:
Vân Phong – Stung Treng (Campuchia) – Bacxe (Lào) – Ubon (Thái Lan).
Hiện nay, Việt Nam có hơn 3.200 km bờ biển cùng với khoảng 50 cảng
biển lớn nhỏ với lượng hàng hóa thông qua hàng năm gần 150 triệu tấn nhưng
chưa có cảng nước sâu để đón các tàu trọng tải trên 80.000 tấn hay tàu
container trên 6.000 TEU. Nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các nước
ngày càng tăng cao khiến nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển tăng
tương ứng. Hiện nay, dù có lợi thế nằm gần trục vận tải hàng hải quốc tế
nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác được thế mạnh trong lĩnh vực trung

chuyển hàng hóa cho các nước trong khu vực và thế giới, hàng hóa vào Việt
Nam và các nước trong khu vực hiện được trung chuyển chủ yếu ở Singapore,
Hồng Kông, Thâm Quyến. Với chiều dài tuyến bờ và độ sâu tự nhiên hiếm có,
trong quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, Vân
Phong là nơi duy nhất được chọn làm cảng trung chuyển quốc tế, là điểm
nhấn trong chiến lược phát triển biển quốc gia.


10

Hình 1.1 Dự án cảng trung chuyển quốc tế tại Vịnh Vân Phong –
tỉnh Khánh Hòa
Nguồn: Ban Quản lý khu kinh tế Vân Phong
Khu kinh tế Vân Phong - tỉnh Khánh Hòa được thành lập theo Quyết
định số 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ với mục
tiêu xây dựng khu phát triển kinh tế đa ngành với trọng tâm phát triển công
nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, xây dựng khu đô thị và trung
tâm tài chính, trong đó cảng trung chuyển giữ vai trò chủ đạo. KKT Vân
Phong đã được quy hoạch bao gồm khu vực Bắc Vân Phong và Nam Vân
Phong, trong đó:
Khu Bắc Vân Phong: Cảng trung chuyển, Khu hậu cần cảng và Trung
tâm thương mại đa chức năng, các khu du lịch - dịch vụ, khu nuôi trồng thủy
sản, Khu đô thị mới Tu Bông, Khu công nghiệp Vạn Thắng...
Khu Nam Vân Phong: Kho xăng dầu ngoại quan, Tổ hợp lọc hóa dầu,
Khu công nghiệp đóng tàu, Trung tâm điện lực, Khu công nghiệp Ninh Thủy,
Khu dân cư Ninh Long – Ninh Thủy…


11


KKT Vân Phong là điểm động lực trong chiến lược phát triển vùng
kinh tế trọng điểm Nam Trung bộ bởi là cửa mở hướng ra biển và nằm trên
hành lang kinh tế Đông – Tây và Bắc – Nam. KKT Vân Phong hiện được
hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất, tương đương với ưu đãi đầu tư thuộc
địa bàn có kinh tế - xã hội khó khăn, cùng với KKT mở Chu Lai, KKT Dung
Quất, KKT Nhơn Hội nhằm tạo thành chuỗi khu kinh tế có mối liên kết chặt
chẽ, từng bước hình thành những hạt nhân, tạo động lực phát triển cho miền
Trung nói riêng và cả nước.
Để tạo điều kiện cho KKT Vân Phong phát triển phù hợp trong giai
đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ đã thay thế Quyết định 92/2006/QĐ-TTg
bằng Quyết định số 18/2010/QĐ-TTg, ngày 03/3/2010 ban hành Quy chế hoạt
động của KKT Vân Phong có hiệu lực từ ngày 01/5/2010.


12

Chương 2
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VÂN PHONG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
2.1 Đánh giá sự phát triển khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2006 - 2010
2.1.1 Mô hình khu kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế Việt
Nam
Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ kể từ khi đổi
mới. Vào năm 2003, KKT mở Chu Lai ra đời như là mô hình thí điểm phát
triển nông thôn Việt Nam; chưa đầy 3 năm sau, mô hình Chu Lai được nhân
rộng với 9 khu kinh tế trải dài ven biển. Đến nay, trên cả nước đã có 14 KKT
ven biển được Chính phủ ra quyết định thành lập, riêng khu vực miền Trung
có 10 KKT. Ngoài ra theo quy hoạch, sẽ có thêm KKT Năm Căn (Cà Mau)
được thành lập trong thời gian tới. Các KKT này tuy có quy mô và tính chất
khác nhau nhưng về cơ bản, đều thành lập theo hướng xây dựng KKT tổng

hợp, đa ngành với nhiều phân khu chức năng khác nhau bao gồm phát triển
công nghiệp, dịch vụ, tài chính, du lịch, nuôi trồng thủy sản và xây dựng các
khu đô thị... Mô hình KKT được Nhà nước ưu tiên hỗ trợ đầu tư ngân sách
xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, thực hiện ưu đãi về thuế (bao
gồm miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp, chuyển lỗ, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao,
miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi áp dụng đối với khu phi thuế quan), đơn giản hóa
các thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, xây dựng, xuất nhập khẩu hàng
hóa…Mục tiêu đề ra đến năm 2020, các KKT sẽ đóng góp từ 15 - 20% GDP
của cả nước và tạo việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3 - 1,5 triệu người
lao động.


13

Bảng 2.1

Các khu kinh tế của Việt Nam

Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Huế
Kiên Giang
Hà Tĩnh
Khánh Hòa
Thanh Hóa

Ngày
Thành lập

05/6/2003
11/3/2005
14/6/2005
05/1/2006
14/2/2006
03/4/2006
25/4/2006
15/5/2006

Diện tích đất
(ha)
27.000
10.300
12.000
27.108
56.100
22.781
150.000
18.612

Nghệ An

11/6/2007

18.826

Quảng Ninh

26/7/2007


trên 600 đảo

Hải Phòng

10/01/2008

21.640

Phú Yên
Quảng Bình
Trà Vinh
Cà Mau

28/4/2008
10/6/2008
27/4/2009
Dự kiến 2010

20.730
10.000
39020

TT

Tên

Tỉnh

1
2

3
4
5
6
7
8

Chu Lai
Dung Quất
Nhơn Hội
Chân Mây
Đảo Phú Quốc
Vũng Áng
Vân Phong
Nghi Sơn
Đông Nam Nghệ An
Vân Đồn
Đình Vũ –
Cát Hải
Nam Phú Yên
Hòn La
Định An
Năm Căn

9
10
11
12
13
14

15

Nguồn: Tổng hợp từ Đề án quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven
biển của Việt Nam đến năm 2020 của Chính phủ
Tính đến đầu tháng 3/2009, các KKT đã thu hút được 250 dự án đầu tư
trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký 26,5 tỷ USD, riêng đầu tư nước
ngoài có 60 dự án với tổng vốn đăng ký 18,8 tỷ USD. Nhiều dự án lớn và
quan trọng đang được triển khai ở các KKT như nhà máy lọc dầu, nhà máy
thép, nhà máy đóng tàu, nhà máy luyện kim, cơ khí, nhiệt điện…
Tuy vậy, nhìn chung, kết quả đạt được của các KKT là chưa khả quan.
Chẳng hạn, sau 7 năm hoạt động, KKT mở Chu Lai mới thu hút được 55 dự
án với vốn đăng ký 923 triệu USD, trong đó, chỉ có 32 dự án đã và đang triển


14

khai với khoảng 50% vốn đăng ký, thu hút vốn FDI là 64 triệu USD, trong khi
Nhà nước đã đầu tư vào Chu Lai khoảng 70 triệu USD 2 .
Mặc dù là một thị trường được dự báo là có tăng trưởng cao và an toàn
về chính trị nhưng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, nhất là thu hút
đầu tư vào các KKT hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng và kém sức
cạnh tranh so với các quốc gia khác trong khu vực. Ngoài những nguyên nhân
khách quan, nguyên nhân chủ quan do (i) văn bản pháp luật về đầu tư nước
ngoài còn thiếu đồng bộ, nhiều mâu thuẫn chồng chéo, thủ tục hành chính
rườm rà, (ii) thiếu chiến lược tổng thể và quy hoạch chi tiết về đầu tư nước
ngoài gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo vùng miền, gắn đầu
tư nước ngoài với an ninh quốc phòng, (iii) hiệu quả hoạt động xúc tiến
thương mại và tiếp thị của quốc gia và các KKT chưa cao, (iv) hoạt động thu
hút đầu tư nước ngoài thiếu tính ổn định, bền vững do một số địa phương chỉ
quan tâm lợi ích cục mà thiếu quan tâm đến toàn cục lợi ích quốc gia.

Trong khi mô hình thí điểm KKT thực chất vẫn chưa chứng minh được
tính khả thi và hiệu quả thì Nhà nước đã tiếp tục thành lập hàng loạt các KKT
khác và đầu tư vốn một cách dàn trải. Hệ quả là Nhà nước lãng phí vốn đầu tư
và làm cho các nhà đầu tư nước ngoài e ngại, không dám tham gia.
Các KKT, rõ ràng vẫn chưa có một thể chế hành chính riêng biệt, chủ
động để tạo bước đột phá. Hầu hết các KKT đều chịu sự chỉ đạo toàn diện của
lãnh đạo địa phương và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, thiếu
khung pháp lý riêng để KKT có thể thử nghiệm các chính sách đột phá.

2

/>

15

2.1.2 Những thành quả đạt được của khu kinh tế Vân Phong trong
thời gian qua
Sau gần 4 năm hoạt động, đến cuối tháng 12/2009, Vân Phong thu hút
được 84 dự án đăng ký đầu tư (trong đó có 24 dự án đầu tư nước ngoài) với
tổng số vốn đầu tư tương đương 15,314 tỷ USD. Hiện Vân Phong có 27 dự án
đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 307,3 triệu USD, 36 dự án đã được
cấp giấy chứng nhận đầu tư với vốn đăng ký tương đương 1,41 tỷ USD và 21
dự án được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Khánh Hòa đồng ý chủ
trương hoặc đang thực hiện thủ tục đăng ký với tổng vốn đăng ký khoảng
13,597 tỷ USD. Vân Phong hiện giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động
với 80% là lao động địa phương 3 .
Trong năm 2008, mặc dù bị tác động của khủng hoảng kinh tế toàn
cầu nhưng hầu hết các doanh nghiệp trong KKT Vân Phong vẫn hoạt động
hiệu quả. Tổng doanh thu trong năm 2008 đạt 3.400 tỷ đồng, kim ngạch xuất
khẩu đạt 178 triệu USD và nộp ngân sách khoảng 120 tỷ đồng. Trong năm

2009, nhờ Chính phủ triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng hay
đầu tư mới nên các doanh nghiệp trong KKT Vân Phong đã vượt qua khủng
hoảng để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Thành quả đạt được của Vân Phong
chỉ là bước đầu, bởi hiện tại, phần lớn các dự án ở Vân Phong đều đang ở giai
đoạn triển khai xây dựng (xem thêm Bảng 4.Phụ lục).
Các KKT ven biển miền Trung như Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội…
hiện đang cạnh tranh với Vân Phong trong việc thu hút vốn đầu tư trong và
ngoài nước. Tất nhiên, sẽ không có “cuộc đua xuống đáy” như vài ba năm về
trước, nhất là sau khi Quyết định 1387/QĐ-TTg ngày 29/12/2005 của Thủ

3

Theo Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong


×