Những vấn đề lý luận về bố trí và sử dụng nhân lực hợp lý trong
công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I
1.Vai trò bố trí và sử dụng nhân lực trong tổ chức
1.1 Khái niệm
Nguồn nhân lực trong tổ chức bao gồm “tất cả những người lao động làm việc
trong tổ chức đó ,còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà
nguồn lực này bao gồm cả thể lực và trí lực”(Ths Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS
Nguyễn Ngọc Quân (2007)Giáo trình quản trị nhân lực ,Nxb LĐXH ,tr7)
Bố trí và sử dụng nhân lực là quá trình sắp đặt nhân viên vào các vị
trí ,khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân lực nhằm đạt được
hiệu quả cao trong công việc .
Mọi doanh nghiệp sau khi tuyển dụng nhân lực đều phải bố trí và sử dụng
nhân lực,có nơi tiến hành bố trí rất đơn giản .Ngược lại có những nơi công tác
bố trí nhân lực được chính quy hóa và được thống nhất về quan điểm
1.2 Vai trò bố trí và sử dụng nhân lực trong tổ chức
Thực tế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng vừa thừa và
thiếu nhân sự.Thừa và thiếu ở chỗ có nhiều nhân viên nhưng ít người đáp ứng
được yêu cầu công việc với sức ép ngày càng gia tăng .Và như vậy mục tiêu
chung nhất của bố trí và sử dụng nhân lực là tạo lập sức mạnh thống nhất cho tổ
chức và các nhóm làm việc ,phát huy được sở trường làm việc của mỗi người
,từ đó thúc đẩy nâng cao hiệu suất làm việc ,và qua đó hoàn thành mục tiêu
chung của doanh nghiệp
Để thực hiện mục tiêu chung này cần đảm bảo 3 mục tiêu cụ thể sau đây:
Bố trí và sử dụng nhân lực phải đảm bảo đúng số lượng và chất lượng
nhân lực,đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Xuất phát từ
thực tế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thu hút nhân lực ngày càng gia
tăng ,bài tóan đảm bảo đủ số lượng và chất lượng trở thành cơ bản nhất và cũng
làm bài toán khó khăn đòi hỏi doanh nghiệp phải làm tốt công tác hoạch định
nhân sự
Bố trí và sử dụng nhân lực phải đảm bảo đúng người đúng việc .Mục tiêu
cần đạt được là đảm bảo sử dụng nhân lực đúng với năng lực ,sở trường và
nguyện vọng của mỗi cá nhân nhằm gia tăng năng suất lao động và động lực
làm việc của nhân viên .
Bố trí và sử dụng nhân lực phải đảm bảo đúng thời hạn đảm bảo tính
mềm dẻo và linh hoạt trong việc sử dụng lao động.Việc sử dụng lao động phải
đảm bảo tránh các đột biến về nhân lực trong kinh doanh do tác động đến hưu
trí ,bỏ việc.thuyên chuyển công tác …Hoặc trong trường hợp cần đa dạng hóa
các loại hình hợp đồng lao động nhằm tiết kiệm chi phí nhân công đối với các
doanh nghiệp mà hoạt động mang tính thời vụ
2.Các nguyên tắc bố trí và sử dụng nhân lực trong tổ chức
Căn cứ từ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ,dựa vào quy mô kinh
doanh và thực trạng thị trường lao động và quan trọng hơn dựa vào thực trạng
nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp để xác định xem doanh nghiệp cần có
bao nhiêu cán bộ và nhân viên cho các chức danh cụ thể ,với những tiêu chuẩn
gì và vào thời điểm nào sẽ cần.Do vậy nhà quản trị phải biết trù tính để trả lời
câu hỏi làm thế nào để có nhân lực phù hợp và làm thế nào để nhân viên phát
huy hết sở trường của chính mình
Để trả lời được những câu hỏi đó phải bám sát các nguyên tắc sau đây:
Bố trí và sử dụngnhân lựcphải theo quy hoạch:
• Trong bố trí và sử dụng nhân lực doanh nghiệp cần có quy hoạch cụ thể để
đảm bảo đúng người đúng việc
• Bố trí và sử dụng nhân lực phải đảm bảo đúng mục đích,mỗi doanh nghiệp
cần thiết lập cho mỗi nhân viên một mục đích cần đạt được trong mỗi thời
kỳ .Cũng cần lưu ý rằng là phải biết mạnh dạn trong việc bố trí và sử dụng
nhân lực.Nhân sự giỏi là kết quả của quá trình bồi dưỡng mà nên ,cần
mạnh tay sử dụng nhân viên để họ xông trong thực hiện những công việc
nhiều thử thách .
• Khi dự trù nhân lực,ngoài năng lực chuyên môn,bố trí và sử dụng nhân lực
phải coi trọng phẩm chất đạo đức ,doanh nghiệp cần sử dụng các tiêu
chuẩn liên quan đến bốn đức tính quan trọng của con người là:cần,kiệm
,liêm ,chính
Bố trí và sử dụng nhân lực theo lôgic hiệu suất:
Việc bố trí và sử dụng nhân lực phải hướng vào nâng cao hiệu suất công việc
“phải dùng người đúng chỗ đúng việc”.Việc bố trí và sử dụng nhân lực phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
• Đảm bảo tính chuyên môn hóa ,thống nhất quy trình nghiệp vụ trên tòan hệ
thống doanh nghiệp
• Đảm bảo tính hợp tác giữa các cá nhân và nhóm ,mục tiêu ,quyền hạn và
nghĩa vụ của mỗi cá nhân ,vị trí ,bộ phận trong doanh nghiệp phải được xác
định rõ ràng
• Đảm bảo có tầm hạn của quản trị phù hợp
Bố trí và sử dụng nhân lực cũng xuất phát từ hiện thực của doanh nghiệp
và năng lực của cá nhân ,bố trí và sử dụng nhân lực như vậy phải căn cứ đúng
sở trường và các tố chất cũng như mức độ mà mỗi người có thể đạt được .Hơn
nữa việc bố trí và sử dụng nhân lực theo nguyên tắc hiệu suất sẽ yêu cầu doanh
nghiệp sử dụng nhân viên theo đúng trình độ của họ .
Bố trí và sử dụng nhân lực theo lôgic tâm lý xã hội
• Khi các doanh nghiệp chú trọng đến yếu tố tâm lý xã hội trong quá
trình xây dựng các nhóm thì sẽ đảm bảo nâng cao được hiệu suất lao động
chung của cả nhóm .
Bố trí và sử dụng nhân lực phải lấy sở trường làm chính
• Khi bố trí và sử dụng nhân lực theo chuyên môn của từng cá nhân
nhằm đảm bảo mỗi nhân viên hứng thú khi thực hiện đúng chuyên môn .Một
nhân viên thường có năng lực trên nhiều lĩnh vực khác nhau có thể tham gia vào
nhiều công việc khác nhau.Tuy nhiên ,nhà quản trị cần sử dụng phương pháp
phân tích đánh giá năng lực để xem xét lĩnh vực chuyên môn nào nhân viên nổi
trội nhất và có ích cho tổ chức
Dân chủ tập trung trong bố trí và sử dụng nhân lực
Bố trí và sử dụng nhân lực phải được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ
tập trung .Thống nhất từ cấp cao nhất nhưng phải phân quyền rộng rãi cho các
cấp trong hệ thống doanh nghiệp.
3. Nội dung bố trí và sử dụng nhân lực hợp lý trong tổ chức
Bố trí nhân lực bao gồm :các hoạt động định hướng (hay còn gọi là hội
nhập) đối với người lao động khi bố trí họ vào việc làm mới nhằm làm cho họ
thích nghi với môi trường làm việc ,bố trí lại lao động thông qua thuyên
chuyển ,đề bạt và xuống chức hay còn gọi là quá trình biên chế nội bộ doanh
nghiệp .Các doanh nghiệp hay tổ chức sẽ động viên sự đóng góp của người lao
động ở mức cao nhất ,tăng năng suất lao động ,nếu quá trình nhân lực được
thực hiện có chủ định và hợp lý .Mặt khác ,các dạng thôi việc như :giãn thợ ,sa
thải ,tự thôi việc cũng gây ra những tổn thất ,khó khăn nhất định cho cả hai phía
và do đó cũng đòi hỏi phải thực hiện một cách chủ động và hiệu quả tới mức có
thể nhất .
3.1 Định hướng
Định hướng “là một chương trình được thiết kế nhằm giúp người lao
động mới làm quen với doanh nghiệp và bắt đầu công việc một cách có hiệu
suất”(Ths Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2007)Giáo trình
quản trị nhân lực ,Nxb LĐXH ,tr118)
Một chương trình định hướng được thiết kế và thực hiện tốt sẽ tạo điều
kiện giúp người lao động mới rút ngắn thời gian làm quen với công việc ,nhanh
chóng đạt năng suất cao ,giảm chi phí nhập việc.Các chương trình định hướng
thường mang là hoạt động ban đầu đối với các nhân viên khi tham gia vào công
ty .Đồng thời một chương trình định hướng tốt sẽ rút người lao động mới rút
ngắn thời gian hòa nhập vào cuộc sống lao động trong doanh nghiệp ,nhanh
chóng làm quen với môi trường mới ,có ảnh hưởng tích cực tới hành vi và đạo
đức và thái độ của người lao động ,góp phần lôi cuốn họ thực hiện mục tiêu của
doanh nghiệp ,tạo ra sự đồng lòng và tự nguyện giữa người lao động và doanh
nghiệp ,khiến cho người lao động cảm thấy thoải mái và công ty như một mái
nhà chung .Với một chương trình định hướng có hiệu quả ,số người di chuyển
khỏi doanh nghiệp ngay từ những tháng đầu tiên cũng giảm rõ rệt và nhờ đó
giảm được các chi phí liên quan .
Một chương trình định hướng nên bao gồm các thông tin về:
• Chế độ làm việc bình thường hàng ngày (giờ làm việc ,nghỉ
ngơi,ăn trưa …)
• Các công việc hàng ngày cần phải làm và cách thực hiện công
việc .
• Tiền công và phương thức trả công .
• Tiền thưởng ,các phúc lợi và dịch vụ .
• Các nội quy,quy định về kỷ luật và an toàn lao động
• Các phương tiện phục vụ sinh hoạt ,thông tin và y tế
• Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
• Mục tiêu ,nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ,các sản phẩm và dịch vụ
của doanh nghiệp ,quá trình sản xuất các sản phẩm và dịch vụ đó .
• Lịch sử và truyền thống của doanh nghiệp
• Các giá trị cơ bản của doanh nghiệp