Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.11 KB, 16 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP
KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI.
I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC KINH DOANH NHẬP
KHẨU RƯỢU VANG TẠI VIỆT NAM.
1. Cơ hội.
Khác với các sản phẩm có hại cho sức khỏe không được khuyến khích
như thuốc lá, ruợu cồn, rượu mạnh… rượu vang được coi là có lợi cho sức
khỏe. Theo những nghiên cứu chính thức, những hợp chất có trong rượu vang
như tannin, flavonoid, phenolic…có tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa các căn
bệnh về tim mạch, đột quỵ, ung thư tuyến tiền liệt, tiểu đường… Và người ta đã
đưa ra khuyến cáo rằng việc uống rượu vang đều đặn và vừa phải sẽ mang lại
cho sức khỏe những lợi ích to lớn. Trước những tác dụng to lớn đó thì người
tiêu dùng ngày càng có khuynh hướng gia tăng tiêu dùng các sản phẩm rượu
vang thay vì các loại rượu cồn, rượu mạnh không có lợi cho sức khỏe.
Đối với thị trường Việt Nam, mặc dù không phải là thức uống truyền
thống, tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân
ngày càng được nâng cao, thì nhu cầu tiêu thụ rượu vang nói chung và rượu
vang nhập khẩu nói riêng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Rượu vang không
chỉ được mua để phục vụ cho nhu cầu thưởng thức mà còn để tặng quà, biếu sén
nhân những ngày lễ tết. Văn hóa của người Việt Nam là hay tặng quà nhau bất
cứ khi nào có thể, và các sản phẩm rượu vang ngoại nhập – vốn luôn được coi là
những mặt hàng xa xỉ, sang trọng đã trở thành một thứ không thể thiếu trong
những gói quà này.
Các sản phẩm rượu vang ngoại nhập ngày càng được ưa chuộng trên thị
trường trong nước, nguyên nhân chính là vì các sản phẩm rượu ngoại có chất
lượng đảm bảo, phong phú về chủng loại, mẫu mã, tuy nhiên cũng không thể
không kể đến nguyên nhân khác đó là tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng
trong nước.
Việc kinh doanh nhập khẩu rượu vang ở Việt Nam thời gian gần đây
cũng gặp những thuận lợi cơ bản bắt nguồn từ việc lới lỏng chính sách nhập
khẩu rượu vang của Nhà nước. Các doanh nghiệp được tự đứng ra nhập khẩu


rượu thay vì phải thông qua một đầu mối trung gian của Nhà nước. Việc này đã
tạo điều kiện cho sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu rượu vang.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, thị trường kinh doanh rượu vang nhập khẩu ở
Việt Nam sẽ còn rất phát triển trong nhiều năm tới.
2. Thách thức.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối rượu vang
trên thị trường Việt Nam đang trở lên gay gắt, đặc biệt từ khi có sự lới lỏng
trong chính sách nhập khẩu rượu vang của Nhà nước. Ngày càng có nhiều
doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này khi họ nhận thấy những cơ hội kinh
doanh thuận lợi. Hàng năm có rất nhiều hãng rượu lớn trên thế giới về Việt Nam
tìm kiếm người đại diện và làm đại lý cho họ. Có không ít cơ hội cho các doanh
nghiệp Việt Nam trong việc hợp tác với các nhà cung cấp nước ngoài.
Các sản phẩm rượu vang ngoại nhập hiện nay đang vấp phải sự cạnh
tranh đáng kể từ các sản phẩm rượu vang được sản xuất trong nước. Các sản
phẩm rượu vang trong nước ngày càng dành được ưa chuộng của khách hàng,
có nhiều sản phẩm đã tạo dựng được thương hiệu uy tín như rượu vang Thăng
Long, rượu vang Đà Lạt, rượu vang Eurovina… Ưu điểm của các sản phẩm
rượu vang nội địa là giá rẻ hơn từ 2 đến 3 lần so với rượu vang ngoại nhập, hơn
nữa chất lượng cũng ngày một cải thiện.
Khó khăn nữa phải kể đến đó sự quản lý thị trường yếu kém của các cơ
quan Nhà nước dẫn đến tình trạng rượu vang giả và nhập lậu tràn lan không thể
kiểm soát trên thị trường. Hiện nay, theo ước tính của của Chi cục quản lý thị
trường thì có tới 70% rượu vang ngoại có mặt trên thị trường là rượu vang giả
hoặc nhập lậu. Điều này đã và đang đăt ra thách thức rất lớn với những nhà kinh
doanh nhập khẩu rượu vang tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, do mức sống dần được nâng cao dẫn đến sự
gia tăng về nhu cầu tiêu thụ rượu vang, tuy nhiên rượu vang vẫn chưa thực sự
phổ biến bên cạnh các thức uống truyền thống khác. Người tiêu dùng vẫn chủ
yếu là những khách hàng có thu nhập cao, và rượu vang vẫn được mua để biếu
sén nhiều hơn là thưởng thức.

II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI THỜI GIAN
TỚI.
1. Phương hướng.
Để phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới công ty SBI đưa ra
hai định hướng chính, dựa trên hai loại thị trường là thị trường nhập khẩu rượu
vang nước ngoài và thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước:
* Thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài.
Tiếp tục giữ vững mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện thời, đặc biệt là
các nhà cung cấp lớn và những nhà cung cấp mà công ty đang làm đại lý độc
quyền như các hãng Robert Mondavi, Woodbridge, Simi, Franciscan,
Vermonte, Banrock Station, Redman, E&E, Montanha… Bên cạnh đó tích cực
tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới, nhằm đa dạng hóa nguồn cung, cũng như
đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, giảm bớt sự phục thuộc vào một số nhà cung
cấp chính. Bên cạnh thị trường nhập khẩu rượu vang trọng tâm là thị trường
Mỹ, cần khai thác thêm một số thị trường tiềm năng khác như Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha và đặc biệt là Pháp.
* Thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước.
Duy trì và củng cố mối quan hệ với các khách hàng quen thuộc, đặc biệt
là đối với các đại lý lớn, hệ thống nhà hàng, khách sạn, siêu thị tại Hà Nội và
một số tỉnh phía bắc; cần tích cực tìm kiếm thêm những khách hàng tiềm năng
khác, đặc biệt là việc đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường phía Nam, từ đó từng
bước chiếm lĩnh thị trường này. Củng cố và mở rộng hệ thống phân phối vốn có
thành một hệ thống phân phối mạnh và hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng. Bên cạnh hệ thống bán buôn cho các đại lý, nhà hàng, siêu thị công
ty sẽ mở thêm các điểm bán lẻ, trước tiên là ở địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân
cận. Đây sẽ là một trong những ưu tiên đầu tư của công ty trong thời gian tới.
2. Mục tiêu.
2.1. Các mục tiêu chung.
Sau đây là những mục tiêu chung mang tính chiến lược của công ty SBI

trong thời gian tới:
- Trở thành một công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nhập khẩu và
phân phối rượu.
- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tạo ra cơ cấu sản phẩm đa dạng và
hợp lý.
- Xây dựng một hệ thống kênh phân phối vững mạnh, thiết lập các văn
phòng đại diện ở các tỉnh thành khác ngoài 2 thành phố chính là Hà Nội và Hồ
Chí Minh, xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường các tỉnh phía Nam.
- Xây dựng một hình ảnh ấn tượng về công ty trong mắt khách hàng bằng
cách cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm chất lượng của những hãng rượu
uy tín, đưa ra các biện pháp thúc đẩy bán hàng hợp lý nhằm thu hút khách hàng,
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo dựng hình ảnh là một công ty
nhập khẩu và phân phối rượu vang số một Việt Nam.
- Xây dựng một đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực, có khẳ năng thích
ứng cao để có thể đáp ứng những yêu cầu kinh doanh ngày càng đa dạng và
phát triển của công ty.
2.2. Các mục tiêu cụ thể.
Công ty SBI sẽ phấn đấu hoàn thành các kế hoạch và chỉ tiêu kinh doanh
đã đề ra cho năm 2009. Cụ thể:
- Chỉ tiêu về doanh thu kinh doanh nhập khẩu rượu vang :
32.000.000.000 đồng.
- Chỉ tiêu về nộp ngân sách Nhà nước: 4.300.000.000 đồng.
- Chỉ tiêu về lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu rượu vang: 1.000.000.000
đồng.
- Chỉ tiêu về thu nhập bình quân của người lao động: 5.000.000 đồng.
III. MỘT SỐ GIẢ PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP
KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI.
1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường.
Các thông tin từ hoạt động nghiên cứu thị trường, bao gồm cả thị trường
nhập khẩu rượu vang nước ngoài và thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước là

cơ sở để công ty đề ra các kế hoạch và phương án kinh doanh, có thể nói việc
nghiên cứu thị trường là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu
của công ty. Việc thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường sẽ tác động trực
tiếp tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Qua việc nghiên cứu
hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty SBI có thể thấy công
tác nghiên cứu thị trường của công ty SBI chưa thực sự mạng lại hiệu quả cao.
Việc nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thị trường là việc đầu tiên cần
làm để công ty SBI có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
của mình.
* Thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài.
Từ trước đến nay, các thông tin về thị trường, các nhà cung cấp, các hãng
rượu nước ngoài phần lớn được công ty SBI tìm kiếm trên mạng, tài liệu sách
báo. Ưu điểm của nguồn thông tin này là chi phí rẻ và cập nhật nhưng nếu chỉ
dựa vào đó là không đủ. Công ty SBI cần tổ chức những chuyến đi khảo sát
thực tế để tìm hiểu và lấy thông tin về thị trường, qua đó sẽ có một cái nhìn thực
tế và chính xác hơn. Mặc dù điều này sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của công
ty nhưng điều này là hoàn toàn cần thiết, nhất là với những thị trường, những
hãng rượu mà công ty SBI chưa thiết lập được mối làm ăn từ lâu, bởi việc
nghiên cứu thị trường nhập khẩu rượu vang sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự đảm
bảo, sự ổn định, chất lượng và giá cả của nguồn hàng.
Công ty SBI cần thiết lập một bộ phận riêng chuyên làm công tác nghiên
cứu và dự báo về thị trường, bao gồm thị trường nhập khẩu nước ngoài và thị
trường tiêu thụ trong nước. Bộ phận này không cần có quy mô lớn, chỉ khoảng
ba đến bốn nhân viên được đào tạo bài bản, thông thạo về thị trường nhập khẩu
và tiêu thụ rượu vang. Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu để tìm ra nguồn hàng
nhập khẩu với giá cả, chất lượng chủng loại tốt nhất, đồng thời phối hợp với các
nhân viên kinh doanh phụ trách từng thị trường để xây dựng kế hoạch nhập
khẩu hợp lý về số lượng, chủng loại rượu tương ứng cho từng thị trường.
Việc nghiên cứu thị trường nước ngoài cần phải được tiến hành một cách
chi tiết và sâu sát hơn. Cần lắm bắt chính xác các thông tin về hệ thống chính

sách, pháp luật liên quan đến việc kinh doanh rượu vang ở thị trường đó; bên
cạnh đó là các thông tin cụ thể về uy tín, tình hình kinh doanh nội địa, khẳ năng
sản xuất, cung ứng của từng hãng rượu vang; áp dụng các phương pháp nghiên
cứu, thống kê hiện đại để tìm ra thị trường nhập khẩu rượu tối ưu. Các thông tin
về thị trường nước ngoài phải đầy đủ và chính xác để có thể nhận biết một cách
tổng quát về sự biến động của tình hình thị trường rượu vang thế giới và khu
vực. Từ đó công ty SBI có thể đưa ra các quyết sách đúng đắn về số lượng,
chủng loại rượu vang cần nhập và nhà cung cấp phù hợp.
* Thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước.
Đối với việc nghiên cứu thị trường trong nước, công ty SBI không chỉ
nghiên cứu tình hình kinh doanh của các nhà nhập khẩu rượu vang khác mà còn
phải chú ý đến các nhà sản xuất rượu vang trong nước. Các thông tin về đối thủ

×