Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.14 KB, 13 trang )

HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Thanh toán quốc tế là hoạt động đã có từ lâu đời xuất phát từ sự hình thành của
hoạt động xuất nhập khẩu. Cùng với sự phát triển của phương tiện thanh toán từ hàng
sang tiền và ngày nay là séc, hối phiếu, điện chuyển tiền… vai trò của NH trong thanh
toán quốc tế cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Ban đầu, NH chỉ đóng vai trò như
trung gian thanh toán, đổi tiền nước xuất khẩu sang tiền nước nhập hoặc ngược lại. Về
sau NH đã được ủy thác quyền được yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán và cho đến ngày
nay NH trở thành gạch nối không thể thiếu giữa nhà xuất khẩu và những nhà nhập khẩu
cách xa nhau về mặt địa lý bằng những dịch vụ cho mượn uy tín như mở L/c, bảo lãnh
hoặc tài trợ thương mại.
Định nghĩa về thanh toán quốc tế rất đa dạng chẳng hạn như theo tác giả Lại Ngọc
Quý – Luận án tiến sỹ kinh tế(2000) thì “TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về
tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại tài chinh, tín dụng giữa các tổ chức
kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một
chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền
hay bù trừ trên tài khoản tại các ngân hàng”
Còn theo như tác giả Nguyễn Văn Tiến – Giác trình thanh toán quốc tế - Nhà xuất
bản Thống kê cho rằng “ Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và
quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế
giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một
quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên
quan”
Tuy được định nghĩa và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng để một
hoạt động được gọi là hoạt động thanh toán quốc tế thì cần có những đặc điểm sau:
- Là việc thanh toán các khoản tiền
- Khoản nợ này phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng
- Liên quan đến các cá nhân, tổ chức của các nước khác nhau
- Được thực hiện qua NHTM
Ngày nay, đối với nền kinh tế, TTQT nổi lên như chiếc cầu nối giữa kinh tế trong
nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy xuất nhập


khẩu, hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Ngoài ra TTQT còn đóng
góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển hỏa động dịch vụ, tăng cường
thu hút kiều hối và một trong những vai trò quan trọng nhất của TTQT đó chính là thúc
đẩy thị trường tài chính hội nhập quốc tế.
Đối với ngân hàng thương mại, sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế sẽ
đem lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng chẳng hạn như việc thanh toán quốc tế phát
triển sẽ giúp NHTM thu hút tạo mối quan hệ với nhiều khách hàng. Có rất nhiều lý do
để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đến ngân hàng trong hoạt động ngoại thương
của mình. Trong xu thế hội nhập kinh tế, việc mua bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc
gia với nhau ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên khoảng cách về địa lý và khác biệt
về ngôn ngữ, văn hóa chính là yếu tố tạo nên rủi ro cho hoạt động ngoại thương, Để
hiểu biết được uy tín của bạn hàng và phong tục tập quán của nước bạn đòi hỏi các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có quy mô đủ lớn để có chi nhánh hoặc bạn hàng lâu
năm tại nước đó, việc này đòi hỏi chi phí lớn và thời gian nhiều. Trong tình hình đó,
ngân hàng thương mại sẽ là những lựa chọn lý tưởng do NHTM là những trung gian tài
chính chuyên nghiệp có bề dày hoạt động, tiềm năng tài chính lớn và sự nắm bắt rõ thị
trường. Việc cung cấp một dịch vụ thanh toán quốc tế tốt sẽ đem lại mối quan hệ và
những khách hàng tiềm năng cho NHTM cho các dịch vụ khác của ngân hàng như tín
dụng, đầu tư. Hơn nữa, hoạt động TTQT phát triển còn tăng khả năng tạo doanh thu và
lợi nhuận cho NHTM. Trong quá trình sử dụng dịch vụ TTQT khách hàng còn phát sinh
nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác như tài trợ, bão lãnh, mua bán ngoại tệ dẫn đến sự
phát triển của các nghiệp vụ tài trợ bảo lãnh và các dịch vụ quốc tế khác. Việc phát triển
hoạt động thanh toán quốc tế sẽ làm tăng doanh thu cho ngân hàng qua các khoản phí
thu được như phí thanh toán, phí sửa đổi, phí thanh toán, phí bảo lãnh. Ngoài ra, hoạt
động TTQT đóng vai trò bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác nên nó được xem
như gián tiếp tạo ra lợi nhuận cho các hoạt động này.
Hoạt động TTQT thường được thực hiện qua bốn phương thức cơ bản bao gồm:
- Phương thức chuyển tiền : là phương thức trong đó khách hàng ( người trả tiền ) yêu
cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người
thụ hưởng) ở một địa điểm nhất đinh bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu

cầu.
- Phương thức mở tài khoản: là phương thức trong đó người bán mở một tài khoản để
ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ. Định kỳ sau
khi kiểm tra, đối chiếu theo thỏa thuận giữa 2 bên, người mua trả tiền cho người bán.
- Phương thức nhờ thu: là phương thức trong đó người xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc
cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu tiến hành ủy thác cho ngân hàng thu
hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người xuất khẩu lập.
- Phương thức tín dụng chứng từ ( L/C) : Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh toán
của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ hoàn
hảo phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C
Trong TTQT thường có bốn phương tiện thanh toán chủ yếu đó là:
- Hối phiếu: ( theo luật hối phiếu Anh 1882) là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một
người ký phát cho người khác, yêu cầu người này chỉ khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một
ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc
theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
- Lệnh phiếu : hay còn gọi là Kỳ phiếu là loại chứng từ trong đó người ký phát cam kết
sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người được hưởng lợi chỉ định
trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác. Như vậy
lệnh phiếu ngược lại với hối phiếu.
- Séc: là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoảng ( khách hàng của Ngân
Hàng) ký phát ra lệnh cho Ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình
để trả cho người được chỉ định có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc.
1.1. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
1.1.1. Khái niệm và giải thích thuật ngữ
Trong các phương thức thanh toán quốc tế mỗi phương thức đều có điểm mạnh và
điểm yếu nhất định. Những điểm mạnh và điểm yếu này sẽ được tận dụng phát huy
trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như với những giao dịch giữa công ty mẹ và công
ty con hoặc những bạn hàng lâu năm có uy tín, phương thức mở tài khoản hoặc nhờ thu
sẽ được coi là ưu việt hơn vì tiết kiệm được thời gian và chi phí. Mặt khác, phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ lại đem lại sự bảo đảm được thanh toán cho nhà xuất

khẩu khi nhà xuất khẩu đã thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng và xuất trinh được bộ
chứng từ hợp lệ. Bởi vậy, chúng ta không thể kết luận được phương thức nào là ưu việt
hơn phương thức nào mà mỗi phương thức đều có vai trò nhất định của mình.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tỷ trọng thanh toán bằng XNK bằng L/C
luôn chiếm ưu thế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đang được xem như là
phương thức thanh toán quan trọng trong thương mại quốc tế. Chương này sẽ đi sâu tập
trung nghiên cứu làm rõ các khái niệm liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ ( L/C)
Tại điều 2, UCP 600, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau : “Tín dụng
chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi hoặc mô tả như thế nào, thể hiện
một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất
trình phù hợp ”- PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến – Giáo trình thanh toán quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm của giao dịch L/C
 Thư tín dụng tuy được hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, nhưng một khi đã
được thành lập thì thư tín dụng lại có là hợp đồng độc lập giữa ngân hàng phát hành với
người thụ hưởng. Tính độc lập ở đây được thể hiện ở việc nghĩa vụ trả tiền của ngân
hàng phát hành cho người bán không phụ thuộc vào việc hàng hóa giao có đúng chủng
loại và quy cách như trong hợp đồng hay không, ngân hàng có nghĩa vụ phải trả đủ số
tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà nhập khẩu xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo. Trong
trường hợp người mua không trả tiền cho ngân hàng, ngân hàng vẫn phải hoàn thành
trành trách nhiệm trả tiền cho nhà xuất khẩu.
 L/C là hợp đồng giữa ngân hàng phát hành và người xuất khẩu. Mọi quyền lợi của nhà
nhập khẩu đã được ngân hàng phát hành đại diện
 Ngân hàng chỉ giao dịch trên bề mặt chứng từ và không dự trên thực tế hàng hóa. Mọi
sự tranh chấp về hàng hóa thực tế sai với quy định trong hợp đồng được giải quyết trực
tiếp giữa người mua và người bán
 Chứng từ được coi là không phù hợp với các điều khoản được quy định trong L/C nếu
chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định trong L/C hoặc chứng từ mâu thuẫn
nhau
1.1.3 Quy trình nghiệp vụ L/c

Sơ đồ 1. Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C.
( 3 )
( 6 )
( 7 )
( 2 ) ( 8 ) ( 9 ) ( 4 ) ( 6 ) ( 7 )
( 1 )
( 5 )
(1) : Trong quá trình thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, người xuất khẩu và
người nhập khẩu ký hợp đồng thương mại với nhau. Nếu người xuất khẩu yêu cầu
thanh toán hàng hoá theo phương thức tín dụng chứng từ thì trong hợp đồng thương mại
phải có điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
(2) : Người nhập căn cứ vào hợp đồng thương mại lập đơn xin mở L/C tại ngân
hàng phục vụ mình.
(3) : Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra xem đơn mở thư tín dụng đó đã hợp lệ hay
chưa. Nếu đáp ứng đủ yêu cầu ngân hàng sẽ mở L/C và thông báo qua ngân hàng đại lý
Ngân hàng phát hành
( Issing bank )
Ngân hàng thông báo
(Advising bank )
Người thụ hưởng
( Benificiary )
Người yêu cầu mở L/C
( Applicant )
của mình ở nước người xuất khẩu về việc mở L/C và chuyển 01 bản gốc cho người xuất
khẩu.
(4) : Khi nhận được thông báo về việc mở L/C và 01 bản gốc L/C, ngân hàng thông
báo chuyển L/C cho người thụ hưởng.
(5) : Người xuất khẩu khi nhận được 01 bản gốc L/C, nếu chấp nhận nội dung L/C
thì sẽ tiến hành giao hàng theo đúng quy định đã ký kết trong hợp đồng. Nếu không họ
sẽ yêu cầu ngân hàng chỉ sửa theo đúng yêu cầu của mình rồi mới tiến hành giao hàng.

(6) : Sau khi chuyển giao hàng hoá, người xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ
thanh toán theo quy định của L/C và gửi đến ngân hàng phát hành thông qua ngân hàng
thông báo để yêu cầu được thanh toán. Ngoài ra, người xuất khẩu cũng có thể xuất trình
toàn bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng được chỉ định thanh toán được xác định
trong L/C.
(7) : Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp với
quy định trong L/C thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nếu ngân hàng
thấy không phù hợp thì sẽ tiến hành từ chối thanh toán và trả lại hồ sơ cho người xuất
khẩu.
(8) : Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ thanh toán cho người xuất khẩu và
yêu cầu thanh toán.
(9) : Người phát hành kiểm tra lại bộ chứng từ và tiến hành hoàn trả tiền cho ngân
hàng.
1.1.4. Thư tín dụng.
a. Khái niệm
Thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng của phương thức tín dụng chứng
từ. Nếu không mở thu tín dụng thì phương thức thanh toán này không thể xác lập được
và người xuất khẩu sẽ không giao hàng cho người nhập khẩu.
Vậy thư tín dụng là gì ?
Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng lập ra trên cơ sở yêu cầu của khách
hàng, trong đó ngân hàng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu họ xuất trình đầy
đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung thư tín dụng.
b. Vai trò của thư tín dụng
Thư tín dụng là văn bản mang tính pháp lý nó là căn cứ pháp lý để ngân hàng
quyết định việc trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu, là cơ sở để người mua có

×