Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TECHCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.58 KB, 44 trang )

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI TECHCOMBANK
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt
Nam – TechComBank
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ
phần kỹ thương Việt Nam – Techcombank.
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng Thương mại Cổ phần
kỹ thương Việt Nam – Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập khi đất nước đang chuyển đổi cơ cấu nền
kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Xuất phát với mạng lưới có 113 chi nhánh và phòng
giao dịch trải khắp 21 tỉnh thành lớn của Việt Nam gồm 4.000 nhân viên với vốn điều lệ
ban đầu là 20 tỷ đồng, hiện nay Techcombank đã trở thành ngân hàng có mạng lưới
giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng thương mại cổ phần với gần 160 chi nhánh
và phòng giao dịch với số vốn điều lệ hiện nay 3.165 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 59.360
tỷ đồng tính đến T10/2009.
Techcombank hiện đang phục vụ hơn 20.000 khác hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
với phương châm trở thành “ siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói ” hỗ trợ tối đa hoạt động
kinh doanh trong nước cững như nước ngoài bao gồm tài khoản tiền gửi, tài trợ xuất
nhập khẩu, quản lý nguồn tiền, bao thanh toán, thuê mua, dịch vụ ngoại hối và quản trị
rủi ro, các chương trình cho vay ưư đãi và hỗ trợ xuất nhập khẩu theo các thoả thuận ký
với các tổ chức quốc tế. Với các doanh nghiệp nhà nước nhà nước và tư nhân có quy
mô lớn, Techcombank đang cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ hiện đại như quản lý
ngân quỹ, thu xếp vốn đầu tư dự án, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng điện
tử.
Cùng lúc đó, Techcombank cũng đang phục vụ hơn 200.000 khác hàng dân cư.
Với khác hàng cá nhân, Techcombank cung ứng trọn bộ các sản phẩm ngân hàng đáp
ứng mọi nhu cầu phát sinh của khách hàng bao gồm các sản phẩm tài khoản, tiết kiệm,
tín dụng, thanh toán, thẻ, bảo quản tài sản, đầu tư, bảo lãnh trên nền tảng công nghệ
hiện đại của hệ thống Globus rất thuận tiện và có nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho
khác hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua
nhà trả góp.


Trên thị trường liên ngân hàng, Techcombank hiện là một trong những ngân
hàng năng động nhất trong giao dịch với các công ty lớn và tổ chức tài chính
khác.Techcombank hiện đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn, chiết
khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiều khách hàng
trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịch lớn trên thế giới.
Mục tiêu của ngân hàng Techcombank là trở thành một trong những ngân hàng
lớn nhất và được ưa thích nhất Việt Nam : Techcombank đem lại “ sự thân thiện đến sự
tin cậy ”.
Chức năng chủ yếu của Techcombank :
 Huy động vốn trung và dài hạn, ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ từ nguồn trong
và ngoài nước dưới các hình thức chủ yếu như :
• Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán
của tất cả các tổ chức, dân cư.
• Phát hành các chứng chỉ tiền gửi và cá loại giấy tờ có giá.
• Vay vốn của các tổ chức tín dụng trên các thị trường.
 Các nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu là :
• Cho vay ngắn trung dài hạn theo cơ chế tín dụng hiện hành.
• Chiết khấu các hình thức có giá.
• Các nghiệp vụ bảo lãnh.
• Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối.
• Dịnh vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Trong suốt hơn 15 năm thành lập và phát triển , Techcombank đã và đang phấn
đấu hết mình, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, năng cao chất lượng nghiệp vụ, mở rộng quy
mô kinh doanh. Và cũng trên chặng đường đầy nỗ lực đó, Techcombank đã từng bước
khẳng định mình, đạt được những thành tựu đáng tự hào, những cột mốc tiêu biểu:
- Ngày 12/04/06, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính
thức công bố Techcombank là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
do người tiêu dùng bình chọn.
- Ngày 26/04/2006, Techcombank đã được Citibank trao giải thưởng "Ngân hàng
có thành tích xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế năm 2005". Đây là lần

thứ hai Citibank trao giải thưởng này cho Techcombank.
- Tháng 5/2006, Wachovia trao danh hiệu “Ngân hàng có thành tích xuất sắc trong
hoạt động thanh toán quốc tế năm 2005” cho Techcombank
- Ngày 16/8/2006 Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công
bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt nam
được xếp hạng bởi Moody’s .
- Tháng 3/2007, Techcombank là ngân hàng Việt nam đầu tiên và duy nhất được
Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải
pháp phát triển thị trường .
- Tháng 9/2007, Techcombank đã nhận giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc
năm 2006” từ Citibank.
- Ngày 6/1/2008, Techcombank nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top
Trade Services 2007” của Bộ Công Thương
- Ngày 23/2/2008, Techcombank được trao tặng người tiêu dùng bình chọn danh
“Dịch vụ được hài lòng nhất”. Chương trình do Báo Sài Gòn Tiếp Thị và Trung
tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức
“Năm 2008, một năm sóng gió mà nền kinh tế nước ta đã phải đối mặt với những
diễn biến khó lường của kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại như: lạm phát
tăng mạnh, cán cân thương mại thâm hụt khá lớn, thị trường chứng khoán liên tục
suy giảm…và sau đó là suy giảm kinh tế. Trong bối cảnh đó, Hội đồng quản trị
Techcombank đã cùng Ban điều hành theo sát diễn biến thị trường, phát huy tối đa
năng lực, trí tuệ trong công tác quản trị, điều hành để đưa Techcombank vượt qua
khó khăn, tiếp tục phát triển vững mạnh, an toàn, hiệu quả và gia tăng quy mô
năng lực hoạt động kinh doanh.” (trích lời chủ tịch hội đồng quản trị trong báo
cáo thường niên).
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank
Bảng 2.1.2.1 Các chỉ số tài chính cơ bản của năm 2005-2009
STT Chỉ số 2009 2008 2007 2006 2005
1 Tổng tài sản 59.360 39.542 17.326 10.666 7.667
2 Vốn điều lệ 3.642 2.521 1.500 617 412

3 Vốn chủ sở hữu 5.615 3.573 1.762 1.009 515
4 Tỷ lệ an toàn vốn (%) 13,99 14,30 17,28 15,72 10,19
5 Tổng doanh thu 8.382 2.653 1.398 905 494
6 Quỹ dự phòng 512 144 120 89 95
7 Lợi nhuận trước thuế 1.600 709 356 286 107
8 Lợi nhuận sau thuế 1.173 510 257 206 76
9 Lợi nhuận thuần/Vốn cổ phần (ROE)
(%)
25,87 22,98 26,76 45,19 31,71
10 Lợi nhuận thuần/ Tổng tài sản (ROA)
(%)
2,28 1,99 1,89 2,60 1,70
( Trích nguồn – Báo cáo thường niên Techcombank 2005 – 2009 )
Biểu đồ 2.1.2.1 – Nguồn vốn của Techcombank 2005-2009 – Đơn vị : Tỷ VND
( Trích nguồn – Báo cáo thường niên Techcombank 2005 – 2009 )
Bảng 2.1.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank 2008-2009
(Đơn vị : Triệu VND)
Khoản nội dung Năm 2009 Năm 2008
Thu nhập lãi và các khoản có tính chất lãi 6.218.777 2.326.002
Chi phí lãi và các khoản có tính chất lãi -4.458.034 -1.400.728
Thu nhập tiền lãi ròng 1.760.743 925.274
Thu phí dịch vụ và hoa hồng 543.270 206.958
Chi phí dịch vụ và hoa hồng -60.393 -30.022
Thu nhập ròng từ phí dịch vụ và hoa hồng 482.877 176.936
Thu nhập ròng từ kinh doanh ngoại hối 21.793 24.583
Thu nhập cổ tức 79.582 2.992
Lãi ròng từ kinh doanh chứng khoán 931.102 81.761
Thu nhập khác 14.199 4.462
Lương và các chi phí có liên quan -405.506 -182.240
Dự phòng cụ thể nợ khó đòi -537.171 -10.818

Dự phòng chung nợ khó đòi -71.774 -48.297
Hoàn nhập dự phòng cụ thể nợ khó đòi 6.225 -
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán -148.318 -
Dự phòng giảm giá đầu tư góp vốn -5.740 -1.835
Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư góp vốn 1.835 -
Khấu hao và phân bố tài sản cố định -42.244 -23.535
Chi phí quản lý chung -462.761 -219.606
Lợi nhuận trước thuế 1.615.855 709.740
Thuế thu nhập doanh nghiệp -432.772 -199.356
Lợi nhuận sau thuế 1.183.083 510.384
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ) 4.259 3.235
(Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31
tháng 12 năm 2009 của Ngân hàng Techcombank)
Biều đồ 2.1.2.2 - Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank năm 2008-2009
Đơn vị triệu VND
(Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12
năm 2009 của Ngân hàng Techcombank)
Biểu đồ 2.1.2.3 - Lợi nhuận sau thuế của Techcombank năm 2008 – 2009
Đơn vị triệu VND
(Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12
năm 2009 của Ngân hàng Techcombank)
Biều đồ2.1.2.4 và 2.1.2.5 - Tỷ trọng thu nhập của Techcombank 2008-2009
(Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12
năm 2009 của Ngân hàng Techcombank)
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Trong các năm từ 2004 – 2007, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn đạt
ở mức cao với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 60% và luôn vượt kế hoạch đã đề ra.
Riêng năm 2008, tổng vốn huy động chỉ đạt 47253 tỷ VNĐ tăng đạt mức cao so với
năm 2007 là do HSBC (ngân hàng HongKong – Thượng Hải) đối tác chiến lược của
Techcombank tăng tỉ lệ sở hữu từ 15% lên 20%.

Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng theo chiều hướng
tốt, đặc biệt tỷ trọng lượng tiền gửi từ dân cư tăng đáng kể song tỷ trọng này vẫn nhỏ
hơn tỷ trọng nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế. Tuy mức lãi suất huy động của
Techcombank thấp hơn tương đối so với một số ngân hàng khác nhưng vẫn thu hút
được lượng tiền nhàn rỗi lớn từ dân cư do khách hàng tin tưởng vào uy tín của
Techcombank. Nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng thì việc đầu
tư san sẻ trên tất cả các lĩnh vực tài chính, sản xuất, kinh doanh… đã tỏ ra có hiệu quả,
giúp Techcombank giảm thiểu rủi ro, tạo dựng sự tin cậy đối với các nhà đầu tư.
Biểu đồ 2.1.2.1.1 Vốn huy động huy động của TCB giai đoạn 2005– 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank giai đoạn 2005 - 2009
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Những năm đầu thành lập từ chỗ chỉ đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh
nghiệp nhỏ với tổng dư nợ là 20 tỷ VNĐ ngày 27/9/1993 đến nay TCB đã mở rộng cho
vay mọi thành phần kinh tế đặc biệt chú trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh
tế tư nhân. Tốc độ tăng của tổng dư nợ luôn đạt mức cao trong những năm gần đây,
năm 2007 là 6117 tỷ VNĐ tăng 64% so với năm 2006 và năm 2008 có mức tăng
trưởng vượt bậc là 204% (12478 tỷ VNĐ) so với năm 2007. Năm 2008 thị trường
chứng khoán Việt Nam đi xuống, tiếp theo là suy thoái kinh tế trên toàn thế giới vào
cuối năm 2008 nên hầu hết các ngân hàng có mức tăng về số lượng tuyệt đối tổng dư
nợ không cao nhưng Techcombank vẫn đạt 17049 tỷ VNĐ đây là con số đáng mơ ước
của nhiều ngân hàng TMCP là nhờ khả năng lãnh đạo có bài bản, đầu tư chậm nhưng
đúng hướng tránh đầu tư vào các ngành có lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn.
Nhu cầu của khách hàng được đáp ứng nhanh và chính xác, bên cạnh những sản
phẩm truyền thống Techcombank còn triển khai cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
cho vay tiêu dùng, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay mua ôtô trả góp, cho vay du học, cho
vay cổ phần hoá…Chiếm tỷ trọng 70% trong tổng dư nợ cho vay của Techcombank là
cho vay ngắn hạn còn lại là những hợp đồng cho vay trung hạn và dài hạn.
2.1.2.3 Hoạt động phi tín dụng
* Thanh toán quốc tế

- Khách hàng có thể mở tài khoản một nơi nhưng có thể giao dịch tại một nơi
khác bất kỳ chi nhánh nào của Techcombank.
- Thời gian phát hành và xử lý chứng từ thanh toán quốc tế tối đa 01 ngày. Phát
hành trực tiếp đến 8427 chi nhánh ngân hàng tại 88 quốc gia trên thế giới.
- Uy tín cao của Techcombank trong thanh toán quốc tế được các ngân hàng toàn cầu
thông báo và xác nhận như Citibank, HSBC, ABN AMBRO, SMBC, Ing BHF, Standard
Chartered Bank, Fortis Bank, Credit Suisse…
-Đạt tỷ lệ điện chuẩn cho hoạt động TTQT lên tới trên 99%, Techcombank đảm
bảo mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanh chóng nhất với chi phí cạnh
tranh nhất qua mạng thanh toán liên ngân hàng toàn cầu - SWIFT.
- Techcombank là một trong 5 ngân hàng đầu tiên trên thế giới ký kết và thực
hiện hợp đồng hỗ trợ DN xuất khẩu với ADB. Ký kết này tạo cơ hội cho khách hàng
của Techcombank được ADB bảo lãnh thanh toán và vay vốn với lãi suất ưu đãi.
- Khách hàng có thể chiết khấu chứng từ với mức chiết khấu tới 95% trị giá bộ
chứng từ.
Techcombank là ngân hàng TMCP hoạt động tương đối mạnh trong lĩnh vực dịch
vụ thanh toán quốc tế do tính năng động của ngân hàng tư nhân và được sự giúp đỡ từ
ngân hàng nước ngoài (trực tiếp là ngân hàng HSBC)
* Kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ trong giai đoạn này cũng đã thu được nhiều kết
quả tích cực. Lãi từ kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng liên tục qua các năm và vượt kế hoạch
đề ra. Năm 2005 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ tăng 75% so với năm
2004 và con số này các năm 2006, 2007 lần lượt là 100% và 40%.
* Bảo lãnh
Doanh số bảo lãnh của ngân hàng tăng mạnh nhưng chất lượng của hoạt động bảo
lãnh vẫn được đảm bảo do Techcombank chỉ ký kết hợp đồng bảo lãnh với những
khách hàng uy tín hoặc bắt ký quỹ 100%, giảm tối thiểu việc phải xuất vốn của ngân
hàng để thực hiện hợp đồng bảo lãnh. Kể từ khi cung cấp dịch vụ, Ngân hàng Kỹ
thương vẫn chưa phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nào. Tổng số dư bảo lãnh liên tục
tăng qua các năm. Nếu năm 2005 số dư bảo lãnh là 784,96 tỷ VNĐ thì các năm 2006,

2007 lần lượt là 1330 và 1365,25 tỷ VNĐ. Doanh thu từ phí bảo lãnh cũng tăng trưởng
mạnh trung bình 70%/năm
* Hoạt động kinh doanh thẻ
Năm 2003 là năm đầu tiên ngân hàng Kỹ thương Techcombank triển khai sản
phẩm thẻ ATM F@stAccess-Connect 24. Đây là kết quả hợp tác giữa ngân hàng
Techcombank và ngân hàng Ngoại thương cùng 11 ngân hàng thành viên khác. Cho đến
hết năm 2009, toàn hệ thống đã phát hàng hơn 60.936 thẻ, triển khai lắp đặt 1.100 POS
và 250 máy ATM. Đây là một kết quả tăng trưởng khá phản ánh quyết tâm cao của toàn
hệ thống.
2.1.2.4 Hoạt động đầu tư gián tiếp
Các hoạt động đầu tư, góp vốn của TCB được thực hiện đa dạng theo nhiều hình
thức như mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước bán đấu giá lần đầu khi cổ phần hoá,
mua cổ phần cổ đông chiến lược, đầu tư góp vốn, quỹ đầu tư chứng khoán, giao dịch
trung tâm giao dịch chứng khoán
Bảng 2.1.2.4.1 – Hoạt động đầu tư của Techcombank 2005-2009
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Đầu tư vào các công ty con 12 21 35 410 670
Đầu tư góp vốn 79 163 92 3012 3579
Tổng đầu tư 91 184 127 3422 4295
Biều đồ 2.1.2.4.1 - Cơ cấu đầu tư của techcombank năm 2005 – 2009
Nguồn: Báo cáo thường niên của techcombank năm 2005 – 2009
Bảng 2.2 thể hiện một sự táo báo và rất hợp lý của Techcombank, trong những
năm 2008 và 2009, nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ trên đà tăng trưởng của
nền kinh tế toàn cầu thì Techcombank không tham gia vào hoạt động đầu tư nhiều, mà
chỉ rót vốn cầm chừng và dè dặt. Nhưng khi nền kinh tế trầm xuống và rơi vào khủng
hoảng năm 2008, thì Techcombank lại đổ một lượng vốn tương đối lớn vào hoạt động
đầu tư nhất là hoạt động góp vốn (và cụ thể là hoạt động đầu tư vào chứng khoán. Khi
giá chứng khoán rớt giá trầm trọng). Đó chính là bước đi hết sức đúng đắn của
Techcombank nhằm chờ cơ hội khi chính phủ vực dậy thị trường chứng khoán thì
Techcombank sẽ thu về lượng lớn lợi nhuận

2.1.3 Techcombank Hoàn Kiếm.
Năm 2008 là một năm có nhiều biến động với nền kinh tế toàn cầu nói chung và
nền kinh tế đất nước nói riêng. Trước tình hình đó, Techcombank đã có định hướng hoạt
động phát triển cho toàn ngành như tích cực cơ cấu tài sản Nợ – Có theo hướng bền
vững, xử lý nợ quá hạn tồn đọng, chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng và huy động
vốn. Bước sang năm 2009 với tình hình kinh tế trong xu thế hồi phục và các nhà kinh
tế cho rằng chúng ta đã đi qua đáy của cuộc khủng hoảng, Techcombank tiếp tục phát
huy được thế mạnh của mình trong hoạt động TTQT.
Năm 2008, Techcombank tiếp tục mở rộng các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Cuối năm 2008 ngân hàng đã có quan hệ đại lý với và thanh toán với 710 ngân hàng và
chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài. Tuy nhiên hoạt động thanh toán XNK năm 2008 có
chiều hướng giảm so với năm 2007 do có khủng hoảng về kinh tế trên thế giới. Bước
sang năm 2009 với tình hình kinh tế trong xu thế hồi phục và các nhà kinh tế cho rằng
chúng ta đã đi qua đáy của cuộc khủng hoảng, Techcombank tiếp tục phát huy được thế
mạnh của mình trong hoạt động TTQT.
Bảng 2.1.3.1 - Doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu của Techcombank – Hoàn Kiếm
(Đơn Vị: 1000USD)
Nội dung Số phát sinh tăng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số món Doanh số Số
món
Doanh
số
Số
món
Doanh
số
Số món Doanh
số
L/C nhập khẩu 1,756 256,000 2,106 346,000 1,650 214,000 2,374 367,000

L/C xuất khẩu 965 54,000 1,012 126,000 975 142,000 1,264 174,000
Doanh số TTQT 560,000 752,000 629,000 964,000
(Nguồn Báo cáo thường niên Techcombank 2005-2009)
Biểu đồ 2.1.3.1 - Phát sinh tăng doanh số L/C xuất nhập khẩu
(Đơn vị: 1000USD)
(Nguồn Báo cáo thường niên Techcombank 2005-2009)
Biểu đồ 2.1.3.2 - Doanh số TTQT của Techcombank năm 2006 – 2009
Đơn vị :1000USD
(Nguồn Báo cáo thường niên Techcombank 2006-2009)
Về nhập khẩu, năm 2008 ngân hàng mở được 1.650 L/C trị giá 214 triệu USD,
giảm 38% so với năm 2007.
Về xuất khẩu, ngân hàng đã gửi chứng từ đòi tiền và thanh toán được 975 món,
trị giá 142 triệu USD, tăng 12,6% so với năm 2007.
Về hình thức nhờ thu, ngân hàng đã thu được 567 món trị giá 35,3 triệu USD,
tăng 12,6% so với năm 2007.
Như vậy, trong năm 2006, doanh số thanh toán quốc tế đã đạt được 560 triệu
USD, tăng 14%. Năm 2007, doanh số đạt 752 triệu USD, tăng 34,46%. Bước sang năm
2008 doanh số thanh toán quốc tế đạt 620 triệu USD, giảm 17,55% so với năm 2007,
nhưng doanh số XNK lại tăng 13,46% so với năm 2007.
Bước sang năm 2009, với dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế, doanh số TTQT đã
đạt mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại với 964.000.000 USD. Số L/C và doanh số
đã tăng trở lại sau năm 2008 giảm xuống do nền kinh tế gặp khủng hoảng.
2.1.4 Trung tâm thanh toán quốc tế và xử lý nghiệp vụ Techcombank – Chức năng và cơ
cấu tổ chức
Trung tâm Thanh toán quốc tế và xử lý nghiệp vụ Techcombank (gọi tắt là Trung
tâm) đặt tại chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm – 72 Trần Hưng Đạo – Hà Nội, được
thành lập vào năm 2002 theo quyết định của Ban giám đốc ngân hàng.
Đây là trung tâm xử lý nghiệp vụ Techcombank ở toàn khu vực phía Bắc, với
chức năng xử lý tất cả các dịch vụ thanh toán quốc tế tại khu vực trước khi chuyển cho
chi nhánh.Từ khi thành lập đến nay trung tâm không ngừng phát triển góp phần không

nhỏ vào sự thành công cũng như mở rộng uy tín về hệ thống ngân hàng.
Để đảm bảo hoạt động và thực hiện tốt chức năng của mình, trung tâm được tổ
chức theo một cơ cấu chặt chẽ, các bộ phận có mối liên hệ hữu cơ nhằm tạo nên một hệ
thống quy trình xử lý nhanh chóng, tối ưu và thống nhất.
2.2 Thực trạng hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại Techcombank
2.2.1 Thực trạng hiệu quả thanh toán L/C xuất
a. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu tại ngân hàng Techcom-
bank.
Techcombank Hoàn Kiếm là đầu mối thực hiện các giao dịch với ngân hàng
nước ngoài, tất cả các L/C do ngân hàng nước ngoài gửi về trước khi đến các chi nhánh
đều phải được trung tâm thanh toán quốc tế kiểm tra xác thực. Sau khi kiểm tra song
mới gửi về cho các chi nhánh của ngân hàng Techcombank.
Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu tại Techcombank
TTXLNV Đơn vị chi nhánh
CVTT& TTTM KSV/Cấp thẩm quyền CVTTQT/CVKH Cấp liên đới của đơn vị


 Tiếp nhận, kiểm tra L/C điều chỉnh LC trước khi thông báo tới khách hàng.
*. Tiếp nhận LC/điều chỉnh LC tại TTXLNV hoặc tại đơn vị.
LC/điều chỉnh LC liên quan phải được NHPH gửi đến NHTB theo một cách
đồng nhất và có thể gửi thông báo qua các cách như Swift hoặc thư tín.
 Gửi qua hệ thống Swift :
 LC/điều chỉnh LC được NHPH gửi qua hệ thống Swift( phát hành trực tiếp đến
Techcombank hoặc thông báo đến Techcombank qua một NHTB thứ nhất ) sẽ được tập
trung tại một đầu mối là TTXLNV.
 Gửi bằng thư tín dụng :
 LC/điều chỉnh LC có thể được gửi bằng thư tín dụng tới TTXLNV từ NHPH
hoặc NHTB thứ nhất hoặc trực tiếp tới các đơn vị của Techcombank.
 LC/điều chỉnh LC cũng có thể do khách hàng mang tới xuất trình cùng bộ chứng

từ.
 Các LC này chỉ có giá trị hợp lệ sau khi đã làm thủ tục xác định tính chân thực
với NHPH/NHTB thứ nhất.
 Nhập dữ liệu LC/điều chỉnh LC vào hệ thống T24.
Sau khi tiếp nhận LC hợp lệ, CVTT & TTTM phân loại nội dung yêu cầu
trong các LC/điều chỉnh LC để lựa chọn phương thức thông báo trong các trường hợp
sau :
 Thông báo trực tiếp cho người thụ hưởng( thông qua đơn vị của Techcombank )
 Thông báo chuyển tiếp qua một ngân hàng thông báo khác.
 Các điều cần chú ý :
• Nhập LC từ đơn vị nào chuyển đến thì phải hạch toán nhập liệu trên màn hình
của đơn vị đó.
• Nếu nhận trực tiếp LC thì phải căn cứ vào chỉ dẫn trong LC nhằm xác định chính
xác đơn vị quản lý khách hàng để nhập liệu vào hệ thống.

*. Kiểm soát phê duyệt việc nhập dữ liệu trên T24.
Cấp có thẩm quyền tại TTXLNV xem xét các nội dung mà CVTT & TTTM đã
kiểm tra và nhập liệu, nếu đồng ý thì phải tiến hành phê duyệt trên T24 để hệ thống
chiết xấu ra các bản thông báo.
 Xử lý thông báo LC/điều chỉnh LC.
*. Trường hợp thông báo trực tiếp cho khách hàng.
 Đơn vị chịu trách nhiệm nhận bản TB và LC/điều chỉnh LC gốc.
 TTXLNV có trách nhiệm chuyển toàn bộ các bản điện Swift LC/điều chỉnh LC
tới các đợn vị quản lý theo quy trình luân chuyển hồ sơ. Các bản LC/điều chỉnh LC
bằng thư sẽ chuyển bản gốc đến đơn vị bằng thư tín..
 Ký phê duyệt thông báo để gửi khách hàng.
 Ban giám đốc các đơn vị là người có thẩm quyền ký thông báo LC/điều chỉnh
LC, có trách nhiệm ký ghi rõ họ tên, chức danh lên thông báo.
 Khi ký phê duyệt phải xác định được bản thông báo và CVTTQT in ra là đúng
mẫu biểu và phù hợp với nội dung của bản LC.

 Gửi thông báo cho khách hàng về việc nhận LC/điều chỉnh LC.
 Ngay sau khi hoàn tất hồ sơ thông báo LC/điều chỉnh LC theo chỉ dẫn, CVT-
TQT/CVHK tại đơn vị liên hệ với khách hàng gửi thông báo đến cho khách hàng qua
fax mail.
 Chuyển giao LC gốc/điều chỉnh LC gốc cho người thụ hưởng.
 CVKH/CVTTQT phải hướng dẫn cho khách hàng khi muốn nhận LC gốc từ
Techcombank phải có uỷ quyền cho cán bộ của mình đến nhận và người được uỷ quyền
*.Phương thức thông báo chuyển tiếp cho ngân hàng thông báo thứ hai.
Sau khi nhập liệu vào hệ thống T24, việc thông báo chuyển tiếp cho NHTB
thứ hai là do CVTT & TTTM tại TTXLNV thực hiện thông báo theo hai cách có thể
qua Swift hoặc thu tín.
 Thu phí thông báo L/C, điều chỉnh L/C
Trường hợp khách hàng đã ký dịch vụ thanh toán quốc tế với Techcombank,
CVTT & TTTM tiến hành thu phí của Techcombank( Techcombank – NHTB thứ nhất )
ngay khi nhập liệu LC/điều chỉnh LC tại bước 2.2.2.
Trường hợp khách hàng chưa ký hợp đồng dịch vụ TTQT : CVTT & TTTM sẽ
tiến hành thu toàn bộ phí khi nhận được đề nghị từ đơn vị.
 Xác nhận việc thực hiện tới NHPH.
Sau khi nhập ngoại bảng LC do Techcombank thông báo, CVTT & TTTM tại
TTXLNV thực hiện việc gửi điện MT730 xác nhận đã nhận được LC xuất đến NHPH.
Đối với các trường hợp sau không cần phát điện.
• LC/điều chỉnh LC được gửi bằng thư hoặc bằng điện từ NHTB thứ nhất.

×