Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Điều kiện tiếp cận hệ thống y tế công ảnh hưởng đến lực chọn tự dùng thuốc trường hợp nghiên cứu tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

---------------------------------

VŨ THỊ TỨ NỮ

ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN HỆ THỐNG Y TẾ CÔNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN TỰ DÙNG THUỐC
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

--------------------------------CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

VŨ THỊ TỨ NỮ

ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN HỆ THỐNG Y TẾ CÔNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN TỰ DÙNG THUỐC
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Chính Sách Công
Mã số

: 603114


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH CÔNG KHẢI

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan là luận văn này hoàn toàn là công trình nghiên cứu nghiêm túc của tôi, có
sự hỗ trợ từ giáo viên hƣớng dẫn là TS.Đinh Công Khải và những ngƣời tôi đã cảm ơn. Các
nguồn trích dẫn và số liệu trong bài luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao
nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của
trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

TP.HCM, Tháng 06 năm 2011
Ngƣời thực hiện luận văn

Vũ Thị Tứ Nữ


ii

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến TS.Đinh Công Khải, ngƣời hƣớng dẫn khoa
học luận văn của tôi. Thầy đã tận tình chỉ bảo và đóng góp những ý kiến cũng nhƣ những
kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến TS.Cao Hào Thi là ngƣời cũng cho tôi những ý kiến đóng góp có giá trị.

Nhân đây, tôi xin trân trọng cảm ơn các Giảng viên và Trợ giảng của Chƣơng trình Giảng
dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý
báu trong suốt khóa học thạc sĩ hai năm vừa qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè đã góp ý, cung cấp cho tôi một số tài liệu hữu ích
và giúp tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu.
Những lời cảm ơn chân thành gửi đến Gia đình đã tạo điều kiện, động viên và hỗ trợ cho tôi
trong suốt quá trình học tập.
TP.HCM, Tháng 06 năm 2011
Ngƣời thực hiện luận văn

Vũ Thị Tứ Nữ


iii

TÓM TẮT
Mục đích của bài nghiên cứu là xác định những nhân tố về điều kiện tiếp cận hệ thống y tế
công tác động đến lựa chọn tự dùng thuốc của ngƣời dân Việt Nam, qua đó đề xuất những
kiến nghị chính sách nhằm hạn chế lựa chọn tự dùng thuốc này. Đối tƣợng nghiên cứu là
những ngƣời phụ nữ đã có gia đình đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định tính và định lƣợng để phân tích. Về phƣơng pháp
định tính, trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trƣớc, tác giả tổng hợp đƣợc các yếu tố cơ bản
có liên quan đến khả năng tiếp cận hệ thống y tế công ảnh hƣởng đến lựa chọn tự dùng
thuốc; sau đó sử dụng phỏng vấn nhóm để bổ sung các yếu tố và hiệu chỉnh thang đo, bảng
câu hỏi phỏng vấn. Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mô hình nghiên
cứu bao gồm 11 nhân tố tác động đến lựa chọn tự dùng thuốc của ngƣời dân với các thang đo
và giả thuyết về yếu tố đó. Mô hình nghiên cứu này có 5 nhân tố về điều kiện tiếp cận ảnh
hƣởng đến lựa chọn tự dùng thuốc của ngƣời dân, đó là: (1) Khả năng tiếp cận, (2) Khả năng
sẵn có, (3) Khả năng chi trả, (4) Sự phù hợp, (5) Khả năng chấp nhận đƣợc; ngoài ra còn có
những nhân tố về đặc điểm cá nhân ảnh hƣởng đến lựa chọn này nhƣ: tuổi tác, trình độ học

vấn, thu nhập, sở hữu thẻ BHYT, tôn giáo và mức độ nghiêm trọng của bệnh tật. Các nhân
tố về điều kiệp tiếp cận hệ thống y tế từ (1) đến (4) sử dụng thang đo Likert 5 bậc, còn nhân
tố (5) sử dụng thang đo phân loại. Sau khi hoàn tất phần nghiên cứu định tính, tác giả thực
hiện phân tích định lƣợng qua việc đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố EFA,
thống kê mô tả và hồi quy logistics đa thức.
Kết quả phân tích nhân tố EFA nhận diện ra 4 nhóm nhân tố trong những yếu tố đƣợc giữ lại
sau kết quả đánh giá độ tin cậy: (i) nhân tố về khả năng tiếp cận đƣợc diễn đạt bằng nhận
thức sự dễ dàng trong tiếp cận cơ sở y tế, (ii) nhân tố về khả năng sẵn có đƣợc diễn đạt bằng
thời gian chờ đợi khám tại cơ sở y tế công, (iii) nhân tố về khả năng chi trả đƣợc diễn đạt chi
phí y tế cho KCB, (iv) nhân tố về sự phù hợp đƣợc diễn đạt bằng chất lƣợng dịch vụ y tế
công. Còn kết quả hồi quy tìm ra rằng các yếu tố về khả năng sẵn có, khả năng chi trả và sự
phù hợp của dịch vụ y tế công ảnh hƣởng một cách có ý nghĩa thống kê đến lựa chọn tự dùng
thuốc của ngƣời phụ nữ đã có gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tác động của yếu
tố về khả năng chi trả là lớn nhất. Cụ thể, cải thiện thời gian chờ đợi khám bệnh tại cơ sở y tế


iv

công và nâng cao sự phù hợp của hệ thống y tế công sẽ làm giảm xu hƣớng ngƣời phụ nữ lựa
chọn chỉ tự dùng thuốc để sang lựa chọn tự dùng thuốc và đến bác sĩ khám; đồng thời, nâng
cao khả năng chi trả dịch vụ y tế công sẽ tác động làm cho ngƣời dân có xu hƣớng giảm xác
suất lựa chọn chỉ tự dùng thuốc ở nhà so với chỉ đến bác sĩ khám bệnh.
Nhƣ vậy, muốn cho ngƣời dân từ lựa chọn chỉ tự dùng thuốc sang lựa chọn chỉ đến bác sĩ
khám mỗi khi bị bệnh thì các chính sách nâng cao khả năng chi trả cần thực hiện bao gồm:
(i) tiếp tục tăng chi tiêu công cho y tế nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngƣời dân, (ii) để các cơ
sở y tế tự chủ về mặt tài chính nhằm đảm bảo các khoản chi tại đây là hiệu quả và giảm bớt
gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc, (iii) tiếp tục thực hiện chƣơng trình BHYT toàn dân
nhằm chia sẻ gánh nặng rủi ro giữa ngƣời khỏe và ngƣời không may bị bệnh. Hơn nữa, để
ngƣời dân giảm xu hƣớng lựa chọn chỉ tự dùng thuốc chuyển sang lựa chọn tự dùng thuốc và
đến bác sĩ thì chính sách nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cũng nhƣ giảm thời gian chờ

đợi khám tại các cơ sở y tế công cần đƣợc thực hiện nhƣ: (i) tăng đầu tƣ đào tạo nguồn nhân
lực bác sĩ có chất lƣợng, (ii) tiếp tục thực hiện cơ chế chỉ đạo tuyến (tuyến trên chỉ đạo tuyến
dƣới), (iii) chỉ đạo thực hiện công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh tại cơ sở y tế công,
(iv) tăng giờ mở cửa hoạt động ngoài giờ, (v) thực hiện cơ chế thi đua khen thƣởng về thái
độ phục vụ, (vi) xác định đƣợc khung giá phí một cách hợp lý để bảo vệ quyền lợi của ngƣời
bệnh và cả nhà cung cấp. Tất cả những chính sách trên nhằm hạn chế lựa chọn tự dùng thuốc
của ngƣời dân.
Tuy nhiên, hạn chế của bài nghiên cứu là sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện nên chƣa
đảm bảo có một bộ số liệu khách quan để phục vụ tốt hơn cho công việc nghiên cứu.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ...................................................................................................... ix
Chƣơng 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1
1.1.

Bối cảnh chính sách.................................................................................................... 1

1.2.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 5


1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 5

1.4.

Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................. 5

1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 6

1.6.

Kết cấu của bài nghiên cứu ........................................................................................ 6

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ............ 7
2.1.

Khái niệm về tự dùng thuốc chữa bệnh ...................................................................... 7

2.2.

Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................... 7

2.1.1.

Mô hình lựa chọn hình thức chăm sóc sức khỏe của Young (1981) .................. 7

2.1.2.


Mô hình “Four As” của Good (1987) ................................................................. 8

2.1.3.

Mô hình sử dụng hình thức chăm sóc sức khỏe của Andersen (1995) ............... 8

2.3.

Những nghiên cứu trƣớc và bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam ....................... 11

2.3.1.

Các yếu tố về đặc điểm cá nhân ........................................................................ 11

2.3.2.

Đo lƣờng nhóm nhân tố về điều kiện tiếp cận hệ thống y tế ............................ 12

Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 16
3.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 16

3.2.

Mô hình cho đề tài nghiên cứu ................................................................................. 17

3.3.


Mô hình hồi quy ....................................................................................................... 20

Chƣơng 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 24
4.1.

Chi tiết mẫu thống kê ............................................................................................... 24

4.2.

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................ 24


vi

4.3.

Kết quả phân tích nhân tố......................................................................................... 27

4.4.

Phân tích mô tả ......................................................................................................... 28

4.4.1.

Mối quan hệ giữa đặc điểm cá nhân và lựa chọn tự dùng thuốc chữa bệnh ..... 28

4.4.2.

Mối quan hệ giữa điều kiện tiếp cận hệ thống y tế công và lựa chọn tự dùng


thuốc chữa bệnh .............................................................................................................. 30
4.4.3.
4.5.

Mối tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mô hình ...................................... 32

Hồi quy logistic đa thức: .......................................................................................... 32

4.5.1.

Lựa chọn biến đƣa vào mô hình........................................................................ 32

4.5.2.

Phân tích kết quả hồi quy .................................................................................. 33

Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ..................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 42
PHỤ LỤC................................................................................................................................ 46
Phụ lục 1: Tổng hợp thang đo cho các nhóm yếu tố ............................................................... 46
Phụ lục 2: Chi tiết mẫu thống kê ............................................................................................. 47
Phụ lục 3: Đánh giá độ tin cậy của thang đo về điều kiện tiếp cận HTYT ............................. 48
Phụ lục 4: Phân tích nhân tố ................................................................................................... 50
Phụ lục 5: Kiểm định quan hệ giữa tuổi tác và lựa chọn tự dùng thuốc ................................. 53
Phụ lục 6: Kiểm định quan hệ giữa trình độ học vấn và lựa chọn tự dùng thuốc ................... 54
Phụ lục 7: Kiểm định quan hệ giữa thu nhập bình quân hộ và lựa chọn tự dùng thuốc ......... 55
Phụ lục 8: Kiểm định quan hệ giữa mức độ bệnh tật và lựa chọn tự dùng thuốc ................... 56
Phụ lục 9: Kiểm định quan hệ giữa sở hữu thẻ BHYT và lựa chọn tự dùng thuốc ................ 57
Phụ lục 10: Kiểm định mối quan hệ giữa tôn giáo và lựa chọn tự dùng thuốc ....................... 58
Phụ lục 11: Kiểm định quan hệ giữa sở thích chọn bác sĩ khám và lựa chọn tự dùng thuốc . 59

Phụ lục 12: Kiểm định quan hệ giữa khả năng tiếp cận và lựa chọn tự dùng thuốc ............... 60
Phụ lục 13: Kiểm định quan hệ giữa khả năng sẵn có và lựa chọn tự dùng thuốc ................. 61
Phụ lục 14: Kiểm định quan hệ giữa khả năng chi trả và lựa chọn tự dùng thuốc ................. 62
Phụ lục 15: Kiểm định quan hệ giữa sự phù hợp và lựa chọn tự dùng thuốc ......................... 63
Phụ lục 16: Kiểm tra mối tƣơng quan giữa các biến............................................................... 64
Phụ lục 17: Xây dựng mô hình hồi quy đơn giản ................................................................... 65
Phụ lục 18: Dàn bài thảo luận ................................................................................................. 67
Phụ lục 19: Bảng câu hỏi điều tra ........................................................................................... 70


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT

: Bảo hiểm y tế

đtg

: đồng tác giả

HTYT

: Hệ thống y tế

PKĐK

: Phòng khám đa khoa


TP.HCM

: thành phố Hồ Chí Minh


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Tỷ trọng các hình thức chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam năm 2002 ...................... 3
Bảng 1-2: Chi tiêu y tế Việt Nam so sánh với các nƣớc .......................................................... 4
Bảng 2-1: Tóm tắt các mô hình lý thuyết .............................................................................. 10
Bảng 3-1: Tổng hợp các yếu tố sử dụng thang đo Likert ...................................................... 19
Bảng 4-1: Các mục hỏi đƣợc giữ lại sau kết quả đánh giá độ tin cậy.................................... 26
Bảng 4-2: Kết quả phân tích nhân tố ..................................................................................... 27
Bảng 4-3: Ma trận nhân tố ..................................................................................................... 28
Bảng 4-4: Tóm tắt kết quả hồi quy ........................................................................................ 34


ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình thực hiện sự lựa chọn của Young (1981) .................................................. 8
Sơ đồ 2.2: Lý thuyết sử dụng hình thức chăm sóc sức khỏe của Andersen (1995) .................. 9
Sơ đồ 3.1: Mô hình cho đề tài nghiên cứu .............................................................................. 18
Sơ đồ 3.2: Các biến trong mô hình ......................................................................................... 22
Sơ đồ 4.1: Mạng lƣới bán lẻ thuốc tại TP.HCM năm 2008 .................................................... 25
Sơ đồ 4.2: Mạng lƣới bán lẻ thuốc đạt GPP tại TP.HCM năm 2008 ...................................... 25
Sơ đồ 4.3: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và lựa chọn tự dùng thuốc ............................. 29
Sơ đồ 4.4: Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân hộ và lựa chọn tự dùng thuốc ................... 30
Sơ đồ 4.5: Mối quan hệ giữa mức độ bệnh tật và lựa chọn tự dùng thuốc ............................. 30

Sơ đồ 4.6: Mối quan hệ giữa sở hữu thẻ BHYT và lựa chọn tự dùng thuốc .......................... 30
Sơ đồ 4.7: Mối quan hệ giữa tôn giáo với lựa chọn tự dùng thuốc......................................... 30
Sơ đồ 4.8: Mối quan hệ giữa sở thích chọn bác sĩ và lựa chọn tự dùng thuốc ....................... 31


1

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU

1.1.

Bối cảnh chính sách

Theo cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (Food and Drug Administration – FDA),
thuốc không cần kê đơn là những thuốc có thể đƣợc sử dụng an toàn và hiệu quả mà không
cần sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ, bởi vì chúng đƣợc cấp chứng nhận sau nhiều năm kiểm
nghiệm về mức độ an toàn và hiệu quả. Do vậy, nếu ngƣời dân biết cách sử dụng đúng cách
và hợp lý nó sẽ đem lại một số lợi ích tiềm tàng nhƣ: ngƣời dân có rất nhiều lựa chọn phù
hợp với điều kiện từng ngƣời, dễ dàng tiếp cận, ngăn ngừa và giảm thiểu triệu chứng bệnh
(WHO, 2000). Tuy nhiên, theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới, tự mua thuốc không
cần toa để chữa bệnh có một số những rủi ro lớn cho ngƣời tiêu dùng khi họ thiếu kiến thức
về tác động điều trị của từng loại thuốc họ dùng (WHO, 2000). Ví dụ nhƣ, “Sự tự ý dùng
thuốc và không biết đƣợc các tác dụng phụ tiềm tàng, không biết đƣợc sự khác nhau giữa các
loại thuốc giảm đau thƣờng làm cho ngƣời bệnh lơ là trong việc lựa chọn thuốc, dùng bất cứ
thuốc gì mà họ cho là thích hợp, dùng trong thời gian rất dài và thế là bị tai biến trầm trọng”
(Nguyễn Hữu Đức, 2008).
Đặc biệt, nếu cá nhân dùng thuốc kê đơn mà không có toa bác sĩ thì nguy hiểm đến sức khỏe
hơn do mức độ an toàn của thuốc kê đơn chƣa đƣợc chứng nhận, thuốc có thể có tính ngộ
độc cao. Chính vì vậy, Bộ Y tế Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc khác trên thế giới đã chia

danh mục thuốc thành hai loại: danh mục thuốc không kê đơn (OTC) và danh mục thuốc kê
đơn. Theo quy định, ngƣời dân chỉ đƣợc mua thuốc kê đơn khi có toa thuốc của bác sĩ. Tuy
nhiên, vấn đề tồn tại ở Việt Nam trong nhiều năm nay là ngƣời dân có thể tự mua thuốc kê
đơn mà không có toa thuốc hay theo toa thuốc trƣớc của bác sĩ. Ví dụ nhƣ, thuốc kháng sinh
là thuốc nằm trong danh mục thuốc kê đơn, thế nhƣng mỗi khi bị bệnh mà nghi ngờ nhiễm
khuẩn là ngƣời dân Việt Nam tự đến các hiệu thuốc tƣ nhân mua thuốc kháng sinh về dùng
hay dùng thuốc kháng sinh dự trữ sẵn ở nhà trƣớc khi đƣợc kiểm tra chẩn đoán bệnh của bác
sĩ. Việc tự mua thuốc kháng sinh khi cần mà không có toa bác sĩ có thể gây ra hậu quả
nghiêm trọng không những cho ngƣời bệnh mà còn cho cộng đồng, bởi vì việc dùng kháng


2

sinh không đúng liều lƣợng có thể gây ra lờn thuốc. Theo Nguyễn Hữu Đức (2008) thì khi
lờn một loại thuốc nào thì phải tăng liều hay phải thay thuốc khác, nhƣng nếu tăng liều mãi
sẽ dẫn đến liều độc. Một khi ngƣời bệnh đã lờn với tất cả loại thuốc thì bệnh tật khó có thể
cứu đƣợc, siêu vi khuẩn kháng thuốc này có thể truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác và kết
quả là trở thành thảm họa của nhân loại.
Thực trạng về hành vi tự dùng thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
Tự mua thuốc để chữa bệnh mà không qua khám bệnh là hành vi phổ biến ở các nƣớc đang
phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong một thống kê của Ngân hàng Thế giới từ số liệu
khảo sát y tế Việt Nam năm 2001–2002, sự lựa chọn tự dùng thuốc tự điều trị ở nông thôn và
thành thị đều tƣơng đƣơng nhau và chiếm tỷ lệ cao nhƣ là sự lựa chọn đầu tiên trong việc tìm
kiếm sức khỏe (Bảng 1-1). Ngay cả đối một thành phố đƣợc xem là trung tâm kinh tế, văn
hóa, xã hội của Việt Nam nhƣ thành phố Hồ Chí Minh thì tình hình tự dùng thuốc chữa bệnh
tại đây cũng đƣợc cho là hiện tƣợng phổ biến. Trong bài nghiên cứu của Le Van Thanh
(2007) thực hiện khảo sát về tình hình kinh tế xã hội ngoại thành của TP.HCM cho kết quả là
tỷ trọng ngƣời mua thuốc tại hiệu thuốc mà không có toa bác sĩ tại quận Gò vấp là 61%,
quận Bình Tân là 83,7%, quận 2 là 100%.
Hành vi tự dùng thuốc chữa bệnh phổ biến nhƣ vậy đã gây ra những phản ứng không mong

muốn. Theo kết quả nghiên cứu của khoa Dị Ứng – Bệnh viện Bạch Mai thì tỷ lệ bệnh nhân
dị ứng thuốc ngày càng tăng. Trong đó, Hải Phòng là nơi có tỷ lệ dị ứng thuốc cao nhất với
9,3%, kế đến là TPHCM là 8,85%; trong khi các nƣớc trên thế giới có tỷ lệ dị ứng từ 2% đến
2,5%.1 Còn đối với việc lạm dụng thuốc kháng sinh, hành vi tự dùng thuốc phổ biến này là
nguyên nhân dẫn tới tình trạng kháng thuốc khá trầm trọng ở Việt Nam. Cụ thể, theo kết quả
nghiên cứu của trƣờng Đại học Oxford về tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh ở trẻ em Việt
Nam tìm thấy rằng có tới 60% bệnh nhân chữa viêm phổi đa kháng thuốc, trong đó có 45%
kháng 3 loại kháng sinh và 14% kháng 4 loại kháng sinh; kết quả khiến 70% nhiễm trùng sơ
sinh không thể điều trị bằng kháng sinh, 67% tử vong do vi khuẩn kháng thuốc.2

1

Tùng Linh (19/08/2010), “Gia tăng tỷ lệ bệnh nhân bị dị ứng thuốc”, Báo Hà Nội Mới Online, truy cập ngày
19/08/2010 tại địa chỉ: />2
QL.CIMSI (2010), “Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ rất nguy hiểm”, Thông tin y học Việt Nam Online, truy
cập ngày 03/04/2011 tại địa chỉ: />

3

Nhƣ vậy, một sự tự chẩn đoán sai và không có kiến thức dùng thuốc thì có thể gây ra những
ảnh hƣởng nghiêm trọng đến ngƣời bệnh, gia đình ngƣời bệnh và ảnh hƣởng gián tiếp đến
nền kinh tế; bởi vì thuốc liên quan trực tiếp đến sức khỏe ngƣời bệnh, mà có sức khỏe sẽ tạo
điều kiện cho mỗi cá nhân làm việc với năng suất tốt nhất có thể, qua đó thúc đẩy phát triển
kinh tế. Mặt khác, nếu nhƣ giảm những thiệt hại lớn không đáng có về sức khỏe do việc tự
dùng thuốc, sẽ góp phần tiết kiệm tiền bạc của gia đình cũng nhƣ nguồn lực xã hội cho việc
điều trị hậu quả của việc tự ý dùng thuốc không hợp lý.
Bảng 1-1: Tỷ trọng các hình thức chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam năm 2002
Loại

Dịch vụ y tế


Dịch vụ y tế

Tự điều trị

Không điều

Tổng cộng

Vùng

công

tƣ nhân

Nông thôn

12,33

16,81

66,09

4,77

100,00

Thành thị

11,64


19,23

65,36

3,77

100,00

Việt Nam
12,18
Nguồn: World Bank (2008)

17,32

65,94

4,56

100,00

trị

Thực trạng về điều kiện tiếp cận HTYT tại Việt Nam
Việc tiếp cận đến dịch vụ điều trị tác động quan trọng đến hành vi cá nhân trong sử dụng
hình thức chăm sóc sức khỏe [Young (1981), trích trong Nguma (2010)]. Nhận định mỗi cá
nhân về điều kiện tiếp cận HTYT hình thành từ yếu tố chủ quan (cá nhân ngƣời sử dụng) và
yếu tố khách quan (Nhà nƣớc và nhà cung cấp). Vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong việc làm
cho ngƣời dân dễ dàng tiếp cận HTYT nhằm đảm bảo sức khỏe ngƣời dân, thúc đẩy phát
triển kinh tế là một trong những mục tiêu hàng đầu ở các quốc gia chứ không chỉ riêng tại

nƣớc Việt Nam ta. Tuy nhiên, chính sách y tế, các nguồn lực y tế và cách thức tổ chức hệ
thống y tế ở Việt Nam còn nhiều hạn chế dẫn đến ngƣời dân khó khăn trong việc tiếp cận
dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp nên họ có xu hƣớng lựa chọn việc tự dùng thuốc ở nhà thay
vì đến bác sĩ khám bệnh và kê toa.
Về tài chính y tế tại Việt Nam, theo dữ liệu thống kê năm 2008 của Tổ Chức Y tế Thế giới
cho thấy là phần trăm chi tiêu y tế trong tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đƣợc so sánh
là cao nhất so với các nƣớc nhƣ: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và
Trung Quốc (Bảng 1-2); trong đó, nguồn chi từ túi hộ gia đình ở Việt Nam lại chiếm tỷ lệ


4

chủ yếu (55,5%) trong tổng chi tiêu y tế– tỷ lệ này thuộc loại cao so với một số nƣớc kể trên
trong khu vực. Số liệu này cho thấy là ngƣời Việt Nam đang phải gánh chịu chi phí y tế cao
so với thu nhập của họ nên chi phí y tế có thể trở thành rào cản đề ngƣời dân tiếp cận dịch vụ
chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp.

Singapore

Thái Lan

Trung Quốc
4,3

100,0

100,0

100,0


56,2

61,0

17,7

49,0

8,1

6,6

1,8

5,2

3,8

1,1

6,9

4,4

2,1

2,0

0,4


6,9

63,7

0,4

7,5

4,7

6,7

25,8

48,4

17,2

43,7

25,4

30,3

68,4

20,9

Malaysia


4,0

Nhật

3,4

Indonesia

3,8

Việt Nam

Philippines

Bảng 1-2: Chi tiêu y tế Việt Nam so sánh với các nƣớc

7,3

2,0

8,1

4,3

100,0

100,0

100,0


100,0

55,5

30,1

15,4

40,9

BHYT tƣ nhân

1,7

2,3

2,6

Chi tiêu tƣ nhân khác

4,4

12,4

BHYT xã hội

12,4

Chi tiêu ngân sách Nhà nƣớc


26,1

1.Phần trăm chi tiêu y tế/GDP (%)
2. Cơ cấu chi tiêu y tế (%)
Chi tiêu hộ gia đình

100,0

Nguồn: WHO 2010, Dữ liệu thống kê năm 2008

Ngoài ra, hệ thống y tế thành phố Hồ Chí Minh đang phải chịu áp lực trong việc đáp ứng nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân; một mặt là do mật độ dân số tại thành phố rất lớn và
cao nhất nƣớc (chiếm 3419 ngƣời/km2), mặt khác là do ngƣời dân các tỉnh đổ xô về thành
phố khám chữa bệnh. Các cơ sở y tế công vẫn đƣợc nhiều ngƣời dân tin tƣởng đến khám và
chữa bệnh vì chất lƣợng đƣợc xem là tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Nhƣng điều này chỉ
đúng đối với các tuyến bệnh viện tuyến trên; còn đối với trạm y tế thì ngƣời dân thiếu tin
tƣởng do cơ sở hạ tầng chật hẹp, thiếu những bác sĩ có năng lực, thiếu trang thiết bị y tế cần
thiết, thiếu dịch vụ y tế v.v…3 Các tuyến bệnh viện trên tuy là chất lƣợng dịch vụ y tế có tốt
hơn tuyến xã nhƣng tình trạng quá tải đang là rào cản đối với tiếp cận hệ thống cơ sở y tế
công. Báo Sài Gòn Giải phóng đƣa ra số lệu quá tải nhƣ sau: cơ sở y tế tuyến trung ƣơng quá

3

Tƣờng Lâm (2009), “TP.HCM: Bất cập trạm y tế phƣờng, xã”, Báo Sài Gòn Giải Phóng Online, truy cập
ngày 20/01/2011 tại địa chỉ: />

5

tải trung bình 48%, tuyến tỉnh quá tải trung bình 25%, tuyến huyện quá tải trung bình 15%,
nhƣng cá biệt có bệnh viện quá tải trung bình gần 300%.4

Nhƣ vậy, với những hạn chế về điều kiện tiếp cận hệ thống y tế trên, việc nghiên cứu những
yếu tố này ảnh hƣởng tới hành vi tự dùng thuốc của ngƣời dân là vấn đề chính sách quan
trọng, đƣợc sự quan tâm của ban ngành trong lĩnh vực y tế nhằm nâng cao chất lƣợng sức
khỏe cho ngƣời dân.

1.2.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Những yếu tố nào về điều kiện tiếp cận hệ thống y tế công ảnh hƣởng tới lựa
chọn tự dùng thuốc chữa bệnh của ngƣời dân?
Câu hỏi 2: Giải pháp chính sách can thiệp nào của Nhà nƣớc nhằm hạn chế lựa chọn tự dùng
thuốc chữa bệnh của ngƣời dân?

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu này hƣớng đến mục tiêu là xác định yếu tố về điều kiện tiếp cận hệ thống y tế
công tác động đến lựa chọn tự dùng thuốc chữa bệnh. Thông qua đó, nó giúp cho nhà hoạch
định chính sách đƣa ra chính sách nhằm hạn chế lựa chọn tự dùng thuốc này nhằm cải thiện
nâng cao sức khỏe của ngƣời dân.

1.4.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu trong bài viết này các yếu tố ảnh hƣởng đến điều kiện tiếp cận hệ
thống y tế công. Đối tƣợng khảo sát của nghiên cứu là những ngƣời phụ nữ đã lập gia đình
và có tuổi từ 18 trở lên bởi vì xu hƣớng đi tìm hành vi chăm sóc sức khỏe từ việc tự dùng

thuốc ở nữ cao hơn nam, ở ngƣời đã kết hôn cao hơn ngƣời chƣa kết hôn (Trivedi, 2002).
Nguyên nhân có thể giải thích là do khả năng tiếp cận về mặt địa lý, thời gian và điều kiện
kinh tế-xã hội giành cho ngƣời phụ nữ thấp hơn. Đƣợc đánh giá là phái yếu, ngƣời phụ nữ
Việt Nam thƣờng mất thời gian dài hơn để đến một nơi so với ngƣời nam. Ngoài ra, ngƣời
phụ nữ Việt Nam thƣờng có vị trí xã hội và cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, giáo dục,

4

Nguyễn Văn Châu (2009), “Nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh ở cơ sở”, Báo Sài Gòn Giải Phóng Online,
truy cập ngày 06/06/2011 tại địa chỉ: />

6

thông tin thấp hơn ngƣời nam.5 Khi lập gia đình, ngƣời phụ nữ Việt Nam lại bận rộn hơn với
rất nhiều công việc nhƣ chăm sóc con cái, việc nhà bếp, chăm sóc nhà cửa, thậm chí là họ
vừa đi làm vừa chăm sóc gia đình. Chính những điều kiện nhƣ thế ngăn cản họ tìm kiếm
hành vi chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Do đó, ngƣời phụ nữ đã kết hôn luôn là đối tƣợng
đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc trong việc chăm sóc sức khỏe vì một đất nƣớc công bằng và
phát triển.

1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng kết hợp phƣơng pháp định tính và định lƣợng để giải quyết vấn đề nghiên
cứu. Phần phân tích định tính nhằm chỉ ra những yếu tố có liên quan đến điều kiện tiếp cận
hệ thống y tế công ảnh hƣởng đến lựa chọn tự dùng thuốc chữa bệnh của ngƣời dân thành
phố Hồ Chí Minh và xây dựng thang đo cũng nhƣ bảng hỏi điều tra cho các yếu tố này. Phần
phân tích định lƣợng nhằm phân tích khám phá các nhân tố về điều kiện tiếp cận hệ thống y
tế công và đo lƣờng ảnh hƣởng các yếu tố này đến lựa chọn tự dùng thuốc của ngƣời dân

thành phố Hồ Chí Minh. Chi tiết về phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc đề cập tiếp theo trong
Chƣơng 3.

1.6.

Kết cấu của bài nghiên cứu

Kết cấu của bài nghiên cứu gồm 5 chƣơng. Trong Chƣơng 1, bài viết phân tích bối cảnh
nghiên cứu và đƣa ra câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu. Kế
đến, Chƣơng 2 trình bày về cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trƣớc làm tiền đề
cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu ở Chƣơng 3. Tại Chƣơng 3, sau khi mô tả chi tiết
phƣơng pháp nghiên cứu và cách lấy dữ liệu, bài viết đƣa ra mô hình nghiên cứu cũng nhƣ
thang đo và giả thuyết của các yếu tố trong mô hình. Trong Chƣơng 4, tác giả kiểm định độ
tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và sau
đó đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố về điều kiện tiếp cận hệ thống y tế công lên sự
lựa chọn tự dùng thuốc của ngƣời dân dựa trên kết quả hồi qui logistic đa thức. Cuối cùng,
trong Chƣơng 5, tác giả đƣa ra kết luận và kiến nghị chính sách.

5

Năm 2008, tỷ lệ bất bình đẳng giữa nữ với nam ( Gender Gap Index 2008) là 0,678. Việt Nam xếp hạng thứ
68 trong số 130 nƣớc về chỉ số bất bình đẳng giữa nam và nữ về kinh tế, giáo dục, sức khỏe, quyền lực chính
trị. (Truy cập ngày 07/02/2011 tại địa chỉ: )


7

Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƢỚC

2.1.

Khái niệm về tự dùng thuốc chữa bệnh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2000) thì tự dùng thuốc chữa bệnh (self-medication)
liên quan đến việc sử dụng thuốc của ngƣời tiêu dùng để điều trị triệu chứng bệnh do tự chẩn
đoán, hay dùng liên tục hay tiếp tục một thuốc kê đơn cho bệnh kinh niên hay tái phát.
Thuốc không kê đơn (thuốc OTC) là một dạng của việc tự dùng thuốc, ngƣời mua chẩn đoán
bệnh của họ và mua một loại thuốc xác định để điều trị nó.
Căn cứ vào khái niệm trên của Tổ chức Y tế Thế giới, tác giả thực hiện nghiên cứu đối tƣợng
tự dùng thuốc trong lần bị ốm đau hay thƣơng tích gần nhất trong vòng 6 tháng.

2.2.

Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Mô hình lựa chọn hình thức chăm sóc sức khỏe của Young (1981)
Theo Young (1981) thì việc sử dụng hình thức chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào bốn yếu tố
thiết yếu (Sơ đồ 2.1) nhƣ: Nhận thức mức độ bệnh tật (gravity of illness), kiến thức tự trị
bệnh tại nhà (knowledge of home treatment), sự tin tƣởng vào cách chữa bệnh (Faith in
treatment), sự tiếp cận đối với việc điều trị (Access to treatment). Thứ nhất, nhận thức mức
độ bệnh tật là nhận thức của cá nhân hay cộng đồng về mức độ nghiêm trọng của bệnh tật.
Thứ hai, kiến thức tự trị bệnh tại nhà thể hiện rằng nếu một ngƣời có đủ kiến thức để điều trị
hiệu quả tại nhà thì họ sẽ tự điều trị trƣớc khi đến những nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe chuyên nghiệp. Thứ ba, sự tin tƣởng vào cách chữa bệnh thể hiện niềm tin về cách điều
trị hiệu quả cho bệnh hiện tại; một cá nhân sẽ sử dụng cách điều trị mà họ tin tƣởng. Thứ tƣ,
sự tiếp cận với việc điều trị thể hiện sự đánh giá của cá nhân về chi phí dịch vụ y tế và sự sẵn
có của dịch vụ này; cá nhân sẽ sử dụng dịch vụ mà họ dễ dàng tiếp cận hơn.
Nhƣ vậy, mô hình này của Young chỉ mới tập trung vào những yếu tố thiết yếu ảnh hƣởng
đến việc sử dụng một hình thức chăm sóc mà chƣa thể hiện rõ sự khác biệt đặc điểm cá nhân,



8

đặc điểm tổ chức hệ thống y tế tác động thế nào đến hành vi tìm kiếm sức khỏe của ngƣời
dân.
Sơ đồ 2.1: Mô hình thực hiện sự lựa chọn của Young (1981)

Mức độ
bệnh tật

Kiến
thức tự
chữa
bệnh tại
nhà

Sự tin
tƣởng
vào cách
chữa
bệnh

Sự tiếp
cận đối
với việc
điều trị

Sự sử
dụng


Nguồn: Nguma (2010), trang 70
2.1.2. Mô hình “Four As” của Good (1987)
Mô hình này xác định bốn nhóm nhân tố chính ảnh hƣởng đến hành vi chăm sóc sức khỏe
bao gồm khả năng sẵn có (availbility), khả năng tiếp cận (accessibility), khả năng chi trả
(affordability), khả năng chấp nhận đƣợc (acceptability). Cụ thể, khả năng sẵn có đề cập đến
quy mô về cấu trúc hệ thống và quy trình xử lý dịch vụ y tế; khả năng tiếp cận liên quan đến
việc phân bổ về mặt địa lý đối với các cơ sở y tế; khả năng chi trả đề cập đến những yếu tố
về mặt tài chính và khả năng chấp nhận đƣợc liên quan đến yếu tố về văn hóa và tín ngƣỡng.
Những nhóm nhân tố này phản ánh điều kiện tiếp cận cá nhân đến các hình thức chăm sóc
sức khỏe. Đặc điểm tích cực của mô hình này là dễ dàng xác định các rào cản tiềm tàng cốt
yếu cho điều trị thích hợp. Tuy nhiên, mô hình này không đề cập đến chất lƣợng dịch vụ y tế
ảnh hƣởng thế nào đến tiếp cận tới việc điều trị. Bên cạnh đó, mô hình này cũng không cho
thấy đƣợc sự khác biệt về đặc điểm cá nhân ảnh hƣởng nhƣ thế nào việc tiếp cận dịch vụ y
tế.
2.1.3. Mô hình sử dụng hình thức chăm sóc sức khỏe của Andersen (1995)
Theo mô hình của Anderson thì những nhân tố tác động trực tiếp đến sử dụng hình thức
chăm sóc sức khỏe của con ngƣời bao gồm hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố về đặc điểm cá
nhân (Population Characteristics) và nhóm nhân tố đặc điểm hệ thống chăm sóc sức khỏe
(Health Care System). Sử dụng hình thức chăm sóc sức khỏe bao gồm thực hành sức khỏe cá
nhân (ăn kiêng, tập thể dục) và lựa chọn hình thức chăm sóc sức khỏe.


9

Sơ đồ 2.2: Lý thuyết sử dụng hình thức chăm sóc sức khỏe của Andersen (1995)
Đặc điểm cá nhân
 Đặc điểm dẫn dắt
 Đặc điểm cho phép
 Nhu cầu sử dụng


Hành vi sức khỏe
 Thực hành sức khỏe cá nhân
 Sử dụng dịch vụ y tế

Hệ thống y tế
 Chính sách
 Nguồn lực vốn & lao động.
 Cách thức tổ chức
Nguồn: Rebhan (2008), trang 7
Sự lựa chọn các hình thức chăm sóc sức khỏe khác nhau phụ thuộc cấu trúc của hệ thống y
tế. Cấu trúc này đƣợc hình thành từ chính sách y tế (health policy), nguồn lực (resources) và
cách thức tổ chức (organization). Chúng ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận, khả năng chi trả,
khả năng sẵn có, khả năng chấp nhận đƣợc và sự phù hợp của cá nhân về dịch vụ chăm sóc
sức khỏe.
Về chính sách y tế, nó liên quan đến chính sách tài chính y tế. Nó bao gồm chính sách
BHYT, chính sách chi phí y tế v.v… Những chính sách BHYT và chi phí y tế tác động đến
khả năng chi trả dịch vụ y tế của ngƣời dân.
Về nguồn lực của hệ thống y tế, nó bao gồm số lƣợng và sự phân bố vốn và lao động. Ví dụ
nhƣ: số lƣợng các bác sĩ, sự sẵn có trang thiết bị, sự phân bổ cơ sở y tế tại các địa phƣơng…
Nhóm yếu tố này ảnh hƣởng khả năng sẵn có, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của ngƣời dân.
Về cách thức tổ chức, nó đề cập đến cách thức mà HTYT quản lý nguồn lực. Nó phản ánh
khả năng chấp nhận đƣợc và sự phù hợp của chất lƣợng dịch vụ y tế của ngƣời dân ở các mặt
nhƣ: tiêu chuẩn thuốc, tiêu chuẩn trang thiết bị, năng lực cán bộ, thái độ của cán bộ, quy
trình liên cá nhân…


10

Ngoài ra, một cá nhân sử dụng nhiều hay ít một dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào

đặc điểm dẫn dắt (predisposing characteristics), đặc điểm cho phép (enabling characteristics)
và nhận thức nhu cầu sử dụng (need factors). Sự khác nhau về đặc điểm cá nhân này tác
động đến lựa chọn hình thức chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân. Đặc điểm dẫn dắt bao gồm
đặc điểm nhân khẩu học, vị trí cá nhân trong xã hội, kiến thức và kinh nghiệm trƣớc về bệnh
tật hay dịch vụ y tế. Đặc điểm cho phép bao gồm các nguồn lực của gia đình. Nguồn lực của
gia đình chính là tình trạng kinh tế và nơi cƣ trú. Nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế là nhận thức
mức độ nghiêm trọng của bệnh tật, số ngày bệnh…
Nhƣ vậy, trong ba mô hình trên, mô hình hành vi chăm sóc sức khỏe Andersen (1995) là mô
hình toàn diện nhất (Bảng 2-1). Về đặc điểm cá nhân, nó bao quát hết tất cả những yếu tố về
nhân khẩu học, đặc điểm kinh tế xã hội của cá nhân và vấn đề về nhận thức bệnh tật. Sự khác
biệt về đặc điểm cá nhân góp phần ảnh hƣởng đến nhận thức về tiếp cận dịch vụ chăm sóc
sức khỏe của họ bên cạnh sự tác động về mặt chính sách, phân bổ vốn và lao động, cách thức
tổ chức HTYT. Ba đặc điểm của hệ thống y tế này ảnh hƣởng tới việc tiếp cận dịch vụ y tế
thông qua năm nhóm yếu tố nhƣ: khả năng sẵn có, khả năng tiếp cận, khả năng chi trả, khả
năng chấp nhận đƣợc và sự phù hợp của dịch vụ chăm sóc sức khỏe.Thông qua đặc điểm cá
nhân và đặc điểm của hệ thống y tế tác động đến hành vi lựa chọn hình thức chăm sóc sức
khỏe của ngƣời dân.
Bảng 2-1: Tóm tắt các mô hình lý thuyết

Sự tiếp cận đến
dịch vụ y tế

Đặc
điểm cá
nhân

Nhóm nhân tố
Đặc điểm dẫn dắt

Young

(1981)

Mô hình
Good
(1987)



/

Đặc điểm cho phép



Nhận thức về bệnh tật



Khả năng sẵn có



Khả năng tiếp cận
Khả năng chi trả



Khả năng chấp nhận đƣợc
Sự phù hợp


Ghi chú:
(/) – phản ánh một phần trong nhóm nhân tố
() – phản ánh toàn bộ nhóm nhân tố

Nguồn: tác giả tổng hợp

Andersen
(1995)

/





















11

2.3.

Những nghiên cứu trƣớc và bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

2.3.1. Các yếu tố về đặc điểm cá nhân
Đặc điểm cá nhân bao gồm ba đặc điểm chính nhƣ: đặc điểm dẫn dắt, đặc điểm cho phép và
nhận thức tình trạng bệnh tật. Trong khuôn khổ phân tích các yếu tố về đặc điểm cá nhân ảnh
hƣởng tới lựa chọn tự dùng thuốc chữa bệnh, bài viết sử dụng các yếu tố từ mô hình của
nghiên cứu Trivedi (2002) về vai trò của thu nhập và bảo hiểm y tế lên việc mua thuốc tự
chữa bệnh với dữ liệu lấy từ cuộc điều tra mức sống ngƣời Việt Nam 1997-1998 từ Ngân
hàng Thế giới. Mô hình này bao gồm những yếu tố cơ bản về đặc điểm cá nhân nhƣ:
Tuổi tác là một yếu tố thuộc đặc điểm dẫn dắt. Nghiên cứu của Trivedi (2002) chỉ ra rằng
những ngƣời có độ tuổi càng cao thì càng tăng xác suất lựa chọn tự dùng thuốc để trị bệnh.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu Tran Van Long (2010) thực hiện khảo sát tại Cà Mau về việc
xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tự dùng thuốc chữa bệnh lại cho thấy rằng khi
tuổi càng cao thì cá nhân có xu hƣớng đến bác sĩ khám bệnh. Bài nghiên cứu kỳ vọng rằng
tác động của yếu tố về tuổi tác lên lựa chọn tự dùng thuốc giống nhƣ kết quả Tran Van Long
vì có thể là khi con ngƣời tuổi càng cao thì tình trạng sức khỏe của họ suy giảm và bệnh tật
mức nghiêm trọng hơn nên họ có xu hƣớng đến bác sĩ khám thay vì tự dùng thuốc ở nhà.
Trình độ học vấn là yếu tố cũng thuộc đặc điểm dẫn dắt. Nghiên cứu Trivedi (2002) tìm thấy
rằng khi trình độ học vấn thấp hơn thì cá nhân có khuynh hƣớng lựa chọn tự dùng thuốc để
điều trị hơn vì khi trình độ cao hơn thì họ nhận thức tốt hơn về rủi ro trong việc tự dùng
thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Tran Van Long (2010) lại tìm ra mối quan
hệ đồng biến giữa trình độ học vấn và hành vi tự dùng thuốc chữa bệnh. Và trong nghiên cứu
của Okumura và đtg (2002) về việc xác định những yếu tố ảnh hƣởng đến tự dùng thuốc
kháng sinh tại Việt Nam cũng tìm ra mối quan hệ giữa tự dùng thuốc và trình độ học vấn là
đồng biến. Theo tác giả, kết quả nghiên cứu của Tran Van Long (2010) và của Okumura và
đtg (2002) có thể giải thích là vì những ngƣời có trình độ cao hơn đồng nghĩa kiến thức tự

chữa bệnh tại nhà cao hơn. Mà theo Young (1981) khi cá nhân có kiến thức tự dùng thuốc ở
nhà cao hơn thì việc điều trị tại nhà là hiệu quả cho nên họ sẽ tự dùng thuốc trƣớc khi đến cơ
sở y tế khám.


12

Thu nhập là yếu tố thuộc đặc điểm cho phép. Nghiên cứu của Trivedi (2002) chỉ ra rằng việc
mua thuốc tự chữa bệnh đƣợc xem nhƣ là hàng hóa thứ cấp ở mức thu nhập cao và hàng hóa
thông thƣờng ở mức thu nhập thấp. Có nghĩa là, cá nhân có khuynh hƣớng giảm việc lựa
chọn tự dùng thuốc khi thu nhập tăng lên, ít nhất là khi thu nhập tăng lên trên ngƣỡng nhất
định vƣợt ra ngoài mà cá nhân sẽ bắt đầu tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc y tế.
Sở hữu thẻ BHYT cũng là yếu tố thuộc đặc điểm cho phép. Theo Chang và Trivedi (2003) thì
bảo hiểm y tế tác động lớn đến việc làm giảm hành vi mua thuốc để tự điều trị. Điều này
cũng có nghĩa là nhu cầu giữa các hàng hóa có thể là nhạy cảm với giá cả tƣơng đối. Bảo
hiểm y tế làm cho việc đến chăm sóc y tế chuyên môn tƣơng đối ít tốn kém, và do đó, nó có
thể dẫn đến giảm xu hƣớng lựa chọn tự dùng thuốc chữa bệnh. Nghiên cứu thực nghiệm của
Pagán và đtg (2006) tại Mexico cũng cho kết quả tƣơng tự, sự thiếu đầu tƣ BHYT của chính
phủ làm tăng khả năng tự dùng thuốc của ngƣời dân.
Nhận thức tình trạng sức khỏe là yếu tố về nhu cầu. Nghiên cứu của Trivedi (2002) có cho
kết quả là những ngƣời có ngày bệnh, ngày giới hạn hoạt động càng dài thì có tác động làm
giảm hành vi tự dùng thuốc chữa bệnh. Nghiên cứu Tran Van Long (2010) cũng cho kết quả
tƣơng tự. Điều này đồng nghĩa là khi ngƣời dân nhận thức mức độ bệnh tật là nghiêm trọng
thì họ sẽ đến bác sĩ khám bệnh.
2.3.2. Đo lường nhóm nhân tố về điều kiện tiếp cận hệ thống y tế
Để đo lƣờng các nhân tố về điều kiện tiếp cận HTYT bài viết sử dụng các thang đo của bài
nghiên cứu của Shrestha (2010) về đánh giá điều kiện tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe
cơ bản tại Indonesia. Theo nhận xét của tác giả, bài nghiên cứu Shrestha (2010) đã tổng hợp
tƣơng đối đầy đủ các thang đo liên quan đến từng nhân tố ảnh hƣởng điều kiện tiếp cận dịch
vụ y tế từ nhiều bài nghiên cứu khác nhau (Phụ lục 1). Do vậy, bài nghiên cứu của tác giả sẽ

lấy thang đo này làm chuẩn để phân tích.
Khả năng tiếp cận (Accessibility) đề cập đến vấn đề về mặt địa lý. Theo Shrestha (2010),
khả năng tiếp cận đƣợc đo lƣờng bởi các yếu tố: Khoảng cách, thời gian đi, phƣơng tiện di
chuyển. Các yếu tố này đƣợc xác định là rào cản cho ngƣời dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc
sức khỏe chuyên nghiệp, bởi vì nó gây khó khăn cho ngƣời dân để đến các cơ sở y tế. Do
vậy, sự dễ dàng đến các cơ sở y tế là cách đo lƣờng thích hợp. Cụ thể là trong khảo sát hộ


13

dân Uganda về khả năng tiếp cận đến thuốc, Bộ y tế nƣớc này đã sử dụng thang đo là: “ Đến
phƣơng tiện y tế … là dễ dàng” và bài nghiên cứu sẽ sử dụng thang đo này để phân tích. Do
đó, thang đo về khả năng tiếp cận bao gồm: (i) Khả năng tiếp cận bệnh viện/PKĐK công, (ii)
Khả năng tiếp cận trạm y tế xã/phường, (iii) Khả năng tiếp cận hiệu thuốc tư nhân.
Khả năng sẵn có (Availability) đề cập đến quy mô về sản phẩm và dịch vụ mà các phƣơng
tiện y tế cung cấp. Theo Shrestha (2010), khả năng sẵn có đƣợc xác định bởi các yếu tố:
(1) Thời gian chờ làm thủ tục khám đƣợc xem nhƣ là một rào cản để họ tiếp cận một dịch

vụ chăm sóc sức khỏe không sẵn có. Trong khi đó, thủ tục hành chính trong khám chữa
bệnh tại các cơ sở y tế công tại Việt Nam còn nhiều rƣờm rà dẫn đến thời gian chờ đợi
khám lâu (Lý Ngọc Kính, 2007).
(2) Thời gian chờ đợi khám bác sĩ là khoảng thời gian chờ đợi để đƣợc đến lƣợt gặp bác sĩ.

Yếu tố này đo lƣờng sự sẵn có bác sĩ có đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh của
ngƣời dân. Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Tp.HCM thì tỷ lệ này vào năm 2008 là
8,2 bác sĩ trên 10.000 dân; trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 15,1 (2005), Philippines
là 11,6 (2002), Ý là 42 (2004) và ở Pháp là 33,7 (2004).6 Điều này cho thấy là nguồn
lực y bác sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh là không nhiều, thậm chí còn có thể xem là
thiếu. Việc không đủ nhân lực bác sĩ, cơ sở vật chất cho nhu cầu khám chữa bệnh của
ngƣời dân có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải dẫn đến thời gian chờ đợi

khám lâu tại các cơ sở y tế công.
(3) Sự sẵn có thuốc làm cho ngƣời dân giảm bớt thời gian chờ đợi để mua đƣợc thuốc họ

cần. Thời gian đƣợc xem nhƣ là một rào cản để họ tiếp cận một dịch vụ chăm sóc sức
khỏe không sẵn có. Loyola Filho và đtg (2002) cho rằng chính vì sự sẵn có của thuốc
mức cao làm cho ngƣời dân tự dùng thuốc chữa bệnh nhiều hơn [trích trong Chaves và
đtg (2009)]. Nhƣ vậy, sự sẵn có thuốc đƣợc đo lƣờng bởi: (i) sự sẵn có thuốc tại cơ sở
y tế , (ii) sự sẵn có thuốc tại hiệu thuốc tư nhân.
Khả năng chi trả (Affordability) liên quan đến những về nguồn lực về kinh tế và tài chính
của gia đình có đủ để chi trả cho chi phí khám chữa bệnh. Nếu nhƣ không có một chính sách
trợ giúp, những ngƣời có tình trạng kinh tế thấp khó có thể đủ tiền để sử dụng hình thức
6

Dữ liệu thống kê của NationMaster.com, truy cập ngày 01/03/2011
/>
tại

địa

chỉ:


14

chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp [Taylor (2003), trích trong Rebhan (2008)]. Đồng thời,
một cá nhân quyết định tự dùng thuốc chữa bệnh khi so sánh giá cả tự dùng thuốc thấp hơn
nếu nhƣ tự dùng thuốc đƣợc xem là không có rủi ro (Lavoro, 2008). Theo Shrestha (2010),
khả năng chi trả đƣợc xác định bởi các yếu tố: sở hữu thẻ BHYT, chi phí thuốc, chi phí dịch
vụ y tế, chi phí đi đƣờng và tổng chi phí y tế. Từ những yếu tố này, thang đo về khả năng chi
trả đƣợc xác định nhƣ sau:



Khả năng chi trả giá thuốc



Khả năng chi trả dịch vụ y tế



Khả năng chi trả chi phí đi đƣờng



Khả năng chi trả tổng chi phí khám bệnh



Khả năng chi trả thuốc theo toa

Khả năng chấp nhận đƣợc (Acceptability) liên quan đến những yếu tố về văn hóa và tín
ngƣỡng. Cách thức tổ chức HTYT có thể gây khó khăn cho những nền văn hóa và tín
ngƣỡng khác nhau trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Theo Shrestha (2010), khả
năng chấp nhận đƣợc xác định bởi các yếu tố: (i) Tôn giáo, (ii) Sở thích chọn bác sĩ khám
theo giới tính. Nếu ngƣời dân không có sự tôn trọng về tôn giáo và quyền lựa chọn bác sĩ
theo giới tính trong việc khám chữa bệnh thì hai yếu tố trên có thể là rào cản để ngƣời dân
tiếp cận với dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp.
Sự phù hợp (Adequacy) dịch vụ chăm sóc sức khỏe đƣợc xác định bằng hai khía cạnh: chất
lƣợng kỹ thuật và chất lƣợng chức năng. Chất lƣợng kỹ thuật là chất lƣợng về chẩn đoán và
trị bệnh. Chất lƣợng chức năng là chất lƣợng cơ sở hạ tầng, thái độ phục vụ, v.v…Sự không

phù hợp chất lƣợng dịch vụ chăm sóc sức khỏe với nhu cầu của ngƣời dân ảnh hƣởng đến sự
lựa chọn hình thức chăm sóc sức khỏe [Bedi và đtg (2003), trích trong Tran Van Long
(2010)]. Theo Shrestha (2010), sự phù hợp đƣợc xác định bởi các yếu tố: (i) Sự phù hợp về
chất lượng dịch vụ y tế, (ii) Sự phù hợp về điều kiện vệ sinh , (iii) Sự phù hợp về thái độ phục
vụ, (iv) Sự phù hợp của giờ mở cửa. Bên cạnh đó, bài viết cũng bổ sung một yếu tố đƣợc cho
là có ảnh hƣởng đến hành vi tự dùng thuốc là (v) Sự phù hợp của chất lượng dịch vụ BHYT.
Chính sách BHYT ngày càng đƣợc cải tiến song nó vẫn tồn tại những mặt chƣa đáp ứng
đƣợc nhu cầu ngƣời tham gia BHYT khiến cho các bệnh nhân có BHYT dƣờng nhƣ chƣa
thỏa mãn với dịch vụ y tế mà nó cung cấp. Có một lý do đƣợc cho là do khung viện phí


×