Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.1 KB, 37 trang )

VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI HUYỆN GIA BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY
I. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình
1. Tiềm năng và nguồn lực phát triển
1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Năm 1950, huyện Gia Bình và huyện Lương Tài hợp thành huyện Gia Lương
đến ngày 9 tháng 8 năm 1999 huyện Gia Bình được tái lập. Hiện trạng đơn vị hành
chính của huyện có 13 xã và 1 thị trấn; diện tích tự nhiên là 10779,81 ha, dân số toàn
huyện năm 2008 là 106 057 người. Huyện Gia Bình nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc
Ninh, cách trung tâm Tỉnh 25 km, thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Phía Bắc
giáp với huyện Quế Võ, phía Nam giáp huyện Lương Tài, phía Tây giáp huyện Thuận
Thành và phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình huyện Gia Bình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc
xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông
Đuống và sông Thái Bình. Khu vực cao nhất là vùng núi Thiên Thai, thấp nhất là vùng
trũng ven sông Ngụ.
1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Gia Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nóng ẩm mưa nhiều.Thời
tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt.
- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa
lớn chiếm 80% lượng mưa cả năm. Đặc biệt có những trận mưa rào với cường độ lớn
kèm theo gió bão từ 2 đến 4 ngày gây ngập úng cục bộ.
- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, có thời kỳ khô
hanh kéo dài từ 15 đến 25 ngày, nhiều diện tích canh tác, ao, hồ bị khô cạn.
- Nhiệt độ trung bình năm 23,4°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C
(tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1), sự chênh lệch giữa
tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.
Hàng năm có hai mùa gió chính: Gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Gió
mùa đông bắc bắt đầu từ tháng 10 năm trước kết thúc vào tháng 3 năm sau, gió mùa


đông nam từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm mang theo hơi ẩm gây mưa rào.
1.1.4 Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra cho thấy đất đai huyện Gia Bình chủ yếu được hình
thành từ quá trình bồi tụ các sản phẩm phù sa của hệ thống Sông Hồng. Tổng diện tích đất
tự nhiên 10779,81 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 51,57%, đất lâm nghiệp
chiếm 0,39 %, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 38,32%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 8,
28%, đất chưa sử dụng 1,42 % và đất nông nghiệp khác chiếm 0,02%.
1.1.5 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện là nguồn nước từ sông Đuống, con sông
chảy qua khu vực phía Bắc của huyện. Tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3 và hàm
lượng phù sa rất cao. Vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 2,8 kg phù sa, lượng
phù sa khá lớn này đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng,
phù sa màu mỡ các khu vực ven sông của huyện. Ngoài sông Đuống nơi cung cấp nước
tưới cho phần lớn diện tích ruộng trong toàn huyện còn có sông Ngụ, sông Lục Đầu
Giang, kênh mương cùng với số lượng ao, hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp
nước tưới cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm tuy chưa được khảo sát và tính toán cụ thể nhưng qua thực
tế sử dụng của dân trong toàn huyện cho thấy: Nguồn nước có độ sâu từ 15m - 20m có
chất lượng tốt, đảm bảo sức khỏe cho người dân.
1.1.6 Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của huyện Gia Bình không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng
diện tích rừng là 42,24 ha, chiếm 0,39 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã:
Đông Cứu, Giang Sơn và Lãng Ngâm.
1.1.7 Tài nguyên thủy sản
Huyện có nhiều ao hồ nằm xem kẽ trong thổ cư, ven làng và hàng ngàn ha
ruộng trũng và mặt sông có điều kiện để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
1.1.8 Tài nguyên khoáng sản
Gia Bình nghèo về tài nguyên khoáng sản chủ yếu chỉ là vật liệu xây dựng như

đất sét và pha sét làm gạch, phân bố ở 4 xã: Cao đức, Vạn Ninh, Thái Bảo, Đại Lai,
ngoài ra còn có cát ở các xã ven đê phục vụ cho xây dựng cũng như nguồn đất sỏi phục
vụ cho đường giao thông ở Đông Cứu, Lãng Ngâm, Giang Sơn.
1.1.9 Tài nguyên nhân văn và du lịch
Gia Bình là vùng quê có nhiều lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian nổi tiếng;
Tháng giêng, có hội đuổi cuốc ở làng Xuân Đài, Vạn Ninh, hội chùa Tổ ở xã Thái Bảo;
Tháng hai, có hội “Thập Đình” làng Bảo Tháp, xã Đông Cứu; Tháng ba, hội đền Cao
Lỗ Vương làng Đại Than, xã Cao Đức, hội làng Bưởi xã Đại Bái; Tháng chín,giỗ tổ
làng nghề Đại Bái (Bưởi) thuộc xã Đại Bái. Ngoài ra, Gia Bình còn có truyền thống
hiếu học và khoa bảng, là quê hương của thái sư Lê văn Thịnh, vị trạng nguyên khai
khoa của nước ta.
1.1.10 Môi trường sinh thái
Kinh tế Gia Bình đang phát triển nhanh, kéo theo nó là vấn đề chất thải công
nghiệp, xây dựng và nông nghiệp (hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thức ăn chăn
nuôi…) và rác thải sinh hoạt cũng ngày một gia tăng. Song vấn đề xử lý chất thải, rác thải
còn nhiều hạn chế, phần lớn không được xử lý trước khi đổ ra môi trường xung quanh. Môi
trường nước ở một số khu vực làng nghề, chủ yếu là các cơ sở chế biến nông sản, chăn nuôi,
khói, bụi đúc đồng, đúc nhôm… đang làm ô nhiễm nguồn nước và không khí của một bộ
phận người dân trên địa bàn.
1.2 Dân số và nguồn nhân lực
1.2.1 Dân số
Dân số huyện Gia Bình năm 2006 là 104 108 người, năm 2008 là 106 057
người tăng 1 949 người, chiếm 10,6% dân số toàn tỉnh; năm 2009 là 103 794 người
giảm 314 người. Tốc độ tăng dân số tự nhiên tăng từ 9,30
00
0
(năm 2006) lên 9,40
00
0
(năm 2008). Tốc độ gia tăng dân số không cao; tỷ lệ tăng biến động cơ học giảm vì

những năm gần đây do nhu cầu về việc làm, người lao động đi tìm việc ở các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp ngoài huyện ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng lượng người
ra khỏi huyện nhiều hơn lượng người về huyện. Cơ cấu dân số theo giới tính tương đối
ổn định, tỷ lệ dân số nữ so với dân số toàn huyện năm 2006 là 52,30 %; năm 2008 là
51,6% và năm 2009 chiếm khoảng 52%. Do tỷ xuất sinh giảm, tuổi thọ bình quân tăng,
cơ cấu dân số theo độ tuổi đang có xu hướng già hóa, tỷ lệ trẻ em ngày càng giảm, tỷ lệ
người trong tuổi lao động ngày càng tăng.
1.2.2 Nguồn nhân lực
Trong 5 năm 2006 – 2010, lao động trong độ tuổi tăng 1.800 người. Số người
trong độ tuổi lao động tập trung chủ yếu ở nông nghiệp, nông thôn. Nguồn lao động dồi
dào nhưng trình độ tay nghề còn khiêm tốn, chất lượng lao động chưa cao. Số lượng cụ
thể được thể hiện trong bản dưới đây:
Bảng 2: Tình hình dân số, lao động giai đoạn 2006 - 2010
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Dự báo
năm 2010
Dân số trung bình Người 104.108 105.601 106.057 103.794 103.304
Dân số trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động
Người 61.215 62.516 63.420 63.795 63.015

Lao động ở khu vực đô thị Người 3.983 4.064 4.059 4.081 4.158
Lao động ở khu vực nông thôn Người 57.232 58.452 59.361 58.714 58.857
Lao động xuất khẩu Người 120 120 160 180 200
Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Bình
1.3 Những lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện
1.3.1 Lợi thế so sánh về vị trí địa lý
Bắc Ninh là một trong 7 tỉnh và thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ. Đây là trung tâm kinh tế năng động và là một đầu tàu kinh tế quan trọng của Miền
Bắc cũng như của cả nước. Lợi thế mà huyện Gia Bình có được từ vị trí điạ lý là các
chính sách ưu đãi của nhà nước cho vùng kinh tế trọng điểm.Mặt khác, huyện nằm
trong vùng đồng bằng Sông Hồng đất đai mầu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn
chỉnh nên Gia Bình có điều kiện phát triển những vùng chuyên canh có chất lượng cao.
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện rất thuận lợi. Các tuyến đường tỉnh lộ
280, 282, 284, 285 nối liền quốc lộ 38 (là tuyến giao thông cấp quốc gia dài 85 km kết
nối Bắc Ninh với Hưng Yên và Hà Nam), quốc lộ 5 (là đường giao thông huyết mạch
nối cụm cảng Hải Phòng với thủ đô Hà Nội), quốc lộ 18 (kéo dài từ TP Bắc Ninh qua
Hải Dương và kết thúc ở TP Móng Cái, Quảng Ninh) cùng với hệ thống các tuyến
đường huyện lộ hình thành thuận lợi cho quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các khu
vực kinh tế khác.
1.3.2 Lợi thế so sánh về nguồn nhân lực
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động so với tổng dân số
trung bình tăng dần qua các năm. Năm 2006 tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động so với dân số trung bình của huyện chiếm 58,8% , năm 2008 chiếm
59,8%, năm 2009 chiếm 61,5% và dự báo năm 2010 chiếm 61%. Nguồn nhân lực của
huyện có ưu điểm: Cần cù, sáng tạo trong lao động, có ý thức cộng đồng sâu sắc, luôn
kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông để xây dựng và bảo vệ quê hương,
đất nước. Lợi thế về nguồn nhân lực giúp huyện phát triển các ngành tiểu thủ công
nghiệp sử dụng nhiều lao động, ít vốn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.3.3 Lợi thế so sánh do có các làng nghề truyền thống phát triển
Phát huy thế mạnh, sản xuất các mặt hàng truyền thống như: Đúc đồng, nhôm,

mây tre đan, thêu ren, chế biến nông sản thực phẩm... Huyện đã có một số mô hình kinh
tế làm ăn có hiệu quả, là tiền đề để nhân rộng và phát triển như: Đúc đồng, đúc nhôm,
chăn nuôi trang trại, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan…Đặc biệt là làng nghề đúc
đồng, đúc nhôm ở Đại Bái, làng nghề mây tre đan ở Xuân lai.
Cụ thể, theo nghệ nhân Nguyễn Văn Lục ở làng nghề Đại Bái, người được
phong tặng danh hiệu "Bàn tay vàng", bộc bạch: “Mặc dù kinh tế có suy giảm nhưng
làng nghề chúng tôi vẫn làm không hết việc. Ngoài các sản phẩm đúc đồng truyền
thống như: tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối... chúng tôi còn gia
công chi tiết các sản phẩm như cầu dao, ổ cắm điện cho các nhà máy ngành điện. Thu
nhập bình quân của người lao động từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/tháng, thợ kỹ thuật từ 1,8
đến 2,4 triệu đồng/ tháng…”
1.3.4 Thị trường tiêu thụ lớn
Nhu cầu của thị trường ở thủ đô Hà Nội, TP Hải Dương, TP Bắc Ninh, các
khu đô thị, khu công nghiệp của tỉnh là rất lớn tạo động lực cho nhà đầu tư tái sản xuất
trong kinh doanh. Ngoài ra, theo đà tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện mức sống
của người dân được nâng cao, điều đó hứa hẹn về một thị trường phát triển có nhu cầu
cao trong tương lai.
1.3.5 Có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao
Huyện có lợi thế về tài nguyên đất và nguồn nhân lực dồi dào, lợi thế này tạo
điều kiện cho Gia Bình phát triển ngành nông nghiệp. Mặt khác huyện nằm cách thủ đô
Hà Nội không xa, và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc nên chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ sự lan tỏa của công nghệ cao giúp cho hoạt động CNH – HĐH nông nghiệp
được đẩy mạnh.
1.3.6 Nhiều di tích lịch sử, lễ hội, có lợi để phát triển du lịch
Gia Bình - nơi có dãy Thiên Thai thơ mộng - quê hương của Lê Văn Thịnh.
Trạng nguyên khai khoa triều Lý cũng chính là Trạng nguyên khai khoa nước Việt, nay
còn là di tích đền thờ ông làm trên nền nhà xưa (Lê Trạng nguyên cố trạch) ngay cạnh
ngôi chùa mang tên chùa Thái Sư - chức vị cao nhất của quan Trạng triều Lý, nay thuộc
làng Bảo Tháp - xã Đông Cứu. Thiên Thai là thắng địa nổi tiếng được các vua Lý cho
dựng các chùa Đông Lâm và Tĩnh Lự trên đỉnh núi Thiên Thai và núi Du Tràng, trở

thành những đại danh lam cổ tự. Tại đây, chúa Trịnh còn dựng cung Long Phúc ở sườn
núi Du Tràng để thường xuyên về thưởng ngoạn.
Qua Thiên Thai, xuống Lệ Chi Viên thuộc xã Đại Lai, nay còn dấu tích hành
cung Đại Lai - nơi xảy ra vụ thảm án “Lệ Chi Viên” đối với Nguyễn Trãi - vị anh hùng
dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới và với người vợ của ông là Nguyễn Thị Lộ. Từ Đại
Lai sang chùa Đại Bi (xã Thái Bảo) công trình chính do Huyền Quang - Lý Đạo Tái,
dựng tại quê nhà từ thế kỷ XIII. Tại đây còn đền thờ ba vị tổ Trúc Lâm, tháp mộ Huyền
Quang và tấm bia đá cổ ghi cuộc đời hành trạng của Huyền Quang - vị Trạng nguyên -
thiền sư - thi sỹ nổi tiếng thời Trần - một trong ba vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Từ
chùa Đại Bi theo đê sông Đuống, xuống vùng Lục Đầu Giang, thăm các di tích lăng
mộ, các đình đền thờ Cao Lỗ Vương tại quê hương của tướng quân nay thuộc Tiểu
Than (Vạn Ninh) và xã Cao Đức. Và nếu đúng dịp 10 tháng 3 sẽ được tham dự ngày
hội lớn - hội đền Than, thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ của nhân dân quê hương đối
với một danh tướng đã có công chế tạo nỏ thần và kiến trúc sư của thành Cổ Loa dưới
thời An Dương Vương. Tại vùng cửa Lục Đầu, còn di tích đền Tam Phủ trên bãi
Nguyệt Bàn (Cao Đức) - địa điểm diễn ra hội nghị Bình Than lịch sử của vua tôi nhà
Trần bàn kế sách đánh giặc Nguyên - Mông.
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2005 đến nay
Nghị quyết đại hội Ðảng bộ huyện Gia Bình lần thứ 19, nhiệm kỳ 2006 – 2010
đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình giai đoạn từ năm 2006
– 2010. Trong giai đoạn này huyện đã xác định phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khai thác tiềm năng đất
đai, lao động hiện có, để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng
sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Hình thành các
vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh như: vùng lúa, vùng rau, vùng nuôi trồng thủy
sản, cây ăn quả, cây xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2010 tổng diện tích gieo trồng
đạt từ 12.500 đến 13.000 ha. Tạo môi trường thuận lợi, thu hút vốn đầu tư của các
doanh nghiệp vào các cụm công nghiệp Ðại Bái, Nhân Thắng, Xuân Lai. Phát huy
thế mạnh, sản xuất các mặt hàng truyền thống như: đúc đồng, nhôm, mây tre đan,
thêu ren, chế biến nông sản thực phẩm...

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện cao trong giai đoạn này
nhưng chất lượng tăng trưởng của huyện còn thấp. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn
huyện Gia Bình năm 2006 đạt 794 805 triệu đồng (theo giá so sánh 1994), tăng lên 1
306 848 triệu đồng năm 2010, tăng 1,64 lần so với năm 2006, bình quân tăng
12,46%/năm.
Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng của
các ngành Công nghiệp – Xây dựng, giảm tỷ trọng của các ngành Nông-Lâm - Thủy
sản. Năm 2006 tỷ trọng Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 53% giảm xuống còn 40% năm
2009, Công nghiệp- Xây dựng tăng từ 21% năm 2006 lên 30% năm 2009, Thương mại
– Dich vụ tương ứng tăng từ 26% lên 30%.
Tổng giá trị gia tăng năm 2007 đạt 507,103 tỷ đồng, tăng 51,57 tỷ đồng so với
năm 2006; giá trị gia tăng quân đầu người năm 2007 đạt 4,7 triệu đồng/người, bằng
111,6% so với chỉ tiêu đại hội đề ra. Giá trị gia tăng năm 2009 đạt 592,848 tỷ đồng,
vượt chỉ tiêu đại hội đề ra. Mục tiêu đến 2010, phấn đấu nhịp độ tăng trưởng giá trị gia
tăng đạt từ 11,5% đến 12%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 12,51 triệu
đồng/người/năm. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng
hóa cao chưa tương xứng với tiềm năng lao động và tài nguyên đất đai của huyện.
Tốc độ tăng trưởng của ngành CN – XD còn chưa vững chắc. Sản xuất công
nghiệp- tiểu thủ công nghiệp quy mô còn nhỏ, phát triển ngành nghề mới để tạo
việc làm cho người lao động còn hạn chế. Chưa thực sự khai thác lợi thế về nguồn
nhân lực và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao
động.
Giai đoạn từ năm 2005 đến nay huyện đã có nhiều dự án đầu tư cho sức khoẻ
con người và phát triển trí tuệ văn hoá - xã hội như: Dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp hệ
thống điện, đầu tư xây dựng trường học, xây dựng hệ thống nước sạch; nâng cấp cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị ngành y tế…Hiện cơ sở hạ tầng của huyện đã được cải thiện
đáng kể và nhìn chung đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đầu tư, sản xuất của huyện. Tuy
nhiên còn nhiều công trình, dự án đã xuống cấp cần được nâng cấp, tu sửa như hệ
thống điện với hệ thống dây dẫn nối ghép nhiều mối gây thất thoát điện năng lớn
khảng 20% năm 2005, không đảm bảo an toàn trong cung cấp điện… nhưng việc

huy động vốn cho các dự án xây dựng, nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng là một
thách thức với huyện Gia Bình nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung.
II. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn từ
2005 đến nay
1. Thực trạng huy động vốn đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn từ 2005 đến nay
1.1 Vốn ngân sách
Tiết kiệm của chính phủ bao gồm: Vốn NSNN và nguồn vốn phát triển chính
thức nhưng trên địa huyện Gia Bình không có nguồn vốn phát triển chính thức do đó
tiết kiệm của chính phủ trên địa bàn huyện chính là vốn ngân sách trên địa bàn huyện.
Bảng 3: Tổng hợp thu NSNN giai đoạn 2005 đến nay
Đơn vị: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Tổng thu NSNN 17029 48989 37106 28359 51869
A Các khoản thu trong cân đối 14322 30204 25165 21221 21408
I Các khoản huyện thu 13045 28171 23000 18736 19259
1 Thuế NQD 1883 2318 3379 4917 5543
Thuế môn bài 210 253 336 372 470
Thuế GTGT 853 1211 1842 3145 4080
Thuế TNDN 813 845 1194 1396 1594
Thuế thu nhập cá nhân 899

Thuế TTĐB 7 9 7 4
Thuế tài nguyên 0 0 0 0 0
Thu khác NQD 0 0 0 0 0
2 Phí và lệ phí 281 411 435 405 565
Phí TW 27 49 57 46
Phí cấp huyện 110 152 122 72
Phí cấp xã 144 210 256 287
3 Thu lệ phí trước bạ 130 634 1077 1471 2383
4 Thuế nhà đất 418 714 865 1009 1314
5 Thuế chuyển quyền SDĐ 345 309 549 936 985
6 Thu tiền khi giao đất 8342 22212 14424 6288 4031
7 Thuế nông nghiệp 125 146 145 122 120
8 Thu tiền thuê đất 5 10 2 80 141
9
Thu biện pháp tài chính (Thu
khác) 632 479 667 605 273
10 Thu tại xã 884 938 1459 2685 2404
11
Thu hồi các khoản chi năm
trước 92 218
II NQD tỉnh thu 1277 2033 2165 2485 2149
1 Thuế môn bài 36 15 16 27 22
2 Thuế GTGT 1128 1958 2090 2269 2093
3 Thuế TNDN 113 60 50 189 34
4 Thuế TTĐB
5 Thuế tài nguyên
6 Thu khác 9
B
Thu và Q.lý qua NS và
không cân đối NS 2707 18785 11941 7138 30461

1 Thu phạt ATGT 401 512 579 646 642
2 Ghi thu tiền đấu giá đất 14941 6051 15653
3 Thu đóng góp (tỉnh) 353 177
4 Thu đóng góp (huyện) 56 680 612 523
5 Ghi thu tài chính thôn
6 Thu đóng góp xây XDHT (xã) 537 851 4072 5336 13127
7 Ghi thu học phí, viện phí 1360 2304 559 544 516
C Thu NS địa phương 64713 96987 97582 126223 134023
I Thu NS cấp huyện 47826 73735 68991 86708
1 Thu điều tiết trong cân đối 6839 14478 10191 6624 6177
2 Thu BS từ NS cấp trên 38152 40093 48010 73080
3 Thu khác 2835 19164 10790 7004
II Thu NS cấp xã 16887 23252 28591 39515
1 Thu điều tiết trong cân đối 5469 10626 11770 12047 10997
2 Thu bổ sung từ NS cấp trên 10017 11775 11932 20689
3 Thu khác 1401 851 4889 6779
Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Bình
Qua bảng tổng hợp thu NSNN (bảng 2) cho thấy vốn ngân sách tăng dần qua
các năm. Năm 2005 tổng thu 17029 triệu đồng đạt 202,6% so với dự toán, năm 2006
thực hiện thu 48989 triệu đồng vượt dự toán 179%, năm 2009 thu 51869 triệu đồng
vượt dự toán 116,1%. Trong hai năm 2007 và 2008 thu ngân sách giảm do kinh tế của
huyện chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
1.1.1 Tình hình thu ngân sách trên địa bàn do huyện thu
Thu ngoài quốc doanh
Thu ngoài quốc doanh không ngừng gia tăng về mặt giá trị tuyệt đối. Năm
2005 thu 1 883 triệu đồng bằng 121,5% so với kế hoạch, năm 2007 thu 3 379 triệu đồng
bằng 150% so với kế hoạch và năm 2009 thu 5 543 triệu đồng bằng 94,7% so với kế
hoạch đề ra. Tuy nhiên tốc độ gia tăng có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng thu năm
2006 khoảng 23%, năm 2007 là 45,52% và giảm xuống còn 12,73% năm 2009. Nguyên
nhân dẫn đến sự sụt giảm về tốc độ tăng thu ngoài quốc doanh là do hai nguyên nhân cơ

bản sau. Thứ nhất, cuối năm 2007 và đầu năm 2008 kinh tế nước ta suy thoái do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
thu hẹp lại ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu thuế GTGT và thuế TNDN trong ngân
sách.Thứ hai, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cam kết cắt
giảm một số dòng thuế dẫ đến giảm thu ngân sách do mất nguồn thu.
Phí và lệ phí
Nhìn vào bảng 2 ta thấy thu từ phí và lệ phí không ngừng tăng qua các năm.
Cụ thể, năm 2005 thu vào ngân sách 281 triệu đồng vượt dự toán 141%, năm 2008 giảm
xuống còn 405 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2007 chỉ chiếm 81,1% và năm 2009 thu
565 triệu đồng vượt dự toán 188%.
Thu lệ phí trước bạ
Lệ phí trước bạ là khỏan thu quan trọng, là một yếu tố cấu thành không thể
thiếu trong cơ cấu NSNN ở các địa phương hàng năm. Ngoài ra lệ phí trước bạ còn là
căn cứ ban đầu cho việc xác định các quyền sở hữu, quyền định đoạt tài sản, hàng hóa
theo quy định của pháp luật. Nếu nhìn từ giác độ của hệ thống thuế thì lệ phí trước bạ
có ảnh hưởng lâu dài đến giá trị, hồ sơ của tài sản, hàng hóa. Do đó, lệ phí trước bạ có
ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân,
doanh nghiệp về nhiều mặt như hiệu quả sản xuất kinh doanh, quy mô của hoạt động.
Thu lệ phí trước bạ tăng cao. Năm 2005 thu phí trước bạ là 130 triệu đồng,
năm 2009 thu 2383 triệu đồng tăng 18 lần trong vòng 4 năm. Nếu nhìn từ góc độ xác
định quyền sở hữu, định đoạt tài sản thì những con số này thể hiện tài sản của cá nhân,
doanh nghiệp tích tụ trong giai đoạn năm 2005- 2009 là rất lớn, điều đó cũng thể hiện
khu vực tư nhân trên địa bàn huyện đang lớn mạnh dần.
Thuế chuyển quyền SDĐ
Thuế chuyển quyền sử dụng đất (CQSDĐ) là Loại thuế trực thu, được thu trên
thu nhập của cá nhân, tổ chức khi chuyển quyền sử dụng đất. Thuế này được thu qua
mỗi lần phát sinh việc chuyển quyền sử dụng đất. Đối tượng nộp thuế là tất cả các tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng đất, khi thực hiện việc chuyển nhượng
quyền sử dụng đất.
Giai đoạn năm 2004 – 2009 đóng góp từ thu thuế chuyển quyền sử dụng đất

vào NSNN tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2005 thu 345 triệu, năm 2007 thu 549
triệu đồng vào ngân sách nhà nước và năm 2009 thu 985 triệu đồng. Sự gia tăng về mặt
giá trị tuyệt đối còn thể hiện hoạt động mua – bán trên thị trường BĐS trên địa bàn
huyện sôi động hơn trước.
Thu tiền khi giao đất
Theo nghị định 38 ngày 23/8/2000 của Chính phủ, tiền sử dụng đất được thu
trong các trường hợp người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Thực hiện tốt nghị định 38 của Chính phủ, NSNN có thêm một
khoản thu lớn từ hoạt động thu tiền khi giao đât.Tuy nhiên tỷ trọng của khoản thu này
trong tổng thu NSNN giảm qua các năm. Năm 2005 chiếm 48,98% tổng thu ngân sách,
năm 2006 chiếm 45,34% tổng thu NSNN, năm 2007 chiếm 38,87% vá chỉ chiếm 8%
trong tổng thu NSNN năm 2009. Khoản thu này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
NSNN vào những năm 2005, năm 2006 và 2007. Trong giai đoạn này nhiều dự án xây
dựng, quy hoạch được chấp thuận như: Dự án xây dựng công ty may cổ phần Đông
Bình, xây dựng trung tâm thương mại của công ty TNHH Hòa Bình, công ty cổ phần
Cao Đức, công ty may Dương Đạt... và hoạt động bán đất ở cho cán bộ công nhân
viên…
Thuế nông nghiệp
Nghị quyết miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp áp dụng từ năm 2003 đến
năm 2010, nên thuế nông nghiệp nhìn chung trong giai đoạn 2005 – 2009 không có biến
động lớn và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu NSNN. Trong những năm2005, 2008 và
2009 tổng thu vào NSNN trung bình 122 triệu đồng, năm 2006 và 2007 khoản thu này
tăng lên nhưng xét trong cả giai đoạn thì sự biến động này là không đáng kể. Tháng
3/2010, Bộ tài chính cho biết đang gấp rút xây dựng văn bản về chính sách thuế sử dụng
đất nông nghiệp. Văn bản thuế này sẽ theo tinh thần tiếp tục miễn giảm thuế sử dụng đất
nông nghiệp trong 10 năm nữa (đến năm 2020) để hỗ trợ nông dân (
1
). Do đó, trong tương
lai nguồn thu này cũng không có biến động nhiều.

Tiền thuê đất
Có chiều hướng tăng dần do quỹ đất công đã được nằm trong quy hoạch hoặc
đã có quyết định thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích cho các doanh nghiệp có nhu
cầu bỏ vốn đầu tư thuê mặt bằng sản xuất. Tuy nhiên tỷ trọng thu từ tiền thuê đất so với
tổng thu ngân sách còn thấp. Năm 2009 chỉ đóng góp vào tổng thu 141 triệu đồng gấp
khoảng 1,8 lần so với năm 2008. Các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn ngày càng phát
triển do đó thu từ tiền thuê đất sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới.
Các khoản thu tại xã
Tỷ trọng khoản thu này trong tổng thu NSNN không cao. Năm 2005 thu 884
triệu dồng đạt 98% so với dự toán, chiếm trên 5% tổng thu NSNN, năm 2007 thu 1450
triệu đồng đạt 112,2% so với dự toán chiếm gần 4% tổng thu NSNN, năm 2008 thu
2685 triệu đồng đạt 179% dự toán chiếm trên 9% tổng thu NSNN. Khoản thu này đòi
hỏi các đơn vị , xã , thị trấn phát huy triệt để khai thác nguồn thu nhưng cũng chỉ tập
trung chủ yếu từ thu quỹ đất công ích và đất công, thu cho thuê đầm, hồ ao.
1.1.2 Các khoản thu từ thuế do tỉnh thu nhưng huyện được hưởng
Các khoản thuế thu từ thuế do tỉnh thu như: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế
TNDN, thuế TTĐB, thuế tài nguyên…Tổng các khoản thu do tỉnh thu nhưng huyện
được hưởng nhìn chung là ổn định và chiếm tỷ trọng không cao trong tổng thu NSNN.
Do đó, trong tương lai tỷ trọng khoản thu này không thay đổi nhiều trong tổng thu ngân
sách. Cụ thể, năm 2005 chiếm khoảng 7%, năm 2006 chiếm 4% , năm 2008 chiếm 8%
và năm 2009 chiếm trên 4%.
1.1.3 Một số khoản thu khác trong ngân sách của huyện
Thu các khoản đóng góp
Khoản thu này hầu hết phát sinh ở cấp xã, mục đích huy động để xây dựng kết
cấu hạ tầng ở địa phương theo chủ trương của Nhà nước và nhân dân cùng làm, xây
dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai...
Ở các thôn, xã có các dự án thuê đấtcác công ty, doanh nghiệp tự nguyện đóng
góp ủng hộ cho thôn, xã số tiền khá lớn để xây dựng cở sở hạ tầng như: Thị trấn Gia
Bình, Đại Bái, Cao Đức… Với số kinh phí hàng năm được tài trợ, các xã, thôn đã xây
dựng kiến thiết các công trình phúc lợi phục vụ lợi ích chung của tập thể.

Năm 2005 tổng số đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 537 triệu đồng, năm
2007 đạt 4072 triệu đồng, năm 2008 thu 5336 triệu đồng và năm 2009 thu 13127 triệu
1( ) (Tiếp tục miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020)
đồng. Đây là khoản thu lớn đạt và vượt nhiều so với dự toán tỉnh giao hàng năm. Bên
cạnh đó hàng năm còn có các khoản thu đóng góp của tỉnh, huyện.
Học phí, viện phí
Là khoản thu ngân sách Nhà nước được thực hiện thông qua việc ghi thu ngân
sách hàng năm nhưng thực tế chưa phản ánh hết vào thu NSNN. Khoản ghi thu học phí,
viện phí có xu hướng giảm dần qua các năm, cao nhất là năm2006 thu 2304 triệu đồng,
và liên tục giảm trong những năm còn lại.
1.2 Vốn từ nguồn tiết kiệm của doanh nghiệp và hộ gia đình
1.2.1 Tình hình phát triển về quy mô và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trên địa bàn huyện
Có nhiều ý kiến đánh giá của các nhà kinh tế trong và ngoài nước về sự phát
triển của doanh nghiệp Việt Nam là chậm và năng lực cạnh tranh còn yếu, trình độ kỹ
thuật sản xuất cũng như quản lý kinh doanh còn thấp. Trước năm 1986, mô hình kinh tế
nước ta áp dụng là mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội. Theo đó, chế độ sở hữu toàn
dân và tập thể về tư liệu sản xuất và cơ chế kế hoạch hóa tập trung đóng vai trò là
những yếu tố chủ đạo của mô hình phát triển. Việc thực hiện mô hình phát triển này đã
mang lại những kết quả to lớn không thể phủ nhận nhưng đã đẩy nền kinh tế Việt Nam
rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, kìm hãm sự
phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Sau đổi mới số doanh nghiệp tư nhân đăng ký
trong cả nước tăng dần nhưng hoạt động còn dè dặt, phần lớn là hoạt động cầm chừng.
Giai đoạn sau đó sự xuất hiện ngày càng nhiều hoạt động đầu tư nước ngoài cộng với
sự đổi mới và thông thoáng cơ chế chính sách cho doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư
thì doanh nghiệp tư nhân ở nước ta mới có điều kiện “ăn theo”. Thêm vào đó, Sau khi
áp dụng Luật Doanh Nghiệp được ban hành vào đầu năm 2000 thì khu vực tư nhân
trong nước ở Việt Nam mới thực sự phát triển rầm rộ.
Trong tình hình phát triển về quy mô và năng lực cạnh tranh chung của các
doanh nghiệp tư nhân trên cả nước thì sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trên địa

bàn huyện còn rất chậm so với sự phát triển về quy mô cũng như năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp trong cả nước. Nguyên nhân là do điểm bắt đầu dựa trên nền tảng
của sản xuất nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, tư tưởng của nền sản xuất
kế hoạch hóa tập trung còn chưa thoát khỏi đời sống sinh hoạt của người dân.
Sự phát triển về số lượng và quy mô của doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn
huyện trong giai đoạn 2005 – 2010 như sau:
Bảng 4: Số lượng doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn huyện từ năm 2005 đến nay
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Số lượngDN đang hoạt 33 48 55 87 107
động
Tỷ lệ DN vừa và nhỏ (%) 100 100 100 100 100
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Gia Bình
Giai đoạn từ năm 2005 đến nay khu vực kinh tế tư nhân không ngừng gia tăng
các doanh nghiệp về mặt số lượng nhưng không có doanh nghiệp lớn mà chỉ ở mức vừa
và nhỏ. Năm 2005 số doanh nghiệp tư nhân đăng ký là 33 doanh nghiệp, năm 2007 là
55 doanh nghiệp, năm 2009 là 107 doanh nghiệp. Năm 2010 dự báo số doanh nghiệp
đăng ký sẽ tăng lên 120 doanh nghiệp tăng gần 4 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng về
số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn chậm nhưng điều đó đã thể hiện khu vực
kinh tế tư nhân đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện hoạt động trong
tình trạng không đủ vốn cần thiết. Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khó huy
động các nguồn vốn khác ngoài vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, do các doanh nghiệp này có
quy mô vừa và nhỏ nên các hoat động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục
tiêu, xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường
còn kém, hệ thống phân phối qua các trung gian thương mại nên chưa thiết lập được hệ
thống phân phối hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Tiềm lực tài
chính còn hạn chế, quản lý chỉ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu… Tất cả những yếu tố
này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
Dựa vào những đặc điểm về quy mô, năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện chúng ta có thể thấy rằng khả năng huy động
vốn của các doanh nghiệp này cho phát triển kinh tế còn kém so với các huyện khác
như huyện Từ Sơn, huyện Quế Võ…Tuy nhiên các doanh nghiệp này đã có những đóng
góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của huyện.
1.2.2 Khả năng huy động vốn từ cá nhân và hộ gia đình
Trong 3 khu vực, khu vực hộ gia đình là khu vực có thặng dư tiết kiệm lớn. Đây
là khu vực cho vay ròng trên thị trường tài chính. Trên thực tế không phải tất cả các hộ
gia đình đều có tiết kiệm, có những hộ gia đình tỷ lệ tiết kiệm bằng không hay tỷ lệ tiết
kiệm âm tức là thu nhập vừa đủ hoặc không đủ bù đắp cho tiêu dùng. Tuy nhiên một bộ
phận không nhỏ dân cư trong khu vực này có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập
gia tăng hoặc do tích lũy truyền thống. Nguồn vốn tiềm năng trong dân xư không phải
là nhỏ, nó tồn tại dưới các hình thức như: Vàng, ngoại tệ, tiền mặt, bất động sản…
Hiện nay tỷ trọng hộ giữ tiền mặt giảm do dịch vụ gửi tiết kiệm linh hoạt, an
toàn và ổn định cao. Theo đánh giá của một sô ngân hàng trên địa bàn huyện, có khoảng
70% hộ tham gia dịch vụ gửi tiết kiệm, tỷ trọng hộ tham gia gửi tiết kiệm trong các
ngân hàng tăng lên đáng kể trong thời gian qua.Theo thống kê số cá nhân, hộ gia đình
tham gia dịch vụ tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng Đông Á tăng đáng kể trong thời gian
qua. Trung bình mỗi năm hoạt động gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình tăng
khoảng 3%. Tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỷ lệ này là 2%/năm. Cuối năm 2007,
đầu năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát cao làm
cho hoạt động của dịch vụ gửi tiết kiệm trong các ngân hàng giảm sút nghiêm trọng.
Nguyên nhân của biến động này là do tỷ lệ lạm phát tăng cao, gửi tiết kiệm tại các ngân
hàng không còn là hình thức tiết kiệm tối ưu bởi giá trị của tiền giảm nhanh.
Năm 2009, Huyện đã thực hiện chủ trương kích cầu sản xuất và tiêu dùng,
chống suy giảm kinh tế; Ngân hàng NN-PTNT tiến hành cho 6.018 lượt hộ sản xuất vay
195 tỷ đồng, bình quân mỗi lượt hộ được vay 32 triệu đồng. Dư nợ cho vay của Ngân
hàng chính sách xã hội đạt 94,14 tỷ đồng, trong đó cho 4.496 lượt hộ nghèo vay 47.620
triệu đồng, bình quân 1 lượt hộ được vay 10,5 triệu đồng. Qua chính sách kích thích
tiêu dùng của nhà nước, một mặt đã tăng thêm nguồn vốn sản xuất trong dân cư trên địa
bàn mặt khác làm tăng nhu cầu tiêu dùng tạo đà cho tăng trưởng.

×