Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu kiệt quệ tài chính các nhân tố tác động và mô hình dự báo cho các công ty cổ phần tại TP HCM 002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.63 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------

NGUYỄN HỮU LẬP

CÁC NHÂN TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN
TỶ SUẤT SINH LỢI CỔ PHIẾU NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------

NGUYỄN HỮU LẬP

CÁC NHÂN TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN
TỶ SUẤT SINH LỢI CỔ PHIẾU NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HCM

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :


TS. HỒ VIẾT TIẾN

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố tài chính tác động đến tỷ suất sinh lợi cổ
phiếu niêm yết trên thị trường Tp.HCM” là bài nghiên cứu của chính tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Hồ Viết Tiến. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Những dữ liệu trong các bảng phân tích làm căn cứ nhận xét, đánh giá được tác giả
thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần nguồn dữ liệu trong các bảng dữ
liệu. Ngoài ra, luận văn sử dụng một số khái niệm, thuật ngữ, kết quả phân tích của
một số tác giả khác, tổ chức khác đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để
dễ tra cứu và kiểm chứng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian dối nào tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng về
kết quả luận văn của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2012.
Tácgiả


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hồ Viết Tiến giáo viên hướng dẫn khoa
học đã nhiệt tình, tận tụy chia sẻ cho tôi những tri thức khoa học, những kinh
nghiệm trong nghiên cứu. Góp ý chỉnh sửa ý tưởng khoa học cũng như cách diễn
đạt lời văn, góp phần cho luận văn thành công hơn. Đồng thời, Thầy đã giúp tôi
trưởng thành hơn về mặt nhận thức khoa học, khả năng nghiên cứu và chuyên môn
được nâng cao.

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả Thầy Cô đã từng dạy dỗ tôi. Đặc biệt tôi xin cảm
ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM đã tận tình truyền đạt cho tôi
những kiến thức trong những năm cao học, làm nền tảng để tôi thực hiện luận văn
này.
Tôi xin cảm ơn những người bạn đã góp ý, cung cấp cho tôi những tài liệu, dữ liệu
trong quá trình thực hiện luận văn.
Lời cảm ơn sau cùng xin gửi đến Cha Mẹ, những người đã nuôi dạy con trưởng
thành, cảm ơn anh chị em đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn.

Nguyễn Hữu Lập


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT

ROE:

Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

NPM:

Hệ số biên lợi nhuận ròng

CR:

Khả năng thanh toán hiện hành

DER:

Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu


TATO:

Vòng quay tổng tài sản

PBV:

Tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách

SIZE:

Quy mô công ty

VCSH:

Vốn chủ sở hữu

FEM:

Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model)

REM:

Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model)

CP:

Cổ phiếu

HoSE:


Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

TTCK:

Thị trường chứng khoán

Mean:

Giá trị trung bình

Std. Deviation:

Độ lệch chuẩn

Sum of Squares:

Tổng các độ lệch bình phương


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các bài nghiên cứu thực nghiệm theo các tiêu chí biến độc
lập, biến nghiên cứu và biến có ý nghĩa.
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt quan hệ về dấu giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
Bảng 3.1: Điều chỉnh giá khi các công ty phát hành bổ sung niêm yết trên HoSE xếp
theo thứ tự thời gian từ 01/01/2009 đến 31/12/2011.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả cơ bản của các biến số
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến số
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Hausman
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình tác động cố định



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình các biến nghiên cứu


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU - TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................1
1.1.

LÝ DO NGHIÊN CỨU .................................................................................1

1.2.

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:.........................................................2

1.3.

MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..................................................2

1.3.1

Mục tiêu nghiên cứu: ..............................................................................2


1.3.2

Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................3

1.3.3

Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ................................................................3

1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ................................................................4

1.5.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT CẤU LUẬN VĂN: .........................4

1.6.

Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: ......................5

CHƯƠNG 2 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CHỨNG
KHOÁN ......................................................................................................................6
2.1

Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thông tin báo cáo tài

chính doanh nghiệp và tỷ suất sinh lợi chứng khoán...............................................6
2.2


Các giả thuyết nghiên cứu: ..........................................................................18

2.2.1 Hệ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) .....................................18
2.2.2 Hệ số biên lợi nhuận ròng (NPM) .............................................................19
2.2.3 Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành (CR)..............................................19
2.2.4 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER) .........................................................20
2.2.5 Vòng quay tổng tài sản (TATO) ...............................................................20


2.2.6 Tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách (P/BV) ...........................................20
2.2.7 Quy mô công ty (SIZE) .............................................................................21
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................24
3.1.

Phương pháp phân tích mô hình hồi quy với dữ liệu dạng bảng (panel

data) ..................................................................................................................... 24
3.1.1.

Giới thiệu sơ lược: ................................................................................24

3.1.2.

Mô hình hồi quy Pool ...........................................................................25

3.1.3.

Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM) .....................26


3.1.4.

Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) ..........26

3.1.5.

So sánh và lựa chọn FEM và REM.......................................................27

3.2.

Mô hình thực nghiệm: .................................................................................28

3.2.1.

Mô hình hồi quy Pool: ..........................................................................29

3.2.2.

Mô hình hồi quy với tác động cố định: .................................................29

3.2.3.

Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên: .................................................30

3.2.4.

Kiểm định Hausman: ............................................................................30

3.3.


Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu .............................................32

3.3.1 Biến phụ thuộc: Tỷ suất sinh lợi chứng khoán (RET) ..............................32
3.3.2 Điều chỉnh giá khi tính toán tỷ suất sinh lợi cổ phiếu: ..............................33
3.3.3.Biến độc lập: ..............................................................................................39
3.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..............................................................41

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu: ..........................................................................42

3.6.

Lý giải kết quả nghiên cứu: .........................................................................43

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................45
4.1.

Phân tích thống kê mô tả cơ bản các biến số ...............................................45

4.2.

Phân tích tương quan: ..................................................................................47

4.3.

Kết quả hồi quy............................................................................................48


4.3.1.

Lựa chọn phương pháp ước lượng mô hình .........................................48

4.3.2.

Kết quả hồi quy .....................................................................................48

4.3.3.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình ......................................................50


4.4.

Giải thích các biến trong mô hình: ..............................................................53

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN..........................................................................................61
5.1.

Kết luận........................................................................................................61

5.2.

Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................62

5.2.1.

Hạn chế của đề tài: ................................................................................62


5.2.2.

Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................64

Phụ lục A: Dữ liệu quan sát ......................................................................................65
Phụ lục B: Các kết quả hồi quy mô hình tác động cố định .......................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC A: Dữ liệu quan sát
PHỤ LỤC B: Các kết quả hồi quy mô hình tác động cố định


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương đầu tiên của đề tài giới thiệu khái quát về lý do, mục tiêu và câu hỏi
đặt ra, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu sẽ được sử
dụng trong quá trình phân tích dữ liệu. Sau cùng là ý nghĩa và ứng dụng của đề tài
nghiên cứu.
1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Thông tin kế toán từ các báo cáo tài chính có thể mô tả tình trạng của doanh
nghiệp. Các báo cáo tài chính bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: hoạt động của các doanh
nghiệp và hệ thống kế toán áp dụng bởi các công ty (Palepu, Healy & Bernard,
2004). Phân tích tỷ lệ tài chính có thể giúp các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết
định đầu tư và dự đoán tương lai của doanh nghiệp. Nó cũng có thể đưa ra cảnh báo
sớm về sự suy giảm của tình hình tài chính của doanh nghiệp (Ohlson, 1980).
Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 12 năm hình thành và phát triển, số
nhà đầu tư tham gia thị trường ngày càng tăng lên, nhiều nhà đầu tư đã thành công
và thu được không ít lợi nhuận từ chứng khoán. Tuy nhiên, có rất ít nhà đầu tư Việt
Nam dựa vào các chỉ số hay mô hình để đầu tư, mà chủ yếu là đầu tư theo cảm tính

hoặc đầu tư theo người khác (tính bầy đàn).
Thời gian gần đây, mặc dù đã có nhiều biện pháp nhưng thị trường chứng
khoán vẫn diễn biến phức tạp, VN-Index có lúc rơi tự do, có lúc biến động thất
thường khó đoán. Đã có nhiều nghiên cứu phân tích nguyên nhân tác động đến thị
trường chứng khoán, trong đó có ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế, các biến động của
chu kỳ kinh tế, các biến động của kinh tế thế giới, biến động của thị trường bất động
sản, lãi suất và các rào cản tác động đến thị trường tài chính của Chính Phủ… Trong
đó, một nguyên nhân quan trọng không thể phủ nhận là kiến thức và tâm lý của nhà
đầu tư. Khi một nhà đầu tư thiếu kiến thức về thị trường chứng khoán, họ dễ rơi vào
tâm lý đầu tư theo cảm tính, hay đầu tư theo tâm lý đám đông mà không có lập
trường nhất định cho riêng mình. Đó là điều giới hạn của hầu hết các nhà đầu tư
trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và các thị trường chứng khoán mới


2

nổi khác nói chung. Tuy nhiên, trong tương lai khi thị trường chứng khoán đi vào
giai đoạn phát triển ổn định, các nhà đầu tư muốn tồn tại trên thị trường cần phải
chuyên nghiệp hơn trong hoạt động mua bán chứng khoán, khi đó hiểu biết về báo
cáo tài chính và tỷ suất sinh lợi cũng như vận dụng các mô hình đầu tư tài chính
hiện đại vào thị trường chứng khoán là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết.
Ngoài ra, việc lựa chọn mô hình nào phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam
với những nét đặc thù riêng biệt của một thị trường mới nổi cũng là một vấn đề cần
đặt ra.
Với mục đích tìm hiểu và nghiên cứu các thông tin từ báo cáo tài chính tác
động đến tỷ suất sinh lợi của các công ty như thế nào, tác giả đã chọn đề tài “Các
nhân tố tài chính tác động đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu niêm yết trên thị trường
chứng khoán Tp.HCM” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Như đã đề cập ở phần lý do chọn đề tài, việc đưa ra một mô hình giúp cổ đông

cũng như các nhà đầu tư cá nhân ước lượng tỷ suất sinh lợi cổ phiếu sẽ nhận được
từ việc sử dụng các thông tin từ báo cáo tài chính khi đầu tư là một vấn đề thiết
thực. Có rất nhiều yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu được chỉ ra bởi
những nghiên cứu trước đây, gồm cả yếu tố thuộc bên ngoài như các hạn chế pháp
lý, lãi suất ngân hàng, yếu tố thị trường…và yếu tố thuộc bản thân công ty như quy
mô công ty, khả năng sinh lợi, tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn, yếu tố tăng trưởng…Tất
cả các yếu tố này tác động đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu theo những cấp độ khác
nhau.
Trên những cơ sở vừa nêu, vấn đề nghiên cứu của đề tài là chỉ ra các yếu tố
ảnh hưởng thuộc về bản thân công ty và cường độ tác động của chúng lên tỷ suất
sinh lợi cổ phiếu niêm yết trên thị trường Tp.HCM từ nguồn dữ liệu thứ cấp thu
thập được, từ đó áp dụng mô hình để xác định tỷ suất sinh lợi. Phần tiếp theo đề tài
sẽ đi vào cụ thể hơn qua việc đề ra mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.
1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu:


3

Bài viết nhằm mục tiêu tìm hiểu, nghiên cứu giả thuyết sự liên quan của
thông tin tài chính trong việc giải thích tỷ suất lợi nhuận chứng khoán, kiểm chứng
giả thuyết này tại thị trường Việt Nam. Phân tích sự ảnh hưởng của thông tin kế
toán như lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, hệ số biên lợi nhuận ròng, khả
năng thanh toán hiện hành, chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu, vòng quay tổng tài sản, tỷ
lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách và quy mô doanh nghiệp,… lên tỷ suất sinh lợi
chứng khoán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. HCM.
Cụ thể:
-

Nghiên cứu các thông tin từ báo cáo tài chính doanh nghiệp có hay không

sự tác động đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu niêm yết trên thị trường
TP.HCM.

-

Đo lường và so sánh ảnh hưởng của từng yếu tố đó lên tỷ suất sinh lợi
chứng khoán.

-

Áp dụng mô hình nhằm ước lượng tỷ suất sinh lợi chứng khoán từ việc
thu thập các dữ liệu sẵn có.

-

Các gợi ý có thể rút ra sau nghiên cứu này.

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu:
Với mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở trên, đề tài tập trung cho việc trả lời các
câu hỏi nghiên cứu sau đây:
• Các yếu tố nào tác động có ý nghĩa đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu niêm yết
trên thị trường Tp.HCM.
• Cường độ ảnh hưởng của các yếu tố đó lên tỷ suất sinh lợi như thế nào và
theo chiều hướng nào?
1.3.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Nói đến thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp, có rất nhiều chỉ tiêu có
thể sử dụng để đại diện cho biến số này, từ các chỉ số khả năng thanh khoản, chỉ số
hoạt động, chỉ số cân nợ, chỉ số thu nhập, đến các thông tin quy mô, tốc độ tăng
trưởng doanh thu, quản trị công ty,…. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài này, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, hệ số biên lợi nhuận ròng, khả năng



4

thanh toán hiện hành, chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu, vòng quay tổng tài sản, tỷ lệ
giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách và quy mô doanh nghiệp đại diện cho thông tin kế
toán.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và áp dụng phương pháp
phân tích hồi quy dữ liệu bảng. Trong đó, các tác động đặc trưng của phân tích dữ
liệu bảng như tác động bất biến và tác động ngẫu nhiên theo đối tượng nghiên cứu
và theo thời gian cũng được áp dụng để phân tích ý nghĩa của các biến trong mô
hình.
Dữ liệu sử dụng trong luận văn là dữ liệu thứ cấp thu thập từ các công ty phi
tài chính niêm yết trên sàn HoSE trong khoảng thời gian từ 2009-2011, với 60 công
ty có dữ liệu đầy đủ trong giai đoạn khảo sát. Dữ liệu về các biến nghiên cứu: lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số biên lợi nhuận ròng (NPM), khả
năng thanh toán hiện hành (CR), chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DER), vòng quay
tổng tài sản (TATO), tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách (PBV) và quy mô doanh
nghiệp (SIZE) đều được thu thập từ báo cáo tài chính được công bố của các công ty
niêm yết.
Sau khi thu thập các thông tin cần thiết, các dữ liệu sẽ được tính toán và đưa
vào mô hình hồi quy đa biến nhằm xác định các biến có ảnh hưởng, chiều hướng và
cường độ tác động của chúng đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán.
1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT CẤU LUẬN VĂN:
Với tất cả các ý đã được trình bày ở trên, nội dung của luận văn sẽ bao gồm
năm chương:
Chương thứ nhất: đề tài giới thiệu tổng quan về nội dung nghiên cứu, bao
gồm lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu…

Chương hai: các giả thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu, cũng như các
nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan.


5

Chương ba: trình bày phương pháp nghiên cứu, đo lường các biến và thiết kế
mô hình nghiên cứu.
Chương bốn: phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.
Chương năm: rút ra các kết luận và các mặt hạn chế của đề tài, đồng thời đề
xuất hướng hướng nghiên cứu cho các nghiên cứu tiếp theo.
1.6. Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học
cũng như thực tiễn.
Về mặt khoa học, đề tài góp phần tham gia vào việc hoàn thiện mô hình xác
định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán cho thị trường Việt Nam
vốn có rất ít nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, đây cũng là
một nghiên cứu với mục tiêu kiểm nghiệm lại những kết quả nghiên cứu trước đây
cũng như mở ra những thách thức mới cho những nghiên cứu sau này mà đề tài
chưa làm được.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu là một tham khảo mang tính khoa học,
nghiêm túc cho các nhà đầu tư và cổ đông công ty trong việc ước tính tỷ suất sinh
lợi sẽ nhận được. Từ đây, phụ thuộc vào đặc điểm của nhà đầu tư và mục tiêu mà họ
sẽ đưa ra các lựa chọn trong việc nắm giữ hay từ bỏ cổ phiếu.


6

CHƯƠNG 2
CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI
CHỨNG KHOÁN
Ở chương 1, đề tài đã trình bày một cách tóm tắt nội dung luận văn, từ lý do và
xác định vấn đề nghiên cứu, đến việc đề ra câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, thông
qua phương pháp nghiên cứu đề xác định kết quả, thêm vào đó cũng đề cập đến kết
cấu và ý nghĩa luận văn. Tiếp theo, chương 2 sẽ tập trung giới thiệu các nghiên cứu
thực nghiệm về mối quan hệ giữa thông tin báo cáo tài chính và tỷ suất sinh lợi
chứng khoán. Đây là phần cơ sở đề tài xác định các biến nghiên cứu sẽ có mặt trong
mô hình hồi quy của mình. Phần tiếp theo sẽ trình bày các giả thuyết nghiên cứu.
2.1 Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thông tin báo cáo tài
chính doanh nghiệp và tỷ suất sinh lợi chứng khoán
Tại Indonêsia, Robertus Tri Brata Jauhari (2003) đã nghiên cứu về sự tác động
của tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DER), giá trị sổ sách (P/BV), lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE), chỉ số giá trên thu nhập (PER), tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) lên tỷ
suất sinh lợi chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán Jakarta. Dữ liệu thu được
từ Semarang PIPM và thị trường Indonêsia Capital Diretory. Một số tiêu chí đã
được quy định để lấy mẫu và 34 mẫu đã thu được. Các kỹ thuật hồi quy đa biến
được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả tìm thấy đó là DER, P/BV, ROE và
DPR có một tác động đáng kể đối với tỷ suất sinh lợi chứng khoán, trong khi đó
PER không có tác động đáng kể đối với tỷ suất sinh lợi chứng khoán. ROE có một
tác động tích cực và quan trọng trong lãi chứng khoán ở mức ý nghĩa 1%. DER và
DPR có một tác động đáng kể đối với lãi chứng khoán. DER có tác động tiêu cực,
ngược lại DPR có tác động tích cực và quan trọng lên lãi chứng khoán. P/BV có tác
động tích cực và quan trọng trong lãi chứng khoán ở mức ý nghĩa 10%. Phát hiện
này ngụ ý rằng nhà đầu tư phải xem xét các chỉ tiêu tài chính như DER, P/BV, ROE
và DPR khi đầu tư vào chứng khoán.


7


Cũng ở Indonesia, Dwi Martani, Mulyono, Rahfiani Khairurizka (2009) đã
khảo sát sự liên quan của thông tin kế toán trong việc giải thích tỷ suất lợi nhuận
chứng khoán. Bài nghiên cứu sử dụng khả năng sinh lợi, tính thanh khoản, tỷ số nợ,
chỉ số thị trường, quy mô và dòng tiền đại diện cho thông tin kế toán. Lợi nhuận
gộp và lợi nhuận thị trường đã điều chỉnh được sử dụng như các biến tỷ suất sinh lợi
cổ phiếu. Mẫu nghiên cứu là các công ty trong ngành công nghiệp chế tạo từ năm
2003-2006 ở thị trường chứng khoán Indonesia.
Mô hình hồi quy được sử dụng trong bài nghiên cứu này như sau:
RET = β0 + β1 NPM + β2 ROE + β3 CR + β4 DER + β5 TATO + β6 PBV + β7
CFO/Sales + β8 LogTA (1)
Biến phụ thuộc bao gồm hai biến lợi nhuận: suất sinh lợi thị trường được điều chỉnh
và suất sinh lợi bất thường.
(1) Suất sinh lợi thị trường điều chỉnh là tỷ suất sinh lợi chứng khoán trừ đi suất
sinh lợi thị trường:

(2) Suất sinh lợi bất thường là tỷ suất sinh lợi chứng khoán trừ đi tỷ suất sinh lợi
chứng khoán kỳ vọng:

Suất sinh lợi kỳ vọng được suy ra từ mô hình thị trường E(Ri) = α1 + β1 Rm
Biến độc lập bao gồm tám biến cụ thể NPM (Hệ số biên lợi nhuận ròng), ROE (Lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu), CR (Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành), DER (Nợ
trên vốn chủ sở hữu), TATO (Vòng quay tổng tài sản), PBV (tỷ lệ giá cổ phiếu trên
giá trị sổ sách), TA (Tổng tài sản), CFO/Sales (Dòng tiền từ hoạt động trên doanh
thu).


8

Nghiên cứu đưa ra những kết luận quan trọng như:
-


Có thể kết luận rằng chỉ số tài chính, kích thước công ty và dòng tiền từ hoạt
động cùng ảnh hưởng lên lợi nhuận thị trường điều chỉnh và lợi nhuận bất
thường. Sự biến động của lợi nhuận được giải thích tốt nhất bằng dữ liệu quý
2.

-

Các biến mà có ý nghĩa phù hợp lên lợi nhuận điều chỉnh và lợi nhuận bất
thường là các chỉ số khả năng sinh lời (NPM và ROE), TATO, và tỷ số giá
trị thị trường (PBV). Điều này cho thấy rằng theo quan điểm của nhà đầu tư
thì chỉ số tài chính hữu dụng để đưa ra quyết định đầu tư.

Hobarth (2006) nghiên cứu mối tương quan giữa các chỉ số tài chính và tính hiệu
quả của 1.672 công ty niêm yết Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ 1986 đến 2004
bằng cách sử dụng 17 chỉ số tài chính và ba biến để đo lường hiệu quả của doanh
nghiệp, cụ thể là hiệu quả hoạt động trên thị trường (đo bởi mức thay đổi của giá cồ
phiếu), tính hiệu quả dòng tiền (đo bằng cổ tức tiền mặt phân phối cho các cổ đông),
và lợi nhuận thực hiện đo bằng lợi tức đầu tư. Việc lựa chọn 17 biến như các chỉ số
tiềm năng một phần dựa vào các nghiên cứu trước đây và một phần dựa trên những
xem xét của tác giả. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng để phân tích với các hệ số
hiệu ứng cố định bằng cách sử dụng kỹ thuật sai số ít nhất. Ngoài ra, một bài kiểm
tra đặc điểm kỹ thuật được tiến hành để quyết định xem một hiệu ứng ngẫu nhiên
hay cố định được sử dụng. Kết quả cho thấy các công ty với chỉ số tỷ lệ thấp giá kế
toán trên giá trị trường, quản lý vốn lưu động hiệu quả, thanh khoản thấp, nhiều vốn
cổ phần và nợ phải trả ít hơn, và lợi nhuận giữ lại cao cho các mục đích tái đầu tư sẽ
có hoạt động lợi nhuận tốt hơn đo bằng lợi tức đầu tư. Các công ty có ý kiến không
đủ tiêu chuẩn từ kiểm toán viên, nợ nhiều hơn và vốn chủ sở hữu ít hơn, ít tài sản và
lợi nhuận giữ lại thấp có tính hiệu quả dòng tiền tốt hơn (đo bằng cổ tức tiền mặt).
Hơn nữa, các doanh nghiệp có tỷ lệ giá kế toán trên giá thị trường thấp, quản lý vốn

lưu động hiệu quả, nhiều vốn cổ phần và nợ phải trả ít hơn, tổng tài sản thấp, và tỷ
suất EBIT cao có tính hiệu quả thị trường tốt hơn (được đo bởi những thay đổi trong


9

giá cổ phiếu). Kết quả đã chỉ ra rằng, có tồn tại một mối quan hệ giữa hiệu suất của
công ty và các chỉ số tài chính.
Nghiên cứu khác về thông tin kế toán để dự đoán lợi nhuận trên cổ phần cũng
được tiến hành tại Indonesia. Daniat và Suhairi (2006) cho thấy rằng dòng tiền từ
hoạt động đầu tư, lợi nhuận gộp, và kích thước của công ty ảnh hưởng đáng kể đến
lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu. Mặt khác, dòng tiền từ hoạt động không ảnh
hưởng đáng kể đến lợi nhuận kì vọng. Meythi (2006) nghiên cứu 100 công ty sản
xuất ở BEJ trong 1999-2002 và kết luận, với lợi nhuận ổn định như một biến số can
thiệp, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Tại Mỹ, Lev và Thiagarajan (1993) thực hiện một nghiên cứu về mối tương
quan giữa 12 biến cơ bản và lợi nhuận bất thường của doanh nghiệp trong giai đoạn
1974-1988, bằng cách sử dụng các thay đổi trong hàng tồn kho, các khoản phải thu,
vốn chi tiêu, R&D, tỷ suất sinh lợi, doanh thu và chi phí hành chính, cung cấp phải
thu khó đòi, thuế hiệu quả, phiếu đặt hàng, lực lượng lao động, thu nhập LIFO, và
kiểm toán đủ điều kiện như là các biến độc lập. Kết quả cho thấy thay đổi trong
hàng tồn kho, phải thu, chi phí vốn, tỷ suất lợi nhuận, bán hàng và chi phí hành
chính, phiếu đặt hàng ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận, với α = 5%. Họ cũng quan
sát thấy rằng sự tương quan giữa lợi nhuận và biến cơ bản sẽ mạnh mẽ hơn khi xét
đến những biến số kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng GNP.
Abarbanell và Bushee (1998) đã kiểm tra rằng việc áp dụng phân tích cơ bản có
thể mang lại lợi nhuận đáng kể nào không. Sử dụng một bộ tập hợp các tín hiệu
phản ánh quy tắc truyền thống của phân tích cơ bản liên quan đến những những
thay đổi xảy ra cùng lúc trong hàng tồn kho, các tài khoản phải thu, lợi nhuận gộp,
chi phí bán hàng, chi phí vốn, các mức thuế suất hiệu quả, phương pháp kiểm kê,

trình độ kiểm toán, và năng suất lao động của lực lượng bán hàng, bài viết lập nên
những danh mục đầu tư kiếm được lợi nhuận bất thường trung bình 12 tháng tích
lũy đã điều chỉnh quy mô 13,2%. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 9.764 công ty
trong thời gian 1974-1988.
Bài viết đã trình bày bằng chứng cho thấy những tín hiệu dựa trên số liệu kế


10

toán được xác định để phản ánh những khái niệm quen thuộc về phân tích cơ bản có
thể được sử dụng để dự đoán lợi nhuận bất thường trong tương lai. Kết quả cho thấy
thay đổi trong hàng tồn kho, tổng lợi nhuận, bán hàng và chi phí hành chính cung
cấp thông tin về lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp liên kết với thu nhập
công bố trong tương lai. Trong số tất cả các biến trong nghiên cứu này, những thay
đổi trong hàng tồn kho, chi phí vốn, thuế suất hiệu quả là các chỉ số mạnh trong việc
dự đoán thu nhập tương lai của công ty. Các tín hiệu liên quan đến những thay đổi
trong tỷ suất lợi nhuận gộp và chi phí bán hàng cũng xuất hiện để nắm bắt thông tin
ít được sử dụng bởi thị trường về thu nhập một năm và/hoặc rủi ro. Hầu hết lợi
nhuận bất thường xảy ra trong thời gian trước và sau khi thông báo thu nhập trong
năm.
Những kết quả khác nhau đến từ nghiên cứu thực hiện bởi Warfrield và Wild
(1992) cho thấy bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan trái chiều giữa khả
năng giải thích các khoản thu nhập của doanh nghiệp và độ dài của kỳ báo cáo. Sử
dụng báo cáo quý từ 24.150 công ty trong giai đoạn 1983-1986 làm mẫu, họ kết
luận rằng sức mạnh giải thích của thu nhập trong việc giải thích lợi nhuận trong một
báo cáo hàng quý là chỉ có 25% báo cáo bán niên, và ít hơn 10% của báo cáo hàng
năm. R2 đã điều chỉnh trong lợi nhuận hàng quý là ít hơn 1%, nhưng hơn 39% trong
4 năm thu nhập.
Dựa trên một nghiên cứu của Lev, Thiagarajan (1993), Anggraini, Setiawati
và Desembriarto (2004) đã cố gắng để tìm hiểu các ảnh hưởng của biến cơ bản về

lợi nhuận bất thường trong thời gian khủng hoảng và giai đoạn không khủng hoảng.
Thời gian nghiên cứu là 1995-2002, năm 1998 được coi là giai đoạn khủng hoảng.
Bài viết này sử dụng bảy biến cơ bản: hàng tồn kho, các khoản phải thu, lợi nhuận
gộp, tiếp thị và chi phí hành chính, trợ cấp tài khoản phải thu khó đòi liên quan đến
bán hàng, thuế hiệu quả, tỷ lệ và trình độ kiểm toán. Trong giai đoạn khủng hoảng,
chỉ lợi nhuận gộp ảnh hưởng đến lợi nhuận bất thường một cách đáng kể, trong khi
ở giai đoạn không khủng hoảng hàng tồn kho, báo cáo tài chính, và trình độ kiểm
toán có ảnh hưởng đến lợi nhuận bất thường. Điều quan trọng là R2 điều chỉnh thấp


11

chỉ có 0,5% (đối với giai đoạn khủng hoảng) và 0,8% (đối với khoảng thời gian
không khủng hoảng). Điều này cho thấy khả năng thấp của tín hiệu cơ bản để giải
thích biến đổi sự lợi nhuận trong thị trường vốn.
Manao và Nur (2001) quan sát thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ tài chính và lợi
nhuận cổ phiếu trong thời gian khủng hoảng kinh tế Indonesia bằng cách thêm vào
quy mô doanh nghiệp như là một biến. Sử dụng 120 công ty sản xuất được liệt kê
trên BEJ năm 2004 như là một mẫu, nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu tài chính
(QR, Tato, CLTA, Ldta, GPM, ROE, PBV và EPS). Những công ty này được chia
thành ba loại kích cỡ (nhỏ, vừa và lớn) dựa trên tổng tài sản. Kết quả cho thấy PBV
và EPS có ảnh hưởng đáng kể trên tất cả các mô hình.
Sparta và Februwaty (2005) đã nghiên cứu ảnh hưởng của ROE, EPS, và
CFO lên lợi nhuận cổ phiếu của ngành sản xuất công nghiệp trong BEJ bằng cách
sử dụng dữ liệu của 32 công ty sản xuất trong thời gian 1999-2002. Kết quả cho
thấy ROE chỉ ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận chứng khoán (α = 5%) trong khi
EPS và CFO có tác động tiêu cực không đáng kể trên lợi nhuận chứng khoán.
Mais (2005) thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ tài chính, bao gồm
cả NPM, ROA, ROE, DER, và EPS, giá cổ phiếu của các công ty được liệt kê trên
Index Jakarta Hồi giáo năm 2004. Kết quả của nghiên cứu này giải thích rằng thống

kê tất cả các biến ngoại trừ DER là đáng kể và có tác động tích cực đến giá cổ
phiếu.
Kennedy (2005) phân tích hiệu quả của ROA, ROE, EPS, tỷ suất lợi nhuận,
doanh thu tài sản, DTA, DER trên lợi nhuận chứng khoán bằng cách sử dụng các
mẫu cổ phiếu từ chỉ số 45 LQ trong BEJ trong giai đoạn 2001-2002. Nghiên cứu
này phát hiện ra Tato, ROA, EPS, và DER có tác động tích cực, trong khi ROE và
DTA có tác động tiêu cực, lên lợi nhuận cổ phiếu. Tuy nhiên, tất cả các biến được
thống kê rằng không ảnh hưởng lợi nhuận chứng khoán.
Roswati (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của CR, TATO, DER, ROE, EPS, và
PBV trên giá cổ phiếu của ngành sản xuất công nghiệp với năm tiểu ngành công
nghiệp bao gồm cả thực phẩm, bán lẻ và đồ uống, thuốc lá, ô tô, và dược phẩm. Các


12

kết quả cho thấy các chỉ tiêu tài chính đáng kể trong ngành công nghiệp bán lẻ là
ROE, EPS, và PBV, thực phẩm và đồ uống là EPS và PBV; trong ngành công
nghiệp thuốc lá là CR, TATO, DER, EPS và PBV, ngành công nghiệp ô tô là DER,
ROE, EPS, và PBV; trong khi trong ngành công nghiệp dược phẩm là CR, EPS, và
PBV. Trong năm ngành công nghiệp tổng thể, các tỷ lệ tài chính có ảnh hưởng là
TATO, DER, EPS, và PBV. Hơn nữa, nghiên cứu này cho thấy sự dao động của giá
cổ phiếu trung bình vẫn có thể được giải thích cặn kẽ bằng tỷ lệ tài chính trong giai
đoạn 1-3 tháng sau khi phát hành báo cáo tài chính hàng năm.
Hamzah (2007) đã phân tích mối tương quan giữa tỷ lệ tài chính, bao gồm cả
tỷ lệ thanh khoản (tỷ lệ hiện tại), lợi nhuận tỷ lệ (Return on Investment), tỷ lệ hoạt
động (Tổng tài sản trên doanh thu), và tỷ lệ khả năng trả nợ (Nợ trên vốn chủ sở
hữu), và cả lãi vốn (lỗ) và cổ tức trong 135 công ty sản xuất được liệt kê trên
Jakarta Stock Exchange. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng tất cả các tỷ lệ này có
mối tương quan thuận với tăng vốn (lỗ). Tuy nhiên, chỉ có chỉ số hiện hành là có ý
nghĩa thống kê (α = 5%). Hơn nữa, mối tương quan với tỷ lệ cổ tức, chỉ có vòng

quay tổng tài được chứng minh là đáng kể (α = 10%).
Witkowska (2005) xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận tương lai của cổ
phiếu và những chỉ số cơ bản dành cho các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán Warsaw ở Ba Lan. Bài nghiên cứu sử dụng phân tích thực nghiệm dựa
trên mô hình dữ liệu của 187 công ty trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2003 chỉ
ra rằng cổ tức tương lai của cổ phiếu chủ yếu liên quan đến 3 chỉ số cơ bản là lợi
nhuận bán hàng, chi phí bán hàng và quản lý, ROA. Cổ tức cũng quan hệ rất mật
thiết với tỷ lệ P/E (hệ số giá trên thu nhập). Hầu hết các mối quan hệ này không
đúng trong ngắn hạn. Trong dài hạn thì tầm quan trọng của các biến số cơ bản sẽ
được thể hiện rõ hơn.
Trường hợp 1 năm trở lên: 3 chỉ số (lợi nhuân bán hàng, chi phí bán hàng và
quản lý, ROA) là rất quan trọng, từ 3 tháng trở lên nên xem xét kỹ các chỉ số lợi
nhuận bán hàng và đòn bẩy tài chính, trong trường hợp 1 tháng trở lên chỉ nên xem
xét đòn bẩy tài chính. Các phát kiến trên đã chứng minh cho giả thuyết rằng phân


13

tích cơ bản chỉ dùng cho đầu tư dài hạn. Ngoài các nhân tố rủi ro của mô hình Fama
và Frech, chỉ duy nhất chỉ số P/E là có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích cổ
tức trong tương lai của cổ phiếu. Tuy nhiên, mức ảnh hưởng của nó trong việc xác
định cổ tức 1 năm trở lên thì không hề nhỏ.
Một nghiên cứu về tỷ lệ PBV được thực hiện bởi Utama và Đảo Sentosa
(1998) trên 128 công ty niêm yết trên Jakarta Stock Exchange vào năm 1995.
Nghiên cứu này chứng minh rằng tỷ lệ PBV có thể được sử dụng trong việc thiết lập
chiến lược đầu tư, vì bằng cách sử dụng tỷ lệ PBV, nhà đầu tư có thể dự đoán cổ
phiếu sẽ bị đánh giá thấp và định giá quá cao để họ có thể đạt được lợi nhuận đáng
kể. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng thảo luận về các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến
PBV là bao gồm ROE, triển vọng tăng trưởng, mức độ rủi ro, chính sách cổ tức. Kết
quả xác nhận rằng chỉ ROE là có mối tương quan thuận với PBV nhất quán và đáng

kể.
Một số nhà nghiên cứu đã được nghiên cứu về tác động của thông tin về lưu
lượng tiền mặt. Manurung (1998) đã phân tích tác động của dòng tiền vào chứng
khoán lợi nhuận bằng cách sử dụng dữ liệu từ 40 công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Jakarta trong năm 1994 và 1995. Đó là kết luận rằng sự tương quan
giữa lưu chuyển tiền tệ, điều hành, đầu tư và hoạt động tài chính, và lợi nhuận
chứng khoán yếu, nhưng trở nên mạnh mẽ hơn mỗi năm. Tương quan với dòng tiền
từ hoạt động kinh doanh là tích cực, nhưng thống kê không đáng kể cho cả hai năm
1994 và giai đoạn 1995. Hơn nữa, mối tương quan với dòng tiền từ hoạt động đầu
tư và tài chính là tích cực trong năm 1994 và tiêu cực trong năm 1995, và theo
thống kê thì không đáng kể cho cả hai năm.
Nghiên cứu khác về dòng tiền được thực hiện bởi Daniati và Suhairi (2006)
với công ty ô tô và dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Jakarta năm 19992004 như mẫu. Họ đã phân tích có hay không thông tin về dòng tiền (điều hành,
đầu tư và tài chính), lợi nhuận gộp, và kích thước của công ty ảnh hưởng đến lợi cổ
phiếu của doanh nghiệp đáng kể. Kết quả chứng minh rằng dòng tiền từ hoạt động
đầu tư, lợi nhuận gộp, và kích thước của công ty liên quan đáng kể với lợi nhuận


14

chứng khoán, trong khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không ảnh hưởng đến lợi
nhuận một cách đáng kể.
Nghiên cứu về tài chính cho thấy rằng đặc điểm của doanh nghiệp (ví dụ như
tăng trưởng, hiệu quả sử dụng, quy mô công ty) có thể dự đoán giá cổ phiếu trong
tương lai. Johnson và Soenen (2003) đã phân tích 478 công ty tại Mỹ trong thời
gian 1982-1998 và kết luận công ty lớn và lợi nhuận với chi phí quảng cáo cao có
kết quả tốt hơn trong ba chỉ số đo.
Bên cạnh những nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài, tại Việt Nam tác giả
còn tìm thấy tài liệu đề cập đến suất sinh lợi của chứng khoán cũng như công thức
xác định tỷ suất sinh lợi chứng khoán (Nguyễn Anh Phong, Tạp chí Phát triển Kinh

tế số 264 tháng 10 năm 2012). Bài nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của thanh khoản
và rủi ro thanh khoản lên suất sinh lời các cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng
khoán Việt Nam. Nghiên cứu đo tính thanh khoản bằng ba cách khác nhau: thứ nhất
là đo bằng tỷ lệ giữa số lượng cổ phiếu giao dịch chia cho số lượng cổ phiếu đang
lưu hành (turnover), giá trị giao dịch bình quân trong tháng của cổ phiếu và tỷ lệ
giữa giá trị giao dịch bình quân trong tháng so với giá trị giao dịch bình quân toàn
thị trường. Bài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giữa số lượng cổ phiếu giao dịch chia cho
số lượng cổ phiếu đang lưu hành không có ảnh hưởng đến suất sinh lời và rủi ro các
cổ phiếu niêm yết, ngược lại hai chỉ số thanh khoản còn lại có quan hệ với suất sinh
lời, trong khi chỉ số beta có quan hệ khá mờ nhạt đến suất sinh lời của các cổ phiếu.
Suất sinh lời của cổ phiếu (Ri) và danh mục thị trường (Rm) lần lượt được tính bởi
công thức sau: Ri / Rm =

Pt − Pt −1
, trong đó Pt và Pt-1 là mức giá cuối tháng này và
Pt −1

mức giá cuối tháng trước.


15

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các bài nghiên cứu thực nghiệm theo các tiêu chí biến độc
lập, biến nghiên cứu và biến có ý nghĩa:
Bài nghiên cứu

Biến độc lập

Robertus Tri
Brata Jauhari

(2003)

Tỷ suất sinh lợi
chứng khoán

Dwi Martani,
Mulyono,
Rahfiani
Khairurizka
(2009)

Lợi nhuận
chứng thị
trường được
điều chỉnh và
lợi nhuận bất
thường
(Tỷ suất sinh
lợi chứng
khoán)

Biến phụ thuộc

Biến có ý nghĩa

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
DER, P/BV, ROE
(DER), hệ số giá cổ phiếu/giá trị
và DPR
sổ sách (P/BV), lợi nhuận trên

vốn chủ sở hữu (ROE), chỉ số
giá trên thu nhập (PER), tỷ lệ
chi trả cổ tức (DPR)
NPM (Hệ số biên lợi nhuận
ròng), ROE (Lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu), CR (Chỉ số khả
năng thanh toán hiện hành),
DER (Nợ trên vốn chủ sở hữu),
TATO (Vòng quay tổng tài sản
trên doanh thu), PBV (Giá trị sổ
sách), TA (Tổng tài sản),
CFO/Sales (Dòng tiền từ hoạt
động trên doanh thu)

Khả năng sinh lời
(NPM và ROE),
TATO, và hệ số
giá cổ phiếu/ giá
trị sổ sách (PBV)

O’Conor (1973)

Tỷ suất sinh lợi
chứng khoán

33 chỉ số tài chính

Tổng nợ phải
trả/giá trị ròng,
thu nhập từ cổ

phiếu phổ thông
đến giá trị ròng,
dòng tiền từ số cổ
phiếu phổ thông,
nợ ngắn hạn,
hàng tồn kho,
EPS đến giá cổ
phiếu

Lev và
Thiagarajan
(1993)

Lợi nhuận bất
thường

Thay đổi trong hàng tồn kho,
các khoản phải thu, vốn chi tiêu,
R & D, tỷ suất sinh lợi, doanh
thu & chi phí hành chính, cung
cấp phải thu khó đòi, thuế hiệu
quả, phiếu đặt hàng, lực lượng
lao động, thu nhập LIFO, và
kiểm toán

Thay đổi trong
hàng tồn kho,
phải thu, chi phí
vốn, tỷ suất lợi
nhuận, bán hàng

và chi phí hành
chính, phiếu đặt
hàng


×