Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá vai trò của hợp tác xã trong việc giảm chi phí trung gian của chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp trường hợp huyện tam nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.73 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NHẬT TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ
TRONG VIỆC GIẢM CHI PHÍ TRUNG GIAN CỦA
CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG HỢP HUYỆN TAM NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

TRẦN NHẬT TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ
TRONG VIỆC GIẢM CHI PHÍ TRUNG GIAN CỦA
CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG HỢP HUYỆN TAM NÔNG
Ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Tiến Khai


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu
sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2013
Tác giả

Trần Nhật Trường


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận
tình truyền đạt kiến thức, tạo môi trường thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập cũng
như thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được gửi đến Tiến sĩ Trần Tiến Khai lời cảm ơn
chân thành, thầy đã tạo điều kiện, khuyến khích, định hướng và chỉ dẫn tận tình cho tôi
trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã hợp tác chia sẻ thông tin,
cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài này.
Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị trong Văn phòng Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho tôi được
tham gia chương trình học lý thú và bổ ích này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã hỗ trợ tôi rất
nhiều trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.


iii

TÓM TẮT
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi sản xuất ra hơn ½ sản lượng lúa thương phẩm
của cả nước, nhưng đại bộ phận nông dân ở ĐBSCL lại sản xuất nhỏ lẻ, gặp rất nhiều khó
khăn khi thị trường yêu cầu với số lượng lớn, thời gian giao hàng ngắn, chất lượng đồng
nhất. Thêm vào đó, sự biến động khó lường về giá trên thị trường thế giới, mạng lưới kinh
doanh hàng nông sản vừa thiếu, vừa yếu và có quá nhiều khâu trung gian đã làm cho giá trị
gia tăng của các nhóm đối tượng tham gia chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL giảm xuống.
Ở tỉnh Đồng Tháp, sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế,
do đó phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, gắn sản xuất với tiêu thụ và chế biến là mục
tiêu tỉnh hướng tới, việc liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị lúa gạo đã được
các HTX NN thực hiện nhằm giảm chi phí trung gian, mang lại lợi nhuận cao hơn cho xã
viên HTX và đang dần hình thành chuỗi giá trị lúa gạo mới với ít tác nhân tham tham gia
hơn so với chuỗi giá trị lúa gạo truyền thống.
Trong chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp nói chung, huyện Tam Nông nói riêng, các
HTX NN đã thể hiện vai trò trung gian liên kết các nhân tố còn lại của chuỗi giá trị lúa
gạo, mặc dù liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị lúa gạo ở huyện Tam Nông
đã được các HTX NN thực hiện và mang lại những kết quả tích cực như giảm chi phí đầu
vào, ổn định và tăng lợi ích đầu ra cho sản phẩm lúa gạo, loại các tác nhân trung gian là
thương lái trong chuỗi giá trị. Ngoài ra, với vai trò trung gian, các HTX NN cũng đã mang
lại lợi ích cho tất cả các nhóm nhân tố tham gia vào chuỗi giá trị. Tuy nhiên, chỉ một vài
HTX NN có đủ năng lực về tài chính, khả năng điều hành để triển khai liên kết các hộ xã
viên hình thành cánh đồng lớn cùng sản xuất theo quy trình hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu
của doanh nghiệp. Nhiều HTX NN ở huyện Tam Nông chỉ hoạt động với dịch vụ bơm tưới
và một vài HTX hoạt động mang tính chất hình thức, không huy động được vốn góp của xã

viên để mở rộng sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, các HTX này không quan tâm điều
hành sản xuất do thiếu cán bộ có năng lực quản lý và điều hành các hoạt động dịch vụ.
Mặc khác, mối liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo chưa thể hiện được tính bền vững và dễ
bị phá vỡ khi có sự biến động mạnh của thị trường.
Do đó, để các mối liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo phát triển bền vững, cần phải có
những chính sách hỗ trợ từ các thể chế, trong đó ba nhân tố quan trọng quyết định sự gắn
kết của chuỗi giá trị lúa gạo là nông dân, HTX NN và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii
TÓM TẮT .............................................................................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ vii
DANH MỤC HỘP ............................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
1.4.1.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.4.1.2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.4.2.1 Khung phân tích .............................................................................................. 4

1.4.2.2 Phương pháp phân tích ................................................................................... 6
1.5 Cấu trúc của nghiên cứu ............................................................................................... 6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...... 7
2.1 Lý thuyết về chuỗi giá trị ............................................................................................. 7
2.2 Chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL và các vấn đề liên kết ................................................ 8
2.3 Sự hình thành, hoạt động và phát triển của HTX trên thế giới .................................. 10
CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA HTX TRONG VIỆC GIẢM CHI PHÍ TRUNG GIAN CỦA
CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở HUYỆN TAM NÔNG ..................................................... 12
3.1 Sự hình thành và phát triển mô hình HTX ở Việt Nam ............................................. 12
3.2 Tình hình phát triển HTX NN ở tỉnh Đồng Tháp ...................................................... 13
3.3 Vai trò của HTX trong tổ chức sản xuất nông nghiệp ............................................... 13
3.4 Sự khác biệt giữa cánh đồng liên kết của các HTX NN và sản xuất cá thể ở huyện
Tam Nông......................................................................................................................... 19


v

3.4.1 HTX đóng vai trò liên kết ngang trong chuỗi giá trị ........................................... 19
3.4.1.1 ....................................................................................................................... 19
3.4.1.1 Gieo sạ bằng công cụ sạ hàng ....................................................................... 20
3.4.1.2 Áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất ..................................................... 21
3.4.2 HTX đóng vai trò liên kết dọc trong chuỗi giá trị ............................................... 24
3.4.2.1 Liên kết với doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đầu vào ...................... 24
3.4.2.2 Liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ............................................... 25
3.5 Hình thành chuỗi giá trị lúa gạo mới ở huyện Tam Nông ......................................... 28
3.6 Sự hỗ trợ từ các thể chế trong chuỗi giá trị lúa gạo ở huyện Tam Nông ................... 29
3.6.1 Nhà nước ............................................................................................................. 29
3.6.2 Nhà khoa học ....................................................................................................... 30
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................. 31
4.1 Kết luận ...................................................................................................................... 31

4.2 Khuyến nghị ............................................................................................................... 32
4.2.1 Đối với nông dân ................................................................................................. 32
4.2.2 Đối với HTX NN ................................................................................................. 32
4.2.3 Đối với doanh nghiệp .......................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 36
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 38


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
GlobalGAP (Global Good Agriculture Practice): Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
HTX NN: Hợp tác xã nông nghiệp
ICA (International Cooperative allied): Liên minh Hợp tác xã quốc tế
IPM (Integrated Pests Management): Quản lý dịch hại tổng hợp
M4P (Making Maket Work for the Poor): Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo
PTNT: Phát triển nông thôn
VietGAP (Viet Nam Good Agriculture Practice): thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu
chuẩn Việt Nam
VFA (Viet Nam Food Association): Hiệp hội Lương thực Việt Nam


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu mẫu điều tra nông hộ .................................................................................. 5
Bảng 3.1 Doanh nghiệp hợp đồng thu mua lúa thương phẩm ở HTX dịch vụ nông nghiệp
Tân Cường từ năm 2008 đến 2011 ..................................................................................... 16

Bảng 3.2 Sản lượng lúa vụ Đông Xuân 2012 - 2013 được thu mua thông qua hợp đồng
trước với doanh nghiệp ........................................................................................................ 18
Bảng 3.3 So sánh số lượng và chi phí phân bón trong và ngoài mô hình ............................ 22
Bảng 3.4 So sánh chi phí thuốc BVTV trong và ngoài mô hình ......................................... 22
Bảng 3.5 So sánh chi phí lao động trong và ngoài mô hình ................................................ 23
Bảng 3.6 So sánh chi phí và lợi nhuận cánh đồng liên kết với doanh nghiệp và bên ngoài 27

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ hóa chuỗi giá trị ............................................................................................ 7
Hình 2.2 Chuỗi giá trị lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL ............................................................... 9
Hình 3.1 Chuỗi giá trị lúa gạo mới đang hình thành tại huyện Tam Nông ......................... 29

DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1 Những chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp .......................... 14
Hộp 3.2 So sánh lợi ích giữa giống lúa chất lượng thấp và giống lúa chất lượng cao ....... 20


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Việt Nam chính thức xuất khẩu gạo trở lại từ năm 1989 và duy trì liên tục đến nay. Xuất
khẩu gạo Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào kinh tế đất nước, đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia, tham gia vào an ninh lương thực toàn cầu, là một trong mười
mặt hàng chính có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm ½ sản lượng lúa, có gần 2 triệu hộ dân
với gần 2 triệu ha đất canh tác,1 nông dân có nhiều cơ hội để sản xuất lúa gạo hàng hóa đi
vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, đại bộ phận nông dân ở ĐBSCL sản xuất nhỏ lẻ, gặp rất
nhiều khó khăn khi thị trường yêu cầu với số lượng lớn, thời gian giao hàng ngắn, chất

lượng cao, đảm bảo tính đồng bộ, sự biến động khó lường về giá hàng nông sản trên thị
trường thế giới, mạng lưới kinh doanh hàng nông sản trong nước vừa thiếu, vừa yếu, nhiều
khâu trung gian... Họ cũng đang đối mặt với những thách thức về thiếu kỹ năng tổ chức
sản xuất và quản lý, đặc biệt thiếu thông tin về thị trường, chính những điều này đã tác
động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nông dân.
Chuỗi giá trị thương mại lúa gạo ở ĐBSCL chủ yếu có hai kênh chính là xuất khẩu và thị
trường nội địa.2 Kênh xuất khẩu qua các khâu từ người nông dân qua các nấc trung gian là
thương lái, doanh nghiệp kinh doanh thực hiện sơ chế và xuất khẩu. Các doanh nghiệp chủ
yếu tập trung vào thu mua và xuất khẩu hàng hóa nông sản thô, chưa qua chế biến, không
có thương hiệu nên giá trị thấp. Rất ít doanh nghiệp tập trung đầu tư vào sản xuất, bảo
quản, chế biến và xây dựng thương hiệu. Đối với kênh thị trường nội địa qua các khâu từ
người sản xuất (chủ yếu là nông hộ, trang trại, HTX) qua các nấc trung gian là thương lái,
doanh nghiệp kinh doanh chế biến, đến tay người tiêu dùng qua các kênh như chợ, siêu thị.
Hình thức giao dịch nông sản phổ biến hiện nay là mua bán tự do giao hàng ngay và không
có hợp đồng giữa nông dân với những người thu gom (thương lái), chưa phổ biến mua bán
thông qua ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân. Chính việc có quá nhiều
trung gian tham gia vào chuỗi giá trị đã làm cho lợi nhuận của người nông dân (tác nhân
chính sản xuất ra sản phẩm) bị giảm xuống.

1
2

Võ Hùng Dũng (2010, tr.2).
Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2011, tr.99).


2

Ở tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Tam Nông nói riêng, nhiều Hợp tác xã nông nghiệp
(HTX NN) đã thực hiện được một chuỗi các hoạt động đồng bộ như: làm thủy lợi nội

đồng, sắp xếp lịch gieo sạ hợp lý, chọn chủng loại giống thích hợp với điều kiện tự nhiên,
tập quán canh tác của nông dân và đáp ứng nhu cầu đặt hàng của thương lái hay doanh
nghiệp, cung cấp vật tư đầu vào, tổ chức chuyển giao các gói giải pháp kỹ thuật như: 1
phải 5 giảm, chăm sóc và bảo vệ kịp thời vụ lúa để giúp nông dân đạt năng suất và chất
lượng cao, lên lịch thu hoạch và chủ động tìm doanh nghiệp hay thương lái tiêu thụ sản
phẩm cho xã viên …. Chính những hoạt động này đã góp phần giảm chi phí đầu vào trong
sản xuất và tăng hiệu quả đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của xã viên HTX.
Hiện nay, trong điều kiện hoạt động của chuỗi giá trị lúa gạo còn phải qua rất nhiều khâu
trung gian thì hoạt động của HTX NN là nhân tố tích cực, chính các HTX NN đã tạo ra liên
kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị, giảm các khâu trung gian. Việc liên kết ngang
và liên kết dọc trong chuỗi giá trị lúa gạo đã được các HTX NN thực hiện và đang dần hình
thành chuỗi giá trị lúa gạo mới, tuy nhiên sự gắn kết này chưa bền vững, do mỗi bên đều
đặt lợi ích của mình lên hàng đầu nên chưa có tiếng nói chung, việc tổ chức thu mua của
một số doanh nghiệp chưa hợp lý, ràng buộc trong hợp đồng giữa các bên thường không
chặt chẽ, dễ dẫn đến đổ vỡ. Ngoài ra, do tập quán sản xuất của nông dân thường mang tính
nhỏ lẻ, nên chỉ một vài HTX NN đủ khả năng điều hành sản xuất và vận động nhân dân
thống nhất thực hiện đồng bộ cùng loại giống, cùng quy trình sản xuất nhằm tạo vùng
nguyên liệu lớn để liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp. Thêm vào đó có nhiều chủ trương,
chính sách của nhà nước nhằm tác động, hỗ trợ chuỗi giá trị lúa gạo phát triển, tuy nhiên
việc hỗ trợ thường mang tính chất rời rạc và thiếu đồng bộ.
Do đó, để các liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện
Tam Nông nói riêng được bền chặt, giảm các đối tượng trung gian tham gia vào chuỗi thì
cần phải có những chính sách phù hợp hơn tác động vào chuỗi sao cho lợi ích giữa các bên
trong chuỗi phải được chia sẻ hài hòa, góp phần tăng giá trị gia tăng của các nhóm đối
tượng tham gia vào chuỗi giá trị lúa gạo.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1) Đánh giá vai trò của HTX trong việc liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa
gạo ở huyện Tam Nông.
2) Khuyến nghị những chính sách phù hợp hơn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của
HTX, nâng cao vị thế của HTX trong chuỗi giá trị để thúc đẩy việc liên kết giữa



3

nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo ở huyện Tam Nông nhằm góp
phần phát triển bền vững chuỗi.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1) Các HTX ở huyện Tam Nông đóng vai trò như thế nào trong việc giảm chi phí
trung gian của chuỗi giá trị lúa gạo?
2) Việc liên kết giữa HTX và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sẽ đem lại những lợi
ích gì cho người nông dân trong HTX?
3) Cần có những chính sách gì để thúc đẩy việc liên kết giữa nông dân, HTX và doanh
nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo được bền vững?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các HTX NN trên địa bàn huyện Tam Nông,
ngoài ra đề tài cũng tập trung phân tích các tác nhân chính tham gia vào chuỗi giá trị lúa
gạo ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
1.4.1.2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá những hoạt động của các HTX NN trên địa bàn
huyện Tam Nông trong liên kết ngang giữa HTX và các xã viên để điều hành sản xuất, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nhằm giảm chi phí đầu vào
và liên kết dọc giữa HTX với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp để tiêu thụ
hàng hóa, tạo đầu ra ổn định, giảm các đối tượng trung gian, nâng cao lợi nhuận cho các hộ
xã viên trong chuỗi giá trị.
Đồng thời nghiên cứu sự hỗ trợ của các thể chế đối với chuỗi giá trị như: những chủ
trương, chính sách của chính quyền các cấp, sự hỗ trợ về mặt hạ tầng kỹ thuật cũng như
quy hoạch lại vùng sản xuất, việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật trong sản xuất của nhà
khoa học,….

Do người nông dân không có thói quen ghi chép những thông số kỹ thuật cũng như những
chi phí trong sản xuất nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu từ tháng 9/2012 đến tháng
02/2013, ứng với thời vụ lúa Đông Xuân 2012 - 2013 ở huyện Tam Nông.


4

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
1.4.2.1 Khung phân tích
Lòng tin tưởng và các mối liên kết được kết nối chặt chẽ trong chuỗi giá trị. Các tổ chức
không có các mối liên kết thì có ít lý do để tin tưởng nhau. Ngược lại, những tổ chức
không có những mối liên kết có thể không cần đến lòng tin tưởng để làm kinh doanh nếu
họ có vài cơ chế thi hành để đảm bảo tuân theo những nguyên tắc đã được đề ra để quản trị
mối quan hệ của họ (hợp đồng và các quy định pháp luật khác). Tuy nhiên, nếu thiếu cơ
chế thi hành hiệu quả thì liên kết không có sự tin tưởng lúc nào cũng yếu. Việc phân tích
các mối liên kết không chỉ xác định tổ chức và người tham gia nào liên kết với nhau mà
còn xác định nguyên nhân của những liên kết này và những liên kết này có mang lại lợi ích
hay không.3
Khung phân tích M4P (Making Maket Work for the Poor), Nâng cao hiệu quả thị trường
cho người nghèo - Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo - Sổ tay thực hành phân
tích chuỗi giá trị có 8 công cụ để phân tích chuỗi giá trị, gồm:
1) Công cụ 1 - Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích
2) Công cụ 2 - Lập sơ đồ chuỗi giá trị
3) Công cụ 3 - Chi phí và lợi nhuận
4) Công cụ 4 - Phân tích công nghệ, kiến thức và nâng cấp
5) Công cụ 5 - Phân tích các thu nhập trong chuỗi giá trị
6) Công cụ 6 - Phân tích việc làm trong chuỗi giá trị
7) Công cụ 7 - Quản trị và các dịch vụ
8) Công cụ 8 - Sự liên kết
Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ người nào trong số nhiều người

tham gia trong chuỗi, điều này có thể làm cơ sở cho việc hình thành các dự án và chương
trình hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt được một kết quả
mong muốn. Mục tiêu cuối của việc nghiên cứu này nhằm đạt được hai khía cạnh: 1) Tăng
số lượng và giá trị sản phẩm mà người nghèo bán ra trong chuỗi giá trị, điều này sẽ làm
tăng thu nhập thực tế của người nghèo cũng như những người tham gia khác vào chuỗi giá
trị. 2) Giữ nguyên được thị phần của người nghèo trong ngành hoặc tăng lợi nhuận biên

3

M4P (2008, tr.76).


5

trên một đơn vị sản phẩm để người nghèo không chỉ có thu nhập thực tế cao hơn mà tăng
cả thu nhập tương đối so với các bên tham gia khác trong chuỗi giá trị.
Do đó, đề tài được thực hiện dựa trên khung phân tích M4P, đồng thời sử dụng các công
cụ: 1, 2, 3, 7 và 8 để đánh giá sự tương tác giữa các nhóm tác nhân trong chuỗi giá trị và hệ
thống thể chế tác động đến nó.
1.4.2.2 Phương pháp chọn mẫu và nguồn thông tin
Tác giả điều tra nông hộ bằng phiếu phỏng vấn để thu thập thông tin liên quan đến các hoạt
động sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 120 hộ nông
dân, trong đó 60 hộ nông dân tham gia sản xuất trong cánh đồng liên kết và 60 hộ nông
dân sản xuất tự do có cùng điều kiện sản xuất như địa hình, thổ nhưỡng, giống...Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Cơ cấu mẫu điều tra nông hộ
Điều kiện sản xuất
Nông dân sản xuất trong cánh đồng
liên kết

Nông dân sản xuất tự do


Địa điểm

Số mẫu

HTX NN Tân Tiến, xã Phú Đức

30 hộ

HTX NN Phú Bình, xã Phú Đức

30 hộ

xã Phú Đức

60 hộ

Do HTXNN Tân Tiến và HTX NN Phú Bình có hợp đồng liên kết tiêu thụ nhiều vụ với
doanh nghiệp, xã viên ở hai HTX này có sự đồng thuận cao trong liên kết sản xuất và liên
kết tiêu thụ với doanh nghiệp, ngoài ra để có cùng điều kiện sản xuất nên tác giả đã lựa
chọn các hộ nông dân sản xuất tự do ở xã Phú Đức để so sánh.
Thêm vào đó, tác giả điều tra tình hình hoạt động của 08 HTX NN trên địa bàn huyện để
so sánh, đánh giá vai trò của HTX, trong đó 04 HTX có liên kết tiêu thụ lúa gạo trực tiếp
với doanh nghiệp và 04 HTX không có liên kết tiêu thụ (Phụ lục 2.1).
Tác giả phỏng vấn 03 thương lái hoạt động thu mua lúa gạo, 02 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh lúa gạo trên địa bàn huyện. Ngoài ra, tác giả cũng thu
thập thêm thông tin từ việc phỏng vấn đại diện lãnh đạo một số xã, đại diện lãnh đạo
UBND huyện, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế và Hạ tầng, Trung tâm Phát
triển Cụm công nghiệp, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế, Ban chỉ đạo Phát triển



6

kinh tế tập thể, Chi cục Thống kê huyện về những thông tin, chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp, HTX, nông dân trên địa bàn huyện (Phụ lục 2.2).
Các báo cáo tổng kết của các Sở, ngành tỉnh và huyện, thông tin từ các nghiên cứu trước,
từ các đề tài, sách báo, tạp chí khác và từ Internet.
1.4.2.2 Phương pháp phân tích
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp và phân tích thông tin, sử dụng
phương pháp kiểm định thống kê so sánh về trung bình của hai tổng thể độc lập
Independent Samples T-test bằng phần mềm SPSS để so sánh chi phí - lợi nhuận của nhóm
hộ nông dân sản xuất trong cánh đồng liên kết và nhóm hộ nông dân sản xuất tự do. Trong
đó, chi phí bao gồm các chi phí đầu vào như: mua giống, phân bón, thuốc BVTV, công lao
động, thu hoạch và các chi phí khác, lợi nhuận gồm doanh thu trừ tổng chi phí.
1.5 Cấu trúc của nghiên cứu
Chương 1. Giới thiệu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 3. Vai trò của HTX trong việc giảm chi phí trung gian của chuỗi giá trị lúa gạo ở
huyện Tam Nông
Chương 4. Kết luận và khuyến nghị


7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1 Lý thuyết về chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm (hoặc
một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến
người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng.

Cách tiếp cận chuỗi giá trị theo phương phương pháp “filière” - Phân tích ngành hàng (Commodity Chain Analysis) có các đặc điểm chính là: 1) Tập trung vào những vấn đề của
các mối quan hệ định lượng và vật chất trong chuỗi. 2) Tóm tắt trong các biểu đồ dòng
chảy của hàng hóa vật chất. 3) Sơ đồ hóa các quan hệ chuyển dạng sản phẩm.
H nh 2.1 Sơ đồ hóa chuỗi giá trị
Sơ đồ

Hoạt động

Tác nhân tham gia

Đầu vào

Cung cấp: thiết bị,

Nhà cung cấp đầu vào

dịch vụ…

cụ thể

Sản xuất

Thu gom

Chế biến

Trồng, chăm sóc,
thu hoạch, sơ chế
Thu mua, bảo quản


Nông dân (sản xuất)
Người thu gom/lái buôn
(thu gom nhỏ, thu lớn)

Phân loại, chế

Người đóng gói, chế

biến, đóng gói

biến, bảo quản

Thương mại

Vận chuyển, phân

Tiêu thụ cuối cùng

Sử dụng sản phẩm

phối, bán hàng

Thương nhân

Người tiêu thụ
Nguồn: Trần Tiến Khai (2011-2013)


8


Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm (hoặc
một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến
người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng.4
2.2 Chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL và các vấn đề liên kết
Chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL gồm các khâu: đầu vào (giống, phân bón, thuốc trừ sâu,
rầy…), khâu sản xuất (nông dân, câu lạc bộ nông dân …), khâu thu gom (thương lái/hàng
xáo), khâu chế biến (nhà máy xay xát, lau bóng và công ty), khâu thương mại (công ty, bán
sĩ/lẻ) và tiêu dùng (nôi địa và xuất khẩu). Ngoài ra, các thể chế hỗ trợ chuỗi giá trị gồm: viện,
trường, khuyến nông, hiệp hội, ngân hàng, chính quyền các cấp…
Tuy người nông dân có giá trị gia tăng tương đối lớn trong chuỗi nhưng với số lượng lúa
của mỗi hộ nông dân không nhiều, thời gian sản xuất lại kéo dài hơn 3 tháng, trong khi chu
kỳ kinh doanh của thương lái và doanh nghiệp cung ứng gạo thành phẩm ngắn hơn nhiều
so với chu kỳ sản xuất của nông dân, lượng lúa gạo mà họ mua bán lớn hơn rất nhiều so
với sản lượng lúa gạo mỗi hộ nông dân làm ra. Do đó, trong mỗi chu kỳ kinh doanh, mức
lợi nhuận của những thành phần này lớn hơn nhiều so với lợi nhuận của nông dân. Trong
chuỗi này, nông dân và doanh nghiệp là hai đối tượng có giá trị gia gia tăng cao nhất, tuy
nhiên cả hai đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Nông dân sản xuất lúa có lợi thế về
kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác, được hỗ trợ tốt về thủy lợi nội đồng, lựa chọn đầu vào dễ
dàng, được vay vốn, cơ giới hóa, tiêu thụ sản phẩm thương lái... nhưng lại gặp khó khăn
dịch bệnh trong sản xuất, chi phí đầu vào luôn tăng cao và đặc biệt đầu ra sản phẩm không
ổn định. Những năm gần đây Chính phủ thường quy định giá sàn thu mua lúa để nông dân
có mức lợi nhuận ổn định, tuy nhiên phần lớn việc thu mua này lại thông qua hệ thống
thương lái. Có đến 91,3% lúa hàng hóa phải thông qua khâu thu gom của thương lái, chỉ
khoảng 4,2% lúa hàng hóa được nông dân trong vùng ký hợp đồng thu mua trực tiếp với
doanh nghiệp và 2,7% lượng lúa hàng hóa đến với nhà máy xay xát,5 điều này đã làm cho
giá trị gia tăng của người dân trong chuỗi giảm xuống (Hình 2.1).

4
5


Trần Tiến Khai (2011-2013).
Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2011, tr.100).


9

H nh 2.2 Chuỗi giá trị lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL

Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2011)

Điểm yếu nhất trong giá trị lúa gạo ở ĐBSCL là những người trồng lúa, đó là tập hợp rời
rạc hàng triệu hộ sản xuất trên mảnh ruộng của mình. Vùng ĐBSCL có gần 2 triệu hộ sản
xuất lúa, với sản lượng chiếm ½ sản lượng lúa của cả nước nhưng lại là một tập hợp rời
rạc. Do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mưa bão, lũ lụt, thiếu hệ thống
bảo hiểm rủi ro, giao thông đi lại khó khăn, thiếu vốn, thiếu tài sản, trình độ học vấn thấp
và thiếu khả năng tiếp cận tín dụng, là người chịu tác động mạnh nhất khi yếu tố đầu vào
tăng giá, khi giá lúa tăng họ không phải là người hưởng lợi trọn vẹn, khi giá lúa giảm thì
thiệt hại của họ rất lớn. Chính những điều này nên nông dân trở thành nhóm sản xuất dễ bị
tổn thương nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo.
Thương lái trong ngành lúa gạo ở ĐBSCL đã xuất hiện từ rất sớm do đặc điểm mạng lưới
sông rạch chằng chịt và giao thông chủ yếu dựa vào mạng sông rạch này. Kết quả của 20
năm liên tục xuất khẩu lúa gạo, chứng tỏ đây là một chuỗi khá bền vững và thương lái đã
là một thành phần đóng góp trong đó. Do hoạt động này, người nông dân ngày càng tách
rời với các nhà xuất khẩu, các nhà xuất khẩu thì cũng chẳng có mối quan hệ gì với nông
dân. Thương lái đã trở thành lực lượng trung gian, nắm được thông tin và mối quan hệ ở cả


10

hai đầu nên đã trở thành lực lượng không thể thiếu trong tổ chức vận hành như của thị

trường lúa gạo ở Việt Nam hiện nay.6
Đối với doanh nghiệp có lợi thế về kinh nghiệm kinh doanh, có hậu cần tương đối tốt,
được hỗ trợ của Chính phủ và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA); được ưu đãi vốn
vay... Song doanh nghiệp không kiểm soát được chất lượng đầu vào do thu mua lúa gạo
phải thông qua hệ thống thương lái nên chất lượng không đồng đều, dễ bị trộn lẫn nhiều
giống khác nhau, thiếu vốn sản xuất, thiếu công nghệ sấy, thiếu kho dự trữ, luôn đối mặt
với giá cả không ổn định, thiếu vốn, bị cạnh tranh cao và thường bị động trong xuất khẩu.
Vì vậy, việc tăng cường phát triển liên kết dọc giữa nông dân và doanh nghiệp là hết sức
quan trọng để tăng lợi nhuận, tăng chất lượng và giảm chi phí trung gian.
2.3 Sự h nh thành, hoạt động và phát triển của HTX trên thế giới
Liên minh HTX quốc tế (ICA) định nghĩa HTX là một tổ chức tự chủ của những người tự
nguyện liên kết lại với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh
tế, văn hoá, xã hội thông qua việc thành lập một tổ chức kinh doanh sở hữu tập thể và quản
lí một cách dân chủ. HTX dựa trên cơ sở các giá trị: tự lực, tự chịu trách nhiệm, dân chủ,
công bằng, bình đẳng và đoàn kết.7
Với lịch sử gần 200 năm phát triển, hiện nay phong trào HTX đang tiếp tục phát triển ở
trên 100 quốc gia, thu hút trên 1 tỷ xã viên và người lao động tham gia HTX, góp phần cải
thiện cuộc sống của gần 1/2 dân số thế giới.8 HTX là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ
biến, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và hiện diện ở các nền kinh tế có trình
độ phát triển khác nhau. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, đến nay HTX vẫn tỏ ra là mô hình
hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Và quan trọng
hơn nữa, thông qua hợp tác xã, các hộ nông dân, các doanh nghiệp nhỏ hợp tác với nhau,
tăng sức mạnh để đối phó với khó khăn và tránh các nguy cơ thua lỗ.
Với nguyên tắc kinh doanh “lợi thế nhờ quy mô, mua bán sĩ tốt hơn mua bán lẻ”, thành
viên HTX cũng chính là những khách hàng quan trọng của HTX. Vì vậy, bất cứ nhu cầu
nào của thành viên được phát sinh là HTX có thể thiết kế sản phẩm nhằm đáp ứng phục vụ.
HTX NN chủ yếu cung cấp các dịch vụ mang tính hỗ trợ cho các thành viên của mình,
thường đảm nhận các dịch vụ “đầu vào” của sản phẩm nông nghiệp như: Thủy lợi, điện,
Võ Hùng Dũng (2010, tr.3).
Bá Tú (2013).

8
Đào Xuân Cần (2012).
6

7


11

hạt giống, cây giống, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc…; tư vấn, hỗ trợ,
chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới (cây, con giống mới, kỹ thuật chăm sóc, sử dụng máy
móc, thiết bị hiện đại…), nhà kho, bảo quản đông lạnh, hỗ trợ cung cấp các dịch vụ tài
chính (vay vốn, bảo hiểm)… Bên cạnh đó còn có các HTX NN cung cấp các dịch vụ khác
như: làm đất, cung cấp máy nông nghiệp, dụng cụ lao động, vật tư chuồng trại, xăng dầu,
chất đốt,…
Với sự hỗ trợ của HTX, sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh
đó, HTX còn có trách nhiệm chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần, an sinh xã hội của nông
dân và thúc đẩy sự phát triển của các cộng đồng nông thôn.


12

CHƯƠNG 3
VAI TRÒ CỦA HTX TRONG VIỆC GIẢM CHI PHÍ TRUNG GIAN CỦA
CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở HUYỆN TAM NÔNG
3.1 Sự h nh thành và phát triển mô h nh HTX ở Việt Nam
Ở Việt Nam HTX NN chính thức được hình thành và phát triển từ đầu những năm 1958,9
đến nay các HTX ở Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển lớn mạnh. Hiến pháp
năm 1992 khẳng định: “kinh kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản
xuất, kinh doanh. HTX được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân

chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các HTX hoạt động có
hiệu quả”.
Trên cơ sở đó, ngày 20/3/1996 Luật HTX được thông qua, Luật này là cơ sở pháp lý bước
đầu cho việc chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới. Ngày
26/11/2003, Luật HTX sửa đổi được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004.
Luật này đã có nhiều thay đổi tích cực, tạo ra nhiều thuận lợi và thông thoáng hơn cho các
HTX phát triển. Theo Luật này, HTX có được khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh phù hợp hơn
với cơ chế thị trường và các chuẩn mực quốc tế.
Tính đến tháng 8/2012 cả nước có 19.500 HTX hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành
nghề, địa bàn, thu hút trên 12,5 triệu xã viên, hộ xã viên và người lao động.10 Các HTX
hoạt động với nhiều ngành nghề, nhưng phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ngoài việc góp phần tạo ra việc làm, phát triển thị trường, cải thiện thu nhập ở nông thôn
cũng như trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người dân, HTX NN cũng được xem
như là những tổ chức quan trọng nhất trong việc hỗ trợ phát triển nông thôn nói chung và
nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, phần lớn các HTX NN hiện nay chưa mang lại hiệu quả
cao như mong đợi cho người dân, các HTX hoạt động còn mang tính phong trào và hình
thức. Trình độ năng lực của Ban chủ nhiệm còn yếu, HTX không huy động được nguồn
vốn từ xã viên, phương tiện phục vụ cho hoạt động của các HTX hầu như không có gì. Xã
viên tham gia còn mang tính phong trào, trông chờ hỗ trợ từ bên ngoài, manh ai nấy làm và
sản xuất theo cách riêng của mình mà không theo kế hoạch hay quy trình cụ thể nào.11
9

Trần Quốc Nhân, Lê Duy, Đỗ Văn Hoàng và Nguyễn Duy Cần (2012, tr.283).

10

Đào Xuân Cần (2012).

11


Trần Quốc Nhân, Lê Duy, Đỗ Văn Hoàng và Nguyễn Duy Cần (2012, tr.284).


13

3.2 T nh h nh phát triển HTX NN ở tỉnh Đồng Tháp
Ở tỉnh Đồng Tháp, tính đến ngày 31/12/2012 toàn tỉnh có 161 HTX hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp với 18.312 xã viên và hộ xã viên, cung cấp dịch vụ cho 41.317 ha, tổng
doanh thu năm 2012 là 108.809 triệu đồng với lợi nhuận là 20.749 triệu đồng.12 Các HTX
NN không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển các hoạt động dịch vụ của mình mà
còn góp phần tạo ra việc làm, phát triển thị trường, cải thiện thu nhập của người dân, cũng
như trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người dân ở khu vực nông thôn.
Ở huyện Tam Nông, HTX NN được thành lập đầu tiên vào năm 1998, đến ngày
31/12/2012 sau 14 năm toàn huyện đã có 31 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
với 5.038 hộ xã viên tổ chức sản xuất trên 10.814 ha đất trồng lúa, chiếm khoảng 36% tổng
diện tích sản xuất nông nghiệp.13
Tưới tiêu là dịch vụ chính của tất cả các HTX NN ở huyện Tam Nông, ngoài dịch vụ này
một số HTX còn cung cấp các dịch vụ khác như làm đất, gặt đập liên hợp, sản xuất và tiêu
thụ giống lúa, sấy, tín dụng nội bộ, cung cấp nước sạch sinh hoạt, … phục vụ các hộ xã
viên và cạnh tranh với các đơn vị cung cấp dịch vụ trên cùng địa bàn. Bên cạnh đó, các
HTX đã không chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của mình trong nội bộ ngành mà đã mở
rộng sang cung cấp dịch vụ tổng hợp cho các xã viên của mình và cho thị trường. Trong
HTX, tập hợp xã viên có tính chất rất đặc biệt, xã viên vừa là người đồng sở hữu, quản lý
HTX theo nguyên tắc dân chủ, vừa là người sử dụng dịch vụ của HTX. HTX được hình
thành để đáp ứng nhu cầu của xã viên đi đôi với việc xã viên có quyền và nghĩa vụ quan hệ
giao dịch (mua, bán hay sử dụng dịch vụ) với HTX khi có nhu cầu. Việc phân phối lợi
nhuận của các HTX theo hai hình thức song song: thứ nhất, phân phối lại lợi nhuận theo
vốn góp, thứ hai, phân phối theo mức độ sử dụng dịch vụ, nghĩa là xã viên sử dụng càng
nhiều dịch vụ của HTX thì lợi ích càng tăng do dịch vụ của HTX cung cấp có chi phí thấp
hơn bên ngoài. Điều này góp phần gia tăng mức độ trung thành của xã viên với các dịch vụ

của HTX.
3.3 Vai trò của HTX trong tổ chức sản xuất nông nghiệp
Để tăng khả năng cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp, ngày 24/6/2002 Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông
12

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp (2012).

13

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tam Nông (a) (2012).

.


14

sản thông qua hợp đồng và chủ trương “liên kết 4 nhà” gồm nhà nước, nhà nông, nhà khoa
học và nhà doanh nghiệp. Chủ trương liên kết này nhằm mục đích để các doanh nghiệp có
nguồn nguyên liệu và hàng hóa ổn định phục vụ chế biến và xuất khẩu, người nông dân
được chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, được hỗ trợ vật chất và đặc biệt
là sản phẩm được tiêu thụ ổn định.
Nguyên tắc liên kết là sự thỏa thuận, đôi bên hoặc cùng nhiều bên cùng có lợi. Liên kết bao
gồm liên kết giữa nhà khoa học với doanh nghiệp, với trang trại và các hộ nông dân để
chuyển giao khoa học kỹ thuật, liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ nông dân để sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Liên kết trong nội bộ nông dân, doanh nghiệp với doanh nghiệp,
giữa các trang trại với nhau và giữa HTX với HTX để tăng thêm tiềm lực… Các mối liên
kết càng đa dạng, chặt chẽ, càng bền vững sẽ càng mang lại kết quả cao. Các mối liên kết
trên được thực hiện dưới sự hướng dẫn, quản lý của các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo
cho cơ chế liên kết luôn được bền vững và phát triển.


Hộp 3.1 Những chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp
Ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg về
việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương
trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi
trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 - 2015 và Quyết định
số 56/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các
chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng
nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 - 2015.
Ngày 15/10/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về chính
sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Quyết định số
65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy
sản. Những chính sách, chủ trương trên đã mở ra hướng đi tích cực giúp cho sản xuất nông
nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ, thu hút nhiều doanh nghiệp và nông dân tham gia. Thông
qua hợp đồng tiêu thụ nông sản, bước đầu đã gắn trách nhiệm giữa các doanh nghiệp với
người sản xuất, nhờ đó nông dân có điều kiện để tiếp nhận và hỗ trợ vốn đầu tư, khoa học
kỹ thuật, đồng thời các doanh nghiệp đã chủ động được nguyên liệu, mở rộng quy mô sản
xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.


15

Hiện nay ở tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Tam Nông nói riêng, các HTX NN ngày
càng thể hiện rõ vai trò của mình trong việc làm trung gian liên kết 4 nhà, HTX liên kết
ngang giữa những hộ nông dân trong HTX để điều hành sản xuất theo những quy trình tiên
tiến có sự hỗ trợ của các nhà khoa học và đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhằm giảm chi phí

đầu vào, tạo vùng nguyên liệu lớn với chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, liên kết
dọc với các doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm đầu vào với giá thấp hơn thị trường và
tiêu thụ sản phẩm của xã viên. Ngoài ra, các HTX NN còn tranh thủ sự hỗ trợ từ những chủ
trương chính sách, những hỗ trợ về hạ tầng kỹ thuật từ các nhà quản lý để điều hành sản
xuất trong HTX nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho xã viên.
Năm 2008, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thí điểm mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện
Tam Nông với diện tích 200 ha ở 1 HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Cường, xã Phú Cường
và dần dần nhân rộng ra các huyện khác trong tỉnh Đồng Tháp. Đến nay, mô hình cánh
đồng mẫu lớn ở huyện Tam Nông được phát triển thành cánh đồng liên kết sản xuất theo
hướng tiêu chuẩn VietGAP, với việc hình thành cánh đồng liên kết tạo vùng nguyên liệu
lớn, chất lượng đồng nhất đã tạo tiền đề để các HTX NN trên địa bàn huyện Tam Nông
liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Đến cuối năm 2011, sau hơn 03 năm triển
khai thực hiện HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Cường với tổng diện tích hơn 3.000 ha (06
vụ), HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Cường đã ký nhiều hợp đồng với các doanh nghiệp
trong và ngoài tỉnh để thu mua lúa thương phẩm của xã viên, tuy nhiên lượng lúa thương
phẩm được các doanh nghiệp thu mua rất khiêm tốn, chỉ 1.550 tấn lúa (trong đó có 200 tấn
lúa giống) với giá cao hơn thương lái thu mua bên ngoài từ 100 - 200 đồng/kg (Bảng
3.1).14

14

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tam Nông (b) (2012).


16

Bảng 3.1 Doanh nghiệp hợp đồng thu mua lúa thương phẩm ở HTX dịch vụ nông
nghiệp Tân Cường từ năm 2008 đến 2011
TT


Tên doanh nghiệp thu mua

Số lượng thu mua (tấn)

1

Trung tâm Giống nông nghiệp Đồng Tháp

200

2

Công ty Lương thực Vĩnh Long

600

3

Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May

50

4

Công ty Cổ phần Tam Nông

700
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tam Nông

Hạn chế trong liên kết tiêu thụ sản phẩm ở huyện Tam Nông những năm qua là do giữa

HTX NN và doanh nghiệp không có hợp đồng ràng buộc từ trước, chỉ thống nhất với nhau
trong các cuộc họp bàn mà không có biên bản ghi nhớ hoặc hợp đồng không có sự ràng
buộc chặt chẽ, nên khi giá lúa trên thị trường dao động thì cả doanh nghiệp và xã viên đều
có xu hướng phá vỡ. Khi giá thị trường tăng lên, nông dân có xu hướng bán sản phẩm cho
doanh nghiệp hay thương lái khác có giá thu mua cao hơn, ngược lại nếu giá giảm xuống
thấp hơn so với giá đã được thương lượng trước thì doanh nghiệp lại có xu hướng kỳ kèo
và kiểm soát chất lượng theo nhiều tiêu chuẩn rất khắc khe như độ sáng hạt lúa, độ ẩm, tỷ
lệ hạt chắc….làm nông dân không thể bán sản phẩm cho doanh nghiệp hoặc bán với giá
thấp hơn so với giao ước từ trước. Thêm vào đó, do không có hợp đồng hoặc hợp đồng
không chặt chẽ giữa các bên, nên khi một bên phá vỡ hợp đồng thì bên còn lại không có
căn cứ để kiện ra tòa án.
Năm 2012, diện tích cánh đồng liên kết ở huyện Tam Nông được mở rộng với 6.900 ha ở
07 HTX NN trên địa bàn huyện. Rút kinh nghiệm từ những thất bại do phá vỡ các hợp
đồng trong liên kết tiêu thụ, các HTX NN đã chủ động ký kết hợp đồng ngay từ đầu vụ để
có sự thống nhất giữa hai bên và đầy đủ các ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp và
hộ nông dân như diện tích, giống lúa, độ ẩm, tạp chất, thời gian thu hoạch, phương thức
vận chuyển trên đồng, bố trí nhiều điểm thu mua thích hợp,… Với phương thức tương tự,
HTX NN ký hợp đồng ràng buộc với từng xã viên trong HTX để có thể đáp ứng các yêu
cầu của doanh nghiệp.
Trong hợp đồng việc xác định giá thu mua để có sự thống nhất giữa hai bên là rất quan
trọng. Hiện giá thu mua lúa thương phẩm ở huyện Tam Nông và doanh nghiệp được căn cứ


×