Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------

VÕ TẤN PHƯỚC

ĐÓNG GÓP CỦA TFP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ CỦA CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------

VÕ TẤN PHƯỚC

ĐÓNG GÓP CỦA TFP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ CỦA CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số : 60310105
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. TRẦN ANH TUẤN


TP. Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
1 Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy TS. Trần Anh Tuấn
2 Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên
tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.

Người thực hiện

VÕ TẤN PHƯỚC


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng biểu và hình
TÓM TẮT
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU .................................................................................................. 2
1.1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................... 2

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3


1.3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 4

1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 4

1.5

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 4

1.6

KẾT CẤU LUẬN VĂN ......................................................................................... 5

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 6
2.1

LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TÂN CỔ ĐIỂN (MÔ HÌNH TĂNG

TRƯỞNG SOLOW) ........................................................................................................ 6
2.1.1

HÀM SẢN XUẤT ............................................................................................. 6

2.1.2

ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU MÔ HÌNH SOLOW ........................................... 8


2.2

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH .............................................................. 9

2.2.1

MÔ HÌNH AK ................................................................................................. 10

2.2.2

MÔ HÌNH “HỌC HAY LÀM” ........................................................................ 11

2.2.3

MÔ HÌNH R & D............................................................................................. 12

2.2.4

ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH .... 14

2.3

GIỚI THIỆU NĂNG SUẤT CÁC YẾU TỐ TỔNG HỢP (TFP) ........................ 15


2.3.1

KHÁI NIỆM NĂNG SUẤT ............................................................................ 15

2.3.2


KHÁI NIỆM NĂNG SUẤT CÁC YẾU TỐ TỔNG HỢP (TFP).................... 17

2.3.3

Ý NGHĨA ......................................................................................................... 18

2.3.4

TỐC ĐỘ TĂNG TFP ....................................................................................... 18

2.3.5

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG TFP ........................... 19

2.4

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM........................................................ 24

2.5

KHUNG LÝ THUYẾT ........................................................................................ 31

CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 33
3.1. HÀM SẢN XUẤT VÀ CÁCH TÍNH TFP............................................................. 33
3.2

MÔ HÌNH HỒI QUY........................................................................................... 35

3.3


CHỌN MẪU VÀ DỮ LIỆU ................................................................................ 36

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 39
4.1. SƠ LƯỢC VỀ VỊ THẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM............... 39
4.2 TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC ĐỊA PHƯƠNG VKTTĐPN
........................................................................................................................................ 41
4.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY...................................................................... 48
4.3.1 KẾT QUẢ HỒI QUY CHO VKTTĐPN .............................................................. 48
4.3.2. KẾT QUẢ HỒI QUA CHO CÁC TỈNH/THÀNH VKTTĐPN .......................... 49
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tăng trưởng ở các nước OECD ........................................................................ 25
Bảng 2.2. Tăng trưởng 1960 -1994 ................................................................................... 27
Bảng 2.3. Tăng trưởng Đông Á, 1978 – 1996 ................................................................... 28
Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng Vốn của các tỉnh VKTTĐPN ............................................ 42
Bảng 4.2. Tỷ lệ biết chữ và có trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên
ở các tỉnh............................................................................................................................ 44

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung lý thuyết ................................................................................................. 31
Hình 4.2. Tốc độ tăng trưởng Vốn các địa phương giai đoạn 2001 - 2010....................... 43
Hình 4.3. Tốc độ tăng trưởng lao động các địa phương giai đoạn 2001 - 2010................ 44
Hình 4.4. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế tính đến 2010 ............................... 45

Hình 4.5. So sánh chỉ số TFP các tỉnh/thành..................................................................... 51


1

TÓM TẮT
Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với khoa
học công nghệ, phát triển nền kinh tế tri thức là mục tiêu theo đuổi dài hạn của các nền
kinh tế. Dựa trên các cơ sở lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển và lý thuyết tăng
trưởng kinh tế nội sinh, các lý thuyết này sử dụng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP)
như thành phần giải thích tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu đã phân tích đóng góp của
TFP đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong giai
đoạn 2001– 2010cũng như xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố TFP đến tăng trưởng
kinh tế của Vùng cũng như cho các tỉnh/thành trong vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
khi các yếu tố vốn và lao động không đổi thì sự tác động của TFP đến tăng trưởng kinh tế
của VKTTĐPN là làm gia tăng sản lượng GDP thêm 7.93%. Ngoài ra, phân tích TFP
từng địa phương cho kết quả các tỉnh/thành của vùng trong giai đoạn 2001 – 2010 đều có
mức tác động của TFP là tích cực, Vũng Tàu là địa phương có mức TFP cao nhất, cao
hơn mức trung bình của Vùng. Vàtừ những kết quả đạt được đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cường đóng góp của yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế cho vùng và các địa phương
nhằm phát triển bền vững trong thời gian tới.


2

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năng suất là nội lực phát triển của các công ty, ngành và nền kinh tế. Để nâng cao năng
suất một cách bền vững cần hoàn thiện lực lượng sản xuất gồm vốn, lao động (yếu tố hữu
hình) và quan hệ sản xuất (yếu tố vô hình) gồm đổi mới công nghệ, giáo dục đào tạo, hợp

lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý…theo hướng tăng dần sự đóng góp các yếu tố vô hình và
giảm dần sự lệ thuộc vào các yếu tố hữu hình. Tăng trưởng đầu ra không nhất thiết phải
tăng vốn và lao động, nếu biết sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào này và kết hợp nâng cao
chất lượng lao động, cải tiến kỹ thuật công nghệ, quản lý, giáo dục đào tạo…thì sẽ đem
lại giá trị gia tăng mới cao hơn. Như vậy ngoài phần đóng góp của các yếu tố hữu hình
còn có sự đóng góp giá trị của các yếu tố vô hình. Giá trị này thể hiện thông qua năng
suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Theo Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956)
thì tăng vốn và lao động có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, phù hợp với giai
đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, còn tăng TFP mới là nguồn gốc tăng trưởng
trong dài hạn. Do đó đề tài sẽ phân tích đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế,
đặc biệt là tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía nam
(VKTTĐPN) từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm phát triển kinh tế bền
vững trong tương lai.
Đề tài chọn địa bàn VKTTĐPN vì vai trò địa chính trị của vùng. Đây là vùng bao gồm 8
tỉnh – thành thuộc cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Tuy chỉ
chiếm 20.5% dân số, hơn 9% diện tích cả nước (Cục Xúc tiến thương mại, 2011) nhưng
VKTTĐPN có vai trò rất quan trọng, là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính
hàng đầu cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm này đóng góp lớn nhất cho kinh tế Việt Nam
với hơn 42% GDP, chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70% kim ngạch xuất khẩu, so với
cả nước thì tỷ lệ đầu tư trên GDP chiếm 50%, cao gấp 1,5 lần; có nhịp độ tăng trưởng
kinh tế cao hơn khoảng 1,4 - 1,6 lần so với nhịp độ tăng trưởng bình quân chung cả nước,


3

tỷ lệ dân số đô thị gần 50% so với mức bình quân 25% của cả nước (Cục Xúc tiến thương
mại, 2011). Do đó, VKTTĐPN thực sự là đầu tàu, đóng vai trò động lực, thúc đẩy mạnh
mẽ sự phát triển kinh tế Việt Nam. Với tầm vóc và vị thế như vậy nhưng chất lượng tăng
trưởng chưa tương xứng với tiềm năng của Vùng. Tăng trưởng kinh tế VKTTĐPN trong

giai đoạn vừa qua phụ thuộc nhiều vào sự tích lũy của các yếu tố đầu vào gồm vốn và lao
động. Hiện nay nền kinh tế đã phát triển ở mức cao hơn, bên cạnh chiến lược tăng trưởng
dựa vào đầu vào thì phải định hướng vào nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và lao
động, do đó đề tài “Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Vùng kinh
tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2001 - 2010” sẽ phân tích đóng góp của TFP đối với
tăng trưởng kinh tế của trong giai đoạn 2001 – 2010, từ đó đánh giá được vai trò của của
các nguồn lực đối với tăng trưởng và khuyến nghị những chính sách thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn cho Vùng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhận diện được sự đóng góp của yếu tố này sẽ giúp ích
cho việc đưa ra các khuyến nghị chính sách phát triển nhằm nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn.
Với mục tiêu tổng quát như trên, luận văn đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
-

Phân tích đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh Vùng kinh tế
trọng điểm phía nam trong giai đoạn 2001 – 2010 để từ đó tiếp tục tăng cường
khả năng đóng góp của các yếu tố này vào tăng trưởng kinh tế dài hạn cho các
địa phương VKTTĐPN.

-

Xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố TFP đến tăng trưởng kinh tế
VKTTĐPN, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường đóng góp của yếu tố
này đến tăng trưởng kinh tế cho vùng.


4

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài rút ra câu hỏi nghiên cứu như sau:
(1) TFP tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh/thành VKTTĐPN và cho
cả vùng ?
(2) Các nhà hoạch định chính sách làm gì để tiếp tục tăng cường khả năng đóng góp của
các yếu tố này vào tăng trưởng kinh tế dài hạn cho các địa phương ?
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tìm hiểu về đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Vùng kinh tế
trọng điểm phía nam, luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả trình bày hiện trạng
tăng trưởng kinh tế các tỉnh giai đoạn 2001 -2010.
Để tính đóng góp TFP vào tăng trưởng kinh tế các tinh/thành VKTĐPN và đóng góp TFP
cho vùng, phương pháp phân tích hồi quy đa biến được sử dụng thông qua dữ liệu bảng
panel data.
Dữ liệu được thu thập từ nguồn thứ cấp, tổng hợp từ các nguồn chính thức là Tổng cục
thống kê, Cục thống kê, các niên giám thống kê của các tỉnh/thành trong VKTTĐPN giai
đoạn từ 2001-2010.
Dữ liệu K theo thời gian được qui về giá cố định 1994 bằng cách lấy K theo giá hiện
hành hàng năm chia cho chỉ số giá hàng năm (CPI hay khử lạm phát GDP).
GDP cũng lấy theo giá cố định để đảm bảo là GDP thực khi tính tốc độ tăng trưởng hàng
năm.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn của các tỉnh VKTTĐPN được thành lập
theo Quyết định số 159/2007/QĐ-TT ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ bao gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.


5

1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn được chia làm 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


6

CHƯƠ
ƠNG II. CƠ
Ơ SỞ LÝ THUYẾT

Đ làm sánng tỏa đóng góp của TF
Để
FP đến tăngg trưởng, chhương nàynnêu lên nhữ
ững khái niệệm
T của cáác nhà nghiên cứu cũnng như giớ
TFP
ới thiệu cácc lý thuyết tăng trưởngg có sử dụnng
T như một
TFP
m thành ph
hần giải thícch cho tăngg trưởng kinnh tế bao gồồm lý thuyếết nội sinh và
n
ngoại
sinh.
2.1 LÝ THUYẾT TĂNG TR
RƯỞNG KIINH TẾ TÂ
ÂN CỔ ĐIIỂN (MÔ HÌNH

NG TRƯỞ
ỞNG SOLO
OW)
TĂN
M hình tăăng trưởng kinh tế tânn cổ điển còòn gọi là mô

m hình tăngg trưởng kiinh tế Solow
w,
đ
được
phát triển
t
bởi Robert
R
Solow
w năm 1956, và đến nay
n được xem như là một mô hìnnh
t
tăng
trưởngg tân cổ điển
n chuẩn troong hệ thốngg lý thuyết tăng trưởngg kinh tế troong dài dạn.
ẢN XUẤT
T
2.1.11 HÀM SẢ
T
Trong
mô hình
h
Solow, không chỉỉ có vốn màà cả lao độnng và sự thaay đổi côngg nghệ đều có
t

tương
quann hàm số vớ
ới sản lượngg.
Đ tiên Soolow giả địịnh rằng chhỉ có 2 yếu tố sản xuấtt là vốn và lao động trrong mô hìnnh
Đầu
t
tăng
trưởngg nên hàm sản
s xuất có dạng:
Yt = F(Kt,Lt)

(22.1)

Với :
Y làà sản lượng đầu ra
K làà vốn (vốn ở đây là vốnn vật thể)
L là lao động
hời gian
t là giai đoạn th
Giả thiết rằằng hàm sản
n xuất dạngg Cobb-Douuglas là có tính
t
thuần nhất
n tuyến tính và lợi tứ
ức
k
không
đổi theo
t
quy mô

ô và hàm (2.1) được biểểu diễn như sau:
(2.2)


7

Chia phương trìn
nh (2.2) choo Y và sắp xếp lại ta đư
ược:
(2.3)
Trongg đó:
là tốc độộ tăng trưởnng sản lượnng hay ký hiiệu G(Y)
là độ co giản của sảản lượng theo vốn, hayy ký hiệu α
là tốc độ tăng trưởnng vốn hayy ký hiệu G((K)
là độ coo giản của sảản lượng thheo lao độngg, hay ký hiiệu β
là tốc độộ tăng trưởnng lao độngg hay G(L)
làphần dư
d của của tăng trưởngg Y sau khi đã trừ đi cáác hiệu ứngg của K
h G(A)
vàà L, hay ký hiệu
Nên phương
p
trình
h (2.3) viết lại:
G(Y
Y) = G(A) + αG(K) + βG(L)

(2.4)

t

trưởngg của vốn và
v lao động,, nên khi nhhân chúng với
v α và
Vì G((K) và (GL)) là tốc độ tăng
β ta đư
ược phần đóng
đ
góp củủa sự gia tănng K và L đối
đ với tăngg trưởng củaa Y.
Nếu có
c số liệu chuỗi thời gian
g
của Y, K, L thì ta tính được G(A) bằng cách lấy G(Y)
G
trừ
đi αG
G(K) và βG(L) theo phư
ương trình (2.4).
(
Vì G((A) là phần dư của tăng trưởng Y sau khi
trừ đi các hiệu ứn
ng của K và
v L nên nó ước lượng được tăng trưởng sảnn lượng khi các đầu
v không đổi (Trần Thọ
T Đạt, 20010, trang 237).
vào laao động và vốn
Tóm lại,
l G(A) ch
hính là số dư
d trong môô hình Soloow (tiến bộ kỹ thuật) hay

h còn gọii là tăng
trưởngg năng suấtt các yếu tốố tổng hợp – TFP. Như
ư vậy, ý ngghĩa của phhương trình (2.4) là
tốc độộ tăng trưởn
ng sản lượnng có thể đư
ược giải thícch bởi tốc độ
đ tăng trưở
ởng của vốnn và lao


8

động được sử dụng trong nền kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng của tiến bộ kỹ thuật,
hay nói cách khác là tốc độ tăng trưởng TFP.
2.1.2 ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU MÔ HÌNH SOLOW
2.1.2.1ĐIỂM MẠNH
Ngay từ khi ra đời, mô hình tăng trưởng Solow đã gây ra một tiếng vang lớn, bởi đây là
mô hình tương đối hoàn chỉnh đầu tiên về tăng trưởng kinh tế. Nó đã trở thành xuất phát
điểm của nhiều nghiên cứu tăng trưởng kinh tế trong những thập kỷ gần đây.
-

(1) Mô hình khám phá ra một biến giải thích mới trong hàm sản xuất, đó là tiến
bộ công nghệ (TFP).

-

(2) Sử dụng mô hình Solow để ước tính tác động tương đối của công nghệ và
tích lũy vốn trên tăng trưởng thu nhập.

-


(3) “Dựa trên sinh lợi của vốn giảm dần, mô hình Solow dự đoán rằng sản
lượng bình quân đầu người nước nghèo sẽ tăng trưởng nhanh hơn và bắt kịp
các nước giàu, ngụ ý có sự hội tụ quốc tế về tốc độ tăng trưởng và mức thu
nhập bình quân đầu người. Mô hình cũng dự rằng suất sinh lợi của vốn ở các
nước giàu sẽ thấp hơn so với ở các nước nghèo, ngụ ý rằng có những động lực
mạnh mẽ thôi thúc vốn chảy từ nước giàu sang nước nghèo, thúc đẩy nhanh quá
trình hội tụ” (Nguyễn Trọng Hoài, 2010, trang 106).
2.1.2.2ĐIỂM YẾU

Mô hình tân cổ điển cũng có những điểm yếu:
-

Tiến bộ công nghệ chỉ là biến ngoại sinh, hay nói cách khác là một hằng số cho
trước nằm ngoài mô hình. Sự thay đổi của nó sẽ không ảnh hưởng đến tỷ lệ
tăng trưởng sản lượng, tuy nhiên nó là nhân tố quyết định của tăng trưởng.

-

Bức tranh hội tụ là phức tạp hơn những ngụ ý từ mô hình. “Trong mô hình này,
ngoài mức vốn ra, yếu tố duy nhất quyết định thu nhập bình quân đầu người là
tính hiệu quả của lao động, nhưng ý nghĩa chính xác của tính hiệu quả lao động
lại không được xác định rõ và hành vi biến đổi của nó lại được coi là ngoại


9

sinh. Hơn nữa, giả sử rằng mức sinh lợi trên vốn phản ánh đóng góp của vốn
trong sản lượng, và rằng tỷ phần của nó trong tổng thu nhập được thiết lập ở
mức hợp lý thì sự chênh lệch về vốn không thể giải thích được sự chênh lệch về

thu nhập giữa các quốc gia” (Trần Thọ Đạt, 2010, trang 173).
Tóm lại, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển, bất chấp những giới hạn của nó, đã chỉ ra hai
điểm quan trọng. Thứ nhất, đã làm sáng tỏ sự tồn tại của một nhân tố mới trong tăng
trưởng kinh tế, đó là tiến bộ công nghệ. Thứ hai, lý thuyết tân cổ điển đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của tích lũy vốn, một nhân tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.
2.2 MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH
Trong mô hình Solow không đưa ra được sự giải thích tại sao TFP đôi khi tăng trưởng
nhanh, đôi khi tăng trưởng chậm. Căn nguyên của tăng trưởng TFP trong lý thuyết tân cổ
điển về cơ bản xuất phát từ sự tiến bộ công nghệ. Yếu tố này chỉ đạt yêu cầu ở giai đoạn
đầu của thời kỳ tăng trưởng, sau đó khi một nước nghèo có thể đảm bảo kỹ thuật và tiếp
thu công nghệ sản xuất từ các nước giàu thông qua các hoạt động thương mại hay viện trợ
nước ngoài, vì thế yếu tố này không thể giải thích thỏa đáng về tồn tại khoảng cách thu
nhập bình quân đầu người của mỗi nước. Ngoài ra, trong lý thuyết tân cổ điển thì tăng
trưởng kinh tế phụ thuộc phần lớn vào tích lũy vốn là không hợp lý. Do đó cần tìm ra
những đặc tính mới của TFP để có thể giải thích hoàn toàn khác biệt về GDP bình quân
đầu người trong mỗi quốc gia.
Với những lý do trên đã dẫn đến sự ra đời một loạt mô hình tăng trưởng (vẫn dựa trên
khuôn khổ lý thuyết tân cổ điển) được gọi là các mô hình tăng trưởng nội sinh. Trong các
mô hình này thì giả định chung là lợi nhuận không đổi theo quy mô, còn giả định sinh lợi
của vốn giảm dần không được sử dung, đây là điểm mới.
Trong mô hình tăng trưởng nội sinh, TFP không chỉ là phần không giải thích được của
các tỷ lệ tăng trưởng từ các yếu tố đầu vào bao gồm vốn và lao động mà TFP còn có ý
nghĩa rộng hơn, đó là tất cả các yếu tố có thể dẫn đến đổi mới công nghệ như ý tưởng


10

mới, tri thức mới, thể chế, phát triển nguồn nhân lực…Trong mô hình này, tiến bộ công
nghệ là một biến nội sinh, được giải thích bên trong mô hình tăng trưởng.
Để hiểu rõ hơn những biểu hiện của TFP, luận văn sẽ xem xét trong các mô hình tăng

trưởng nội sinh sau đây.
2.2.1 MÔ HÌNH AK
Romer (1987) và Rebelo (1991) là những người đầu tiên đưa ra mô hình này. Đây là một
trong những mô hình đơn giản nhất theo quan điểm tăng trưởng nội sinh. Sự khác biệt cơ
bản giữa mô hình Solow và mô hình AK là không chỉ có vốn vật chất mà còn các loại vốn
khác như vốn con người (ví dụ, những tri thức và kỹ năng được sở hữu bởi lực lượng lao
động) hoặc trạng thái của tri thức là đầu vào sản xuất. Với giả định lợi nhuận không đổi
theo quy mô và sinh lợi của vốn giảm dần, hàm sản xuất của mô hình này được mô tả là
hàm Cobb-Douglas từ như sau:
Yt = A.Kt
trong đó:

(2.5)

Kt là đại diện cho tập hợp của tích lũy vốn bao gồm vốn vật chất và các
thành phần nguồn vốn con người
Yt là sản lượng
A (A>0) là cải thiện trình độ công nghệ, như trong mô hình Solow.

Theo phương trình (2.5), vai trò của TFP rõ ràng là nội sinh và đây là một điểm tiến bộ
hơn so với lý thuyết tân cổ điển chính thống. Do đó, sự khác biệt chủ yếu giữa mô hình
AK và mô hình tân cổ điển là ở yếu tố quyết định của tốc độ tăng trưởng bình quân đầu
người. Trong mô hình AK, các thành phần của tăng trưởng kinh tế là một mức độ cải tiến
của công nghệ lấy từ đổi mới công nghệ trong khi trong các mô hình tân cổ điển TFP chỉ
là một biến ngoại sinh gắn với tiến bộ kỹ thuật. Nhưng điểm giống nhau của hai mô hình
là nhấn mạnh vai trò quan trọng của vốn trong tăng trưởng.


11


2.2.2 MÔ HÌNH “HỌC HAY LÀM”
Mô hình học hay làm được đưa ra bởi Paul Romer (năm 1986 và 1989) và Kenneth Arrow
(1962).Trong mô hình này, mỗi hoạt động đầu tư của các cá nhân hay các công ty có thể
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Theo giả định lợi tức không đổi theo quy mô, hàm số theo dạng Cobb-Douglas như sau:
Y(t) = K(t)α [A(t).L(t)]1-α
Trong đó:

(2.6)

Y là sản lượng
K là vốn bao gồm vốn vật chất và các thành phần nguồn vốn con người
L là lao động
A là gia tăng kiến thức (kiến thức mới), bắt nguồn từ quá trình vừa học vừa
làm

Lưu ý rằng, trong mô hình này sự gia tăng kiến thức không phải là một biến cho trước, nó
là một hàm số của sự gia tăng trong vốn và do đó tích lũy kiến thức A(t) là một hàm số
của tích lũy vốn K(t) và được mô tả trong hàm dưới đây:
A(t) = B.K(t)θ

với B > 0, θ > 0

(2.7)

Theo phương trình (2.7), sự gia tăng trong đầu tư có thể dẫn đến sự gia tăng trình độ kiến
thức, và sự gia tăng kiến thức lần lượt mang lại sự gia tăng sản lượng sản xuất trong một
quốc gia [bắt nguồn từ phương trình (2.6)].
Để rõ hơn, phương trình (2.7) có thể được hiểu như sau: vì mỗi công ty trong quốc gia có
thể học hỏi kiến thức mới từ quá trình đầu tư của mình trong quy trình sản xuất cũng như

từ hoạt động đầu tư của các công ty khác và từ hoạt động đầu tư của các công ty có thể có
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nền kinh tế nói chung, đó là sự gia tăng tích lũy vốn
thông qua đầu tư sẽ dẫn đến sự gia tăng về trình độ tri thức. Với lợi nhuận không đổi theo
quy mô, sự gia tăng lao động và vốn đầu vào với một trạng thái của kiến thức [được xác
định trong (2.7)], sẽ dẫn đến sự gia tăng sản lượng.


12

Như vậy, thông qua mô hình học hay làm, hai điểm quan trọng được làm rõ: thứ nhất giới
thiệu một hình thức thay thế khác của TFP, những tri thức của con người, và thứ hai nhấn
mạnh vai trò nội sinh của TFP trong những mô hình tăng trưởng.
2.2.3 MÔ HÌNH R & D
Các mô hình này thường được trình bày trong các nghiên cứu của Uzawa (1965), Lucas
(1988) và Romer (1990). Trong các mô hình này, các nhà kinh tế đưa ra quan điểm cho
rằng lực lượng thúc đẩy tăng trưởng là sự tích lũy kiến thức (ý tưởng mới), với những cơ
chế tạo ra kiến thức khác nhau và những nguồn lực được phân bổ vào ngành sản xuất kiến
thức. Có hai cơ chế chính tạo ra kiến thức được đưa vào các mô hình tăng trưởng nội
sinh : (1) kiến thức là một sản phẩm phụ của hoạt động kinh tế, và (2) bản thân sự tạo ra
kiến thức là một hoạt động sản xuất [Trần Thọ Đạt, 2010, trang 174-175].
Kiến thức mới (lấy từ những ý tưởng mới), là sản phẩm kết hợp của cả vốn con người và
sự tích lũy hiện có của kiến thức, như nghiên cứu khoa học, phát triển sản phẩm, đổi mới
trong kỹ thuật sản xuất và cải tiến quản lý, tất cả có thể nâng cao năng suất. Rõ ràng sự
gia tăng tích lũy vốn con người theo thời gian có thể ảnh hưởng đến năng suất của tất cả
các yếu tố sản xuất và do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Trong các mô hình R & D, hàm sản xuất vốn con người (thể hiện bằng hàm sản xuất tri
thức) là quan trọng hơn hàm sản xuất của vốn vật chất (bởi hàm sản xuất hàng hóa). Điều
này có nghĩa rằng sự tham gia của nguồn vốn con người được đánh giá cao trong việc giải
thích sự tăng trưởng kinh tế. Tương tự trường phái trên, Griffin (1994) đã đồng ý vốn con
người bao gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lượng và sáng tạo của người dân.

Một cá nhân có thể đạt được nó bằng nhiều cách khác nhau như được đào tạo nghề, giáo
dục chính quy, học hỏi qua công việc hoặc các hoạt động khác.
Trong mô hình, hàm sản xuất có dạng Cobb-Douglas, với hai hàm phụ: hàm sản xuất
hàng hóa và hàm sản xuất kiến thức
Hàm sản xuất hàng hóa:
Y(t) = AKα (uH)1-α

(2.8)


13

Hàm sản xuất:
H* + δH = B(1-u)H
Trong đó:

(2.9)

Y là sản lượng hàng hóa
A,B> 0 là tham số công nghệ
H là vốn con người
α (0 ≤ α ≤ 1) là tỷ phần của vốn vật chất
1 – α (0 ≤ α ≤ 1) là tỷ phần của lao động
u (0 ≤ u ≤ 1) là phân số của vốn con người được sử dụng trong sản xuất
1 – u (0 ≤ u ≤ 1) là phân số của vốn con người được sử dụng trong vốn con

người tạo ra
H* + δH là tổng đầu tư vào vốn con người
Một cá nhân có thể có được kiến thức bằng nhiều cách khác nhau. Đồng ý với Griffin
(1998), Lucas (1998) ghi nhận rằng có hai cách chính mà kiến thức có thể được hấp thụ.

Cách thứ nhất là do tác động bên trong của vốn con người, có khả năng tăng lên và sinh ra
khi sử dụng ; thứ hai là do tác động bên ngoài đó là tri thức rất dễ dàng di chuyển và chia
sẽ. Phương trình (2.9) cho thấy rằng khi đầu tư nâng cao kiến thức của con người, vốn
con người cũng sẽ tăng.
Bên cạnh đó, theo mô hình Romer lĩnh vực R & D sản xuất ý tưởng hoặc cải tiến ý tưởng
để sản xuất hàng hóa cuối cùng. Như đã trình bày trong phương trình (2.8) và (2.9), kiến
thức có thể đi vào sản xuất sản phẩm cuối cùng trong hai cách khác nhau. Cách thứ nhất
là bằng các phương tiện sản xuất một đầu vào trung gian mới, và sau đó đầu vào trung
gian này có thể được sử dụng trong sản xuất sản phẩm cuối cùng. Cách thứ hai là một ý
tưởng mới sẽ làm tăng tổng tích lũy kiến thức và do đó dẫn đến sự gia tăng năng suất của
vốn con người được sử dụng trong lĩnh vực R & D. Chủ sở hữu của một ý tưởng mới có
quyền sở hữu nhất định trong việc sử dụng nó trong sản xuất, được gọi là bằng sáng chế.
Bằng cách bán các bằng sáng chế này, các ý tưởng mới có thể mở rộng ý nghĩa của nó


14

trong các ngành công nghiệp. Vì vậy, nhiều sản phẩm cuối cùng hơn trong nền kinh tế sẽ
được sản xuất.
Với những lý do trên, thông qua hoạt động R & D, cải thiện vốn con người được tạo ra.
Đây là xu hướng tốt gia tăng sản lượng trong nền kinh tế.
Giả định chung của các hàm sản xuất là đầu tư được tài trợ bởi tiết kiệm trong nước.
Trong thực tế, ở các nước đang phát triển, đầu tư có thể được tài trợ bởi vốn nước ngoài
thông qua việc nhập khẩu hàng hóa vốn. Do đó, tác động bên trong và tác động bên ngoài
của vốn con người tồn tại và sẽ là một yếu tố nội sinh có ảnh hưởng đến quá trình tăng
trưởng của một nền kinh tế.
Nói chung, mô hình R & D này, như hai mô hình trên, nhấn mạnh đặc tính nội sinh của
TFP trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế cũng như mở ra một khái niệm mới của TFP
bằng cách giới thiệu kiến thức như một yếu tố có thể cải thiện vốn con người thông qua
các hoạt động R & D trong quá trình sản xuất.

Lưu ý rằng mặc dù vai trò của nguồn nhân lực trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh là
đáng chú ý, vai trò của vốn vật chất và tiến bộ kỹ thuật không được bỏ qua, trong kiểm tra
mối quan hệ giữa TFP và tăng trưởng. Người lao động ngay cả khi có đầy đủ kiến thức
cũng không thể sản xuất bất cứ điều gì mà không có thiết bị máy móc và công cụ. Tương
tự như vậy, một công nhân sử dụng máy cũ không có thể sản xuất nhiều như một công
nhân sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại và tốt hơn.
2.2.4 ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI
SINH
2.2.4.1.ĐIỂM MẠNH
-

TFP không còn là một yếu tố ngoại sinh. Từ bây giờ, nó là một nội sinh: đây là
sự tiến bộ vượt trội so với lý thuyết tân cổ điển. Điểm này đặc biệt nhấn mạnh
vào mô hình học hay làm và mô hình R & D : gia tăng kiến thức xuất phát từ sự
gia tăng đầu tư ; do đó, tỷ lệ đổi mới là nội sinh.


15

-

Trong các mô hình này, TFP được mở rộng trong những biểu hiện của nó: nó
không chỉ là tiến bộ kỹ thuật mà còn cải thiện trình độ công nghệ (mô hình AK)
và kiến thức mới (mô hình học hay làm và mô hình R & D).

-

‘‘Các mô hình tăng trưởng nội sinh đề cao vai trò của chính phủ trong việc thúc
đẩy phát triển kinh tế thông qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào giáo dục đào
tạo, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành công nghiệp sử

dụng nhiều tri thức như phần mềm máy tính, viễn thông... ‘’ (Trần Thọ Đạt,
2010, trang 226).
2.2.4.2.ĐIỂM YẾU

-

Các mô hình tăng trưởng nội sinh vẫn phụ thuộc vào một số giả định tân cổ
điển truyền thống mà không phù hợp với các nền kinh tế đang phát triển. Chẳng
hạn, các mô hình này còn bỏ qua những yếu tố như sự yếu kém về cấu trúc hạ
tầng, cấu trúc thể chế, các thị trường vốn và thị trường hàng hóa không hoàn
hảo…(Trần Thọ Đạt, 2010, trang 227).

-

Khó khăn để ước lượng vốn con người cũng như của tỷ phần đóng góp.

Tóm lại, sau khi trở thành biến nội sinh trong các lý thuyết tăng trưởng kinh tế, vai trò của
TFP ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Cùng với các tiến bộ trước đây, những biểu hiện của sự thay đổi TFP trong nhiều cách
khác nhau so với TFP trong lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển. Nó được coi là: cải thiện
vốn con người như tăng kỹ năng lao động, hoặc tăng kiến thức lao động… ; Phát triển
vốn con người sẽ dẫn đến tiến bộ kỹ thuật ; cải thiện các môi trường hữu quan trong quá
trình sản xuất.
2.3 GIỚI THIỆU NĂNG SUẤT CÁC YẾU TỐ TỔNG HỢP (TFP)
2.3.1 KHÁI NIỆM NĂNG SUẤT
Từ những năm 90 của thế kỷ 20 về trước, năng suất được hiểu và áp dụng ở Việt Nam
theo khái niệm truyền thống, năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động và thường
được quan tâm, tính toán bằng số lượng hay khối lượng sản phẩm tạo ra hoặc tổng giá trị
sản xuất-dịch vụ tạo ra trên một lao động hay giờ lao động. Năng suất truyền thống định



16

hướng theo các yếu tố đầu vào, chủ yếu là lao động, nguyên vật liệu, thiết bị và giải pháp
nhằm đạt mục tiêu tăng năng suất là tăng đầu ra và giảm đầu vào. Cách tiếp cận này
không còn thích hợp với kinh tế thị trường, kinh tế phát triển trên nền tảng công nghệ tiến
bộ, phát triển theo chiều sâu.
Từ năm 1995-1996 lại đây, sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Năng suất
Châu Á (APO- Asian Productivity Organization), Việt Nam đã dần tiếp nhận khái niệm và
một số chỉ tiêu tính toán năng suất theo cách tiếp cận mới. Đặc điểm của cách tiếp cận
mới này là:
Định hướng theo các kết quả của Đầu ra, hướng tới nhu cầu của thị trường và giảm lãng
phí trong mọi hình thức chứ không là chỉ giảm Đầu vào. Bản chất của vấn đề ở đây là
tăng thêm giá trị, do đó không chỉ sử dụng hợp lý, tiết kiệm Đầu vào mà còn chú trọng
chất lượng và tính hữu ích của Đầu ra.
Năng suất là làm việc thông minh hơn chứ không phải vất vả hơn.
Nguồn nhân lực và khả năng tư duy của con người đóng vai trò quan trọng trong việc đạt
năng suất cao hơn và hành động là kết quả của quá trình tư duy. Vốn và công nghệ là
quan trọng nhưng chính con người với khả năng tư duy và kỹ năng cao là yếu tố quyết
định nhất.
Năng suất không chỉ là năng suất bộ phận như năng suất lao động, năng suất vốn, mà còn
là năng suất các nhân tố tổng hợp.
Năng suất được coi là biểu hiện cho cả hiệu lực và hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực
để đạt mục tiêu, vì năng suất cao nhưng không được lãng phí tài nguyên và hủy hoại môi
trường, phải là năng suất xanh tức là năng suất được tạo ra trong các hệ thống sản xuất
sạch.
Đặc biệt năng suất theo cách tiếp cận mới không đối lập mà đồng hướng, cùng tạo nên
hiệu quả với chất lượng. Chất lượng hóa các yếu tố và các quá trình là điều kiện để tăng
năng suất với tốc độ cao và ổn định, bền vững.



17

Tóm lại, định nghĩa năng suất theo Eatwell năm 1991 thì năng suất là một tỷ lệ đo lường
sản lượng một số chỉ tiêu sử dụng đầu vào. Tương tự như vậy, Shim và Siegel (1995) đã
định nghĩa về năng suất như một "sản lượng trên một đơn vị đầu vào làm việc" trong từ
điển của họ về kinh tế hiện đại.
2.3.2 KHÁI NIỆM NĂNG SUẤT CÁC YẾU TỐ TỔNG HỢP (TFP)
Case (1996) đã định nghĩa năng suất là “sản lượng đầu ra chia cho 1 đơn vị đầu vào”,
còn Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) xác định “năng suất là một mối quan hệ giữa số
lượng đầu ra và số lượng đầu vào được sử dụng để tạo đầu ra”, hiểu khái quát nhất năng
suất là quan hệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào. Để tăng thêm giá trị không chỉ sử dụng
hợp lý, tiết kiệm đầu vào mà còn chú trọng chất lượng và tính hữu ích của đầu ra. Năng
suất là làm việc thông minh hơn chứ không phải vất vả hơn. Nguồn nhân lực và khả năng
tư duy của con người đóng vai trò quan trọng trong việc đạt năng suất cao hơn và hành
động là kết quả của quá trình tư duy. Vốn và công nghệ là quan trọng nhưng chính con
người với khả năng tư duy và kỹ năng cao là yếu tố quyết định nhất. Năng suất không chỉ
là năng suất bộ phận như năng suất lao động, năng suất vốn, mà còn là năng suất chung,
năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP – Total factor productivity).
Trong nghiên cứu của Solow (1956) thì năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) là phần dư
của hàm sản xuất, phần không giải thích được của các tỷ lệ tăng trưởng từ các yếu tố đầu
vào vốn và lao động hay còn gọi là số dư Solow. TFP được định nghĩa là “chênh lệch
giữa tăng trưởng sản lượng và tốc độ tăng trưởng của các đầu vào vốn và lao động (có
trọng số theo tỷ phần của từng nhân tố trong tổng thu nhập). Do bản chất của nó là một số
dư nên trên thực tế, nó là “thước đo phần bỏ qua”. Rõ ràng là nhiều nhân tố có thể tạo ra
sự chuyển biến của hàm sản xuất như cải tiến kỹ thuật, thay đổi về thể chế…” (Trần Thọ
Đạt, 2010, trang 234)
Theo Edgman (1987) đã giải thích TFP kỹ hơn khái niệm của Solow khi cho rằng TFP là
chỉ tiêu thể hiện hiệu quả tổng thể của nền kinh tế. TFP không chỉ phụ thuộc vào sự thay
đổi kỹ thuật mà còn thể hiện sự phân bổ các tài nguyên, chuyên cần của người lao động,

kỹ năng quản lý..v.v. Tương tự như vậy, Mankiw (1992) đã bổ sung TFP là một chỉ tiêu


18

nắm bắt toàn bộ sự thay đổi kỹ thuật và tất cả những yếu tố sản xuất khác làm gia tăng sản
xuất như gia tăng kiến thức về sản xuất, giáo dục và quy định của chính phủ.
Và Ngân hàng Thế giới năm 1993 đã đưa ra định nghĩa chung nhất. TFP bao gồm tiến bộ
và hiệu quả kỹ thuật; cải thiện kiến thức, kỹ năng nguồn nhân lực; mức tích lũy vốn cho
mỗi lao động; hiệu quả phân bổ tài nguyên như tái cấu trúc nền kinh tế, phục hồi kinh tế
và sự can thiệp chính phủ. Và các đặc trưng của TFP theo Ngân hàng thế giới (1993) cũng
đã thay đổi. Nó không còn là biến ngoại sinh trong mô hình Solow nữa. TFP được nhấn
mạnh trong các lý thuyết tăng trưởng mới là một biến nội sinh. Bất kỳ sự thay đổi nào của
TFP sẽ tác động đến tăng trường kinh tế.
Tóm lại, TFP là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn và lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi
mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công
nhân,v.v...
2.3.3 Ý NGHĨA
TFP phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất, phản ảnh sự thay đổi công
nghệ, trình độ lành nghề của công nhân, trình độ quản lý...
TFP phản ánh chất lượng của tăng trưởng, phản ánh tăng trưởng theo chiều sâu
Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào. Điều này là rất
quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Đối với người lao
động, nâng cao TFP sẽ có góp phần nâng lương, nâng thưởng, điều kiện lao động được
cải thiện, công việc ổn định hơn. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản
xuất.Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao
phúc lợi xã hội.
2.3.4 TỐC ĐỘ TĂNG TFP
Chỉ tiêu tốc độ tăng TFP (TFPG – total factor productivity growth) là tỉ lệ tăng lên của kết

quả sản xuất do nâng cao năng suất tổng hợp theo nguồn lực, nó phản ánh toàn diện về
chiều sâu của quá trình sản xuất kinh doanh, là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan
trọng nhất để đánh giá chất lượng tăng trưởng của một ngành, một lĩnh vực hay toàn bộ


19

nền kinh tế quốc dân.
Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp phản ánh tốc độ tiến bộ khoa học công nghệ
là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh sự nhanh, chậm của tiến bộ khoa học công nghệ trong một
thời gian nhất định
2.3.5 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG TFP
Tăng trưởng TFP chịu tác động bởi nhiều nhân tố. Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu thực
nghiệm về các nhân tố tác động này, dựa trên các nghiên cứu vĩ mô, ngành và vi mô.
Romer (1990) đã cho rằng vốn con người mà ở đây cụ thể là trình độ học vấn có ảnh
hưởng quan trọng đến TFP bởi vì vai trò của nó như một yếu tố quyết định khả năng của
nền kinh tế để thực hiện đổi mới công nghệ và đặc biệt đối với các nước đang phát triển
để ứng dụng kỹ thuật của nước ngoài. Yếu tố vốn con người có tác động đến TFP còn
được thể hiện qua nghiên cứu của Black và Lynch (1996) đã chứng minh tầm quan trọng
củachất lượng giáo dục cho năng suất trong cả lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất.
Sức khỏe, y tế cũng có tác động đến tăng trưởng TFP. Cole và Neumayer (2003) nghiên
cứu tác động của sức khỏe kém đến TFP, đóng góp của các tác giả là sức khỏe kém có
ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất tổng hợp xuyên quốc gia.
Theo nghiên cứu của Bloom và Sachs (1998) cho giai đoạn 1965-1990, y tế và các biến
nhân khẩu học giải thích hơn 50 phần trăm của sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa
châu Phi và phần còn lại của thế giới. Bloom và cộng sự (1999) cũng thấy rằng gánh nặng
thấp về mặt sức khỏe và sự phụ thuộc đã giải thích một phần lớn của sự thành công của
Đông Á.
Đổi mới và sáng tạo của tri thức có tác động tích cực đến TFP. Guellec và van
Pottelsberghe de la Potterie (2001) nghiên cứu mối quan hệ giữa R & D và tăng trưởng

TFP ở mức độ tổng hợp của nền kinh tế trong 16 nước OECD từ năm 1980 đến năm
1998. Ba nguồn R & D được xem xét với 3 nguồn: nghiên cứu kinh doanh trong nước,
công trình nghiên cứu (ví dụ các trường đại học ) và nghiên cứu kinh doanh được thực


×