Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hoàn thiện việc kiểm soát chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn đồng tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.96 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
----------

HUỲNH THỊ THÚY PHƯỢNG

HOÀN THIỆN VIỆC KIỂM SOÁT CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
ĐỒNG TÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp - HCM
----------

HUỲNH THỊ THÚY PHƯỢNG

HOÀN THIỆN VIỆC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
ĐỒNG TÂM

Chuyên ngành
: KẾ TOÁN
Mã số : 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Hoàn thiện việc kiểm soát chi phí tại công ty
trách nhiệm hữu hạn Đồng Tâm” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này
chưa được công bố tại bất kỳ công trình nào. Nội dung của luận văn có tham khảo
và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp trí và trang
web theo danh mục tài liệu luận văn.
Trong quá trình tiến hành và hoàn thiện luận văn, tôi xin chân thành gởi lời
cảm ơn đến TS. Đoàn Ngọc Quế đã tận tình hướng dẫn cho tôi từ những bước đi ban
đầu và tạo mọi điều kiện để cho tôi hoàn thiện luận văn. Những chỉ bảo của thầy
như là một hành trang quý báu trên con đường học tập của tôi sau này.


MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các ký hiệu
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
Lời mở đầu ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ................................................................................................................ 4
1.1. Kiểm soát và kiểm soát chi phí ........................................................................... 4
1.2. Mục tiêu và vai trò của kiểm soát chi phí ............................................................ 4
1.2.1. Mục tiêu kiểm soát chi phí.......................................................................... 4

1.2.2. Vai trò của kiểm soát chi phí trong kế toán quản trị .................................... 5
1.3. Phân loại chi phí phục vụ cho việc kiểm soát chi phí .......................................... 6
1.3.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động ................................................ 6
1.3.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ........................................... 7
1.3.3. Phân loại chi phí theo chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được ..... 8
1.3.4. Phân loại chi phí chất lượng ....................................................................... 8
1.4. Nội dung kiểm soát chi phí ................................................................................. 9
1.4.1. Kiểm soát chi phí phục vụ cho việc kiểm soát hiệu quả hoạt động ............. 9
1.4.1.1. Xây dựng định mức chi phí .............................................................. 10
1.4.1.2. Xây dựng dự toán chi phí ................................................................. 13
1.4.1.3. Sử dụng kỹ thuật phân tích chênh lệch để kiểm soát chi phí ............. 16
1.4.1.4. Báo cáo kiểm soát chi phí................................................................. 19
1.4.2. Kiểm soát chi phí để đánh giá trách nhiệm quản lý ................................... 20
1.4.3. Kiểm soát chi phí chất lượng .................................................................... 22
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH
ĐỒNG TÂM ........................................................................................................... 31
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Đồng Tâm .......................................................... 31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ............................................. 31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty ............................................................. 32
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty .......................................................... 33
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Đồng Tâm ........................... 35


2.1.5. Tình hình hoạt động của công ty và phương hướng phát triển................... 36
2.2. Thực trạng tổ chức kiểm soát chi phí tại công ty TNHH Đồng Tâm.................. 37
2.2.1. Phân loại chi phí phục vụ cho việc kiểm soát chi phí tại công ty ............... 37
2.2.1.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động ...................................... 37
2.2.1.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ................................. 39
2.2.1.3. Phân loại chi phí theo chi phí kiểm soát được và không kiểm soát

được ............................................................................................................. 39
1.2.1.4. Phân loại chi phí chất lượng ............................................................. 40
2.2.2. Xây dựng dự toán chi phí tại công ty ........................................................ 40
2.2.2.1. Xây dựng định mức chi phí tại công ty ............................................. 40
2.2.2.2. Xây dựng dự toán chi phí tại công ty ................................................ 40
2.2.3. Kiểm soát chi phí tại công ty .................................................................... 41
2.2.4. Kiểm soát chi phí chất lượng tại công ty ................................................... 42
2.3. Đánh giá thực trạng kiểm soát chi phí tại công ty TNHH Đồng Tâm ................ 43
Kết luận chương 2......................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN VIỆC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH
ĐỒNG TÂM ........................................................................................................... 48
3.1. Mục tiêu hoàn thiện việc kiểm soát chi phí tại công ty TNHH Đồng Tâm......... 48
3.2. Các quan điểm tổ chức kiểm soát chi phí tại công ty TNHH Đồng Tâm ........... 48
3.3. Giải pháp hoàn thiện việc kiểm soát chi phí tại công ty TNHH Đồng Tâm ....... 49
3.3.1. Kiểm soát chi phí phục vụ cho việc kiểm soát hiệu quả hoạt động ............ 49
3.3.2. Kiểm soát chi phí để đánh giá trách nhiệm quản lý ................................... 61
3.3.3. Kiểm soát chi phí chất lượng .................................................................... 66
Kết luận chương 3......................................................................................... 72
Kết luận chung.............................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
BHXH: bảo hiểm xã hội
BHYT: bảo hiểm y tế
BHTN: bảo hiểm thất nghiệp
BH và QLDN: bán hàng và quản lý doanh nghiệp
CBCNV: cán bộ công nhân viên
KPCĐ: kinh phí công đoàn

HC-NS: hành chính nhân sự
NCTT: nhân công trực tiếp
NVLTT: nguyên vật liệu trực tiếp
SXC: sản xuất chung
TSCĐ: tài sản cố định


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Ký hiệu

Nội dung

1

Bảng 1.1

Bảng báo cáo thành quả quản lý chi phí

21

2

Bảng 1.2

Bảng các cấp độ trong 6 sigma

28


3

Bảng 1.3

Bảng báo cáo kiểm soát chi phí chất lượng

29

4

Bảng 2.1

5

Bảng 2.2

6

Bảng 2.3

7

Bảng 3.1

Báo cáo thực hiện chi phí chất lượng trong năm 2012 tại
công ty TNHH Đồng Tâm
Bảng tính tỷ lệ từng loại chi phí chất lượng trên tổng chi
phí chất lượng
Bảng thống kê sản phẩm hỏng của công ty TNHH Đồng
Tâm trong năm 2012

Bảng phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
trong tháng 11/2012

Trang

45

45

45

52

Bảng phân tích chênh lệch lượng của chi phí nguyên vật
8

Bảng 3.2

liệu trực tiếp của nhóm ngói lợp sealer trong tháng

53

11/2012
9

Bảng 3.3

Bảng phân tích chênh lệch giá của chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp của nhóm ngói lợp sealer trong tháng 11/2012


54

Bảng phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp của
10 Bảng 3.4

nhóm ngói lợp sealer tháng 11/2012 tại công ty TNHH

56

Đồng Tâm
11 Bảng 3.5

12 Bảng 3.6

13 Bảng 3.7
14 Bảng 3.8

Bảng báo cáo thành quả quản lý chi phí tại phân xưởng
ngói tháng 11 năm 2012
Bảng báo cáo thành quả quản lý chi phí tại phòng hành
chính – nhân sự tháng 11 năm 2012
Bảng báo cáo kiểm soát chi phí chất lượng năm 20112012
Bảng báo cáo số lượng sản phẩm hỏng năm 2011-2012

63

65

68
69



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

TT

Ký hiệu

1

Sơ đồ 2.1

2

Sơ đồ 2.2

3

Sơ đồ 2.3

Nội dung
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty
TNHH Đồng Tâm
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH
Đồng Tâm
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ
ghi sổ

Trang
33


35

36

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt
4

Sơ đồ 3.1

động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH
Đồng Tâm

62


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển, các loại hình doanh
nghiệp đang cạnh tranh và phát triển trên thị trường. Do vậy để đảm bảo cho các
doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững, các nhà quản trị kinh doanh luôn
tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí tối đa hóa lợi nhuận. Chính điều này đã khẳng
định vị trí, vai trò của thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp ngày được
nâng cao. Thông tin kế toán quản trị trở thành một công cụ quan trọng cho các nhà
quản trị kinh doanh tiết kiệm chi phí, đưa ra các quyết định đầu tư, chọn phương án
tối ưu để kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp.
Giai đoạn hội nhập với kinh tế thế giới hiện nay đã mang đến cho các doanh
nghiệp những cơ hội mới để phát triển nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều thách

thức với sự ra đời và gia tăng quy mô hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trong
ngành đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc áp dụng công nghệ kỹ
thuật tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm…mà còn phải
sử dụng các phương pháp để kiểm soát tốt chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của mình. Do đó, chi phí trong doanh nghiệp mang ý nghĩa quyết định
cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nếu không có sự kiểm soát dễ gây thất
thoát và đẩy doanh nghiệp đến bên bờ phá sản. Nếu không kiểm soát được hết chi
phí, thì không thể nào nhận biết được tình hình thực hiện các kế hoạch kinh doanh
cũng như thực trạng hoạt động của công ty. Do đó, kiểm soát chi phí là vấn đề quan
trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Qua thực tế tìm hiểu hoạt động tại công ty TNHH Đồng Tâm, vấn đề kiểm
soát chi phí còn một số hạn chế nhất định. Việc kiểm soát tốt chi phí tại công ty sẽ
giúp công ty kiểm soát hiệu quả hoạt động của mình, đồng thời thông qua kiểm soát
chi phí công ty cũng đánh giá trách nhiệm quản lý của nhà quản trị. Kiểm soát chi
phí giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhưng cũng phải gắn liền nâng cao chất lượng,
kiểm soát chi phí chất lượng giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ đó tạo


2

dựng cho công ty uy tín và hình ảnh trên thương trường. Đây là lý do chính tác giả
chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí tại công ty TNHH Đồng Tâm”.
2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố trong nước
-

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty TNHH Global Café –

luận văn thạc sĩ/ Vũ Long Phụng; người hướng dẫn: Lê Đình Trực – TP.Hồ Chí
Minh, Đại học Kinh Tế TP.HCM, 2010. Mục tiêu của đề tài này, tác giả nghiên cứu
hệ thống định mức chi phí và phân tích chênh lệch chi phí nhằm kiểm soát hoạt

động tại công ty TNHH Global Café.
-

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí tại công ty TNHH 1TV Tín Nghĩa – luận

văn thạc sĩ/ Phùng Thế Vinh, người hướng dẫn: Phạm Thị Phụng – TP.Hồ Chí
Minh, Đại học Kinh Tế TP.HCM, 2009. Mục tiêu của đề tài này, tác giả nghiên cứu
hệ thống định mức chi phí và sử dụng công cụ phân tích chênh lệch chi phí nhằm
kiểm soát chi phí tại công ty.
-

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty giày Thượng Đình –

luận văn thạc sĩ/ Lê Thị Thu Hiền, người hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Toàn, Đại
học Đà Nẵng, 2010, Mục tiêu của đề tài này, tác giả hoàn thiện hệ thống định mức
chi phí, thủ tục kiểm soát chi phí và sử dụng công cụ phân tích chênh lệch chi phí
nhằm kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty.
Ngoài việc sử dụng kỹ thuật phân tích chênh lệch để kiểm soát hiệu quả hoạt
động và đánh giá trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Đồng Tâm thì đề tài còn
tiến hành đề cập đến vấn đề kiểm soát chi phí chất lượng để tăng chất lượng sản
phẩm sản xuất từ đó góp phần làm giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh tại
công ty TNHH Đồng Tâm.
3. Mục tiêu nghiên cứu
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chi phí và kiểm soát chi phí, cơ sở để đánh giá

hiệu quả hoạt động và trách nhiệm quản lý của các nhà quản lý, lý luận về chi phí
chất lượng và kiểm soát chi phí chất lượng.
-


Phân tích thực trạng kiểm soát chi phí để đánh giá hiệu quả hoạt động và trách

nhiệm quản lý tại công ty, thực trạng kiểm soát chi phí chất lượng tại công ty


3

TNHH Đồng Tâm.
-

Đưa ra những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi phí tại công ty TNHH Đồng

Tâm; bao gồm các giải pháp hoàn thiện hệ thống định mức, và các công cụ kiểm
soát chi phí nhằm phục vụ cho kiểm soát hiệu quả hoạt động, đánh giá trách nhiệm
quản lý và kiểm soát chi phí chất lượng.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc kiểm soát chi
phí để phục vụ kiểm soát hiệu quả hoạt động, kiểm soát chi phí để đánh giá
trách nhiệm quản lý và kiểm soát chi phí chất lượng tại công ty TNHH
Đồng Tâm.
Thời gian nghiên cứu: Để đảm bảo tính khả thi của đề tài tác giả
chọn thời gian để kiểm soát chi phí để phục vụ kiểm soát kết quả hoạt
động và đánh giá trách nhiệm quản lý là tháng 11/2012 và thời gian để
kiểm soát chi phí chất lượng là năm 2011và năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả trong quá trình thực hiện
việc nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Thông qua việc
thu thập các dữ liệu liên quan đến lý thuyết về kiểm soát chi phí trong kế toán quản
trị và thực trạng về kiểm soát chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Tâm,

tác giả đã tiến hành phân tích, trình bày và giải thích các nội dung có liên quan đến
mục tiêu nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề về lý thuyết kiểm soát chi phí, tình
hình kiểm soát chi phí tại công ty và các giải pháp hoàn thiện việc kiểm soát chi phí
tại công ty.
6. Kết cấu luận văn: Luận văn được thực hiện gồm 73 trang, 14 bảng, 4 sơ
đồ, 23 phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương
cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí trong kế toán quản trị
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi phí tại Công ty TNHH Đồng Tâm
Chương 2: Hoàn thiện việc kiểm soát chi phí tại Công ty TNHH Đồng Tâm


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ
1.1. Kiểm soát và kiểm soát chi phí
Kiểm soát là việc thiết lập các kế hoạch và xây dựng các mục tiêu có liên
quan, từ đó thiết lập nên những hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Đồng thời trong quá trình thực hiện các mục tiêu cần phải đưa ra các biện pháp và
hành động phụ trợ để đạt được các mục tiêu tốt hơn. Có thể nói kiểm soát là một
chức năng của quản lý.
Kiểm soát chi phí là một chức năng quản lý có ý thức và rất quan trọng trong
quá trình quản lý của doanh nghiệp. Đó là sự tác động của chủ thể quản lý nhằm
nhận biết, hiểu biết các nội dung chi phí nhằm sử dụng hiệu quả nhất các khoản chi
phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Để làm tốt chức năng này nhà quản lý cần trả lời các
câu hỏi: Doanh nghiệp có những khoản mục chi phí nào? tiêu chuẩn, định mức chi
phí là bao nhiêu? chi phí nào chưa hợp lý? Nguyên nhân vì sao? biện pháp giải
quyết?
Để tiến hành kiểm soát chi phí các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải đưa ra

các tiêu chuẩn, nội dung và mục tiêu kiểm soát chi phí. Từ đó xây dựng hệ thống
kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp với những hình thức kiểm soát thích hợp,
cùng chi phí kiểm soát, phương tiện công cụ được sử dụng cho hoạt động kiểm soát
này và cuối cùng đi tới các giải pháp điều chỉnh.
1.2. Mục tiêu và vai trò của kiểm soát chi phí
1.2.1. Mục tiêu kiểm soát chi phí
Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh có một điều vô
cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là phải tính đến việc
các chi phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào, các đồng vốn bỏ ra hiệu quả
đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả như mong muốn ban đầu hay không? Có
thể nói, kiểm soát chi phí là một yếu tố thiết yếu trong đầu tư và kinh doanh. Nếu
không có kiểm soát chi phí, thì không thể nào nhận biết được tình hình thực tế của
những dự án đầu tư, các kế hoạch kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động của


5

công ty. Nhận biết được chi phí và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có
thể kiểm soát được chi phí theo định mức đã đề ra từ đó hạ chi phí, hạ giá thành để
tăng lợi thế cạnh tranh trong thị trường và cuối cùng để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2. Vai trò của kiểm soát chi phí
Kiểm soát chi phí là một hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp. Các nhà
quản lý luôn quan tâm đến chi phí, bởi chi phí ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của
doanh nghiệp, và tất cả các doanh nghiệp hoạt động đều hướng đến mục tiêu lợi
nhuận, làm sao để có được nhiều lợi nhuận nhất mà chỉ bỏ ra ít chi phí hơn. Do đó,
cắt giảm chi phí bằng hoạt động kiểm soát chi phí của doanh nghiệp có vai trò rất
quan trọng trong quản lý chi phí. Trong kiểm soát chi phí, nhà quản lý có thể chủ
động cắt giảm những khoản chi phí mà doanh nghiệp có thể giảm, sử dụng chi phí
có hiệu quả hơn. Việc giảm chi phí sẽ làm giảm giá thành, đó là lợi thế cạnh tranh

của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Thông qua kiểm soát chi phí còn có
thể đánh giá trách nhiệm quản lý các cấp trên cơ sở kiểm soát những chi phí mà nhà
quản lý cấp đó có quyền ra quyết định tăng hay giảm, nói cách khác có thể kiểm
soát được. Kiểm soát chi phí giúp theo dõi và đánh giá công việc của mỗi nhà quản
lý trong tổ chức, giúp các nhà quản lý nhận diện được những vấn đề mà mình còn
chưa kiểm soát tốt và đưa ra biện pháp giải quyết sao cho hiệu quả kinh doanh là tốt
nhất và phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức. Kiểm soát chi phí giúp giảm thiểu
chi phí phát sinh nhưng việc giảm chi phí đó phải gắn liền với việc chất lượng được
đảm bảo vì chất lượng có ý nghĩa quan trọng để giành lợi thế cạnh tranh. Trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ trên thị
trường diễn ra ngày càng khốc liệt, chất lượng trở thành vũ khí then chốt, hữu hiệu
đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp khi cạnh tranh trên thị trường. Do đó,
doanh nghiệp tiến hành kiểm soát chi phí, giảm chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo
chất lượng. Những chi phí bỏ ra để có được chất lượng đó (chi phí chất lượng) phải
được quản lý một cách hiệu quả vì khả năng cạnh tranh tốt không chỉ ở chất lượng
mà còn phải có sự cân bằng với chi phí chất lượng.


6

1.3. Phân loại chi phí phục vụ cho việc kiểm soát chi phí
Đối với kế toán quản trị, chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát sinh gắn
liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp, cũng có thể là
những phí tổn ước tính để thực hiện một dự án. Do đó, việc phân loại chi phí theo
nhiều tiêu thức khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu quản lý khác nhau là một yêu cầu
cần thiết.
1.3.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Để trợ giúp các nhà quản lý trong việc vạch kế hoạch và kiểm soát chi phí, các
nhân viên kế toán quản trị phân loại chi phí theo chức năng hoạt động của tổ chức.
Theo đó, chi phí có thể được phân loại thành chi phí sản xuất (manafacturing costs)

và chi phí ngoài sản xuất (non-manufacturing costs). Chi phí sản xuất được chia
thành ba khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và
chi phí sản xuất chung. Chi phí ngoài sản xuất bao gồm chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp. Cách phân loại này phục vụ cho việc kiểm soát chi phí để
đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.3.1.1.

Chi phí sản xuất:

a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp
vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm như sắt, thép, gỗ, sợi…hoặc liên quan
trực tiếp đến quá trình cung cấp dịch vụ như nhiên liệu sử dụng trong dịch vụ vận
tải,…
b. Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về sử dụng lao động trực tiếp sản xuất
sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương phải trả cho lao động
trực tiếp và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và
kinh phí công đoàn trên tiền lương phải trả lao động trực tiếp.
c. Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng để
phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất. Nói cách khác, đây là chi phí phát sinh trong


7

quá trình sản xuất sản phẩm nhưng không liên quan trực tiếp (không phải là chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) mà liên quan gián tiếp
1.3.1.2.


Chi phí ngoài sản xuất

a. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh cần thiết để đảm bảo cho việc
thực hiện các đơn đặt hàng, giao hàng cho khách hàng.
b. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ
chức và quản lý chung trong toàn doanh nghiệp.
1.3.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Cách phân loại này chỉ ra chi phí gắn liền với mức độ hoạt động như thế nào.
Dựa trên cách ứng xử của chi phí đối với sự thay đổi của mức độ hoạt động có thể
chia toàn bộ chi phí thành ba loại: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Việc phân
loại chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp này, cho ta thấy mối quan hệ
giữa chi phí và sản lượng sản xuất sản phẩm, giúp cho các nhà quản lý tìm ra các
biện pháp quản lý thích hợp với từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm,
giúp doanh nghiệp xác định được sản lượng sản xuất, hoặc doanh thu để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng cường công tác kiểm soát chi
phí và phân tích thông tin chi phí để đưa ra quyết định quản trị doanh nghiệp.
1.3.2.1.

Biến phí

Biến phí là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng, giảm
của mức độ hoạt động. Biến phí một đơn vị sản phẩm là một hằng số, không thay
đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
1.3.2.2.

Định phí

Định phí là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi hoặc có thay đổi

nhưng không đáng kể khi mức độ hoạt động thay đổi. Định phí một đơn vị sản
phẩm thay đổi tỷ lệ nghịch theo sự thay đổi của mức độ hoạt động.
1.3.2.3.

Chi phí hỗn hợp


8

Chi phí hỗn hợp là chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt
động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí, ở mức độ
hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện các đặc điểm của biến phí.
1.3.3. Phân loại chi phí theo chi phí kiểm soát được và không kiểm soát
được
Đây là một phương pháp phân loại chi phí có thể hữu ích trong việc kiểm
soát chi phí. Nếu một nhà quản lý có thể quyết định về một loại chi phí, thì chi phí
ấy được gọi là chi phí kiểm soát được bởi nhà quản lý đó. Ngược lại, chi phí mà nhà
quản lý không có quyền ra quyết định hoặc gây ảnh hưởng lớn lên nó thì được phân
loại là chi phí không kiểm soát được (Hilton, 1991).
Cách phân loại này rất có ý nghĩa trong kiểm soát chi phí, nó giúp nhà quản
lý biết được những chi phí nào mình kiểm soát được để đề ra các biện pháp kiểm
soát thích hợp và bỏ qua những chi phí không thuộc phạm vi kiểm soát của mình.
Đồng thời giúp doanh nghiệp đánh giá được trách nhiệm quản lý của nhà quản trị
các cấp thông qua việc phân tích chênh lệch chi phí kiểm soát được thực tế so với
dự toán.
1.3.4. Phân loại chi phí chất lượng
“Chi phí chất lượng là toàn bộ chi phí nảy sinh để tin chắc và đảm bảo chất
lượng thỏa mãn cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thỏa mãn”
(Theo TCVN 5814:1994). Trong những năm qua, các tổ chức đã phát triển nhiều
phương pháp để theo dõi và kiểm soát chi phí về chất lượng. “Bốn loại chi phí chất

lượng được thừa nhận phổ biến nhất:
-

Chi phí phòng ngừa: là những chi phí ngăn chặn những vấn đề về chất lượng bao
gồm chi phí cải tiến thiết kế để giảm kém chất lượng, chi phí đào tạo công nhân
và chi phí đào tạo nhà cung cấp.

-

Chi phí tìm ra những vấn đề về chất lượng gồm chi phí của các thiết bị và nhân
viên thực hiện kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.

-

Chi phí sửa chữa những vấn đề về chất lượng khi sản phẩm vẫn còn trong tay
nhà sản xuất bao gồm các chi phí nhân viên , máy móc, nguyên vật liệu để sửa


9

chữa sản phẩm, cả các chi phí chi ra và chi phí cơ hội, để sản phẩm có thể bán
được.
-

Chi phí sửa chữa những vấn đề về chất lượng khi sản phẩm đã bán, bao gồm chi
phí bảo hành, lợi nhuận bị mất đi do hình ảnh của tổ chức bị huỷ hoại do những
vấn đề về chất lượng, các chi phí do kiện cáo về chất lượng sản phẩm” (Kaplan
and Atkinson, 1998, trang 237).

1.4.


Nội dung kiểm soát chi phí

1.4.1. Kiểm soát chi phí phục vụ cho kiểm soát hiệu quả hoạt động
Trước khi thực hiện các bước kiểm soát chi phí, các nhà quản lý cần lưu ý
rằng việc thực hiện kiểm soát chi phí không phải là công việc của một cá nhân hay
nhóm người mà là công việc của tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Do đó, để
thành công trong vấn đề kiểm soát chi phí, nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý
là xây dựng nhận thức đúng về kiểm soát chi phí cho các nhân viên và kêu gọi sự
tham gia, hợp tác trong toàn doanh nghiệp (Nguyễn Thế Lộc, 2009).
Chi phí chỉ có thể được kiểm soát khi tuân thủ theo 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xây dựng mục tiêu kiểm soát chi phí: ở giai đoạn này mục tiêu
của kiểm soát chi phí là chi phí thực tế phát sinh phải nhỏ hơn hoặc bằng chi phí dự
toán.
Giai đoạn 2: Xây đựng định mức và lập dự toán chi phí: Định mức cho các
khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân
tích hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu các dữ liệu trước đây, căn cứ vào diễn
biến trên thị trường và chiến lược phát triển của công ty đưa ra một chi phí chuẩn.
Căn cứ vào định mức và số lượng sản phẩm sản xuất ra, nhân viên kế toán quản trị
lập dự toán chi phí. Đây là giai đoạn quan trọng trong công tác kiểm soát chi phí.
Lập dự toán chi phí sản xuất là thước đo thực hiện chi phí trong sản xuất và là công
cụ cho việc kiểm soát chi phí sau này.
Giai đoạn 3: Đo lường và đánh giá kết quả: Công việc này không chỉ là trách
nhiệm của Phòng kế toán, mà còn phải được sự tham gia của các phòng ban khác,
để doanh nghiệp chủ động hơn trong xử lý thông tin chi phí. Thu thập các thông tin


10

thực tế về chi phí của quá trình sản xuất. Kết quả của quá trình thực hiện chi phí

trong doanh nghiệp được đo lường ghi chép thông qua hình thức kế toán. Sau khi
xác định được số liệu thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất, tiến hành sử dụng
các phương pháp phân tích và đánh giá tình hình kiểm soát chi phí Dựa trên việc
thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập, doanh nghiệp sẽ dễ
dàng xác định sự biến động giữa chi phí thực tế và định mức.
Giai đoạn 4: Phân tích nguyên nhân và đưa ra biện pháp quản lý: từ việc phân tích
biến động chi phí, doanh nghiệp nên tập trung vào các chi phí có biến động lớn để
điều tra trước tiên. Khi đã biết được nơi phát sinh chi phí, doanh nghiệp cần xác
minh nguyên nhân biến động chi phí là do yếu tố chủ quan hay khách quan, và ai có
thể giải quyết việc này. Khi đã xác định nguyên nhân của vấn đề thì doanh nghiệp
cần có những thay đổi về chính sách của công ty, quy trình... thì vấn đề mới được
giải quyết.
1.4.1.1.

Xây dựng định mức chi phí

Định mức có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch và kiểm soát trong
một doanh nghiệp. Định mức ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị ngân sách. Định
mức được áp dụng cho các chi phí liên quan đến sản xuất và ngoài sản xuất. Nếu
không có định mức, các chi phí có thể vượt ra khỏi giới hạn và thời gian cần thiết
cho phép (Walther, n.d.).
Định mức chi phí là khoản chi được định trước bằng cách lập ra những tiêu
chuẩn gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể. Định mức chi
phí được xem là một thang điểm để đo lường việc thực hiện chi phí trong thực tế
sản xuất kinh doanh.
Xây dựng định mức chi phí là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động
vì muốn lập dự toán chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu, dự
toán chi phí nhân công phải có định mức số giờ công. Đồng thời, xây dựng định
mức chi phí giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp vì chi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá. Góp phần thông tin kịp

thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp


11

nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời. Cuối cùng, gắn liền
trách nhiệm của công nhân đối với việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm.
Định mức chi phí được xây dựng theo hai tiêu thức cơ bản: định mức lượng và định
mức giá.
a. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng dựa vào định mức
lượng nguyên vật liệu tiêu hao và định mức giá của nguyên vật liệu. Sau khi xây
dựng định mức về lượng và giá nguyên vật liệu, định mức chi phí NVL trực tiếp
được tính theo công thức sau:
Định mức về chi phí NVL = Định mức về lượng x Định mức về giá
+ Định mức lượng nguyên vật liệu tiêu hao là lượng nguyên vật liệu cần
thiết để sản xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường.
+ Định mức giá nguyên vật liệu phản ánh giá của một đơn vị nguyên vật liệu
trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.
Định mức về giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm bao gồm:
-

Giá mua (trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán)

-

Chi phí thu mua nguyên vật liệu

Xây dựng định mức nguyên vật liệu trực tiếp có thể sử dụng phương pháp
thống kê kinh nghiệm (Historical Data Analysis), áp dụng cho các doanh nghiệp có

quy trình sản xuất ổn định. Để xây dựng định mức về lượng, người ta dựa vào số
liệu trong quá khứ, tiến hành phân tích từ đó xây dựng định mức về lượng. Đồng
thời, căn cứ vào tình hình thị trường, các quyết định tồn kho để xây dựng định mức
về giá.
b. Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Định mức chi phí nhân công trực tiếp cũng được xây dựng bao gồm định
mức giá của một giờ lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian lao động trực
tiếp để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
Công thức tính:
Định mức chi phí NCTT = Định mức lượng x Định mức giá


12

+ Định mức giá: là lương trên một giờ lao động trực tiếp bao gồm mức lương
căn bản và các khoản phụ cấp lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của lao động
trực tiếp.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng định mức tiền lương trên một giờ lao động
chung cho tất cả người lao động trong một bộ phận. Do đó, định mức giá của một
giờ lao động trực tiếp được tính theo công thức sau:
Định mức giá = (lương bình quân + các khoản phụ cấp bình quân + lương
cấp bậc bình quân) / số giờ lao động trong tháng
+ Định mức lượng: là thời gian cho phép để hoàn thành một đơn vị sản
phẩm. Để xác định thời gian cần thiết cho việc sản xuất một sản phẩm, người ta chia
quá trình sản xuất thành các công đoạn, xác định thời gian định mức cho mỗi công
đoạn và thời gian định mức cho việc sản xuất một sản phẩm được tính bằng tổng
thời gian để thực hiện các công đoạn. Lượng thời gian để sản xuất một sản phẩm =
thời gian chuẩn bị + thời gian cần thiết để sản xuất một sản phẩm + thời gian nghĩ
ngơi và nhu cầu cá nhân + thời gian ngừng công nghệ.
Định mức về lượng có thể được xác định bằng hai cách:

-

Phương pháp kỹ thuật: chia công việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp
với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời
gian chuẩn cho từng công việc.

-

Phương pháp bấm giờ
c. Định mức chi phí sản xuất chung

Định mức chi phí sản xuất chung được xây dựng theo biến phí sản xuất
chung và định phí sản xuất chung nhằm phục vụ cho việc phân tích biến động chi
phí sản xuất chung.


Biến phí sản xuất chung:

Định mức biến phí sản xuất chung được xây dựng cho một đơn vị sản phẩm.
Định mức biến phí sản xuất chung cũng được xây dựng theo định mức giá và lượng.
Định mức giá phản ánh đơn giá biến phí sản xuất chung phân bổ. Định mức lượng


13

có thể là số giờ lao động trực tiếp, hoặc số giờ máy, số sản phẩm sản xuất,… được
chọn làm căn cứ để phân bổ biến phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm
Ta có công thức tính như sau:
Định mức biến phí SXC = đơn giá phân bổ biến phí SXC x định mức lượng
Trong đó:

Đơn giá biến phí SXC
phân bổ

Định mức lượng


Biến phí SXC định mức

=

Số giờ máy sử dụng định mức

Số giờ máy sử dụng ước tính

=

Số sản phẩm sản xuất ước tính

Định mức định phí sản xuất chung:

Trong khi biến phí sản xuất chung được xây dựng cho một đơn vị sản phẩm
thì định phí sản xuất chung được xây dựng cho một thời kỳ. Từ đó xác định định
mức định phí sản xuất chung cho một sản phẩm thông qua tỷ lệ phân bổ định phí
sản xuất chung. Tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung căn cứ vào dự toán định phí
sản xuất chung hằng năm và tiêu thức phân bổ định phí sản xuất chung (số giờ máy,
số giờ lao động trực tiếp,…) Tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung được xác định
như sau:
Tỷ lệ phân bổ định phí SXC
Định mức định phí
SXC cho một sản

phẩm
1.4.1.2.

Dự toán định phí SXC

=

Số giờ máy

Định mức giờ máy (số giờ
=

lao động trực tiếp,…) sản
xuất sản phẩm

Tỷ lệ phân
x

bổ định
phí SXC

Xây dựng dự toán chi phí

Để thực hiện kiểm soát chi phí cần phải có các dự toán chi phí để người quản
lý có thể so sánh và phát hiện ra các sai lệch đúng lúc và thực hiện các hành động
sửa chữa. Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà
quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát các tổ chức (Horgren et al., 1999). Dự
toán là một kế hoạch chi tiết được lập cho một kỳ hoạt động trong tương lai, biểu



14

hiện dưới hình thức định lượng (số lượng và giá trị), chỉ ra việc huy động các nguồn
lực và việc sử dụng chúng trong thời kỳ đó. Do đó, dự toán là một công cụ của nhà
quản lý được sử dụng trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá hoạt động.
Dự toán rất cần thiết để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của các tổ
chức. Các số liệu điều tra cho thấy rằng hầu hết các tổ chức có qui mô vừa và lớn
trên toàn thế giới đều lập dự toán (Horgren et al., 1999). Dự toán cung cấp cho
doanh nghiệp thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp một cách
có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
 Dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt
Dự toán tĩnh là dự toán thể hiện tổng chi phí theo một mức độ hoạt động cụ
thể. Việc so sánh kết quả thực tế với dự toán tĩnh chỉ cho ta biết kết quả chúng ta có
đạt yêu cầu mong muốn hay không. Nhưng dự toán này không dùng để đo lường
việc sử dụng chi phí ở mọi mức độ hoạt động. Vì vậy, cần phải có một dự toán về
chi phí trong một phạm vi từ mức độ hoạt động tối thiểu đến mức độ hoạt động tối
đa để với mức độ hoạt động thực tế nào ta đều có thể xác định dự toán tương ứng
dùng để so sánh với thực tế khi phân tích. Những dự toán như vậy gọi là dự toán
linh hoạt (a flexible budget). Sỡ dĩ dự toán có tên là dự toán linh hoạt vì dự toán
thay đổi theo sự thay đổi của mức độ hoạt động. Dự toán linh hoạt là công cụ chủ
yếu của các nhân viên kế toán quản trị kiểm soát chi phí sản xuất chung. Vào cuối
kỳ, nhân viên kế toán quản trị so sánh chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản
xuất chung dự toán tại mức hoạt động thực tế tương ứng để phân tích biến động.
a. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Dự toán nguyên liệu trực tiếp được lập để chỉ ra nhu cầu nguyên liệu cần
thiết cho quá trình sản xuất. Việc lập dự toán nguyên liệu nhằm mục đích đảm bảo
đầy đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất và nhu cầu tồn kho nguyên liệu cuối kỳ. Một
phần của nhu cầu nguyên liệu này đã được đáp ứng bởi nguyên liệu tồn kho đầu kỳ,
số còn lại phải được mua thêm trong kỳ. (Mẫu: Phụ lục 1)
Để lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp cần xác định:

-

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm.


15

Đơn giá xuất nguyên nguyên vật liệu.

-

Khối lượng NVL cần
cho sản xuất
Dự toán chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp

=

=

Số lượng sản
phẩm sản xuất
Khối lượng NVL
cần cho sản xuất

x

x

Mức tiêu hao NVL cho

một sản phẩm
Đơn giá xuất nguyên
nguyên vật liệu

b. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được lập dựa trên dự toán sản xuất.
(Mẫu: Phụ lục 2). Dự toán chi phí nhân công trực tiếp cần được tính toán để doanh
nghiệp biết được lực lượng lao động có đáp ứng được nhu cầu sản xuất hay không.
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được tính toán dựa trên tổng số lượng sản phẩm
cần sản xuất ra trong kỳ và định mức thời gian lao động trực tiếp cần thiết cho một
đơn vị sản phẩm. Nếu có nhiều loại lao động khác nhau gắn với quá trình sản xuất
thì việc tính toán phải dựa theo nhu cầu từng loại lao động. Nhà quản trị phải biết
nhu cầu lao động trong cả năm để có dự toán lao động phù hợp với tình hình hoạt
động kinh doanh không làm ảnh hưởng đến sản xuất.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp, để lập dự toán doanh nghiệp cần xây
dựng:
-

Định mức thời gian lao động để sản xuất sản phẩm.

-

Đơn giá của một giờ lao động trực tiếp (hoặc tiền công trả cho từng sản
phẩm).

Ta có thể tính dự toán chi phí nhân công trực tiếp theo công thức sau:
Lượng thời gian
lao động dự kiến
Dự toán chi phí
NCTT


=

=

Lượng sản phẩm sản
xuất dự kiến
Lượng thời gian lao
động dự kiến

x

x

Định mức thời gian lao động
để sản xuất một sản phẩm
Đơn giá của một giờ lao động

c. Dự toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được lập dự toán theo định phí và biến phí sản xuất
chung, dựa trên đơn giá phân bổ và tiêu thức được lựa chọn để phân bổ (tiêu thức


16

được chọn để phân bổ chi phí sản xuất chung là thời gian lao động trực tiếp hoặc số
giờ máy). (Mẫu: Phụ lục 3)
+ Đối với biến phí sản xuất chung: phải tính đơn giá phân bổ biến phí sản
xuất chung và định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm. Biến phí sản xuất
chung có thể được xây dựng cho từng yếu tố chi phí cho một đơn vị hoạt động (chi

phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp,…) hoặc có thể xác lập
biến phí sản xuất chung cho từng đơn vị hoạt động.
Biến phí SXC dự
toán

=

Định mức biến phí SXC

x

Số lượng sản phẩm
sản xuất dự toán

+ Đối với định phí sản xuất chung: phải được ước tính theo tổng định phí sản
xuất chung trong kỳ dự toán, có thể căn cứ vào số liệu kỳ trước và điều chỉnh cho
phù hợp kỳ này.
Định phí SXC
dự toán

=

Định phí SXC thực tế
kỳ trước

x

Tỷ lệ % tăng (giảm) định
phí SXC dự kiến


d. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giúp nhà quản trị
ước tính các khoản mục chi phí ngoài sản xuất phát sinh trong kỳ dự toán (Mẫu:
Phụ lục 4).
1.4.1.3.

Sử dụng kỹ thuật phân tích chênh lệch để kiểm soát chi phí

a. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm biến động về giá và biến
động về lượng. Biến động về giá là sự chênh lệch giữa giá thực tế và giá định mức
bỏ ra để mua nguyên vật liệu đó. Biến động về lượng là chênh lệch giữa lượng
nguyên vật liệu sử dụng thực tế với lượng nguyên vật liệu sử dụng định mức.
Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định bằng các công
thức sau:
Biến động về giá = (AP – SP) X AQ
Biến động về lượng = (AQ – SQ) X SP


17

Trong đó:
-

AP (actual price): giá nguyên vật liệu thực tế

-

SP (standard price): giá nguyên vật liệu định mức


-

AQ (actual quantity): lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng

-

SQ (standard quantity): lượng nguyên vật liệu định mức sử dụng
(Walther, n.d.)

b. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp cũng chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố: số giờ
lao động sử dụng và đơn giá lao động. Biến động chi phí nhân công trực tiếp được
xác định bằng các công thức sau:
Biến động về giá lao động = (AR – SR) x AH
Biến động hiệu suất lao động = (AH – SH) x SR
Trong đó:
-

AR (actual rate) đơn giá thực tế của một giờ lao động

-

SR (standard rate) là đơn giá định mức của một giờ lao động

-

AH (actual hours) là lượng thời gian thực tế sử dụng

-


SH (standard hours) là lượng thời gian định mức
(Walther, n.d.)

c. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
 Biến động biến phí sản xuất chung
Việc tính toán biến động biến phí sản xuất chung về cơ bản giống như việc
tính toán biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp. Việc
tính toán biến động biến phí sản xuất chung bao gồm biến động chi tiêu và biến
động năng suất.
Biến động biến phí sản xuất chung được tính theo công thức sau:
 Biến động
năng suất

=

Đơn giá phân bổ biến
phí SXC dự toán

Số giờ máy
x

chạy thực tế

-

Số giờ máy
chạy dự toán



×