Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI ĐIỆN LỰC NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.35 KB, 62 trang )

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI ĐIỆN LỰC NGHỆ AN
1.1. Giới thiệu về Điện Lực Nghệ An
Tên doanh nghiệp : Điện lực Nghệ An
Trụ sở chính : Số 07- đường Lênin- TP Vinh- Nghệ An
Giám đốc : Trần Phong
Tên giao dịch quốc tế: : Nghe An Power
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển Điện Lực Nghệ An
Ngành công nghiệp điện hình thành ở Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ
19, người Pháp lập ra công ty kinh doanh điện năng và xây dựng những icông
nhân lao động ngành điện cũng ra đời, không ngừng phát triển và lớn mạnh
cùng với quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc. Từ khi có Đảng
lao động, công nhân ngành điện Nghệ An đã biết siết chặt đội ngũ, dương cao
ngọn cờ cách mạng làm nên những sự kiện vang dội trong phong trào cách
mạng những năm 1930-1931, trong những năm dành chính quyền
cách mạng 1945, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và
ngày nay đang thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và
mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Ngày 1/1/1957 khởi công xây dựng nhà máy Điện Vinh. Trước đó vào ngày
1/6/1057 đã làm lễ khởi công xây dựng trạm phát điện Diezel tại Bến Thủy có
công suất 270 kw để cung cấp điện cho công trường xây dựng nhà máy điện
Vinh và phục vụ chiếu sáng cho một phần của thành phố Vinh. Đến đầu năm
1959 nhà máy đi vào sản xuất điện phục vụ cho các nghành kinh tế, chính trị, và
các nhu cầu sinh hoạt của nhân dân thành phố Vinh và các vùng phụ cận.
Lúc bấy giờ , cán bộ công nhân viên có trong nhà máy điện Vinh là 349 người,
hệ thống đường dây điện gồm
_ ĐZ 35 kv: Tổng choiều dài 54km
_ ĐZ 6kv : Tổng chiều dài khoảng 20km ( kể cả cáp ngầm
_ MBA : 2MBA : 2 x 5600 KVA ở Bến Thủy.
Sản lượng điện nhà máy sản xuất lúc bấy giờ mới đạt được xấp xỉ 7,5 triệu
kwh/năm. Để nhanh chóng phát triển lưới điện, đến năm 1965 nhà máy điện


Vinh đã xây dựng đến : 180,5 km đường dây 35kv cấp điện cho huyện Nghi
Lộc, Đô Lương, Cửa Lò, Đức Thọ, thị xã Hà Tĩnh.
a- Thời kỳ trước năm 1975:
Nhà mày vừa phải xây dựng phát triển vừa phải chịu đựng chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ. Nhà máy điện Vinh lúc bấy giờ bị phá hỏng nặng nề, khả năng
cung cấp điện cho thành phố rất khó khăn, tuy nhiên nhu cầu sử
dụng điện trong chiến tranh cũng ít do đó tốc độ phát triển kinh tế xã hội ở
thành phố Vinh cũng chậm đi rất nhiều.
b- Thời kỳ 1975- 1984, mười năm sau chiến tranh.
Đất nước giải phóng và bước sang thời kỳ xây dựng và phát triển, nhu cầu sử
dụng điện tăng nhanh rõ rệt, trong khi nhà máy, các thiết bị điện, đường dây,
TBA đều đã bị bom Mỹ phá hoại hư hỏng nặng, nguồn điện hầu như
không đủ để đáp ứng nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, đây là thời kỳ gian khổ
nhất vì thiếu nguồn. Trong những năm này ngành điện Nghệ An được sụ giúp
đỡ tận tình của công ty Điện Lực miền Bắc. Tập trung mọi nguồn lực tăng
cường nguồn điện cho Nghệ An, xây dựng củng cố và nâng cấp nhà
máy nhiệt điện Bến Thủy, nâng công suất của nhà máy điện Vinh lên đến
28000kw. Mặc dù vậy vẫn không đủ điện để cung cấp, mỗi khi nông nghiệp
yêu cầu chạy bơm cấp nước thì phải thực hiện sa thải phụ tải hoặc cắt điện luân
phiên.
Năm 1983 lưới điện Nghệ Tĩnh được nối hòa với lưới điện quốc gia qua đường
dây 220 KV Thanh Hóa vào trạm 220 KV Hưng Đông- Thành phố Vinh rồi tỏa
đi khắp mọi miền của tỉnh. Giờ đây Vinh có chỗ dựa vững vàng hơn.
c- Thời kỳ 1984 đến nay
Tháng 8 năm 1984 lịch sử điện Vinh bước sang trang mới đó là việc đổi tên từ
nhà máy Điện Vinh sang thành Sở Điện Lực Nghệ Tĩnh và do đó chức
năng, nhiệm vụ cũng phải thay đổi theo, nguồn điện lúc này chủ yếu do miền
Bắc cung cấp về.
Năm 1985 xây dựng thêm nguồn thủy điện Kẻ Gỗ có công suất 2100KW vận
hành trong 4 năm phát được 8 triệu kwh góp phần cải thiện điện năng cho Nghệ

Tĩnh trong thời gian này.
Tháng 10/ 1985 nhà máy nhiệt điện Bến Thủy ngừng hoạt động do thiết bị quá
cũ, sản xuất không hiệu quả và Nghệ Tĩnh được tăng cường nguồn điện từ miền
Bắc về. Từ đây trở đi nhiệm vụ sản xuất điện không tồn tại nữa và chuyển sang
một lĩnh vực mới là kinh doanh điện năng, có nhiệm vụ nhận điện lưới về và
bán lại cho tất cả các khách hàng trong toàn tỉnh.
Năm 1991 Nghệ Tĩnh được tách ra thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ở Nghệ
An nay gọi là Điện Lực Nghệ An, tại thời điểm này điện lực Nghệ An có:
_ Tổng giá trị tài sản: 17.090 triệu đồng
_ Trạm trung gian và phân phối: 21 trạm
_ Trạm biến thế : 1.370 trạm. Tổng công suất: 531.935 KVA
_ Đường dây cao trung thế ( 110; 35; 10; 6 KV) là 2.446 Km. Từ năm 1991 trở
đi kinh tế đất nước nói chung và của Nghệ An nói riêng đã thoát khỏi
thời kỳ khủng hoảng, chính sách đổi mới đã đi vào cuộc sống, quan hệ hợp tác
kinh tế mở rộng.
Điện lực Nghệ An hiện nay là một trong những đơn vị lớn của Công ty Điện
Lực 1, được tôi luyện qua nghững năm tháng chiến tranh gian khổ, con người
luôn có ý chí quyết tâm, sáng tạo trong lao động sản xuất phục vụ đầy đủ các
nhu cầu về điện cho Tỉnh nhà.
Điện lực Nghệ An nay là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty điện lực 1 có
1300 CBCNV với mục tiêu kinh doanh điện có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử
dụng điện của khách hàng, đảm bảo cung cấp điện liên tục ổn định phục nhu
cầu phát triển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh Nghệ An.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Điện Lực Nghệ An
Điện lực Nghệ An nhận nguồn điện từ điện lưới quốc gia được phân phối qua
Trạm 220 KV Hưng Đông. Từ đó qua các Trạm phân phối bán điện đến tận
người tiêu dùng trong tỉnh.
Với cái tên Điện lực Nghệ An từ năm 1991, đơn vị được chính thức giao
nhiệm vụ kinh doanh bán điện trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, có chức năng
quản lý lưới điện, thiết kế, xây lắp đường dây và trạm biến áp (TBA) từ

15KV trở xuống, phục vụ cho nền kinh tế quốc dân góp phần quan trọng cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Việc kinh doanh bán điện của Điện
lực Nghệ An theo điều lệ cung ứng và tiêu thụ điện năng do nhà nước quy định
(theo nghị định 80 HĐBT /NĐ của Hội đồng bộ trưởng).
Nhiệm vụ cơ bản của Điện lực Nghệ An là:
- Xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh
trên địa bàn.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định các chế độ tài chính, bảo
tồn và phát triển vốn kinh doanh, tự trang trải về mặt tài chính đảm bảo sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và chế độ
chính sách cho người lao động.
- Quản lý điều hành Điện lực, hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh
đảm bảo cung cấp điện cũng như thu nhập cho CBCNV trong đơn vị.
- Chịu sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ về các nhiệm vụ và công việc liên quan
trực tiếp đến tình hình kinh tế chính trị trên địa bàn.
- Căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế được giao hàng tháng, quý, năm, phân bổ
điều hoà phụ tải của hệ thống lưới điện từng thời kỳ, có nhiệm vụ thực hiện
phương thức vận hành của Công ty giao để đảm bảo việc kinh doanh an toàn,
liên tục, phục vụ kịp thời cho các ngành kinh tế.
- Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị các công trình và các tài sản khác mà
Công ty giao, tiến hành bảo dưỡng, sữa chữa thường xuyên và định kỳ các
phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, các hệ thống đường dây, lưới điện nhanh
chóng và kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao. Đảm bảo đường
dây vận hành an toàn, liên tục nhằm hoàn thành kế hoạch được giao.
- Tổ chức thiết kế thi công, mọi hoạt động giao nhận thầu công trình,
duyệt thiết kế các công trình đường dây và trạm biến áp từ 35KV - 0,4KV của
nội bộ và địa phương.
1.1.3 - Đặc điểm hoạt động
a - Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của Điện lực Nghệ An hiện nay là Công nghiệp

điện năng; Sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện; Xây lắp đường dây và
trạm biến áp; Khảo sát, thiết kế công trình điện; Kinh doanh và vận tải thiết bị
điện; Mua bán vật tư, thiết bị điện; Xây lắp các công trình và đại lý các dịch vụ
viễn thông công cộng; Mua bán thiết bị viễn thông; tư vấn lập dự án đầu tư,
thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35KV; Kinh
doanh xăng, dầu, các nhiên liệu dùng trong các động cơ khác (gas hóa lỏng,...);
Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng; Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ
khí, điện, tôn thép, mạ kim loại.
b - Phương thức kinh doanh
Sản lượng điện áp mua vào thông qua hệ thống đo đếm đầu nguồn đặt tại
các trạm trung gian. Đối với khách hàng tiêu thụ sản lượng lớn như Nhà máy Xi
măng, nhà máy bia, Công ty kim loại màu,.... thì sản lượng nhận đầu nguồn
cũng chính là sản lượng điện bán luôn. Các khách hàng còn lại thông qua các hệ
thống lưới điện trung áp (35KV, 22KV, 10KV) được hạ xuống điện áp 0,4KV
thông qua các máy biến áp phân phối và được bán sản lượng tại đầu ra của các
máy biến áp phân phối hay bán đến tận hộ tiêu dùng căn cứ vào hệ thống phân
phối và địa bàn dân cư.
c - Nguyên tắc hoạt động
- Hạch toán phụ thuộc, chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả sản xuất
kinh doanh trên địa bàn, đảm bảo có lãi.
- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ một thủ
trưởng quản lý điều hành trong đơn vị, trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của
CBCNV trong đơn vị.
- Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống
cho CBCNV, thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật.
1.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý chung của Điện lực Nghệ An.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý chung: Phó giám đốc XDCB
19 chi nhánh điện
04 phân xưởng sản xuất
Phó giám đốc kinh doanh

Phó giám đốc kỹ thuật
Giám đốc
14 phòng chức năng
1.1.4.1 Tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý điều hành Điện lực Nghệ An được tổ chức theo kiểu trực
tuyến chức năng, mỗi bộ phận được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định
trong phạm vi trách nhiệm của bộ phận đó.
+ Giám đốc: Được Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ nhiệm,
là người chỉ huy cao nhất trong Điện lực Nghệ An, chịu trách nhiệm
trước Nhà nước, tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giám đốc Công
ty Điện lực I về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, tổ chức
lao động và cải tiến điều kiện lao động, quan tâm đến đời sống của cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp, đúng các quy định của ngành. Chỉ đạo kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đề bạt cán bộ, thực hiện công tác quy
hoạch cán bộ, công tác lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, công tác thanh
tra bảo vệ, công tác tài chính kế toán, duyệt phương thức vận hành, phương thức
sửa chữa, phương thức phân phối theo kế hoạch trên giao, chỉ đạo công tác điện
nông thôn, công tác vật tư...
+ Các Phó giám đốc (gồm 3 Phó Giám đốc): Là người được Giám đốc
Công ty Điện lực I bổ nhiệm để giúp việc cho Giám đốc Điện lực Nghệ An,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty Điện lực I và Giám đốc Điện lực
Nghệ An về các hoạt động trong các lĩnh vực công tác chuyên môn được
Giám đốc Điện lực phân công phụ trách. Là người thay mặt Giám đốc quyết
định cuối cùng về các biện pháp chuyên môn trong lĩnh vực đó nhằm đảm bảo
hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được Công ty giao, cải thiện điều kiện
làm việc, nâng cao đời sống CBCNV theo đúng pháp luật, đúng quy định của
ngành.
Phó giám đốc kỹ thuật: (Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn các đơn vị: Phòng
điều độ, phòng Kỹ thuật, phòng ATLĐ, phòng Vật tư). Phụ trách toàn bộ khâu
kỹ thuật, theo dõi vận hành hệ thống lưới điện, chịu trách nhiệm

trước Giám đốc về chất lượng kỹ thuật, chất lượng vận hành hệ thống lưới điện,
về an toàn con người và hệ thống thiết bị, theo dõi và tiếp thu những
thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó quan trọng nhất là đảm bảo hệ
thống lưới điện vận hành an toàn và kinh, góp phần giảm chỉ tiêu tổn thất
điện năng. Là chủ tịch hội đồng khoa học kỹ thuật của Điện lực Nghệ An. Chỉ
đạo công tác an toàn xét duyệt thiết kế và chủ trì thẩm định thiết kế các công
trình điện .
Phó giám đốc kinh doanh: (Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn các phòng:
Kinh doanh, Điện nông thôn). Chịu trách nhiệm toàn bộ khâu kinh doanh bán
điện mà Điện lực Nghệ An đã và đang thực hiện, chỉ đạo trực tiếp tới Phòng
kinh doanh và các chi nhánh điện về việc kinh doanh bán điện, thu tiền điện và
nộp tiền điện về Công ty Điện lực I. Tổ chức chỉ đạo công tác tuyên truyền
việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Phó giám đốc xây dựng cơ bản: (Trực tiếp chỉ đạo chuyển môn 2 phòng:
Quản lý XDCB và Phòng Hành chính). Có các chức năng, quyền hạn và trách
nhiệm sau:
- Điều hành công tác đầu tư, xây dựng cơ bản.
- Trực tiếp điều hành kế hoạch đầu tư, xây dựng, cải tạo phát triển hệ thống
điện và công trình phục vụ sản xuất kinh doanh của Điện lực.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm về công tác đầu tư, cải
tạo, xây dựng mới cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh của Điện lực theo
định hướng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực I, theo quy
hoạch phát triển hệ thống điện của tỉnh.
- Làm chủ nhiệm điều hành các dự án đầu tư xây dựng theo phân cấp của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực I, phối hợp với các đơn vị
quản lý (A) của Công ty trên địa bàn tỉnh Nghệ An (nếu có).
- Chỉ đạo các công tác chuyên môn về hoạt động hành chính theo quy định
của Công ty Điện lực I và Điện lực Nghệ An.
Bên cạnh Ban giám đốc giúp giám đốc điều hành về tư tưởng chính trị và
các hoạt động hỗ trợ công tác quản lý, phân phối kinh doanh điện như: Văn

phòng Công đoàn, Nữ công, Đoàn thanh niên, trực Đảng.
Các phòng ban chức năng: Có 13 phòng
- Phòng hành chính quản trị (P1): Tổ chức công tác hành chính, văn thư,
lưu trữ, in ấn tài liệu, tiếp khách, quảng cáo và tổ chức khâu quản trị...
- Phòng kế hoạch (P2): Lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo kế hoạch
Công ty Điện lực I giao, có nhiệm vụ đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện và
báo cáo những chỉ tiêu đã giao cho các đơn vị sản xuất.
- Phòng tổ chức lao động và tiền lương (P3): Có nhiệm vụ tham mưu cho
Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ tổ chức sản xuất và quản lý lao
động, tiền lương của toàn đơn vị. Đồng thời, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng
bậc thợ cho lao động, quản lý chính sách, chế độ theo dõi thi đua.
- Phòng kỹ thuật (P4): Có chức năng quản lý toàn bộ khâu kỹ thuật trên mọi
hoạt động của đơn vị, từ thiết kế công trình 35KV trở xuống và giám sát thi
công đảm bảo chất lượng, kỹ thuật.
- Phòng tài chính kế toán (P5): Có nhiệm vụ ghi chép phản ánh chính xác có
hệ thống các số liệu diễn biến của vật tư, tài sản, tiền vốn doanh thu, và phân
tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị.
- Phòng vật tư (P6): Có nhiệm vụ lập kế hoạch mua sắm quản lý và cấp phát
vật tư cho toàn đơn vị trong phạm vi kế hoạch được giao.
- Phòng điều độ ( P7): Có nhiệm vụ chỉ huy vận hành lưới điện cao thế
24/24 giờ. Ngoài chức năng điều độ lưới điện vận hành an toàn, liên tục và hiệu
quả phòng còn đảm nhiệm chức năng thông tin cho toàn bộ hệ thống điện của
Điện lực, đặc biệt là mang thông tin nội bộ của ngành.
- Phòng quản lý XDCB (P8): Có nhiệm vụ lập kế hoạch, dự toán các công
trình thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB, thực hiện công tác quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản theo chế độ của Nhà nước ban hành.
- Phòng kinh doanh điện năng (P9): Có nhiệm vụ phát triển và quản lý khách
hàng, chống tổn thất, kinh doanh điện năng, theo dõi tình hình kinh doanh
- Phòng điện nông thôn (P10): Có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận và quản lý
lưới điện trung áp nông thôn, phát triển lưới điện về các xã vùng sâu vùng xa

của tỉnh Nghệ An .
- Phòng an toàn - lao động (P11): Có chức năng bồi huấn kiểm tra việc thực
hiện quy trình quy phạm về an toàn điện, phòng chống cháy nổ.
- Phòng thanh tra pháp chế: Có nhiệm vụ thanh tra, bảo vệ, an ninh quốc
phòng và thực hiện công tác pháp chế.
- Phòng thẩm định: Có nhiệm vụ thấm định các công trình thuộc Điện lực
Nghệ An quản lý.
- Phòng máy
1.1.4.2. Bộ phận sản xuất trực tiếp: Bao gồm:
* 17 chi nhánh điện có chức năng quản lý, vận hành và kinh doanh bán điện
trên địa bàn được phân cấp quản lý nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định cho
khách hàng và thuận tiện cho việc kinh doanh bán điện.
* 5 phân xưởng:
- Phân xưởng vận tải : Quản lý và sử dụng các phương tiện vận tải nhằm
phục vụ tốt cho công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với đội ngũ xe
40 chiếc lớn nhỏ.
- Phân xưởng cơ khí: Chuyên gia công sản xuất các mặt hàng cơ khí phục
vụ lưới điện trong và ngoài kế hoạch sản xuất là đơn vị sản xuất chính.
- Phân xưởng thí nghiệm công tơ: Có nhiệm vụ thí nghiệm công tơ phục
vụ cho việc lắp mới và thay định kỳ.
- Phân xuởng sửa chữa - thí nghiệm điện: Có chuyên môn là thí nghiệm,
hiệu chỉnh và sửa chữa các thiết bị, khí cụ máy biến áp.
- Phân xưởng xây lắp điện: Có nhiệm vụ đại tu, làm mới các công trình
theo quyết định của Giám đốc.
Bộ máy tổ chức của Điện lực Nghệ An là một bộ phận máy kiểu trực
tuyến chức năng. Giám Đốc là người lãnh đạo toàn quyền quyết định mọi hoạt
động và vấn đề sản xuất kinh doanh của đơn vị, trong phạm vi thuộc quyền đã
được Giám Đốc Công ty Điện lực I uỷ nhiệm.
17 Chi nhánh điện là những cơ sở trực thuộc Điện lực Nghệ An được
phân chia làm công tác quản lý phân phối và bán điện theo vùng lãnh thổ độc

lập. Các phân xưởng còn lại làm nhiệm vụ sản xuất phục vụ chung cho các hoạt
động kinh doanh trên toàn bộ Điện lực Nghệ An. Qua sơ đồ bộ máy
tổ chức có thể nói rằng đây là một bộ máy tổ chức gọn nhẹ, với số lượng 3 cấp,
nhờ vậy mà quyền lực của nhà lãnh đạo được tập trung cao hơn.
Bộ máy tổ chức quản lý của Điện lực Nghệ An vừa thể hiện tính tập trung
lại vừa thể hiện tính phân tán. Tính tập trung do mô hình ít tầng cấp và do có bộ
phận chức năng chuyên trách. Tính phân tán do các cơ sở thuộc bộ phận quản lý
lưới điện được phân chia theo vùng lãnh thổ, có chi nhánh ở xa
trụ sở điều hành đến 300 km và các chi nhánh rải rác khắp tỉnh làm cho điều
kiện quản lý, giám sát khó khăn hơn. Tuy nhiên các chi nhánh có nhiệm vụ
quản lý lưới điện và thực hiện kinh doanh bán điện nên mô hình tổ chức này lại
có điều kiện để chuyên môn hoá cao trong phân công lao động. Từ đó có điều
kiện thiết lập một số ban chuyên môn xuyên suốt từ trên các phòng chức năng
xuống chi nhánh điện. Đây là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy
sự liên kết phối hợp thống nhất toàn bộ các phòng ban, cơ sở một cách có hiệu
quả trên toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
1.1.5. Thực trạng năng lực của lưới điện Nghệ An hiện tại.
Toàn địa bàn Nghệ An hiện tại có
_ 1 trạm biến áp 220KV ( Hưng Đông- Vinh) có công suất 125.000 KVA ;
2MBA 110KV có công suất 80.000KVA
_ 7 trạm biến áp 110KV có tổng công suất 379.000 KVA
Gồm: Tương Dương, Đô Lương, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Cửa Lò và
Bến Thủy
_ Đường dây 110 KV có chiều dài xấp xỉ 300km
_ Có 14 TBA trung gian 35/10 KV với tổng công suất 99650 KVA.
Gồm : Bắc Vinh, Nam Vinh, Cửa Hội, Châu Hồng, Diễn Châu 1,2, Hoàng Mai,
Nam Đàn, Quán Hành, Tân Kỳ, Yên Thành, NM Sợi Vinh, Bến Thủy và
Thanh Chương.
_ Đường dây 35KV tổng chiều dài 1998km
_ Đường dây 22KV tổng chiều dài 95km

_ Cáp ngầm 22KV có chiều dài 64km
_ Đường dây 10 KV có tổng chiều dài 260km
_ Đường dây 6KV có tổng chiều dài 17,5km
_ Trạm biến áp phân phối 35/0.4kv; 22/0.4kv; 6/0.4kv : 2160 trạm
Khách hàng mua điện trực tiếp với Điện Lực Nghệ An đến nay gồm có 120000
khách hàng.
Với lượng công suất đặt của các TBA 110kv cấp điện cho Nghệ An là 379000
KVA thì có thể nói rằng việc đảm bảo nguồn điện cho sự phát triển kinh tế xã
hội cũng như đời sống người dân ở Nghệ An chắc chắn ổn định, an toàn ít nhất
cũng đến năm 2015 chưa kể các nguồn mới phát triển sắp tới là trạm 110kv
Hưng Hòa 25000KVA, TBA 110kv Diễn Châu 25000KVA;
TBA 110kv Thanh Chương 25000KVA và bổ sung máy thứ hai cho các TBA
110kv hiện có.
Như vậy có thể khẳng định rằng lưới điện Nghệ An hiện phải có đầy đủ năng
lực để cấp điện cho Nghệ An hiện tại và tương lai. Vấn đề quan trọng là phải
làm sao, biện pháp như thế nào, để vận hành thật tốt các hệ thống điện năng,
nhằm khai thác tối đa năng lực của lưới đảm bảo cho việc kinh doanh điện hiệu
quả, đảm bảo cấp điện an toàn liên tục và chất lượng.
Tuy nhiên Nghệ An có 453 xã trong đó có 31 xã miền núi giáp biên giới Lào là
chưa có lưới điện quốc gia tới, cũng là do điều kiện đầu tư xây dựng còn rất khó
khăn nhất là hiện tại chưa có vốn để triển khai.
1.1.6 Tình hình sản xuất kinh doanh của ĐLNA giai đoạn 2006-2008
Bảng 1: Tình hình kinh doanh của Điện lực Nghệ An
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008
1 Tổng sản lượng KWh 558.540.875 670.341.799
2 Tổng doanh thu Đồng 475.548.236.320 570.922.966.866
3 Tổng chi phí Đồng 275.446.669.697 374.721.207.471
4 Nộp ngân sách Đồng 16.863.244.510 19.421.332.890
5 Tổng tiền lương Đồng 22.169.401.737 25.494.329.393

6 Số lượng lao động Người 1.270 1.171
7 Thu nhập bình quân Đồng 1.997.600 2.152.000
8 Tổng tài sản Đồng 545.520.558.914 672.809.000
Nguồn: Phòng kế toán (P5) Điện lực Nghệ An
Năm 2008, Điện lực Nghệ An thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong
điều kiện vô cùng khó khăn:
- Hệ thống điện quốc gia đang trong tình trạng thiếu nguồn trầm trọng,
đơn vị phải sa thải luân phiên phụ tải ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và
việc cấp điện ổn định cho khách hàng.
- Ngoài sản xuất kinh doanh điện, đon vị còn thực hiện thêm nhiệm vụ
kinh doanh dịch vụ viễn thông là lĩnh vực mới còn nhiều hạn chế về kỹ thuật và
nghiệp vụ.
- Công ty Điện lực I đang trong tiến trình cổ phần hóa, đơn vị phải tập
trung cao độ giai quyết các nhiệm vụ Công ty giao với khối lượng công việc lớn
trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến công tác sản xuất chính.
- Ngành điện đang thiếu vốn trầm trọng nên Công ty tiết giảm chi phí sản
xuất kinh doanh của đơn vị, các hoạt động tài chính chi tiêu hết sức tiết kiệm
nhưng phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ Công ty giao.Mặc dù gặp
nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo và sự nỗ lực phấn đấu
của CBCNV, đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh năm 2008 với kết quả đang khích lệ: (Nguồn số liệu: Phòng tài
chính kế toán)
a - Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện năng:
Bảng 2 : Tình hình kinh doanh điện năng năm 2006
Chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật
Thực
hiện
2005
Năm 2006 So với năm

2005
Kế
hoạch
Thực
hiện
Đạt
A 1 2 3
Sản lượng điện
thương phẩm(tr.Kwh)
814.27
0
893.240 888.940 99,5% 109,12%
Tỷ lệ tổn thất điện
( %)
7,33 6,4 7,41 +1,01% +0,08%
Giá bán bình quân
( đ/Kwh)
630.00
0
632.320 633.320 +1,14đ 3,32đ
Doanh thu điện không
có VAT (triệu đồng)
512.99
0
581.61
0
564.214 97% 109,8%
Thu tiền điện có VAT
(triệu đồng)
565.55

0
620.16
0
619.920 99,96% 109,6%

Trong đó phân chia cho các thành phần kinh tế:

Bảng 3

:

Số liệu sản lượng điện cho các thành phần kinh tế

Đơnvị:triệu Kwh
Thành phần kinh tế Năm
2005
Năm
2006
Tỷ trọng
2006 (%)
So với
2005 (%)
2 3 4 5 6=4/3*100
1 Nông, lâm, ngư nghiệp 17,094 17,557 1,97 102,68
2 Công nghiệp, xây dựng 276,088 296,325 33,33 107,33
3 Thương nghiệp, dịch vụ 18,092 20,973 2,36 115,92
4 Ánh sáng tiêu dùng 482,473 530,607 59,69 109,98
5 Hoạt động khác 20,521 23,485 2,64 114,44
Cộng 814,27 888,942 100 109,17
Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm so với năm 2006 đạt 9,17%, giá bán

điện bình quân tăng vượt mức công ty giao đầu năm +1,14đồng và tăng 3,32
đồng so với năm 2005, công tác thu tiền điện thực hiện chặt chễ, đúng luật đảm
bảo mức dư nợ cho phép.
Riêng chỉ tiêu tổn thất điện cao hơn mức Công ty giao 1,01% và cao hơn
0,08% so với năm 2005, nguyên nhân chủ yếu do thay đổi lược đồ cấp điện để
sửa chữa trạm 110kV Đô Lương và trạm 110kV Quỳ Hợp đồng thời còn có một
số nguyên nhân khác như: máy biến áp vận hành non tải, quá tải…
Điện lực đã xây dựng nhà điều hành sản xuất ổn định tại 19/19 huyện thị
thành tạo thuận lợi trong quản lý, kinh doanh và phục vụ tốt khách hàng dùng
điện. Trụ sở các chi nhán đều được trang bị đầy đủ công cụ, dụng cụ phục vụ
sản xuất. Tại các khu vực đều có tổ trực điện thực hiện nhiệm vụ kinh doanh
bán điện. Nhìn chung, cơ sở vật chất hiện tại cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử
dụng
Bảng 4: Tình hình kinh doanh điện năng năm 2007
Chỉ tiêu KTKT Đơn vị
Năm 2007
Thực
hiện
2006
So với
2006
Kế
hoạch
Thực
hiện
Đạt tỷ lệ
Sản lượng điện
thương phẩm
Tr.kWh 970 974,56 100,6% 888,94 109,63%
Tỷ lệ tổn thất điện % 6,2 7,09 +0,89% 7,41 -0,32%

Giá bán điện bình
quân
đ/KWh 668,0 668,8 +0,8đ 633,32 35,48đ
Tổng doanh thu Triệu đồng 718.770 719.300 100,7% 619.920 116,03%
Sản lượng điện thương phẩm 974,56 triệu kWh đạt 100,5% kế hoạch năm,
so với cùng kỳ năm 2006 tăng trưởng 9,63%.
Tỷ lệ tổn thất 7,09% giảm 0,32% so với cùng kỳ năm 2006 tuy nhiên còn
cao hơn kế hoạch Công ty giao 0,89%.
Giá bán bình quân đạt 668,8 đồng tăng 35,48 đồng so với cùng kỳ năm
2006 và cao hơn kế hoạch Công ty giao 0,8 đồng.
Bảng 5: Tình hình kinh doanh điện năng năm 2008
Chỉ tiêu KTKT Đơn vị
Năm 2008
So với 2007
Kế
hoạch
Thực
hiện
Đạt tỷ lệ
Sản lượng điện
thương phẩm
Tr.kWh 1073,7 1080,2 100,6% 110,2%
Tỷ lệ tổn thất điện % 6,25 6,23 -0.02% -0,86%
Giá bán điện bình
quân
đ/KWh 674,5 674,53 +0,03đ 5,73đ
Tổng doanh thu
Triệu
đồng
724.200 728.600 100,6% 101,2%

Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Điện thương phẩm: Năm 2008, thương phẩm của Điện lực Nghệ An đạt
1.080,22 tr.kWh, đạt 100,6% so với kế hoạch công ty giao và tăng 10,2% so với
thực hiện năm 2007. Mức tăng trưởng từng thành phần phụ tải như sau: CNXD
tăng 8,3%, TNDV tăng 13,8%, QLTD tăng 12,1%, NLNN tăng 0,2%, TPK tăng
14,8%.
Tỷ lệ tổn thất điện năng: Năm 2008, tổn thất điện năng toàn Điện lực thực
hiện 6,23% giảm so với thực hiện năm 2007 là 0,86%. So với chi tiêu cả năm
công ty giao là 6,25% thì hiện nay toàn Điện lực thực hiện thấp hơn 0,02%
Giá bán điện bình quân: Năm 2008, giá bán điện bình quân của ĐLNA đạt
674,53đ/kWh so với kế hoạch Công ty giao và tăng 5,73đ/kWh so với thực hiện
năm 2007
Do đặc thù của tỉnh Nghệ An khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (khoảng
80% diện tích) nên lượng điện năng tiêu thụ chủ yếu là ánh sáng nông thôn, về
công nghiệp phát triển chậm, các thành phần khác lượng điện năng tiêu thụ
không đáng kể. Do vậy, giá bán bình quân trên địa bàn thấp so với trung bình
của công ty.
Trong những năm qua, ĐLNA đã có nhiều cố gắng trong việc kiểm tra, áp
giá bán điện chính xác cho các thành phần phụ tải, đặc biệt là cho các thành
phần có giá bán cao như kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên vẫn còn một số chi
nhánh điện còn buông lỏng công tác quản lý hoạt động kinh doanh điện năng,
không thực hiện đúng quy trình kinh doanh điện năng và để xảy ra tình trạng
thông đồng với khách hàng trong việc giá bán, làm sai lệch chỉ số công tơ lấy
cắp sản lượng, thu lợi bất chính.
Thay công tơ định kỳ: Năm 2008, do khó khăn về nguồn vốn nên chỉ thay
được 19.024 công tơ (Trong đó: 18.625 công tơ 1 pha và 399 công tơ 3pha) đạt
61,3% kế hoạch giao.
Về công tác kiểm tra sử dụng điện: Trong năm 2008, các phòng ban Điện
lực đã phối hợp chặt chẽ với các chi nhánh điện trực thuộc tăng cường kiểm tra,
giám sát hoạt động mua bán điện. Tổng số lần kiểm tra sử dụng điện năm 2008

là 13.145 lần, số lần lập biên bản vi phạm và xử lý là 16. Tổng số điện năng truy
thu, bồi thường được là 48.249kWh với số tiền truy thu, bồi thường là
58.261.000.
b - Công tác kỹ thuật, điều hành lưới điện và an toàn lao động:
Năm 2006, công tác quản lý kỹ thuật vẫn còn nhiều tồn tại: Việc kiểm tra
lưới điện thực hiện chưa đúng quy định, công tác sửa chữa thường xuyên chưa
được coi trọng, việc phát quang hành lang lưới điện chưa được thực hiện thường
xuyên và bị vi phạm nhiều vì vậy suất sự cố điện còn cao, cụ thể:
+ Về lưới trung thế:
_ Xảy ra 639 lần sự cố thoáng qua tăng 193 vụ so với kỳ năm 2005.
_ Xảy ra 286 lần sự cố vĩnh cửu, tăng 37 vụ so với cùng kỳ năm 2005.
_ Toàn Điện lực cháy 28 máy biến áp phân phối tăng 5 máy so với năm 2005.
Do sự cố và chủ động cắt, ước lượng điện mất là 6.416.000 kWh, giảm
40.000 kWh so với cùng kỳ năm 2005.
Trong năm phát triển thêm 188 trạm biến áp phân phối với tổng công suất:
41.120 kVA và 155 km đường dây trung thế.
Trong năm 2006 Điện lực đã kiểm tra công tác an toàn 208 lần tại hiện
trường, các chi nhánh tự tổ chức khiểm tra 1.113 lần, Những tồn tại được uồn
nắn, khắc phục kịp thời nên không xảy ra vụ tai nạn lao động nào.
Trong năm 2007, công tác quản lý kỹ thuật vẫn còn nhiều tồn tại. Tình
hình sự cố lưới điện trung thế như sau:
- Xẩy ra 451 lần sự cố thoáng qua giảm 188 vụ so với cùng kỳ năm 2006;
226 lần sự cố vĩnh cửu giảm 60 vụ so với cùng kỳ năm 2006. Suất sự cố vĩnh
cửu trung bình là 0,408 giảm 0,124 so với cùng kỳ năm 2006.
- Toàn đơn vị cháy 24 máy biến áp phân phối, tăng 2 máy biến áp so với
cùng kỳ năm 2006. Đóng điện thêm 186 trạm biến áp phân phối với tổng dung
lượng đạt 44.817KVA và 140,3 km đường dây trung thế.
- Sản lượng điện mất do sự cố và chủ động cắt gần 7 triệu KWh tăng 0,58
triệu KWh so với cùng kỳ năm 2006.
Việc phát quang hành lang lưới điện chưa được thực hiện thường xuyên và có

723 trường hợp vi phạm nhiều, vì vậy suất sự cố điện còn cao. Công tác an toàn
lao động vẫn được thực hiện tôt, năm 2007 không xẩy ra vụ tai nạn lao động
nào.
c - Công tác điện nông thôn:
Toàn tỉnh Nghệ An có 435 xã với tổng số hộ là 568.397 hộ. Đầu năm
2006 còn 41 xã chưa có điện lưới, trong 9 tháng đầu năm đưa điện lưới Quốc
gia đến được 7 xã. Hiện tại có 400 xã đã có điện với số hộ đã có điện là 539.894
hộ đạt 95%, còn 34 xã với số hộ là 28.503 hộ chưa có điện ( trong đó có 17 xã
đặc biệt khó khăn đưa điện lưới Quốc gia đến, 5 xã thuộc vùng lòng hồ phải di
dân). Như vậy có 12 xã chưa có điện có thể đưa điện lưới Quốc gia đến bao
gồm: Diễn Lãm, Châu Hoàn huyện Quỳ Châu; Nậm Nhóng, Quang Phong, Cắm
Muộn huyện Quế Phong; Phà Đánh, Bảo Nam huyện Kỳ Sơn; Yên Thắng huyện
Tương Dương; Bình Chuẩn huyện Con Cuông. Các chương trình lớn về điện
nông thôn đã thực hiện hoàn thành tuy nhiên vần còn những mặt chưa hoàn
chỉnh cần phải tiếp tục thực hiện. Điện lực đã phối hợp với các bên liên quan
trình UBND Tỉnh ra quyết định tiếp nhận 29 công trình lưới điện trung áp nông
thôn. Công tác hỗ trợ điện nông thônđã tổ chức đào tạo 281 thợ điện; Hỗ trợ thí
nghiệm 13.050 công tơ; in ấn, cấp phát sổ sách, biểu mẫu phục vụ công tác quản
lý 113 triệu đồng. Từ công tác rút ra được những ưu nhược điểm trong công tác
quản lý nhằm chấn chỉnh và nhân rộng các mô hình quản lý tốt ra nhiều địa
phương khác. Phối hợp với Sở Công nghiệp và đài phát thanh truyền hình làm
phóng sự tuyên truyền về hành lang an toàn lưới điện và các vi phạm về quy
trình điện.
Đầu năm 2007 còn 34 xã chưa có điện lưới, trong năm đưa lưới điện Quốc
gia đến được 6 xã. Như vậy, còn 28 xã chưa có điện (trong đó có 5 xã thuộc
vùng lòng hồ phải di dân).
Trong 28 xã chưa có điện, tình hình cụ thể như sau:
_ Có 10 xã thuộc dự án JBIC2
_ Điện lực đề nghị đầu tư 9 xã với số vốn 28.150 triệu đồng nhưng chưa được
ghi kế hoạch do thiếu vốn gồm: Diễn Lãm, Châu Hoàn huyện Quỳ Châu; Nậm

Nhóng, Quang Phong, Cắm Muộn huyện Quế Phong; Phà Đánh, Bảo Nam
huyện Kỳ Sơn; Yên Thắng huyện Tương Dương; Bình Chuẩn huyện Con
Cuông.
Về việc hỗ trợ các tổ chức quản lý điện nông thôn, kế hoạch năm 2007 hỗ trợ
310 triệu đồng. Trong đó:
- Tổ chức đào tạo 300 thợ điện với kinh phí 90 triệu đồng.
- Hỗ trợ thí nghiệm 15.000 công tơ với kinh phí 120 triệu đồng.
- In ấn, cấp phát sổ sách, biểu mẫu phục vụ công tác quản lý cho 402 xã
với kinh phí 100 triệu đồng.
Năm 2007 đào tạo được 113 học viên; hỗ trợ thí nghiệm 15.500 công tơ;
in ấn, cấp phát gần 40.000 cuốn sổ sách, tài liệu các loại. Tổng giá trị hỗ trợ 288
triệu đồng đạt 92,9% kế hoạch.
1.2. Đầu tư phát triển trong ngành điện lực.
1.2.1. Đặc điểm của đầu tư phát triển trong ngành điện lực
Đầu tư phát triển của ngành Điện cũng có một số đặc điểm chung với đầu
tư phát triển nói chung. Đó là:
1.2.1.1 Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát
triển thường rất lớn.Các công trình mà ngành điện thực hiện thường có quy mô
lớn, chi phí nhiều, nguyên vật liệu có tính đặc thù, đồng thời lại rất cần đảm bao
an toàn cho công nhân, và bao gồm nhiều vấn đề khác nữa do đó đầu tư phát
triển của ngành điện đòi hỏi một khối lượng vốn rất lớn để đáp ứng yêu cầu của
quá trình tạo ra những điều kiện vật chất, kĩ thuật cho giai đoạn khai thác, sử
dụng sau này như: xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng; mua sắm lắp đặt thiết bị
máy móc; tiến hành các hoạt động cơ bản khác… nhằm đảm bảo cho đầu tư đạt
hiệu quả.
1.2.1.2 Thời kì đầu tư thường kéo dài
Thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn
thành và đưa vào hoạt động. Quá trình đầu tư càng dài, việc bỏ vốn đầu tư càng
gặp nhiều khó khăn do không dự tính hết được những biến cố bất lợi tác động
tới lợi ích của dự án do vậy thời gian thu hồi vốn đầu tư được các nhà đầu tư

đặc biệt quan tâm, nó là một trong những chỉ tiêu quan trọng của việc đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Do vây để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đâù tư
cần phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm
từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục
tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
1.2.1.3 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư thường kéo dài
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi công trình được đưa vào
hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Trong suốt
quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chiụ sự tác động hai mặt, cả tích cực
và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội,… Ngành điện
luôn chú tâm quản lý để sử dụng tốt và có lợi các công trình đó.
1.2.1.4 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao
Rủi ro là đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư phát
triển của ngành điện nói riêng. Thời gian đầu tư càng kéo dài, khả năng gặp rủi
ro càng cao mà các dự án ngành điện thực hiện thường có thời gian đầu tư kéo
dài, có tính kỹ thuật phức tạp. Những rủi ro trong đầu tư phát triển mà ngành
điện thường gặp phải, chẳng hạn như là: Rủi ro trong quá trình xây dựng hoàn
thành công trình, rủi ro khi chi phí xây dựng vượt quá dự toán. Như vậy công
trình sẽ gặp khó khăn trong việc xin cấp phép nguồn vốn bổ sung, gây ảnh
hưởng đến tiến độ thi công công trình, ít thì có thể là một vài tháng, nhiều có thể
vài năm, thậm chí công trình bị hủy, gây lãng phí nguồn lực. Rủi ro phát sinh
cũng có thể là không hoàn thành công trình đúng thời hạn, không giải tỏa được
dân cư…; Rủi ro về kỹ thuật vận hành: Khi các thiết bị trong quá trình thực hiện
đầu tư gặp vấn đề thì có thể gây thiệt hại kinh tế lớn. v.v và còn nhiều rủi ro
khác nữa như là do thiên tai gây nên như gió bão, lũ lụt…
Ngoài những đặc điểm chung đó thì, đầu tư phát triển của ngành điện còn có
một số đặc điểm riêng bởi ngành điện là ngành đặc thù và độc quyền về việc
bán điện cho nhân dân, một số đặc điểm riêng như là:
_ Đầu tư những dự án phải có tính chính xác cao, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng
điện trong nước.

_ Các dự án đầu tư thương phức tạp, phải nghiên cứu lâu dài bởi có một số nơi
đặc biệt khó khăn trong việc kéo lưới điện quốc gia về đó.
_ Khi công trình hoàn thành và đã đưa vào sử dụng thì vẫn phải luôn luôn theo
dõi cơ chế vận hành, hoạt động, thường xuyên đôn đốc kiểm tra để có thể kịp
thời giải quyết những sự cố xảy ra.
_ Luôn luôn đặt vấn để an toàn cho thợ điện lên hàng đầu
….
1.2.2 Vai trò cuả đầu tư phát triển đối với ngành điện lực
Đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của các cơ sở sản
xuất, cung ứng dịch vụ và của ngành điện. Để tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật
cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ nào đều cần
phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị,
tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí gắn liền
với hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạo ra.
Mặt khác, khi cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng cần
phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư
hỏng, hao mòn nàyhoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của
sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội,
phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời,
đó cũng chính là hoạt động đầu tư . Bên cạnh đó đố với Điện lực thì đầu tư cũng
là cách để huy động vốn tốt và từ đó đem lại lợi nhuận cao, mở rộng quy mô
của doanh nghiệp, nâng cao được thu nhập và đời sống cũng như cải thiện được
môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời sẽ tạo ra được khả
năng điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật để đem ánh sáng nguồn điện đến
cho toàn dân, kể cả những nơi vùng sâu vìng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
1.2.3 Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong ngành điện lực
Nội dung đầu tư phát triển trong ngành điện lực bao gồm : đầu tư những tài
sản vật chất ( tài sản thực) và đầu tư phát triển những tài sản vô hình. Đầu tư
phát triển các tài sản vật chất gồm:
- Đầu tư tài sản cố định ( đầu tư xây dựng cơ bản) và đầu tư vào hàng tồn trữ.

Đầu tư phát triển tài sản vô hình gồm các nội dung: đầu tư nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học, kỹ thuật,
đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng cáo…Việc đầu tư xây dựng tư xây dựng
thương hiệu, quảng cáo là hoật động đầu tư mà ngành điện giành cho kinh
doanh viễn thông điện lực EVN, bên cạnh đó cũng là các phương án tương để
tăng năng lực cạnh tranh của điện lực nếu trong trường hợp có nhà phân phối
điện năng nào đó ra đời mà cạnh tranh với Điện lực.
- Đầu tư xây dựng cơ bản trong điện lực là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài
sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư XDCB bao gồm các hoạt động chính như
xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị… hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và
chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp bán điện.
- Đầu tư hàng tồn trữ. Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật
liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt quan
trọng trong nền kinh tế và doanh nghiệp. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao
gồm đẩu tư cho hoạt động đào tạo ( chính qui, không chính qui, dài hạn, ngắn
hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ…) đội ngũ lao động; đầu tư cho công tác chăm sóc
sức khỏe, y tế; đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao
động… Trả lương đúng và đủ cho người lao động cũng được xem là hoạt động
đầu tư phát triển.

1.3. Thực trạng đầu tư phát triển tại ĐLNA.
1.3.1. Tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển tại ĐLNA
Theo báo cáo thực hiện vốn năm 2008 thì ở ĐLNA đã đầu tư 101 dự án đầu
tư về công trình điện và 31 dự án đầu tư về công trình viễn thông.
Như vậy năm 2008 ĐLNA đã thực hiện rất nhiều công trình, nhiều hơn so
với năm 2007, trong đó bao gồm các công trình chuyển tiếp, các công trình khởi
công , các công trình chuẩn bị đầu tư và các công trình cho viễn thông điện lực.
Các công trình mà Điện lực Nghệ An thực hiện đều là các công trình có quy mô
lớn, vốn đầu tư ban đầu rất lớn và thường phát sinh thêm trong giai đoạn thực

hiện
Bảng 6: Báo cáo thực hiện vốn các công trình ĐTXD năm 2006-2008.
Đơn vị: triệu đồng
Danh mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
TỔNG CỘNG 38.911 46.090 58.811,80
Các công
trình điện
Các công trình
quyết toán
5.604 15.299
Các công trình
hoàn thành hoàc
chuyển tiếp từ
năm trước
10.460 7.516 51.988,30
Các công trình
khởi công
7.630 14.827
Công trình chuẩn
bị đầu tư
300 81,00
Công
trình viễn
thông
Các công trình
quyết toán
1.714
Các công trình
hoàn thành hoàc
chuyển tiếp từ

năm trước
7.713
8.367
6823,50
Các công trình
khởi công
2.562
(+) Nhận xét: Giai đoạn 2006-2008 , Điện lực Nghệ An đã thực hiện nhiều công
trình, một số công trình đã đi vào hoạt động, vốn cho những công trình này
thường rất lớn, vốn để thực hiện các công trình xây dựng cơ bản tăng nhiều qua
các năm: Năm 2006 là 38.911 triệu đồng, năm 2007 là 46.090 triệu đồng, tăng
7.179 triệu đồng và tăng 120,55% so với năm 2006, năm 2008 là 58.811 triệu
đồng, tăng 12.721 triệu đồng và gấp 127,6% so với năm 2008. Điều này nói lên
hoạt động đầu tư ở điện lực Nghệ An càng ngày càng mở rộng, và càng ngày
cang thu được các kết quả khả quan.
Bảng7: Một số dự án và vốn thực hiện năm 2008

Đơnvị: Triệu đồng
ST
T
Danh mục KH 2008 Tổng số vốn
đã cấp 2008
Một số công trình điện
1 Nhà điều hành sản xuất Điện lực Nghệ
An
680,00 666,50
2 Đường dây trung thế và trạm biến áp xã
Minh Hợp
823,00 823,00
3 Cải tạo nâng cấp lộ 673 thành phố Vinh

lên 22kv
940,00 940,00
4 Trang bị máy tính xách tay ở Điện lực
Nghệ An
55,00 55,00
5 Cấp điện cho khu vực nhà 4 đô thị mới
Vinh Tân- thành phố Vinh
701,00 700,00
Một số công trình viễn thông
1 Dự án viễn thông nông thôn gđ 5 đợt 10 314,60 314,58
2 Cửa hàng kinh doanh viễn thồng ở
ĐHSX-Điện lực Nghệ An
238,00 100,00
3 Cung cấp dịch vụ thuê bao riêng cho
Agribank-Chi nhánh Nghệ An
10,50 10,53
4 Xây dựng hạ tầng viễn thông nông thôn
giai đoạn 3
118,40 118,42
5 Trang bị máy photocoppy 41,00 40,90
Bên cạnh đó, Điện lực Nghệ An với chức năng là kinh doanh bán điện
trên địa bàn tỉnh Nghệ An, quản lý vận hành, tổ chức phát triển hệ thống lưới
điện trong toàn tỉnh, nhằm phục vụ an toàn, ổn định, hiệu quả và kịp thời nhu
cầu sử dụng điện của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội
và các tầng lớp dân cư trên toàn tỉnh Nghệ An. Là một doanh nghiệp nhà nước
trực

×