Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tổng quan về Ngân hàng NoPTNT Hai Bà Trưng và công tác Thẩm định các dự án đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.06 KB, 24 trang )

Tổng quan về Ngân hàng NoPTNT Hai Bà Trưng và công tác Thẩm định
các dự án đầu tư.
I. Vài nét khái quát về Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng
1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Chợ Hôm (nay là PGD Hai Bà Trưng)
được thành lập theo quyết định số 12-TCCB-DT ngày 01/08/1994 của Tổng
Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, tại địa chỉ: số 60, Ngô Thì Nhậm,
Hai Bà Trưng, Hà Nội, với 4 PGD cấp dưới:
PGD số 12 ở địa chỉ: 207 Trương Định
PGD số 14 ở địa chỉ: 142 Lò Đúc
PGD số 40 ở địa chỉ: 109 Lê Thanh Nghị
PGD số 52 ở địa chỉ: 102A3 Đầm Trấu
Việc thành lập chi nhánh Chợ Hôm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế nói chung, huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần
kinh tế, phát triển mạng lưới Ngân hàng Nông nghiệp.
Ngày 19/06/1998, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam đã ký quyết định số 340/QĐ-NHNN-02 về việc đổi tên chi
nhánh Chợ Hôm thành chi nhánh Hai Bà Trưng.
Sau khi Quyết định 888/2005/QĐ/NHNN ngày 16-06-2005 của Ngân hàng
Nhà nước ban hành Quy định về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở
giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng
thương mại có hiệu lực, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No&PTNT đã có nhiều
biến động. Ngày 31/01/2008, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam đã ký quyết định số 138/QĐ-NHNN-TCCB về việc
điều chỉnh chi nhánh Hai Bà Trưng từ chi nhánh cấp 2 thành PGD Hai Bà
Trưng.
Được thành lập khi mà tên cũng như uy tín của Ngân hàng Nông nghiệp
đã được nhiều cá nhân, tổ chức biết đến, lại nằm ngay ở trung tâm đông dân
cư, PGD Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng đã có những thuận lợi bước đầu.
Song ngay từ khi mới thành lập, PGD Hai Bà Trưng đã sớm phải hoạt động
trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng, các chi nhánh Ngân hàng


khác đã có bề dày hoạt động kinh doanh.
Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất
nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần vào việc đổi
mới nông thôn ngoại thành Hà Nội, PGD Hai Bà Trưng đã nhanh chóng khai
thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư
cho nông nghiệp.
Bên cạnh việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh
nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từ năm 1995, PGD Hai Bà Trưng đã bắt
đầu triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, góp phần vào việc khai thác nhiều
loại ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Ngoài những nhiệm vụ chính: huy động vốn, cho vay ngắn, trung, dài
hạn…PGD Hai Bà Trưng còn thực hiện các loại hình dịch vụ tiện ích như:
chuyển tiền, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng, bảo lãnh hoàn thanh toán, mở L/C, thẻ tín
dụng nội địa…tăng thêm nhiều tiện lợi cho khách hàng và tăng thu dịch vụ cho
ngân hàng.
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập trong khu vực và quốc tế, với trọng tâm
hàng đầu mà mọi thành viên của Ngân hàng nông nghiệp nói chung và PGD
Hai Bà Trưng nói riêng đều thực sự quan tâm là hiệu quả kinh doanh cuối
cùng, đặc biệt là chất lượng tín dụng, tập thể cán bộ PGD Hai Bà Trưng luôn
nỗ lực, đoàn kết phấn đấu, phát huy những thành quả và bài học kinh nghiệm
bước đầu trong quản lý điều hành kinh doanh, góp phần vào việc phát triển hệ
thống Ngân hàng, đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
2. Chức năng, nhiệm vụ
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Ngân quỹ Phòng tín dụng và thanh toán quốc tếPhòng Kế toán và giao dịch
- Huy động vốn:
+ Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi
thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước
và ngoài nước bằng Đồng Việt Nam

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và
thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông
nghiệp.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối
với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi
thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền.
- Hướng dẫn khách hàng lập dự án, thẩm định các dự án tín
dụng vượt quyền phán quyết, trình Ngân hàng Nông nghiệp
cấp trên quyết định.
- Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc
Ngân hàng No&PTNT cho phép.
- Kinh doanh dịch vụ: Thu, chi tiền mặt; thẻ thanh toán; nhận uỷ
thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức,
cá nhân khác trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng
khác được Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp quy
định.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ,
chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn trong quy định.
3. Cơ cấu tổ chức
Trước ngày 31/01/2008, chi nhánh Hai Bà Trưng có tất cả 40 cán bộ công
nhân viên. Sau ngày 31/01/2008, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No&PTNT có
nhiều thay đổi. Tổng số cán bộ công nhân viên của PGD Hai Bà Trưng là: 18
người. Trong đó:
- Trình độ Đại học: 15 người
- Trình độ cao đẳng: 1 người
- Trình độ trung cấp: 2 người
o Được bố trí và sắp xếp như sau
- Ban Giám đốc gồm: + 1 Giám đốc
+ 1 Phó giám đốc
- Phòng kế toán-giao dịch: 6 người

- Phòng Ngân quỹ: 2 người
- Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế: 6 người
- Bảo vệ: 2 người
4. Tình hình hoạt động kinh doanh
Những năm qua, PGD Hai Bà Trưng đã không ngừng mở rộng quan hệ
khách hàng, đầy mạnh công tác tín dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm
năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ
trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá
nhân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, PGD Hai Bà Trưng luôn duy trì và củng cố
đội ngũ khách hàng truyền thống, nâng cao chất lượng tín dụng, tạo niềm tin và
uy tín đối với khách hàng.
4.1. Huy động vốn
Vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của các thành phần kinh tế. Muốn hoạt động tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao
thì điều kiện trước tiên đối với bất kỳ một tổ chức nào là phải có nguồn vốn dồi
dào. Do đó, việc huy động vốn là hết sức quan trọng đặc biệt đối với các tổ
chức kinh doanh tiền tệ như các ngân hàng thương mại.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của PGD Hai Bà Trưng
Đơn vị: Triệu VNĐ
chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tiền gửi của dân cư 223371 279536 287875 262681
Tiền gửi không kỳ hạn 1713 1734 1940 22217
Tiền gửi có kỳ hạn 221658 277802 285935 240464
Tiền gửi của các tổ chức KT 100531 192625 261097 245596
Tiền gửi không kỳ hạn 28531 69925 54797 26846
Tiền gửi có kỳ hạn 72000 122700 206300 218750
Tiền gửi của các TCTD 77311 8111 3403 509
Tổng cộng 401213 480272 552375 508786
(Nguồn: Báo cáo cân đối vốn kinh doanh các năm của PGD Hai Bà Trưng)
Mặc dù phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh do sự ra đời của

nhiều chi nhánh ngân hàng trên địa bàn. Song, với sự nỗ lực của tập thể cán
bộ, công nhân viên, tiếp cận linh hoạt và duy trì mối quan hệ với những khách
hàng có nguồn vốn lớn, thay đổi phong cách, nâng cao chất lượng phục vụ.
Nhìn chung, nguồn vốn huy động được của PGD Hai Bà Trưng có xu hướng
tăng. So với năm 2005, tổng nguồn vốn huy động năm 2006 tăng 79059 triệu
VNĐ, tương ứng với tăng 19,7% so với năm 2005. Năm 2007, tổng nguồn vốn
huy động đạt 552375 triệu VNĐ, tăng 15% so với năm 2006 và tăng 37,7% so
với năm 2005. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 35,5%, tiền gửi
của dân cư tăng 3% so với năm 2006. Việc gia tăng tiền gửi của dân cư và các
tổ chức kinh tế cho thấy niềm tin và uy tín của chi nhánh đối với khách hàng
ngày càng cao.
Năm 2008, công tác huy động vốn của chi nhánh gặp phải nhiều khó khăn
như việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức, chi nhánh Hai Bà Trưng điều chỉnh thành
PGD Hai Bà Trưng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc huy động
vốn. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt đầu từ khủng hoảng
tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã ảnh hưởng
đến nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù, chưa có những tác động trực tiếp đến hệ
thống tài chính Việt Nam, song cuộc khủng hoảng cũng đã làm suy giảm lòng
tin của người dân và các tổ chức đối với hoạt động ngân hàng. Do đó mà việc
huy động vốn trong năm qua gặp nhiều khó khăn, khiến cho tổng nguồn vốn
huy động được trong năm 2008 giảm 43589 triệu VNĐ tương ứng với 7,9% so
với năm 2007.
Trong tổng nguồn vốn, tiền gửi có kỳ hạn các năm luôn chiếm tỷ lệ cao,
trung bình trên 88,9%. Điều đó cho thấy sự tin tưởng của khách hàng vào hoạt
động của ngân hàng No&PTNT nói chung và của PGD Hai Bà Trưng nói riêng.
Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn cao, tạo điều kiện ổn định nguồn vốn huy động được
của ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện cho vay trung và dài
hạn.
4.2. Dư nợ tín dụng
Huy động và cho vay là hai nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các ngân

hàng thương mại. Với trọng tâm hàng đầu là đẩy mạnh cho vay, đi đôi với nâng
cao chất lượng tín dụng, hoạt động tín dụng tại PGD Hai Bà Trưng đã có nhiều
khởi sắc.
Bảng 2: Tình hình dư nợ tín dụng của PGD Hai Bà Trưng
Đơn vị: Triệu VNĐ
chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tổng dư nợ
24617
6
25922
4
30142
5
28776
8
Dư nợ phân theo thời hạn
Dư nợ cho vay ngắn hạn 184642 199584 245268 252543
Dư nợ cho vay trung và dài hạn 61534 59640 56157 35225
Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Dư nợ DNNN 49466 37587 20716 15719
Dư nợ DN ngoài quốc doanh 52682 50485 79895 118595
Dư nợ tư nhân 144028 171152 200814 153454
Nợ quá hạn 507 3184 2571 4521
(Nguồn: Báo cáo cân đối vốn kinh doanh các năm của PGD Hai Bà Trưng)
Nghiệp vụ tín dụng liên tục được mở rộng, dư nợ qua các năm có xu
hướng tăng, năm 2006 tổng dư nợ tăng 5,3% so với năm 2005. Sang năm
2007, tổng dư nợ tăng 16,3% so với năm 2006 do năm 2007, doanh số cho vay
tăng.
Sang năm 2008, ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều thách thức do
cuộc khủng khoảng kinh tế tài chính. Từ đầu năm 2008, sự biến động của nền

kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, cũng như của các hộ gia đình sản xuất. Việc tiếp
cận được vốn tín dụng từ ngân hàng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn
hơn dẫn đến tâm lý không muốn trả các khoản nợ đã đến hạn từ phía khách
hàng. Những khó khăn trên làm cho dư nợ năm 2008 giảm 13657 triệu VNĐ so
với năm 2007, tương ứng với 4,5% so với năm 2007, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn
so với tổng dư nợ lại tăng: năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,6%, năm 2007, tỷ lệ
này là 0,9%.
Nhìn chung, cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng lên, trong khi cho vay
trung và dài hạn có xu hướng giảm xuống. Điều này là do, cho vay trung và dài
hạn thường có rủi ro lớn, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng,
PGD đã thực hiện cho vay ngắn hạn với tỷ lệ nhiều hơn.
4.3. Thanh toán quốc tế
Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việc các tổ chức, các
doanh nghiệp tham gia hoạt động, buôn bán quốc tế trở nên rất phổ biến. Do
đó, nhu cầu thanh toán quốc tế trở nên rất cần thiết.
Trong hoạt động thanh toán nhập khẩu, thanh toán bằng thư tín dụng
(L/C) đang là hình thức phổ biến. Năm 2006, PGD Hai Bà Trưng đã mở 23 L/C
và 1 món thông báo nhờ thu với tổng giá trị 4.280.000 USD cho các nhu cầu
nhập khẩu như: sắt, thép, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp…; 7 món thông báo L/C và 1 món gửi nhờ thu xuất khẩu các loại
hàng hoá như: cao su, cà phê, một số mặt hàng nông sản… với tổng trị giá
313.068 USD, và đã thanh toán hàng nhập cho 38 món với tổng trị giá
5.602.456 USD.

×