Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.24 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

HUỲNH ĐÀO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP THEO HÌNH THỨC CỬ TUYỂN
VÀ ĐÀO TẠO THEO ĐỊA CHỈ TỈNH CÀ MAU
Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 60340402
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM DUY NGHĨA

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số
liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả
năng hiểu biết của tôi.
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014
Tác giả

Huỳnh Đào




ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin cảm ơn chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo điều kiện cho tôi
được học tập, nghiên cứu trong một môi trường năng động và thuận lợi nhất. Tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy, Cô đã truyền đạt cho tôi kiến thức và kinh nghiệm, cũng như
truyền cho tôi cảm hứng trong học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, Thầy Phạm Duy Nghĩa đã
tận tình hướng dẫn, động viên, gợi mở những ý tưởng mới để tơi có thể thực hiện và hồn
thành luận văn tốt nghiệp. Tơi cũng trân trọng cảm ơn các Thầy, Cơ đã trực tiếp đóng góp
ý kiến và hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo và các chuyên gia quản lý đào tạo của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Cà Mau, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Nội vụ, Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
đã trả lời phỏng vấn, cung cấp những nguồn thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu
của tôi.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tiếp sức để tôi vững tin
trong hai năm học tập và nghiên cứu tại Chương trình này.
Xin chân thành cảm ơn!
Huỳnh Đào


iii

TÓM TẮT
Giáo dục và y tế là hai dịch vụ có sự ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến đời sống của
con người. Giáo dục và y tế góp phần làm cho con người phát triển tồn diện, có đạo đức,
có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Vì giáo dục mang lại ngoại tác tích cực nên
thị trường cung cấp và sử dụng dịch vụ dưới mức cần thiết. Do đó, Nhà nước thực hiện vai
trị quản lý nhằm điều tiết hoạt động của lĩnh vực này, góp phần mang đến sự ổn định và

cơng bằng trong xã hội.
Đào tạo nguồn nhân lực y tế luôn luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu
của Việt Nam trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Để tạo điều kiện bổ sung
nguồn nhân lực cho vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, Chính phủ đã ban hành các chính sách ưu tiên đào tạo,
trong đó có chính sách cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Trong những năm qua, Cà
Mau đã áp dụng chính sách cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ, tập trung ở đào tạo ngành y.
Trên địa bàn tỉnh có một trường đào tạo cán bộ y tế trình độ cao đẳng và TCCN, đó là
Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau, do Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau quản lý. Trong khi đó,
hình thức cử tuyển được quản lý bởi Sở Giáo dục và Đào tạo, còn đào tạo theo địa chỉ
được quản lý bởi Sở Y tế Cà Mau. Vấn đề đặt ra là các cơ quan Nhà nước đã quản lý hoạt
động đào tạo nhân lực y tế như thế nào và hiệu quả về kinh tế, xã hội ra sao khi thực hiện
chính sách cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ.
Qua quá trình nghiên cứu văn bản pháp lý, tìm hiểu thực trạng tại địa phương, phỏng
vấn chuyên gia quản lý ngành cũng như khảo sát thơng tin từ người học, tác giả đã có một
số phát hiện về hoạt động quản lý đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp chuyên nghiệp
theo hình thức cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ. Thứ nhất, trách nhiệm của các cơ quan
quản lý Nhà nước lĩnh vực này không được quy định, phân công rõ ràng, dẫn đến tình
trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Thứ hai, những thông tin liên quan đến cử tuyển và
đào tạo theo địa chỉ không được công khai, minh bạch. Đây là nguyên nhân làm cho người
học bị thiếu thông tin và nguy cơ dẫn đến sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lý
Nhà nước. Thứ ba, quy định pháp luật về lĩnh vực này còn thiếu rất nhiều, điều này gây
khó khăn cho hoạt động quản lý cũng như rất khó dự đốn được kết quả thực hiện chính
sách. Từ đó dẫn đến hậu quả là không đạt được hiệu quả kinh tế cũng như không đảm bảo


iv

được sự công bằng trong xã hội. Thứ tư, thiếu sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong việc giám sát đào tạo nhân lực y tế.

Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo nhân lực y tế cũng chưa nhận được sự quan tâm, phối hợp
của cơ sở y tế, chưa có tiếng nói tham gia của đơn vị sử dụng nhân lực y tế được đào tạo.
Để hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nhân lực y tế nói chung và
đào tạo theo chế độ cử tuyển và theo địa chỉ sử dụng nói riêng được tốt hơn, tác giả đề xuất
một số khuyến nghị. Thứ nhất, Ủy ban Nhân dân tỉnh cần quy định rõ trách nhiệm đào tạo
nhân lực y tế thuộc về một cơ quan quản lý Nhà nước duy nhất, ở đây tốt nhất là Sở Y tế,
nơi có nhiều thơng tin hơn trong hoạt động đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực y tế. Thứ
hai, cơ quan quản lý Nhà nước bắt buộc phải công khai, minh bạch thơng tin có liên quan
bằng nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện cho thông tin được phổ biến rộng rãi. Thứ ba, ban
hành đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh những quy định, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể nhằm
ràng buộc trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng nguồn nhân lực cũng như của
người học theo diện ưu tiên, tránh lãng phí, thất thốt nguồn nhân lực được đào tạo. Thứ
tư, tăng cường sự tham gia, phối hợp giữa Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ
trong hoạt động đào tạo, kiểm định chất lượng và sử dụng người học sau khi tốt nghiệp.
Ngồi ra, cần có sự ràng buộc, phát huy vai trò của liên minh trường học và các cơ sở y tế
trong hoạt động đào tạo, rèn luyện tay nghề, một yếu tố không thể thiếu trong quá trình đào
tạo nhân lực cho ngành y. Cuối cùng, chính sách cử tuyển cần thiết, đảm bảo cơng bằng
cho đối tượng bị thiệt thòi do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt là dân tộc thiểu
số, nên có thể tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, đối với cử tuyển ngành y, cần thực hiện đúng
theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo công bằng xã hội và hiệu quả trong đào tạo, sử
dụng nguồn nhân lực. Riêng đào tạo theo địa chỉ với những quy định không rõ ràng, tiềm
ẩn nhiều yếu tố tiêu cực thì nên hạn chế, đặc biệt, nếu đào tạo khơng gắn liền với sử dụng
thì nên dừng lại, khơng tiếp tục ưu tiên đào tạo theo địa chỉ nhằm tránh lãng phí cho xã hội.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii

TÓM TẮT............................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ............................................................................. viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................... 1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.3 Đối tượng và phạm vi ......................................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................... 3
1.5 Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 5
2.1 Đặc điểm của hoạt động đào tạo nhân lực y tế ................................................... 5
2.1.1 Vị trí của y sỹ trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế .................................... 5
2.1.2 Chức năng của người y sỹ ............................................................................ 7
2.2 Cơ sở can thiệp của Nhà nước vào hoạt động đào tạo nhân lực y tế .................. 8
2.3 Chính sách đào tạo theo hình thức cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ .................. 9
2.3.1 Nguồn gốc .................................................................................................... 9
2.3.2 Nội dung ..................................................................................................... 10
Cử tuyển .......................................................................................................... 10
Đào tạo theo địa chỉ ......................................................................................... 12
2.4 Hoạt động quản lý Nhà nước tốt ....................................................................... 12


vi

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y
TẾ THEO HÌNH THỨC CỬ TUYỂN VÀ ĐÀO TẠO THEO ĐỊA CHỈ TẠI CÀ
MAU .................................................................................................................................... 14
3.1 Khái quát về cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tại Cà Mau ............................... 14
3.2 Thực trạng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp y theo hình thức cử tuyển và đào
tạo theo địa chỉ tại Cà Mau .............................................................................................. 15

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ......................................................................... 19
4.1 Trách nhiệm giải trình của cơ quan Quản lý Nhà nước .................................... 19
4.2 Tính minh bạch, cơng khai ............................................................................... 19
4.3. Tính dự đốn được ........................................................................................... 21
4.3.1. Quy định pháp luật .................................................................................... 21
4.3.2 Hiệu quả ..................................................................................................... 22
4.3.3 Công bằng xã hội ....................................................................................... 24
4.4 Sự tham gia, phối hợp trong đào tạo nhân lực y ............................................... 26
4.4.1 Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau .......... 26
4.4.2 Sự tham gia của các tác nhân khác có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 26
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 28
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 28
5.2 Khuyến nghị...................................................................................................... 29
5.3. Những hạn chế của đề tài ................................................................................. 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 32
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 34
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát thông tin về đào tạo trình độ trung cấp chuyên
nghiệp y ............................................................................................................................ 34
Phụ lục 2: Kết quả khảo sát .................................................................................... 39


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
GDCN :

Giáo dục chuyên nghiệp

HĐCT :


Hội đồng cử tuyển

KTV

Kỹ thuật viên

:

NĐ-CP :

Nghị định Chính phủ

PHCN :

Phục hồi chức năng

TCCN :

Trung cấp chuyên nghiệp

UBND :

Ủy ban Nhân dân

XN

Xét nghiệm

:



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
* Danh mục bảng
Bảng 3.1 - Số liệu cử tuyển từ năm 2006 đến năm 2011 .......................................... 14
Bảng 3.2 - Số liệu đào tạo cử tuyển TCCN y từ năm 2009 đến năm 2013 ............... 15
Bảng 3.3 - Số liệu đào tạo theo địa chỉ từ năm 2009 đến năm 2013 ......................... 17

* Danh mục hình
Hình 2.1 - Hệ thống đào tạo nhân lực y tế Việt Nam .................................................. 6
Hình 2.2 - Quy trình đào tạo cử tuyển ...................................................................... 11
Hình 2.3 - Quy trình đào tạo theo địa chỉ trung cấp chuyên nghiệp y tại Cà Mau ..... 16


1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Giáo dục là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển
xã hội. Giáo dục góp phần làm cho con người phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Đặc biệt, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cán bộ y tế đóng
một vai trị hết sức quan trọng khi tạo ra một lực lượng chuyên chăm sóc sức khỏe cho
cộng đồng. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Trong 8 mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đã có đến 3 mục tiêu về sức khỏe, đó là: Giảm tỷ lệ tử vong ở
trẻ em, Nâng cao sức khỏe bà mẹ; Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác 1.
Cũng như phần lớn các quốc gia trên thế giới, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe cho Nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, là một trong
những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Đầu tư cho lĩnh vực này là

đầu tư cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. Để đạt được các mục tiêu về sức
khỏe, ngành y tế cần một đội ngũ nhân lực y tế vừa có tài vừa có tâm để có thể đáp ứng với
những khó khăn và thách thức của ngành. Do đó, hoạt động tuyển chọn và đào tạo cán bộ y
tế luôn được xã hội quan tâm, đầu tư để đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
Nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định: Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển
chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt 2.
Trong hoạt động đào tạo nhân lực y tế, để tạo điều kiện cho những vùng sâu, vùng
xa, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng với những thách thức của
cơng việc, đặc biệt là vùng có các dân tộc thiểu số, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định về chế độ cử tuyển. Vụ Giáo dục Chuyên
nghiệp Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Công văn số 1127/BGDĐT-GDCN ngày
23/02/2009 về việc hướng dẫn tuyển sinh TCCN năm 2009, quy định hình thức đào tạo

1

UNDP (2014).

2

Bộ Chính trị (2005).


2

theo địa chỉ sử dụng. Chính sách cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ sử dụng nhằm đảm bảo
công bằng trong đào tạo, giải quyết tình trạng khó khăn của các vùng cịn thiếu nguồn nhân
lực. Từ khi chính sách này được thực thi, những thí sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, thí sinh
dân tộc thiểu số đã có điều kiện tham gia học tập cùng học sinh sinh viên ở thành thị,
không phải qua thi, xét tuyển. Các địa phương cũng tổ chức xét tuyển và đào tạo theo địa

chỉ ở nhiều ngành, trong đó có ngành y.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi đi vào thực tế, chính sách này có tạo điều kiện đúng
mục tiêu, đúng đối tượng hay không? Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này có đảm bảo
minh bạch, hiệu quả và công bằng xã hội không, đặc biệt là đối với đào tạo nhân lực ngành
y, một ngành đặc thù, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội và con người. Những vấn
đề này cần được làm rõ nhằm xác định vai trò của Nhà nước, đồng thời đánh giá hiệu quả
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này và tìm ra những giải pháp tối ưu, góp phần mang đến
quyền lợi cho những đối tượng có liên quan.
Cà Mau là một tỉnh nằm ở cực Nam của Việt Nam. Với dân số 1.217.100 người, nhu
cầu chăm sóc sức khỏe rất lớn, đặc biệt trong điều kiện dân cư phân bố rải rác ở nhiều nơi,
chia cách bởi sông ngịi, giao thơng đi lại trong tỉnh cịn khó khăn. Năm 2012, Cà Mau có
23,3 cán bộ y tế trên một vạn dân, đứng thứ 11 trong vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long.
Tồn tỉnh Cà Mau có 14 bệnh viện, 15 phòng khám khu vực, 9 trung tâm y tế và hệ thống
các trạm y tế xã, phường; các cơ sở y tế này do Sở Y tế tỉnh Cà Mau quản lý. Trên địa bàn
tỉnh Cà Mau có một trường đào tạo nhân lực y tế, đó là Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau, do
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau quản lý. Trường có chức năng đào tạo các ngành y,
dược trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và sơ cấp.
Hàng năm, thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như nhu
cầu của địa phương, Cà Mau tuyển sinh và đào tạo theo hình thức cử tuyển một số ngành,
trong đó khối ngành y dược ln chiếm tỷ lệ cao hơn các ngành khác. Tỷ lệ cử tuyển khối
ngành y dược từ năm 2006 đến năm 2011 chiếm 37,9% trong tổng số học sinh sinh viên cử
tuyển toàn tỉnh 3. Đối với đào tạo theo địa chỉ, tỉnh Cà Mau chỉ thực hiện đào tạo cho
ngành y tế, chủ yếu trình độ trung cấp chuyên nghiệp, tập trung ở đối tượng y sỹ. Trong
giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ của y sỹ chiếm 53,5%
3

Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau (2012).


3


trong tổng số chỉ tiêu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp y theo địa chỉ tại Cà Mau 4. Tuy
nhiên, vấn đề chất lượng đào tạo, sử dụng cán bộ ngành y nói chung và cán bộ trung cấp y
nói riêng vẫn là một trăn trở của xã hội khi thực hiện chế độ ưu tiên trong tuyển sinh. Câu
hỏi đặt ra là đào tạo theo hình thức cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ có đảm bảo đúng
nguyên tắc, đúng đối tượng và tiêu chuẩn hay không? Cơ quan quản lý Nhà nước đã thực
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình chưa? Chất lượng người học và hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực có đúng mục tiêu đào tạo hay khơng? Đó là những vấn đề cần đánh giá,
làm rõ nhằm tìm ra biện pháp hồn thiện công tác quản lý trong lĩnh vực này.
Trong giới hạn đề tài luận văn tốt nghiệp, nghiên cứu này xem xét hiệu quả quản lý
của Nhà nước trong hoạt động tuyển chọn, đào tạo và sử dụng nhân lực y tế trình độ trung
cấp chuyên nghiệp theo hình thức cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tại tỉnh Cà Mau, đại
diện là đối tượng y sỹ.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Tại sao Nhà nước cần phải quản lý hoạt động đào tạo nhân lực y tế ?
Câu hỏi 2: Những vấn đề bất cập trong quản lý đào tạo trung cấp chuyên nghiệp y theo
hình thức cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tại tỉnh Cà Mau?
Câu hỏi 3: Những can thiệp nào cần thiết để hoàn thiện hiệu quả quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Cà Mau?
1.3 Đối tượng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý đào tạo theo hình thức cử tuyển và đào
tạo theo địa chỉ đối với trình độ trung cấp chuyên nghiệp y. Phạm vi nghiên cứu tại tỉnh Cà
Mau, tập trung vào đối tượng cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ trình độ trung cấp chuyên
nghiệp y, đại diện là ngành y sỹ.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính thơng qua tìm hiểu những quy định trong
hệ thống văn bản pháp luật. Từ những thông tin tổng hợp được, tác giả phân tích, so sánh

4


Sở Y tế Cà Mau (năm 2013).


4

để làm rõ các vấn đề có liên quan. Dữ liệu phỏng vấn chuyên gia, khảo sát ý kiến người
học cũng sẽ được thống kê mô tả nhằm củng cố cho những lập luận được nêu.
Thông tin phục vụ cho đề tài chủ yếu đến từ các nguồn sau: Các văn bản quy phạm
pháp luật quy định về mục tiêu, đối tượng, quy trình xét tuyển; Dữ liệu thứ cấp từ báo cáo
ngành Y tế, ngành Giáo dục, số liệu của Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau, tham khảo báo chí
trong nước; Kết quả phỏng vấn các chuyên gia quản lý liên quan đến lĩnh vực đào tạo nhân
lực y tế và khảo sát ý kiến từ người học.
Khung phân tích cho nghiên cứu bao gồm lý thuyết về cơ sở can thiệp của Nhà nước
và lý thuyết về hoạt động quản lý Nhà nước tốt.
1.5 Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương. Chương 1 là chương giới thiệu tổng quan vấn đề
nghiên cứu. Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài, bao gồm các khái niệm có liên
quan. Trong chương này, tác giả khái quát lại lý thuyết về cơ sở can thiệp của Nhà nước
vào hoạt động đào tạo nhân lực y tế, lý thuyết quản lý Nhà nước tốt. Bên cạnh đó, đặc
điểm của hoạt động đào tạo nhân lực y tế và nội dung chính sách đào tạo theo hình thức cử
tuyển và đào tạo theo địa chỉ cũng được giới thiệu.
Chương 3 khái quát về thực trạng cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tại Cà Mau nói
chung và thực trạng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp y theo hình thức cử tuyển và đào tạo
theo địa chỉ tại Cà Mau.
Chương 4 đi sâu phân tích, đánh giá vấn đề dựa theo 4 tiêu chí: Trách nhiệm giải
trình của cơ quan Quản lý Nhà nước; Tính minh bạch, cơng khai thơng tin; Tính dự đốn
được và Sự tham gia. Chương 5 cũng là chương cuối cùng sẽ đưa ra những kết luận và
khuyến nghị dựa trên kết quả phân tích.



5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Đặc điểm của hoạt động đào tạo nhân lực y tế
Đào tạo là làm cho con người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định 5. Đào
tạo là một trong những mục tiêu của giáo dục, là quá trình làm cho người lao động có kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý
thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động
có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Nhân lực y tế không chỉ là cán bộ chuyên môn y dược mà còn bao gồm cả đội ngũ
kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề đang tham gia phục vụ công tác y tế
ở tất cả các tuyến từ trung ương đến tuyến y tế cơ sở 6.
Nhóm ngành sức khỏe là những nghề cụ thể, có hệ thống lý thuyết phức tạp, có kỹ
năng tay nghề rõ ràng và những yêu cầu thái độ, y đức cao cả. Học viên phải được học
nghề cẩn thận vì sau này học viên sẽ hành nghề ngay trên cơ thể con người. Hoạt động đào
tạo nhân lực y tế là một dịch vụ, cung cấp cho xã hội nguồn lao động có kiến thức, kỹ năng
và thái độ phù hợp với lĩnh vực công tác. Khác với những nguồn nhân lực khác, đào tạo
nhân lực y tế đòi hỏi sự nghiêm túc cao vì đối tượng lao động của lực lượng này là con
người. Những sai sót có thể xảy ra trong quá trình hành nghề sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe, tính mạng và tinh thần của bệnh nhân.
2.1.1 Vị trí của y sỹ trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế
Đào tạo nhân lực y tế là hoạt động mang tính đặc thù. Có nhiều chuyên ngành trong
hệ thống đào tạo này, tất cả tập trung phục vụ cho hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
của con người. Tùy theo từng công việc cụ thể, ngành đào tạo những chuyên ngành khác
nhau như: bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, dược, y sỹ, kỹ thuật viên, y tế thôn bản, dược tá…
Hệ thống đào tạo nhân lực y tế chia thành 7 cấp từ thấp đến cao như sau:

5


Tự điển Tiếng Việt (2014).

6

Dự án WHO/HRH/001 (2001, tr.415).


6

• Nhân viên y tế thơn bản là loại hình tập huấn nhanh, thời gian thường dưới 3 tháng.
• Sơ cấp gồm: dược tá, điều dưỡng, thời gian đào tạo từ 6 tháng đến một năm.
• Trình độ trung cấp chuyên nghiệp bao gồm y sỹ, dược sỹ trung cấp, điều dưỡng
trung cấp, hộ sinh trung cấp, kỹ thuật viên Xquang, kỹ thuật viên nha, kỹ thuật viên xét
nghiệm, kỹ thuật viên phục hồi chức năng và các loại nhân lực y tế khác. Trình độ trung
cấp chuyên nghiệp thường được đào tạo trong 2 năm.
• Trình độ cao đẳng được đào tạo 3 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học
phổ thông. Hiện nay, ở Việt Nam, đào tạo cao đẳng ngành y có các chuyên ngành: điều
dưỡng, hộ sinh, dược và kỹ thuật y học.
• Trình độ đại học đào tạo từ 4 năm đến 6 năm tùy theo chuyên ngành, đối với bác sĩ
thường là 6 năm.
• Đào tạo sau đại học gồm có bác sỹ chuyên khoa 1, bác sỹ chuyên khoa 2, thạc sỹ và
tiến sỹ. Bác sỹ chuyên khoa 1 và bác sỹ chuyên khoa 2 là những văn bằng do Bộ Y tế cấp
và được sử dụng riêng trong ngành y.
Hình 2.1 Hệ thống đào tạo nhân lực y tế Việt Nam
Bác sỹ chuyên khoa 2

Tiến sỹ

Bác sỹ chuyên khoa 1


Thạc sỹ

Dược
sỹ

Bác Bác sỹ Nha
sỹ

YHCT

sỹ

CN Điều

CN Kỹ thuật

CN. Y tế

dưỡng

Y học

công cộng

Cao đẳng điều dưỡng và
kỹ thuật y học
Dược

Y


Điều

Hộ

KTV

KTV

KTV

KTV

Các loại nhân

sỹ TH

sỹ

dưỡng

sinh

Xquang

Nha

XN

PHCN


lực y tế khác

Dược tá

Điều dưỡng
Nhân viên y tế thôn bản

Nguồn: Hội Điều dưỡng Việt Nam


7

Y sỹ là trình độ trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế, đây là
trình độ gần với cấp bậc đại học. Người học y sỹ có thể học tiếp tục để trở thành bác sỹ
theo hình thức chuyên tu, với thời gian 4 năm.
Trung cấp chuyên nghiệp là trình độ giáo dục nghề nghiệp. Trung cấp chuyên
nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học
cơ sở, từ một đến hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thơng 7.
2.1.2 Chức năng của người y sỹ
Trong các bệnh viện ở tuyến tỉnh, thành phố, y sỹ chỉ có chức năng giúp việc cho bác
sỹ theo y lệnh. Tuy nhiên, đối với các trạm y tế xã, phường, y sỹ có thể đảm nhận nhiều
chức năng. Theo chương trình khung đào tạo y sỹ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, y sỹ có
những chức năng như sau:
 Khám chữa bệnh ban đầu, thực hiện được việc thăm, khám và chữa một số bệnh,
chứng bệnh thông thường.
 Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở, chăm
sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.
 Chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở
tuyến y tế cơ sở.

 Tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia, phát hiện dịch bệnh
sớm, lập kế hoạch, triển khai thực hiện phịng bệnh và chống dịch.
 Truyền thơng giáo dục sức khỏe; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, vận động
cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở.
 Quản lý trạm y tế xã.
Người có bằng y sỹ có thể học chuyên tu để trở thành bác sỹ và những học vị cao
hơn trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế.

7

Quốc hội (2009), Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, Điều 32.


8

2.2 Cơ sở can thiệp của Nhà nước vào hoạt động đào tạo nhân lực y tế
Nhà nước được Nhân dân trao quyền để thay mặt Nhân dân quản lý xã hội. Khi cần
thiết, Nhà nước sử dụng nhiều biện pháp can thiệp nhằm giải quyết thất bại thị trường,
giảm bất bình đẳng trong xã hội hoặc điều chỉnh hành vi của con người. Theo lý thuyết
kinh tế học, hoạt động đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo nhân lực y tế nói riêng là
hàng hóa tư 8. Đây là một loại dịch vụ mang cả tính loại trừ và tính cạnh tranh. Tính loại
trừ của dịch vụ này thể hiện rõ nếu một người nào đó khơng hội đủ những điều kiện cần
thiết về kinh tế và năng lực thì sẽ khơng được thụ hưởng q trình đào tạo. Đào tạo mang
tính cạnh tranh vì khi một người này được vào học ở một trường nào đó thì sẽ làm mất cơ
hội của một người khác, do chỉ tiêu đào tạo hay nguồn ngân sách tài trợ cho giáo dục đào
tạo có giới hạn.
Tuy nhiên, Nhà nước có cơ sở để can thiệp vào hoạt động đào tạo. Đào tạo là hoạt
động mang lại lợi ích trong tương lai. Đào tạo sẽ làm tăng năng suất làm việc của con
người. Khi được đào tạo, người lao động sẽ có năng suất cao hơn, đóng góp nhiều hơn cho
xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, đào tạo nhân lực khơng chỉ là nhu cầu

của mỗi cá nhân mà còn là nhu cầu của toàn xã hội.
Đào tạo nhân lực y tế là hoạt động đào tạo chuyên môn cho đối tượng lao động trong
lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. Đây là một ngành nghề
đặc biệt vì nó tác động trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của con người. Để có được
những cán bộ y tế có thực tài và cái tâm trong sáng, hoạt động đào tạo phải đảm bảo được
tính nghiêm túc từ chất lượng đầu vào, quá trình dạy học và chất lượng đầu ra. Do đó, hoạt
động đào tạo nhân lực y tế cần được quản lý, can thiệp của Nhà nước.
Đào tạo cán bộ y tế tạo ra ngoại tác tích cực và ngoại tác này đem đến lợi ích lớn hơn
cho xã hội. Chất lượng cán bộ y tế cao là điều kiện tốt góp phần vào cơng tác chăm sóc,
nâng cao sức khỏe cho Nhân dân. Ngược lại, chất lượng tay nghề yếu kém là một trong
những nguyên nhân gây ra những sai sót trong y tế, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng
của bệnh nhân, tác động đến lợi ích của tồn xã hội.

8

Vũ Thành Tự Anh (2010).


9

Sự can thiệp của cơ quan Nhà nước vào hoạt động đào tạo cán bộ y tế còn tạo ra sự
công bằng cho các đối tượng người học trong xã hội. Trong lĩnh vực đào tạo cán bộ y tế,
thông thường, điểm tuyển rất cao, người được vào học thường là những học sinh ở thành
thị. Học sinh ở nông thơn, vùng đặc biệt khó khăn sẽ ít có cơ hội hơn được học ở các
trường y dược, trong khi ở những vùng này lại còn thiếu nhân lực y tế. Hơn nữa, chi phí
học tập ở khối ngành y dược lại cao hơn những ngành khác, nếu chỉ có các trường tư nhân
đào tạo thì nhiều học sinh sẽ khơng đủ chi phí trang trải cho việc học. Do đó, Nhà nước tài
trợ một phần kinh phí để đảm bảo cho các trường công trong hoạt động đào tạo, đồng thời
cũng đảm bảo quyền lợi của người học và sự phát triển hài hòa giữa các địa phương, các
vùng miền.

Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ đã quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế, trong đó có nội dung về đào tạo nhân lực y tế. Theo đó,
Bộ Y tế chịu trách nhiệm ban hành các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như
chuẩn năng lực chuyên môn đối với các ngành và chuyên ngành thuộc lĩnh vực đào tạo y
tế. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý ngành Y tế còn phải hướng dẫn và thực hiện các nội dung
trên, cũng như quản lý các cơ sở đào tạo theo thẩm quyền.
2.3 Chính sách đào tạo theo hình thức cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ
2.3.1 Nguồn gốc
Giáo dục là q trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi
dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã
hội, cũng như những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong đời sống 10.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, nghề y là một nghề được tuyển chọn và đào tạo
rất kỹ lưỡng do tính chất quan trọng của nghề này. Trước đây, nghề y được đào tạo bởi các
trường công lập và nhận được sự tài trợ rất lớn của Nhà nước. Để được tuyển chọn và học
tập ở trường y, người học phải trải qua sự cạnh tranh, sàng lọc hết sức cam go. Vì rào cản
này, những thí sinh ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, thí sinh người dân
tộc thiểu số thường khơng có điều kiện để học nghề y. Do đó, ở các vùng này, tình trạng
thiếu nhân lực cán bộ y tế đã gây khó khăn cho các địa phương trong cơng tác chăm sóc

10

Tự điển Tiếng Việt (2014).


10

sức khỏe cho Nhân dân, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế - xã hội ở địa
phương.
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu nguồn nhân lực y tế, cũng như tạo điều kiện cho
người dân ở các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu

số có được cơ hội học tập và phục vụ cho địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định về chế độ cử tuyển. Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã chấp thuận cho các địa phương đào tạo theo địa chỉ sử dụng, từng bước giải quyết
khó khăn do thiếu nguồn nhân lực y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho Nhân
dân. Những chính sách này ra đời với mục đích tạo ra sự cơng bằng trong xã hội giữa các
đối tượng người học khác nhau, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng phát triển và các vùng
còn kém phát triển.
2.3.2 Nội dung
Cử tuyển
Cử tuyển là việc tuyển sinh không qua thi tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp để
đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn và các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao
đẳng, trung cấp 11.
Điều 3, Nghị định số 134/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ
cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân. Theo đó, thực hiện chế độ cử tuyển phải bảo đảm các nguyên tắc đúng mục
đích, đối tượng, tiêu chuẩn, khách quan, cơng bằng, cơng khai, minh bạch. Ngoài ra, cơ
quan cử người đi học theo chế độ cử tuyển phải có trách nhiệm tiếp nhận, phân công công
tác cho người được cử đi học sau khi tốt nghiệp.
Đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển là công dân Việt Nam thường trú ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 5 năm liên tục trở lên, người dân tộc thiểu số
mà dân tộc đó chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ theo u cầu. Đối với cử tuyển, thí
sinh người dân tộc Kinh khơng được vượt quá 15% so với tổng số lượng cho phép.

11

Chính phủ (2006).


11


Để được hưởng chế độ cử tuyển, thí sinh phải đạt các tiêu chuẩn cơ bản sau: tốt
nghiệp từ trung học cơ sở trở lên đối với cử tuyển trình độ trung cấp, xếp loại hạnh kiểm
năm cuối cấp đạt loại khá trở lên, xếp loại học lực năm cuối cấp đạt trung bình trở lên đối
với người dân tộc thiểu số và loại khá trở lên đối với người dân tộc Kinh. Ngoài ra, độ tuổi
của người được cử tuyển không được quá 25 tuổi.
Người học theo chế độ cử tuyển có quyền được thơng tin đầy đủ, được cấp học bổng,
miễn học phí, được tiếp nhận và phân công công tác sau khi tốt nghiệp. Người học cũng có
nghĩa vụ cam kết và chấp hành sự phân cơng công tác sau khi tốt nghiệp cũng như chấp
hành các quy định của nơi đào tạo. Nếu không thực hiện đúng theo cam kết thì người học
phải bồi hồn tồn bộ chi phí trong q trình học tập.
Hình 2.2 Quy trình đào tạo cử tuyển

HĐCT tỉnh

UBND tỉnh
phân cơng

Thơng báo chỉ
tiêu tuyển sinh

HĐCT huyện,
thành phố

đào tạo và trả về

Trường Cao

thông báo, nhận
hồ sơ, xét duyệt


HĐCT tỉnh
xét, trình

văn bản cho phép

đẳng Y tế

UBND tỉnh

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Nghị định 134/2006/NĐ-CP
Dựa vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của địa phương, Ủy ban
Nhân dân tỉnh đề xuất chỉ tiêu cử tuyển lên Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ có liên quan
để xét. Sau khi chỉ tiêu được giao về, Ủy ban Nhân dân thành lập Hội đồng Cử tuyển
(HĐCT) để tiến hành quá trình tuyển sinh. Hội đồng này bao gồm 01 Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thường trực Hội đồng là đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo.
Hội đồng cịn có sự tham gia của Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Sở Nội vụ, Ban
Dân tộc, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính.
Quy trình cử tuyển được quy định rõ ràng. Trước tiên, Hội đồng Cử tuyển thông báo
đến Hội đồng Cử tuyển huyện, thành phố để thơng báo thí sinh ở vùng cử tuyển nộp hồ sơ.
Hội đồng Cử tuyển huyện, thành phố nhận hồ sơ, xét duyệt và trình Hội đồng Cử tuyển
tỉnh. Sau khi xem xét, Hội đồng cử tuyển tỉnh trình Ủy ban Nhân dân, có văn bản gửi cơ


12

sở đào tạo và cùng phối hợp giám sát quá trình đào tạo. Sau khi đào tạo xong, cơ sở đào
tạo sẽ trả hồ sơ người học về Ủy ban Nhân dân tỉnh để phân công nhiệm vụ.
Người học theo diện cử tuyển được miễn tồn bộ học phí trong thời gian theo học.
Ngồi ra, ngân sách Nhà nước cịn hỗ trợ tiền sách vở, học bổng…

Đào tạo theo địa chỉ
Đào tạo theo địa chỉ (đào tạo theo địa chỉ sử dụng) là hoạt động đào tạo theo hợp
đồng giữa nhà trường và đơn vị có nhu cầu sử dụng nhân lực, trong đó đơn vị có nhu cầu
sử dụng nhân lực phải cam kết sẽ tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp về làm việc tại đơn
vị 12.
Theo hướng dẫn tuyển sinh TCCN năm 2009 và hướng dẫn tuyển sinh đào tạo theo
địa chỉ sử dụng năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối tượng đào tạo theo địa chỉ là
những đối tượng thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc xét tuyển
đào tạo theo địa chỉ phải thực hiện đúng theo quy định tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Người học được hưởng những quyền lợi như các đối tượng khác, được phân công
công việc và phải cam kết làm việc tại địa chỉ đưa đi đào tạo.
Hiện nay, người học thuộc đối tượng đào tạo theo địa chỉ phải tự chi trả tiền học phí
như các đối tượng khác. Mặc dù đào tạo theo địa chỉ, nhưng vẫn nằm trong chỉ tiêu đào tạo
được tỉnh cho phép. Hàng năm, ngân sách của tỉnh đầu tư cho hoạt động giảng dạy dựa
trên chỉ tiêu được phê duyệt, bao gồm cả hình thức đào tạo theo địa chỉ. Như vậy, trong
thực tế, ngân sách Nhà nước tài trợ cho đối tượng được đào tạo theo địa chỉ giống như chi
cho các đối tượng người học khác.
2.4 Hoạt động quản lý Nhà nước tốt
Quản lý Nhà nước tốt dựa vào 4 trụ cột, đó là: trách nhiệm giải trình; tính cơng khai,
minh bạch; tính dự đốn được và sự tham gia 13. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết
với nhau, hỗ trợ qua lại với nhau, góp phần đạt được hiệu quả trong hoạt động quản lý .

12

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn tuyển sinh TCCN.

13

ADB (2003, tr.12).



13

Trách nhiệm giải trình là vấn đề then chốt. Trách nhiệm giải trình xác định được
trách nhiệm của ai, về cái gì, đối với ai. Trách nhiệm giải trình bao gồm hai yếu tố là khả
năng giải đáp và chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra. Khả năng giải đáp là khả năng yêu
cầu các công chức quản lý Nhà nước giải đáp những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực mình
quản lý. Họ cũng phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra, về kết quả sử dụng
quyền lực của mình như thế nào, sử dụng nguồn lực vào đâu, từ đó đã mang đến những kết
quả như thế nào.
Tính cơng khai, minh bạch là khả năng truy cập thơng tin đầy đủ với chi phí thấp.
Ngồi tính chất đầy đủ, thơng tin cần phải chính xác và dễ hiểu. Công khai, minh bạch là
điều kiện cần thiết để quản lý đạt hiệu quả tốt. Khi mọi việc đều được đưa ra ánh sáng sẽ
làm hạn chế những sai sót và ràng buộc được trách nhiệm đối với người quản lý.
Tính dự đốn được bắt nguồn từ những quy định pháp luật phải rõ ràng, hiệu quả và
đảm bảo công bằng xã hội. Khi pháp luật rõ ràng và được thực thi nghiêm minh thì có thể
dự đoán được hậu quả xảy ra. Những quy định pháp luật rõ ràng là điều kiện cần thiết như
tấm biển chỉ đường cho người dân có thể tuân theo để có những quyết định đúng đắn,
khơng đi sai đường.
Sự tham gia rất cần thiết để có sự quản lý tốt. Sự tham gia mang đến những thông tin
đáng tin cậy và thiết lập sự kiểm soát đối với hoạt động quản lý. Sự tham gia của những
người có liên quan bên trong bộ máy quản lý sẽ thiết lập được các chính sách đúng đắn. Sự
tham gia của các chủ thể bên ngoài và ý kiến phản hồi của người sử dụng dịch vụ công sẽ
cần thiết cho sự kiểm soát và nâng cao chất lượng của dịch vụ.


14

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO

NHÂN LỰC Y TẾ THEO HÌNH THỨC CỬ TUYỂN VÀ
ĐÀO TẠO THEO ĐỊA CHỈ TẠI CÀ MAU
3.1 Khái quát về cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tại Cà Mau
Là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long với địa hình bị chia cắt bởi
sơng ngịi, giao thơng đi lại còn hạn chế, dân cư sống rải rác theo dọc các tuyến sơng.
Trong tỉnh có một số dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Khmer, chiếm khoảng
3% dân số của tỉnh. Đa số đồng bào dân tộc thiểu số sống theo từng cụm ở các xã vùng
sâu, vùng xa của tỉnh.
Thực hiện Nghị định 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định về
chế độ cử tuyển và các văn bản có liên quan đến các chế độ học bổng, miễn, giảm học phí,
hỗ trợ chi phí học tập… Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã phối hợp với các sở, ban
ngành và các cơ sở đào tạo tổ chức xét cử tuyển, đào tạo và phân công công việc cho người
học sau khi tốt nghiệp. Từ năm 2006 đến năm 2011, tỉnh Cà Mau đã thực hiện cử tuyển ở
một số ngành với số lượng như sau:
Bảng 3.1 Số liệu cử tuyển từ năm 2006 đến năm 2011
Ngành

Năm


phạm

Y dược

Kỹ thuật

Kinh tế

Khoa


công

- TC -

học

nghệ

PL

XHNV
3

2006

3

6

3

3

2007

5

6

4


2008

5

28

2009

2

NT,

Tổng

TDTT
2

22

6

2

9

32

3


6

8

5

55

2

6

8

18

8

15

7

2011

20

5

10


67

17

31

15

lâm ngư

VH –

2

2010

Tổng:

Nông

35
3

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau

28

16

177



15

Chỉ tiêu cử tuyển ở khối ngành y dược luôn cao hơn những khối ngành khác do nhu
cầu của địa phương. Điều này cũng thể hiện rõ ở loại hình đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Ở
Cà Mau, đào tạo theo địa chỉ sử dụng tập trung ở khối ngành y dược. Hàng năm, theo nhu
cầu của đơn vị sử dụng, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã cho phép đơn vị sử dụng lao động hợp
đồng với cơ sở đào tạo để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sau khi đào tạo.
3.2 Thực trạng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp y theo hình thức cử tuyển và
đào tạo theo địa chỉ tại Cà Mau
3.2.1 Đào tạo cử tuyển trung cấp chuyên nghiệp y
Trong những năm qua, số lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp y theo hình thức cử
tuyển chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số lượng được đào tạo. Từ năm 2009 đến năm 2013
có tổng cộng 50 chỉ tiêu được thực hiện, trong số này, y sỹ có số lượng 32. Tỷ lệ thí sinh
người dân tộc Kinh chiếm khá cao, từ 40% trở lên, có năm lên đến 76%. Vẫn cịn tình
trạng cử tuyển những đối tượng có học lực yếu ở cấp học phổ thông.
Bảng 3.2 Số liệu đào tạo cử tuyển TCCN y từ năm 2009 đến năm 2013
Ngành

Tỷ lệ người

Y sỹ

Dược

Điều dưỡng

2009


4

4

2

7/10

3/10

2010

-

-

-

-

-

2011

2

2

1


2/5

2/5

2012

8

3

2

10/13

4/13

2013

11

2

2

9/15

1/15

Tổng cộng:


32

11

7

28/43

10/43

Năm

Kinh/ ts

HL yếu

Nguồn: Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
Theo số liệu nghiên cứu cắt ngang năm 2012, chỉ có 11/13 học sinh cử tuyển nhập
học, trong đó có 6 học sinh cử tuyển trong tổng số 304 học sinh ngành y sỹ nhập học (có 2
thí sinh cử tuyển ngành y sỹ không nhập học).


16

Điểm xét cử tuyển cao nhất là 7, thấp nhất là 4,8 trong khi đối với thí sinh tham gia
xét tuyển, điểm cao nhất là 8,48 và điểm thấp nhất là 4,2. Như vậy, các đối tượng xét cử
tuyển đã đảm bảo yêu cầu so với tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, nếu so mặt bằng
chung của điểm tuyển đầu vào thì điểm tuyển trung bình (6) hoặc trung vị (6,1) của đối
tượng cử tuyển vẫn thấp hơn so với xét tuyển (trung bình 6,35 và trung vị 6,3).
Qua một năm học tập, dựa vào điểm số, có thể so sánh kết quả học tập của đối tượng

cử tuyển so với xét tuyển. Điểm trung bình của học sinh cử tuyển đạt 5,7 trong khi ở đối
tượng xét tuyển là 6,06. Ở đối tượng cử tuyển, điểm trung bình phân bố hẹp hơn, chỉ dao
động từ 5,1 đến 6,3, trong khi ở đối tượng xét tuyển từ 3,2 đến 7,3.
Theo báo cáo từ Sở Giáo dục và Đào tạo, đối tượng cử tuyển sau khi tốt nghiệp đã
được phân công công việc theo đúng ngành nghề. Mặc dù vẫn có những khó khăn trong
việc bố trí cơng việc như: nhu cầu công việc ở địa phương không phù hợp với khả năng và
nguyện vọng của người lao động.
3.2.2 Đào tạo theo địa chỉ trung cấp chuyên nghiệp y
Hình 3.1 Quy trình đào tạo theo địa chỉ trung cấp chuyên nghiệp y tại Cà Mau
Thông báo

đăng ký hồ sơ,

chỉ tiêu tuyển

Sở Y tế

Người dự tuyển

cam kết

Sở Y tế
xét, trình

hợp đồng
đào tạo và

Trường Cao

trả về


đẳng Y tế
trả lời sau 15 ngày

văn bản cho phép

UBND tỉnh

trình

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sở Y tế, trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Đào tạo theo địa chỉ trung cấp chuyên nghiệp y tại Cà Mau chủ yếu tập trung ở đối
tượng y sỹ, dược sỹ và điều dưỡng. Trong đó, y sỹ thường chiếm tỷ lệ cao hơn hai ngành
còn lại. Điều này cũng dễ hiểu do nhu cầu sử dụng y sỹ cao hơn các ngành khác và cũng vì
người học y sỹ cịn có cơ hội học lên bác sỹ theo hình thức chuyên tu.


×