Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.02 KB, 93 trang )



NGUYỄN LÂM PHÚ

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
: 60340201

KINH TẾ

PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG

– 10/2014

Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

Số 21 - 03/2008


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AMC

: Công ty quản lý tài sản

BCBS

: Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng

Ctg


: Các tác giả

CRS

: Hệ thống báo cáo tín dụng

CIC

: Trung tâm Thông tin tín dụng

DATC

: Công ty quản lý tài sản tập trung

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

DIV

: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

GDP

: Tổng sản phẩm nội địa

HDB

: Ngân hàng Phát triển Hungary


INEF

: Chi phí hoạt động trên doanh thu hoạt động

IASB

: Chuẩn mực kế toán quốc tế

IMF

: Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IFRS

: Chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia

KAMCO

: Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc

LA.S

: Chuẩn mực kế toán quốc tế

NHTMNN

: Ngân hàng Thương mại Nhà nước

NHTMCP


: Ngân hàng Thương mại cổ phần

NHTM

: Ngân hàng thương mại


NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NPL

: Tỷ lệ nợ xấu

ROE

: Lợi nhuận trên vốn tự có

ROA

: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

TCTD

: Tổ chức Tín dụng

VAS

: Chuẩn mực kế toán Việt Nam


VAMC

: Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Các chỉ số kinh tế được lựa chọn, giai đoạn 2006-2013
Bảng 2.2: Tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu theo các số liệu khác nhau


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1

: Tốc độ tăng trưởng GDP

Hình 2.2

: Tốc độ tăng giá tiêu dùng

Hình 2.3

: Tỷ lệ VĐT toàn xã hội/GDP

Hình 2.4


: Chỉ số sản xuất công nghiệp

Hình 2.5

: Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Hình 2.6

: Tỷ lệ nợ xấu

Hình 2.7

: Tỷ trọng dư nợ khối NHTMNN

Hình 2.8

: Tỷ trọng nợ xấu khối NHTMNN


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
Nền kinh tế Việt Nam từ năm 2008 đến nay bắt đầu rơi vào suy thoái và khủng
hoảng, hoạt động tín dụng tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam gặp nhiều vấn đề về
rủi ro. Một trong số đó là kiểm soát chất lượng tín dụng. Những con số nợ xấu công
bố trên thị trường đều không phản ánh chính xác thực tế hoạt động của các TCTD.
Sau khi chính phủ, ngân hàng nhà nước bắt đầu có những biện pháp mạnh tay hơn
với các TCTD yếu kém, hiện thực dần sáng tỏ. Vậy đâu là nguyên nhân của nợ xấu
bùng phát trong giai đoạn hiện nay? Do quản lý yếu kém, do khủng hoảng kinh tế,

do sở hữu chéo hay do doanh nghiệp sử dụng dòng vốn không hiệu quả, đầu tư
ngoài ngành?
Nghiên cứu của Boudriga và các tác giả (2009) kết luận rằng, nợ xấu ngân
hàng không chi chịu tác động bởi các nhân tố bên trong hệ thống ngân hàng mà còn
chịu tác động của môi trường kinh doanh và môi trường thể chế. Theo nghiên cứu
của Louzis và và các tác giả (2011), nợ xấu chịu tác động mạnh bởi các biến kinh tế
vĩ mô đặc biệt là tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thất nghiệp,
lãi suất thực và nợ công. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các nhân tố quyết định
nợ xấu khác nhau phụ thuộc vào loại sản phẩm vay như vay tiêu dùng chịu tác động
mạnh của lãi suất thực, vay kinh doanh tác động bởi tốc độ tăng trưởng GDP thực,
trong khi vay thế chấp ít chịu tác động bởi biến vĩ mô.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn hiện tại, khi mà nợ xấu là vấn đề của Quốc gia,
điều quan tâm hiện tại của chính phủ, ngân hàng nhà nước là làm sao giải quyết
khối nợ xấu vốn được xem là “cục máu đông của nền kinh tế”. Nguyên nhân nợ xấu
ít được phân tích rõ mà thường được đổ lỗi cho khủng hoảng kinh tế. Luận văn này
sẽ phân tích sâu về nguyên nhân cốt lõi của nợ xấu, đánh giá kết quả thực hiện các
biện pháp hạn chế nợ xấu của NHTM nói riêng, NHNN nói chung qua đó góp ý các


biện pháp nhằm hạn chế nợ xấu trong giai đoạn hiện nay.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân đẫn đến nợ xấu trên thế giới. Theo
Geletta (2012), các nhân tố làm tăng nợ xấu bao gồm khả năng đánh giá khoản vay
kém, không giám sát được các khoản vay, văn hóa tín dụng kém phát triển, các điều
kiện và điều khoản để được cấp tín dụng dễ dàng, năng lực tổ chức yếu, cạnh tranh
không lành mạnh giữa các ngân hàng...Tuy nhiên nghiên cứu này về nợ xấu ở Việt
Nam rất ít. Điều này dẫn tới nghi vấn được đặt cho sự tác động này. Những nghi
vấn này sẽ được đề tài nghiên cứu quan tâm và làm rõ. Cụ thể, đề tài nghiên cứu sẽ
hướng vào việc trả lời cho câu hỏi: “Việc hạn chế nợ xấu của các NHTM trong
giai đoạn vừa qua phải chăng là kém hiệu quả và là nguyên nhân chính gây ra

nợ xấu của các NHTM?”
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Với những vấn đề gặp phải như đã trình bày ở trên, bài nghiên cứu mong
muốn đạt được các mục tiêu sau:
• Xác định được nguyên nhân chính làm phát sinh nợ xấu chủ yếu là do tác

động của khủng hoảng kinh tế hay do việc hạn chế nợ xấu của các NHTM
kém hiệu quả.
• Đề xuất một số giải pháp cho công tác hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt

Nam.
4. Đối tượng — Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn sẽ nhắm đến đối tượng chủ yếu là các chính sách hạn chế nợ xấu của
các NHTM và kết quả tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này.
5. Phưong pháp nghiên cứu:
Dựa trên số liệu thực tế về Tống dư nợ tín dụng - Tỷ lệ nợ xấu phát sinh năm


2008-2013, các chính sách hạn chế nợ xấu để có được sự so sánh, tìm ra nguyên
nhân và đề xuất giải pháp.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích so sánh, đánh giá thực tế trên tư
liệu, số liệu thực tế sẽ giải quyết các câu hỏi: các biện pháp hạn chế nợ xấu dự kiến
giúp tỷ lệ nợ xấu - chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng tốt lên như thế nào? Phân
tích được những đặc điểm phù hợp của mô hình đối với cơ chế tín dụng tại Việt
Nam cũng như những hạn chế cần khắc phục để tối ưu hơn nữa mô hình phê duyệt
mới này.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đo lường tác động của các chính sách
hạn chế nợ xấu trong hệ thống NHTM đến nợ xấu. Chính vì vậy, nghiên cứu sẽ có
một số đóng góp như sau:

• Thứ nhất, nghiên cứu giúp các nhà hoạch định chính sách thấy rõ hơn về các

chính sách hạn chế nợ xấu tác động đến nợ xấu từ đó có cái nhìn và bước đi
đúng đắn trong việc điều hành các chính sách kinh tế nhằm đánh giá đúng
bản chất nợ xấu.
• Thứ hai, nghiên cứu giúp những nhà quản lý ngân hàng điều hành hoạt động

và thiết lập các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế nợ xấu một cách
hiệu quả nhằm giảm thiểu nợ xấu, nâng cao khả năng sinh lợi cho ngân hàng
trong tương lai.
• Cuối cùng, đề tài nghiên cứu là bước đệm khuyến khích các nhà nghiên cứu

quan tâm hơn đến lĩnh vực nghiên cứu về nợ xấu hệ thống ngân hàng. Đây là
lĩnh vực mang tính thời sự và cần thiết trong giai đoạn hiện nay của nền kinh
tế.


KẾT LUẬN

Luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu là xác định được nguyên nhân cốt
lõi nợ xấu cùng với việc đánh giá tính hiệu quả của việc hạn chế nợ xấu ở Việt
Nam. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính là thống kê và so sánh luận văn
đã xác định được tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng là nguyên nhân khách quan làm phát sinh nợ xấu tại Việt Nam. Tuy nhiên,
việc để nợ xấu tăng mạnh và trở thành một vấn đề nan giải của quốc gia còn do
các nguyên nhân chủ quan đến từ việc hạn chế nợ xấu kém hiệu quả của các
NHTM nói riêng và cả các cơ quan điều hành (Chính phủ, NHN N) nói
chung.
Tuy nhiên luận văn cũng tồn tại những giới hạn nghiên cứu như: tính trung
thực trong các báo cáo tài chỉnh, báo cáo thường niên của các ngân hàng. Những sai

lệch trong báo cáo xuất phát từ nguyên nhân thông tin không minh bạch từ hệ thống
kế toán tài chính cũng như chất lượng kiểm toán, điều này có thể gây ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả nghiên cứu trong luận văn, nhưng đây là rủi ro nằm ngoài tầm
kiểm soát của luận văn.
Từ những giới hạn trong nghiên cứu luận văn đưa ra hướng nghiên cứu tiếp
theo. Những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến nợ xấu là việc đề ra các biện pháp
nhằm hạn chế nợ xáu song song với việc xử lý nợ xấu tránh tình trạng các khoản nợ
xấu hiện hữu chưa được xử lý xong đã phát sinh nợ xấu mới.
Cuối cùng luận văn đưa ra những giải pháp cho Chính phủ, NHNN Việt Nạm,
các nhà quản lý ngân hảng nhằm xây dựng hệ thống tài chính ổn định, hoạt động
hiệu quả, giải quyết tốt vấn đề nợ xấu trong ngân hàng; thị trường tài chính đảm bảo
kinh tế phát triển bền vững, an sinh xã hội được bảo đảm.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “ Giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống Ngân hàng
Thương mại Việt Nam” này là bài nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong luận
văn là trung thực, chính xác và được thu thập từ những nguồn chính thống và đáng
tin cậy.
Không có nghiên cứu nào sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn theo
đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học và cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2014

NGUYỄN LÂM PHÚ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.


Danh mục tài liệu Tiếng Anh

1. Ahmad, A.S., Takeda, c. and Thomas, s, 1999. Bank loan loss LLRisions: a

reexamination of capital management, earnings management and signaling effects.
Journal of Accounting and Economics, 28.
2. Berger, A., DeYoung, R., 1997. Problem loans and cost efficiency in

commercial banks. Journal of Banking and Finance, 2.
3. Bessis, 2002. Risk management in banking. Library of Congress

Cataloguing-in- Publication Data.
4. Boudriga, A. et al, 2009. Bank Specific, Business and Institutional

Environment Determinants of Nonperforming Loans - Evidence from MENA
Countries. Working paper
5. Boudriga, A. et al, 2009. Banking supervision and nonperforming loans –

a cross-country analysis. Journal of Banking and Finance.
6. Caprio G, Atiyas I and Hanson J A, 1994. Financial reform:

theory

and experience, Cambridge: Cambridge U P.
7. Carey, M., 1998. Credit risk in private debt portfolios. Journal of Finance,

53.
8. Dong, H, 2004. The Role of KAMCO in resolving nonperforming loans in


the Repulic of Korea. IMF working paper
9. Eng, L. and s. Nabar, 2007. Loan Loss LLRisions by banks in Hongkong,

Malaysia and Singapore. Journal of International Financial Management and
Accounting, 18.
10.

Garcia-Marco, T. and Robles-Femandez, M.D, 2007. Risk-taking


behavior and ownership in the banking industry: the Spanish evidence .
Journal of Economics and Business.
11.

Geletta,W.,N, 2012. Determinants of Non Performing Loans The case

of Ethiopian Banks. A research report Submitted to the Graduate School of
Business Leadership University of South Africa.
12.

George G and Kaufman, 2004. Macroeconomic stability, Bank

soundness, and Design Optimum Regulatory Structures. Multinational
Finance Journal.
13.

Godlewski, C.J, 2004. Bank capital and credit risk taking in emerging

market economies. Journal of Banking Regulation.
14.


Hu, J., Yang, Li., Yung-Ho, C., 2004. Ownership and non-performing

loans: evidence from Taiwan’s banks. Developing Economies.
15.

Jimenez G and Saurina J, 2005. Credit cycles, credit risk, and

prudential regulation. Banco de Espana
16.

Jimenez G and Saurina J, 2006. Credit cycles, credit risk and

prudential regulation. International Journal of Central Banking, 2.
17.

Khemraj, T. and Pasha, S, 2009. The determinants of non-performing

loans - an econometric case study of Guyana.
18.

Koehn, M. and Santomero, A, 1980. Regulation of bank capital and

portfolio risk, Journal of Finance.
19.

Louzis,D.,P.

et


al,

2011.

Macroeconomic

and

bank-specific

determinants of non-performing loans in Greece: A comparative study of
mortgage, business and consumer loan portfolios. Journal of Banking and
Finance.
20.

Nir Klein, 2013. Non_performing loans in CESEE determinants and


impact on macroeconomic performanc. Working paper.
21.

Patersson, Jessica & Isac Wadman, 2004. Non- Performing Loans-The

markets of Italy and Sweden, Uppsala University thesis, Department of
Business Studies.
22.

Podpiera, J., Weill, L., 2008. Bad luck or bad management? Emerging

banking market experience. Journal of Financial Stability 4.

23.

Rajan, R., Dhal, s., 2003. Non-performing loans and terms of credit of

public sector banks in India: an empirical assessment. Reserve Bank of
India Occasional 24.
24.

Rinaldi,

L.,

Sanchis-Arellano,

A.,

2006.

Household

Debt

Sustainability: What Explains Household Non-performing Loans? An
Empirical Analysis. ECB. Working Paper.
25.

Salas, V., Saurina, J., 2002. Credit risk in two institutional regimes:

Spanish commercial and savings banks. Journal of Financial Services. 22.
26.


Sinkey, J.F. and Greenawalt, M.B, 1991. Loan loss experience and

risk-taking behaviour at large commercial banks. Journal of Financial
Services Research
27.

Quagliarello, M., 2007. Banks’ riskiness over the business cycle: a

panel analysis on Italian intermediaries. Applied Financial Economics.
II.

Danh mục tài liệu Tiếng Việt

1. Đào Văn Hùng; Nguyễn Thạc Hoát và nhóm nghiên cứu Học viện Chính

sách và Phát triển-Bộ KH&ĐT. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
với mục tiêu phát triển bền vững.
2. Ngân hàng thế giới. Báo cáo đánh giá Khu vực tài chính Việt Nam tháng

06 năm 2014.


3. Ngân hàng nhà nước, 2005. Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà

nước số 493/2005/QĐ-NHNH ngày 22 thảng 4 năm 2005, Ban hành Quy
định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
4. Ngân hàng nhà nước, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN Việt Nam


ngày 25 tháng 4 năm 2007 về việc sửa đổi, bồ sung một số điều của quy định
về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN Việt Nam.
5. Ngân hàng nhà nước, 2010. Thông tư 13/2010/TT-NHNN VIỆT NÁM ngày

20 tháng 5 năm 2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động
của to chức tín dụng.
6. Ngân hàng Nhà nước, 2012. Báo cáo 104/BC-NHNN việt nam ngày

15/8/2012 bảo cáo giải trình chất vấn tại phiên họp thứ 10 của UBTV Quốc
Hội.
7. Nguyễn Như Ý và các tác giả, 2009. Kinh tế vĩ mô. Nhà xuất bản thống

kê.
8. Tô Ngọc Hưng. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những

bài học cho Việt Nam.
9. Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Nhà

xuất bản lao động Hà Nội 2011.


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM
1.1. Rủi ro tín dụng của NHTM:
1.1.1

Khái niệm:


Theo Bank for International Settlements (BIS), rủi ro tín dụng được định nghĩa
là rủi ro mà người vay không thể thực hiện theo nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là tối đa hóa lợi nhuận đã được điều chỉnh rủi
ro bằng việc duy trì các tham số rủi ro tín dụng trong mức chấp nhận được. Ngân
hàng cần quản lý rủi ro tín dụng trên tổng thể toàn bộ các khoản cấp tín dụng cũng
như quản lý rủi ro của từng khoản cấp tín dụng riêng lẻ. Hiệu quả của việc quản lý
rủi ro tín dụng là một nhân tố quan trọng của cách tiếp cận hiệu quả và sự cần thiết
dẫn đến thành công trong dài hạn của bất cứ TCTD nào.
Tại điều 2, Chương I, quyết định 493/2007/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 quy
định “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng
xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam
kết”.
Theo Dự thảo Thông tư quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động
ngân hàng, Tại điều 2, Chương I quy định “Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được
cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng
thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
1.1.2

Định nghĩa nợ xấu:

Các định nghĩa về nợ xấu theo chuẩn quốc tế:
Nợ xấu thường được nhắc đến với các thuật ngữ “bad debt”, “non-performing
loan” (NPL), “doubtful debt”, thông thường nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới
chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn
của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi khách hàng vay đã tuyên bố phá sản hoặc đã


2


tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại khá nhiều khái niệm nợ xấu khác
nhau. Có thể nhắc tới một số khái niệm nợ xấu như sau:
Khái niệm của nhóm chuyên gia tư vấn Advisory Expert Group (AEG):
Nhóm chuyên gia tư vấn AEG của Liên Hợp Quốc cho rằng định nghĩa về nợ
xấu không nên mang tính chất mô tả mà chỉ nên được sử dụng như hướng dẫn cho
các ngân hàng. AEG thống nhất định nghĩa như sau: “Một khoản nợ được coi là nợ
xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90
ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các
khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi
ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Nói cách khác, nợ xấu
được xác định trên 2 yếu tố: quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ bị nghi ngờ.
1.1.2.1 Khái niệm nợ xấu của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS):
BCBS không đưa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên, trong các hướng
dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác
định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả
hai điều kiện sau xảy ra: ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy
đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi; người vay đã quá
hạn trả nợ quá 90 ngày. Dựa trên hướng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các
khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ.
BCBS cũng đề cập tới các khoản vay bị giảm giá trị sẽ xảy ra khi khả năng thu
hồi các khoản thanh toán từ khoản vay là không thể. Giá trị tổn thất sẽ được ghi
nhận bằng cách giảm trừ giá trị khoản vay thông qua một khoản dự phòng và sẽ
được phản ánh trên báo cáo thu nhập của ngân hàng. Như vậy lãi suất của các khoản
vay này sẽ không được cộng dồn và sẽ chỉ xuất hiện dưới dạng tiền mặt thực tế
nhận được.
1.1.2.2 Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS):


3


Chuẩn mực Kế toán quốc tế về ngân hàng thường đề cập các khoản nợ bị giảm
giá trị (Impaired) thay vì sử dụng thuật ngữ nợ xấu (nonperforming). Chuẩn mực kế
toán IAS 39 được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005
chỉ ra rằng cần có bằng chứng khách quan để xếp một khoản vay có dấu hiệu bị
giảm giá trị. Trong trường hợp nợ bị giảm giá trị thì tài sản được ghi nhận sẽ bị
giảm xuống do những tổn thất do chất lượng nợ xấu gây ra.
Về cơ bản IAS39 chú trọng tới khả năng hoàn trả củakhoản vay bất luận thời
gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp đánh giá khả năng
trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai chiết
khấu hoặc xếp hạng khoản vay của khách hàng. Hệ thống này được coi là chính xác
về mặt lý thuyết, nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nó vẫn
đang được Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế chỉnh sửa lại trong IFRS 9.
1.1.2.3 Khái niệm nợ xấu của Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF):
Trong Hướng dẫn tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia
(IFRS), IMF đưa ra định nghĩa về nợ xấu như sau: “Một khoản vay được coi là nợ
xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã
quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa
thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy
những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người
vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, khoản hoặc bất cứ
khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm
phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản
vay thay thế.
1.1.2.4 Khái niệm nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 21/01/2013, được
sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 thì nợ xấu
được định nghĩa là là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới chuẩn),
nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).



4

* Nhận xét:
Như vậy, trừ các trường hợp khác, trường hợp phổ biến của nợ xấu được xét
đến là có thời gian quá hạn từ 91 ngày trở lên.
Từ những định nghĩa trên có thấy được sự tương đồng trong cách nhận thức
về nợ xấu giữa các định chế tài chính trên thế giới. Theo đó, một khoản nợ được coi
là nợ xấu nó xuất hiện 1 hoặc cả 2 dấu hiệu sau: Quá hạn trả nợ gốc và lãi; khi
khách hàng vay vốn bị tổ chức tín dụng (TCTD) hoặc ngân hàng coi là không có
khả năng trả nợ. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định
không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của
chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay,
thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm
ăn thua lỗ hoặc phá sản.... Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước
những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu
ở kì trước.
Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của các TCTD,
từ đó có thể thấy được sức khỏe tài chính, kỹ năng quản trị rủi ro... của TCTD đó.
Nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến TCTD bị thua lỗ và giảm lòng tin của người gửi
tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của TCTD. Tình trạng này kéo dài sẽ làm
TCTD bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống
tài chính nói riêng. Chính vì vậy, việc nhận diện nợ xấu và xử lý nợ xấu là một
trong những vấn đề quan trọng trong tái cấu trúc hệ thống tài chính.
1.1.3

Các nhân tố tác động đến nợ xấu:

Rủi ro hoạt động tín dụng nói chung và nợ xấu nói riêng là điều không tránh
khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng. Vì vậy người

ta không thể xóa sạch nợ xấu mà chỉ có thể hạn chế rủi ro đó xảy ra bằng cách đưa
ra biện pháp quản lý rủi ro tín dụng ở mức tối ưu. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý
nợ xấu có thể tựu trung lại trong các nhóm nhân tố sau:
1.1.3.1 Nhân tố chủ quan:


5

*/ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ luôn là nhân tố quan trọng trong
hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, đối với hoạt động tín dụng thì nhân tố con người lại
càng quan trọng.
Đội ngũ cán bộ có ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các biện pháp quản lý rủi
ro tín dụng, từ đó tránh làm phát sinh đáng kể nợ xấu. Những cán bộ tư cách đạo
đức tốt, trình độ giỏi sẽ là một ”mắt xích” quan trọng của quy trình quản lý rủi ro.
Ngược lại, những cán bộ ngân hàng không có đủ trình độ, không am hiểu về ngành
kinh doanh mà mình đang tài trợ sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng. Hoặc nếu cán bộ đó suy
giảm phẩm chất đạo đức thì cũng sẵn sàng gây tổn hại cho chính ngân hàng mình
bằng việc thoả hiệp với khách hàng khi cấp tín dụng.
Chính vì vậy, tuyển chọn và bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ tốt cũng chính là
một biện pháp để quản lý rủi ro tín dụng, giảm thiểu nợ xấu.
*/ Công tác kiểm tra nội bộ của ngân hàng.
Bộ phận kiểm tra nội bộ của ngân hàng là bộ phận giám sát tín dụng độc lập,
kiểm tra sự tuân thủ quy trình, quy chế tín dụng trước, trong và sau khi cho vay.
Công tác kiểm tra nội bộ của ngân hàng khi được duy trì thường xuyên cùng với
công việc kinh doanh của ngân hàng thì có thể phát hiện nhanh chóng, kịp thời các
vấn đề khi vừa phát sinh. Kiểm tra nội bộ được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe
tín dụng, tín dụng càng phát triển mạnh thì công tác kiểm tra nội bộ càng phải được
siết chặt nhằm đảm bảo công tác tín dụng đang được thực hiện an toàn.
*/ Hệ thống thông tin báo cáo.

Với mục đích triển khai các thông lệ tiên tiến nhất, cần xây dựng và triển khai
một hệ thống tích hợp thông tin hiện đại. Hệ thống này phải có khả năng nhập và
hợp nhất dữ liệu trên toàn bộ ngân hàng để phục vụ mọi nhu cầu về thông tin và báo
cáo của ngân hàng.
Hệ thống thông tin phải thu thập được thông tin về khách hàng mà ngân hàng


6

chịu rủi ro, cơ sở dữ liệu cho từng sản phẩm ngân hàng và có khả năng đối chiếu,
liên kết Khả năng đối chiếu và liên kết các nguồn dữ liệu nhằm phân tách, tổng hợp
dữ liệu phục vụ các yêu cầu khác nhau trong đó có quản lý rủi ro tín dụng. Đồng
thời, hệ thống thông tin phải tạo các thông tin và báo cáo được chuẩn hoá để phục
vụ cho các mục đích cụ thể cũng như cho phép xử lý dữ liệu cho phù hợp với mục
đích và yêu cầu quản lý.
Các thông tin cần phải xuất phát từ hệ thống cốt lõi của ngân hàng, lấy từ dữ
liệu đã được kiểm tra tính xác thực khi nhập vào hệ thống và có thể dễ dàng được
đối chiếu trên các sổ. Thông tin là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý rủi
ro tín dụng và ra các quyết định của lãnh đạo nên chất lượng hệ thống thông tin báo
cáo có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý rủi ro tín dụng.
1.1.3.2 Nhân tố khách quan:
*/ Nhân tố từ phía khách hàng
Một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng là khách hàng nên
những nhân tố liên quan đến khách hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến các biện pháp quản
lý rủi ro tín dụng. Các nhân tố cơ bản từ phía khách hàng có ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng của ngân hàng là:
- Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng: những sản phẩm của doanh
nghiệp không được thị trường chấp nhận do những yếu tố giá cả, chất lượng, mẫu mã
sản phẩm gây khó khăn cho doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ sản phẩm có thể dẫn đến
thiếu vốn, giảm sút khả năng thanh toán với ngân hàng.

- Trình độ sản xuất kinh doanh của khách hàng: khách hàng thiếu kiến thức
trong lĩnh vực kinh doanh, yếu kém trong quản lý, thiếu nhạy bén với sự thay đổi
của thị trường, không nắm bắt được quy luật cung cầu nên đã đầu tư sản xuất những
mặt hàng không phù hợp dẫn đến thua lỗ và không thể trả nợ đúng hạn cho ngân
hàng.


7

- Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng: đây là yếu tố khó lường nhất và khó khăn
nhất đối với ngân hàng trong việc quản lý rủi ro tín dụng do khách hàng có thể cung
cấp sai những thông tin về năng lực tài chính, tài sản thế chấp, các mối quan hệ để
lừa đảo ngân hàng.
*/ Nhân tố từ phía môi trường kinh tế - xã hội
Ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều
nhất của môi trường kinh tế xã hội nên chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố này. Các
yếu tố có thể kể đến như lạm phát, suy thoái, biến động tỷ giá,… Những yếu tố này
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, của
khách hàng và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng, từ đó ảnh
hưởng đến khả năng hoàn trả nợ ngân hàng.
*/ Nhân tố từ phía môi trường pháp lý
Hoạt động ngân hàng là hoạt động đòi hỏi một môi trường pháp lý hoàn thiện
bởi đây là hoạt động liên quan đến tiền tệ, chứa đựng nhiều phức tạp và rủi ro. Vì
vậy, việc xây dựng môi trường pháp lý đầy đủ để làm hành lang an toàn cho hoạt
động ngân hàng là việc làm rất quan trọng.
Nhân tố từ phía môi trường pháp lý có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả quản
lý rủi ro tín dụng thông qua việc ảnh hưởng tới hoạt động của các chủ thể trong nền
kinh tế: cá nhân, các doanh nghiệp và ngân hàng và ảnh hưởng đến công tác quản lý
rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng sẽ góp

phần giúp nhà lãnh đạo đề ra những chính sách đúng đắn. Tuy nhiên, không thể có
một câu trả lời chung cho tất cả các ngân hàng vì thực trạng mỗi ngân hàng là khác
nhau. Vì vậy, trước tiên, nhà lãnh đạo cần nắm vững thực trạng quản lý rủi ro của
ngân hàng mình để đưa ra chính sách quản lý rủi ro tín dụng phù hợp.
1.1.4

Tác hại của nợ xấu đối với hoạt động của NHTM:

- Nợ xấu làm giảm uy tín của ngân hàng.


8

Một khi một ngân hàng có mức độ rủi ro của các tài sản có là cao thì ngân hàng
đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thị trường. Ngân hàng mà ngân
hàng đó có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng
không tốt và gây ra nhiều vụ thất thoát lớn sẽ không tạo được niềm tin với khách hàng
gửi tiền. Thông tin về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao thường được báo chí
nêu lên và lan truyền trong dân chúng, điều này sẽ khiến cho việc huy động vốn của
ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc giảm uy tín còn ảnh hưởng đến
khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó, càng làm cho hoạt động của ngân hàng gặp
nhiều khó khăn hơn.
- Nợ xấu làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng.
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay, nếu các khoản
tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi đó các
khoản tiền gửi vẫn phải thanh toán đúng hạn. Việc không dự đoán được dòng tiền sẽ
làm ngân hàng mất chủ động trong thanh toán và làm giảm uy tín với khách hàng.
Việc mất khả năng thanh toán có thể gây hiệu ứng rút tiền hàng loạt làm ảnh hưởng
nghiêm trọng tới hoạt động ngân hàng.
- Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi. Ảnh hưởng
trước mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòng
quay vốn của ngân hàng. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không
thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ... Các chi
phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi
vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế ngân hàng rất khó có khả
năng thu hồi đầy đủ được chúng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các
khoản tiền huy động được trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu
được lãi cũng như không chuyển được thành tiền để cho người khác vay và thu lãi.
Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút.
- Nợ xấu có thể làm phá sản ngân hàng.


9

Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp khó khăn trong việc hoàn trả, nhất
là những món vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của chính
ngân hàng. Ngân hàng nếu không chuẩn bị kịp thời cho những tình huống như vậy,
thậm chí dù có cũng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền quá lớn, sẽ nhanh
chóng mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng.
1.2

Hạn chế nợ xấu tại các NHTM:

1.2.1.

Khái niệm:

Hạn chế nợ xấu là quá trình sử dụng các công cụ, biện pháp trước, trong và
sau quá trình cấp tín dụng nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất việc phát sinh nợ

xấu.
Xử lý nợ xấulà những hoạt động của ngân hàng được triển khai khi nợ xấu đã
phát sinh nhằm giảm thiểu những tổn thất do nợ xấu gây ra bằng các công cụ phổ
biến như: đòi nợ; tái cấu trúc các khoản nợ; bán nợ; phong tỏa tài sản của người
vay, thanh lý tài sản thế chấp; gán nợ, xiết nợ; yêu cầu bồi thường từ những người
có trách nhiệm liên đới; sử dụng quỹ dự phòng tài chính hoặc xử lý từ dự phòng rủi
ro tín dụng và các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng khác.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá về nợ xấu:
Các chỉ tiêu cơ bản để đo lường mức độ hạn chế nợ xấu cũng như rủi ro tín
dụng của ngân hàng như sau:
*/ Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
- Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được một phần hoặc toàn
bộ gốc, lãi khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

Dư nợ quá hạn
+ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ =

-----------------Tổng dư nợ

x 100%


10

*/ Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:
+ Nợ xấu là khoản nợ được đánh giá thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quy định tại
thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 21/01/2013, được sửa đổi bổ
sung bởi Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014.
Dư nợ xấu
+ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ =


------------------

x 100%

Tổng dư nợ
*/ Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu:
Dư nợ xấu
+ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ =

-----------------

x 100%

Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chịu đựng của nguồn vốn chủ sở hữu của ngân
hàng trước số nợ xấu phát sinh có khả năng xảy ra rủi ro.
*/ Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề): là các khoản nợ nhóm 2 theo quy định
tại Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 21/01/2013, được
sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014. Đây là những
khoản nợ chưa thuộc nhóm nợ xấu, tuy nhiên, ngân hàng có đủ cơ sở để đánh giá là
khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Những khoản nợ thuộc nhóm này có khả
năng chuyển thành nợ xấu cao.
1.2.3. Các nguyên tắc chung của ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel
trong quản lý hạn chế nợ xấu:
Hiệp định Basel II ra đời thay thế cho Hiệp định vốn ngân hàng quốc tế (Basel
I) được thực hiện từ năm 1988 (thường được biết đến với tỷ số Cook) do Ủy ban
Giám sát ngân hàng Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực
chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả



11

và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín
dụng của hiệp định bao gồm:
*/ Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:
- Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét Chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ,
xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả năng
sinh lời.
- Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng. Xây dựng các chính
sách tín dụng. Xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ
danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm
và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ
các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.
*/ Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:
- Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về
người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán, điều khoản và điều kiện
cấp tín dụng.
- Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho: từng khách hàng
riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và ngoài bảng
cân đối kế toán nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng
nội bộ đối với các khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
- Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các
khoản tín dụng mới, sửa đổi tín dụng, gia hạn các khoản tín dụng hiện có với sự
tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng, bộ phận phê duyệt tín
dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời, cần phát
triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa
ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín
dụng.



×