Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Phân tích tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.78 KB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----------

HUỲNH NHƯ NGỌC

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN HOÀNG NGÂN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Phân tích tác động của sự cạnh tranh đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt
Nam” do chính tôi nghiên cứu và thực hiện.
Các số liệu và thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và
các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên
cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách
nhiệm trước Hội đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014
Tác giả luận văn




MỤC LỤC
Trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................................7
1.1 Tổng quan về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ..........................................7
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh..............................................................................7
1.1.2 Phân loại cạnh tranh ....................................................................................8
1.1.3 Các phương pháp đo lường cạnh tranh .....................................................10
1.1.3.1 Phương pháp truyền thống ................................................................10
1.1.3.2 Phương pháp mới ..............................................................................10
1.1.3.2.1 Phương pháp của Bresnahan (1982) và Lau (1982) ......................10
1.1.3.2.2 Phương pháp của Panzar và Rosse (1987) .....................................11
1.1.3.2.3 Chỉ số Lerner .................................................................................11
1.2 Tổng quan về hiệu hoạt động trong nền kinh tế thị trường .................................22
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động ..............................................................22
1.2.2 Phân loại hiệu quả hoạt động ....................................................................22


1.2.3 Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động........................................23
1.3 Cạnh tranh và hiệu quả trong hoat động kinh doanh của các ngân hàng thương

mại .............................................................................................................................22
1.3.1 Khái niệm và chức năng ngân hàng thương mại .......................................22
1.3.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ......................................................22
1.3.1.2 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần ........................................23
1.3.1.3 Chức năng ngân hàng thương mại .....................................................24
1.3.2 Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả trong hoat động kinh doanh
ngành ngân hàng trên thế giới và Việt Nam .......................................................26
Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT
TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................31
2.1 Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam .........31
2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam .....................................................................................................31
2.1.2 Tổng quan các ngân hàng thương mại cổ phẩn niêm yết tại Việt Nam ....33
2.2 Thực trạng cạnh tranh hiện nay của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết
tại Việt Nam ..............................................................................................................38
2.2.1 Đánh giá tình hình cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.........31
2.2.2 Đo lường mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần đang
niêm yết ..............................................................................................................40
2.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết
tại Việt Nam ..............................................................................................................44
2.3.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam .................44


2.3.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần đang
niêm yết bằng mô hình DEA ..............................................................................47
2.3.2.1 Chỉ định mô hình DEA ......................................................................47
2.3.2.2 Kết quả ước lượng ..............................................................................49
2.4 Thực trạng tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam ..............................................................53

2.4.1 Đánh giá tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của ngành ngân
hàng Việt Nam....................................................................................................53
2.4.2 Đo lường tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại cổ phần đang niêm yết ...........................................................57
Chương 3: GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN CẠNH TRANH NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ....................................................................................61
3.1 Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam ........................................61
3.1.1 Mục tiêu phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và định hướng đến
năm 2020 ............................................................................................................61
3.1.2 Mục tiêu phát triển các tổ chức tín dụng Việt Nam và định hướng chiến
lược đến năm 2020 .............................................................................................62
3.1.2.1 Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng ....................63
3.1.2.2 Định hướng phát triển công nghệ và hệ thống thanh toán ngân
hàng….64
3.1.3 Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân
hàng…64
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt
Nam trong thời gian tới .............................................................................................65


3.2.1 Giải pháp giữ vững và gia tăng thị phần ...................................................65
3.2.2 Giải pháp đa dạng hóa và khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ.......................67
3.2.3 Hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến .....................68
3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................69
3.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro ...............70
3.3 Kiến nghị về việc hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam đối với Chính phủ và ngân hàng nhà nước ......72
KẾT LUẬN ...............................................................................................................78

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

-

ACB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

-

CSTT

: Chính sách tiền tệ

-

CTG

: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

-

EIB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam


-

HNX

: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

-

HOSE

: Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM

-

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

-

NHTM

: Ngân hàng thương mại

-

MBB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội


-

SHB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội

-

STB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

-

TCTD

: Tổ chức tín dụng

-

VAMC

: Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng

-

VCB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng các ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 1991-6 tháng đầu 2014.. 35
Bảng 2.2: Thống kê chỉ số Lerner của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ..........41
Bảng 2.3: ROA, ROE của ngàng ngân hàng ở một số quốc gia trong khu vực Châu
Á giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011 ...................................................................44
Bảng 2.4: Kết quả tính toán hiệu quả bằng phần mềm DEA - CRS .........................49
Bảng 2.5: Hiệu quả hoạt động tính toán theo DEA-VRS .........................................50
Bảng 2.6: Số lượng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu hoạt động dưới điều kiện hiệu
suất giảm, tăng và không đổi theo quy mô ...............................................................53
Bảng 2.7: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả ..................58


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Độ đo hiệu quả kỹ thuật ............................................................................22
Hình 2.1: Chỉ số Lerner và chỉ số Boone của Việt Nam giai đoạn 1998-2011 ........39
Hình 2.2: Chỉ báo về mức độ tập trung của 5 ngân hàng lớn nhất và mức độ tập
trung của toàn ngành ngân hàng giai đoạn 1998 - 2011 ...........................................40
Hình 2.3: Chỉ số Lerner của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ..........................44
Hình 2.4: Chỉ số ROA của ngành ngân hàng ở một số quốc gia Châu Á .................45
Hình 2.5: Chỉ số ROE của ngành ngân hàng ở một số quốc gia Châu Á .................46
Hình 2.6: Tăng trưởng tín dụng từ năm 2008 đến 2012. ..........................................55


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi thực hiện đổi mới kinh tế vào năm 1986, ngành ngân hàng Việt
Nam đã có những bước chuyển mình quan trọng, đánh dấu bằng việc chuyển từ hệ

thống ngân hàng đơn cấp sang cơ chế ngân hàng hai cấp với sự phân tách riêng rẽ
trong hoạt động của các ngân hàng thương mại với Ngân hàng Nhà nước. Hoạt
động của các ngân hàng trong nước vẫn chiếm ưu thế về thị phần tiền gửi và cho
vay. Các ngân hàng quốc doanh chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp thuộc sở hữu
Nhà nước trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập tập trung
vào các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân.
Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành
thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO vào năm 2007 đã
mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp trong đó không thể
không nói tới ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở các nước đi lên từ nền
kinh tế bao cấp. Việc mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính làm các Ngân hàng
Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ các ngân hàng nước ngoài
đến từ các khu vực tài chính phát triển như Mỹ, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản...
với những cam kết cắt giảm thuế và xóa bỏ chính sách bảo hộ trong một số lĩnh
vực, bản thân các doanh nghiệp - khách hàng của các ngân hàng thương mại cũng
phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài.


2

Các ngân hàng thương mại trong nước mất dần lợi thế cạnh tranh về khách
hàng và hệ thống phân phối. Sau một thời gian hoạt động, các ngân hàng nước
ngoài trở nên ngày càng am hiểu về thị trường Việt Nam, về văn hóa, thói quen
tiêu dùng của khách hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, cùng với việc thâm nhập vào
cơ sở khách hàng của các ngân hàng thương mại trong nước và kiểm soát một số
tổ chức tín dụng thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, các ngân hàng nước
ngoài với ưu thế của mình, một mặt vừa là đối tác chính hỗ trợ về mặt nguồn vốn,
công nghệ, kĩ thuật, năng lực quản lý cho các ngân hàng thương mại trong nước,
mặt khác vừa là đối thủ cạnh tranh để giành thị phần của các ngân hàng thương
mại trong nước. Điều này dẫn dến nguy cơ giảm thị phần và chia sẻ khách hàng

do các ngân hàng thương mại trong nước không thể theo kịp các ngân hàng nước
ngoài đã có nhiều năm hoạt động với những sản phẩm dịch vụ hiện đại, giá cả hấp
dẫn.
Chính vì những điều này, tác giả thực hiện đề tài “Phân tích tác động của
cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết tại Việt Nam” nhằm nghiên cứu định lượng để xác định, đo lường mức
độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam,
phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng và xem xét tác động
của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Từ đó đưa
ra những nhận xét, đánh giá chung về tác động của sự cạnh tranh đến hiệu quả
hoạt động, đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu những tác động xấu, nâng cao


3

hiệu quả hoạt động, góp phần vào công tác định hướng hoạt động của hệ thống
ngân hàng Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là đo lường, phân tích thực trạng cạnh tranh, hiệu quả
hoạt động giữa các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang niêm yết và
xem xét tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Luận văn
sẽ trả lời các câu hỏi sau:
-

Mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang
niêm yết.

-

Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang

niêm yết ra sao?

-

Cạnh tranh có tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam đang niêm yết hay không? Nếu có thì tác động này là tác
động cùng chiều hay ngược chiều?
Từ đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trong hệ

thống ngân hàng Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tác động của sự cạnh tranh đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại đang niêm yết tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các ngân hàng thương mại ở Việt Nam,
trong đó tập trung phân tích các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt


4

Nam nhưng loại trừ Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt do ngân hàng này
vào tháng 10 năm 2013 đã gửi văn bản để xin rút khỏi Sàn giao dịch chứng khoán
Hà Nội (HNX), cổ phiếu ngân hàng vi phạm nhiều lần quy định về công bố thông
tin, đưa vào diện cảnh báo không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ và vào tháng 01
năm 2014 do là 1 trong 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu nên ngân hàng
đã chính thức đổi tên thành Ngân hàng Quốc Dân; do đó trong luận văn này tác
giả không đưa Ngân hàng Nam Việt vào nghiên cứu. Ngoài ra, Ngân hàng Đầu tư
và Phát Triển Việt Nam cũng loại trừ do ngân hàng này vừa chính thức niêm yết
trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) vào ngày 24/01/2014 nên tác
giả không có đủ cơ sở dữ liệu thông tin tài chính ngân hàng này. Vì thế, phạm vi
nghiên cứu của luận văn tập trung phân tích 7 ngân hàng thương mại cổ phần

đang niêm yết tại Việt Nam, cụ thể gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu,
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại
cổ phần Xuất nhập khẩu, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương..
Thời gian nghiên cứu được lấy theo dữ liệu quý của các ngân hàng từ Quý 1
năm 2009 đến Quý 4 năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Từ những dữ liệu đã có trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương
mại, tác giả thực hiện những phân tích và đo lường định lượng mức độ cạnh tranh
của các ngân hàng thông qua chỉ số Lerner, đo lường hiệu quả hoạt động của các


5

ngân hàng thông qua phương pháp phân tích hiệu quả kỹ thuật bằng mô hình
DEA, từ đó để có cơ sở thực hiện kiểm định quan hệ nhân quả của cạnh tranh tác
động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Dữ liệu được thu thập từ những nguồn sau:
- Từ nội bộ các ngân hàng thương mại cổ phần như: ngân hàng Á Châu
(ACB), ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank), ngân hàng Xuất nhập
khẩu (Eximbank), ngân hàng Quân đội (MBBank), ngân hàng Sài Gòn Hà Nội
(SHB), ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank).
- Từ Internet: trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(www.sbv.gov.vn), trang web của Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM
(www.hsc.com.vn)...
- Từ tạp chí ngành ngân hàng: tạp chí Ngân hàng, tạp chí tài chính tiền tệ,…
- Các tạp chí kinh tế khác, sách, báo,..
5. Ý nghĩa của đề tài:

Với việc tính toán chỉ số Lerner để đo lường mức độ cạnh tranh, đo lường
được hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và phân tích sự tương quan giữa cạnh
tranh và hiệu quả hoạt động của 7 ngân hàng hàng thương mại cổ phần đang niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ mang lại một số ý nghĩa thực tiễn
cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc xây dựng, định hướng
hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở phân tích,


6

đo lường, xác định những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Luận văn là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam xem xét định
lượng được mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba phần chính, với kết cấu như sau:
Chương 1: Lý luận chung về cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Đánh giá tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tác động đến cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam.


7

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuật ngữ rất phổ biến trong kinh tế, là một đặc trưng của
nền kinh tế sản xuất hàng hóa và là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau.Vì
vậy chúng ta có thể nhìn nhận cạnh tranh theo những cách riêng của mình.
Theo quan điểm kinh doanh, các nhà kinh tế học cho rằng: “Cạnh tranh là
hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân,
các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm
dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.
Theo hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus thì cho rằng:
“Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành
khách hàng hoặc thị trường”. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh
tranh hoàn hảo (Perfect Competition). Môi trường cạnh tranh hoàn hảo là ngành
trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả
thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua (theo D.Begg, S. Fischer và
R. Dornbusch).
Các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh
tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc dự án VIE/97/016” thì cho
rằng:“Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong


8

việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình
trên thị trường, để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận,
doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với
ganh đua”. Tuy nhiên, những mục tiêu này mới chỉ đúng trong phạm vi doanh
nghiệp. Mục tiêu cạnh tranh xét trên tầm vĩ mô còn phải kể đến khả năng tạo thêm

thu nhập, việc làm và nâng cao phúc lợi cho người dân.
Theo Michael Porter thì cho rằng: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản
chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi
nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự
bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ
quả là giá cả có thể giảm đi”.
Từ sự phân tích như trên có thể thấy cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ
thể kinh tế với nhau thông qua các hành động và sự phấn đấu cùng với những biện
pháp, chiến lược khác nhau để giành được những lợi thế nhất định trên thương
trường, như ưu thế về thị phần, danh tiếng và lợi nhuận so với đối thủ.
Trên cơ sở đó có thể đưa ra khái niệm tổng quát về cạnh tranh như sau:
“Cạnh tranh là phạm trù chỉ quan hệ kinh tế theo đó các chủ thể kinh tế huy động
tất cả các nguồn lực, sử dụng những phương pháp tối ưu nhất nhằm giành được
những mục tiêu kinh tế và mang lại hiệu quả cao nhất”.
1.1.2 Phân loại cạnh tranh
Căn cứ vào tính chất cạnh tranh, cạnh tranh được phân thành 3 loại
-

Cạnh tranh hoàn hảo: Cạnh tranh hoàn hảo phải hội đủ những điều kiện
sau: thứ nhất, có nhiều doanh nghiệp và số doanh nghiệp này phải đủ
lớn; thứ hai, các sản phẩm sản xuất ra có thể được thay thế bằng nhiều
sản phẩm khác; thứ ba, người mua và người bán phải nắm được thông tin
thực tế về giá cả sản phẩm trên thị trường; thứ tư, có thể tự do gia nhập
và xuất khỏi ngành mà không có sự khuyến khích nào đối với sự cấu kết


9

của các doanh nghiệp hiện hành. Nói cách khác, đây là hình thức cạnh
tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có

đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều
được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách,
phẩm chất mẫu mã.
-

Cạnh tranh độc quyền: Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người
bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch
vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ
cung cầu. Một sự cạnh tranh độc quyền khi thỏa mãn các điều kiện sau:
 Một là, những đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành. Doanh
nghiệp hoàn toàn không có đối thủ cạnh tranh, do đó có thể định giá
hay sản lượng bán ra mà không cần e ngại các doanh nghiệp khác
nhập ngành.
 Hai là, không có sản phẩm thay thế tương tự. Nếu không có sản
phẩm thay thế tương tự sản phẩm của mình, nhà độc quyền không
lo ngại về phản ứng của các doanh nghiệp cung ứng những sản
phẩm dịch vụ khác bởi vì những sản phẩm đó hầu như không thể
thay thế cho sản phẩm và dịch vụ của nhà độc quyền.

-

Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa những người
bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩn đều mang
hình ảnh hay uy tín khác nhau hay có thể dễ thay thế cho nhau và mỗi
doanh nghiệp chỉ có khả năng hạn chế ảnh hưởng tới giá của mình. Từ
khái niệm trên chúng ta có thể rút ra hai đặc điểm của cạnh tranh không
hoàn hảo:
 Thứ nhất, có sự tự do gia nhập ngành. Các doanh nghiệp mới có thể
tự do nhập ngành nếu thấy ngành này đang sinh lời cao hay tự do
rút khỏi ngành nếu thấy ngành này không còn khả năng sinh lời. Sự

nhập và xuất ngành bảo đảm cho ngành luôn có một lượng doanh


10

nghiệp nhất định, do vậy có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong việc định giá và thay thế sản phẩm.
 Thứ hai, các doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc bán ra các sản
phẩm riêng biệt. Các sản phẩm này thay thế cho nhau ở mức độ cao
nhưng không phải ở mức độ hoàn toàn. Một khi sản phẩm của mình
định giá quá cao thì người ta sẵn sàng chuyển sang sử dụng sản
phẩm khác. Do vậy, các doanh nghiệp có thể chi phối các sản phẩm
của mình ở một mức độ giới hạn. Trong thị trường cạnh tranh
không hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp bán ra các sản phẩm riêng biệt
để phục vụ cho phân khúc thị trường riêng; do đó, để giành được
ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ
bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả,
tạo ra sản phẩm riêng biệt… đây là loại hình cạnh tranh phổ biến
trong giai đoạn hiện nay.
1.1.3 Các phương pháp đo lường cạnh tranh
1.1.3.1 Phương pháp truyền thống
Đo lường cạnh tranh dựa trên mô hình cấu trúc thị trường tác động đến
hiệu quả SCP (Structure- Conduct- Performance). Ý tưởng cơ bản là các ngân hàng
có thị phần lớn thì sức mạnh thị trường càng lớn và do đó hiệu quả cao. Mô hình
này sử dụng chỉ số Hirschman-Heerfindaf và thường được đo lường bằng thị phần
của 5 ngân hàng lớn nhất thị trường hoặc mức độ tập trung của thị trường.
1.1.3.2 Phương pháp mới
Đo lường cạnh tranh thông qua hành vi của các ngân hàng khi có thêm đối
thủ cạnh tranh gia nhập ngành.
1.1.3.2.1 Phương pháp của Bresnahan (1982) và Lau (1982)



11

Phương pháp này đo lường cạnh tranh ở mức độ toàn ngành thông qua việc phân
tích hành vi của ngân hàng trong điều kiện thị trường cân bằng. Trong môi trường
cạnh tranh hoàn hảo, các ngân hàng sẽ tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc định giá
và lượng sản phẩm sao cho chi phí biên bằng lợi nhuận biên. Sự chênh lệch giữa giá
và chi phí biên phản ánh mức độ cạnh tranh. Nếu chênh lệch bằng 1 thì thị trường là
cạnh tranh hoàn hảo. Trong thời gian gần đây phương pháp này được sử dụng trong
nghiên cứu của Bikker (2003), Uchida và Tsutsui (2005).
1.1.3.2.2 Phương pháp của Panzar và Rosse (1987)
Phương pháp này đề xuất đo lường cạnh tranh thông qua H-statistic được
tính bằng tổng của độ co dãn của thu nhập theo giá các yếu tố đầu vào. H-statistic
nằm trong khoảng -∞ đến 1. Giá trị của H nhỏ hơn hoặc bằng 0 cho thấy thị trường
độc quyền, nằm trong khoảng 0 và 1 thì phản ánh thị trường cạnh tranh. H bằng 1
cho thấy thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Phương pháp này đã được áp dụng cho tất
cả các quốc gia ở Châu Âu trong nghiên cứu của Bikker và Haaf (2002). Phương
pháp này đo lường cạnh tranh ở mức độ toàn ngành.
1.1.3.2.3 Chỉ số Lerner
Một chỉ báo đo lường sức mạnh thị trường và được sử dụng chủ yếu trong
việc đo lường cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là chỉ số Lerner. Nó thể hiện
khả năng mà một công ty có thể định giá cao hơn chi phí biên (MC). Chỉ số Lerner
cho thấy sức mạnh thị trường của công ty nằm trong khoảng nào giữa mức cạnh
tranh hoàn hảo và mức cạnh tranh độc quyền, và vai trò của độ giãn của cầu đối với
khả năng tăng giá của công ty.
-

Ưu nhược điểm của chỉ số Lerner
Đầu tiên, giá trị của chỉ số Lerner bị ảnh hưởng bởi quan điểm đo lường lợi


nhuận và chi phí. Do đó, nó không thể chỉ tập trung vào lợi nhuận và chi phí tài


12

chính mà bỏ qua lợi nhuận và chi phí giao dịch khác. Đối với các tổ chức tín dụng
truyền thống chỉ gồm hoạt động cho vay và nhận tiền gửi, mô hình này sẽ không xét
đến các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Sự gia tăng của hoạt động dịch vụ những
năm gần đây dẫn đến sự thay đổi cấu trúc tài chính của các ngân hàng, lợi nhuận
ròng từ hoạt động tài chính bị giảm đi, trong khi lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ
lại tăng lên.
Thứ hai, mô hình này không quan tâm đến chi phí của rủi ro, mặc dù rủi ro
tác động rất lớn vào lợi nhuận và gây tổn thất cho hệ thống ngân hàng. Có nhiều
nguyên nhân của việc không quan tâm đến chi phí này là do: việc thiếu dữ liệu, khó
khăn trong việc tính toán và khó khăn trong việc xác định thời điểm xảy ra chi phí
rủi ro do chi phí này thường xuất hiện ở một thời điểm nhất định trong quá trình đầu
tư.
Việc chi phí rủi ro không được đưa vào hàm ước lượng chi phí có thể xảy ra
hai vấn đề sau: một là nếu chi phí rủi ro không được quan tâm đến thì chỉ số Lerner
có thể bị sai bởi vì nó bị vượt quá giá trị thực do MC quá thấp, hai là nếu chi phí rủi
ro chỉ được tính toán khi có sự kiện xảy ra có thể làm sai lệch giá trị chi phí ở
những khoảng thời gian khác nhau, làm cho chỉ số Lerner dù không có tác động của
sức mạnh thị trường vẫn tăng ở giai đoạn hưng thịnh (khi mà nợ xấu và mất khả
năng thanh toán giảm) và giảm ở giai đoạn suy thoái (khi mà nợ xấu và mất khả
năng chi trả gia tăng).
Trong thực tế, một nhược điểm quan trọng của chỉ số Lerner là dữ liệu bảng
cân đối kế toán của ngân hàng không liên quan đến giá và chi phí được tính toán
trong chỉ số, vì thế sẽ có nhiều biến được chọn lựa để đại diện cho giá và chi phí.
Tuy nhiên chỉ số Lerner cũng có nhiều ưu điểm, Berger và các đồng sự

(2009) cho rằng chỉ số Lerner giúp kết quả đo lường giảm bớt tính xu hướng theo
chu kỳ thời gian. Demirguc-Kunt và Peria (2010) cho thấy ưu điểm của chỉ số


13

Lerner là nó không đo lường cạnh tranh dựa trên cân bằng dài hạn, nên nó có thể
được tính toán tại bất kỳ thời điểm nào.
-

Tính toán chỉ số Lerner
Chỉ số Lerner được xác định là sự chênh lệch giữa giá và chi phí biên chia

cho giá, và được thể hiện theo công thức sau:
LI it 

Trong đó:

Pit  MCit
Pit

(1.1)

Pit: Giá đầu ra của ngân hàng i ở thời điểm t
MCit: Chi phí biên của ngân hàng i ở thời điểm t

Kết quả LIit lấy giá trị trung bình trong suốt thời gian nghiên cứu của ngân
hàng i. Pit là giá tổng tài sản được đại diện bởi tỷ số của tổng lợi nhuận (gồm thu
nhập từ cho vay và không cho vay) trên tổng tài sản của ngân hàng i ở thời điểm t.
MCit được lấy từ công thức log chi phí với 1 yếu tố đầu ra (tổng tài sản) và 3 yếu tố

đầu vào (gồm chi phí lao động, chi phí tài sản cố định và chi phí vốn vay). Công
thức chí phí được thể hiện như sau:
3
3
3
3
1
ln TC   0  1 ln y   2 (ln y ) 2   j 1  j ln w j   j 1  k 1  jk ln w j ln wk   j 1  j ln y ln w j   (1.2)
2

Trong đó:

TC: Tổng chi phí
y: Tổng tài sản
w1: Giá của lao động (tỷ số giữa chi cho nhân viên và
tổng tài sản)


14

w2: Giá của tài sản vốn (tỷ số giữa các khoản chi không
phải lãi và tài sản cố định)
w3: Giá của tài sản nợ (tỷ số giữa lãi phải trả và tổng tài
trợ)
Hệ số tương quan của hàm chi phí được sử dụng để đo lường chi phí biên
(MC):
𝑀𝐶 =

𝑇𝐶
𝑦


(𝛼1 + 𝛼2 𝑙𝑛𝑦 + ∑3𝑗=1 𝛾𝑗 ln 𝑤𝑗 )

(1.3)

 Do phương pháp của Bresnahan (1982) và Lau (1982) cũng như phương
pháp của Panzar và Rosse (1987) đều đo lường cạnh tranh ở mức độ toàn ngành nên
trong luận văn này tác giả sẽ sử dụng chỉ số Lerner để đo lường mức độ cạnh tranh
của từng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.
1.2 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động
Cũng như khái niệm về cạnh tranh, hiệu quả hoạt động theo quan điểm kinh
tế học có nhiều cách hiểu khác nhau, như theo Adam Smith, ông cho rằng: “Hiệu
quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng
hoá”.Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh, không quan tâm đến chi phí sản xuất. Nếu cùng một kết quả hoạt động
kinh doanh nhưng có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh
nghiệp là cũng đạt hiệu quả.
Quan điểm khác thì cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh tương
đối giữa kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó”. Ưu điểm của quan điểm này là
phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên chưa biểu hiện


15

được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chưa phản ánh được hết mức độ
chặt chẽ của mối liên hệ này.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát: “Hiệu quả kinh doanh
là phạm trù kinh tế phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực (như lao động, vốn,

tài sản…) để đạt được mục tiêu kinh doanh xác định”. Khả năng sử dụng các nguồn
lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả hoạt động kinh doanh
tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở
mức độ nào. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa hai yếu tố: chi
phí và kết quả, trong đó chi phí là tiền đề để thực hiện kết quả đã đặt ra. Cần phân
định sự khác nhau và mối liên hệ giữa "Kết quả" và "Hiệu quả". Kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau
một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần
thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ
mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần... và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản
ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là
chất lượng sản phẩm… Còn hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh, nó so
sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra (các nguồn lực
đầu vào) và kết quả kinh doanh (đầu ra) thu được. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
được coi là tối ưu khi tiết kiệm được tối đa các chi phí kinh doanh và khai thác các
nguồn lực sẵn có làm sao để đạt được kết quả kinh doanh lớn nhất. Để đánh giá
chính xác hiệu quả hoạt động, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng công thức
chung nhất sau đây:
H

K
C

Trong đó:
- H: Hiệu quả hoạt động kinh doanh

(1.4)



16

- K: Kết quả hoạt động kinh doanh đạt được
- C: Chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào
Theo cách hiểu như trên thì hiệu quả hoạt động là đại lượng so sánh giữa chi
phí bỏ ra và kết quả đạt được. Hiệu quả hoạt động được nâng cao trong trường hợp
kết quả kinh doanh tăng, chi phí giảm hoặc trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc
độ tăng kết quả nhanh hơn tốc độ tăng chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó.
1.2.2 Phân loại hiệu quả hoạt động
Căn cứ vào giá trị tính toán, hiệu quả hoạt động kinh doanh được chia thành
hai loại:
-

Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án
kinh doanh cụ thể bằng cánh xác định mức lợi ích thu được với lượng chi
phí bỏ ra.

-

Hiệu quả tương đối được xác định bằng cánh so sánh các chỉ tiêu hiệu
quả tuyệt đối của các phương án với nhau, hay chính là mức chênh lệch
về hiệu quả tuyệt đối của các phương án.

Việc xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả tương đối (so
sánh). Tuy vậy, có những chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định không phụ
thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối. Chẳng hạn, việc so sánh mứ

c

chi


phí của các phương án khác nhau để chọn ra phương án có chi phí thấp nhất thực
chất chỉ là sự so sánh mức chi phí của các phương án chứ không phải là việc so
sánh mức hiệu quả tuyệt đối của các phương án.
1.2.3 Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động
- Phương pháp đánh giá truyền thống: Các hệ số tài chính là công cụ được sử
dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân tích và phản ánh hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại.


×