Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phát triển hoạt động cho vay đầu tư tại sở giao dịch II ngân hàng phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

VÕ THỊ HỒNG MINH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH II –
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ HỒNG MINH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH II –
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có
nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả được thu thập trong quá
trình nghiên cứu là hoàn toàn trung thực.
TP.HCM, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn

Võ Thị Hồng Minh


MỤC LỤC
TRANG
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ...................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 1
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 2
6. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI
NHPT .................................................................................................................. 3
1.1. CHO VAY ĐẦU TƯ .................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm Cho vay đầu tư........................................................................... 3

1.1.2. Đặc điểm của cho vay đầu tư ...................................................................... 4
1.1.3. Vai trò cho vay đầu tư tại NHPT đối với nền kinh tế ................................... 5
1.1.4. Rủi ro cho vay Đầu tư tại NHPT ................................................................. 6
1.1.5. Sự cần thiết của hoạt động cho vay đầu tư tại NHPT VN ............................ 8
1.2. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN ..................................................................... 8


1.2.1. Lịch sử phát triển của NHPT ...................................................................... 8
1.2.2. Khái niệm NHPT ........................................................................................ 13
1.2.3. Chức năng của NHPT ................................................................................. 14
1.2.4. Kinh nghiệm cho vay đầu tư tại một số NHPT trên thế giới ........................ 16
1.2.5. Bài học kinh nghiệm thực hiện cho vay đầu tư tại NHPT đối với Việt Nam . 17
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ ................ 19
TẠI SỞ GIAO DỊCH II – NHPT VN ................................................................ 19
2.1. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ SỞ GIAO DỊCH II .......... 19
2.1.1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam .................................................................. 19
2.1.1.2. Mục tiêu thành lập NHPT VN .................................................................. 20
2.1.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của NHPT VN ..................................................... 21
2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ................................................................ 21
2.1.1.5. Đặc điểm của NHPT VN .......................................................................... 22
2.1.1.6. Cơ chế cho vay Đầu tư tại NHPT VN ....................................................... 23
2.1.1.7. Sự khác nhau giữa cho vay TDĐT tại NHPT VN và các ngân hàng trung
gian khác ............................................................................................................ 24
2.1.2. Giới thiệu về Sở Giao dịch II - NHPT VN ............................................... 27
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH
II GIAI ĐOẠN 2008-2013 .................................................................................. 30
2.2.1. Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II........ 30
2.2.2. Kết quả thực hiện Cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II ................................. 35
2.2.2.4. Tình hình nợ quá hạn ............................................................................... 41

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH II ...................................................................... 43
2.3.1. Các thành tựu đạt được .............................................................................. 43
2.3.2. Hạn chế ...................................................................................................... 44


2.4. ỨNG DỤNG MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG
ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI SỞ
GIAO DỊCH II .................................................................................................... 46
2.4.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài tại Sở Giao dịch II ........................................ 48
2.4.2. Ma trận các yếu tố bên trong tại Sở Giao dịch II ........................................ 49
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ
TẠI SỞ GIAO DỊCH II – NHPT VN ................................................................ 53
3.1. TRIỂN VỌNG KINH TẾ - XÃ HỘI TP.HCM GIAI ĐOẠN 2014-2020 .. 53
3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHPT VN ĐẾN NĂM 2020............ 53
3.3. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH II ĐẾN NĂM 2020
............................................................................................................................. 55
3.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI SỞ
GIAO DỊCH II .................................................................................................... 56
3.4.1. Đối với cơ chế, chính sách của Chính phủ .................................................. 56
3.4.2. Đối với khách hàng vay vốn ........................................................................ 58
3.4.3. Đối với Sở Giao dịch II – NHPT VN ........................................................... 59
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 63
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB

(Asian Development Bank) Ngân hàng phát triển Châu Á

CBTD

Cán bộ tín dụng

CDB

(China Development Bank) Ngân hàng Phát triển Trung Quốc

DBJ

Ngân hàng Phát triển Nhật Bản

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GDP

(Gross domestic product) Tổng sản phẩm quốc nội

NHPT

Ngân hàng Phát triển

NHPT VN


Ngân hàng Phát triển Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

ĐầU TƯ

NSNN

Đầu tư phát triển
(Agreement on Subsidies and Countervailing Measure) Hiệp
định về trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp của WTO.
Ngân sách nhà nước

ODA

(Official development aids) Hỗ trợ phát triển chính thức

Sở Giao dịch II

Sở Giao dịch II - Ngân hàng Phát triển Việt Nam

TCTD

Tổ chức tín dụng

TDĐT

Tín dụng đầu tư


TDĐT PT

Tín dụng đầu tư phát triển

TDXK

Tín dụng xuất khẩu

TPCP

Trái phiếu chính phủ

TGĐ

Tổng Giám đốc

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSĐB

Tài sản đảm bảo

UBND

Ủy ban nhân dân

WB


(World Bank) Ngân hàng thế giới

WTO

(The world trade organization) Tổ chức thương mại thế giới

Hiệp định SMC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1

Thị phần của một số NHPT năm 2009

11

Bảng 1.2

Sự khác nhau cơ bản giữa cho vay đầu tư tại NHPT và
cho vay tại các trung gian tài chính khác

11

Bảng 1.3

So sánh mức lãi suất cho vay của NHPT với lãi suất
trung bình của các NHTM


27

Bảng 2.1

Doanh số cho vay đầu tư từ 2008-2013

36

Bảng 2.2

Tình hình dư nợ qua các năm 2008-2013

38

Bảng 2.3

Dư nợ theo cơ cấu ngành từ 2008-2013

39

Bảng 2.4

Doanh số thu nợ từ 2008-2013

40

Bảng 2.5

Nợ quá hạn tại Sở Giao dịch II từ 2008-2013


41

Bảng 2.6

Quy mô vốn đầu tư tại TP.HCM từ 2008-2013

46

Bảng 2.7

Ma trận các yếu tố bên ngoài

48

Bảng 2.8

Ma trận các yếu tố bên trong

50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1

Sự hình thành NHPT qua các năm

11

Biểu đồ 1.2


Nhóm các NHPT theo tài sản năm 2009

11

Biểu đồ 2.1

Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 2008-2013

33

Biểu đồ 2.2

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) TP.HCM qua các năm 20082013

34

Biểu đồ 2.3

Doanh số cho vay giai đoạn năm 2008-2013

36

Biểu đồ 2.4

Dư nợ TDĐT tại thời điểm từ năm 2008- 2013

38

Biểu đồ 2.5


Cơ cấu dư nợ TDĐT theo ngành nghề các năm 2008- 2013

39

Biểu đồ 2.6

Doanh số thu nợ TDĐT từ năm 2008- 2013

41

Biểu đồ 2.7

Nợ quá hạn TDĐT từ năm 2008 - 2013

42


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thời gian vừa qua hoạt động tín dụng ngân hàng đóng góp không nhỏ vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Là một trong những hình thức của Tín dụng
ngân hàng, Cho vay đầu tư là một kênh cấp vốn quan trọng hỗ trợ cho các dự án,
thành phần kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ổn
định an sinh – xã hội.
Trong bối cảnh cả hệ thống các tổ chức tín dụng trong đó có NHPT VN đang
bắt đầu thực hiện việc tái cơ cấu thì việc xem xét lại các hoạt động của NHPT VN
trong đó có hoạt động cho vay đầu tư để tìm ra các giải pháp, phương hướng phát

triển cho các hoạt động hiện tại là một việc làm cần thiết.
Là một trong những đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách cho vay
đầu tư của NHPT, để phát huy hơn nữa vai trò của hoạt động cho vay đầu tư nhằm
thực hiện mục tiêu hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, tổ chức, đóng góp vào sự
phát triển chung của đất nước, từ những nghiên cứu về thực tế triển khai hoạt động
tại Sở Giao dịch II, luận văn đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển hoạt động
cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II – Ngân hàng Phát triển Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Làm rõ các nội dung về Cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II .
- Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại Sở Giao dịch II
trong thời gian qua.
- Ứng dụng ma trận các yếu tố bên ngoài và bên trong để đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II từ đó đưa ra các giải
pháp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Hoạt động cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II.


2

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Luận văn thực hiện nghiên cứu tại Sở Giao dịch II.
+ Luận văn thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm
2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận bằng phương pháp định tính. Thông qua các dữ liệu sơ cấp
(bảng khảo sát) và dữ liệu thứ cấp (các báo cáo, các nghiên cứu, …), luận văn chủ
yếu dựa trên phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để thực hiện
nghiên cứu.

Dữ liệu thông tin cần thiết được thu thập từ các nguồn:
- Báo cáo hoạt động của Sở Giao dịch II và NHPT VN từ 2008 đến 2013.
- Niên giám thống kê của TP.HCM từ 2008-2013 và báo cáo của UBND.
TP.HCM.
- Các bài báo, tạp chí, các nghiên cứu liên quan và thông tin trên internet.
- Phiếu khảo sát từ 30 chuyên gia là các trưởng, phó phòng và các nhân viên
tại Sở Giao dịch II các chi nhánh lân cận với yêu cầu có thâm niên từ 5 năm trở lên.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn bên cạnh việc hệ thống lại các khái niệm chung về cho vay đầu
tư, đã đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạt động cho vay đầu tư tại Sở
Giao dịch II.
- Luận văn còn gợi ý việc ứng dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài và
bên trong để phát triển hoạt động Cho vay đầu tư tại Sở Giao Dịch II.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng
biểu, …, kết cấu luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động Cho vay đầu tư tại Ngân hàng Phát triển.
Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động Cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động Cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II .


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
ĐẦU TƯ TẠI NHPT
1.1. CHO VAY ĐẦU TƯ
1.1.1. Khái niệm Cho vay đầu tư
Trong Bách khoa toàn thư – PGS. TS Phạm Hùng Việt đã đưa ra định nghĩa:
Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay.
Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền

hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi
vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm
hoặc không kèm theo một khoản lãi.
Nếu xét theo chủ thể tham gia trong quan hệ sử dụng vốn, Tín dụng được chia
thành: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng thuê mua và tín dụng
Nhà nước.
Trong đó, tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước và các chủ thể
trong nền kinh tế để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong nền kinh tế xã hội. Trong đó, nhà nước là người đi vay để đảm bảo các khoản chi tiêu của Ngân
sách nhà nước (NSNN), đồng thời là người cho vay để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của mình trong quản lý kinh tế - xã hội và phát triển quan hệ đối ngoại.
+ Khi Nhà nước đi vay thông qua công cụ: Tín phiếu kho bạc; Trái
phiếu kho bạc; Trái phiếu đầu tư: công trái; Trái phiếu chính phủ quốc tế.
+ Khi nhà nước cho vay thông qua: Cho vay đầu tư, cho vay xuất khẩu,
bảo lãnh tín dụng.
Theo luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010: Cấp tín
dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết
cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho
vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác.


4

Và Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Đầu tư phát triển là một hoạt động cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn
trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài
sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị, …) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng, …), gia
tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển (PSG.TS

Nguyễn Bạch Nguyệt, TS.Từ Quang Phương, 2007). Mục đích của đầu tư phát triển
là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó,
đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp
phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội.
Cho vay đầu tư là loại cho vay nhằm thúc đẩy nhanh quá trình đầu tư cơ sở hạ
tầng và phát triển sản xuất. Theo đó, các dự án đầu tư của Nhà nước hay của Doanh
nghiệp về phát triển sản xuất kinh doanh cơ sở hạ tầng, dịch vụ, đời sống.. nếu tính
toán được hiệu quả kinh tế, có tính khả thi mà thiếu vốn thì ngân hàng sẽ cho vay
dự án đầu tư, giúp đơn vị chủ đầu tư có vốn để hoàn thành dự án đầu tư. (PGS.TS
Nguyễn Đăng Dờn, 2007)
Cho vay đầu tư tại NHPT theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011
là việc NHPT VN cho các chủ đầu tư (CĐT) vay vốn để thực hiện dự án đầu tư có
khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc danh mục các dự án, chương trình cho vay mà
Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
Như vậy, Cho vay đầu tư tại NHPT là hình thức của tín dụng nhà nước với bên
cho vay là NHPT VN và bên đi vay là các thành phần khác của nền kinh tế để hỗ
trợ các dự án một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn và các vùng khó
khăn cần khuyến khích đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã
hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.
1.1.2. Đặc điểm của cho vay đầu tư


5

- Mục tiêu cho vay: Khác với các hình thức cho vay khác cho vay đầu tư phát
triển không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà vì mục tiêu kinh tế - xã hội, vì
lợi ích quốc gia và cộng đồng.
- Đối tượng cho vay: Do mục tiêu phát triển kinh tế, tăng trưởng vĩ mô được
đặt lên hàng đầu nên đối tượng cho vay cũng sẽ được hạn chế trong một giới hạn
nhất định theo các mục tiêu trong từng giai đoạn mà Nhà nước đề ra. Thường sẽ tập

trung vào các lĩnh vực trọng điểm, then chốt hoặc các khu vực khó khăn, … phù
hợp với định hướng và chủ trương chủa Nhà nước.
- Nguồn vốn thực hiện cho vay: Chủ yếu từ NSNN.
- Lãi suất cho vay: Thường là lãi suất ưu đãi phù hợp với từng giai đoạn cụ
thể của kinh tế đối với từng đối tượng cho vay.
- Định chế tài chính trung gian thực hiện nghiệp vụ: Là cơ quan thuộc quyền
quản lý của nhà nước, hoạt động như ngân hàng, có cơ chế hoạt động riêng.
1.1.3. Vai trò cho vay đầu tư tại NHPT đối với nền kinh tế
- Bổ sung khoảng trống cho vay dài hạn
Trong khi các NHTM tập trung vào các khoản vay ngắn hạn và trung hạn vì
mục tiêu an toàn và mục tiêu sinh lời, sẽ có một khoảng trống vốn cần được bù đắp
cho các khoản vay dài hạn. Tại một số nền kinh tế, những khoảng trống cho vay dài
hạn này sẽ được bù đắp bằng các chứng khoán dài hạn tại thị trường vốn. Tuy
nhiên, ở nhiều nước đang phát triển, thị trường vốn chưa đủ mạnh để đảm bảo cho
người đi vay có thể tìm kiếm được khoản vay này. Do đó, hình thức cho vay ĐầU
TƯ là một kênh vốn cần thiết để bổ sung khoảng trống cho vay dài hạn.
- Thực hiện các mục tiêu phát triển
Trong mỗi nền kinh tế, Chính phủ sẽ tùy từng giai đoạn nhất định mà đặt ra
các mục tiêu phát triển khác nhau, như mục tiêu xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, các mục tiêu vì môi trường, an sinh xã hội, ... . Tuy nhiên, không
phải dự án nào cũng có thể thực hiện được việc huy động vốn từ các tổ chức tín
dụng tư nhân. Nhất là những dự án vì các mục tiêu an sinh xã hội, tạo lợi nhuận


6

kinh tế thấp và rủi ro cao. Do đó, cho vay đầu tư sẽ giúp chính phủ thực hiện được
các mục tiêu này thông qua việc tài trợ các dự án, chương trình mục tiêu.
- Giảm bao cấp và nâng cao hiệu quả trong đầu tư
Thay vì Chính phủ phải thực hiện đầu tư cho những dự án trong các lĩnh

vực mục tiêu thông qua cấp phát, hình thức cho vay đầu tư sẽ giảm bớt gánh nặng
cho NSNN. Thông qua chính sách cho vay đầu tư, Chính phủ có thể vừa thực hiện
được các dự án trong các chiến lược phát triển vừa giám sát được các khoản vay
buộc các CĐT phải nâng cao hiệu quả trong đầu tư theo các cam kết nhất định.
- Là công cụ tài chính quan trọng của chính phủ trong việc góp phần làm
lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia
Cho vay đầu tư ngoài việc làm giảm áp lực cấp phát từ NSNN để thực hiện
đầu tư, còn tác động trực tiếp lên cung- cầu vốn thông qua chính sách huy động vốn
và cho vay, tác động đến lạm phát và lãi suất trên thị trường. Việc phát hành TPCP
một mặt làm đa dạng hóa trên thị trường chứng khoán, mặt khác gia tăng sự đảm
bảo của Chính phủ đối với các chứng khoán này, thúc đẩy thị trường vốn phát triển.
1.1.4. Rủi ro cho vay đầu tư tại NHPT
Do đặc điểm đặc biệt của cho vay đầu tư, bên cạnh những rủi ro vốn có như
những rủi ro của hoạt động cho vay tại các tổ chức tín dụng khác, rủi ro khi thực
hiện cho vay đầu tư mang những đặc điểm riêng gắn liền với đặc trưng của TDĐT
PT cũng như các định chế tài chính phát triển của Nhà nước. Cụ thể:
- Khả năng phát sinh rủi ro khi thực hiện cho vay Đầu tư cao hơn các hình
thức cho vay khác. Do các dự án thực hiện cho vay đầu tư thường là dự án có quy
mô lớn, có thời gian thu hồi vốn dài, hiệu quả sinh lời thường không cao. Mặt khác,
vì mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định vĩ mô và an sinh xã hội, nên các địa bàn thực
hiện cho vay thông thường sẽ bao gồm những địa bàn khó khăn (khó thu hút vốn từ
khối tư nhân). Do đó, rủi ro thường sẽ cao hơn các hình thức cho vay khác.


7

- Rủi ro cho vay đầu tư gắn kết chặt chẽ với tình trạng của nền kinh tế: Một
mặt, khả năng thu hồi vốn của hoạt động cho vay phụ thuộc vào hiệu quả của dự án,
trong khi hiệu quả dự án lại gắn bó mật thiết với tình trạng của nền kinh tế. Ở những
thời kỳ kinh tế phát triển ổn định, các dự án thường phát huy tối đa hiệu quả, ngược

lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, hiệu quả của dự án không được như mong đợi,
do đó khả năng thu hồi vốn gặp khó khăn. Mặt khác, rủi ro khi cho vay đầu tư cũng
tác động đến nền kinh tế: Do mục tiêu phát triển kinh tế nên đối tượng cho vay
thường thuộc các lĩnh vực ngành nghề trọng yếu, mang tính chất có khả năng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương, thậm chí của cả đất nước. Không
như các hình thức cho vay khác, khi rủi ro xảy đến đối với hoạt động cho vay đầu
tư, thường sẽ kéo theo sự tác động tiêu cực đến cả lĩnh vực ngành nghề, hoặc các
ngành nghề phụ trợ, tác động đến sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
- Rủi ro cho vay đầu tư có tác động tiêu cực đến các khâu tài chính khác
trong hệ thống tài chính, đặc biệt là NSNN: Các định chế tài chính thực hiện nhiệm
vụ cho vay đầu tư thực hiện huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu của các
chủ thể khác trong nền kinh tế. Rủi cho của việc cho vay đầu tư làm giảm khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn của những tổ chức nắm giữ trái phiếu của các định
chế tài chính trên, tức là đã làm ảnh hưởng đến sự vận động bình thường của các
khâu tài chính khác, do đó tác động tiêu cực đến hệ thống tài chính quốc gia.
- Rủi ro cho vay đầu tư có quan hệ đến sự ổn định chính trị: Bản chất quan hệ
vay mượn trong cho vay đầu tư là quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế
khác trong nền kinh tế. Đối tượng của cho vay đầu tư là những dự án thuộc các lĩnh
vực được Chính phủ ưu tiên, khuyến khích đầu tư, có tác động đến sự ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội về mặt vĩ mô, do đó góp phần tạo ra sự ổn định về chính
trị.
- Xử lý rủi ro: Do việc thực hiện cho vay đầu tư được thế chấp bằng tài sản
hình thành từ vốn vay nên khi rủi ro xảy ra, việc xử lý TSBĐ bị hạn chế. Dẫn đến
khả năng thu hồi vốn vay khi xử lý rủi ro không cao.


8

1.1.5. Sự cần thiết của hoạt động cho vay đầu tư tại NHPT VN
Tại mọi nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển như ở Việt

Nam, luôn tồn tại những vùng kinh tế, những ngành nghề lĩnh vực kém phát triển
hơn. Những vùng kinh tế có vị trí địa lý không thuận lợi (vùng sâu, vùng xa), những
lĩnh vực ngành nghề chứa đựng nhiều rủi ro, hay có khả năng sinh lời thấp đều
không thu hút được nhiều vốn của các nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm lợi nhuận.
Tùy theo đặc điểm kinh tế của mỗi quốc gia tại từng giai đoạn phát triển mà
đặt ra yêu cầu ưu tiên phát triển cho từng lĩnh vực trọng điểm nhất định. Đó có thể
là những lĩnh vực mà khu vực ngoài quốc doanh không có mong muốn hoặc không
đủ khả năng thực hiện (lĩnh vực an ninh, quốc phòng…). Những dự án cần nguồn
vốn lớn, có thời gian thu hồi vốn dài hoặc rất dài thường bị từ chối bởi các NHTM
(là những ngân hàng có nguồn vốn chủ yếu từ tiền gửi ngắn hạn của khách hàng).
Những lĩnh vực mang ý nghĩa về mặt xã hội cao (lĩnh vực y tế, giáo dục, …)
mặc dù cần thiết nhưng lại không tạo ra nhiều lợi nhuận về mặt kinh tế cũng không
thu hút được nhiều vốn đầu tư của các nhà đầu tư thông thường.
Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu cần có một kênh cung cấp vốn để hỗ trợ,
khuyến khích các nhà đầu tư tham gia. Trong khi việc Nhà nước đầu tư thông qua
cơ chế cấp phát, bao cấp đã bộc lộ nhiều nhược điểm thì cho vay từ tín dụng Nhà
nước là một hình thức phù hợp và cần thiết.
- Cho vay tại NHPT là một kênh cung cấp vốn, vừa hỗ trợ khuyến khích các
nhà đầu tư tham gia vào các lĩnh vực cần thiết, vừa có thể ràng buộc các chủ đầu tư
tuân thủ theo các nguyên tắc tài chính nhất định, tạo áp lực về hiệu quả dự án đối
với các chủ đầu tư. Từ đó giúp Chính phủ đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội trong từng thời kỳ.
1.2. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
1.2.1. Lịch sử phát triển của NHPT


9

Lịch sử đã ghi nhận các NHPT là một công cụ tài chính quan trọng để các
quốc gia thực hiện thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, bất kể quốc gia đó đang ở

giai đoạn nào của sự phát triển.
Sự xuất hiện của NHPT được biết đến ngày nay bắt nguồn từ cuộc cách mạng
công nghiệp ở các nước Châu Âu vào thế kỷ 19. Những NHPT đầu tiên xuất hiện ở
Châu Âu với vai trò là các “Ngân hàng Công nghiệp” nhằm đáp ứng nhu cầu cung
cấp vốn trung và dài hạn cho lĩnh vực công nghiệp hóa, bắt đầu ở Hà Lan (1822),
Pháp (1848-1852), sau đó tại Đức, Ý và các nước khác. Tương tự như vậy, tại Mỹ,
NHPT ra đời vào cuối thế kỷ 19 với chức năng cung cấp tài chính dài hạn cho các
dự án có rủi ro đặc biệt nhưng hứa hẹn mức lợi nhuận cao ở tương lai đối với các
lĩnh vực sản xuất mới.
Tại các quốc gia đang phát triển, các NHPT đầu tiên cũng được hình
thành cùng thời gian này, như ở Mexico (Ngân hàng El Banco de Avio năm 1821).
Ngân hàng này cũng chủ yếu cung cấp sự hỗ trợ tài chính để phát triển các ngành
công nghiệp đường sắt, sản xuất bông, lụa, sắt …
Đến sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 1929 đến 1932, khi một
số ngành lĩnh vực đối mặt với nguy cơ bị sụp đổ, chính phủ một số nước lựa chọn
con đường xây dựng các NHPT như một giải pháp để cải thiện thị trường vốn. Đại
diện như Ngân hàng Nacional Finaciera của Mexico được thành lập năm 1934.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc thiếu nguồn vốn dài hạn cho các dự án
đầu tư nhằm mục tiêu phát triển đất nước khiến nhiều quốc gia khuyến khích thành
lập các tổ chức phát triển tài chính bằng cách sử dụng công quỹ, để lấp đầy khoảng
cách tài chính. Giai đoạn cụ thể Trong phát triển này bao gồm “các công ty phát
triển tài chính” (tổ chức công cộng với các hoạt động phi ngân hàng), “Quỹ phát
triển” (thường dựa trên các tài khoản đặc biệt của Ngân hàng Trung ương ), và ngày
nay là các “NHPT quốc gia”.
Theo đó, các NHPT lần lượt ra đời tại các quốc gia vào những năm 50 nhằm
tạo kênh thu hút vốn trong và ngoài nước, cung cấp tài chính phục vụ cho các mục
tiêu khôi phục và phát triển kinh tế. Những năm 60 là giai đoạn các NHPT thuộc sở


10


hữu tư nhân có sự tham gia của chính phủ phát triển mạnh mẽ. Những năm 70 lại là
giai đoạn phát triển của các NHPT thuộc sở hữu Chính phủ. Tuy nhiên các NHPT
tại các quốc gia đều gắn liền với sự hỗ trợ của Chính phủ bất kể tính chất sở hữu
của nó là gì.
José de Luna-Martínez và Carlos Leonardo Vicente trong nghiên cứu khảo sát
toàn cầu của mình về NHPT năm 2012 đã đưa ra số liệu về sự thành lập NHPT qua
các năm như sau: Có 12% số lượng các NHPT được thành lập trước năm 1946, 49%
các NHPT thành lập sau năm 1946 (sau thế chiến thứ II) và 30% các NHPT được
thành lập từ năm 1990 đến 2011 (Biểu đồ 1.1).
Tác giả cũng nhận thấy có một số lượng lớn các NHPT được thành lập hơn ba
thập kỷ trước đến nay vẫn tồn tại và hoạt động mặc dù gặp không ít lời chỉ trích của
những người chống lại NHPT trong những năm 80, 90 và vai trò ngày càng tăng của
lĩnh vực Ngân hàng tư nhân.
Và trên thực tế thời gian qua, trong khi chính phủ các nước đã tư nhân hóa các
tổ chức tài chính thuộc sở hữu nhà nước thì một số nước khác lại đang hình thành
những NHPT mới. Ví dụ như NHPT Bungari, NHPT DNNVV của Thái Lan, Ngân
hàng Financiera (Mexico) và gần đây, các NHPT mới đã được thiết lập ở Serbia,
Bosnia, Herzegovina, Malawi và Mozambique.
Cho đến hiện nay, trên thế giới có khoảng 520 NHPT, và họ có xu hướng tập
trung chủ yếu vào việc cung cấp tài chính dài hạn cho các dự án với lợi ích xã hội
lớn. Họ cũng cung cấp dịch vụ phát triển như nghiên cứu, vận động và hỗ trợ kỹ
thuật (Bruck, 2005).


11

Biểu đồ 1.1: Sự hình thành NHPT qua các năm
(Nguồn: José de Luna-Martínez Carlos Leonardo Vicente 2012- “Global survey
of Development banks”).


Biểu đồ1.2: Nhóm các NHPT theo tài sản năm 2009.
(Nguồn: José de Luna-Martínez Carlos Leonardo Vicente 2012- “Global survey
of Development banks”).


12

Biểu đồ về kích thước các NHPT dựa trên tổng tài sản (Biểu đồ 1.2) cho thấy:
Cuối năm 2009, có 51% các NHPT có tổng tài sản dưới một tỷ đôla (nhóm các
NHPT nhỏ), 3,3% số lượng các NHPT có tổng tài sản từ một tỷ đôla đến dưới 10 tỷ
đô (nhóm các NHPT trung bình), 11% các NHPT thuộc nhóm NHPT lớn (tài sản từ
10 tỷ đến 99 tỷ đôla) và 5% nhóm NHPT siêu lớn với tài sản trên 100 tỷ đôla ( “các
Mega-banks”).
Điều này cho thấy, tại các quốc gia, các NHPT đều được tổ chức tương đối
nhỏ và nắm giữ một phần nhỏ trong tài sản của thị trường. Tuy nhiên, cũng có một
nhóm nhỏ các NHPT đang đóng vai trò tương đối lớn trong hệ thống ngân hàng.
Đặc biệt là ở các nền kinh tế nhỏ. Ví dụ, NHPT của Quần đảo Cook chiếm 11%
tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng, NHPT Phi-gi 11%, và NHPT Rwanda 12%.
Trong một vài nền kinh tế lớn, một số NHPT cũng có một phần đáng kể của thị
phần trên thị trường. Ví dụ, T. C. Ziraat Bankasi (Ngân hàng nông nghiệp) ở Thổ
Nhĩ Kỳ, NHPT Quốc gia Brazil, và Ngân hàng đất của Philippines chiếm 15%, 10%
và 9% tổng tài sản tương ứng trong hệ thống ngân hàng của nước họ.
Bảng 1.1: Thị phần của một số NHPT trong năm 2009
(Tỷ lệ phần trăm tổng tài sản so với toàn hệ thống NH quốc gia)
Ngân hàng

Phần trăm thị phần

NH Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ


15%

NHPT Rwanda

12%

NHPT Fiji

11%

NHPT quốc gia Brazil

10%

NH đất Philippines

9%

Nguồn: José de Luna-Martínez Carlos Leonardo Vicente 2012- “Global survey
of Development banks”.


13

Điều này chỉ ra rằng, mọi nền kinh tế đều tồn tại một số ngành, lĩnh vực có vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội quốc gia nhưng khó có
thể tiếp cận được với các nguồn tín dụng thương mại do tính chất rủi ro cao hoặc lợi
nhuận kỳ vọng thấp, nguồn vốn lớn hoặc thời gian hoàn vốn kéo dài… Chính vì
vậy, trong mỗi giai đoạn của nền kinh tế, Chính phủ các nước sẽ có các quyết sách

phù hợp thông qua công cụ hỗ trợ là NHPT để phục vụ cho mục tiêu quốc gia. Và
Chính phủ các nước đều nhận thấy ở các NHPT như là một công cụ liên quan đến
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.2. Khái niệm NHPT
Bản chất của NHPT đã được đưa ra đầu tiên bởi Joseph Schumpeter trong
cuốn sách của ông – “Lý thuyết phát triển kinh tế”, được xuất bản bằng tiếng Anh
vào năm 1934. Schumpeter lập luận rằng ngân hàng và doanh nghiệp là hai tác nhân
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Ông là một trong những người sớm
nhất cho rằng phát triển tài chính dẫn đến phát triển kinh tế, vì thị trường tài chính
thúc đẩy tăng trưởng bằng cách tài trợ các doanh nghiệp và tạo kênh vốn cho các dự
án lợi nhuận cao.
Nhưng phải đến năm 1957, Kane mới được coi là người đầu tiên đưa ra định
nghĩa về NHPT, theo ông NHPT là một tổ chức trung gian tài chính cung cấp nguồn
vốn dài hạn cho các dự án phát triển kinh tế và cung cấp các dịch vụ liên quan.
Cũng theo Kane, bằng việc hình thành các NHPT thay thế cho các tổ chức tài chính
hạn hẹp hoặc không hoạt động, các nước đang phát triển có thể bỏ qua nhiều giai
đoạn phát triển mà các nước công nghiệp hóa đã trải qua và do đó có thể phát triển
nhanh hơn và tiến gần hơn tới công nghiệp hóa.
Armendáriz de Aghion (1998) coi NHPT là trung gian tài chính chuyên về
cung cấp các khoản trợ cấp tín dụng dài hạn thường xuyên để thúc đẩy các dự án
công nghiệp hoặc cơ sở hạ tầng. Bruck (1998); Yeyati và cộng sự (2004) cho rằng
NHPT chuyên về việc cung cấp vốn dài hạn và cho vay đối với các công ty mà các
công ty đó sẽ không thực hiện được các dự án nếu không có sự trợ cấp kinh phí dài


14

hạn. Panizza (2004) cho rằng: NHPT là các tổ chức tài chính chủ yếu liên quan tới
việc cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các dự án tạo ra ngoại tác tích cực do đó được
sự tài trợ của các nhà tín dụng tư nhân.

José de Luna-Martínez và Carlos Leonardo Vicente trong nghiên cứu khảo sát
của mình về NHPT năm 2012 đã định nghĩa “NHPT là một ngân hàng hoặc tổ chức
tài chính với số vốn nhà nước sở hữu ít nhất 30% và đã được giao một nhiệm vụ
pháp lý rõ ràng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong một khu
vực, bao gồm cả thị trường hoặc phân khúc ngành công nghiệp”.
Theo đó, NHPT được hiểu đầy đủ là một tổ chức tài chính được chính
phủ giao nhiệm vụ thực hiện chính sách phát triển thông qua việc cấp tín dụng và
cung cấp các dịch vụ khác theo chương trình hỗ trợ của chính phủ nhằm đạt các
mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội.
Hay nói cách khác, NHPT tập hợp các nguồn vốn trung và dài hạn trong và
ngoài nước để thực hiện tài trợ cho các đối tượng nhất định để đạt được các mục
tiêu nhất định mà Chính phủ đặt ra trong từng thời kỳ.
1.2.3. Chức năng của NHPT
Hinds (2002) cho rằng các NHPT khu vực có vai trò trong việc thực hiện tái
cấu trúc nền tài chính thế giới hiện đại. Ông phân tích và chỉ ra các công cụ và lời
khuyên liên quan đến các chính sách mà các NHPT có thể sử dụng để thực hiện các
vai trò này. (Sobreiya, 2009) cho rằng một trong những đặc điểm khác biệt chính
của các NHPT được thành lập tại các nước đang phát triển, đó là các mối liên hệ
trực tiếp và gián tiếp của họ với chính sách phát triển kinh tế-xã hội quốc gia và đặc
biệt với sự tài trợ của quá trình này. Những điều này phản ánh một đặc tính các
NHPT là bổ trợ cho quá trình phát triển. Hơn nữa, NHPT còn dự đoán nhu cầu, xác
định các lĩnh vực mới, các hoạt động, các sản phẩm hoặc chiến lược phát triển quốc
gia và các chương trình chung cho đầu tư trong các lĩnh vực này. Lazzarini và
Musacchio (2011) qua nghiên cứu các NHPT của Brazil từ năm 1995 đến năm 2003


15

cho rằng có NHPT có một tác động tích cực thúc đẩy đầu tư dài hạn. Tác giả
Gaurav Arkani năm 2012 đã rút ra các vai trò của NHPT tại Ấn Độ như sau:

Giúp thúc đẩy và phát triển các ngành công nghiệp quy mô nhỏ (SSI) ở

Ấn Độ.
-

Tài trợ cho sự phát triển của khu vực nhà ở Ấn Độ.

-

Tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp quy mô lớn (LSI)

ở Ấn Độ.
-

Giúp phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn Ấn Độ.

-

Tăng cường thương mại với nước ngoài.

-

Giúp xem xét (cứu chữa) đơn vị công nghiệp non yếu.

-

Khuyến khích phát triển của các doanh nhân Ấn Độ.

-


Thúc đẩy hoạt động kinh tế đối với các khu vực lạc hậu của đất nước.

-

Đóng góp vào sự phát triển của thị trường vốn.

Auyezbayeva T.E, Tusupova S.A (2013) qua nghiên cứu vai trò của NHPT
trong việc tạo điều kiện phát triển kinh tế đã rút ra có ba vai trò của các NHPT. Thứ
nhất, các NHPT hoạt động như một đại lý của chính phủ trong các giao dịch tư nhân
hóa, bán và đôi khi tài trợ cho các hoạt động. Thứ hai, NHPT được cung cấp các
khoản vay cho các doanh nghiệp tư nhân và công cộng. Thứ ba, thông qua vốn chủ
sở hữu đang nắm giữ, các NHPT mua cổ phần thiểu số trong một loạt các công ty
giao dịch đại chúng. NHPT tham gia vào quá trình tư nhân hóa không những để
chứng tỏ rằng chính phủ chưa mất sức hút trong nền kinh tế, mà còn thu hút được
các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài thông qua việc tạo nguồn vốn sẵn có đáng kể.
Thorn và Charlotte du Toit (2009) cho rằng các NHPT hoạt động như một tổ chức
tài chính của Chính phủ trong những giai đoạn khó khăn bằng việc thực hiện những
chính sách của chính phủ (hầu hết phi lợi nhuận).
Tại Việt Nam, Theo quyết định số 110/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 về việc phê
duyệt điều lệ hoạt động của NHPT VN, NHPT có các chức năng sau:
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực
hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ.


16

- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của
Nhà nước theo quy định.
- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận
ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong

và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển với các
tổ chức ủy thác.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống
thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát
triển và tín dụng xuất khẩu.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Như vậy, NHPT chính là tổ chức tài chính thực hiện chính sách cho vay
ĐầU TƯ của Chính phủ.
1.2.4. Kinh nghiệm cho vay đầu tư tại một số NHPT trên thế giới
Theo số liệu thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 500 NHPT và các
tổ chức có chức năng như NHPT tại các quốc gia, khu vực với các mục tiêu chủ yếu
là tài trợ cho các dự án, chương trình nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Những NHPT
này đều dựa trên các ý tưởng là có sự can thiệp lớn của chính phủ vào việc phát
triển kinh tế để đạt các mục tiêu vĩ mô.
Các NHPT tại các quốc gia có một số điểm tương đồng với Việt Nam như:
1.2.4.1. Ngân hàng Phát triển Nhật Bản
Những hậu quả nặng nề thời hậu chiến đặt ra yêu cầu tái thiết cấp bách và lâu
dài cho Nhật Bản. NHPT Nhật Bản (DBJ) thuộc sở hữu 100% nhà nước ra đời năm
1951 trên cơ sở kế thừa Ngân hàng Tài chính tái thiết Nhật Bản-RFB (1947) để tài
trợ cho các ngành công nghiệp có quy mô lớn với mục tiêu khôi phục kinh tế đã bị
tàn phá sau chiến tranh. Giai đoạn đầu sau chiến tranh, những khoản tài trợ của WB
cho Nhật Bản đều thông qua NHPT và các dự án được tài trợ chủ yếu cho các lĩnh


×