Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Ôn KTCT mác lênin theo vấn đề từng chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.06 KB, 19 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỰ LUẬN
Vấn đề 1: Phân tích 2 thuộc tính của HH. vì sao HH có 2 thuộc tính
* Khái niệm Hàng hóa: Hàng hóa là một sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của
con người thông qua trao đổi mua - bán.
* Hàng hóa có hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và Giá trị
a. Giá trị sử dụng của hàng hóa
- Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn một hay một số
nhu cầu nào đó của con người.
- Bất cứ một hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định có thể thỏa mãn một hay một số
nhu cầu nào đó của con người. Những công dụng đó được gọi là tính có ích của hàng hóa.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là nội dung vật chất của của cải vì nó do thuộc tính tự nhiên (lý, hóa học)
của thực thể hàng hoá đó quyết định.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn vì không phụ thuộc vào sự sự thay đổi của
phương thức sản xuất.
- Theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng phát hiện thêm những thuộc tính mới
của sản phẩm và phương pháp để lợi dụng chúng đó đó số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chất lượng
ngày càng tốt.
- Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện khi nó được tiêu dùng hay sử dụng. Nếu hàng hóa chưa được tiêu
dùng thì giá trị sử dụng của nó chỉ ở dạng tiềm năng. Để giá trị sử dụng ở dạng tiềm năng trở thành giá trị sử
dụng hiện thực thì hàng hóa đó cần được tiêu dùng.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì nó không phải là giá trị sử dụng cho người sản
xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xã hội thông qua hoạt động trao đổi, mua bán.
b. Giá trị hàng hóa
- Muốn hiểu giá trị hàng hóa phải xuất phát từ giá trị trao đổi.
- Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
- Khái niệm: Giá trị trao đổi trước hết là tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng
khác.
Ví dụ: 1m vải trao đổi lấy 5 kg thóc. (Điều này có nghĩa là 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5kg thóc)
- Vấn đề đặt ra là: tại sao hai hàng hoá, hai giá trị sử dụng lại trao đổi được cho nhau, hơn nữa chúng lại
trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định?
+ Cái chung đó không thể là giá trị sử dụng vì hai loại hàng hóa này có công dụng hoàn toàn khác nhau


(vải để mặc, thóc để ăn). Và sự khác nhau đó chỉ là điều kiện cần thiết để sự trao đổi xảy ra vì không ai đem
trao đổi những vật phẩm giống hệt nhau về giá trị sử dụng.
+ Cái chung đó là: cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ
có cơ sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Vậy, thực chất người ta trao đổi hàng hóa
với nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn dấu trong trong những hàng hóa đó.
► Chính hao phí lao động để tạo ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy là cơ sở chung cho mọi việc trao
đổi và nó tạo thành giá trị hàng hóa.
- Khái niệm: Giá trị hàng hóa là lao động của người sản xuất hàng hóa tạo ra, kết tinh trong hàng hóa
Giá trị hàng hóa biểu hiện thông qua giá trị trao đổi. Tức là, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao
đổi.
- Giá trị biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa vì trao đổi hàng hóa là so sánh
lượng hao phí lao động giữa những người sản xuất hàng hóa. Quan hệ giữa người với người được thay thế
bằng quan hệ giữa vật với vật (hàng – hàng).

1


- Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, có sản xuất hàng hóa thì
mới có giá trị hàng hóa.
- Kết luận:
+ Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội (lao động trừu tượng) của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.
+ Giá trị là cơ sở là nội dung của giá trị trao đổi. Chất của giá trị là lao động, nên sản phẩm không chứa
đựng lao động thì không có giá trị. Sản phẩm chứa đựng nhiều lao động để tạo ra thì có giá trị cao. Lượng
giá trị là biểu hiện lượng lao động kết tinh trong hàng hóa. Lượng lao động kết tinh thay đổi dẫn đến giá trị
trao đổi thay đổi. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.
+ Giá trị là một phạm trù lịch sử.
c. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính vùa thống nhất, vùa mâu thuần với nha trong một hàng hoá.
- Mặt thống nhất:

Hai thuộc tính này cùng tồn tại trong một hàng hóa. Một vật muốn trở thành hàng hóa thì không thể thiếu
bất kỳ một thuộc tính nào trong hai thuộc tính trên. Ta có thể thấy một vật có ích tức là có giá trị sử dụng
nhưng không do lao động tạo ra tức là không có lao động xã hội kết tinh trong đó thì không phải là hàng
hóa, ví dụ như: không khí, ánh nắng mặt trời…
- Mặt mâu thuẫn:
+ Thứ nhất, với tư cáchlà một giá trị sử dụng thì các hàng hoá không đồng nhất về chất vì mỗi hàng hóa
có một công dụng khác nhau. Ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá đồng nhất về chất, chúng đều
là kết tinh của lao động, đều là lao động được vật hoá.
+ Thứ hai, tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá trình thực hiện giá trị
sử dụng và giá trị khác nhau về thời gian và không gian. Cụ thể là giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực
lưu thông, còn giá trị được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Nếu không thực hiện được giá trị hàng
hoá (hàng hóa không bán được) thì không thực hiện được giá trị sử dụng có thể dẫn đến khủng hoảng sản
xuất “thừa”.
* Vì sao phải nghiên cứu giá trị bắt đầu từ giá trị trao đổi?
Giá trị là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hóa nên ta không xác định trực tiếp được. Ta chỉ có thể
xác định, đo lường nó thông qua một hàng hóa khác.
Ví dụ: 1m vải = 5 kg thóc ►5kg thóc đo gía trị cho 1 m vải
Do đó ta luôn phải xác định tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác ►hay
nói cách khác, chúng ta đang xác định giá trị trao đổi để xác định giá trị.
* Vì sao Hàng hóa có 2 thuộc tính
Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, hai thuộc tính đó không phải do có hai loại lao động
khác nhau kết tinh trong nó, mà do lao động của người sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: lao động cụ thể và
lao động trừu tượng.
C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt đó.
a. Lao động cụ thể
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất
định.
- Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng: Mỗi lao động cụ thể có đối tượng lao động, mục đích riêng, công
cụ lao đông riêng, phương pháp hoạt động riêng, và kết quả lao động riêng ► tạo ra những sản phẩm có
công dụng khác nhau, tức là tạo ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hóa.

b. Lao động trừu tượng
- Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó, để
quy về một cái chung nhất, đó chính là sự tiêu hao sức lao động ( tiêu hao bắp thịt, thần kinh, bộ óc) của
người lao động sản xuất hàng hóa nói chung.
- Lao động trừu tượng tích lũy trong hàng hóa và tạo ra giá trị.
2


+ Chỉ có lao động của người lao động sản xuất hàng hóa mới mang tính trừu tượng và tạo ra giá trị hàng
hóa.
+ Lao động trừu tượng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.
Tất nhiên không phải có hai thứ lao động kết tinh trong hàng hóa mà chỉ là lao động của người sản xuất
hàng hóa có tính hai mặt.
- Tính chất hai mặt nói trên liên quan đến tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng
hóa.
+ Tính chất tư nhân: Mỗi người sản xuất hàng hoá có tính tự chủ của mình nên sản xuất ra cái gì, sản
xuất như thế nào là việc riêng của họ. Vì vậy, lao động của họ trở thành việc riêng, mang tính tư nhân và lao
động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân.
+ Tính chất xã hội: Lao động của mỗi sản xuất hàng hóa cũng là một bộ phận của lao động xã hội trong
hệ thống phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội làm cho lao động của người sản xuất trở
thành một bộ phận trong lao động xã hội, từ đó tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất
hàng hoá. Họ làm việc cho nhau, người này làm việc vì người kia thông qua trao đổi, mua bán hàng hóa.
Việc trao đổi hàng hoá không thể dựa vào lao động cụ thể mà phải quy thành lao động đồng nhất là lao động
trừu tượng. Do đó, lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.
Lượng giá trị hàng hóa và Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hóa là do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó Như
vậy:
- VỀ MẶT CHẤT, giá trị của hàng hóa được xác định bởi hao phí lao động để sản xuất hàng hóa đó
quyết định.
Giá trị của hàng hóa = lao động vật hóa + lao động sống

= lao động quá khứ + lao động hiện tại
= Gtrị tư liệu sản xuất + Gtrị mới do công nhân tạo ra
- VỀ MẶT LƯỢNG: giá trị của hàng hóa được tính theo thời gian lao động xã hội cần thiết.
a. Thời gian lao động xã hội cần thiết
- Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một sản xuất một hàng hóa nhưng điều kiện sản xuất, trình
độ tay nghề, năng suất lao động của họ khác nhau nên thời gian lao động cá biệt khác nhau để tạo ra một
hàng hóa không giống nhau nhau (nghĩa là hao phí lao động cá biệt khác nhau).
- Vậy, có phải rằng người sản xuất nào càng lười biếng, càng vụng về, có điều kiện sản xuất càng khó
khăn thì lượng giá trị hàng hóa của họ càng lớn?
Điều này không đúng vì sự khác nhau trên chỉ là sự khác nhau về chi phí lao động cá biệt của mỗi cá
nhân trong khi giá trị hàng hóa không phải tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết (giá trị xã hội của hàng hóa).
- Khái niệm: Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động trung bình, cần thiết để sản xuất ra
một hàng hóa trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với trình độ trang thiết bị sản xuất trung bình,
trình độ kỹ thuật trung bình và cường độ lao động trung bình.
- Trong thực tế, thời gian lao động xã hội cần thiết là mức hao phí lao động trung bình của xã hội để sản
xuất ra một hàng hóa. Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết (thời gian lao động xã hội trung
bình) gần sát với thời gian lao động cá biệt (mức hao phí lao động cá biệt) của người sản xuất hàng hóa nào
cung cấp tuyệt đại đa số hàng hóa cùng loại trên thị trường.
- Cần chú ý, thời gian lao động cần thiết là đại lượng không cố định mà thay đổi theo thời gian và có thể
khác nhau ở các nước. Bởi vì trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện trang
bị kỹ thuật trung bình…luôn thay đổi theo sự phát triển lực lượng sản xuất.
b. Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnh hưởng tới lượng giá trị của
một đơn vị hàng hóa.
Có thể xem xét ba yếu tố cơ bản sau:
3


- Năng suất lao động:

+ Là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian (hoặc lượng thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm).
+ Giá trị hàng hóa thay đổi tỉ lệ nghịch với năng suất lao động: khi năng suất lao động tăng sẽ kéo theo
tổng số sản phẩm tăng lên, tổng giá trị hàng hóa không tăng so với trước ► giá trị một đơn vị sản phẩm
giảm xuống và ngược lại.
+ Năng suất lao động trên thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ thành thạo trung bình của
người lao động; mức phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ và mức ứng dụng chúng vào sản xuất;
trình độ tổ chức quản lý; quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; các điều kiện tự nhiên. Do đó, muốn tăng
năng suất cần nâng cao hiệu quả của các yếu tố trên.
- Cường độ lao động:
+ Là mức độ hao phí lao động (mức độ nặng nhọc, khẩn trương hay căng thẳng) của người lao động
trong một đơn vị thời gian.
+ Cường độ lao động tăng nghĩa là mức hao phí sức lao động (cơ bắp, thần kinh…) trong một đơn vị thời
gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên. Và nếu cường độ lao
động tăng lên thì tổng số (hay khối lượng) hàng hoá cũng tăng lên nhưng tổng hao phí sức lao động cũng
tăng lên tương ứng cùng tỉ lệ. Do đó, giá trị một đơn vị sản phẩm không thay đổi. Vậy, trong thực tế, tăng
cường độ lao động giống như kéo dài thời gian lao động nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm
không đổi.
+ Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất,
đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động.
- Mức độ phức tạp của lao động:
Căn cứ theo độ phức tạp có thể chia ra lao động phức tạp và lao động giản đơn.
+ Lao động giản đơn là lao động mà một người bình thường không cần trải qua đào tạo cũng có thể làm
được.
+ Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải qua huấn luyện, đào tạo, hay lao động lành nghề mới có thể
thực hiện đuợc.
Trong cùng một thời gian hao phí như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị lớn hơn gấp bội lần lao
động giản đơn.
Vấn đề 2: Nội dung và tác dụng của quy luật giá trị
* Để hiểu rõ các quy luật của sản xuất hàng hóa, chúng ta cần hiểu một số khái niệm sau:

- Quy luật: mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên
trong mỗi sự vật hay giữa các sự vật và hiện tượng với nhau.
- Quy luật kinh tế: phản ánh những mối liên hệ tất yếu, bản chất, thường xuyên và lặp lại giữa các hiện
tượng và quá trình kinh tế
1. Nội dung của quy luật giá trị
- Quy luật giá trị không phải là quy luật kinh tế chung của mọi nền sản xuất xã hội. Nó cũng không phải
là quy luật kinh tế riêng của bất kỳ nền sản xuất xã hội nào. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của
sản xuất hàng hoá vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa. Ở đâu và khi nào có sản xuất và lưu thông
hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.
- Quy luật giá trị còn là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hoá.
- Nội dung quy luật: Sản xuất và trao đổi hàng hoá dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí
lao động xã hội cần thiết.
- Yêu cầu đối với sản xuất:
Trong thực tế sản xuất, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí cá biệt của mình. Tuy nhiên, giá trị
hàng hóa không phải do hao phí lao động cá biệt mà do hao phí lao động xã hội quyết định. Do vậy, muốn
4


bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và tiến tới có lãi thì người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí
lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết. ► Qua đây, ta thấy được tác
động của quy luật giá trị là buộc người sản xuất phải điều chỉnh quá trình sản xuất của mình sao cho phù
hợp nhất.
- Yêu cầu đối với lưu thông:
Trao đổi, lưu thông hàng hóa cũng phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết, tức là trao đổi phải
thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Điều này có nghĩa là, hai hàng hóa được trao đổi cho nhau khi cùng
kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá
trị.
► Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Giá trị là cơ sở của giá cả
nên giá cả phụ thuộc vào giá trị theo hướng: hàng hoá nào có giá trị cao thì giá cả cao và ngược lại. Tuy
nhiên, trên thị trường, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự

tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời so với giá trị và lên xuống
xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động của giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của
nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.
2. Tác
động
Giá
cả của quy luật giá trị
* Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Giá trị
- Điều tiết sản xuất:
Điều tiết sản xuất có nghĩa là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế. Sự điều tiết sản xuất của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả thị trường do tác động
trực tiếp của cung cầu. Điều này thể hiện qua hai trường hợp sau:
+ Thứ nhất, nếu hàng hóa nào đó có cung nhỏ hơn cầu dẫn đến giá cả lớn hơn giá trị, hàng hóa đó có khả
năng bán chạy và thu lãi cao, những người sản xuất sẽ đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động để mở
rộng quy mô sản xuất. Không những thế, những người sản xuất đang hoạt động ở lĩnh vực khác cũng có thể
chuyển qua sản xuất mặt hàng này. Do đó, quy mô ngành này càng được mở rộng.
+ Thứ hai, đối với những mặt hàng hóa có cung lớn hơn cầu kéo theo giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa đó
sẽ không bán được và người sản xuất sẽ phải thu hẹp quy mô, thậm chí đóng cửa xí nghiệp sản xuất mặt
hàng này. Một số người sẽ không sản xuất loại hàng hóa đó nữa mà chuyển sang sản xuất loại hàng hóa có
lãi nhiều. Kết quả là các yếu tố của sản xuất của ngành giảm đi do đã bị chuyển sang ngành sản xuất khác.
+ Thứ ba, đối với hàng hóa mag cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị. Tuy nhiên trường hợp này ít xảy ra.
► Vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành
sản xuất khác nhau, đáp ứng đầy đủ hơn, phù hợp hơn nhu cầu của xã hội.
- Điều tiết lưu thông
Tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua sự vận động giá cả trên thị trường. Sự
biến động giá cả trên thị trường có tác dụng thu hút luồng hàng hóa từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, nơi
có thể thu nhiều lãi. Qua đó, quy luật giá trị có tác động điều tiết, phân phối các nguồn hàng hóa một cách
hợp lý hơn giữa các vùng, giữa cung và cầu đối với các loại hàng hóa trong xã hội.
Trong kinh tế thị trường hiện nay, ngoài vai trò điều tiết của thị trường, nhà nước cũng có tác động mạnh

mẽ đến điều tiết sản xuất, lưu thông thông qua các công cụ của kế hoạch.
* Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm.
- Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất là một chủ thể độc lập, tự quyết định hoạt động sản
xuất, kinh doanh của mình. Và mỗi người có điều kiện sản xuất khác nhau nên mức hao phí lao động cá biệt
của họ khác nhau, sản xuất mặt hàng này. Tuy nhiên, trên thị trường, các hàng hóa đều phải được trao đổi
theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy, người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá
biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội sẽ thu được lãi và ngược lại. Để dành được lợi thế trong cạnh
tranh và tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ, phá sản, các chủ thể kinh tế phải luôn luôn phấn đấu hạ thấp giá trị cá
biệt sao cho bằng hoặc thấp hơn giá trị xã hội.
5


- Muốn vậy, người sản xuất phải:
+ Tìm cách cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề, sử dụng các thành tựu mới của khoa học, kỹ
thuật vào sản xuất.
+ Cải tiến hiệu quả tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh, cải tiến các biện pháp lưu thông, bán hàng để
tiết kiệm chi phí lưu thông và tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng.
+ Thực hiện tiết kiệm chặt chẽ các yếu tố đầu vào nhằm nâng cao năng suất lao động.
+ Cải tiến chất lượng, mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
Kết quả là năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển,
chi phí sản xuất không ngừng giảm xuống.
* Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu sẽ dẫn đến kết quả là:
Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độtay nghề cao, có kiến thức, trang bị kỹ thuật tốt,
có vốn nên hạ thấp được mức hao phí lao động cá biệt so với hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu được
nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, thuê thêm lao động, mở rộng sản xuất kinh doanh
và trở thành ông chủ.
Ngược lại, những người không có điều kiện sản xuất thuận lợi, làm ăn kém cõi, hoặc gặp rủi ro trong
kinh doanh sẽ có mức hao phí lao động cá biệt cao, khi bán hàng sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí phá

sản và trở thành người làm thuê.
Tác động phân hóa giàu nghèo của quy luật giá trị cũng chính là một trong những nguyên nhân, cơ chế
làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản. Bởi vì nó đã tạo điều
kiện tập trung một khối lượng tiền lớn vào tay một số người và đồng thời cũng tạo ra lực lượng lao động
làm thuê bán sức lao động kiếm sống.
► Qua đây, ta có thể thấy quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Một mặt,
quy luật giá trị buộc các chủ thể kinh tế phải sàng lọc, lưu giữ các yếu tố có tác dụng tích cực đến hiệu quả
sản xuất, gạt bỏ những yếu tố lạc hậu. Mặt khác, nó phân hóa xã hội thành giàu nghèo, gây ra sự bất bình
đẳng trong xã hội.
Vì lý do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, Nhà nước cần có những biện pháp
để phát huy mặt tích cực của quy luật giá trị. Cụ thể, nhà nước có thể vận dụng quy luật giá trị trong điều
tiết vĩ mô để thúc đẩy hoặc không khuyến khích một số ngành sản xuất phát triển, bên cạnh đó là các chính
sách điều tiết, chính sách xã hội để hạn chế sự phân hóa trên. Đặc biệt, đối với Việt Nam, trong điều kiện
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, điều đó càng
được thực hiện đúng mức.
Vấn đề 3: Trình bày 2 PP SX GTTD (Tương đối và siêu ngạch)
a) Quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng trong chủ nghĩa tư bản
- Mục đích: nhà tư bản ứng ra một số tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động không phải là để thu
được giá trị sử dụng mà để thu giá trị, hơn nữa đó là tạo ra giá trị thặng dư.
Hành vi của họ sẽ tuân theo công thức:
T - H - T ' ( T ' > T, T ' - T = ∆T > 0 )
Muốn thực hiện mục đích đó, họ phải tổ chức sản xuất ra những giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của xã
hội.
Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghãi là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá
trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Bởi vì, giá trị sử dụng là nội dung vật chất của hàng hóa, là vật mang giá
trị và giá trị thặng dư.
- Đặc điểm:
Quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hóa sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra giá trị thặng dư
có 2 đặc điểm:
6



+ Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất được
nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
+ Sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không thuộc về công nhân.
=> Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng với
việc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
*Các phương pháp sản xuất Giá trị thặng dư
a. Giá trị thặng dư tuyệt đối
- Khái niệm: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt
quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất
yếu không thay đổi.
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
Thí dụ, ngày lao động là 8h, trong đó thời gian lao động tất yếu là 4h, mỗi giờ công nhân tạo ra một giá
trị mới là 10 đơn vị.
Biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Thời gian cần thiết 4 h

Thời gian thặng dư 4 h

Tỷ suất giá trị thặng dư:
× 100% =
m 4
’=
4 100%
40
Hoặc:m' =
x 100% = 100%
40
+ Nếu nhà tư bản kéo dài ngày lao động của công nhân thêm 2h nữa, trong khi các điều kiện khác không

đổi, lúc đó, thời gian lao động tất yếu là 4h, thời gian lao động thặng dư là 6h. Nghĩa là, giá trị thặng dư
tuyệt đối tăng lên 60 và tỷ suất giá trị thặng dư ( m' ) tăng lên thành:
Thời gian cần thiết 4 h

Thời gian thặng dư 6 h

Tỷ suất giá trị thặng dư:
× 100% =
m 6
’=
4 150%
60
Hoặc:
m' =
x 100% = 150%
40
Bất cứ nhà tư bản nào cũng muốn kéo dài ngày công lao động của công nhân, nhưng việc kéo dài đó
không thể vượt qua giới hạn sinh lý của công nhân. Bởi vì, người công nhân cần có thời gian ăn, ngủ, nghỉ
ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Do vậy, việc kéo dài thời gian lao động gặp sự phản kháng gay gắt của
giai cấp công nhân đòi giảm giờ làm.
+ Khi độ dài ngày lao động không thể kéo dài thêm, vì lợi nhuận của mình, nhà tư bản lại tìm cách tăng
cường độ lao động của người công nhân. Vì tăng cường độ lao động có nghĩa là chi phí nhiều sức lao động
hơn trong một khoảng thời gian nhất định. Nên tăng cường độ lao động về thực chất cũng tương tự như kéo
dài ngày lao động.
Vì vậy, kéo dài thời gian lao động hay tăng cường độ lao động đều để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
- Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong thời kỳ đầu nền sản xuất tư bản, với việc phổ biến sử dụng lao
động thủ công và năng suất lao động thấp.
b. Giá trị thặng dư tương đối
- Khái niệm: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất
yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức

lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ
lao động vẫn như cũ.
7


- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Thí dụ, ngày lao động là 10h, trong đó 5h là lao động tất yếu, 5h là lao động thặng dư.
Biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Khi đó, tỷ suất giá trị thặng
dưgian
là: cần thiết 5 h
Thời gian thặng dư 5 h
Thời
5
m’ = 5 × 100% = 100%
50
Hoặc: m' =
x 100% = 100%
50
Nếu giá trị sức lao động giảm đi 1h thì thời gian lao động tất yếu giảm xuống còn 4h và thời gian lao
động thặng dư tăng lên 6h và tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên thành:
Thời gian lao động cần thiết 4
h

Thời gian lao động thặng dư 6
h

Khi đó, tỷ suất giá trị thặng dư là:
× 100% =
m 6

’=
4 150%
60
Hoặc: m' =
x 100% = 150%
40
- Điểm mấu chốt của phương pháp này là phải hạ thấp giá trị sức lao động. Điều đó đồng nghĩa với giảm
giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã
hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho ngành
sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.
- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát triển. nhưng lúc đầu chỉ
một số nhà tư bản làm được vì điều kiện khoa học, kỹ thuật chưa cho phép. Khi đó, các nhà tư bản này tăng
được năng suất lao động nên thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Khi các nhà tư bản đều cải tiến kỹ thuật,
giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ không còn. Tất cả sẽ thu được giá trị thặng dư tương đối. Do đó giá trị thặng
dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
c. Giá trị thặng dư siêu ngạch
C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Bởi vì
chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, chỉ khác một chỗ một bên là tăng năng suất lao động cá
biệt, một bên là tăng năng suất lao động xã hội.
- Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới
sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
- Nhà tư bản chỉ phải bỏ ít chi phí hơn các nhà tư bản khác nhưng vẫn có thể bán được hàng hóa với giá
ngang bằng với giá thị trường, từ đó thu được giá trị thặng dư cao hơn.
Khi số đông các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật công nghệ thì giá trị thặng dư siêu ngạch của doanh
nghiệp đó sẽ không còn nữa.
- Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng xét trên phạm vi
toàn xã hội, nó lại thường xuyên tồn tại. Và nó chính là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới
công nghệ để tăng năng suât lao động cá biệt, đánh bại đối thủ cạnh tranh, thu được phần giá trị thặng dư
lớn.
* So sánh giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối :

GTTD tương đối
GTTD siêu ngạch
* Do tăng NSLĐ XH
* Do tăng NSLĐ cá biệt
* Toàn bộ các nhà TB thu
* Từng nhà TB thu
* Biểu hiện quan hệ giữa công nhân và
* Biểu hiện quan hệ giữa công nhân với tư bản, tư bản
tư bản.
với tư bản.
Vấn đề 4: Khái niệm tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến, tư bản cố định và tư bản lưu động
8


- Khái niệm tư bản: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công
của người công nhân.
Sơ đồ biểu thị sự phân chia tư bản:

TƯ BẢN
CỐ ĐỊNH

Giá trị nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu phụ (c2)

.

TƯ BẢN
LƯU ĐỘNG
TƯ BẢN
KHẢ BIẾN


Theo đặc điểm
chu chuyển

Theo vai trò sản xuất
giá trị thặng dư

TƯ BẢN
BẤT BIẾN (c)

Giá trị nhà xưởng, công trình,
máy móc, thiết bị (c1)

Giá trị sức lao động (v)

*Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Để sản xuất giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng trước tư bản để mua tư liệu sản xuất và sức lao động,
tức là tư bản tiền tệ đã được chuyển hóa thành hai hình thức khác nhau của tư bản sản xuất. Người ta gọi
chúng là: Tư bản bất biến và Tư bản khả biến. Mỗi bộ phận tư bản ấy có vai trò khác nhau trong quá trình
làm tăng thêm giá trị
Khái niệm
- Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất (tồn tại dưới hình thái tư liệu sản
xuất) mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá
trình sản xuất
+ Ký hiệu: c
+ Các bộ phận cấu thành:
* Máy móc, nhà xưởng: tham gia vào quá trình sản xuất nhưng chuyển giá trị từng phần vào sản phẩm
dưới dạng khấu hao hữu hình và vô hình (c1).
* Nguyên, nhiên, vật liệu: chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm trong quá trình sản xuất (c2).
+ Đặc điểm:

* Giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm
* Giá trị TLSX được bảo tồn dưới hình thức giá trị sử dụng mới.
- Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản ứng trước dùng để mua hàng hoá sức lao động. Bộ phận này
không biểu hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng, người công nhân làm thuê đã sáng tạo
ra một giá trị mới, lớn hơn giá trị của sức lao động, tức là có sự biển đổi về số lượng.
+ Ký hiệu: v
+ Hình thức biểu hiện: tiền lương.
+ Quá trình vận động: Diễn ra trên hai mặt
Một mặt, giá trị của nó biến thành các tư liệu sinh hoạt và biến đi trong quá trình tiêu dùng của công
nhân.
Mặt khác, bằng lao động trừu tượng, người công nhân tạo ra giá trị mới không những đủ để bù đắp sức
lao động của mình, mà còn có giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Do đó, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất.
c) Tư bản cố định và tư bản lưu động
Tư bản sản xuất gồm nhiều bộ phận với thời gian chu chuyển khác nhau về giá trị bởi vì chúng dịch
chuyển giá trị của mình vào sản phẩm theo những cách thức khác nhau. Căn cứ vào tính chất chu chuyển về
mặt giá trị của các tư bản đó, C.Mác chia tư bản sản xuất thành hai bộ phận: tư bản cố định và tư bản lưu
động.
Tư bản cố định
9


- Khái niệm: Tư bản cố định là bộ phận của tư bản sản xuất, đồng thời là bộ phận chủ yếu của tư bản
bất biến (các máy móc, thiết bị, nhà xưởng...) tham gia vào quá trình sản xuất, về hình thái hiện vật, chúng
tham gia toàn bộ trong quá trình sản xuất, nhưng về giá trị của chúng không chuyển hết một lần mà chuyển
dần từng phần vào sản phẩm (khấu hao) theo mức độ hao mòn của nó trong quá trình sản xuất.
- Đặc điểm của tư bản cố định:
Về hình thái hiện vật, tư bản cố định luôn bị cố định trong quá trình sản xuất, chỉ có giá trị của nó là tham
gia vào quá trình lưu thông cùng sản phẩm. Hơn nữa, nó chỉ lưu thông từng phần, còn một phần vẫn bị cố
định trong trong tư liệu lao động, phần này không ngừng giảm xuống cho đến khi giá trị của nó chuyển hết

vào sản phẩm.
Ví dụ: Khấu hao tài sản cố định
(ĐVT: $)
Giá trị của
Giá trị chuyển
Quỹ khấu hao
TBCĐ
vào
(Quỹ khấu trừ
gồm chi phí
sản phẩm trong của
sửa chữa cơ
vòng một năm
tư bản cố định)
bản

Thời điểm

Bắt đầu vào sản
xuất

1.000.000

-

-

Đến
thứ 1


cuối

năm

800.000

200.000

200.000

Đến
thứ 2

cuối

năm

600.000

200.000

400.000

Đến
thứ 3

cuối

năm


400.000

200.000

600.000

Đến
thứ 4

cuối

năm

200.000

200.000

800.000

Đến
thứ 5

cuối

năm

-

200.000


1.000.000

► Thời gian mà tư bản cố định chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm bao giờ cũng dài hơn thời gian
một vòng tuần hoàn. Nghĩa là tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất.
Trong quá trình sử dụng, tư bản cố định bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Cụ thể, tư bản cố định
bị hao mòn dần dưới các hình thức:
+ Hao mòn hữu hình: là hao mòn về vật chất, về giá trị sử dụng. Loại hao mòn này do quá trình sử dụng
và tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần dần hao mòn đến khi hư hỏng và phải
được thay thế, hết chu kỳ sử dụng.
+ Hao mòn vô hình: là sự hao mòn thuần túy về giá trị. Loại hao mòn này xảy ra ngay cả khi máy móc
còn tốt nhưng bị mất giá vì xuất hiện máy móc mới hiện đại hơn, rẻ hơn, hoặc có giá trị tương đương nhưng
công suất cao hơn, nhiều tính năng công dụng hơn. Việc tránh hao mòn vô hình có ý nghĩa vô cùng to lớn
trong quản lý kinh tế. Để làm được điều đó, các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường độ
lao động, tăng ca kíp làm việc… nhằm tận dụng máy móc trong thời gian càng ngắn càng tốt.
- Ý nghĩa:
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một yêu cầu cấp thiết đối với quá trình sản xuất. Bởi vì, đó
là biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, giảm được hao mòn hữu hình do tự nhiên phá
hủy và tránh được hao mòn vô hình. Qua đó, chủ thể sản xuất có điều kiện đổi mới thiết bị nhanh hơn.
Tư bản lưu động
- Khái niệm: Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất, gồm một phần tư bản bất biến (nguyên, nhiên
liệu, vật liệu…) và tư bản khả biến (sức lao động) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và
giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất.
10


- Đặc điểm:
Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Nếu tư bản cố định muốn chu chuyển hết giá trị
của nó phải mất nhiều năm thì trái lại, tư bản lưu động trong một năm có thể chu chuyển giá trị của nó nhiều
lần hoặc nhiều vòng.
- Sơ đồ biểu thị sự phân chia:

Tư bản cố định

Tư bản bất biến

Tư bản lưu động

c

Tư bản khả biến
1

c2

v

Trong đó: + c1: Giá trị nhà xưởng, công trình, máy móc, thiết bị
+ c2: Giá trị nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ
+ v : Giá trị sức lao động
Vấn đề 5: Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa
- Địa tô đã xuất hiện từ khi có quyền tư hữu về ruộng đất bà là hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội
phong kiến. trong lịch sử, nó lần lượt trải qua các hình thái: tô lao dịch, tô hiện vật và tô tiền.
- Trong chủ nghĩa tư bản, nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải thuê ruộng đất và thuê công
nhân để tiến hành sản xuất thu giá trị thặng dư. Họ coi nông nghiệp là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
Cũng như trong công nghiệp, nhà tư bản nông nghiệp phải thu được P , đồng thời phải thu được một số
giá trị thặng dư dôi ra, tức là lợi nhuận siêu ngạch, để nộp tiền thuê đất của địa chủ dưới hình thức địa tô (r).
Từ đó, ta thấy giá cả nông sản là:

Wns = c + v + P + Pns = c + v + P + r
Trong đó:
+ Wns: Giá nông sản

+ c1: khấu hao tài sản cố định phục vụ sản xuất.
+ v : tiền lương trả cho công nhân nông nghiệp.
+ P : lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế.
+ r: địa tô.
+ Pns: lợi nhuận siêu ngạch mà tư bản cá biệt kinh doanh nông nghiệp thu được.
+ ( P + Pns) = m
- Như vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng còn lại, tức là một phần của giá trị thặng dư do
công nhân nông nghiệp tạo ra, sau khi đã trừ phần lợi nhuận bình quân ( P ), mà các nhà tư bản kinh doanh
trong nông nghiệp phải trả cho địa chủ.
Khái niệm: Địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch do công nhân lao động động làm
thuê trong nông nghiệp làm ra (tức là một phần của giá trị thặng dư sau khi trừ lợi nhuận bình quân của tư
bản đầu tư vào nông nghiệp) mà các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải nộp cho người sở hữu
ruộng đất
Vấn đề đặt ra là: Vì sao tư bản nông nghiệp lại có thể thu được phần lợi nhuận siêu ngạch để nộp cho địa
chủ? Nghiên cứu các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa sẽ giúp chúng ta giải thích rõ điều này.
Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa
a, Địa tô chênh lệch
- Để phân tích, ta phải giả định nông sản cũng bán theo giá cả sản xuất, nghĩa là tư bản phải thu hồi được
chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân.
- Như phân tích ở phần trước, chúng ta thấy rằng lợi nhuận siêu ngạch trong công nghiệpdo cạnh tranh
tạo nên, vì vậy nó chỉ xuất hiện tạm thời và không tồn tại ổn định một doanh nghiệp nào nhất định.
11


- Trái lại, lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp tồn tại ổn định trong các xí nghiệp có điều kiện sản
xuất thuận lợi.
Điều đó là do:
+ Một là, số lượng ruộng đất bị giới hạn và bị độc chiếm, người ta không thể tự tạo thêm ra những vùng
đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
+ Thứ hai, nông phẩm là thứ sản phẩm không thể thiếu, không thể thay thế đối với đời sống con người.

Bên cạnh đó, nhu cầu về lương thực thực phẩm không ngừng tăng lên, do đó xã hội không chỉ canh tác trên
những mảnh đất tốt mà buộc phải canh tác trên cả ruộng đất xấu hay kém thuận lợi hơn.
Do vậy, giá cả thị trường của nông phẩm do giá cả sản xuất ở nơi có điều kiện ruộng đất xấu hoặc kém
thuận lợi, để đảm bảo cho người kinh doanh trên đất này phải thu được lợi nhuận bình quân. (Trong công
nghiệp, giá cả sản xuất là do điều kiện sản xuất trung bình quyết định). Điều này giúp cho người kinh doanh
trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi, có năng suất cao hơn, khi bán theo giá cả sản xuất chung,
ngoài phần lợi nhuân bình quân, sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch để chuyển thành địa tô nộp cho chủ đất
gọi là địa tô chênh lệch. (Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định, lâu dài vì nó dựa trên tính chất cố
định của đất đai và độ màu mỡ của đất)
Địa tô chênh lệch trong CNTB là số dư ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện
sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung quyết định bởi điều kiện sản xuất
trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.(Đất xấu nhất nhưng
không phải bất kỳ chi phí nào cũng trở thành giá cả SX, mà là chi phí SX ở mức trung bình)
Như vậy, địa tô chênh lệch là một phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên
rượng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quy
định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất với giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung
bình.
 Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch. Nguồn gốc của nó là một phần giá trị thặng
dư do công nhân nông nghiệp tạo ra. Nguyên nhân sinh ra địa tô chênh lệch là do có sự độc quyền kinh
doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa.
- Xét về cơ sở hình thành lợi nhuận siêu ngạch và việc chuyển hóa nó thành địa tô thì địa tô chênh lệch
được chia làm hai loại:
+ Địa tô chênh lệch I: là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kện tự nhiên thuận lợi như: độ
màu mỡ tự nhiên cao, gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông… làm cho năng suất của tư bản nông nghiệp
cao hơn, tiết kiệm được chi phí hơn.
Ví dụ 1: Sự hình thành địa tô chênh lệch I trên đất tốt và trung bình (Giả sử: P’ = 20%)
Loại
ruộng
Tốt


Sản
P lượng

(tạ)

TB
đầu tư
100

Giá cả sxuất cá biệt

Giá cả sxuất chung

Địa tô
chênh
lệch
Của 1
Của tổng
Của
Của tổng
Rcl1
tạ
SP
1 tạ
SP

2

6


20

120

30

180

60

2

5

24

120

30

150

30

2

4

30


120

30

120

0

0
T.bìn

100

h

0
Xấu

100
0

Ví dụ 2: Sự hình thành địa tô chênh lệch 1 trên đất có vị trí thuận lợi
Vị trí
TB
ruộng
đầu tư
Gần

100


Phí
vận
chuyển

P


0

2

Sản
lượng
(tạ)
5

Giá cả sxuất cá biệt
Của
tổng SP
120

Của 1 tạ
24

Giá cả sxuất chung
Của
1 tạ
27

Địa


Của tổng chênh lệch
Rcl1
SP
135

15

0
12


Xa

100

15

2

5

135

27

27

135


0

0
Vị trí thuận lợi sẽ giúp nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tiết kiệm được phần lớn chi phí lưu thông.
Nhưng khi bán hàng thì cùng giá bán nên người nào có chi phí vận chuyển ít hơn sẽ thu được một khoản lợi
nhuận siêu ngạch so với người khác, do đó họ thu được địa tô chênh lệch.
+ Địa tô chênh lệch II: là địa tô thu được nhờ thâm canh tăng năng suất, là kết quả của việc đầu tư thêm
tư bản vào một đơn vị diện tích để nâng cao chất lượng canh tác, nhằm tăng độ màu mỡ trên mảnh ruộng đó,
nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích.
L
Loại
ruộng

ần
đầu

1

Cùng
một thửa
ruộng

2
3

T
ư
bản
đầu



P

(%)

1
00

2
0

1
00

2
0

1
00

2
0

Sản
lượng
(tạ)
4
6
8


Giá cả sxuất cá
Giá
biệt
chung
1
tạ
3
0
2
0
1
5

Tổng sản
1
lượng
tạ
120
120
120

3
0
3
0
3
0

cả


sxuất

Địa

Tổng sản chênh
lệch
lượng
120

0

180

60

240

120


Địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II có điểm giống nhau là: Đều là lợi nhuận siêu ngạch,
hình thành do hiệu quả đầu tư khác nhau của những tư bản như nhau.

Điểm khác nhau giữa hai loại địa tô là:

Địa tô chênh lệch I là do hiệu quả đầu tư trên những thửa ruộng có điều kiện khác nhau
(quảng canh),

Địa tô chênh lệch II là do hiệu quả những lần đầu tư khác nhau trên cùng thửa ruộng (thâm
canh).

Trong thời hạn hơp đồng thuê đất, phần lợi nhuận siêu ngạch thu được, do việc nhà tư bản thuê đất đã
thâm canh, thuộc về nhà tư bản. Chỉ đến khi hết thời kỳ thuê đất, địa chủ mới tìm cách nâng giá thuê đất lên
để chiếm lấy phần lợi nhuận siêu ngạch đó, tức là nhằm biến lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh (địa
tô chênh lệch II) thành địa tô chênh lệch I. điều này làm phát sinh mâu thuẫn là, nhà tư bản thuê đất kéo dài
thời hạn thuê đất, còn địa chủ lại muốn rút ngắn thời hạn cho thuê. Do đó, trong thời hạn hợp đồng, nhà tư
bản tìm mọi cách quay vòng, tận dụng, vắt kiệt độ màu mỡ của đất đai.
- Địa tô tuyệt đối
+ Địa tô tuyệt đối là số địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tuyết đối phải nộp hco địa chủ
dù ruộng đất tốt hay xấu, ở gần hay ở xa.
(Trên những ruộng đất tốt và trung bình, địa chủ còn thu thêm địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II)
+ Dưới chế độ tư bản, sự độc quyền tư hữu ruộng đất đã cản trở sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa trong nông nghiệp. Do vậy, nông nghiệp thường lạc hậu hơn công nghiệp về kinh tế và kỹ thuật,
và cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. Điều này phản ánh một điều: nếu trình độ
bóc lột như nhau (tỷ suất giá trị thặng dư như nhau) thì một tư bản ngang nhau sẽ sinh ra trong nông nghiệp
nhiều giá trị thặng dư hơn.
Ví dụ: Giả sử:
+ Có hai tư bản đầu tư trong nông nghiệp và trong công nghiệp đều là 100.
+ Trong công nghiệp, cấu tạo hữu cơ là 4/1 còn trong nông nghiệp, cấu tạo hữu cơ là 3/2.
+ m’ = 100%

13


Ngành
SX
Cnghi
ệp

c


c+v

/v

80c+20
v

Nnghi
ệp

4
/1

60C+4
0v

m’
100
%

3
/2

m

Tổng giá trị
SP

2


80c+20v+20m

0
100

%

4
0

60C+40v+40
m

Đại

P tuyệt đối

P'
2
0%

0

2
0%

0

2


0

2

20

+ Địa tô tuyệt đối cũng là một loại lợi nhuận siêu ngạch (20) dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân (20) được
hình thành do cấu tạo hữu cơ của của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, nó là số chênh
lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm.
+ Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công
nghiệp, còn nguyên nhân tồn tại của địa tô tuyệt đối là do chế độ độc quyền tư hữu ruộng đất đã ngăn cản
nông nghiệp tham gia cạnh tranh giữa các ngành để hình thành lợi nhuân bình quân.
* So sánh địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch:
Địa tô chênh lệch
Giống nhau
Khác nhau

Địa tô tuyệt đối

Cùng là Pns, nguồn gốc từ giá trị thặng dư
Nguyên nhân sinh ra địa tô
Nguyên nhân sinh ra địa tô
chênh lệch là độc quyền kinh doanh tuyệt đối là độc quyền tư hữu
ruộng đất
ruộng đất

- Địa tô độc quyền
+ Địa tô độc quyền là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa. Nó có thể tồn tại trong nông nghiệp,
công nghiệp khai thác và các khu đất trong thành thị.
+ Địa tô gắn với độc quyền sở hữu ruộng đất, độc chiếm các điều kiện tự nhiên thuận lợi, cản trở sự cạnh

tranh của tư bản, tạo nên giá cả độc quyền của ruộng đất. Địa tô thu trên các loại có thể trồng các loại cây
cho những sản phẩm quý hiếm, có giá trị cao, hay những khoáng sản có giá trị đặc biệt, thường rất cao và
được gọi là địa tô độc quyền.
+ Nguồn gốc của nó cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền cao của những sản phẩm thu được
trên đất ấy mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ.
Vấn đề 6: Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
a) Tập trung sản xuất và sự hình thành các tổ chức độc quyền
- Tích tụ tập trung cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc trưng kinh tế cơ bản của chủ
nghĩa đế quốc.
- Tập trung sản xuất đến mức độ cao trực tiếp hình thành các tổ chức độc quyền. Và lúc này, giữa các xí
nghiệp lớn tồn tại 2 xu thế:
+ Dễ dàng thỏa thuận với nhau để hợp tác sản xuất, kinh doanh
+ Cạnh tranh gay gắt bất phân thắng bại nên dẫn đến khuynh hướng thỏa hiệp với nhau để thiết lập thế
lực độc quyền.
Tích tụ,
tập trung
sản xuất

Một số xnghiệp có quy mô lớn
Cạnh tranh gay gắt

Thỏa
 hiệp,
thỏa
thuận

Tổ chức
độc quyền

- Tổ chức độc quyền: liên minh giữa các nhà tư bản lớn nắm trong tay phần lớn (thậm chí toàn bộ) sản

phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất, lưu
thông của ngành đó, nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.

14


- Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hóa các liên minh độc quyền liên kết ngang, tức là liên kết các
doanh nghiệp trong cùng một ngành. Những hình thức độc quyền cơ bản kiểu này là: Cartel, Cydicate,
Trust.
+ Cartel: tổ chức độc quyền trên cơ sở những hiệp định giữa các thành viên để thỏa thuận với nhau về
giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, thị trường thanh toán... của các xí nghiệp tham gia nó. Còn
việc sản xuất, thương nghiệp vẫn độc lập, do từng thành viên thực hiện. Nếu ai làm sai sẽ bị phạt tiền theo
hiệp định.
+ Cydicate: tổ chức độc quyền thực hiện những liên minh về mua nguyên vật liệu, bán hàng hóa, do một
ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thành viên. Mục đích của
nó là thống nhất đầu mối mua, bán để mua rẻ, bán đắt nhằm thu lợi nhuận cao.
► Cartel và Cydicate dễ bị phá vỡ, vì khi tương quan lực lượng thay đổi, các thành viên chạy theo lợi
ích bộ phận nên dễ phá cam kết. Từ đó Trust hình thức cao hơn của độc quyền ra đời.
+ Trust: hình thức độc quyền cao nhằm thống nhất cả việc sản xuất và thương nghiệp vào trong tay một
ban quản trị điều hành chung. Các thành viên trở thành cổ đông hưởng lợi tức cổ phần.
- Đến giai đoạn sau, hình thức liên kết dọc xuất hiện. Đó là liên kết của các xí nghiệp lớn, các Cydicate,
Trust thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan đến nhau về kinh tế và kỹ thuật. Người ta gọi hình thức
này là Consortium. Một Consortium có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc
về tài chính vào một nhóm tư bản kếch xù.
Từ giữa thế kỷ XX, một hình thức liên kết mới, liên kết đa ngành, hình thành những conglomerat, hay
concern. Đó là những công ty khổng lồ thâu tóm nhiều công ty xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp
rất khác nhau, đồng thời bao hàm cả vận tải, thương mại, ngân hàng và các dịch vụ khác.
- Nhờ nắm được địa vị thống trị trong sản xuất, lưu thông nên các tổ chức độc quyền có khả năng định
giá cả độc quyền cao. Giá cả độc quyền có hai loại:
+ Giá cả độc quyền mua: Mua hàng hóa (đặc biệt là nguyên liệu) với giá thấp hơn nhiều so với giá cả sản

xuất.
+ Giá cả độc quyền bán: Bán hàng hóa với giá cao hơn giá cả sản xuất.
► Tổ chức độc quyền thu được lợi nhuận độc quyền.
- Tuy nhiên, giá cả độc quyền cũng không thủ tiêu quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư. Vì xét trên
toàn xã hội tư bản thì:
Do đó, phần lợi nhuận kếch xù mà các tổ chức độc quyền thu được cũng bằng phần mà tầng lớp tư sản
vừa và nhỏ cũng như nhân dân lao động mất đi. Lợi nhuận độc quyền còn gồm cả phần bóc lột những tư sản
vừa và nhỏ, người sản xuất nhỏ trong nước và đặc biệt là nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc (do tư
bản mua nông sản với giá rẻ, bán hàng công nghệ giá cao...)
b) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
- Cùng với quá trình tích tụ và tập trung tư bản như trong công nghiệp, đồng thời cũng diễn ra quá trình
tích tụ và tập trung tư bản trong ngân hàng. Cạnh tranh làm các ngân hàng nhỏ bị phá sản, ngân hàng lớn
thôn tính ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng nhỏ khác cũng chủ động sáp nhập. Điều đó dẫn đến hình thành các
tổ chức độc quyền ngân hàng.
- Nhờ nắm trong tay phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội, các tổ chức độc quyền ngân hàng có thêm vai
trò mới, từ chỗ làm trung gian trong thanh toán và tín dụng nay họ nắm được phần lớn tư bản tiền tệ trong
xã hội, trở thành người có quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động kinh tế - xã hội.
Vai trò đó thể hiện:
+ Cử người vào cơ quan quản lý của tư bản công nghiệp.
+ Trực tiếp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.
- Ngược lại, trước sự chi phối, khống chế ngày càng xiết chặt của ngân hàng, các tổ chức độc quyền công
nghiệp cũng tìm cách xâm nhập tương ứng đối ngân hàng. Cụ thể là:
+ Các tổ chức độc quyền công nghiệp tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phiếu
của các ngân hàng lớn để có thể chi phối hoạt động của ngân hàng.
15


+ Tự lập ngân hàng phục vụ cho riêng mình.
- Quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và trong ngân hàng gắn bó, đan xen vào nhau và thúc đẩy
lẫn nhau làm nảy sinh một loại tư bản mới. Đó là tư bản tài chính.

- Theo Lênin: “tư bản tài chính là kết quả của sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng của một số ngân hàng
độc quyền lớn nhất với tư bản của liên minh độc quyền các nhà công nghiệp”.

Ta có thể thấy qua sơ đồ:
Phá sản
Ngân hàng
nhỏ

Tổ chức
Độc quyền
Ngân hàng

Tổ chức
Độc quyền
Công nghiệp

Sáp nhập
TƯ BẢN TÀI CHÍNH

Cạnh tranh khốc liệt
- Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời
sống kinh tế và chính trị của toàn bộ xã hội tư bản. Đó là bọn đầu sỏ tài chính.
Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua các phương pháp:
+ Vận dụng “chế độ tham dự”. Thực chất của chế độ này là một số nhà tài chính lớn hoặc một tập đoàn
tài chính nhờ nắm số cổ phiếu khống chế nên có thể nắm được một công ty lớn nhất với tư cách là “công ty
mẹ”. Sau đó, công ty này lại nắm được lượng cổ phiếu chi phối được nhiều “công ty con”, và đến lượt
mình, các “công ty con” lại chi phối được các “công ty cháu”.
Vậy, chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu mắt xích đã giúp cho nhà tư bản độc
quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết một lượng tư bản lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng tư bản
mà họ đầu tư.

+ Sử dụng các thủ đoạn: lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán
ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất để thu lợi nhuận cao.
- Thống trị về kinh tế là cơ sở thống trị về chính trị và các mặt khác. Chúng chi phối mọi hoạt động của
cơ quan nhà nước, biến nhà nước thành công cụ phục vụ cho tư bản độc quyền. Đó cũng là nguyên nhân
xuất hiện chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ khác, tất cả cùng chạy đua vũ trang gây
chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nước chậm phát triển.
c) Xuất khẩu tư bản
- Lênin vạch ra rằng: “xuất khẩu hàng hóa là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất
khẩu tư bản là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền”.
- Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hoá ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư. Xuất khẩu
tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài, mang tư bản đầu tư ở nước ngoài chiếm đoạt giá trị thặng dư và
các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
CNTB
Độc quyền

CNTB Tự do
cạnh tranh

XK Tư bản

XK Hàng
hóa

Xuất khẩu giá trị ra nước
ngoài nhằm mục đích đoạt
giá trị thặng dư và nguồn
lợi khác
Xuất khẩu hàng hóa
ra nước ngoài nhằm
thực hiện giá trị


- Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành một tất yếu. Bởi vì:
16


+ Một là, các nước tư bản phát triển đã xuất hiện hiện tượng “tư bản thừa” tương đối, tức là có một phần
tư bản không tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận cao ở trong nước. Tiến bộ kỹ thuật ở đây dẫn đến tăng cấu
tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỷ suất lợi nhuận.
+ Hai là, ở các nước kém phát triển về kinh tế, nhất là ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thì nguyên liệu
dồi dào và rẻ, nguồn nhân công và giá đất cũng rẻ nên tỷ suất lợi nhuận cao nhưng ở đây lại thiếu vốn và kỹ
thuật.
► Do đó, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu để nâng cao tỷ suất và khối lượng lợi nhuận.
* Điều đó thể hiện qua sơ đồ:
Trực tiếp
Tích lũy tư bản
Tích lũy khối lượng
Tư bản thừa
(FDI)
phát triển
tư bản lớn
“tương đối”
Xuất
khẩu
Hội nhập kinh tế
tư bản
Gián
Các nước nhỏ
Thiếu tư bản
tiếp
(ODA)

Giá ruộng đất thấp

- Phân loại:
Tiền lương thấp
+ Xét về hình thức đầu tư, có thể chia xuất khẩu tư bản thành hai loại:
Nguyên
liệu rẻtư bản trực tiếp (FDI): mang tư bản ra nước ngoài để trực tiếp xây dựng xí nghiệp

Xuất khẩu
mới, hoặc mua lại các xí nghiệp, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc. Xí nghiệp mới
thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp, song phương hoặc đa phương, nhưng có xí nghiệp 100% vốn của công ty
nước ngoài.

Xuất khẩu tư bản gián tiếp (ODA): hình thức xuất khẩu tư bản cho vay để thu lợi tức. Nói cách
khác, đó chính là hình thức xuất khẩu tư bản cho vay.
+ Xét về sở hữu, ta có xuất khẩu tư bản thành:

Xuất khẩu tư bản nhà nước: nhà nước dùng nguồn vốn của mình và tiền của các tổ chức độc quyền
đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ có hoàn lại hoặc không hoàn lại để thực hiện các mục tiêu
kinh tế, chính trị, quân sự.

Về kinh tế: hướng xuất khẩu tư bản vào những ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường
thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân sau đó. Hoặc viện trợ nhằm ký kết được những hiệp định thương
mại và đầu tư có lợi.

Về chính trị: viện trợ nhằm duy trì và bảo vệ chế độ chính trị ở các nước nhập khẩu tư bản. Đó là
hình thức giúp đỡ nhau giữa các quốc gia “thân cận”, làm tăng sự phụ thuộc của quốc gia nhận tư bản vào
các nước chính quốc, thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới, tạo điều kiện cho xuất khẩu tư bản tư nhân.

Về quân sự: Viện trợ nhằm lôi kéo các nước nhận tư bản phụ thuộc vào khối quân sự hoặc buộc

các nước nhận viện trợ phải cho lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình.

Xuất khẩu tư bản tư nhân: là xuất khẩu tư bản do tư nhân thực hiện. Nó có đặc điểm là thường
đầu tư vào các những ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn, thu lợi nhuận độc quyền cao, dưới hình thức
hoạt động cắm nhánh vào các công ty xuyên quốc gia.
► Việc xuất khẩu tư bản là mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là phương tiện chủ
yếu để tư bản tài chính mở rộng thống trị, bóc lột, nô dịch trên phạm vi quốc tế. Nó có tác động hai mặt.
Một mặt, nó tác động tích cực đến nền kinh tế nhập khẩu tư bản, như thúc đẩy nền kinh tế tự cấp, tự túc
thành nền kinh tế hàng hóa, có cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ hợp lý. Mặt khác, nó làm cho cơ
cấu kinh tế các nước nhập khẩu bị què quặt, lệ thuộc vào chính quốc.
* Quá trình phát triển của các hình thức xuất khẩu:
Doanh nghiệp tư nhân

Các tổ chức độc quyền

Các tchức ĐQ xuyên Qgia

Xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu tư bản

XK tư bản + XK hàng hóa

17
Tk 18

Cuối TK 19 đầu TK 20

Giữa TK 20 đến nay



d) Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
- Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển cộng với việc xuất khẩu tư bản tăng nhanh cả về mặt quy
mô và phạm vi tất yếu dẫn đến phân chia thế giới về kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân
chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền.
- Chủ nghĩa tư bản phát triển luôn gắn với thị trường. Nhất là khi phát triển lên giai đoạn chủ nghĩa tư
bản độc quyền thì các nước tư bản coi thị trường nước ngoài đặc biệt quan trọng. Điều đó là do:
+ Lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi ngày càng phải có nguồn nguyên liệu và nơi thiêu thụ mới có lợi
nhuận cao.
+ Bành truớng ra ngoài để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Lênin đã nhận xét: “Bọn tư sản chia nhau thế giới không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng mà do
sự tập trung đã dẫn tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lời”.
- Các tổ chức độc quyền ngày càng hùng mạnh lại còn được sự ủng hộ của nhà nước mà chúng thao tứng
cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường quốc tế. Cạnh tranh giằng co tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa
hiệp, ký kết các hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và thị trường nhất
định.
Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng các Cartel, Cydicate, Trust quốc tế... Những
năm 1934, thế giới đã có 350 cácten quốc tế, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị toàn thế giới.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, xuất hiện hình thức phan chia thế giới vê kinh tế là liên minh quốc tế
của các tư bản nhà nước. Điển hình cho loại liên minh này là: Cộng đồng Liên minh Châu Âu (EC) thành
lập năm 1957, lúc đầu có 6 nước thành viên, đến đầu thế kỷ XXI có 25 thành viên. Từ ngày 01/01/1999 đã
cho ra đời đồng tiền chung Châu Âu với sự tham gia của 11 quốc gia.
Bước vào thế kỷ XXI, toàn thế giới có trên 60.000 công ty xuyên quốc gia, chiếm khoảng 60% lượng
hàng hóa xuất khẩu của thế giới.
Tại Tây bán cầu, Mỹ đang xúc tiến thành lập khối thị trường chung Châu Mỹ (dự kiến hoàn tất vào năm
2010) bằng cách mở rộng NAFTA gồm Canada, Mehycô và Mỹ.
Một loạt các nước đang phát triển cũng tăng cường liên minh liên kết để chống lại sức ép từ các cường
quốc tư bản chủ nghĩa. Điển hình là việc thành lập các tổ chức Asean, Opec, Liên minh Châu Phi (AU)…
e) Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
- Lênin cho rằng: “chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, cạnh tranh càng

gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết thì cuộc đấu tranh xâm
chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn”
Như vậy, sự phân chia thế giới về kinh tế bao giờ cũng được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia
thế giới về lãnh thổ. Trong quá trình cạnh tranh quyết liệt dành “siêu lợi nhuận độc quyền”, các tổ chức
luôn đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước nhằm giúp mình giành giật được thị trường và môi trường đầu tư
thuận lợi nhất. Sự can thiệp đó đã biến nhà nước thành một nước đế quốc chủ nghĩa.
► Như vậy chủ nghĩa đế quốc là sự kết hợp giữa yêu cầu vươn ra thống trị ở nước ngoài của tư bản độc
quyền với đường lối xâm lăng của nhà nước.
Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền, biểu hiện trong đường lối xâm lược
nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa của các cường quốc nhằm đáp ứng nhu cầu thu
siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.
- Lợi ích của xuất khẩu tư bản thúc đẩy các cường quốc tư bản xâm chiếm thị trường lập nên hệ thống
thộc địa để nắm nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Đối với tư bản tài chính, không phải họ chỉ chú ý đến
nguồn nguyên liệu đã có mà cả nguồn nguyên liệu có thể tìm được. Do đó tư bản tài chính quan tâm mở
rộng lãnh thổ kinh tế mà cả lãnh thổ nói chung.

18


Từ những năm 1880, xâm chiếm thuộc địa đã phát triển mạnh. Vào đầu thế kỷ XX, việc phân chia thế
giới đã hoàn thành. Các quốc gia chiếm hữu thuộc địa nhất là Anh, Nga (Sa Hoàng) và Pháp.
- Sự phân chia lãnh thổ thế giới trên là không đồng đều. Thêm vào đó, các nước tư bản cũng phát triển
không đều, do đó các nước đế quốc ra đời sau đấu tranh đòi chia lại thị trường. Đó là nguyên nhân gây ra
hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ I (1914 - 1918) và đại chiến thế giới lần thứ II (1939 - 1945) cũng như
những xung đột nóng ở nhiều khu vực trên thế giới.
- Từ những năm 50 thế kỷ XX trở lại đây, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ đã làm sụp
đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiểu cũ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa thực dân đã bị thủ
tiêu. Trái lại, các cường quốc đế quốc chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới, đó là dùng viện trợ để
duy trì sự lệ thuộc của các nước chậm và đang phát triển vào các nước đế quốc


19



×