Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.15 KB, 23 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1 Khái niệm và nội dung của cơ cấu kinh tế
1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
Một nền kinh tế xã hội là một hệ thống KT-XH, nó có cơ cấu được gọi là cơ cấu
của nền kinh tế hay gọi là cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế là thuộc tính có ý nghĩa quyết
định của nền kinh tế. Cho đến nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, vấn đề cơ cấu
kinh tế( CCKT) và chuyển dịch cơ cấu kinh tế( CDCCKT) đã được rất nhiều các học
giả và nhà nghiên cứu bàn luận với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung
đều đưa ra một khái niệm thống nhất.
CCKT là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành
nền kinh tế. Đó là mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các thành phần trong nền
kinh tế. Mối quan hệ này thể hiện ở hai mặt số lượng và chất lượng. Như vậy, CCKT là
tổng thể hệ thống kinh tế xã hội bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận có quan hệ chặt chẽ, tác
động qua lại lẫn nhau hợp thành nền kinh tế với quy mô, trình độ công nghệ, tỷ trọng
tương ứng gắn với các điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội cụ thể trong từng giai đoạn
phát triển nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra.
Các yếu tố, bộ phận cấu thành CCKT luôn vận động không ngừng, do đó khi xem
xét cơ cấu kinh tế cần phải nghiên cứu trong một nền kinh tế động. Điều này có nghĩa
không có một khuôn mẫu chung nào về CCKT mà luôn có sự thay đổi tuỳ thuộc vào
điều kiện không gian, thời gian và tình hình nền kinh tế mà tìm ra một CCKT phù hợp
nhất cho từng thời kỳ đó
Vậy thế nào là một cơ cấu kinh tế hợp lý và làm thế nào để biết CCKT đó có phù
hợp hay không?
Theo lý thuyết, một cơ cấu kinh tế hợp lý phải phù hợp với quy luật khách quan,
các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giài đoạn, phục vụ
chiến lược kinh tế phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, vùng và toàn nền kinh tế.
Để đánh giá một cơ cấu kinh tế, người ta nghiên cứu mối quan hệ tỷ trọng của mỗi yếu
tố, mỗi bộ phận cấu thành kinh tế như tỷ trọng GDP, tỷ trọng lao động - việc làm, tỷ
trọng về vốn đầu tư, công nghệ….qua đó đánh giá trình độ phát triển của CCKT. Tuy
nhiên, đánh giá cơ cấu kinh tế dựa vào tỷ trọng các yếu tố là chưa đủ và thiếu căn cứ.


Do đó cần xác định yếu tố nào, bộ phận nào trong CCKT có tác động mạnh nhất đến sự
phát triển của các yếu tố, bộ phận khác và tới nền kinh tế
1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế
Theo những cách tiếp cận khác nhau, có nhiều cách phân loại cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế( Dựa vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và
phân công lao động xã hội) gồm:
•Nhóm ngành nông nghiệp gồm cả nông nghiêp,lâm nghiệp, ngư nghiệp
•Nhóm ngành công nghiệp gồm công nghiệp khai thác, chế biến và ngành cung
cấp dịch vụ điện- nước-khí
•Nhóm ngành dich vụ gồm ngành thương mại, tài chính, du lịch…
Trong mỗi ngành kinh tế lại được chia ra thành các ngành nhở hơn. Ví dụ ngành
công nghiệp chế biến, người ta chia ra thành 21 ngành khác nhau như cơ khi, hoá chất,
điện tử… trong các ngành nhỏ đó lại chia tiếp thành các ngành nhỏ hơn. Như vậy
chuyển dịch cơ cấu sẽ là sự thau đổi trong hệ thống các ngành của nó
- Cơ cấu thành phần kinh tế( Dựa vào các chế độ sở hữu khác nhau)
Theo nhóm sở hữu khác nhau, có những thành phần kinh tế khác nhau. Trong nền
kinh tế thị trường thường có 3 nhóm thành phần cơ bản là sở hữu Nhà nước, sở hữu tư
nhân và sở hữu hỗn hợp. Tuỳ điều kiện cụ thể,mỗi nước có thể quy định các thành phần
kinh tế khác nhau. Mỗi thành phần kinh tế lại có cơ cấu kinh tế khác nhau.
- Cơ cấu vùng lãnh thổ
Đây là cơ cấu kinh tế được tiếp cận theo sự phân bố sản xuất về không gian và
vùng lãnh thổ. Cơ cấu vùng kinh tế thường được xác định bởi các ranh giới địa lý hay
hành chính nhưng trong đó lại hàm chứa cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu vùng kinh tế
thực chất là cơ cấu ngành kinh tế được sắp xếp theo vùng địa lý hành chính nhất định.
Tùy theo tiềm năng phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thành phân bố dân cư trên
lãnh thổ để phát triển tổng hợp hay ưu tiên một vài ngành KT nào đó. Việc chuyển dịch
cơ cấu lãnh thổ phải đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả của các ngành
kinh tế trên lãnh thổ và trên phạm vi cả nước
Ba loại hình kinh tế trên đặc trưng cho cơ cấu KT của nền KTQD. Chúng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó phản

ánh sự phát triển khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động chuyên
môn hóa và hợp tác sản xuất. Xuất phát từ vai trò của cơ cấu ngành kinh tế trong CDCC
kinh tế, chúng ta sẽ tìm hiều kỹ hơn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tê.
2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.1. Khái niệm và nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là một nội dung của CCKT. Vấn để CDCC ngành kinh tế là
một nội dung quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phát triển kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế
Hiệu quả KT
khả năng cạnh tranh
Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế bản thân là một hệ thống động như sự vận
động liên tục của từng thành tố cấu thành, do sự thay đổi tương quan các thành tố và
dẫn đến các quan hệ ràng buộc trong hệ thống đó cũng dễ thay đổi. Cụ thể hơn đối với
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thì đó cũng chính là sự thay đổi giữa các ngành, trong
nội bộ ngành . Sự thay đổi đó diễn ra theo hướng xuất hiện các ngành mới thay thế cho
các ngành không còn phù hợp dẫn đến thay đổi tỷ trọng, thay đổi mối tương quan giữa
các yếu tố, bộ phận chất lượng của toàn bộ hệ thống ngành kinh tế. Do đó sự chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế là tạo ra sự thay đổi trong bộ phận cơ cấu ngành kinh tế, sự
thay đổi đó về tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế về đóng trong GDP, tỷ
lệ vốn đầu tư, tỷ lệ lao động…Kết quả là chuyển dịch từ ngành này sang ngành khác
theo hướng ngày càng hiện đại hơn. Qúa trình chuyển dich cơ cấu ngành là một quá
trình diễn ra liên tục gắn liền với sự phát triển kinh tế. Ngược lại nhịp độ phát riển, tính
bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng CDCC ngành linh hoạt,
phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh
tế.
Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong nền kinh tế
Mối quan hệ này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với vấn đề phân bổ nguồn
lực hạn hẹp của mỗi quốc gia trong thời điểm nhất định vào các hoạt động sản xuất
riêng. Sự CDCC ngành thể hiện tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực. Trong xu

hướng hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng như hiện nay thì việc lựa chọn
và chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành sẽ cho phép mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ thể hiện
được lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu
Qúa trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành công hay thất bại phụ thuộc rẩt
nhiều vao khâu quyết định chủ trương chuyển dịch và tổ chức thực hiện mục tiêu nhiệm
vụ
2.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH
2.2.1. Do nhiệm vụ của cả nước đặt ra cho vùng ĐBSH
Nền kinh tế xã hội cả nước, vùng ĐBSH và các vùng lân cận sẽ tiếp tục tăng
nhanh trong những năm tới đòi hỏi vùng ĐBSH phải có tôc độ tăng trưởng nhanh hơn
để từng bước thể hiện rõ vai trò động lực, cùng với các vùng khác trong cả nước đi đầu
trong một số lĩnh vực.
Từ nay đến năm 2020 dự tính nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh
với tốc độ trên 7.5%, trong đó công nghiệp và xây dựng tâng bình quân khoảng 9%,
nông nghiệp 3.5-4%, dịch vụ 7-9%. Tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt 30% GDP năm 2010
và 35% năm 2020. Xuất khẩu tăng trung bình trên 14%. Như vậy , các quan điểm, mục
tiêu của chiến lược phát triển của cả nước phải được thể hiện trong chiến lược phát triển
của vùng ĐBSH, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cần được đầu tư phát
triển cao hơn, chất lượng lớn hơn.
2.2.2. Sự biến động đáng kể của khoa học và công nghệ của cả nước đặt ra cho vùng
ĐBSH.
Chủ trương phát triển khoa học và công nghệ là một chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước. Chủ trương này cụ thể đến năm 2010 và 2020 như sau:
-Thứ nhất: Sắp xếp lại và phát triển hiệu quả hệ thống các cơ sở đào tạo và nghiên
cứu khoa học, công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đối với các hướng khoa
học công nghệ ưu tiên: Điện tử-tin học, sinh học, nguyên vật liệu.
-Thứ hai: Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mạnh,
đủ sức nghiên cứu, sáng chế công nghệ và tiếp thu sáng tạo công nghệ tiên tiến của
nước ngoài đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển.
- Thứ ba: Đổi mới nghiện cứu và ứng dụng công nghệ mới để phát triển nhanh

kinh tế- xã hội của toàn vùng. Trước hết là đối với lĩnh vực giống cây trồng vật nuôi,
công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học, tự động hóa..
Mặt khác sự biến động khoa học công nghệ trên thế giới ảnh hưởng đến sự phát
triển khoa học công nghệ của nước ta. Do đó cả nước cũng như mỗi vùng kinh tế trong
cả nước đều phải tiến hành nghiên cứu thay đổi, áp dụng khoa học công nghệ của các
nước tiên tiến trên thế giới vào sản xuất, làm thay kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản
phẩm theo xu hướng tăng sản xuất những sẩn phảm có hàm lượng chất xám cao. Đó
chính là những sản phẩm trong khối ngành công nghiệp - xây dựng, và đặc biệt là dịch
vụ. Vì vậy, mà giá trị ngành công nghiệp –xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, ngành
nông - lâm - thủy sản giảm xuống.
2.2.3. Triển vọng thị trường trong nước và xu thế chung của nền kinh tế
Do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xu hướng tiêu dùng hàng
hóa có hàm lượng công nghệ cao ngày càng tăng, đòi hỏi người sản xuất phải cải tiến
mẫu mã sản phẩm, chất lượng. Do đó trong ngành công nghiệp, ưu tiên phát triển các
ngành cơ khí chế tạo… Đặc biệt quan tâm đến phát triển tiểu thủ công nghiệp. Chuyển
dịch dần công nghiệp lên dọc hành lang 18 tại khu gò đồi, đất xấu để giảm sử dụng đất
tốt dành cho sản xuất nông nghiệp và tránh tập trung công nghiệp quá mức vào các đô
thị, khu dân cư vùng ĐBSH. Đối với ngành dịch vụ, tập trung phát triển các ngành dịch
vụ chất lượng cao và toàn diện, đặc biệt là dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại, du
lịch, dịch vụ công nghệ, viễn thông, vận tải, phát triển thị trường bất động sản, thị
trường vốn, thị trường chứng khoán. Trong ngành nông, lâm, thủy sản, tiếp tục chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao,
tạo nhiều giá trị nên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp, phục vụ trực tiếp và chủ yếu
cho nhu cầu tiêu dùng ở các khu đô thị và các khu công nghiệp trong vùng và xuất
khâu. Ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, gắn phát triển nông nghiệp
với việc xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát triển công nghiệp theo hướng công
nghiệp hóa hiện đại hóa.
Về kết cấu hạ tầng, tiếp tục phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống giao thông
đường bộ, đường sắt, đường biển. Hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp quốc lộ 5, 10,
18, 21. Phát triển các hệ thống đô thị, đưa công nghiệp đặc biệt các ngành có nguy cơ ô

nhiễm ra xa nội thành.
2.2.4. Do thế mạnh của vùng về kinh tế-xã hội và yêu cầu phát triển nội tại của vùng
Về nông, lâm, thủy sản: ĐBSH là vùng có khí hậu đất đai và công nghệ, ĐBSH trở
thành trung tâm sản xuất rau củ lớn nhất Việt Nam, đem lại giá trị cao, đây là lợi thế so
sánh hiện có và cũng là lợi thế so sánh trong tương lai.Ngoài ra, vùng có các cánh rừng
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với môi trường sinh thái và là nơi bảo tồn rất nhiều
loại thú quý hiếm, như Ba Vì (Hà Tây), Cúc Phương (Ninh Bình), rừng ( Sóc Sơn)…
những cánh rừng này có thể thu hút rất nhiều khách du lịch từ nước ngoài và trong
nước, do đó góp phần làm tăng tỷ trọng ngành lâm nghiêp vùng ĐBSH. Đối với thủy
sản, vùng phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao như các lợi cá nước ngot:
rô phi, cá trắm đen, tôm… Những sản phẩm này tạo ra giá trị xuất khẩu cho vùng, là
đầu vào cho ngành sản phẩm chế biến. Do đó là điều kiện để phát triển ngành công
nghiệp chế biến
Về công nghiêp, xây dựng: Hiện tại vùng có lợi thế so sánh trong phát triển các
ngành công nghiêp như da giầy - dệt may - chế biến nông sản, cơ bản (luyện kim, cơ
khí, hóa chất, điện tử, công nghệ thông tin), sản xuất vật liệu xây dựng.
Về dịch vụ
Cùng với vùng Đông Nam Bộ, vùng ĐBSH có lợi thế so sánh so với các vùng
khác trong cả nước để trở thành một trung tâm dịch vụ của cả nước. Với lợi thế về giao
thông, ví trí địa lý, sức cầu của nền kinh tế, và sự phát triển của nguồn nhân lực,Vùng
có những lợi thế so sánh trong ngành dịch vụ sau:
- Du lịch: Vùng có nhiều cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa lịch sử. Rất
nhiều cảnh quan thiên nhiên của vùng đã gắn bó với tên tuổi của Việt Nam trên trường
du lịch quốc tế như Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, chùa Hương…
Với sự phát triển của hàng nghìn năm, là chiếc nôi của dân tộc, vùng ĐBSH còm
lưu trữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa từ các triều đại phong kiến, như thành cổ Thăng
Long, Văn Miếu, các ngôi chùa gần 1000 năm tuổi. Thêm vào đó trong vùng còn lưu
trữ những hình thức văn hóa nghệ thuật lâu đời riêng có của vùng như chèo, hát chầu
văn… cũng là một thế mạnh của vùng để thu hút khách du lịch đến với vùng.
- Ngân hàng, tài chính: Vói sức mua trong dân ngày càng lớn, lượng tiêu thụ hàng

hóa và tiền mặt được quay vòng nhanh hơn đã thúc đẩy sự phát triển của ngành ngân
hàng, tài chính. Hiện nay, vùng ĐBSH là một nơi thu hút lượng lớn giao dịch tiền tên
của cả nước, và là nơi lớn nhất của Miền Bắc. Rất nhiều các ngân hàng đã được ra đời
và đặt trụ sở trong vùng, đặc biệt là Hà Nội. Đi kèm với sự phát triển ngành ngân hàng
là các dịch vụ tài chính đặc biệt là dịch vụ huy động, thu hút vốn.
- Giao vận: Với vị trí giao thông thuận lợi, nhiêu trục đường quan trọng xuyên
qua, vùng có lợi thế trong việc phát triển ngành giao thông vận tải, kho cảng bến bãi.
Hiện nay vùng đã và đang hình thành nhiều cảng trung chuyển hàng hóa phục vụ giao
thông vận tải hảng hóa cho các cảng biển, cảng hàng không và tại các ga đường sắt.
- Thương mại: ĐBSH đã và đang trở thành trung tâm thương mại của cả nước.
Trong thời gian tới, vùng có thể phát triển hơn nữa ngành này khi sức mua của người
dân tăng lên.
- Bưu chính viễn thông: Tốc độ phát triển của ngành bưu chính, viễn thông của
Vùng đang cao nhất của Việt Nam. Với số lượng người được tiếp cận với các dịch vụ
internet và các lợi hình dịch vụ viễn thông hiện đại ngày càng cao, vùng có một lợi thế
rất lớn khi phát triển các lợi hình bưu chính, viễn thông hiện đại hơn và đa dạng hơn
Ngoài ra vùng còn có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư từ bên trong và bên ngoài
vùng, tạo điều kiện thuận lợi để vùng áp dụng công nghệ vào sản xuất,tăng khả năng
xuất khẩu các sản phẩm của vùng ra các thị trường quốc tế.Hoạt động xuất, nhập khẩu
của vùng đạt được nhiều mặt tích cực. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 70 triệu USD, bình
quân tăng 6.5%/năm. Hoạt động nhập khẩu đã có xu hướng và mục tiêu chủ yếu phục
vụ nhau cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ cấu nhập khẩu theo xu hướng tăng nhập
khẩu hàng tư liệu sản xuất và máy móc thiết bị, giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng. Nhập
khẩu đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 19.6%. Đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng
đóng góp tích cực vào phát triển công nghiệp,vốn hỗ trợ ODA và tổ chức phi chính phủ
( NGO) tiếp tục tăng cao, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường và
đời sống nhân dân.

×