Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.78 KB, 58 trang )

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
I. Đặc điểm của công tác giải quyết án Hôn nhân gia đình
Qua thống kê, tổng kết hàng năm cho thấy khối lượng công việc về án Hôn nhân gia đình
chiếm một nữa số án kiện mà Tòa án nhân dân phải giải quyết. Ngoài ra, tính chất phức tạp trong
quan hệ Hôn nhân và gia đình ngày càng tăng dẫn đến việc giải quyết án dân sự ngày càng phức
tạp hơn.
Tính chất phức tạp trong quan hệ hôn nhân và gia đình cũng được thể hiện trong các văn
bản pháp luật về Hôn nhân và gia đình ban hành sau thì số lượng điều luật ngày càng nhiều hơn.
Ví dụ: Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ có 57 điều luật, thì Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 số điều luật đã tăng lên 110 điều. Điều đó chứng tỏ rằng quan hệ Hôn nhân và gia đình
ngày càng yêu cầu pháp luật phải điều chỉnh chi tiết hơn, cụ thể hơn.
Thực tiễn cống tác xét xử án Hôn nhân và gia đình thể hiện rõ điều này. Trong số các vụ
án khiếu nại bức xúc kéo dài, mà Tòa án nhân dân tối cao phải đang cùng với vụ dân nguyện trình
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thì có 03 trong 04 vụ phải tường trình cụ thể là án Hôn nhân
và gia đình. Tính chất phức tạp của án Hôn nhân và gia đình ngày càng tăng, sự quan tâm của xã
hội, của báo chí đối với loại án kiện này ngày càng nhiều hơn.
Tòa án nhân dân tối cao đã có tờ trình đề nghị thành lập Tòa hôn nhân và gia đình nhưng
chưa được thông qua. Việc Quốc hội chưa thông qua đề nghị thành lập Tòa Hôn nhân và gia đình
không có nghĩa là chưa cần phải có một Tòa riêng để giải quyết loại việc này. Theo chúng tôi có
thể các lập luận, chưa đủ tính thuyết phục; có thể chúng ta mới chỉ nói được số lượng công việc
mà chúng ta đang phải giải quyết ngày càng nhiều, mà chưa làm rõ được cái đặc trưng của loại án
Hôn nhân và gia đình khác với án dân sự, nhất là yêu cầu riêng về tố tụng.
Một số nước trên thế giới (như ở Úc), thì Tòa Hôn nhân và gia đình từ cấp Tỉnh trở xuống
thành lập một hệ thống độc lập riêng, chỉ ở cấp Trung ương mới hội tụ lại Tòa án tối cao. Ở nhật
người ta cũng tổ chức hệ thống Tòa án Hôn nhân và gia đình riêng. Tòa án Hôn nhân và gia đình ở
Nhật xét xử các vụ án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
Điểm đặc trưng của việc thành lập Tòa Hôn nhân và gia đình là đặc trưng về tố tụng.
Trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình người ta cho rằng nó là lĩnh vực rất riêng tư và phải có tố
tụng riêng. Điểm đặc trưng nhất của loại tố tụng này là phải kín. Người ta rất ngạc nhiên khi thấy
chúng ta đưa các vụ án về Hôn nhân và gia đình ra xét xử công khai, thậm chí còn mang về Hội
trường Ủy ban nhân dân xã, sân đình, sân kho mà giải quyết viêc ly hôn.


Xã hội càng phát triển, càng có sự quan tâm đến việc giải quyết án Hôn nhân và gia đình.
Tại Úc, người ta nói chỉ riêng có Thẩm phán Gia đình cần được bảo vệ hai bốn trên hai bốn giờ
(24/24 giờ) còn các Thẩm phán của các Tòa khác không cần bảo vệ như vậy. Về điều này, người
ta lý giải rằng, việc gia đình tưởng là một việc nhỏ nhưng nó lại gây nên bức xúc, gay gắt ngay cả
khi tranh chấp và sau khi án đã sử xong rồi, các đương sự vẫn cho rằng cuộc đời của họ bây giờ
khốn khổ như thế này, gia đình họ tan nát như thế này là do ông bà Thẩm phán của Tòa gia đình
gây ra. Sự ám ảnh này đã dẫn đến họ luôn luôn tấn công Thẩm phán.
Một vài ví dụ trên để tháy rõ hơn hướng phát triển của loại án Hôn nhân gia đình. Án Hôn
nhân và gia đình không phải là đơn giản, mà có những đặc trưng riêng, xét xử loại án này có yếu
tố khó hơn với các loại án khác, chứ không phải là loại án, loại việc dể nhất như chúng ta thường
quan niệm.
II. Một số nội dung chính cần thể hiện rõ khi áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình
1. Phạm vi áp dụng của Luật Hôn nhân gia đình năm 1959, 1986, 2000.
Hiểu và áp dụng đúng đắn Luật hôn nhân và gia đình năm 1959; Luật hôn nhân và gia đình
năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong khi giải quyết án hôn nhân và gia đình là
rất cần thiết.
Để việc áp dụng được thônga nhất và đúng đắn trước tiên chúng ta cần lưu ý và nắm rõ
ngày có hiệu lực của Luật.
+ Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực ngày 13/01/1960.
+ Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực ngày 03/01/1987.
+ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực ngày 01/01/2001.
ta cần phải nhớ được ngày có hiệu lực bởi nó liên quan đến phạm vi có hiệu lực của luật.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực từ ngày 13/01/1960, thì việc kết hô của một
người đang có vợ hoặc đang có chồng với người khác vào ngày 12/01/1960, có nghĩa không thuộc
vào phạm vi điều chỉnh của luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, và như vậy hôn nhân của họ vẫn
hợp pháp. Xác định hôn nhân hợp pháp còn liên quan đến xét xử án về chia thừa kế chứ không chỉ
để giải quyết đúng án kiện về hôn nhân và gia đình.
Hiện nay có nhiều sai lầm là bản án cho rằng Luật hôn nhân gia đình năm 1959, Luật Hôn
nhân và gia đình năm 1986 không còn giá trị nữa nên chỉ áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm
2000. Nhiều bản án thấy rằng việc xác định tài sản riêng ở thời điểm trước năm 1986 là sai,

nhưng tại sao sai thì bản án không chỉ ra được.
Trước năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chưa quy định vợ chồng có tài sản
riêng, thì không có tài sản riêng trong quan hệ vợ chồng. Tất cả tài sản mà vợ chồng có trong thời
kỳ hôn nhân cũng như trước hô nhân đã và nhập vào khối tài sản chung do Luật hôn nhân và gia
đình năm 1959 quy định rằng vợ chồng có quyền sở hữu ngang nhau, tài sản trước và sau khi
cưới, tất cả tài sản đó là tài sản chung, vì vậy, không thế có tài sản riêng. Cho nên, năm 2000 anh
xin ly hôn vợ mà bảo rằng năm 1961, 1962 ông bố tôi cho tôi thừa kế tài sản riêng hoặc tôi kết
hôn năm 1962, tài sản này, ngôi nhà này tôi đã có từ năm 1961, nó là tài sản trước khi kết hôn cho
nên nó là tài sản riêng thì không thể chấp nhận được. Đã là trước ngày 03/01/1987 thì thuộc phạm
vi ảnh hưởng của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, vì vậy, phải điều chỉnh theo Luật Hôn
nhân và gia đình năm 1959 và lúc đó không có vấn đề tài sản riêng.
Từ ngày 03/01/1987 cho đến ngày 01/01/2000 các quan hệ Hôn nhân và gia đình thuộc
phạm vi điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, trong thời gian này mới quy định ề
tài sản riêng của vợ chồng. Vấn đề tài sản riêng quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm
1986 có đặc trưng riêng và không hoàn toàn giống như quy định về tài sản riêng của vợ, chồng
trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nên cũng phải phân biệt, áp dụng phù hợp cho từng
thời điểm. Do đó, trong tay Thẩm phán luôn phải có cả Luật Hôn nhân gia đình năm 1959, năm
1986 chứ không chỉ có Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Quan hệ giao dịch phát sinh ở thời điểm nào thì chịu ảnh hưởng của pháp luật ở thời điểm
đó, phải lấy pháp luật của thời kỳ đó làm thước đo để xác định hợp pháp hay không hợp pháp.
Không thể lấy thước đo là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để đo sự kiện, giao dịch, các hành
vi mà con người đã thực hiện vào những năm trước đây. Đó là nguyên tắc trừ trường hợp các văn
bản có hiệu lực hồi tố.
Ví dụ: Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000, có hiệu lực hồi tố đối với vấn đề hôn nhân thực tế. Tất cả những
sự kiện trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực), trước khi
ban hành Nghị quyết 35 đều được điều chỉnh bằng Nghị quyết 35. Vì vậy, Nghị quyết 35 có hiệu
lực hồi tố.
2. Xác định quan hệ hôn nhân hợp pháp đối với trường hợp không có đăng ký kết
hôn

Khi giải quyết những trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực mà không đăng ký kết hôn cần phải lưu ý một số trường
hợp sau đây:
Thứ nhất: những trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03/01/1987, ngày mà
Luật hôn nhân gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn (mà trước đây quen gọi là
hôn nhân thực tế) thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì
dược Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Đây là trường hợp không bắt buộc đăng ký kết hôn mới được coi là hợp pháp.
Thứ hai: Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày
01/01/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm (từ 01/01/2001 đến 01/01/2003), trong thời
hạn họ đăng ký kết hôn thì công nhận quan hệ hôn nhân của họ hợp pháp từ ngày họ chung sống
với nhau như vợ chồng, nếu họ không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng
các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Trong thời hạn này
họ không đăng ký kết hôn mà một bên chết trước thì bên còn sống được hưởng thừa kế di sản của
bên đã chết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp họ đã làm thủ tục xin đăng ký kết hôn
vào thời gian từ ngày 01/01/2001 đến 01/01/2003 nhưng chưa được cấp đăng ký kết hôn mà xin
ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nếu có một bên
chết trước thì bên kia được hưởng thừa kế di sản của người chết.
Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là
vợ chồng (nếu họ đăng ký kết hôn thì chỉ công nhận quan hệ hôn nhân của họ từ ngày đăng ký);
nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu
cầu về con và tài sản thì Tòa áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 để giải quyết. Nếu có một bên chết trước thì bên còn sống không được hưởng di sản
của bên đã chết.
Thứ ba: Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu xin ly
hôn thì Tòa thụ lý và tuyên bố không công nhận vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì
Tào áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Nếu có một bên chết trước thì bên còn sống không được hưởng di sản của bên đã chết.

Đối với trường hợp "thứ hai" (chung sống từ khoảng 03/01/1987 đến 01/01/2001) xin nói
rõ thêm rằng rất khác nhau giữa người xin ly hôn vào trước ngày 01/01/2003 với người xin ly hôn
vào sau ngày01/01/2003. Nếu xin ly hôn vào trước ngày 01/01/2003 thì hôn nhân là hợp pháp và
đến bây giờ mình mới xử thì hôn nhân của người ta vẫn hợp pháp. Nhưng nếu chậm một ngày sau
ngày 01/01/2003 mới nộp đơn xin ly hôn thì không được công nhận là hợp pháp nữa. Cho nên
chúng ta phải phân biệt ngày thụ lý là như vậy. Ngày thụ lý trước ngày 01/01/2003 thì không đăng
ký vẫn là hợp pháp dù cho tới bây giờ ta mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm... Trừ trường hợp, nếu
quay lại sơ thẩm thì tính thời điểm sơ thẩm lại là ngày thụ lý.
Riêng về vấn đề hôn nhân không có đăng ký kết hôn mà ta vẫn quen gọi là hôn nhân thực
tế, sẽ còn gặp rất nhiều trong những vụ án, không chỉ trong những vụ án về ly hôn mà còn trong
những vụ án về chia thừa kế.
Ví dụ: Vụ án chia thừa kế có thể vợ hoặc chồng chết rất lâu rồi, nhưng một người còn
sống, mãi sau này việc thừa kế mới phát sinh, cho nên mãi sau này Tòa án vẫn phải xem xét tính
chất của quan hệ hôn nhân trước đây.
Khi xem xét, nam và nữ có phải chung sống với nhau như vợ chồng hay không phải căn cứ
vào các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ tư pháp ngày 03/01/2001. Thông tư này quy định về căn cứ xác định chung
sống với nhau nhưvợ chồng đã được mở rộng hơn nhiều (các quy định trước đây thì tương đối
chặt chẻ như quá trình sống chung được xã hội, gia đình công khai thừa nhận, thậm chí còn đòi
hỏi có con chung, tài sản chung).
Tiêu chuẩn để được coi là sống chung với nhau như vợ chồng quy định ở Thông tư
01/2001 là một trong những trường hợp sau (chỉ một cghứ không phải tất cả các trường hợp).
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình một hoặc cả hai bên chấp nhận;
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc giúp đở nhau, cùng nhau xây dựng gia đình;
Trong thực tế việc đã được coi là chúng sống như vợ chồng hay chưa cũng rất phức tạp, gây tranh
cãi quyết liệt, có khi ở chung 5 đến 7 năm rồi, có tài sản, nhà cửa chung rồi nhưng đến khi ly hôn
một bên lại cãi không phải là vợ chồng. Do đó, Thgông tư quy định tiêu chuẩn được coi là chung
sống như vợ chồng hay chưa là rất quan trọng.

3. Vấn đề "tham khảo" Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 86 hay Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đối
với việc thụ lý trước và sau khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật. Cụ thể
là cần chú ý trường hợp nào áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, trường hợp nào áp
dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
+ Đối với những vụ, việc, mà Tòa án đã thụ lý trước ngày 01/01/2001 thì áp dụng Luật
hôn nhân và gia đình năm 1986, để giải quyết nhưng có tham khảo các quy định của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000;
+ Đối với những vụ, việc, mà Tòa án đã thụ lý từ ngày 01/01/2001 thì áp dụng Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết;
Điều quan trọng là hiểu "tham khảo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000) như thế nào cho đúng. Nghị quyết số 02 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
và Thông tư liên tịch số 01 đã có giải thích cụ thể về vấn đề này. Vận dụng Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 phải dựa trên cơ sở Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định rồi, cái mới
chỉ là cụ thể thêm.
Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, quy định "con còn bé thì giao cho mẹ" nhưng
không biết còn bé như thế nào? có thể là một năm cai sữa, có thể đến ba năm mới cai sữa, nên bây
giờ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định rõ ràng, dứt khoát là dưới 03 tuổi thì phải giao
cho mẹ. Đây là quy định rõ, thì dù con đã cai sữa rồi, nhưng dưới 03 tuổi thì mặc dù vẫn áp dụng
Luật 1986 nhưng vận dụng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, thì Tòa vẫn giao
con cho mẹ nuôi dưỡng.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, chỉ quy định bảo vệ quyền lợi của con chưa thành
niên thôi, nhưng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, lại quy định thêm, cụ thể đối với con tàn
tật, con mất năng lực dân sự thì cha mẹ vẫn có trách nhiệm nuôi dưỡng. Đây là những quy định cụ
thể, của những vấn đề đã được định ra trên nguyên tắc của những quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình năm 1986 thì mới được vận dụng, còn những quy định hoàn toàn mới trong Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000, thì không thể vận dụng cho loại việc đã thụ lý trước ngày01/01/2001
được.
Điểm mới của việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khác với Luật Hôn nhân
và gia đình cũ ở chổ, trước đây chúng ta thường áp dụng Luật hôn nhân và gia đình và các văn

bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về việc đó, nhưng nay đã có cả văn bản của Chính
phủ và văn bản đó có tính pháp quy mà Tòa án phải áp dụng. Vì vậy, phải đọc, nghiên cứu kỹ, đầy
đủ. Áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, là áp dụng cả văn bản pháp luật của Chính phủ
chứ không phải chỉ áp dụng văn bản của Tòa án.
4. Xác định trường hợp hôn nhân hợp pháp đối với trường hợp vi phạm chế độ hôn
nhân một vợ một chồng
Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải chú ý đến thời điểm có hiệu lực của Luật Hôn nhân
và gia đình. Xin đề cập đến 04 trường hợp sau:
Thứ nhất: Những trường hợp kết hôn trước ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có
hiệu lực (13/01/1960)
Trước ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực thì chưa có quy định về chế
độ một vợ một chồng, vì vậy một người lấy đến 03 đến 04 vợ hoặc một người lấy nhiều chồng thì
pháp luật vẫn phải công nhận tất cả các mối quan hệ hôn nhân đó là hợp pháp, quan hệ tài sản của
người ta với nhau là tài sản trong hôn nhân hợp pháp, người ta được hưởng thừa kế tài sản của
nhau, được hưởng tài sản chung, được hưởng quyền chăm sóc thực hiện nghĩa vụ như vợ chồng.
Thú hai: Thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ
Việt Nam.
Ngày 30/04/1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, nhưng lúc đó chưa thống nhất
thành một hà nước; vẫn là Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước cách mạng lâm thời
miền Nam Việt Nam.
Ngày 02/7/1976 Quốc hội nước Việt Nam thống nhất mới xác định thành lập nước Việt
Nam thống nhất - Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và mới giao cho Chiúnh phủ chọn
lọc để ban hành những văn bản pháp luật để phổ biến áp dụng trong cả nước.
Ngày 25/03/1977, Hội đồng Chính phủ mới ban hành Nghi quyết 76/CP công bố danh mục
411 văn bản pháp luật áp dụng chung cho cả nước, trong đó có Luật Hôn nhân và gia đình. Vì
vậy, ngày 25/031977 được coi là ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực ở miền
Nam Việt Nam.
Những trường hợp kết hôn trước ngày 25/03/1977 trở về trước (ở miền Nam) thì dù có vi
phạm chế độ một vợ một chồng, nhưng có hôn nhân thực tế thì chúng ta vẫn phải công nhận quan
hệ hôn nhân của họ là hợp pháp.

Thứ ba: Những trường hợp cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 đã
có vợ có chồng ở miền Nam sau dó lại lấy vợ lấy chồng khác ở miền Bắc thì giải quyết theo
Thông tư 60 của Tòa án nhân dân tối cao năm 1978.
Theo Thông tư 60, thì những trường hợp này cũng được co là hôn nhân hợp pháp, vì do
hoàn cảnh chiến tranh đặc biệt, hoàn cảnh công tác, việc lấy nhau này không phải là coi thường
pháp luật, không phải duy trì chế độ đa thê phong kiến cho nên với tinh thần đó thì hôn nhân thực
tế của họ được công nhận là hôn nhân hợp pháp.
Đối với những cán bộ, bộ đội miền Bắc vào Nam công tác trước ngày giải phóng mà đã có
vợ, có chồng ở miền Bắc, lại lấy vợ, lấy chồng ở miền nam thì Tào án nhân dân tối cao cũng có
giải thích rằng, nếu có vận dụng Thông tư 60 thì vận dụng rất hạn chế vì:
+ Một là, cán bộ, bộ đội ở miền bắc đã được học Luật Hôn nhân và gia đình, đã biết duy
trì chế độ nhiều vợ, nhiều chồng là vi phạm pháp luật;
+ Hai là, hậu phương của họ ở miền Bắc, là nơi được bảo vệ, khi vào miền Nam lại tiếp
tục kết hôn hoặc sau giải phóng có kết ôn thì không công nhận hôn nhân sau là hợp pháp. Chỉ
những trường hợp rất hạn chế. Nói rất hạn chế lại mở ra một điều rằng ngoài việc vận dụng Thông
tư 60 thì ta còn phải vận dụng tinh thần của Thông tư 60 trong một số trường hợp đặc biệt.
5. Vấn đề tài sản riêng
Đối với những trường hợp mà tài sản hình thành trước khi quy định tài sản riêng thì chúng
ta phải xác định đó phải là tài sản đã nhập chung rồi không thể coi riêng được. Như tài sản của hai
vợ chồng hình thành trước ngày 03/01/1987, bất kể tài sản có được hình thành từ nguồn nào thì nó
cũng đã nhập vào tài sản chung rồi. Những tài sản sau ngày 03/01/1987 tiếp tục hình thành thì mới
có thể là tài sản riêng. Cũng có trường hợp kết hôn năm 1960, tất cả tài sản, nhà cửa người ta đã
nhập vào tài sản chung rồi, đến năm 1987 sua khi thấy Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có
quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng, thì người chồng mới xin tách cái nhà của mình có
trước khi kết hôn ra thành của riêng để làm trụ sở công ty, để kinh doanh riêng và việc tách đó
đãđược Tòa án công nhận cho chia tách ra thì lúc bấy giờ nó là tài sản riêng. Còn nếu không có
việc tách ta, không có chuyện chia tài sản trong hôn nhân thì những tài sản đã hình thành trong
thời kỳ hôn nhân trước ngày 03/01/1987 là của chung, không có tài sản riêng.
Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có quy định tài sản riêng. Đó là tài sản
của vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, được hưởng thừa kế riêng, được cho riêng trong thời kỳ

hôn nhân hoặc được chia trong thời kỳ hôn nhân, đồ dùng tư trang cá nhân.
Mặc dù Luật quy định được thừa kế riêng, cho riêng nhưng trong thực tế rất phức tạp.
Thông thường Tào án vẫn chấp nhận cho riêng nếu như văn bản giấy tờ, hình thức đã xác định là
cho riêng và sau này việc đi đăng ký, việc sử dụng đất, nhà tiếp tục lấy tên riêng. Nếu chỉ căn cứ
vào xác nhận của cha mẹ thì không chính xác vì bầy giờ con cái mâu thuẩn đòi ly hôn, nếu tài sản
là tài sản của cha mẹ vợ cho trước đây thì bây giờ thì cha mẹ vợ sẽ đứng ra bảo cái đó toi cho con
gái tôi, nếu tài sản là tài sản của cha mẹ chồng cho trước đây thì bây giờ cha mẹ chồng đứng ra
bảo cái tôi cho riêng con trai tôi. Vì vậy, chúng ta phải ết hợp với các chứng cứ khác và nói chung
phải dựa vào các văn bản, chứng cứ từ thời được giao tài sản đó.
Không nhất thiết cứ tài sản sử dụng chung thì tài sản đó là của chung. Pháp luật quy định
có những trường hợp là tài sản riêng nhưng sử dụng chung bây giờ nếu tách riêng thì ảnh hưởng
đến quyền lợi của người đang sử dụng nên đã có quy định hạn chế phân chia. Như vậy, có nghĩa
là không phải cứ tài sản đem sử dụng chung là nhập vào tài sản chung. Thực tiễn xét xử xác định
kkể cả mang đất ra làm nhà, cái nhà đó là của chung, nhưng đất vẫn là của riêng và khi chia vẫn
phải chia đất cho người có quyền được hưởng. Không thể bảo là "cô ấy mang đất góp với tôi làm
nhà rối, thì bây giờ mảnh đấy đó là của chung được". Đã là của riêng thì luôn luôn là của riêng,
trừ trường hợp làm đầy đủ thủ tục chuyển thành của chung. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000,
quy định thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung rất chặt chẻ.
Khoản 2 Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, quy định việc nhập tài sản là nhà
ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc
chồng vào tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vơ và
chồng, văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Việc
nhập tài sản rieng vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm rốn tránh thực hiện các nghĩa vụ
riêng của bên đó về tài sản là vô hiệu.
III. Một số vấn đề về kỹ năng giải quyết án hôn nhân và gia đình
1. Cách thể hiện ý kiến của Luật sư, của đại diện Viện kiểm sát nhân dân trong bản
án dân sự
Hiện nay phần ý kiến của Luật sư, của đại diện Viện kiểm sát nhân dân trong nhiều bản án
hay được viết ở phần cuối cùng của nhận định. Nếu để ở phần cuối cùng của phần nhận định thì
nó chẳng còn ý nghĩa gì để mà nhận xét nữa, mà các ý kiến của Luật sư phải được đưa lông với ý

kiến của đương sự về từng vấn đè mà Tòa án nhận xét luôn. Nếu nhận xét xong tất cả rồi đến
cuối cùng mới đưa ý kiến của Luật sư thì không còn ý nghĩa gì cả. Có Luật sư đã nói "Các Thẩm
phán trích dẫn lời của chúng tôi ra làm gì, trích dẫn ra rồi để đấy, chả nhận xét nó đúng hay sai gì
cả thì trích dẫn làm gì". Đề nghị cần lưu ý để khắc phục tình trạng này.
2. Vấn đề điều luật, căn cứ pháp luật được thể hiện trong bản án dân sự như thế
nào?
Án Hô nhân và gia đình thường phải giải quyết 03 quan hệ:
+ Choly hôn hay không cho ly hôn;
+ Vấn đề nuôi con;
+ Chia tài sản;
Số lượng điều luật viện dẫn trong bản án riêng về quan hệ hôn nhân và nuôi con là không
nhiều, nhưng cũng không nên liệt kê điều luật trước phần quyết định bởi vì phần chia tài sản thì
chúng ta phải vận dụng rất nhiều điều luật, mà nếu như tất cả các điều luật chúng ta đã dùng nó để
lập luận và viện dẫn vào thì không biết bao nhiêu điều luật. Cho nên đối với án phúc thẩm chỉ nên
vận dụng điều luật tố tụng; sửa, y hay hủy còn án sơ thẩm thì không cần viện dẫn điều luật trước
phần quyết định.
Khi nhận xét về từng phần là chúng ta phải viện dẫn điều luật, căn cứ pháp luật (điều luật
cụ thể) cho phần lập luận ấy.
Tính có căn cứ, tính hợp pháp của bản án là phải viện dẫn luôn điều luật cóliên quan đến
vấn đề mà bản án, quyết định đề cập đến: có vấn đề liên quan đến hợp đồng; có vấn đề liên quan
đến thừa kế; có vấn đề liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình thì trong từng đoạn chúng ta viện
dẫn điều luật luôn. Còn đến khi viện dẫn xong rồi, đã nhận xét xong rồi, trước phần quyếy định
không cần phải liệt kê điều luật nữa.
3. Cách thể hiện ngày xét xử trong bản án dân sự
Chúng ta nên nhạy bén đối với những thuật ngữ mới dùng trong văn bản pháp luật thay
cho các thuật ngữ củ trước đây. Ví dụ, thuật ngữ "chung sống với nhau như vợ chồng" đã được sử
dụng trong pháp luật hôn nhân và gia đình thay cho thuật ngữ "Hôn nhân thực tế". Vậy thì khi
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, chúng ta phải sử dụng thuật ngữ "chung sống
với nhau như vợ chồng" trong khi viết án, khi trình bày tại phiên tòa, không nên dùng thuật ngữ
"Hôn nhân thực tế" nữa.

Có thể trao đổi với nhau, chúng ta vẫn dùng, nhưng khi phát biểu tại phiên tòa; viết trong
bản án thì phải dùng thuật ngữ chíng xác là "chung sống với nhau như vợ chồng".
Vấn đề hủy hôn nhân trái pháp luật trước đây thường gọi là "tiêu hôn", nhưng bây giờ
phápmluật hôn nhân và gia đình không dùng thuật ngữ này nữa, vì vậy, khi phát biểu tại phiên tòa;
viết trong bản án không được dùng thuật ngữ này.
Xin lưu ý là Luật dùng chính thức thuật ngữ nào, từ nào thì chúng ta dùng thuật ngữ đó, từ
đó. Đó chính là văn hóa xét xử.
Trong Luật dùng từ "cha", từ "ẹ" thì khi xét xử Tòa án cũng phải dùng đúng các từ đó. Lời
khai của đương sự được viện dẫn trong bản án thì có thể dùng từ địa phương, vì là viện dẫn lời
khai của đương sư, nhưng phải đóng mở ngoặc kép (" "). Ví dụ, viện dẫn lời khai của đương sự:
"Ba tôi đã khai rằng, ba toi cho chị ấy", nhưng nếu là nhận xét của Tòa thì phải dùng theo ngôn
ngữ của Luật.
4. Vấn đề chia tài sản
Ngay triong quá trình điều tra, chuẩn bị xét xử chúng ta đã phải có một bảng thống kê
những tài sản gì mà các đương sự đã thống nhất được với nhau, còn những tài sản gì mà các
đương sự tranh chấp thì tách riêng ra thành một bản, có như vậy thì khi chúng ta tuyên án mới dễ,
không dài dòng, mà người nghe cũng dễ hiểu hơn.
Có thể chỉ tuyên một câu ngắn gọn là: "đối với các đồ dùng sinh hoạt gia đình, thì anh chị
đã thỏa thuạn theo văn bản ngày, tháng, năm". Làm như vậy thì tránh được tình trạng trong án hôn
nhân của chúng ta liệt kê đủ thứ, cả cái bát, cái đĩa... nghe như có vẻ không nghiêm túc, có vẻ lẩm
cẩm.
Đối vơúi những tài sản, những vấn đề còn đang tranh chấp thì lại phải tuyên rất cụ thể,
chính xác đảm bảo làm sao cho người không tham giua trong vụ này, đọc Bản án, quyết định của
Tòa án cũng biết được phần tài sản được thi hành như thế nào.
Đối với nhà, đất cần phải ghi thật đầy đủ và chi tiết, để bất cứ người nào đọc cũng hiểu
được tòa chia như thế nào. Muốn vậy, bản án, quyết định của tòa về nhà, đất phải thể hiện đượcvị
trí của nó như: Phía đông giáp... phía tây giáp ... diện tích, kích thước của mỗi người ; ranh giới
được xác định như thế nào đề không nhầm lẫn được bên này với bên kia. Trên bản đồ chia nhà,
đất phải đánh mốc 1,2,3,4 cho cụ thể. Nói chung, việc phân chia hiện vật, nhà đất phải có sơ đồ
kèm theo bản án, có đu chữ ký của Hội đồng xét xử.

Đối với những vùng đất không chia được phải dùng chung hoặc khi chia nhà có kèm theo
một khuôn viên nào đó thì chúng ta cần phải ghi rõ trong bản án, quyết định để tránh tình trạng
các đương sự tranh chấp nhau sau này. Những công trình kiến trúc, cây cối trên đất cần giải quyết
ngay cùng với việc chia đất.
Hiện nay, có khá nhiều vụ cơ quan thi hành án kiến nghị, kháng nghị giám đốc thẩm vì
không giải quyết hết các tài sản trên đất nên không thi hành được.
Theo Luật dân sự người được sử dụng đất là người có quyền sử dụng lòng đất và không
gian theo chiều thẳng đứng - đây là quyền của người sử dụng đất. Về nguyên tắc, tài sản của
người khác còn tồn tại trên đất đã chia thì phải chuyển đi. mNhà nước chỉ cho phép trong trường
hợp sự di chuyển đó dẫn đến thiệt hại về tài sản thì hỗ trợ. Ví dụ, cái nhà còn ở nguyên trên đất thì
giá trị của nó là 3 triệu đồng, nhưng khi đấp nó ra mang nó đi chỗ khác thì nguyên vất liệu của nó
chỉ còn 1 triệu đồng. Vì vậy, chủ sở hữu bị thiệt 2 triệu đồng. Chính 2 triệu đồng đó, nhà nước
phải có trách nhiệm giải quyết cho chủ sở hữu ngôi nhà bị di chuyển. Nếu chủ sở hữu ngôi nhà bị
di chuyển này thấy việc di chuyển là thiệt hại, thì có quyền khới kiện để tòa án giải quyết thiệt hại
do việc phải di chuyển ngôi nhà gây ra. Chủ sở hữu ngôi nhà bị di chuyển có quyền lựa chọn việc
khởi kiện và anh phải nộp tạm ứng án phí, nếu không nộp thì tòa không giải quyết.
Cơ quan thi hành án ấn định cho chủ sở hữu ngôi nhà bị di chuyển một thời hạnh nhất định
để khởi kiện, nếu không khởi kiện thì cơ quan thi hành án tiến hành thi hành bình thường tức là
chủ sở hữu ngôi nhà bị di chuyển đã từ bỏ yêu cầu bồi thường thiệt hại cho việc di chuyển. Chúng
ta làm như vậy thì mới giải quyết được tình trạng xảy ra hiện nay, nếu cứ lấy lý do chưa giải quyết
tài sản trên đất mà yêu cầu kháng nghị bản án là rất vô lý. Chúng ta phải nắm được những lập luận
đó để khi cơ quan thi hành án có htắc mắc, Viện kiển sát có kiến nghị thì chúng ta phải giải thích.
Tòa án chỉ giải quyết nếu việc di chuyển tài sản trên đất gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản bị di
chuyển so với tài sản ban đầu. Chủ sở hữu tài sản bị di chuyển có quyền được yêu cầu bồi thường
thiệt hại về việc di chuyển tài sản, do đó phải khởi kiện trong thời hạn nhất định. Nếu không khởi
kiện là đã từ bỏ quyền đó. Để đảm bảo quyền hợp pháp của người đã được tòa án giao đất thì cơ
quan thi hành án phải áp dụng các biện pháp để giao toàn bộ đất cho người có quyền sử dụng hợp
pháp và đưa tài sản trên đất đi.
Tòa án phải chú ý khi tuyên án, phải tuyên cho rõ ràng, dứt khoát và việc tuyên này có liên
quan đến việc sau này người ta có quyền khởi kiện lại nữa hay không ? Theo nguyên tắc những tài

sản gì tòa giải quyết thì giải quyết dứt điểm để các đương sự không có quyền khởi kiện lại nữa.
Những tài sản còn sót lại, vcác đương sự chưa yêu cầu giải quyết thì họ có quyền khởi kiện tiếp.
Pháp luật hiện hành dành cho ácc đương sự nhất là đối với các tranh chấp về hôn nhân và
gia đình quyền hoàn toàn tự quyết định việc yêu cầu tòa giải quyết. Do đoa các đượng sự yêu cầu
tòa giải quyết cái gì thì tòa giải quyết cái đó và phải chịu án phí đối với việc yêu cầu giải quyết.
Tòa khuyến khích các đương sự tự giải quyết với nhau. Nếu đơng sự tự giải quyết được thì tòa
không can thiệp và đương sự không phải mất án phí. Vì vây, một khối tài sản chung của vợ chồng
có thể sẽ khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết làm rất nhiều lần, chứ không đòi hỏi phải giải quyết
một lần. Chính vì vậy phải tuyên cho rõ để sau này xác định được việc này (tài sản này) còn được
khởi kiện lại nữa hay không. Thực tế hiện nay thường xảy ra là trong bản án chỉ tuyên một câu
"bác các yêu cầu khác". Tuyên như vậy là không đúng vì có những vấn đề đương sự yêu cầu mà
tòa án chưa giải quyết, nhưng trong phần nhận định có đề cấp đến yêu cầu đó và trong phần quyết
định lại "bác các yêu cầu khác" sẽ khó khăn nếu sau này đương sự khởi kiện. Vì vậy, trong bản án
ghi rõ bác yêu cầu nào, chứ không nên nghi "bác các yêu cầu khác".
Yêu cầu nào của đương sự được chấp nhận thì giải quyết cụ thể, còn yêu cầu nào chưa giải
quyết thì cũng phải nêu rõ. Yêu cầu mà tòa án bác, cũng chính là các đã giải quyết rồi, đã phán
quyết rồi.
Trong bản án mà chúng ta nêu rõ ràng cụ thể về những vấn đề đã giải quyết (chấp nhận
yêu cầu hoặc bác yêu cầu) thì cũng dễ dàng cho việc phúc thẩm. Bởi vì cấp phúc thẩm chỉ xem xét
những vấn đề tòa sơ thẩm đã giải quyết.

B. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC LOẠI ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Các loại án hôn nhân và gia đìn Toà án giải quyết bao gồm:
- Các vự án ly hôn : Thuận tình ly hôn hay ly hôn do một bên yêu cầu.
- Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con
- Yêu cầu cấp dưỡng, thay đổi mức cấp dưỡng
- Yêu cầu chia tài sản vợ chồng sau khi ly hôn
I. TRƯỜNG HỢP GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN THUẬN TÌNH LY HÔN
!.Cơ sở pháp lý cuả việc giải quyết

+ Dựa vào căn cứ ly hôn.
Luật hôn nhân - gia đình 1959 (điều 6), Luật Hôn nhân - gia đình 1986 (điều 40) và Luật
Hôn nhân - gia đình 2000 (điều 89) đã quy định căn cứ ly hôn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lê nin nên không quy định căn cứ riêng biệt mà quy định không thống nhất dù hai bên
thuận tình hoặc một bên vợ hoặc chồng yêu cầu: "đời sống chung không thể kéo dài, mục đích
hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn".
Nội dung của căn cứ ly hôn: Theo quy định tại khoản 1 điều 89 thì Tòa án quyết định cho ly hôn
nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không
đạt được
* Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như: người nào chỉ biết
bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống , đã được bà
con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở nhiều lần.
- Vợ chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau như; thường xuyên đánh đập, có hành
vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ
quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thủy với nhau: có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc
người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhỏ, khuyên bảo nhưng
vẫn có quan hệ ngoại tình.
* Đời sống chung không thể kéo dài: Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ
chồng không thể kéo dài thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đến mức trầm trọng
như thế nào. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục có
quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, hoặc bỏ nhau mà vẫn có hành vi ngược đãi,
hành hạ, xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo
dài được
Mục đích của hôn nhân không thể đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng, không bình đẳng về
nghĩa vụ và quyền vợ chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín vợ chồng; không tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ chồng; không giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát
triển mọi mặt.
Đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án

giải quyết cho ly hôn. Thực tế có thể xảy ra hai trường hợp sau:
+ Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố người vợ hoặc người
chồng của mình mất tích và yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Tòa
án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Tòa án thấy chưa đủ điều kiện tuyên
bố người đó mất tích thì bác yêu cầu của vợ hoặc chồng.
+ Người vợ hoặc người chồng đã bị Tòa án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của những
người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì người vợ,
người chồng mới yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
+ Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án vẫn tiến hành hòa giải.
Trong trường hợp Tòa án hòa giải không thành thì Tòa án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn
và hòa giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc
chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối
sự thỏa thuận đó thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên
tòa trong các trường hợp sau đây:
- Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn.
- Hai bên thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con.
- Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là đảm bảo
quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không kháng
cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
Trong trường hợp hòa giải tại Tòa án mà thiếu một trong các điều kiện trên thì Tòa án lập
biên bản hòa giải đoàn tụ không thành về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc thỏa
thuận được nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, con đồng thời mở phiên tòa xét
xử.
2.Một số trường hợp cụ thể
Yêu cầu:
- Nghiên cứu các vụ án thực tế nắm được việc áp dụng pháp luật trong những vụ án cụ thể
- Viết Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.



a. Trường hợp 1:
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
................................... Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
------ --------------------------
Số: 03 /QĐTTLH Huê , ngày 10 tháng 11 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN
--------
Tòa án nhân dân ........................
Căn cứ vào biên bản hòa giải đòan tụ không thành về việc thuận tình ly hôn được lập ngày 24-
10- 2003 giữa
Chị : Nguyễn Thị B.L sinh ngày 27-6- 1978 .Trú tại: Phường P - Huế . Nghề nghiệp : Buôn bán .
Và anh : Hà Ph. T , sinh ngày 27 -5- 1974 , Trú tại :Phường H- Huế . Nghề nghiệp : Buôn bán.
Căn cứ hồ sơ thụ lý vụ án số : 159/SDST ngày 6/10/2003 của Tòa án nhân dân Thành phố Huế
nhận thấy :
Chị Nguyễn Thị B.L và anh Hà P. T tìm hiểu từ 1996 sau đó được hai bên gia đình chấp thuận và
tổ chức lễ cưới từ tháng 8/1999.Đến 21-2- 2000 đăng ký kết hôn tại UBND phường P - Huế.Việc
kết hôn là hòan tòan tự nguyện. Nhưng sau khi sinh con thì vợ chồng xảy ra mâu thuẫn do chênh
lệch về trình độ học vấn. Mặt khác anh T có quan hệ ngoại tình do đó tình cảm vợ chồng ngày
càng trầm trọng , đời sống hôn nhân không đạt được nên hai người thuận tình ly hôn.
Về con chung anh T thỏa thuận giao cho chị L trông nom nuôi dưỡng cháu Hà thị U , sinh ngày
17-3- 1999 , chị L không yêu cầu cấp dưỡng , nhưng anh T tự nguyện đóng góp nuôi con một lần
20.000.000đ ( hai mươi triệu đồng ) và đã giao chị L quản lý số tiền trên.
Về tài sản và công nợ chị L anh T không có yêu cầu .
Xét thấy việc thỏa thuận xin được thuận tình ly hôn của hai bên là tự nguyện và phù hợp với pháp
luật, nên cần được chấp nhận .Bởi các lẽ đó .
Căn cứ điều 31, 44 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự .
Căn cứ vào điều 90, 92 và 94 luật hôn nhân và gia đình ngày 9/6/2000 của nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt nam.

QUYẾT ĐỊNH
1.Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau :
Công nhận sự thỏa thuận về việc thuận tình ly hôn giữa chị Nguyễn Thị B.L và anh Hà P. T
- Về con chung : Giao cho chị Nguyễn Thị B.L trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng cháu: Hà Thị U
,sinh ngày 17 -3- 1999 .Việc cấp dưỡng nuôi con chị L không yêu cầu nhưng anh T tự nguyện
đóng góp cấp dưỡng nuôi cháu Linh với số tiền 20.000.000đ ( hai mượi triệu đồng) .Nay anh T
đã giao nhận cho chị L quản lý sử dụng trong việc nuôi con chung , người không trực tiếp nuôi
con có quyền đi lại thăm nom chăm sóc giáo dục con chung không ai được ngăn căn .
Thông báo UBND phường P, Huế xóa đăng ký kết hôn giữa chị Nguyễn Thị B.L và anh Hà Ph. T
2.Về án phí dân sự sơ thẩm là 50.000đ , mỗi người phải chịu một nữa số tiền là 25.000đ , nhưng
chị L đã tự nguyện nộp thay cho anh T và đã nộp đủ tại BL số 930 ngày 6-10-2003 .
3.Quyết định này có hiệu lực ngay .

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ
Thẩm phán
b.Trường hợp 2:


TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
......................................... Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
------ ---------------------------
Sô :94 /04.QĐTTLH Huê ,ngày tháng năm 2004
TL số: 02 /DSST
Ngày:26/02/2004.
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ

Căn cứ vào hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 36/DSST ngày 26/2/2004 .

Căn cứ vào biên bản hòa giải đòan tụ không thành và sự thỏa thuận về việc thuận tình ly hôn được
lập ngày 04/6/2004 giữa:
Anh Lê Thừa K , sinh năm 1966 , nghề nghiệp : thợ mộc .Tạm trú tại: 22 Đường.............., Huế.
Chị Trương Thị V, sinh năm..........., nghề nghiệp : Thợ thủ công . Nơi ĐKNKTT:
...............-,Phường.......- Huế .
NỘI DUNG

Annh Lê Thừa K và chị Trương thị V kết hôn với nhau trên cơ sở tự nguyện và đã được UBND
phường .........Huế chứng nhận kết hôn vào ngày 07/10/1987.Quá trình chung sống với nhau lâu
nay không có hạnh phúc, mâu thuẫn trầm trọng kéo dài.Về nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng là
K, không quan tâm đến đời sống của vợ con.Từ đó đã làm cho tình cảm vợ chồng ngày càng trầm
trọng, không hàn gắn đòan tụ được. Nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn , sống với nhau
không có hạnh phúc nên anh K và chị V tự nguyện và thỏa thuận xin được thuận tình ly hôn .
Về con chung : Anh K và chị V công nhận vợ chồng có 2 con chung là Lê T, sinh ngày
04/07/1988 và Lê thị Á , sinh ngày 15/10/1990. Hai bên thỏa thuận giao cả hai con cho chị V nuôi
dưỡng .Về việc cấp dưỡng tiền nuôi con , anh K thỏa thuận cấp dưỡng tiền nuôi con mỗi tháng
300.000đ .Thời gian cấp dưỡng là từ tháng 5/2004 trở đi.
Về tài sản chung : Anh K và chị V công nhận vợ chồng có tạo lập một nhà đất tọa lạc tại ...............
( chưa làm thủ tục đăng ký nhà ở ,đất ở), nhưng vợ chồng đã thỏa thuận tự giải quyết phân chia
tài sản với nhau xong. Nay anh K và chị V thỏa thuận không yêu cầu tòa án giải quyết về mặt tài
sản .
Về công nợ: Anh K và chị V công nhận có nợ của một số khách hàng và quỹ tín dụng tổng cộng
là 31.500.000đ , nhưng nay vợ chồng đã trả nợ xong , nên anh K chị V và những người có quyền
lợi liên quan không yêu cầu Tòa án giải quyết về mặt công nợ nữa.
Xét thấy mâu thuẫn giữa anh D , chị V đã trầm trọng , đời sống chung không thể kéo dài , mục
đích hôn nhân không đạt được.Việc thỏa thuận xin được thuận tình ly hôn của hai bên là tự
nguyện , phù hợp với pháp luật, nên cần được chấp nhận.
Bởi lẽ đó:
Căn cứ vào điều 90,92.94 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt nam

Điều 31,44 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự .

QUYẾT ĐỊNH

1. Công nhận sự thỏa thuận về việc tình ly hôn giữa anh Lê Thừa K và chị Trương Thị V
II) Về con chung : Công nhận sự thỏa thuận và tự nguyện của anh K, chị Vấn là : Giao hai con
là..........., sinh ngày 04/7/1988 và................., sinh ngày 15/10/1990 cho chị V trực tiếp nuôi
dưỡng.Anh K đóng góp tiền cấp dưỡng nuôi con một tháng 300.000đ (ba trăm ngàn đồng ).Thời
gian cấp dưỡng là từ tháng 5/2004 trở đi.
Người không trực tiếp nuôi con có quyền đi lại thăm nom chăm sóc và giáo dục con chung ,
không ai được ngăn cản.
III) Về án phí : Anh K và chị V mỗi người phải chịu 25.000đ, nhưng chị Vấn tự nguyện nộp thay
cho anh K và đã nộp đủ tiền tạm ứng án phí , theo phiếu thu số 17 ngày 26/2/2004 của Đội thi
hành án Dân sự Tp Huế. Nay khỏi phải nộp nữa.
IV) Yêu cầu UBND phường ...........- Huế xóa tên đăng ký kết hôn của anh Lê Thừa K và chị
Trương Thị V trong sổ đăng ký kết hôn.
5.Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay.

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ
Thẩm phán
Nơi nhận:
+ VKS ND Tp Huế
+TA tỉnh
+ THA TP Huế
+ Đương sự.

c.Trường hợp 3:

TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thành Phố Huế Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc

------ --------------------------
Sô : 3 /QĐTTLH Huê ,ngày.....tháng 6 năm 2004
TL số: 4/DSST
Ngày:9-3-2004 QUYẾT ĐỊNH
CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ

Căn cứ vào biên bản hòa giải đòan tụ không thành và sự thỏa thuận về việc thuận tình ly hôn được
lập ngày 25-6- 2004 giữa:
Một bên: Ông L.V.A - sinh năm 1964
Và một bên : L.T. P - sinh năm 1962 .
Cùng trú tại ............ , phường...............- Huế .
Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan :
1. Ông V.V- 55 tuổi .Trú tại ....................................
2. Ông L.M , sinh năm 1957 và bà Lê Thị Ngọc B- sinh năm 1963 .Trú tại: ..............................
3. Ông L.N - sinh năm 1964 .Trú tại:............................................... .
4. Ngân hàng Công Thương ..................
5. Ngân hàng Ngoại Thương....................

Với nội dung
- Về tình cảm vợ chồng : Ông A bà P tự nguyện kết hôn sau 8 năm tìm hiểu , được hai bên gia
đình đồng ý , hai người có tổ chức lễ hỏi cưới theo phong tục địa phương và làm đăng ký kết hôn
tại UBND phường .........- Huế ngày 16/10/1986.Sau khi kết hôn vợ chồng sống hạnh phúc được
một thời gian đầu , sau đó vì cuộc sống khó khăn về kinh tế nên hai vợ chồng tìm biện pháp để
làm kinh tế , nhưng do hai bên có say mê riêng ,ông A thì theo đuổi sự nghiệp kinh doanh ; còn bà
P thì theo sự nghiệp khoa học nên vợ chồng bất đồng quan điểm sống và phát sinh mâu thuẫn ,
đã hơn một năm nay hai vợ chồng đã sống ly thân , tình cảm vợ chồng không thể hàn gắn được
nữa; đến nay tình cảm vợ chồng đã hết, mâu thuẫn đã đến mức trầm trọng nên ông A và bà P
cùng tự nguyện xin thuận tình ly hôn .

- Về con chung : Ông A , bà P cùng thống nhất thỏa thuận việc nuôi con theo nguyện vọng của
các con : Nay giao 2 con chung: L.S sinh ngày 28/6/1987 và L. V- sinh ngày 9/9/1990 cho bà P
trực tiếp nuôi dưỡng đến trưởng thành, ông A tự nguyện đóng góp phí tổn nuôi con chung với bà
P một tháng 900.000đ tính kể từ tháng 5/2004 trở đi cho đến khi cháu V trưởng thành .
Về tài sản chung : Ông A và bà P đã thống nhất tự thỏa thuận phân chia tài sản chung ( trên cơ sở
hai bên tự lập biên bản thỏa thuận phân chia tài sản ngày 25/4/2004 ) như sau : Trong số tài sản
chung của vợ chồng ; giao cho ông A được quyền sỡ hưữ và sử dụng số tài sản gồm :
1) Tòan bộ tài sản hiện có tại Công ty ............................tọa lạc tại.................trong số tài sản này
bao gồm cả nhà xưởng được xây dựng trên diện tích ..........thuộc tờ bản đồ số ..... thửa đất số .....
( thửa đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND TP Huế cấp ngày ..................mang
tên người được quyền sử dụng là ông A ) ; số tiền góp vốn cổ phần tại Công
ty ...............................chiếm 87% là 694.579.000đ , vật tư , thiết bị máy móc sản xuất .

2 ) Một ngôi nhà gồm 2 căn , tọa lạc tại ..........................( ngôi nhà đang được dùng kinh
doanh..............................); trong đó 1 căn có diện tích xây dựng là ..............được xây dựng trên
diện tích đất ... m2 thuộc thửa đất số........, tờ bản đồ số ...... ( nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã
có giấy chứng nhận do UBND tỉnh TT Huế cấp ngày...............) và một căn có diện tích xây dựng
là ....m2 được xây dựng trên diện tích đất ....m2 thuộc thửa đất số ........, tờ bản đồ số ..... ( nhà
và quyền sử dụng đất này đã đươc được UBND tỉnh TT Huế cấp giấy chứng nhận ngày...........) ;
đồng thời thời ông A được quyền sử dụng 1/4 diện tích đất ở và một phần diện tích nhà ở tọa
lạc tại .................................cụ thể diện tích đất ở ông An được chia là ....m2 được trích ra từ thửa
đất số .... ( có diện tích ....m2 ) tọa lạc ............................... Huế, nhà đất đã được UBND tỉnh TT
Huế cấp giấy chứng nhận quyền sỡ hữu , sử dụng ngày cấp cho bà P, ông A trên đất có một phần
nhà ở có diện tích xây dựng là ...m2 ( có ký hiệu thửa đất mới tách là ....... ; tờ bản đồ số ........ ) có
đặc điểm : Phía bắc giáp thửa đất số .........phía nam giáp thửa đất số.......; phía đông giáp thửa đất
số......... ; phía tây giáp đường...............
Giao cho bà P được quyền sỡ hưữ và sử dụng số tài sản gồm: 1/4 diện tích nhà ở và quyền sử
dụng đất ở tọa lạc tại số.................................................. Trong đó diện tích đất ở là .........trên đất
có diện tích nhà ở là........... (đất được trích ra từ thửa đất số ..... ) có đặc điểm : Phía bắc giáp
đường..............................., phía nam giáp thửa đất số ...; phía đông giáp thửa đất số......... ; phía

tây giáp đường ........... , (thửa đất có ký hiệu mới tách thửa là số ........ ) . Đồng thời bà P được
quyền sỡ hữu tòan bộ số đồ dùng gia đình có ở số nhà...................; 2 xe máy ; 1 xe Wave Thái Lan
sản xuất mang biển số :...................; 1 xe máy Dream do Nhật sản xuất mang biển số ...............
đều mang tên sỡ hưữ L.T.P; và sỡ hưữ tòan bộ số tiền góp vốn cổ phần tại cơ
sở........................................
Ngòai ra phía bà P được tạm giao quản lý và được sử dụng số tài sản theo nguyện vọng thỏa
thuận của ông A bà P cho hai con chung là L.S và L. K 2 phần tài sản được trích ra từ ngôi nhà ở
và quyền sử dụng đất ở tại số ..............................................được trích ra ra thửa đất số ..... ; trong
đó phần cho con trai L.K là ....m2 đất ,trên đất có diện tích nhà ở là ...m2 ; có đặc điểm; Phía bắc
giáp đường.........................phía nam giáp thửa đất số..... , phía đông giáp thửa đất số......; phía tây
giáp thửa đất số....... ; phần cho con gái L.S có diện tích đất ở là ... m2 , trên đất có diện tích nhà ở
là .....m2 ; có đặc điểm ;Phía bắc giáp đường ...................... phía nam giáp thửa đất số... ;phía đông
giáp thửa đất số .... ; phía tây giáp thửa đất số ....; thửa đất của cháu K có ký hiệu mới tách thửa
là ...và thửa đất của cháu S có ký hiệu mới tách thửa là .....Do hiện nay 2 con chưa đến tuổi
trưởng thành nên bà P được quyền quản lý sử dụng cả phần diện tích nhà và phần diện tích đất ở
của 2 con được chia , cho đến khi 2 con K và S trưởng thành thì bà P có trách nhiệm làm thủ tục
chuyển quyền sỡ hữ nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho hai con tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
Ông An bà P đều công nhận vợ chồng không có nợ chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về nợ riêng : Ông A có nợ để đầu tư kinh doanh sản xuất .......................................và kinh
doanh ..........................tổng cộng là : 5.097.000.000đ ( năm tỉ không trăm chín mươi bảy triệu
đồng ), trong đó nợ Ngân hàng Ngoại thương TT Huế : 725.000.000đ tiền gốc , nợ Ngân hàng
Công thương TT Huế là 165.000.000đ tiền gốc , còn lại là nợ của cá nhân ( số tiền nợ 2 ngân hàng
Công thương TT Huế và Ngoại thương TT Huế )do vợ chồng ông L.M, bà L.N ( em gái và em rể
ông A đứng tên vay giúp cho ông A) nên ông A có nghĩa vụ trả số nợ riêng này thông qua ông M
,bà N trả nợ cho 2 ngân hàng , trong đó có cả một phần nợ ông M ,bà N , ông V bảo lãnh cho
ông để tiền Ngân hàng ...............để đầu tư kinh doanh......................, nếu khi có tranh chấp xảy
ra , ông A ,ông M , bà N, ông V có trách nhiệm giải quyết nợ với Ngân hàng .
Về nợ của các cá nhân,ông A có nghĩa vụ thanh tóan . Bà P không có liên quan ; kể cả khi hai
người còn là vợ chồng hoặc sau khi đã nhận được quyết định giải quyết cho thuận tình ly hôn

của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Xét thấy cuộc hôn nhân của ông A ,bà P đã mâu thuẫn trầm trọng , đời sống chung không thể kéo
dài, mục đích của hôn nhân không đạt được . Ông A ,bà P tự nguyện xin thuận tình ly hôn là phù
hợp với quy định của pháp luật cần được chấp nhận.
Áp dụng khoản 3 điều 33, điều 44, 45, 46 điều 90,92,94,95,97,98 luật Hôn nhân và gia đình ngày
09/6/2000 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam ;
Điều 31,43,44 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ; Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997
quy định về án phí .

QUYẾT ĐỊNH

1) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau:
a) Về tình cảm vợ chồng :
Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa Ông L.V.A và ba L.T.P.
- Đề nghị UBND phường................. xóa tên ông A ,bà P trong sổ lưu đăng ký kết hôn tại phường
( quyển số ...số thứ tự ... ngày 16/10/1987)
b) Về con chung : Công nhận sự thỏa thuận của anh ông A ,bà P ( trên cơ sở nguyện vọng của các
con ).
Giao 2 cháu : L.S- sinh ngày 28/6/1987 và L.K sinh ngày 9/9/1991 cho bà P trực tiếp nuôi dưỡng
đến trưởng thành . Ông An tự nguyện đóng góp phí tổn nuôicon với bà P một tháng 900.000đ tính
kể từ tháng 6/2004 trở đi cho đến khi cháu K trưởng thành .
Ông A được quyền qua lại thăm nom chăm sóc con chung không ai được quyền ngăn cản .
c) Về tài sản chung : Công nhận sự thỏa thuận của ông An,bà P:
Phần tài sản ông L.V.A được giao quyền sỡ hữu và sử dụng
là:.............................................................................................................................

+ Phần tài sản bà L.T.P được giao sỡ hưữ và sử dụng gồm:
Giao cho bà Phương Anh được quyền sử dụng diện tích đất ở là ...m2được trích ra 1/4 từ thửa đất
số 94 trên đất có diện tích nhà là ...m2 ( thửa đất có ký hiệu mới tách thửa là : ... ; tờ bản đồ số... )
có đặc điểm : Phía bắc giáp đường ........, phía nam giáp thửa đất ........; phía đông giáp thửa đất ....

; phía tây giáp đường ..........., nhà và đất tọa lạc tại số
.............................................phường...............- Huế . Bà P có quyền căn cứ vào quyết định này khi
có hiệu lực pháp luật để làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất ở và tài sản có trên đất tại cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mang tên bà P .
Đồng thời bà P được quyền sỡ hữu tòan bộ số đồ dùng gia đình có ở số nhà..................................;
2 xe máy ; 1 xe Wave Thái Lan sản xuất mang biển số : ............; 1 xe máy Dream do Nhật sản
xuất mang biển số : ...............đều tên sỡ hưữ L.T.P và sỡ hưữ tòan bộ số tiền góp vốn cổ phần
tại ..............................................
Phần tài sản giao cho hai cháu L.S và L.K theo sự thỏa thuận của ông A , bà P cho 2 con là:
Giao cho cháu L.S được quyền sử dụng diện tích đất ở là ...m2 , trên đất có diện tích nhà ở là
...m2 được trích ra từ thửa đất số ... ; thửa đất thuộc quyền sử dụng của cháu S có ký hiện mới
tách thửa là ... ; có đặc điểm : Phía bắc giáp đường ............ ; phía Nam giáp thửa đất...., phía đông
giáp thửa sôs.......; phía tây giáp thửa đất số ...nhà và đất tọa lạc tại số ............................................
Giao cho cháu L.K được quyền sử dụng diện tích đất ở là ...m2, trên đất có diện tích nhà ở là
...m2; thửa đất có ký hiệu mới tách thửa là số .... ; có đặc điểm : Phía bắc giáp
đường............................; phía Nam giáp thửa đất số ...., phía đông giáp thửa số ...., phía tây giáp
thửa đất số ... ; phía tây giáp thửa đất số ....
Do hiện nay 2 cháu L.S và L. K chưa đến tuổi trưởng thành nên tạm giao cho bà P được quyền
quản lý và sử dụng cả phần diện tích đất và diện tích nhà ở của 2 cháu S và K được chia cho đến
khi 2 cháu S và K trưởng thành , bà P có trách nhiệm làm thủ tục chuyển quyền sỡ hưữ nhà ở và
quyền sử dụng đất ở cho hai con S, K tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật.
Ông A, bà P không có nợ chung nên không yêu cầu tòa án giải quyết.
Về nợ riêng: Ông A có nợ riêng để đầu tư kinh doanh ..................................và kinh
doanh .........................tổng cộng là : 5.097.000.000đ ( năm tỉ không trăm chín mươi bảy triệu
đồng ) trong đó nợ của Ngân hàng Ngoại thương TT Huế số tiền 720.000.000đ tiền gốc, nợ Ngân
hàng Công Thương TT Huế số tiền 165.000.000đ; số nợ còn lại nợ của các cá nhân .
Số tiền nợ 2 Ngân hàng Công thương và Ngoại thương TT Huế do vợ chồng ông L. M, bà . N (em
gái , em rể ông A) đứng tên vay giúp cho ông A nên ông A có nghĩa vụ trả nợ số nợ riêng này
thông qua ông M , bà N trả cho 2 Ngân hàng (trong đó có cả một phần nợ ông M , bà N , ông V

bảo lãnh để vay tiền Ngân hàng Công Thương TT Huế để đầu tư kinh doanh.........................) .
Nếu có tranh chấp xảy ra ông A , ông M ,bà N , ông V có trách nhiệm giải quyết nợ với Ngân
hàng Công Thương và Ngân hàng Ngoại Thương TT Huế ( kể cả tiền lãi phát sinh ) về số nợ của
các cá nhân , ông A có trách thanh tóan , bà P không có liên quan kể cả khi hai bên còn là vợ
chồng hợp pháp hoặc sau khi đã nhận được quyết định giải quyết cho thuận tình ly hôn của Tòa
án có hiệu lực pháp luật
2.Về án phí : ông A ,bà P mỗi bên phải chịu 25.000đ án phí dân sự sơ thẩm, nhưng ông A đã tự
nguyện xin nộp cả phần án phí cho bà P phải chịu và đã tạm nộp dự phí đủ 50.000đ .Căn cứ biên
lai số ... quyển số 04 ngày ...............của Đội thi hành án Tp Huế .
3.Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay.

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ
Thẩm phán


d.Trường hợp 4:

TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thành Phố Huế Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
------ --------------------------
Sô : 87/QĐTTLH Huê ,ngày tháng năm 2004
TL số: 04/DSST
Ngày:21-4-2004 QUYẾT ĐỊNH
CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ

Căn cứ vào biên bản hòa giải đòan tụ không thành và sự thỏa thuận về việc thuận tình ly hôn được
lập ngày 18-5- 2004 giữa:
Một bên: Chị Hoàng thị T - sinh năm 1979.Tạm trú : .....................

Và một bên: Anh Nguyễn N sinh năm 1977 .Trú tại: .......................................
Với nội dung
- Về tình cảm vợ chồng : Anh N, chị T cùng học tại trường .................nên có quen biết nhau từ
trước ; sau đó 2 bên tìm hiểu nhau 2 tháng thì tự nguyện kết hôn ,nhưng anh chị chỉ được gia đình
anh Nghệ thuật đồng ý , còn gia đình chị T không đồng ý ; nhưng vì hai anh chị quyết tâm lấy
nhau nên đã tự đến UBND xã ................. tỉnh Quảng Bình làm đăng ký kết hôn ngày 20/6/1999,
sau khi làm đăng ký kết hôn anh chị có làm bữa tiệc nhỏ để hai gia đình gặp nhau. .Nhưng sau đó
anh N , chị T chung sống hạnh phúc chỉ được mấy tháng đầu thì vợ chồng xảy ra mâu thuẫn do
không hợp tính nhau, và đồng thời vợ chồng không tin tưởng nhau về lòng chung thủy cũng như
về kinh tế , tiền bạc,dần dần vợ chồng sống không có sự ràng buộc về kinh tế gia đình ,ai làm
người đó ăn , không còn quan tâm chăm sóc đến nhau nữa cho đến nay tình cảm vợ chồngthực sự
đã hết nên anh N , chị T đều nhất trí tự nguyện xin thuận tình ly hôn .
- Về con chung : Anh N, chị T chung sống đã sinh được một con trai chung ,nay haibên thỏa thuận
giao con cho chung là N .L- sinh ngày 8/9/1999 cho chị T trực tiếp nuôi dưỡng ,anh N đóng góp
phí tổn nuôi con với chị Hằng 200.000đ /tháng , tínhkể từ tháng 5/2004 trở đi cho đến khi cháu L
trưởng thành,.
Về tài sản chung : Anh N, chị Tđã thỏa thuận:
Giao cho anh N sỡ hưữ một dàn máy nghe nhạc gồm ( 1 âm li , 2 loa) số tài sản còn lại gồm : 1 ti
vi Samsung ; 1 đầu đĩa hình , 1 tủ trưng đồ phòng khách và tòan bộ đồ dùng sinh hoạt gia đình
giao cho chị Tsở hữu.Hai người đều công nhận vợ chồng không có nợ chung nên không yêu cầu
tòa án giải quyết.
Xét thấy cuộc hôn nhân của anh N , chị T đã mâu thuẫn trầm trọng , đời sống chung không thể
kéo dài , mục đích của hôn nhân không đạt được .Việc anh N , chị T tự nguyện xin thuận tình ly
hôn là phù hợp với quy định của pháp luật cần được chấp nhận.
Căn cứ vào các điều 90, 92,94, 95 Luật Hôn nhân và gia đình của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2000 ; điều 31,43,44 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ; Nghị định
70/CP ngày 12/6/1997 quy định về án phí .

QUYẾT ĐỊNH


1) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau:
a) Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa chị Hoàng T. Tvà anh Nguyễn N
- Đề nghị UBND xã ......- Huyện ............- Tỉnh Quảng Bình xóa tên chị T, anh N trong sổ lưu
đăng ký kết hôn tại xã ( quyển số ngày 20/4/1999)
b) Về con chung : Công nhận sự thỏa thuận của anh N ,chị T: Nay giao cháu N.L - sinh ngày
8/9/1999 cho chị T trực tiếp nuôi dưỡng ,anh N tự nguyện đóng góp phí tổn nuôi con với chị T
200.000đ /tháng , tính kể từ tháng 5/2004 trở đi cho đến khi cháu L trưởng thành.Anh N được
quyền qua lại thăm nom , chăm sóc con chung không ai được cản trở.
c) Về tài sản : Công nhận sự thỏa thuận của anh N, chị T,
Giao cho anh N sở hưữ một dàn máy nghe nhạc gồm ( 1 âm li,2 loa).
Giao cho chị T được quyền sỡ hưữ tòan bộ số tài sản chung còn lại gồm : 1 ti vi Samsung ; 1 đầu
đĩa hình , 1 tủ trưng đồ phòng khách và tòan bộ đồ dùng sinh hoạt gia đình.
2.Về án phí : Anh N, chị T mỗi bên phải chịu 25.000đ án phí dân sự sơ thẩm, nhưng chị T đã tự
nguyện xin nộp cả phần án phí cho anh N và đã tạm nộp dự phí đủ 50.000đ , nay được trừ .Căn cứ
biên lai số ..., quyển số ... ngày .............của Đội thi hành án Tp Huế .
3.Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay.

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ
Thẩm phán

e.Trường hợp 5:

TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thành Phố Huế Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
------ ---------------------------
Sô :05/QĐTTLH Huê ,ngày tháng năm 2004
TL số: 65/DSST
Ngày: 5/4/2004 QUYẾT ĐỊNH
CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN


TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ

Căn cứ vào biên bản hòa giải đòan tụ không thành và sự thỏa thuận về việc thuận tình ly hôn được
lập ngày 11 tháng 5 năm 2004 giữa:
Chị :H.M , sinh1975 , Trú tại..................- Thuận Thành - Huế.
Và anh Đ.T- sinh 1974.Trú tại : ........................................Huế.
Theo biên bản thỏa thuận về việc thuận tình ly hôn thì chị H.M kết hôn hợp pháp với anh Đ.T vào
tháng 2/2000.Sau khi cưới vợ chồng sống với nhau tại nhà anh T chỉ hạnh phúc được 1 năm thì
xảy ra mâu thuẫn. Nguyên nhân do vợ chồng tính tình không phù hợp , anh T ham chơi không có
trách nhiệm với vợ con, chính vì vậy vợ chồng hay cải vả nhau ,gia đình hai bên đã nhiều lần dàn
xếp nhưng không đem đến kết quả , vợ chồng sống không có hạnh phúc mâu thuẫn kéo dài , vợ
chồng đã cắt đứt quan hệ tình cảm nên anh T và chị M xin thuận tình ly hôn .
Về con chung : Hai bên đương sự xác nhận có 2 cháu và thỏa thuận như sau:
Giao 2 cháu:
1. Đ.T E sinh 24/10/2001.
2.Đ.T.F , sinh 26/11/2003
cho chị M nuôi, anh T cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 500.000đ/2 cháu kể từ tháng 6/2004 đến khi
các cháu trưởng thành 18 tuổi .
Về nợ chung ,tài sản chung :Không có .
Về án phí chị M và anh T phải chịu án phí theo luật định.

×