Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

----------------------------

NGUYỄN ĐỨC HIẾU

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

----------------------------

NGUYỄN ĐỨC HIẾU

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. DAVID O.DAPICE
NGUYỄN XUÂN THÀNH

TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2015


-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng
trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của
tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Hiếu


-ii-

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Xuân Thành. Thầy đã tận tình hƣớng dẫn
tôi hình thành định hƣớng nghiên cứu, phƣơng pháp và những ý kiến sâu sắc qua từng buổi
thảo luận để tôi hoàn thành luận văn này.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy, cô giảng dạy tại Chƣơng
trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình, miệt mài truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý giá trong suốt thời gian kể từ khi tôi còn bỡ ngỡ bƣớc chân vào ngôi trƣờng Fulbright cho
đến nay.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị nhân viên làm việc tại Chƣơng trình Giảng

dạy Kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn này.
Trong suốt thời gian qua, tôi cũng đƣợc các anh chị và các bạn cùng học tập tại lớp MPP6
động viên, giúp đỡ và hỗ trợ tôi hoàn thành nội dung học tập và làm luận văn.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Học viên Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Nguyễn Đức Hiếu


-iii-

TÓM TẮT
Hà Nội đƣợc đánh giá là thành phố có tài nguyên du lịch đặc sắc, đa dạng và phong phú. Tuy
nhiên, các chính sách phát triển du lịch trong thời gian vừa qua chƣa giúp thành phố khai thác
đƣợc các lợi thế và đạt đƣợc các mục tiêu mong muốn. Trƣớc thực trạng trên, nghiên cứu này
tập trung giải quyết hai câu hỏi là (1) Cụm ngành du lịch Hà Nội đƣợc hình thành nhƣ thế nào
và đâu là những tác nhân chính trong cụm ngành du lịch Hà Nội? (2) Đâu là những yếu tố làm
nâng cao và làm giảm năng lực cạnh tranh của cụm ngành?
Qua phân tích, tác giả cho rằng, Hà Nội có yếu tố thuận lợi về tài nguyên du lịch nhân văn để
phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kiến trúc và du lịch hội nghị, hội
thảo. Tuy nhiên, trong những năm qua thành phố tập trung nhiều nguồn vốn và hoạt động vào
đầu tƣ đƣờng xá, thu hút các dự án đầu tƣ vào các khu vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng. Các chính
sách này cũng không đƣợc xây dựng dựa trên những cơ sở nghiên cứu kỹ về nhu cầu của
khách du lịch. Trong khi đó, việc khai thác các giá trị nhân văn và tạo môi trƣờng du lịch cạnh
tranh lành mạnh, thân thiện, an toàn để phát triển du lịch đã không đƣợc quan tâm đúng mức.
Chính vì vậy, các chính sách phát triển du lịch trong những năm qua đã không phát huy đƣợc
tác dụng, không nâng cao đƣợc năng lực trạnh tranh của cụm ngành du lịch Hà Nội.
Từ đó, gợi ý chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội đó là (i)

Chính quyền thành phố cần xác định lại hƣớng ƣu tiên để xây dựng chiến lƣợc phát triển du
lịch theo hƣớng đầu tƣ bảo tồn, tôn tạo và khai thác các giá trị di sản văn hóa và tạo ra môi
trƣờng du lịch thân thiện, an toàn cho du khách, (ii) Thành phố cần tạo ra môi trƣờng kinh
doanh du lịch theo hƣớng cạnh tranh, đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh du lịch, giảm các
rào cản gia nhập ngành, (iii) Ngành du lịch cần phối hợp với các hiệp hội, tổ chức để nâng cao
chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch, (iv) Các hiệp hội, tổ chức quốc tế và các tác nhân tham gia
cụm ngành khác cần phải đƣợc liên kết chặt chẽ, phối hợp trong các hoạt động xúc tiến, đào
tạo và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch (v) Thành phố cần tăng đầu tƣ cho hoạt động xúc
tiến quảng bá du lịch.
Từ khóa: cụm ngành du lịch, Hà Nội, năng lực cạnh tranh


-iv-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC............................................................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................................. viii
DANH MỤC HỘP .................................................................................................................................. ix
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .......................................................................................................................1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu.......................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................................4
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................4
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................................4
1.6. Nguồn thông tin .............................................................................................................................5
1.7. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................................................5

CHƢƠNG 2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH NỀN TẢNG CỦA HÀ NỘI ...............................................6
2.1. Khung phân tích các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh .......................................................6
2.2. Nhóm nhân tố lợi thế tự nhiên .......................................................................................................7
2.2.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................................................7
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................................8
2.2.3. Quy mô địa phƣơng.................................................................................................................9
2.3. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phƣơng......................................................................................9
2.3.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch ...................................................................9


-v-

2.3.2. Hạ tầng xã hội phục vụ phát triển du lịch .............................................................................10
2.3.3. Chính sách tài khóa, đầu tƣ, tín dụng và cơ cấu kinh tế ........................................................10
2.4. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp ...................................................................................10
2.4.1. Môi trƣờng kinh doanh .........................................................................................................10
2.4.2. Trình độ phát triển của cụm ngành........................................................................................11
2.4.3. Hoạt động và chiến lƣợc doanh nghiệp .................................................................................12
CHƢƠNG 3. SỰ HÌNH THÀNH CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI ..................................................13
3.1. Sự hình thành cụm ngành du lịch Hà Nội ....................................................................................13
3.2. Các tác nhân trong cụm ngành du lịch Hà Nội ............................................................................14
3.2.1. Tài nguyên và sản phẩm du lịch ............................................................................................15
3.2.2. Khách du lịch ........................................................................................................................17
3.2.3. Nhà cung cấp dịch vụ ............................................................................................................18
3.2.4. Ngành hỗ trợ .........................................................................................................................20
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI ..25
4.1. Lý thuyết về cụm ngành ...............................................................................................................25
4.2. Các điều kiện về nhân tố đầu vào.................................................................................................26
4.2.1. Tài nguyên du lịch.................................................................................................................26
4.2.2. Nguồn nhân lực du lịch .........................................................................................................27

4.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ phát triển du lịch .................................................29
4.3. Các điều kiện cầu .........................................................................................................................31
4.3.1. Khách du lịch quốc tế ............................................................................................................31
4.3.2. Khách du lịch nội địa ............................................................................................................33
4.4. Các ngành phụ trợ và liên quan....................................................................................................34
4.4.1. Các thể chế hỗ trợ..................................................................................................................34
4.4.2. Các ngành hỗ trợ và có liên quan ..........................................................................................34


-vi-

4.5. Bối cảnh cho chiến lƣợc và cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch ...............................................37
4.6. Vai trò của chính phủ ...................................................................................................................38
4.7. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội ...........................................................41
4.8. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các tác nhân trong sơ đồ cụm ngành du lịch ..........................43
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................................45
5.1. Kết luận ........................................................................................................................................45
5.2. Khuyến nghị chính sách ...............................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................48
PHỤ LỤC................................................................................................................................................50


-vii-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ tiếng Anh


Từ tiếng Việt

DL

Du lịch

HDV

Hƣớng dẫn viên

KDL

Khách du lịch

MICE

Meeting, Incentive,
Conference, Exhibition

Du lịch hội nghị, phần thƣởng, hội
thảo và triển lãm

NGTK

Niên giám thống kê

NLCT

Năng lực cạnh tranh


Sở VH, TT & DL

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

United Nations of Educational,
Scientific and Cultural
Organization

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và
Giáo dục của Liên Hợp Quốc


-viii-

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khách du lịch nội địa đến Hà Nội so với Băng Cốc (lƣợt khách) ............................................2
Hình 1.2. Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội so với Băng Cốc (lƣợt khách) ...........................................3
Hình 2.1. Khung phân tích NLCT cấp độ địa phƣơng .............................................................................6
Hình 2.2. Bản đồ TP Hà Nội ....................................................................................................................8
Hình 2.3: Các ngành kinh tế của TP Hà Nội so với cả nƣớc..................................................................12

Hình 3.1. Sơ đồ cụm ngành du lịch Hà Nội ...........................................................................................15
Hình 3.2. Khách du lịch nội địa đến Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013......................................................18
Hình 4.1. Mô hình kim cƣơng ................................................................................................................25
Hình 4.2. Lƣợng khách du lịch quốc tế tại 10 TP khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng năm 2013 .......31
Hình 4.3: Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ...........................................................32
Hình 4.4. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch nội địa ...............................................................................33
Hình 4.5. Mô hình kim cƣơng của cụm ngành du lịch Hà Nội ..............................................................42
Hình 4.6. Đánh giá các tác nhân trong sơ đồ cụm ngành du lịch Hà Nội...............................................43


-ix-

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Các sản phẩm du lịch của Hà Nội ............................................................................................26
Hộp 4.2. Đào tạo nhân lực ngành du lịch ...............................................................................................27
Hộp 4.3. Xây dựng sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành .......................................................................36
Hộp 4.4. Quy định về tiêu chuẩn hƣớng dẫn viên du lịch ......................................................................39
Hộp 4.5. Quy định về ký quỹ kinh doanh lữ hành ..................................................................................40


-1-

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Hà Nội là trung tâm ở khu vực phía Bắc, cũng nhƣ của cả Việt Nam. Hà Nội cũng đƣợc đánh
giá là thành phố có tài nguyên du lịch đặc sắc, đa dạng và phong phú cả về tự nhiên và nhân
văn. Giá trị nổi trội về tài nguyên du lịch Hà Nội là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể
đƣợc hình thành qua lịch sử hàng nghìn năm của Thăng Long – Hà Nội và không gian văn hóa
Xứ Đoài (Hà Tây cũ).
Chiến lƣợc và Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam đã xác định Hà Nội là trung

tâm du lịch, địa bàn trọng điểm phát triển du lịch quan trọng ở khu vực phía Bắc. Trong đó,
trọng tâm phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành
và các cảnh quan tự nhiên vùng phụ cận (Tổng cục Du lịch, 2013).
Về phía TP Hà Nội, quy hoạch chung phát triển Hà Nội với tầm nhìn 2030 xác định “Phát
triển Thủ đô Hà Nội trở thành TP xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại, trên nền tảng phát
triển bền vững… một trung tâm du lịch và giao dịch quốc tế có tầm cỡ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng”. Phát triển du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Thủ đô
chiếm 15 - 16% GDP của TP (Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội, 2012). Xây dựng Hà Nội thực sự
là một trung tâm du lịch của cả nƣớc và khu vực, là trung tâm phân phối khách hàng đầu của
vùng du lịch Bắc bộ và cả nƣớc, thực hiện chức năng cầu nối giữa Thủ đô với các tỉnh, TP
trong cả nƣớc và quốc tế. Mục tiêu đến năm 2020 đƣa du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm
của Thủ đô; đến năm 2030, trở thành TP dịch vụ du lịch cao cấp, điểm đến du lịch đƣợc ƣa
chuộng trên thế giới (Thành ủy Hà Nội, 2011).
Tuy nhiên thực tế kết quả trong những năm qua cho thấy, TP Hà Nội vẫn chƣa sử dụng đƣợc
các lợi thế về vị trí, tài nguyên du lịch để phát triển du lịch tƣơng xứng với tiềm năng và đạt
đƣợc các mục tiêu trong chính sách của TP.
Cụ thể, nếu so sánh về tài nguyên du lịch, Hà Nội không thua kém Băng Cốc (Thái Lan) về
các giá trị lịch sử, văn hóa. Trong khi Hà Nội có lịch sử từ năm 1010, thì Băng Cốc có lịch sử
từ năm 1782. Nếu nhƣ Băng Cốc nổi bật với các ngôi chùa phật giáo bề thế thì Hà Nội lại bao


-2-

gồm khá đa đạng các di tích văn hóa, tôn giáo, kiến trúc mộc mạc, hài hòa với thiên nhiên. Hà
Nội cũng nổi bật với hai di sản văn hóa thế giới (Hoàng thành Thăng Long, và hội Gióng). Hà
Nội cũng gần với các di sản văn hóa thế giới nổi bật nhƣ Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng;
trong khi đó tính trên phạm vi cả đất nƣớc Thái Lan cũng mới chỉ có 3 di sản thế giới (xem chi
tiết tại Phụ lục 1).
Tuy nhiên, TP Băng Cốc lại thu hút đƣợc số lƣợng khách du lịch nhiều hơn hẳn so với Hà Nội.
Số khách du lịch nội địa đến Băng Cốc cao gấp trên 2 lần so với Hà Nội (Hình 1.1), trong khi
đó khách quốc tế đến Băng Cốc cũng gấp trên 7 lần so với Hà Nội (Hình 1.2).

Hình 1.1. Khách du lịch nội địa đến Hà Nội so với Băng Cốc (lƣợt khách)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Sở VH, TT & DL Hà Nội và Cục du lịch Băng Cốc.


-3-

Hình 1.2. Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội so với Băng Cốc (lƣợt khách)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Sở VH, TT & DL Hà Nội và Cục du lịch Băng Cốc.

Một trong số những nguyên nhân mà chính quyền TP Hà Nội cho rằng sức cạnh tranh của du
lịch Hà Nội còn thấp, chƣa thu hút đƣợc nhiều khách du lịch đó là do sản phẩm du lịch còn
quá nghèo nàn và đơn điệu (UBND TP Hà Nội, 2012). Để khắc phục đƣợc tình trạng này,
trong suốt nhiều năm qua, TP đã đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào
các hoạt động vui chơi giải trí, sân gôn, nghỉ dƣỡng. Tính tổng diện tích đất của các dự án đầu
tƣ du lịch này cho đến nay lên đến trên 5.000 ha, với tổng số vốn đầu tƣ vào khoảng trên
12.400 tỷ đồng (xem chi tiết tại Phụ lục 2). Tuy nhiên cho đến nay, chỉ có một số rất ít dự án
đầu tƣ du lịch đã triển khai đi vào hoạt động (khu Thiên Đƣờng Bảo Sơn, sân gôn Sóc Sơn),
còn lại các dự án khác tiến độ triển khai sau một số năm đến nay vẫn rất chậm.
Mặc dù vậy, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 và định hƣớng đến
năm 2030 cũng tập trung phát triển các dự án bất động sản du lịch, các khu nghỉ dƣỡng, vui
chơi giải trí, sân gôn với tổng số vốn lên đến 9,5 tỷ USD và diện tích đất sử dụng vào khoảng
14.200 ha (xem chi tiết tại Phụ lục 3).
Việc xác định nguyên nhân và các yếu tố ƣu tiên đầu tƣ nhƣ trên đã kéo theo một loạt các
chính sách nhƣ tập trung chủ yếu nguồn lực đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, thu hút kêu gọi đầu tƣ


-4-


các dự án có quy mô lớn tập trung ở khu vực ngoại thành. Trong khi đó, chính sách phát triển
du lịch lại thiếu quan tâm, đầu tƣ đến việc cải thiện môi trƣờng du lịch ở khu vực nội đô. Việc
khai thác những giá trị di sản sẵn có cũng không đƣợc đầu tƣ thỏa đáng và có hiệu quả. Chính
vì vậy, đề tài đƣợc thực hiện nhằm trả lời câu hỏi các chính sách phát triển du lịch tại Hà Nội
có đi đúng hƣớng, và có góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) cụm ngành du lịch
Hà Nội hay không.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu và xác định các nhân tố trong cụm ngành du lịch Hà Nội,
xác định các nhân tố làm nâng cao và làm giảm NLCT cụm ngành du lịch Hà Nội.
Trên cơ sở đó, đánh giá các chính sách của Hà Nội trong những năm vừa qua đã tập trung vào
các nhân tố giúp nâng cao NLCT cụm ngành hay chƣa và cũng là cơ sở để đƣa ra các khuyến
nghị chính sách.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Cụm ngành du lịch Hà Nội đƣợc hình thành nhƣ thế nào và đâu là những tác nhân chính
trong cụm ngành?
(2) Đâu là những yếu tố làm nâng cao và làm giảm NLCT của cụm ngành du lịch Hà Nội?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: NLCT của cụm ngành du lịch Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các yếu tố có liên quan trong cụm ngành du lịch trong
phạm vi TP Hà Nội.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên lý thuyết về NLCT và mô hình kim cƣơng trong lý thuyết
về cụm ngành của Micheal E. Porter.


-5-

1.6. Nguồn thông tin
Dữ liệu thứ cấp: số liệu đƣợc công bố từ Tổng cục Thống kê, báo cáo và số liệu từ Sở Văn

hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn 5 đối tƣợng liên quan bao gồm doanh nghiệp du lịch, hƣớng dẫn
viên du lịch, hiệp hội du lịch, giảng viên du lịch và các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch.
1.7. Cấu trúc luận văn
Luận văn đƣợc trình bày bao gồm 5 chƣơng. Trong đó, Chƣơng 1 giới thiệu về vấn đề chính
sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi chính sách, đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 2 trình bày về năng lực cạnh tranh nền tảng của Hà Nội
gồm có nhóm nhân tố lợi thế tự nhiên, NLCT ở cấp độ địa phƣơng, và NLCT cấp độ doanh
nghiệp. Chƣơng 3 nói về sự hình thành của cụm ngành du lịch Hà Nội. Chƣơng 4 phân tích
NLCT của cụm ngành du lịch Hà Nội. Kết luận và các khuyến nghị chính sách sẽ đƣợc trình
bày tại Chƣơng 5.


-6-

CHƢƠNG 2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH NỀN TẢNG CỦA HÀ NỘI

2.1. Khung phân tích các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh
Năng suất và tốc độ tăng trƣởng của năng suất là yếu tố quyết định đến NLCT. Trong đó, năng
suất đo bằng giá trị tăng do một đơn vị lao động (hay vốn) tạo ra trong một đơn vị thời gian
(Porter, 2008).
Theo Porter (1990), có ba nhóm nhân tố quyết định NLCT của một quốc gia là (i) các yếu tố
lợi thế tự nhiên quốc gia, (ii) NLCT vĩ mô và (iii) NLCT vi mô.
Hình 2.1. Khung phân tích NLCT cấp độ địa phƣơng

Nguồn: Porter (1990) đƣợc điều chỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh (2012).

Vũ Thành Tự Anh (2012) đã chỉnh sửa khuôn khổ phân tích NLCT ở cấp độ địa phƣơng của
Porter. Theo đó, các nhân tố nền tảng quyết định năng suất của địa phƣơng gồm ba nhóm
chính. Nhóm thứ nhất “các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phƣơng” bao gồm tài nguyên thiên

nhiên, vị trí địa lý hay quy mô địa phƣơng. Nhóm “Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phƣơng”


-7-

bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp gồm (1) chất
lƣợng hạ tầng xã hội, thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; (2) các thể
chế chính sách kinh tế nhƣ chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Nhóm cuối cùng
“Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp” bao gồm chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh,
trình độ phát triển cụm ngành và hoạt động, chiến lƣợc của doanh nghiệp (Hình 2.1).
2.2. Nhóm nhân tố lợi thế tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lý
Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh: phía Bắc giáp
với tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên;
phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình.
Từ Hà Nội đi các tỉnh, TP của miền Bắc cũng nhƣ của cả nƣớc bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt,
đƣờng thủy và đƣờng hàng không. Hà Nội có 2 sân bay dân dụng, 5 tuyến đƣờng sắt đi TP Hồ
Chí Minh, Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng và Thái Nguyên. Hà Nội cũng có vị trí quan trọng
trên hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và
Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng.


-8-

Hình 2.2. Bản đồ TP Hà Nội

Nguồn: Nhà xuất bản Bản đồ (2014).

2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
Diện tích đất toàn TP là 332.452,4 ha. Hà Nội có địa hình tƣơng đối đa dạng gồm núi cao, đồi

thấp và đồng bằng. Vùng núi cao tập trung chủ yếu ở Ba Vì, đây cũng là khu vực có Vƣờn


-9-

quốc gia Ba Vì với diện tích khoảng 1.200 ha và có điều kiện để khai thác phát triển du lịch.
Khí hậu Hà Nội mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Địa bàn Hà Nội cũng có nhiều
con sông lớn chảy qua nhƣ sông Hồng, sông Đà. TP cũng là nơi tập trung của nhiều hồ nƣớc
lớn nhƣ Hồ Tây, Hồ Gƣơm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Quan Sơn (xem chi tiết tại Phụ
lục 4).
2.2.3. Quy mô địa phƣơng
Tính đến năm 2013, Hà Nội chỉ chiếm 1% diện tích của Việt Nam nhƣng lại bằng 158,6%
diện tích so với TP Hồ Chí Minh. Về dân số, Hà Nội chiếm 7,73% dân số cả nƣớc và bằng
88,72% so với TP Hồ Chí Minh (Tổng cục Thống kê, 2013).
2.3. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phƣơng
2.3.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch
Về giao thông
Hà Nội có hệ thống giao thông khá đầy đủ kết hợp giữa đƣờng bộ, đƣờng sông, đƣờng sắt và
đƣờng hàng không. Đƣờng bộ với khoảng 3.974 km, 73 tuyến xe buýt, gần 500 tuyến xe
khách liên tỉnh, khoảng 100 hãng taxi với trên 9.000 đầu xe. Hệ thống đƣờng sắt có chiều dài
90 km. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của đƣờng sắt còn cũ, lạc hậu, chƣa đƣợc đầu tƣ hiện đại,
việc vận tải hành khách và hàng hóa còn nhiều hạn chế. Đƣờng hàng không có sân bay Nội
Bài (quốc tế, nội địa), Gia Lâm (bay dịch vụ kết hợp quân sự), Bạch Mai, Hoà Lạc và Miếu
Môn (đều là sân bay quân sự). Đƣờng sông có hệ thống sông với quy mô lớn nhỏ khác nhau
với 9 cảng sông có hệ thống kho bãi, công trình phụ trợ; 17 bến thủy nội địa và 58 bến khách
ngang sông (xem chi tiết tại Phụ lục 5).
Về điện, thông tin - viễn thông, cấp và thoát nước
So với mặt bằng chung cả nƣớc, Hà Nội đƣợc cung cấp khá đầy đủ thệ thống điện, thông tin
viễn thông, nƣớc sạch, thu gom và xử lý chất thải. Tuy nhiên, do nhu cầu tăng trƣởng nhanh,
hệ thống cấp, truyền tải điện cũng khó đáp ứng đƣợc nhu cầu trong những năm tới và gặp

nhiều rủi ro khi xảy ra sự cố. Dịch vụ thông tin viễn thông của TP trong những năm qua phát


-10-

triển nhanh, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân và phục vụ cho phát triển kinh tế. Về cấp
nƣớc sạch, cho đến nay, hệ thống này mới chỉ cấp cho chủ yếu các quận nội thành, và việc mở
rộng mạng lƣới cấp nƣớc sạch diễn ra rất chậm. Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt đƣợc tổ
chức khá toàn diện, tuy nhiên, việc xử lý nƣớc thải vẫn dựa vào hệ thống thoát nƣớc tự nhiên
gây ô nhiễm môi trƣờng tại các dòng sông. Đặc biệt, việc xử lý chất thải tại các khu công
nghiệp tập trung, làng nghề, tại các địa bàn dân cƣ ngoại thành còn rất tự phát, gây ra ô nhiễm
môi trƣờng (xem chi tiết tại Phụ lục 5).
2.3.2. Hạ tầng xã hội phục vụ phát triển du lịch
Hà Nội có mạng lƣới các cơ sở giáo dục, y tế khá đầy đủ và toàn diện. Hệ thống các cơ sở giáo
dục có từ mầm non đến đại học. TP có lợi thế là nơi tập trung các cơ sở giáo dục bậc đại học,
học nghề lớn nhất ở phía Bắc. Hệ thống y tế từ tuyến cơ sở đến trung ƣơng cũng khá đầy đủ.
Tuy nhiên, do địa bàn tập trung nên các cơ sở y tế tại khu vực nội đô cũng thƣờng xuyên xảy
ra tình trạng quá tải. Trong những năm qua, TP cũng còn rất nhiều yếu kém trong việc xây
dựng quản lý đô thị. Việc đầu tƣ thiếu quy hoạch, chắp vá, manh mún và khả năng quản lý đô
thị chƣa bắt kịp tốc độ phát triển đã tạo ra một bộ mặt đô thị Hà Nội tƣơng đối nhếch nhác.
Các tệ nạn nhƣ bán hàng rong, chèo kéo khách, lừa đảo, an toàn giao thông còn diễn ra khá
phổ biến (xem chi tiết tại Phụ lục 6).
2.3.3. Chính sách tài khóa, đầu tƣ, tín dụng và cơ cấu kinh tế
Bình quân giai đoạn 2009 – 2013, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Hà Nội là 9,4%/năm. Tính
đến năm 2013, GDP của Hà Nội (tính theo giá hiện hành) là 451.213 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế
này gần nhƣ không có sự thay đổi trong giai đoạn 2008-2013. Về chi tiêu ngân sách, chi
thƣờng xuyên luôn có tỷ trọng cao, đặc biệt năm 2013 chi thƣờng xuyên chiếm gần 55% (xem
chi tiết tại Phụ lục 7).
2.4. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp
2.4.1. Môi trƣờng kinh doanh

Mặc dù là TP lớn và trung tâm của cả nƣớc, nhƣng nhiều năm qua chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội luôn ở vị trí thấp hoặc trung bình và không ổn định. Nếu nhƣ năm


-11-

2011, chỉ số PCI của Hà Nội xếp thứ 36/63 thì đến năm 2012 giảm 15 bậc xếp hạng và xếp ở
vị trí thứ 51/63. Năm 2013 chỉ số PCI của Hà Nội đạt 57,67 điểm, tăng 4,27 điểm so với năm
2012 và xếp vị trí thứ 33/63 (tăng 18 bậc so với năm 2012), nằm ở nhóm chất lƣợng điều hành
khá (UBND TP Hà Nội, 2013).
Mặc dù trong những năm qua, Hà Nội đã ban hành nhiều nghị quyết, chƣơng trình và kế hoạch
nhằm cải thiện chỉ số PCI cấp tỉnh nhƣng kết quả đạt đƣợc không đáng kể. Chỉ số PCI có mối
liên hệ chặt chẽ với công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, minh bạch hóa
các cơ quan quản lý nhà nƣớc và tăng cƣờng năng lực điều hành của các cơ quan này. Điều
này chứng tỏ, trong những năm vừa qua, Hà Nội đã có rất ít cải thiện trong các lĩnh vực này.
2.4.2. Trình độ phát triển của cụm ngành
Ngành vận tải kho bãi và thông tin truyền thông chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kinh tế của TP.
Tiếp đó là ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn thứ hai. Nhóm ngành chiếm tỷ trọng
lớn thứ ba đó là các ngành công nghiệp xây dựng và thƣơng mại. Tiếp đó, các ngành vận tải –
kho bãi, giáo dục, tài chính, nông nghiệp, bất động sản và ngành lƣu trú - ăn uống.
Các ngành chiếm tỷ trọng cao so với cả nƣớc đó là các ngành hành chính và dịch vụ hỗ trợ,
dịch vụ chuyên môn và khoa học công nghệ, xây dựng và vận tải – kho bãi. Các ngành có tốc
độ thay đổi tỷ trọng nhanh đó là các ngành vận tải kho bãi và thông tin truyền thông; hành
chính và dịch vụ hỗ trợ, xây dựng, văn hóa thông tin và giải trí.
Ngành du lịch, bao gồm ngành dịch vụ lƣu trú – ăn uống, là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn
thứ ba, và có tốc độ tăng trƣởng khoảng 10%/năm.


-12-


Hình 2.3: Các ngành kinh tế của TP Hà Nội so với cả nƣớc

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Niên giám thống kê Việt Nam 2013 và TP Hà Nội.

2.4.3. Hoạt động và chiến lƣợc doanh nghiệp
Giai đoạn 2006-2013, số lƣợng doanh nghiệp Hà Nội tăng nhanh về số lƣợng với tốc độ
khoảng 20% mỗi năm. Mặc dù số lƣợng doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng nhanh qua các
năm, tuy nhiên chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo kết quả điều tra Tổng cục Thống kê năm 2010, bình quân một doanh nghiệp chỉ có 26
lao động. Cũng theo kết quả điều tra này, một doanh nghiệp nhà nƣớc có bình quân lao động
là 476 lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bình quân có 143 lao động. Nhìn
chung, các doanh nghiệp chủ yếu là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu làm cho hiệu quả kinh
doanh không cao, khả năng cạnh tranh thấp.


-13-

CHƢƠNG 3. SỰ HÌNH THÀNH CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI

3.1. Sự hình thành cụm ngành du lịch Hà Nội
“Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh
nghiệp có tính liên kết cũng nhƣ các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ
trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”
(Porter 1990, 1998, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2011)

Thăng Long – Hà Nội từ xa xƣa luôn là trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của
Việt Nam. TP này là nơi tập trung nhiều công trình kiến trúc, văn hóa, tôn giáo nổi tiếng nhƣ
Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, đình Kim Liên.
Ngoài ra, đây cũng là nơi tập trung nhiều phố phƣờng buôn bán sầm uất (khu 36 phố phƣờng),
các làng nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, gốm…) và nhiều lễ hội truyền thống nổi tiếng.

Tuy nhiên, các hoạt động du lịch chỉ đƣợc chính thức khai thác, tổ chức một cách chuyên
nghiệp kể từ khi ngƣời Pháp đến trong chƣơng trình khai thác thuộc địa vào thế kỷ 19 và đầu
thế kỷ 20. Ngƣời Pháp thời kỳ đó đã nhận ra tiềm năng về giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo và
danh lam thắng cảnh để tổ chức các hoạt động du lịch. Dựa vào các thế mạnh sẵn có của vùng
đất Thăng Long – Hà Nội, họ đã tiến hành các hoạt động khai thác du lịch một cách có hệ
thống: xây dựng các công trình văn hóa (nhà hát lớn, bảo tàng lịch sử Việt Nam), cơ sở vật
chất phục vụ du khách.
Bên cạnh đó, ngƣời Pháp cũng đã thiết kế các tour du lịch hấp dẫn và tiến hành quảng bá du
lịch nhƣ tổ chức các hội chợ, phát hành các tập tem để quảng bá cho du lịch các nƣớc Đông
Dƣơng. Các hoạt động này đã giúp cho Hà Nội trở thành một điểm đến không thể thiếu trong
bản đồ du lịch các nƣớc Đông Dƣơng.
Giai đoạn từ năm 1945 đến 1960, trong bối cảnh chiến tranh và điều kiện kinh tế - xã hội của
Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, các hoạt động du lịch ở Hà Nội gần nhƣ không diễn ra. Sự
quan tâm và hoạt động du lịch trên địa bàn TP chỉ bắt đầu khởi động trở lại gắn liền với sự hồi
phục của ngành du lịch Việt Nam vào đầu thập kỷ 60. Tuy nhiên, trong thời kỳ 1960 – 1975,


-14-

các cơ sở hoạt động du lịch chủ yếu để phục vụ nhu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và
Chính phủ, các đoàn ngoại giao, các chuyên gia đến từ các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Từ sau năm
1975 đến cuối thập kỷ 90, TP mới bắt đầu tiếp cận đến việc tổ chức các hoạt động kinh doanh
du lịch, nhƣng vẫn nằm trong khuôn khổ của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.
Lực lƣợng kinh doanh du lịch trên địa bàn TP cũng phát triển mạnh, thích nghi dần cơ chế
mới, từng bƣớc làm ăn có hiệu quả. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế. Trƣớc đó, trong kinh doanh lữ hành chỉ có doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh
nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài đƣợc phép hoạt động, nay mở rộng cho cả doanh nghiệp tƣ
nhân. Chính những thay đổi đó đã tạo điều kiện tăng nhanh lƣợng khách du lịch đến Hà Nội.
Nếu nhƣ năm 1993 chỉ có khoảng 200.000 lƣợt khách quốc tế và 150.000 lƣợt khách nội địa
đến Hà Nội, thì đến năm 2000 có khoảng 550.000 lƣợt khách quốc tế, 3,1 triệu khách nội địa

và năm 2005 con số này là 1.100.000 lƣợt khách quốc tế và 4,2 triệu lƣợt khách nội địa
(UBND TP Hà Nội, 2012).
Sau khi mở rộng về địa giới hành chính vào năm 2008, Hà Nội có thêm nhiều điểm du lịch
phục vụ cho thị trƣờng nội địa và quốc tế. Năm 2008, Hà Nội đón khoảng 8,9 triệu lƣợt khách
du lịch, trong đó có khoảng 1,3 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế. TP có gần 1.500 doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh lữ hành, trong đó có trên 300 doanh nghiệp đƣợc cấp đăng ký kinh doanh
lữ hành quốc tế. TP có 779 cơ sở lƣu trú với 17.630 phòng. Tổng số hƣớng dẫn viên (HDV) du
lịch khoảng 1.460 ngƣời.
3.2. Các tác nhân trong cụm ngành du lịch Hà Nội
Dựa trên các nghiên cứu đặc thù ở Hà Nội, đề tài nghiên cứu đƣa ra mô hình khái quát hóa cấu
trúc cụm ngành du lịch Hà Nội theo Hình 3.1 dƣới đây.


×