Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 VINACONEX 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.39 KB, 24 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1
VINACONEX 1
2.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN TỚI
Năm 2008 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 theo
tinh thần Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng, lại là năm mà tình hình kinh tế thế giới
và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo những xu
hướng trái chiều, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của ngành xây dựng
trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008.
Nhìn lại năm qua, nhờ có sự cố gắng cao độ của cán bộ, công nhân viên
chức và tập thể lao động, toàn ngành xây dựng đã đạt được những thành tựu to
lớn, hoàn thành các nhiệm vụ năm 2008 trên tất cả các lĩnh vực: Quản lý Nhà
nước, dịch vụ công, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và phát triển nguồn
nhân lực, bảo đảm việc làm và an sinh xã hội, góp phần vào thành tựu chung
của cả nước.
Với tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là xây dựng đồng bộ, đầy đủ và hoàn
chỉnh hệ thống pháp luật theo hướng phủ kín các lĩnh vực quản lý ngành, năm
2008, Bộ Xây dựng đã tích cực nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản Quy
phạm pháp luật, trong đó có nhiều lĩnh vực trước đây chưa được đề cập, nổi bật
là Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị đã được Chính phủ báo cáo tại kỳ họp thứ 4 -
Quốc hội khóa XII. Ðây là dự luật đầu tiên trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, sau
khi ban hành sẽ là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà
nước trong xây dựng và phát triển đô thị; bảo đảm phát triển hệ thống các đô thị
và từng đô thị bền vững, có bản sắc, văn minh, hiện đại; đồng bộ với phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Song song với công tác nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật, để kịp thời đáp ứng với tốc độ phát triển các đô thị trong cả nước, Bộ Xây
dựng cũng đã chỉ đạo hoàn thành nhiều đồ án quy hoạch xây dựng, đặc biệt là
việc nghiên cứu điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt
Nam đến năm 2025, trình Chính phủ phê duyệt..
Về hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong năm 2008, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ


đạo hoàn chỉnh, trình và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quy
hoạch cấp nước, Quy hoạch thoát nước, Quy hoạch xử lý chất thải rắn cho ba
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền trung và phía nam đến năm 2020. Ðây sẽ
là cơ sở quan trọng để phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Sắp tới, Bộ
Xây dựng sẽ tiếp tục trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các điều chỉnh định
hướng phát triển cấp nước, thoát nước đô thị quốc gia đến năm 2020...
Ðiểm nổi bật của tình hình bất động sản năm 2008 là thị trường "chững
lại" sau một thời gian phát triển quá nóng. Ðể định hướng cho thị trường phát
triển lành mạnh, minh bạch và bền vững, Bộ Xây dựng đã kịp thời trình Chính
phủ các giải pháp phát triển thị trường, nghiên cứu xây dựng các chỉ số phản
ánh thị trường, thúc đẩy hình thành mạng lưới sàn giao dịch hoạt động theo quy
định của Luật Kinh doanh bất động sản... Dự kiến bắt đầu từ tháng 1-2009,
100% số sàn giao dịch bất động sản sẽ đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động theo
quy định.
Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở đã được thành lập cùng với
việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
khu vực nông thôn và cho phép ba địa phương là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và
tỉnh Bình Dương tiến hành thí điểm đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội theo quy
định của Luật Nhà ở, tạo điều kiện cho các đối tượng thuộc diện chính sách và
người có thu nhập thấp cải thiện điều kiện sống. Chương trình xây dựng nhà ở
xã hội giai đoạn 2009-2015 cũng đã được hoàn thành, trình Thủ tướng Chính
phủ. Ðặc biệt, năm 2008 là năm nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, ảnh
hưởng tới thị trường bất động sản, nhà ở. Nhưng diện tích bình quân về nhà ở
vẫn đạt 12 m2/người, hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở đã được Quốc hội thông qua
trong kế hoạch năm 2008 với tổng diện tích nhà ở xây mới là 51,5 triệu m2 sàn.
Ðặc biệt, trong năm 2008, trước tình hình thị trường giá cả có nhiều biến
động phức tạp, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo, theo dõi sát tình hình diễn biến về thực
tế quản lý kinh tế xây dựng, kinh tế đô thị, tập trung cho việc hướng dẫn quản lý
chi phí công trình xây dựng, nhất là việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng.
Ðến nay về cơ bản đã hoàn thiện về hướng dẫn xử lý biến động giá vật liệu xây

dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tháo gỡ về cơ bản những khó
khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư và các nhà thầu,
góp phần thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư xây dựng công trình.
Ðiểm nổi bật trong công tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng là thị
trường xi-măng và vật liệu xây dựng đã được giữ vững và bình ổn trong bối
cảnh hầu hết giá cả các loại vật liệu, nguyên, nhiên liệu đều tăng cao và có
nhiều biến động. Năm 2008, sản lượng xi-măng toàn ngành đạt xấp xỉ 40 triệu
tấn, tăng 10% so với năm 2007, đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trong nước. Ðã
có 10 nhà máy xi-măng mới với tổng công suất gần 12 triệu tấn/năm đi vào hoạt
động. Tiếp tục tạo đà cho sự phát triển ngành vật liệu, Bộ Xây dựng đã hoàn
thành và trình Chính phủ các dự án Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật
liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây
dựng và Quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất xi-măng đến năm
2020.
Năm 2008 đánh dấu sự nỗ lực của các doanh nghiệp thuộc Bộ, khi phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do những biến động của nền kinh tế thế
giới và trong nước. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp thuộc Bộ tiếp tục
được duy trì cao hơn năm 2007. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện năm
2008 đạt 105.607 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch năm, tăng 20% so với cùng kỳ
năm 2007. Giá trị thực hiện đầu tư là 31.570,5 tỷ đồng, đạt 91,7% kế hoạch
năm, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2007, với hơn 450 dự án đã và đang được
triển khai .
Năm 2009, trước những diễn biến mới, phức tạp, khó lường của tình hình
kinh tế thế giới và trong nước, để thực hiện nghiêm túc, toàn diện và có hiệu
quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Ðảng, Quốc hội và
Chính phủ đã đề ra, toàn ngành xây dựng tập trung thực hiện các nhóm nhiệm
vụ trọng tâm sau đây:
Tập trung hoàn chỉnh Luật Quy hoạch đô thị để trình Quốc hội thông qua;
nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở; rà soát, nghiên cứu sửa đổi một số Luật liên
quan đầu tư xây dựng cơ bản và các văn bản dưới Luật, theo hướng đơn giản,

minh bạch, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư; hoàn chỉnh hệ
thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành.
Xây dựng Chương trình triển khai thực hiện Ðịnh hướng quy hoạch tổng
thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Công bố
và tổ chức thực hiện Ðịnh hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm
2020; Ðịnh hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020; Chiến
lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm
2020.
Tập trung chỉ đạo lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
mở rộng và các đồ án quy hoạch xây dựng vùng; chỉ đạo các địa phương đẩy
mạnh công tác lập quy hoạch điểm dân cư nông thôn, theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 7, khóa X.
Nghiên cứu, xây dựng Ðề án huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách
theo hình thức PPP, tích cực tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng
hạ tầng kỹ thuật. Triển khai Ðề án thí điểm áp dụng các công nghệ tái chế rác
thải tại bốn tỉnh, chuẩn bị triển khai rộng rãi vào các năm sau.
Tập trung nghiên cứu và triển khai Ðề án nhà ở xã hội giai đoạn 2009-
2015; Ðề án nhà ở công vụ của Chính phủ; Ðề án Phát triển nhà ở cho công
nhân, xây dựng công trình sinh hoạt văn hóa, cơ sở phúc lợi xã hội tại các khu
công nghiệp tập trung; Ðề án phát triển thị trường bất động sản; xúc tiến thực
hiện Chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2. Triển
khai rộng rãi tại tất cả các địa phương các giải pháp kích cầu để phát triển nhà ở
xã hội.
Phấn đấu diện tích ở bình quân đạt 12,5 m2 sàn/người, phát triển nhà ở
tăng thêm khoảng 58,5 triệu m2 sàn (diện tích nhà ở đô thị: 30,2 triệu m2 sàn;
diện tích nhà ở nông thôn: 28,3 triệu m2 sàn); xây dựng 450.000 m2 nhà ở xã
hội, tương đương 9.000 căn hộ, vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng; thực hiện hỗ
trợ cho khoảng 200.000 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở.
Tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp xi-măng đến năm
2020; công bố và tổ chức thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng

khoáng sản làm xi-măng đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành
vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và Quy hoạch thăm dò, khai thác,
chế biến khoáng sản làm VLXD đến năm 2020.
Xây dựng Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm
2020; tổ chức và tập hợp lực lượng cơ khí trong việc chế tạo thiết bị đồng bộ
cho dây chuyền xi-măng 2.500 tấn clanh-ke/ngày và các dây chuyền có công
suất lớn hơn, thiết bị cho ngành điện và các loại máy xúc, đào, máy thi công...
Ðể tiếp tục hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, chủ động
đối phó với những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế nước ta và trên
thế giới trong năm 2009, từng doanh nghiệp ngành xây dựng phải nắm bắt và
nhận thức rõ những ảnh hưởng, cơ hội và thách thức do sự biến động của nền
kinh tế thế giới mang lại, để từ đó xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch
phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho phù hợp với tình hình mới.
Năm 2009, các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng phấn đấu giá trị sản xuất kinh
doanh đạt 118.588,4 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2008; giá trị thực hiện đầu
tư đạt 34.684 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2008.
2.2 ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI
Hướng tới trở thành công ty lớn mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, chất
lượng là một trong những yếu tố được cán bộ công nhân viên Công ty hết sức
coi trọng, nó thể hiện khả năng thực hiện công trình cũng như đạo đức kinh
doanh của công ty, điều đó thể hiện rõ qua chính sách chất lượng của công ty:
• Liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
• Không ngừng nâng cao năng lực quản lý và điều hành sản xuất,
điều chỉnh kịp thời cơ chế quản lý để phù hợp với lực lượng sản
xuất phát triển.
• Thường xuyên tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao
động, không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho
cán bộ công nhân viên

• Khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân làm tốt công
tác quản lý chất lượng. Phạt nghiêm khắc đối với những vi
phạm làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
• Làm tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
• Giá cả hợp lý và hoàn thành đúng tiến độ cam kết.
Là một doanh nghiệp có trên 35 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty
Cổ phần Xây dựng số 1 với mục tiêu phát triển công ty tăng trưởng bền vững,
phấn đấu trở thành doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, công ty
đã đóng góp tích cực và để lại dấu ấn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Những năm gần đẩyan xuất kinh doanh của Công ty luôn phát triển bền
vững với nhịp độ cao. Giá trị sản xuất kinh doanh tăng bình quân 25%/năm. Đời
sống của người lao động trong Công ty được nâng cao rõ rệt.
Hàng nghìn công trình và hạng mục công trình trên khắp mọi miền đất
nước được tập thể người lao động của Công ty bằng bàn tay và khối óc của
mình thực hiện với chất lượng kỹ, mỹ thuật cao nhất, đáp ứng tiến độ thi công;
đã và đang mạng lại hiệu quả kinh tế cho đất nước. Trong số đó có các công
trình tiêu biểu trong thời gian gần đây như : Trung tâm thương mại Tràng tiền
Plaza Hà nội; Khách sạn Sài gòn Hạ long Thành phố Hạ long, Tỉnh Quảng
Ninh; Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà nội; Cao ốc 25 tầng Thành phố Hải
dương; Nhà 34 tầng khu Đô thị mới Trung hòa Nhân chính Hà nội v.v…
Với thế mạnh của Công ty hiện nay là xây dựng các công trình dân dụng
và công nghiệp, đặc biệt là công trình cao tầng bởi vì Công ty đang sở hữu một
số lượng lớn xe máy thiết bị phục vụ thi công như : Xe máy vận tải, san nền,
máy khoan cọc nhồi, trạm trộn cung cấp bê tông thương phẩm, cần trục tháp,
thang tải và hệ thống giàn giáo cốp pha, sàn công tác định hình. Có đủ năng lực
phục vụ thi công hàng chục công trình có quy mô lớn.
Cùng với trang thiết bị thi công hiện đại và đồng bộ là đội ngũ cán bộ kỹ
thuật, cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật lành nghề.
Công ty luôn hướng tới mục tiêu phát triển bề vững, phấn đấu trở thành doanh
nghiệp mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Mục tiêu cao nhất của Công ty

hiện nay là làm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng; Công ty luôn xác định
con người là yếu tố quan trọng cho sự phát triển. Vì thế luôn có những chính
sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, kỹ sư; Xây dựng
lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, có tính kỷ luật và tác phong công
nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay, đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm số một, là cơ hội
để phát triển Công ty cả về chất và lượng, tạo điều kiện để nâng cao năng lực
sản xuất kinh doanh, thúc đẩy và chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Công ty đã, đang
và sẽ triển khai các dự án phát triển đô thị tại Quận Cầu Giấy, Hà nội; D9A
Thanh xuân bắc, Hà nội; Dự án Khu đô thị Lê Trọng Tấn (Hà đông, Hà tây); Dự
án Hà Khánh (Hạ Long, Quảng Ninh); Dự án Vĩnh Điềm Trung (Nha Trang,
Khánh Hòa) và một số dự án khác…
Về đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất, tập trung hướng vào đầu
tư thiết bị, phương tiện sản xuất công nghệ mới, hiện đại và đồng bộ, tạo điều
kiện để Công ty phát triển trở thành một nhà thầu xây dựng dân dụng và công
nghiệp có trình độ công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và
quốc tế.
Đổi mới sắp xếp cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, áp
dụng triệt để và không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 :
2000, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành. Tiếp tục xây dựng, kiện
toàn tổ chức Công ty hướng tới hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con.
Tiếp tục thực hiện đa sở hữu nguồn vốn, năng động và linh hoạt trong
hoạt động tài chính để thu hút thêm nguồn vốn từ các cổ đông của Công ty, từ
các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước cùng với các nguồn vốn hợp
pháp khác. Sử dụng có hiệu quả vốn của Công ty vào sản xuất kinh doanh nhằm
tạo ra lợi nhuận cao.
2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
2.2.1 Giải pháp huy động vốn

2.2.1.1 Đa dạng hóa các kênh huy động vốn
Theo các chuyên gia trong ngành, trước những khó khăn trong nền kinh
tế như hiện nay, các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh xây dựng, BĐS cần
thực hiện đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tận dụng và sử dụng hiệu quả các
nguồn vốn đó.
Đa dạng hóa nguồn vốn bằng cách tận dụng các nguồn vốn mà hiện nay
công ty chưa tận dụng được. Trong quá trình hoạt động, các nguồn vốn mà công
ty thường sử dụng là từ vốn tín dụng thương mại trong nước, vốn tự có, vốn tín
dụng đầu tư của Nhà nước,… Nguồn vốn chủ đạo là vốn tín dụng thương mại
trong nước, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, công ty
cũng tranh thủ được các nguồn vốn khác như: nguồn vốn tín dụng đầu tư nhà
nước và các nguồn vốn khác tăng qua các năm. Tuy nhiên nguồn vốn tự có qua
các năm chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng vốn đầu tư, đây là một hạn chế lớn đối
với công ty làm cho công ty bị lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn tín dụng trong
nước. Khi mà nguồn vốn tín dụng suy giảm sẽ ảnh hưởng ngay lập tức tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt với hoạt động đầu tư phát triển,
nó sẽ làm cho hoạt động của công ty đình trệ. Bên cạnh đó một lọat các nguồn
vốn khác mà công ty chưa tiếp cận được cần được xúc tiến trong thời gian tới
như vốn huy động từ nước ngoài, …
Khả năng tài chính là vấn đề mấu chốt quyết định sự phát triển và mang
lại hiệu quả cho các công trình, dự án. Hiện nay khả năng tài chính của công ty
còn hạn hẹp, quy mô vốn còn nhỏ, đặc biệt là vốn chủ sở hữu chưa dồi dào.
Chính vì thế, trong thời gian tới công ty cần nâng cao năng lực tài chính thông
qua việc tăng cường khả năng tạo vốn, huy động vốn một cách có hiệu quả, tăng
vốn chủ sở hữu và đặc biệt phải tìm kiếm được các nhà tài trợ lớn cho các dự
án.
2.2.1.2 Liên danh, liên kết để chia sẻ gánh nặng về vốn
Trong thời gian gần đây khá nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức
liên danh, liên kết để cùng nhau đầu tư phát triển. Các điểm lợi, hại đều có thể
thấy rõ: sẽ bị chia sẻ lợi nhuận, khó thống nhất phương án sản xuất kinh doanh

hơn khi kinh doanh độc lập. Tuy nhiên có nhiều ưu điểm các công ty thường thu
được khi liên danh, liên kết như: tận dụng và phát huy được điểm mạnh, lợi thế
của mỗi bên qua đó nâng cao chất lượng, tiến độ, sức cạnh tranh khi tham gia
dự thầu, chia sẻ gánh nặng về vốn trong đầu tư phát triển, áp dụng những
phương pháp quản lý thi công tân tiến dựa trên đội ngũ nhân lực trình độ cao
của mỗi công ty, …
Không chỉ vậy, với sự liên danh, liên kết trong sản xuất kinh doanh, các
công ty còn tăng được hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, trong hoạt
động nhờ được hợp sức cộng tác bởi các đội ngũ nhân lực tốt của cả hai bên, có
sự giám sát nghiêm túc hơn của cả hai bên và quan trọng hơn là sự chuẩn bị, hai
bên do liên danh cùng nhau nên sẽ phải chuẩn bị rất cẩn thận để lựa chọn ra dự
án nào đủ hiệu quả để đầu tư cùng nhau.

×