Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ HÀNG GIA DỤNGTẠI CÔNG CY CỔ PHẦN GIA DỤNG GOLDSON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.97 KB, 18 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ HÀNG GIA
DỤNGTẠI CÔNG CY CỔ PHẦN GIA DỤNG GOLDSON
I. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty cổ phần gia dụng Goldsun
trong thời gian tới
1.Mục tiêu
- Phấn đấu với mức tăng trưởng khoảng 50%
- Doanh thu bán hàng lên đến 600 tỷ trong năm 2010
- Mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ trong nứơc mà cả nứơc ngoài đặc biệt các
thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản….
- Đem lại sự tin cậy cho người tiêu dùng, khẳng định vị trí thương hiệu Goldsun
- Cải thiện lại hệ thống máy móc, trang thiết bị cũng như cải thiện đời sống của
toàn thể công nhân viên
2.Phương hướng
- Trong tương lai, công ty dự kiến sẽ xây dựng Nhà máy sản xuất đồ gia dụng –
công nghệ chống dính mới với diện tích khoảng 6.000 m2.
- Ngoài ra, công ty cũng tiến hành mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh về
Điện lạnh.
- Phấn đấu đạt doanh thu qua các năm như bảng sau:
(Đvt: USD)
Năm 2008 2009 2010
Doanh thu 24.628.830 28.289.755 32.842.894
( Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh )
II. Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng ở công ty cổ
phần gia dụng Goldsun
1 Những giải pháp vi mô
1.1.Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường
Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc cần thiết trước tiên đối với bất
kỳ công ty nào muốn duy trì và mở rộng thị trường. Nghiên cứu thị trường theo
nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm triển vọng tiêu thụ cho một sản phẩm cụ
thể hay một nhóm sản phẩm và cả phương thức thực hiện mục tiêu đó. Quá
trinh nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường


rồi đem so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Những kết luận
này sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn để lập kế hoạch
Marketing. Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu vào việc
thực hiện phương châm hành động “chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán
cái mà mình có”.
Muốn thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm, tránh được rủi ro bất trắc trong
kinh doanh mỗi doanh nghiệp phải hiểu biết cặn kẽ thị trường và khách hàng ở thị
trường đó. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường.
Nhu cầu thị trường rất phong phú và phức tạp nó biến đổi từng ngày từng giờ do đó
doanh nghiệp cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường đi sâu đi sát vào thị trường
gắn chặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với thị trường.
Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần gia dụng Goldsun đã cố gắng phát
triển công tác nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Các thông tin về nhu cầu sản
phẩm của công ty được thu thập chủ yếu từ các công ty hoạt động xuất nhập khẩu trực
tiếp với công ty hoặc thông qua hội chợ triển lãm... Những thông tin này thường ít,
không đầy đủ và khó hệ thống cộng với đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường ít lại
bị phân công thực hiện thêm một số công việc khác nên thường không có tính chuyên
nghiệp và hiệu quả làm việc không cao. Đó chính là những khó khăn gặp phải trong
hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty cần phải giải quyết.
Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động nghiên cứu thị trường
công ty cần phải:
+Thực hiện tốt hơn nữa quá trình thu thập thông tin về nhu cầu sản phẩm trên thị
trường. Đó là những thông tin mang tính hệ thống được thu thập trực tiếp hay gián tiếp
từ tất cả các kênh thông tin (báo chí, phát thanh, truyền hình, các thông tin từ phía
Chính phủ).
+ Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xử lý thông tin: + Nâng cao tính
chuyên nghiệp trong hoạt động xử lý thông tin: cần phải đề ra những tiêu chí nghiên
cứu nhằm phân loại thông tin và tổng hợp được thông tin một cách chính xác.
+ Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng:
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi

thị trường nhất định trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Nghiên
cứu về dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu thật của khách hàng kể cả lượng dự
trữ, xu hướng biến động nhu cầu trong từng thời điểm, các vùng các khu vực có nhu
cầu lớn và đặc điểm nhu cầu cho từng khu vực, lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng.
+ Công ty phải tổ chức riêng một bộ phận nghiên cứu thị trường có tính chuyên
nghiệp trực thuộc phòng kế hoạch thị trường. Khi nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi:
sản xuất cái gì, khối lượng mà thị trường cần là bao nhiêu, khách hàng là ai, phương
thức giao dịch như thế nào, chiến thuật kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt mục tiêu
đề ra.
2. Hoàn thiện chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu khi người tiêu dùng
chọn mua một sản phẩm. Nó quyết định sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường cũng
như chỗ đứng của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Trong ba bốn
năm trở lại đây vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng được các doanh nghiệp nước
ta đặc biệt quan tâm. Chất lượng không chỉ giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn sự
khắc nghiệt của cạnh tranh trong cơ chế thị trường mới chỉ bắt đầu ở nước ta hơn mười
năm nay mà còn làm thay đổi cách tiếp cận của các nhà quản lý với người lao động, với
khách hàng, với nhà cung ứng và các đối tác. Chất lượng tập trung vào việc loại bỏ lãng
phí và các lỗi thông qua yêu cầu “làm đúng ngay từ đầu, loại bỏ những nguyên nhân
gốc rễ nhằm tránh việc lặp lại những lỗi không cần thiết”.
Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay khi mà các rào cản thuế quan giữa
các nước và các khu vực ngày càng giảm thì rào cản phi thuế quan lại được dựng lên để
bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Các thị trường chính của hàng gia dụng hiện nay
là những thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng chẳng hạn như tại thị trường Mỹ
và EU hàng hoá nhập khẩu vào thị trường này bị ràng buộc bởi điều kiện xuất xứ, tỷ lệ
nội địa hoá và trách nhiệm đối với xã hội của sản phẩm... Vì vậy vấn đề cấp bách với
các doanh nghiệp xuất khẩu hàng gia dụng nói chung và Công ty cổ phần gia dụng
Goldsun nói riêng là phải nâng cao chất lượng sản phẩm để theo kịp trình độ về chất
lượng sản phẩm ở các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời đây cũng là điều
kiện không thể thiếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp công ty có thể thâm

nhập được vào những thị trường tiềm năng nhưng lại rất khó tính.
Ưu thế của các công ty Việt Nam là đảm bảo chất lượng và thời hạn giao hàng.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt việc đảm bảo chất lượng phù hợp với yêu cầu khách
hàng trở thành yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh. Bởi vậy việc quan tâm bảo
đảm chất lượng phải được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Để thực hiện tốt công tác
quản trị chất lượng công ty cần chú ý tới những vấn đề sau:
+ Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế sản phẩm với mẫu mã, kiểu dáng phù
hợp thị hiếu tiêu dùng trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
+ Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng: kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên
phụ liệu đã nhận từ phía đối tác nước ngoài hay tự mua trên thị trường; bảo quản tốt
nguyên phụ liệu đã nhận tránh hư hỏng xuống cấp.
+ Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu đặt hàng của đối tác nước ngoài về chủng loại
và chất lượng nguyên phụ liệu, quy trình sản xuất, quy cách kỹ thuật, nhãn mác bao bì
đóng gói.
+ Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất: thực hiện tốt công tác kiểm tra chất
lượng từ từng công đoạn trong quá trình sản xuất đến thành phẩm cuối cùng, nâng cao
trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất
sản phẩm.
+ Nâng cao hiệu quả của các thiết bị, máy móc sẵn có, đầu tư đổi mới công nghệ
kỹ thuật và nâng cao tay nghề cho người lao động.
+ Củng cố và nâng cao chất lượng của hoạt động quản trị định hướng chất lượng
theo ISO 9002.
3. Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ.
Bên cạnh việc tiếp tục phát triển theo chiều rộng, phát triển theo chiều sâu sẽ
phải được coi là hướng chủ đạo chính trong sản xuất kinh doanh của Công ty trong
tương lai. Bởi lẽ khi ưu thế về giá nhân công rẻ đang mất dần thì trình độ công nghệ cao
là yếu tố cơ bản tạo nên sức hút với đối tác nước ngoài đặt hàng với công ty và làm tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Việc đầu tư đổi mới công nghệ phải nhằm đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất,
nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Việc đầu tư không nhất thiết phải lựa chọn

thiết bị hiện đại nhất mà tuỳ thuộc vào khả năng tài chính, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ
sản xuất của công ty để lựa chọn thích hợp. Xem xét kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ
máy móc thiết bị trên cơ sở đó ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất các mặt hàng
trọng điểm, mũi nhọn của công ty như: bếp g as, nồi inox, điện gia dụng... Ngoài ra kỹ
thuật công nghệ phải được đầu tư sao cho phù hợp với trình độ sử dụng của người lao
động. Tránh tình trạng đầu tư những công nghệ quá hiện đại, không sử dụng hết công
suất dẫn đến bị lãng phí do hao mòn vô hình từ đó lại làm tăng giá thành sản xuất, giảm
khả năng tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên đầu tư công nghệ sử dụng nhiều lao động vì chúng
ta có nguồn lao động dồi dào, khéo léo mà chi phí lao động không cao. Nhưng cũng cần
tránh tình trạng đầu tư những loại công nghệ máy móc trung bình, những máy móc đã
qua sử dụng bởi chúng chỉ giải quyết được những yêu cầu trước mắt và nhanh chóng
lạc hậu. Ngoài ra phải thực hiện đầu tư một cách đồng bộ và có trọng điểm. Để thực
hiện đầu tư có hiệu quả cần nâng cao chất lượng lập và thẩm định dự án đầu tư. Công ty
cũng cần đa dạng hoá các phương án huy động vốn có thể huy động vốn tự có hoặc vay
nhà nước, các tổ chức tại chính nhưng cũng có thể huy động từ người lao động trong
công ty và phương án sử dụng vốn như để đầu tư mua máy móc thiết bị hoặc chuyển
giao công nghệ.
4. Nâng cao tay nghề cho người lao động.
Trong quá trình sản xuất, nếu công nghệ là yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm
và năng suất lao động lại là một trong những yếu tố cơ bản đóng vai trò sáng tạo. Lao
động luôn được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của doanh
nghiệp trong việc sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất.
Do đó lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mỗi doanh nghiệp. Cũng như
nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng khác, công ty cổ phần gia dụng Goldsun cũng
ở trong tình trạng trình độ bậc thợ của công nhân còn thấp. Do vậy để nâng cao khả
năng cạnh tranh thì biện pháp đầu tư đổi mới công nghệ đi đôi với phát triển nguồn
nhân lực là biện pháp tối ưu nhất. Nếu đầu tư đổi mới công nghệ có được máy móc hiện
đại nhưng không có con người vận hành thì máy móc hiện đại đến đâu cũng trở nên vô
dụng.
Công ty cần chú trọng tới công tác quản trị nhân lực. Quan tâm đến đời sống vật chất

tinh thần của người lao động tạo sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp từ đó
kết quả làm việc của họ sẽ cao hơn tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn. Ngoài ra phải có
chiến lược đào tạo cán bộ khoa học quản lý có hệ thống và nâng cao trình độ tay nghề
công nhân để thích ứng với công nghệ sản xuất mới hiện đại nhằm nâng cao năng suát
lao động. Tổ chức đào tạo thường xuyên theo các chương trình ngắn hạn.
Từng bước chuẩn hoá chức năng, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật của
từng vị trí trong công ty từ đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại.
Tổ chức và tham gia các hội thảo, các cuộc thi tay nghề trong toàn ngành cũng
như trong công ty để cung cấp trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm giữa các công
nhân trong công ty với nhau với công nhân của công ty khác.
Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng. Khi tuyển dụng cán bộ quản trị cấp
cao phải có những tiêu chuẩn như: trình độ đại học, tư cách đạo đức, trình độ ngoại ngữ
kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực cần tuyển.
5. Đầu tư cho xây dựng và triển khai thương hiệu sản phẩm hàng hoá.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thì uy tín của thương hiệu sản phẩm hàng hoá
ngày càng trở nên quan trọng. Cùng một mức chất lượng nhưng sản phẩm có thương
hiệu uy tín được nhiều người biết đến sẽ dễ tiêu thụ hơn và có thể bán được với giá cao
hàng chục lần. Ngày nay thương hiệu sản phẩm đã là một trong những tài sản giá trị
nhất đối với mọi công ty và công ty nào cũng đều phải bảo vệ quyền lợi của mình thông
qua việc quản lý thương hiệu.
Đối với Công ty cổ phần gia dụng Goldsun việc xây dựng và triển khai thương
hiệu sản phẩm lại càng có ý nghĩa hơn khi mà công ty đang cố gắng tự khẳng định vị trí
của mình trên thương trường. Do đó để tạo dấu ấn trong lòng người tiêu dùng, khuyếch
trương và quảng bá sản phẩm công ty cần tạo cho mình một thương hiệu riêng đặc
trưng.
Để xây dựng và triển khai thương hiệu sản phẩm hàng hoá một cách thành công,
công ty cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
+ Nâng cao chất lượng hoạt động quản trị chất lượng và quản trị sản xuất bởi
như vậy công ty mới có thể tạo được uy tín của thương hiệu thông qua chất lượng sản
phẩm từ đó tạo được thiện cảm cũng như sự tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm

của công ty.
+ Thực hiện xuất khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài bởi nếu xuất khẩu
theo hình thức gia công cho nước ngoài thì công ty không thể xây dựng được một
thương hiệu riêng cho mình. Bằng hình thức xuất khẩu trực tiếp công ty được hoàn toàn
tự chủ trong sản xuất kinh doanh, do đó có quyền được gắn thương hiệu cho sản phẩm
hàng hóa mà công ty sản xuất ra.
+ Cuối cùng khi đã xây dựng và triển khai được một thương hiệu riêng cho mình
công ty cần thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ thương hiệu hàng hoá của mình
nhằm ngày càng phát triển, nâng cao uy tín của thương hiệu sản phẩm cũng như uy tín
của công ty.
6. Đầu tư cho công tác thiết kế mẫu.
Hiện nay các loại sản phẩm của công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu
dùng sản phẩm của khách hàng nhất là sản phẩm gia dụng ở thị trường nội địa cho nên
việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp khó khăn. Công ty đang phải chịu sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong ngành và các hàng sản xuất đồ gia dụng mặc nhập lậu, trốn thuế từ
Trung Quốc và một nguyên nhân nữa là là các mẫu sản phẩm của công ty không đa
dạng. Công ty mới chỉ quan tâm thiết kế mẫu theo đơn của khách hàng chứ chưa chú
trọng đến tự thiết kế sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng ở thị trường nội địa một thị
trường đầy tiềm năng mà công ty nên khai thác.
Để chủ động sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng theo
giới tính độ tuổi... cung cấp theo mùa trong năm thì công ty cần:
+ Xây dựng bộ phận chuyên trách, thiết kế mẫu mã sản phẩm.
+ Cần tuyển thêm các cán bộ thực hiện nhiệm vụ này có thể là sinh viên tốt
nghiệp các khoá thiết kế mẫu của các trường đại học, cao đẳng có chuyên môn +
Công ty có thể có các chính sách đãi ngộ để động viên khuyến khích đội ngũ thiết kế

×