Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110 220kv tại tổng công ty điện lực tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.51 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
__________________________________

LÊ TUẤN NGÀ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LƯỚI ĐIỆN 110-220KV
TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THỊ THÙY LINH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án đầu tư xây
dựng lưới điện 110-220kV tại Tổng công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh” hoàn toàn do
tôi thực hiện, xuất phát từ yêu cầu trong công việc học tập. Các số liệu khảo sát có
nguồn gốc rõ ràng và các kết quả trong luận văn được thu thập qua quá trình nghiên
cứu là trung thực chưa từng được công bố trước đây.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 12 năm 2019


Người thực hiện

Lê Tuấn Ngà



LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian theo học lớp cao học chuyên ngành Tài chính tại Trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và được sự hướng dẫn tận tâm của quý Thầy Cô trong
Viện Đào tạo Sau đại học, tôi đã thu nhận được rất nhiều kiến thức quý báu, hữu ích
cho công việc.
Tôi xin được phép gửi lời tri ân đến toàn thể quý Thầy Cô đã truyền đạt cho
tôi kiến thức, đặc biệt là PGS.TS Trần Thị Thùy Linh, người trực tiếp hướng dẫn tôi
thực hiện luận văn, cô đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức thiết thực cho luận
văn và đưa ra những góp ý giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và luôn thành công
trong sự nghiệp giảng dạy.
Học viên
Lê Tuấn Ngà



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

TÓM TẮT
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4.1. Phân tích khảo sát định tính (khảo sát sơ bộ) ........................................................ 3
1.4.2. Phân tích khảo sát định lượng (khảo sát chính thức) ............................................ 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 4
1.6. Bố cục của đề tài .......................................................................................................... 4
Tóm tắt chương 1 ............................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .............. 5
2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả dự án đầu tư xây dựng.................................................... 5
2.1.1. Các khái niệm ........................................................................................................ 5
2.1.2. Hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ bản ......................................................... 8
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm.................................................................................... 12
2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................. 12
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................. 14
2.3. Tổng hợp nghiên cứu ................................................................................................ 16
2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................... 19


2.4.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu................................................................................19
2.4.2. Cơ sở phát triển thang đo.....................................................................................23
Tóm tắt chương 2 .............................................................................................................23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................25
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................25

3.1.1. Nghiên cứu định tính (nghiên cứu sơ bộ) ............................................................26
3.1.2. Nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức).................................................29
3.2. Tổng thể mẫu và mẫu nghiên cứu............................................................................33
3.2.1. Tổng thể mẫu .......................................................................................................33
3.2.2. Kỹ thuật lấy mẫu..................................................................................................33
3.2.3. Cỡ mẫu.................................................................................................................34
3.3. Thu thập dữ liệu ........................................................................................................35
3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu .................................................................36
Tóm tắt chương 3 .............................................................................................................40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................................41
4.1. Tổng quan về Tổng công ty Điện lực Tp. HCM và Ban QLDA Lưới điện ..........41
4.2. Phân tích thống kê mô tả của mẫu khảo sát ...........................................................41
4.2.1. Thống kê mô tả các biến định tính ......................................................................41
4.2.2. Thống kê mô tả các biến dữ liệu định lượng .......................................................44
4.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo ............................................................................48
4.3.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha ................................................................48
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .....................................................................53
4.3.3. Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội ..................................................59
4.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu ................................................64
4.4.1. Kiểm định giả thuyết H1 ......................................................................................65
4.4.2. Kiểm định giả thuyết H2 ......................................................................................65
4.4.3. Kiểm định giả thuyết H3 ......................................................................................66
4.4.4. Kiểm định giả thuyết H4 ......................................................................................66
4.4.5. Kiểm định giả thuyết H5 ......................................................................................67
Tóm tắt chương 4 .............................................................................................................67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................69
5.1. Kết luận ......................................................................................................................69
5.2. Gợi ý chính sách ........................................................................................................70



5.2.1. Giải pháp kiểm soát chi phí dự án ....................................................................... 70
5.2.2. Giải pháp kiểm soát tiến độ dự án ....................................................................... 71
5.2.3. Giải pháp kiểm soát chất lượng dự án ................................................................. 72
5.2.4. Giải pháp thực hiện bồi thường - GPMB ............................................................ 74
5.3. Hạn chế nghiên cứu .................................................................................................. 75
5.4. Định hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 76
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 78



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLDA

: Ban quản lý dự án Lưới điện Thành phố Hồ Chí Minh

ĐTXD

: Đầu tư xây dựng

EVN

: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVNHCMC : Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh
GPMB

: Giải phóng mặt bằng

HSMT


: Hồ sơ mời thầu

QLDA

: Quản lý dự án

TBA

: Trạm biến áp

Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

XDCB

: Xây dựng cơ bản



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phân tích tài chính của dự án đầu tư ...................................... 10
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư ............. 12
Bảng 2.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án đầu tư xây dựng ...................... 16
Bảng 3.1: Mã hóa thang đo ......................................................................................... 31
Bảng 4.1: Thống kê mô tả đối tượng được khảo sát theo vai trò ............................... 41
Bảng 4.2: Thống kê mô tả đối tượng được khảo sát theo thời gian công tác ............. 42
Bảng 4.3: Thống kê mô tả đối tượng được khảo sát theo kinh nghiệm tham gia dự án
được khảo sát .............................................................................................................. 43

Bảng 4.4: Thống kê mô tả đối tượng theo quy mô dự án ........................................... 43
Bảng 4.5: Thống kê mô tả yếu tố PA “Hoạt động quản lý dự án” ............................. 44
Bảng 4.6: Thống kê mô tả biến PP “Thủ tục thực hiện dự án” .................................. 44
Bảng 4.7: Thống kê mô tả biến HF “Yếu tố con người” ............................................ 45
Bảng 4.8: Thống kê mô tả biến EI “Vấn đề bên ngoài” ............................................. 46
Bảng 4.9: Thống kê mô tả các biến PR “Đặc trưng dự án” ........................................ 46
Bảng 4.10: Thống kê mô tả các biến phụ thuộc PS “Hiệu quả dự án ĐTXD điện” ... 47
Bảng 4.11: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang
đo nhân tố “Hoạt động quản lý dự án” ....................................................................... 48
Bảng 4.12: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang
đo nhân tố “Thủ tục thực hiện dự án” ......................................................................... 49
Bảng 4.13: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang
đo nhân HF “Yếu tố con người” ................................................................................. 50


Bảng 4.14: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang
đo nhân tố “Vấn đề bên ngoài” ................................................................................... 51
Bảng 4.15: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang
đo nhân tố “Đặc trưng dự án” ..................................................................................... 52
Bảng 4.16: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang
đo “Hiệu quả dự án ĐTXD điện” ................................................................................ 53
Bảng 4.17: Hệ số KMO và kiểm định Barlett ............................................................. 54
Bảng 4.18: Phương sai trích và các nhân tố rút trích của phân tích nhân tố biến độc
lập ................................................................................................................................ 54
Bảng 4.19: Hệ số tải nhân tố của phân tích nhân tố .................................................... 56
Bảng 4.20: Hệ số KMO và kiểm định Barlett của biến phụ thuộc.............................. 57
Bảng 4.21: Phương sai trích và các nhân tố rút trích của phân tích nhân tố biến phụ
thuộc ............................................................................................................................ 58
Bảng 4.22: Hệ số tải nhân tố của phân tích nhân tố biến phụ thuộc ........................... 58
Bảng 4.23: Kết quả phân tích tương quan ................................................................... 59

Bảng 4.24: ANOVA cho kiểm định F ......................................................................... 61
Bảng 4.25: Hệ số R2 điều chỉnh .................................................................................. 61
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ............................................................. 62
Bảng 4.27: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết .................................................... 64


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 20
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 25
Hình 3.2: Mô hình nghiên chính thức ......................................................................... 30
Hình 4.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa của biến phụ thuộc PS ......................... 63
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố của biến phụ thuộc PS ..................................................... 63



DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các công trình lưới điện 110 - 220kV Ban QLDA Lưới điện Tp.
HCM thực hiện giai đoạn 2014 - 2018 ....................................................................... 78
Phụ lục 2: Danh sách chuyên gia tham gia khảo sát sơ bộ ......................................... 83
Phụ lục 3: Bảng khảo sát các chuyên gia .................................................................... 85
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức .............................................................. 88
Phụ lục 5: Tổng quan về Tổng công ty Điện lực Tp. HCM và Ban quản lý dự án Lưới
điện Tp. HCM ............................................................................................................. 92
Phụ lục 6: Các bảng biểu về thống kê mô tả............................................................... 96
Phụ lục 7: Các bảng phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha ...................................... 99
Phụ lục 8: Các bảng phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................ 101
Phụ lục 9: Các bảng phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội ...................... 104
Phụ lục 10: Các biểu đồ ............................................................................................ 106




TÓM TẮT
Trong đầu tư xây dựng, yếu tố hiệu quả luôn được quan tâm từ giai đoạn đầu
đến khi kết thúc dự án. Nhưng thực trạng của nước ta trong vài năm gần đây thì vấn đề
dự án kém hiệu quả trong đầu tư xây dựng vẫn là đề tài luôn được thảo luận và đánh
giá. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xây dựng mô hình gồm các yếu tố tác động đến
hiệu quả thực hiện dự án và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu
quả dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110-220kV tại Tổng công ty Điện lực Thành phố
Hồ Chí Minh (EVNHCMC). Một bảng câu hỏi với 27 yếu tố được xác định từ các cuộc
phỏng vấn đã gửi đến 200 chuyên viên và chuyên gia xây dựng lưới điện cao thế trên
địa bàn Tp. HCM. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy khẳng định 5 nhóm yếu tố có
ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110-220kV, xếp
theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu là yếu tố con người; yếu tố bên ngoài; yếu tố
thủ tục thực hiện; yếu tố đặc trưng dự án và yếu tố hoạt động quản lý dự án. Những
phát hiện này có thể giúp chủ đầu tư xây dựng mô hình thực hiện dự án đảm bảo hiệu
quả đầu tư và giảm thiểu những rủi ro, tổn thất do đầu tư kém hiệu quả mang lại.
Từ khóa: quản lý dự án, phân tích nhân tố, hiệu quả đầu tư, đầu tư xây dựng, lưới điện
cao thế


ABSTRACT
In construction investment, efficiency is always considered from the beginning
to the end of the project. But the situation of our country in recent years, the problem
of inefficient projects in construction investment is still the subject of discussion and
evaluation. The objective of this study is to build a model of factors affecting the
effectiveness of the project and measure the impact of these factors on the efficiency
of the construction project of 110-220kV power grid at Ho Chi Minh City Power
Coporation (EVNHCMC). A questionnaire with 27 elements determined from
interviews sent to 200 experts and workers in the field of high voltage grid construction
in the Ho Chi Minh city. The results of the regression model test confirm that 5 groups

of factors have the same direction with the efficiency of the project of construction
investment of 110-220kV power grid, ranked by the level of strong to weak influence:
human factors; external issues; project procedures; project related factors and project
management actions. These findings can help investors build a project implementation
model to ensure investment efficiency and minimize the risks and losses caused by
inefficient investments.
Keywords: project management, factor analysis, investment efficiency, construction
investment, high voltage grid



0


1

CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Lĩnh vực đầu tư xây dựng là yếu tố rất quan trọng của nền kinh tế mỗi quốc
gia. Đầu tư xây dựng tạo ra cơ sở hạ tầng (nền tảng vật chất) phục vụ cho sự phát triển
của nền kinh tế. Đầu tư xây dựng trong ngành điện cũng có vai trò đặc biệt quan trọng
tương tự. Ngoài việc góp phần cho sự phát triển của các ngành khác nói riêng, còn góp
phần tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững cho nền kinh tế nói chung.
Hàng năm Tổng công ty Điện lực Tp. HCM (EVNHCMC) dành hơn 2.000 tỷ
đồng cho công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, mở rộng và củng cố tính ổn định cho
lưới điện Tp. HCM. Riêng lưới điện cao thế (110-220kV) cũng đã chi tiêu hơn 1.000
tỷ đồng mỗi năm cho công tác đầu tư xây dựng. Vì tính chất trọng yếu của lĩnh vực đặc
biệt này, Tổng công ty đã giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng lưới điện cao thế cho một
đơn vị trực thuộc là Ban QLDA Lưới điện Tp. HCM làm đại diện chủ đầu tư và hoạt

động theo mô hình tổ chức chuyên trách.
Trong hơn 40 năm hình thành và phát triển, EVNHCMC đã đầu tư xây dựng
mạng lưới điện nhằm phục vụ yêu cầu cung cấp và kinh doanh điện trên địa bàn Tp.
HCM đạt hiệu quả, đảm bảo tốt cho ổn định trật tự kinh tế - xã hội của địa phương.
Tại EVNHCMC nói riêng và ngành điện nói chung, do sử dụng vốn Nhà nước
là chủ yếu nên việc thực hiện dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của Nhà
nước và các quy định riêng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Việc xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả dự án ĐTXD thường xuyên được Ban lãnh đạo đơn vị quan
tâm xem xét. Những yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến bao gồm: tiến độ công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng, thiết kế không phù hợp gây phát sinh, việc quản lý điều
hành trong quá trình thực hiện dự án… Thực tế có thể xác định dựa trên 2 nhóm yếu tố
chính, đó là nhóm yếu tố liên quan đến chi phí trong giai đoạn thi công và nhóm yếu
tố liên quan đến thời gian thực hiện dự án.


2

Mang tính chất quan trọng như vậy nên việc đánh giá hiệu quả đầu tư thực hiện
dự án là công việc cần làm và thực hiện thường xuyên cho mỗi dự án. Để đánh giá
được tính hiệu quả của từng dự án, điều quan trọng là tìm hiểu những yếu tố tác động.
Vì vậy cần xác định Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án đầu tư xây dựng
lưới điện 110-220kV tại Tổng công ty Điện lực Tp. HCM là nội dung chính của đề tài
nghiên cứu này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án ĐTXD lưới điện do Tổng
công ty Điện lực Tp. HCM quản lý, giai đoạn 2014 - 2018.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý dự án và các quy định về XDCB lưới
điện tại Việt Nam;

- Nghiên cứu các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả dự án
ĐTXD lưới điện Tp. HCM;
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả dự án ĐTXD
lưới điện Tp. HCM?
- Các giải pháp nào để góp phần nâng cao hiệu quả dự án ĐTXD lưới điện Tp. HCM?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án ĐTXD
lưới điện Tp. HCM. Các khách thể tham gia khảo sát được xác định gồm: Chủ đầu tư,
Lãnh đạo và các Trưởng, Phó phòng/ban các BQLDA trực thuộc; Chỉ huy trưởng; Tư
vấn thiết kế; Tư vấn giám sát (Nhà thầu)…


3

Về không gian: Nghiên cứu sử dụng kết quả từ các báo cáo kiểm toán, báo cáo
đánh giá hiệu quả đầu tư của khoảng 50 công trình xây dựng trạm và đường dây do
Tổng công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh quản lý.
Về thời gian: Nghiên cứu giới hạn trong 05 năm (từ năm 2014-2018).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phân tích khảo sát định tính (khảo sát sơ bộ)
Nghiên cứu số liệu khoảng 50 dự án đầu tư và phân tích hiệu quả tài chính qua
các chỉ số IRR, NPV… trên các báo cáo đánh giá hiệu quả đầu tư, báo cáo kiểm toán.
Dựa vào việc xác định 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả dự án đầu tư xây dựng điện gồm:
- Nhóm yếu tố về hoạt động quản lý dự án;
- Nhóm yếu tố về thủ tục thực hiện dự án;
- Nhóm yếu tố liên quan đến con người;
- Nhóm yếu tố về môi trường bên ngoài;
- Nhóm yếu tố liên quan đến đặc trưng dự án.

Thực hiện phỏng vấn chuyên gia để ước lượng thang đo, xác định bảng câu hỏi
khảo sát chính thức.
1.4.2. Phân tích khảo sát định lượng (khảo sát chính thức)
Thực hiện khảo sát chủ yếu bằng phỏng vấn, số ít khảo sát qua email. Dữ liệu
thống kê được xử lý bằng phần mềm SPSS với các ứng dụng là thống kê mô tả, đánh
giá độ tin cậy bằng Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, KMO, phân
tích hồi quy…
Mô hình: Y = β0 + β1 (X1) + β2 (X2) +… + βk (Xk) + εt
Trong đó: Y là hiệu quả dự án ĐTXD (biến phụ thuộc cần khảo sát)


×