Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế thành phố sa đéc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.09 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ ĐẶNG HỒNG NHƠN

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ SA ĐÉC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ ĐẶNG HỒNG NHƠN

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ SA ĐÉC
Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ QUANG CƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan. Tất cả những bài tham khảo đều được trích dẫn và
tham chiếu đầy đủ.
Tác giả: Đỗ Đặng Hồng Nhơn


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
của mình. Kết quả hôm nay không chỉ do quá trình nỗ lực của bản thân, mà còn nhờ
rất nhiều sự hỗ trợ, động viên của các tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành gởi
lời cảm ơn tới:
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Quang Cường đã định hướng, chỉ bảo, dìu dắt
tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Quý Thầy, Cô trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt
những kiến thức trong suốt thời gian mà tôi được học tại trường.
Lãnh đạo và các anh, chị đồng nghiệp tại văn phòng Chi cục Thuế thành phố
Sa Đéc, đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các tài liệu quý báu để tôi hoàn thành
luận văn này.
Gia đình, bạn bè những người đã động viên, hỗ trợ và làm chỗ dựa tinh thần,
chia sẻ khó khăn trong quá trình tôi làm luận văn này.
Trong quá trình hoàn tất đề tài, mặc dù đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu,
tranh thủ nhiều ý kiến đóng góp, song thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Rất
mong nhận được sự thông cảm sâu sắc và đóng góp ý kiến quý báu từ Quý Thầy, Cô
cùng các Anh Chị đồng nghiệp, bạn bè để tôi có thể nâng cao hơn nữa kiến thức
chuyên môn của mình sau này.
Xin chân thành cảm ơn!


Tác giả: Đỗ Đặng Hồng Nhơn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .......................................1
1. 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ......................................................................1
1. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
1.5 Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................4
1.6 Bố cục của bài nghiên cứu ....................................................................................4
Kết luận chương 1 .......................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ..........................5
2.1 Hộ kinh doanh cá thể.............................................................................................5
2.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh cá thể.........................................................................5
2.1.2 Đặc điểm hộ kinh doanh cá thể ..........................................................................6
2.2 Khái niệm liên quan đến tuân thủ thuế .................................................................7
2.2.1 Khái niệm thuế ...................................................................................................7

2.2.2 Khái niệm thuế GTGT: ......................................................................................8
2.2.3 Đặc điểm của thuế GTGT ..................................................................................8
2.3 Hành vi tuân thủ thuế ...........................................................................................9


2.4 Cơ sở lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế...............................................................9
2.4.1 Lý thuyết tâm lý tài chính ..................................................................................9
2.4.2. Lý thuyết răn đe kinh tế ..................................................................................10
2.4.3 Lý thuyết khả năng thanh toán .........................................................................10
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế giá trị gia tăng .............................12
2.5.1. Hiểu biết về thuế và kiến thức của người nộp thuế .........................................12
2.5.2. Chi phí tuân thủ thuế .......................................................................................13
2.5.3. Hình phạt và mức phạt ....................................................................................13
2.5.4. Nhận thức và thái độ của người nộp thuế .......................................................15
2.6 Lược khảo một số nghiên cứu .............................................................................16
2.6.1. Nghiên cứu trong nước....................................................................................16
2.6.2. Nghiên cứu nước ngoài ...................................................................................18
Kết luận chương 2 .....................................................................................................22
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
TUÂN THỦ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ SA ĐÉC ....................................................23
3.1 Khái quát chung về địa phương ..........................................................................23
3.1.1 Vị trí địa lí ........................................................................................................23
3.1.2 Đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội ...................................................................25
3. 2 Tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc .......................................28
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc ............28
3.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng của Chi cục Thuế ...................29
3.2.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Chi cục thuế ..................................29
3.2.3.1 Vị trí, chức năng ............................................................................................29
3.2.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.................................................................................30

3.3 Tình hình thu thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế ....................32
3.3.1 Tình hình thu thuế hộ kinh doanh cá thể từ năm 2014 đến năm 2018 .............32
3.3.2 Tình hình thu thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể .............................................35
3.4 Đánh giá các nhân tố tác động đến số thu thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh
cá thể tại Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc ................................................................47


3.4.1 Hiểu biết về thuế và kiến thức của người nộp thuế ..........................................50
3.4.2 Chi phí tuân thủ thuế ........................................................................................53
3.4.3 Hình phạt và mức phạt .....................................................................................54
3.4.4 Nhận thức và thái độ của người nộp thuế ........................................................56
3.5 Đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể .............59
3.5.1. Những ưu điểm................................................................................................62
3.5.2 Những tồn tại ....................................................................................................63
3.5.2.1 Những tồn tại về phía cơ quan thuế ..............................................................63
3.5.2.2 Những tồn tại về phía người nộp thuế...........................................................64
Kết luận chương 3 .....................................................................................................66
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....................................................................67
4.1 Về phía cơ quan thuế ...........................................................................................67
4.2 Về hiểu biết về thuế và kiến thức thuế của người nộp thuế ................................70
4.3 Về chi phí tuân thủ thuế ......................................................................................71
4.4 Về mức phạt và hình phạt về thuế .......................................................................72
4.5 Về nhận thức và thái độ ......................................................................................73
Kết luận chương 4 ...................................................................................................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................76
PHỤ LỤC .................................................................................................................78


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ARDL
EFA

Auto Regressive Distributed Lag (Mô hình tự hồi quy và
phân phối trễ)
Exploratory Factor Analysis (phân tích nhân tố khám phá)

GTGT

Value added (Giá trị gia tăng)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

OECD
TNCN

Organization for Economic Cooperation and Development
(Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế)
Personal income (Thu nhập cá nhân)


UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 3.1 Các đơn vị hành chính của thành phố Sa Đéc
Bảng 3.2 Số thu ngân sách từ năm 2014 - 2018
Bảng 3.3 Bảng tỷ trọng Giữa Doanh thu thuế và Chi phí hành thu từ năm 2014
đến năm 2018
Bảng 3.4 Bảng tỷ trọng Doanh thu thuế của từng phường xã so tổng doanh thu
thuế năm 2014
Bảng 3.5 Bảng tỷ trọng Doanh thu thuế của từng phường xã so tổng doanh thu
thuế năm 2015
Bảng 3.6 Bảng tỷ trọng Doanh thu thuế của từng phường xã so tổng doanh thu
thuế năm 2016
Bảng 3.7 Bảng tỷ trọng Doanh thu thuế của từng phường xã so tổng doanh thu
thuế năm 2017
Bảng 3.8 Bảng tỷ trọng Doanh thu thuế của từng phường xã so tổng doanh thu
thuế năm 2018
Bảng 3.9 Kết quả thống kê mô tả về Giới tính của NNT tham gia khảo sát
Bảng 3.10 Kết quả thống kê mô tả về Độ tuổi của NNT tham gia khảo sát
Bảng 3.11 : Kết quả thống kê mô tả về trình độ của người tham gia khảo sát
Bảng 3.12 : Kết quả thống kê mô tả về lĩnh vực ngành nghề của người tham
gia khảo sát
Bảng 3.13 Tỷ lệ hiểu biết về thuế
Bảng 3.14 Kết quả thống kê mô tả về hiểu biết về thuế và kiến thức của người
nộp thuế
Bảng 3.15 Tỷ lệ chi phí tuân thủ thuế
Bảng 3.16 : Kết quả thống kê mô tả về Chi phí tuân thủ thuế của người tham

gia khảo sát
Bảng 3.17 Tỷ lệ Tuân thủ thuế thông qua hình phạt


Bảng 3.18 : Kết quả thống kê mô tả về hình phạt và mức phạt của người tham
gia khảo sát
Bảng 3.19 Tỷ lệ mức độ ảnh hưởng nhận thức tuân thủ thuế
Bảng 3.20: Kết quả thống kê mô tả về nhận thức và thái độ của người tham gia
khảo sát


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Hình 2.1. Mô hình các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế
Hình 3.1 Bản đồ vị trí thành phố Sa Đéc
Hình 3.2 Bản đồ hành chính thành phố Sa Đéc
Hình 3.3 Tình hình thu thuế của hộ kinh doanh từ năm 2014 - 2018
Hình 3.4 Tình hình thu thuế GTGTcủa hộ kinh doanh từ năm 2014 - 2018
Hình 3.5 Số hộ kinh doanh từ năm 2014 - 2018
Hình 3.6 Tình hình vi phạm của hộ kinh doanh từ năm 2014 - 2018


TÓM TẮT
Các nghiên cứu trước đây về tuân thủ thuế đã khẳng định rằng việc tuân thủ
thuế của người nộp thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó (1) Mức độ hiểu biết
và kiến thức về thuế; (2) Chi phí tuân thủ thuế; (3) Tiền phạt và hình phạt; (4) Nhận
thức và thái độ của người nộp thuế là các yếu tố được xác định có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc tuân thủ thuế.
Bài nghiên cứu này phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế
giá trị gia tăng của hộ kinh doanh cá thể ở Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc từ năm
2014 - 2018. Bằng phương pháp mô tả, so sánh được tích hợp với thiết kế khảo sát

trong việc thu thập dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiểu biết và kiến thức của
người nộp thuế ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tuân thủ thuế. Qua đó cơ quan hành
thu cần phải mở rộng công tác tuyên truyền nhiều hơn nữa nhằm tăng mức độ hiểu
biết về thuế và kiến thức thuế cho các hộ kinh doanh. Khi người nộp thuế có kiến
thức, hiểu biết về thuế sâu sắc hơn, họ sẽ tuân thủ thuế tốt hơn làm cho nguồn thu
Ngân sách nhà nước được dồi dào hơn, hạn chế thất thu thuế.
Từ khóa: tuân thủ thuế, hộ kinh doanh cá thể, thuế giá trị gia tăng.


ABSTRACT
Past research on tax compliance has identified that the compliance of taxpayers is contingent on many factors of (1) levels of tax knowledge; (2) tax
compliance fees; (3) fines and punishments; (4) tax-payers’ cognition and attitude
reported to directly impact on tax compliance.
This study analyzes factors impacting on the compliance behaviors of value
added tax among entrepreneurs at the Tax Inspecting Department of Sa Dec City
during the 2014 – 2018 period. A comprehensive mixed data collection was used.
The obtained results show that the tax-payers’ knowledge and understandings
impacted substantially on their tax compliances. Accordingly, related authorities
should

increase

propagation

to

improve

entrepreneurs’


knowledge

and

understandings about tax. As a result, entrepreneurs will be likely to better perform
tax compliance, thus increasing the National budget and preventing tax evasion.
Key words: tax compliance, entrepreneur, value added tax.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Ở các nước đang phát triển, thuế là một yếu tố quan trọng trong quản lý nền
kinh tế quốc gia. Thuế luôn là phạm trù được đông đảo người dân, doanh nghiệp,
các tổ chức quan tâm và tranh luận bởi nó tác động đến lợi ích kinh tế của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội. Thuế đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu vào ngân sách
nhà nước, nguồn thu này được Nhà nước giao cho cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ
quản lý. Chính vì vậy nhiệm vụ quan trọng của cơ quan thuế là phải có phương án
tiết kiệm nhất chi phí hành thu nhưng mang lại nguồn thu cao nhất có thể.
Ngành thuế phấn đấu bằng mọi cách để thực hiện phương châm “thu thuế phải
thu được lòng dân”. Với phương châm đã đề ra, ngành thuế luôn có những thay đổi,
cải tiến phương pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Sau
gần 30 năm (1990-2018), kể từ khi hệ thống thuế đi vào hoạt động thống nhất đến
nay bên cạnh việc đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị về thu NSNN, Tổng cục
Thuế đã thực hiện thành công chương trình cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý
thuế theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Theo đó ngành thuế cả nước đã chuyển từ cơ chế thông báo thuế sang cơ chế người
nộp thuế tự khai, tự nộp.
Hệ thống thuế Việt Nam hiện hành bao gồm: thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ;
thuế đánh vào thu nhập; thuế đánh vào tài sản. Ở từng sắc thuế, pháp luật quy định
hoàn cảnh phát sinh nghĩa vụ thuế, cơ sở chịu thuế, cách xác định nghĩa vụ thuế.

Các quy định này phản ánh nội dung, bản chất, chức năng của từng sắc thuế nhằm
thực hiện duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, điều tiết nền kinh tế nhằm
đảm bảo sự công bằng xã hội. Trong đó thuế GTGT chiếm phần lớn tỷ trọng doanh
thu từ thuế, có nguồn gốc từ thuế doanh thu và được đưa vào sử dụng tại Việt Nam
từ ngày 01/01/1999, qua hơn 20 năm thuế GTGT đã phát huy được vai trò là loại
thuế có số thu đóng góp vào NSNN nhiều nhất. Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam
thuế GTGT chiếm khoảng 1/3 tổng số thu thuế và trên dưới 25% tổng số thu
NSNN. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thuế GTGT càng phát huy vai trò là loại


2

thuế gián thu, ưu điểm của thuế gián thu là được áp dụng với mọi tổ chức, cá nhân
có tiêu dùng sản phẩm hàng hóa hoặc được cung ứng dịch vụ nên tương đối ổn định
cho nguồn thu NSNN trong đó hộ kinh doanh cá thể là đối tượng được huy động
rộng và phổ biến nhiều nhất trong dân.
Công tác quản lý thuế những năm qua đối với hộ kinh doanh cá thể có nhiều
chuyển biến tích cực góp phần tăng nguồn thu cho NSNN, nâng cao ý thức tuân thủ
pháp luật thuế, hạn chế thất thu. Tuy nhiên với cơ chế tự khai, tự nộp đã xuất hiện
bất cập như mức doanh thu mà các hộ kinh doanh kê khai thường không đúng với
thực tế phát sinh dẫn đến tình trạng số thuế phải nộp thường thấp hơn so với thực tế.
Hơn nữa, hiện nay vấn đề sử dụng hóa đơn, phương thức thanh toán, phương thức
bán hàng của hộ kinh doanh cá thể vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, vẫn còn nhiều
lỗ hỏng khiến cho cơ quan thuế gặp quá nhiều khó khăn để kiểm soát tình hình kinh
doanh thực tế của hộ kinh doanh cá thể. Việc huy động đủ doanh thu thuế là một
thách thức lớn do cơ sở thuế hẹp và các trường hợp không tuân thủ thuế của người
nộp thuế. Sự không tuân thủ thuế là một thách thức lớn đối với cơ quan thuế. Ngành
thuế nói chung và Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc nói riêng hiện nay phải đối mặt
với một trong những thách thức lớn là làm thế nào để thu đúng, thu đủ, hạn chế thất
thoát nguồn thu thuế, qua đó nâng cao mức tuân thủ thuế của hộ kinh doanh. Với

những lý do trên hãy cùng tác giả đi sâu vào tìm hiểu đề tài: “Đánh giá các nhân tố
tác động đến hành vi tuân thủ thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh cá thể tại
Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc”.
1. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế
giá trị gia tăng của hộ kinh doanh cá thể trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
trên địa bàn quản lý của Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc. Qua đó, thực hiện một số
kiến nghị phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn quản lý của Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc. Trên cơ
sở đó bài nghiên cứu hướng đến giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:


3

- Các nhân tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế giá trị gia tăng của hộ
kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc?
- Mức độ tác động của các nhân tố trên đến hành vi tuân thủ thuế giá trị gia
tăng của hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc như thế nào?
- Cần thực hiện những kiến nghị gì nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế giá trị
gia tăng của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quản lý của Chi cục Thuế thành phố
Sa Đéc?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế giá trị gia tăng của hộ kinh
doanh cá thể tại Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc:
- Yếu tố hiểu biết về thuế và kiến thức của người nộp thuế
- Yếu tố chi phí tuân thủ thuế
- Yếu tố hình phạt và mức phạt
- Yếu tố nhận thức và thái độ của người nộp thuế
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Chi cục thuế thành phố Sa Đéc ở
Đội thuế Liên xã phường (trong đó trực tiếp quản lý hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn 09 xã, phường).
- Về phạm vi thời gian: các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được giới
hạn trong khoản thời gian 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018.
- Về phạm vi thu thập số liệu:
+ Số liệu sơ cấp được tổng hợp từ phiếu khảo sát phát trực tiếp cho
Người nộp thuế.
+ Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập dựa vào số liệu từ hệ
thống dữ liệu ngành thuế và một số văn bản hướng dẫn về thuế GTGT của ngành.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả xử lý các số liệu thu thập từ khảo
sát thực tế. Áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu tiến hành phân tích, đánh giá


4

mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế GTGT của các hộ kinh
doanh trên địa bàn thành phố Sa Đéc và thực hiện đề xuất các kiến nghị nâng cao
tính tuân thủ thuế GTGT trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu kết hợp với suy
luận logic.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài giúp cho người đọc phân tích, đánh giá mức độ tác động của một số
nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn quản lý của Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc. Trên cơ sở đó, thực hiện một số
kiến nghị phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn quản lý của Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc, điều này
sẽ dẫn đến tăng thu ngân sách để Nhà nước cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho công
dân.
1.6 Bố cục của bài nghiên cứu

TÓM TẮT
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
Chương 3: Đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế giá trị gia
tăng của hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc
Chương 4: Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế giá trị gia tăng
KẾT LUẬN
Kết luận chương 1
Chương này trình bày tính cấp thiết và lý do chọn đề tài, đưa ra câu hỏi nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu. Nêu lên ý nghĩa của đề tài và bố cục của luận văn.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
2.1 Hộ kinh doanh cá thể
2.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh cá thể
Theo quan niệm của thế giới, như pháp luật Anh quan niệm thương nhân
đơn lẻ là một người kinh doanh bằng số tiền của mình; tự chọn lựa địa điểm phù
hợp để tiến hành kinh doanh, có thể thuê thêm người lao động để phụ giúp trong
việc kinh doanh hoặc không; số tiền vốn bỏ ra lúc đầu là của chính cá nhân tự tiết
kiệm được mà có hay do cá nhân đi vay mượn.
Khi nói về thương nhân ở đất nước Hoa Kỳ luật quy định doanh nghiệp có
thể là một thương gia với số tài sản cá nhân và doanh nghiệp này là một sự mở rộng
đơn thuần của chủ sở hữu cá nhân. Quan niệm về thương nhân ở Pháp luật này nói
rằng thương nhân thể nhân là một cá nhân chuyên thực hiện các hành vi thương mại
và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình. Theo hệ thống pháp luật
này, tòa án của nước này sẽ xác định thực tế việc cá nhân trở thành thương nhân.
Nếu là thương nhân thì tên của họ sẽ được ghi trong Sổ đăng ký thương mại tại tòa

án thương mại.
Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc
một nhóm người hoặc một hộ gia đình chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh được gọi là hộ kinh doanh khi họ làm chủ cơ sở
kinh doanh và không được sử dụng quá mười lao động, chỉ được đăng ký kinh
doanh tại một địa điểm, không có con dấu. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh
lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh
doanh các ngành, nghề có điều kiện.
Vậy hộ kinh doanh cá thể bắt nguồn từ nhu cầu sản xuất, đời sống xã hội và
tồn tại như một tất yếu khách quan. Hộ kinh doanh cá thể thuộc thành phần kinh tế
cá thể, nguồn thu từ thành phần kinh tế này chiếm một tỷ trọng tương đối lớn cho
Ngân sách Nhà nước, không những tạo ra một lượng sản phẩm không nhỏ trong
tổng sản phẩm xã hội đồng thời còn tạo được công ăn việc làm cho một lực lượng


6

lớn lao động nhàn rỗi đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội mà thành phần kinh tế quốc
doanh chưa đảm bảo hết, và từng bước góp phần nâng cao đời sống của các tầng lớp
nhân dân thông qua việc tạo thu nhập cho họ.
2.1.2 Đặc điểm hộ kinh doanh cá thể
- Có số lượng lao động không quá 10 người, nếu trên 10 người tham gia sản
xuất thì bắt buộc hộ kinh doanh cá thể phải chuyển sang thành lập doanh nghiệp.
- Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản.
- Không có tư cách pháp nhân, phải chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ bằng toàn bộ
tài sản của cá nhân hay hộ gia đình thực hiện hoạt động kinh doanh, không được
phát hành chứng khoán để huy động vốn.
- Có thể do một cá nhân hay một hộ gia đình làm chủ. Như vậy nguồn vốn

kinh doanh sẽ là tất cả các tài sản của cá nhân hay hộ gia đình làm chủ hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Hộ kinh doanh cá thể không phải thực hiện kê khai thuế hằng tháng,
chứng từ sổ sách kế toán đơn giản và được áp dụng chế độ thuế khoán.
- Do hộ kinh doanh không được kê khai, tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ nên không được hoàn thuế và không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng .
- Khi có những phát sinh về nghĩa vụ tài chính hộ kinh doanh phải chịu
trách nhiệm vô hạn về nợ, trả hết nợ không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện
hay đã chấm dứt hoạt động kinh doanh.
- Do đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình
nên hộ kinh doanh cá thể luôn luôn chủ động trong sản xuất, cố gắng tìm tòi, ứng
dụng các biện pháp hay để tăng năng suất trong kinh doanh, quyền lực được tập
trung vào chủ hộ kinh doanh cá thể nên ra quyết định thường kịp thời, quá trình sản
xuất thống nhất từ trên xuống dưới, luôn tìm cách để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Thêm vào đó họ dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với thị
trường.


7

2.2 Khái niệm liên quan đến tuân thủ thuế
2.2.1 Khái niệm thuế
Thuế là một bộ phận của cải xã hội được tập trung vào ngân sách nhà nước,
theo đó các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao bắt buộc một phần của cải của
mình cho nhà nước mà không gắn bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn trả lợi ích
tương quan với số thuế đã nộp nhằm trang trải các chi phí duy trì sự tồn tại, hoạt
động của bộ máy nhà nước và chi phí công cộng, đem lại lợi ích chung cho cộng
đồng.
Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn
trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền

lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước.
Bằng quyền lực chính trị của mình, nhà nước đã ban hành các loại thuế để
tạo lập nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, các khoản thu này được bố trí sử dụng
theo dự toán ngân sách nhà nước đã được phê duyệt cho tiêu dùng công cộng và đầu
tư phát triển nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy, thuế
phản ảnh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ
tài chính giữa nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội.”
Đứng trên góc độ đối tượng chịu thuế: Thuế là một biện pháp của chính phủ
đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp
(thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài
sản.
Hiện nay, ở từng góc độ mà có các khái niệm khác nhau về thuế:
- Đứng ở góc độ pháp luật thì “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của
các thể nhân và pháp nhân, được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật,
nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước”, đồng thời, thuế
là công cụ điều tiết kinh tế linh hoạt, nhạy bén và hiệu quả. Tính hợp lý của các
hình thức và biện pháp thuế khiến cho thuế trở thành công cụ điều tiết sắc bén, đa
dạng và thâm nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế.


8

- Trên góc độ phân phối thu nhập: “Thuế là hình thức phân phối và phân
phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ
tập trung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước.”
- Trên góc độ người nộp thuế: “Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ
chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.”
- Trên góc độ kinh tế học: “Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà

nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư
sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước.”
2.2.2 Khái niệm thuế GTGT:
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một loại thuế gián thu tính trên phần giá trị
gia tăng của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến
tiêu dùng và được nộp vào ngân sách nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch
vụ. Trong đó phần giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ được xác định là giá trị tăng
thêm được tạo ra ở mỗi giai đoạn trong quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ.
2.2.3 Đặc điểm của thuế GTGT
- Là loại thuế gián thu.
- Thuế GTGT phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc
phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
- Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam và các tổ chức cá
nhân khác có hàng hóa nhập khẩu chịu thuế GTGT.
- Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ.
- Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao.Tính trung lập biểu hiện
ở hai khía cạnh:
+ Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh
của người nộp thuế, do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp
hộ khoản thuế này vào NSNN. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí


9

sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người
cung cấp hàng hoá dịch vụ.
+ Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân
chia quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng
số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít.

2.3 Hành vi tuân thủ thuế
Tuân thủ thuế là việc thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật
thuế. Tuân thủ thuế là hành vi bắt buộc đối với nhiều chủ thể khác nhau như cơ
quan quản lý thuế, người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan được quy
định trong các văn bản pháp luật về thuế. Trong đó, sự tuân thủ thuế của người nộp
thuế luôn là một vấn đề được quan tâm nhất.
Tuân thủ thuế của NNT thể hiện ở việc chấp hành đầy đủ, kịp thời và đúng
đắn các quy định của pháp luật thuế, cụ thể là việc chấp hành các tiêu chí thời gian,
mức độ chính xác, trung thực và đầy đủ của các hoạt động đăng ký thuế, khai thuế,
nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của NNT.
Tuân thủ thuế là mức độ mà cộng đồng nộp thuế hoàn thành trách nhiệm và
nghĩa vụ của họ theo các quy định pháp luật về thuế. Tuân thủ thuế bao gồm việc
tính thuế và nộp thuế đúng theo luật thuế quy định. Tuân thủ thuế là việc thực hiện
luật thuế, khai báo thu nhập, chi phí chính xác và thanh toán thuế đúng hạn. Từ các
định nghĩa trên, có thể kết luận rằng tuân thủ thuế có nghĩa là tuân thủ luật thuế, kê
khai chính xác thu nhập, chi phí và giải quyết kịp thời các khoản nợ thuế.
2.4 Cơ sở lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế
2.4.1 Lý thuyết tâm lý tài chính
Thái độ của người nộp thuế trong thanh toán càng nhiều về thuế thì
động lực của họ trong việc nộp thuế càng lớn. Động lực của người nộp thuế về tuân
thủ luật thuế liên quan đến nhận thức và thái độ của người nộp thuế đối với hệ
thống thuế. Lý thuyết về tâm lý học được quan tâm như các giá trị đạo đức và sự
công bằng của hệ thống thuế. Các lý thuyết tuân thủ thuế cho rằng giữa các yếu tố
tâm lý và các giá trị đạo đức thì đạo đức rất quan trọng đối với người nộp thuế.


10

Theo lý thuyết tâm lý tài khóa là lý thuyết về hành vi có kế hoạch trong đó
nêu rõ hành vi của một cá nhân chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố bắt nguồn từ

những lý do nhất định và xuất hiện theo cách có kế hoạch (Ajzen, 1991). Ý định
hành vi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát
hành vi nhận thức ảnh hưởng đến cá nhân để hành xử theo một cách cụ thể. Ba yếu
tố chịu ảnh hưởng của niềm tin là: hành vi, chuẩn mực và kiểm soát. Người nộp
thuế có thể tuân thủ ngay cả khi xác suất phát hiện là thấp vì trọng tâm của lý
thuyết là về đạo đức. Mặc khác lý thuyết tâm lý học nhấn mạnh vào sự thay đổi thái
độ của người nộp thuế đối với hệ thống thuế.
2.4.2. Lý thuyết răn đe kinh tế
Lý thuyết răn đe kinh tế là một lý thuyết theo tội phạm học được phát triển
bởi Becker (1968). Lý thuyết này được xây dựng dựa trên nhận thức rằng một cá
nhân sẽ bị ngăn chặn phạm tội nếu lợi ích của tội phạm vượt trội hơn hậu quả của
việc phạm tội. Lý thuyết được đặt ra với niềm tin rằng tất cả mọi người đều nhận
thức được hậu quả của hành vi phạm tội. Sau khi người nộp thuế tính toán chắc
chắn việc trốn tránh thành công trước nguy cơ bị bắt và trừng phạt, họ sẽ hành động
trái pháp luật. Người nộp thuế sẽ trốn thuế nếu lợi ích dự kiến lớn hơn chi phí bị
bắt.
Răn đe có thể đạt được thông qua các phương pháp trừng phạt và thuyết
phục. Theo phương pháp trừng phạt, việc áp dụng hiệu quả các hình phạt cứng rắn
hơn và giảm xác suất không bị phát hiện sẽ ngăn cản người nộp thuế thực hiện các
hoạt động liên quan đến trốn thuế. Phương pháp tiếp cận thuyết phục tán thành các
hoạt động liên quan đến việc tuyên truyền cho người nộp thuế những vấn đề liên
quan đến nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của họ, đơn giản hóa hệ thống thuế và tạo
điều kiện cho người nộp thuế nộp tờ khai thuế và thanh toán.
2.4.3 Lý thuyết khả năng thanh toán
Lý thuyết khả năng thanh toán đề xuất rằng công dân gần như có thể đóng
góp cho chính phủ, tương ứng với khả năng của họ về mặt doanh thu. Những người
có khả năng chi trả tốt hơn nên chịu gánh nặng thuế lớn hơn, dù họ có lợi hay


11


không. Khả năng thanh toán được giải thích trong điều khoản hy sinh. Ngân sách
nhà nước phải được “dùng vào việc chung” thay vì “việc không mang lợi ích công
cộng”, Kendrick (1939). Kendrick tiếp tục nói rằng, thông thường và thực sự biện
minh nghiêm túc duy nhất của khả năng chi trả là trên cơ sở của sự hy sinh. Việc
nộp thuế được coi là một sự tước đoạt đối với người nộp thuế. Công dân có thể đã
tiêu tiền cho mục đích riêng của mình nhưng thay vào đó phải chuyển nó vào kho
bạc nhà nước mà từ đó nó sẽ được sử dụng cho mục đích xã hội. Khi giao tiền của
mình cho chính phủ, công dân được cho là đã hy sinh. Ý tưởng về sự hy sinh khi
được liên kết với khái niệm tiện ích cận biên giảm dần của tiền đã đưa ra ba lý
thuyết về thuế lũy tiến: lý thuyết bình đẳng, tỷ lệ bằng nhau và ít hy sinh nhất.
Lý thuyết về sự hy sinh bình đẳng cho thấy rằng, các loại thuế nên được
đặt theo cách sao cho sự hy sinh của tất cả những người nộp thuế là như nhau. Khái
niệm về sự hy sinh như nhau có nghĩa là áp đặt một lượng hy sinh tương đương cho
tất cả những người nộp thuế.
Lý thuyết về sự hy sinh theo tỷ lệ bằng nhau cho rằng sự hy sinh của người
nộp thuế phải có tỷ lệ tương đương với thu nhập của họ. Do đó, theo quan điểm này
sự bình đẳng của sự hy sinh là không đủ. Khoản thanh toán thuế của người giàu nên
thể hiện sự hy sinh lớn hơn sự đóng góp của một người công dân có thu nhập vừa
phải. Tuy nhiên, nó không nên lớn hơn thu nhập của công dân đó. Do đó sự bình
đẳng được tìm thấy trong tỷ lệ, không phải trong số lượng của sự hy sinh. Các lý
thuyết về sự hy sinh ngang bằng và tỷ lệ bằng nhau đều liên quan đến việc đánh
thuế người nghèo cũng như người giàu. Trong cả hai lý thuyết đều không có nêu rõ
làm cho bất kỳ nhóm thu nhập nào phải chịu tất cả các loại thuế.
Theo lý thuyết về sự hy sinh ít nhất, thuế nên được đặt lên hàng đầu đối với
thu nhập của những người rất giàu. Khi những thu nhập này giảm xuống mức của
người giàu, thì người giàu sẽ bị đánh thuế. Những người có thu nhập trung bình sẽ
chỉ bị đánh thuế sau khi thu nhập của người rất giàu và người giàu bị giảm thuế đến
mức của họ. Lý thuyết kêu gọi loại bỏ dần thu nhập cao thì nộp thuế càng cao.



12

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế giá trị gia tăng
2.5.1. Hiểu biết về thuế và kiến thức của người nộp thuế
Lewis (1982) nói rằng một hệ thống thuế tốt sẽ đáp ứng bốn quy tắc đánh
thuế (khả năng thanh toán, hiệu quả, công bằng và đơn giản). Đơn giản hóa là các
hệ thống thuế đảm bảo rằng những điều cơ bản về thuế dễ dàng được hiểu bởi đa số
người nộp thuế nên dễ dàng vận hành nó. Hệ thống thuế nên tránh những thay đổi
thường xuyên về thuế suất, luật thuế phức tạp và cồng kềnh. Luật thuế nên được
hiểu dễ dàng bởi người nộp thuế có trình độ học vấn thấp. Hiểu biết về thuế bao
gồm các khía cạnh về thuế như đối thoại với hệ thống thuế, kiến thức về nghĩa vụ
thuế hiện hành và biết nơi có thông tin thuế liên quan.
Kiến thức của người nộp thuế liên quan đến sự hiểu biết của người nộp thuế
về luật thuế, vai trò của thuế đối với sự phát triển quốc gia và mức độ tuân thủ thuế.
Tuyên truyền về các hoạt động thuế cho người nộp thuế có nghĩa là nâng cao mức
độ hiểu biết của người nộp thuế về hệ thống thuế và trao quyền cho người nộp thuế
trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của họ. Chương trình tuyên truyền tạo ra nhận
thức về pháp luật, thủ tục, thúc đẩy người nộp thuế tự nguyện tuân thủ, khai báo thu
nhập chính xác, khuyến khích người nộp thuế tự nguyện tuân thủ mối quan hệ gần
gũi giữa cơ quan thuế và người nộp thuế và niềm tin thấm nhuần vào hệ thống
thuế. Tập huấn, tuyên truyền về thuế nên được phát huy hơn nữa vì tác động của
chúng đối với việc tuân thủ thuế rất có ý nghĩa.
Kiến thức của người nộp thuế có ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế. Kiến
thức được phân loại trên cơ sở kinh nghiệm hoặc được đào tạo bài bản và kiến thức
hướng tới cơ hội trốn thuế. Kiến thức về thuế là một trong những yếu tố quan trọng
trong tuân thủ thuế có mối quan hệ rất chặt chẽ với khả năng hiểu luật, các quy định
về thuế và khả năng tuân thủ thuế của người nộp thuế. Mức độ tuân thủ thuế thấp sẽ
buộc cơ quan thuế sử dụng các phương pháp cưỡng chế để thực thi việc tuân thủ, bộ
phận tuyên truyền sẽ giải quyết các vấn đề tuân thủ trong khu vực phi chính thức.

Việc không tuân thủ thuế được đặt ra dựa trên hai khả năng là vô ý do sự thiếu hiểu
biết của pháp luật hoặc có thể là cố ý do thái độ tuân thủ tiêu cực.


×