Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Một số vấn đề phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.37 KB, 7 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp
của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, sau khi tiến hành đổi mới Đảng
và Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nên trang trại tăng
về số lượng, hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu thành phần chủ trang trại
cũng ngày càng đa dạng. Tại Yên Bái, trong những năm gần đây trang trại
cũng phát triển một cách nhanh chóng và hầu hết đều mang đặc tính của các
trang trại gia đình. Đây là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nông nghiệp về cơ bản mang bản chất của kinh tế hộ chỉ khác ở chỗ sản xuất
ra nhiều nông sản hàng hóa hơn. Việc kinh tế trang trại hình thành và phát
triển ở Yên Bái mang lại nhiều lợi ích và thực tế đã cho thấy các chủ trang trại
làm nòng cốt trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn,
hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Tuy nhiên, các hộ trang trại cả nước nói chung và Yên Bái nói riêng
đang gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn trong sản xuất, gặp khó khăn trong
khâu tiêu thụ sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản
xuất…tạo nhiều thử thách trong quá trình phát triển của kinh tế trang trại. Từ
thực tế trên, đề tài “Một số vấn đề về phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh
Yên Bái” nhằm tìm nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và giải pháp để
thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Yên Bái được hiệu
quả hơn.

1
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI Ở YÊN BÁI
1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh miền núi, phía Bắc giáp Lào Cai, phía Tây giáp
tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang.
Diện tích tự nhiên: 6807 km
2
phân bố theo ba vùng địa hình: Vùng núi cao,


địa hình chia cắt mạnh ở phía Tây; vùng núi thấp, bát úp nằm ở giữa, vùng
thung lũng sông suối và đồng bằng điển hình như cánh đồng Mường Lò
huyện Văn Chấn và một số huyện vùng thấp gần tỉnh lỵ.
Khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nhiệt độ trung bình về mùa Đông: 15
0
C -
20
0
C, mùa hè: 25
0
C - 29
0
C, độ ẩm không khí: 80 - 87%, lượng mưa trung
bình: 1400 - 2000 mm. Hệ thống sông suối nhiều và dốc, điển hình là sông
Hồng và sông Chảy với các chi lưu chằng chịt thuận lợi cho thuỷ điện và thuỷ
lợi, hồ chứa Thác Bà với diện tích mặt hồ 24000 ha, dung lượng 2,9 tỷ mét
khối nước và hơn 1300 hòn đảo lớn nhỏ. Đất đai Yên Bái phong phú và màu
mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng và cây bản địa như thông, pơ mu, quế,
chè, bồ đề, cà phê v.v...; một số loại cây ăn quả như bưởi, hồng, cam, quýt,
nhãn v.v... dưới lòng đất giàu khoáng sản như cao lanh, penspát, graphít, đá
quí, đá vôi v.v... nguồn nước khoáng phong phú.
2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Yên Bái
Yên Bái có 7 huyện và 2 thị xã, dân số gần 70 vạn người với 12 dân tộc
anh em chung sống, dân tộc kinh chiếm 54%, còn lại là dân tộc H'mông, Dao,
Tày, Nùng v.v...
Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, kinh tế - xã
hội tỉnh Yên Bái có bước phát triển tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch tích cực, tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ đói nghèo
ngày một thu hẹp, diện tích rừng che phủ 33%. Đạt được những thành tích to
2

lớn ấy, mô hình kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng và mở ra một hướng
phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn, miền núi rất khả quan.
Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại có từ những năm
1989 - 1990, song phát triển mạnh mẽ với quy mô về diện tich, cơ cấu cây
trồng, vật nuôi thì từ năm 1995 đến nay. Theo số liệu khảo sát cho thấy đến
tháng 7/1998 Yên Bái đã có 7252 trang trại lớn nhỏ bao gồm: Trang trại dưới
2 ha chiếm 49,8%; từ 2 ha đến 5 ha chiếm 35,6%; từ 5 ha đến 10 ha chiếm
11,9% và trên 10 ha chiếm 2,7%. Người quản lý (chủ trang trại) là nông dân
chiếm 89%, là thanh niên (trang trại trẻ) chiếm 10%, trang trại theo mô hình
R.V.A.C (rừng, vườn ao, chuồng) chiếm 82%. Đánh giá về hiệu quả kinh tế -
xã hội bước đầu cho thấy:
- Phần lớn mô hình trang trại ở nông thôn miền núi là trang trại nông
lâm kết hợp (RVAC, VAC, hoặc rừng lâm nghiệp, cây công nghiệp) cho nên
thu nhập từ trang trại còn nằm ở tiềm năng, theo chu kỳ sinh trưởng của cây,
con, mới có khoảng 80% số trang trại có thu nhập kinh tế dưới 20 triệu đồng/
năm, 10% số trang trại có thu nhập trên 20 triệu đồng năm.
- Đã giải quyết cơ bản việc làm cho đại bộ phận lao động nông thôn,
miền núi với hình thức làm đổi công, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc
thường xuyên, đã có 40-50% số trang trại thuê lao động từ 5 đến 15
người/năm.
- Hình thành các vùng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và
trồng rừng phòng hộ đầu nguồn nước, bảo vệ khoanh nuôi rừng theo hướng
đa dạng sinh học, các mô hình chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và thuỷ sản đã
phát triển mạnh.
- Chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng vật nuôi, thu hẹp dần tập
quán sản xuất manh mún tự cấp tự túc, mở ra ý tưởng phát triển sản xuất với
quy mô nhất định, đặc biệt là tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa.
Như vậy việc xây dựng các mô hình trang trại phát triển theo hướng
hàng hóa có quy hoạch, có tỏ chức ở nông thôn, miền núi là rất "trúng", nó có
3

bước đi vững chắc và ngày một hoàn thiện hơn. Để có được những kết quả ấy,
Đảng và Nhà nước đã có những chỉ thị, nghị quyết, xây dựng cơ chế chính
sách hỗ trợ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế trang trại như Nghị quyết 02
của Ban thường vụ Tỉnh uỷ (12/1987), nghị quyết 10 (12/1989) "Về xây
dựng, bảo vệ phát triển vốn rừng", Nghị quyết 03 (3/1993) "Khuyến khích
các hộ gia đình, tư nhân bỏ vốn, kỹ thuật, phát triển nông lâm nghiệp theo
hướng hàng hóa, đặc biệt là đầu tư vào khai thác đất trống đồi núi trọc, phát
triển đồi rừng trang trại, không hạn chế về quy mô và diện tích".
Một loạt chính sách về đất đai, thực hiện việc giao đất giao rừng cho
nông dân, đối với đất trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả thời
gian giao đất là 50 năm, đất nông nghiệp là 20 năm. Các lâm trường, nông
trường quốc doanh cũng thực hiện giao đất khoán cho gia đình công nhân để
họ có điều kiện xây dựng theo mô hình trang trại, tổ chức sản xuất có hiệu
quả hơn.
Xây dựng cơ chế vốn, giành một phần ngân sách cho chủ trang trại vay
với cơ chế ưu đãi, thời gian hoàn vốn theo chu kỳ cây trồng vật nưôi, tập
trung các nguồn vốn của các chương trình, vốn tín dụng, đáp ứng thoả mãn
nhu cầu của các chủ trang trại.
Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã góp phần tích cực và then chốt
trong điều tra khảo sát, xác lập luận cứ, tư vấn, khuyến cáo, quy hoạch xây
dựng các vùng sinh thái, xây dựng mô hình trình diễn R.V.A.C; V.A.C,
khoanh nuôi bảo vệ rừng trồng rừng theo hướng đa dạng sinh học, có giải
pháp về giống cây, giống con, tìm kiếm công nghệ bảo quản chế biến sản
phẩm từ trang trại.
Tuy vậy, việc phát triển kinh tế trang trại tại Yên Bái cũng còn những
hạn chế, đó là các hộ kinh tế trang trại thường làm nhỏ, lẻ, không có được sự
tích tụ vốn để tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Vốn đầu tư vay từ ngân hàng
thường chiếm gần 60 %, trong khi đó các loại hình trang trại như trồng rừng,
cây công nghiệp, cây ăn quả đòi hỏi thời gian dài và có sự đầu tư vốn lớn.
4

Nhiều chủ trang trại vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, vẫn phải đi thuê, mướn đất làm trang trại. Điều này cũng khiến cho
các chủ trang trại chưa thực sự yên tâm khi đầu tư vốn lớn để kinh doanh sản
xuất. Các chủ trang trại cũng gặp rất nhiều khó khăn khi tìm đầu ra cho sản
phẩm, chủ yếu sản phẩm phải tiêu thụ qua khâu trung gian, số trang trại được
ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm là rất ít. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều tranh
trại phát triển mang tính tự phát, không theo quy hoạch gây ô nhiễm môi
trường cũng như ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm.
3. Một số giải pháp
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức xây dựng mô hình kinh tế trang trại
Yên Bái đã bộc lộ dần những tồn tại và những phát sinh mới đòi hỏi các cấp
các ngành trong tỉnh cần nghiên cứu để có giải pháp khắc phục đó là:
-Trước hết thống nhất xây dựng tiêu chí mô hình trang trại theo quy
mô: Diện tích đất đai, cây trồng, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn
quả, bảo vệ khoanh nuôi rừng đầu nguồn, rừng đa dạng sinh học, chăn nuôi
đại gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản hoặc trang trại theo hướng tổng hợp.
Việc đánh giá khảo sát xây dựng tiêu chí này sẽ là điều kiện để tính toán đầu
tư vốn, KH&CN, lao động, cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp, giúp cho quy
hoạch, quản lý phát triển kinh tế trang trại đúng hướng.
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng về kiến thức KH&CN, về quản lý kinh tế,
kinh tế hàng hóa - thị trường, tập huấn kỹ thuật gieo trồng, canh tác, thu
hoạch, bảo quản chế biến, khơi dậy ý định quyết và biết làm giàu cho các chủ
trang trại.
- Tiếp tục điều tra khảo sát, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
về cây trồng vật nuôi, quy hoạch phát triển theo vùng, tập đoàn, như vùng cây
ăn quả có múi ở huyện Lục Yên, Yên Bình, vùng cây ăn quả có múi ở huyện
Văn Chấn, Nghĩa Lộ, vùng chè đặc sản ở Văn Chấn, vùng cà phê, nguyên liệu
giấy sợi, vùng rừng phòng hộ, đa dạng sinh học v.v... sẽ là tiền đề cho việc
khai thác bảo quản, chế biến sản phẩm hàng hóa tập trung.
5

×