Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam “Thực trạng và giải pháp” : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐẶNG THÀNH DŨNG

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐẶNG THÀNH DŨNG

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG VINH

Hà Nội – 2014




MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ........................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.......................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÁC HÌNH THỨC
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM ................................ 9
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 9

1.1.1. Khái niệm về đầu tư ...................................................................................... 9
1.1.2. Bản chất vai trò của FDI .......................................................................... 10
1.1.3. Các khái niệm và định nghĩa của các hình thức FDI ..................... 22
1.1.4. Quản lý Nhà nước đối với vác hình thức FDI và căn cứ xem xét để lựa
chọn các hình thức FDI ......................................................................................... 29
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 34

1.2.1. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển .. 34
1.2.2. Xu hướng phát triển các hình thức FDI ở các nước đang phát triển ....... 39
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................ 40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM....................................................................... 41
2.1. Thực trạng các hình thức FDI theo pháp luật đầu tư ở Việt Nam........................ 41

2.1.1. Hình thức Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ....................................... 41
2.1.2. Hình thức Doanh nghiệp liên doanh .......................................................... 42
2.1.3. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO (gọi chung là hình thức
BOT) ........................................................................................................................ 43
2.1.4. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh .................................................... 45

2.1.5. Hình thức Công ty cổ phần có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .............. 46


2.1.6. Hình thức Công ty Mẹ-con (Holding company). ....................................... 47
2.1.7. Hình thức Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng ................................. 49
2.1.8. Hình thức Mua lại và sát nhập (M&A) ...................................................... 50
2.1.9. Hình thức Chi nhánh Công ty nước ngoài ................................................. 52
2.2. Động thái phát triển của các hình thức FDI ......................................................... 53

2.2.1. Cơ cấu các hình thức FDI ........................................................................... 53
2.2.2. Các hình thức đầu tư cụ thể ........................................................................ 62
2.3. Tình hình quản lý Nhà nước đối với các hình thức FDI ...................................... 70

CHƢƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CÁC HÌNH THỨC ĐẦU
TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM ................................................................ 75
3.1. Hình thức Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài .................................................. 75
3.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh ..................................................................... 77
3.3. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO ................................................ 79
3.4. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh ............................................................. 81
3.5. Hình thức công ty cổ phần có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................... 81
3.6. Hình thức đầu tư công ty mẹ-con (holding company) ......................................... 82
3.7. Hình thức kinh doanh trên cơ sở hợp đồng .......................................................... 83
3.8. Hình thức Mua lại và sát nhập (M&A) ................................................................ 84
3.9. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài ............................................................. 86

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 89


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

2

BOT

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

3

BT

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao

4

BTO

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh


5

CN

Công nghiệp

6

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

7

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

8

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

9

GTVT

Giao thông vận tải


10

KCN

Khu công nghiệp

11

KCX

Khu chế xuất

12

M&A

Mua lại và sáp nhập

13

NĐT

Ngành đầu tư

14

VĐK

Vốn đăng ký


i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

BẢNG

1

Bảng 1.1

2

Bảng 2.1

3

Bảng 2.2

4

Bảng 2.3

5

Bảng 2.4

6


Bảng 2.5

7

Bảng 2.6

8

Bảng 2.7

NỘI DUNG
So sánh ưu điểm và hạn chế của các hình
thức FDI ở các nước đang phát triển
Dự án được cấp giấy phép phân theo hình
thức đầu tư năm 2009
Dự án được cấp giấy phép phân theo hình
thức đầu tư năm 2010
Dự án được cấp giấy phép phân theo hình
thức đầu tư năm 2011
Dự án được cấp giấy phép phân theo hình
thức đầu tư năm 2012
Dự án được cấp giấy phép phân theo
ngành đầu tư năm 2012
Dự án được cấp phép phân theo vùng
miền đầu tư năm 2012
20 nước đầu tư lớn nhất trong giai đoạn
1988-2012

ii


TRANG
32

53

54

54

55

57

59

60


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

HÌNH

1

Hình 2.1

2


Hình 2.2

3

Hình 2.3

NỘI DUNG
Tỷ lệ số dự án phân theo hình thức đầu tư
(1988-2012)
Tỷ lệ số tổng vốn đầu tư đăng ký phân theo
hình thức đầu tư (1988-2012)
Tỷ lệ dự án cấp phép theo ngành đầu tư
(1988-2012)

iii

TRANG
56

56

58


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng đóng vai trò quan trọng

đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Với sự phát triển năng
động, đến nay khu vực kinh tế có vốn FDI đã trở thành một bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam; tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI
trên 18,97% vào tăng trưởng GDP chung của cả nước, bổ sung 69,47 tỷ
USD chiếm gần 22,75 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011, góp phần
tăng năng lực sản xuất của một số ngành, đổi mới công nghệ, nâng cao trình
độ quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, phát huy và nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn vốn khác. Năm 2012, FDI cũng góp phần quan trọng vào
xuất khẩu chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo
nguồn thu khoảng 3,7 tỷ USD cho Ngân sách nhà nước chiếm 11,9% tổng
thu ngân sách. Tính đến cuối năm 2012, khu vực FDI tạo việc làm cho
khoảng 2,3 triệu lao động trực tiếp và 3-4 triệu lao động gián tiếp, góp phần
quan trọng trong việc thu hút công nghệ hiện đại chuyển giao công nghệ tiên
tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, thúc đẩy mở rộng
quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.
Để đạt được những kết quả nêu trên cần thấy rõ vai trò quản lý nhà
nước đối với nền kinh tế nói chung, đặc biệt với hoạt động FDI nói riêng. Vai
trò đó trước hết thể hiện ở khả năng tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn. Sự
hấp dẫn của môi trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài chính là sự ổn định
chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý an toàn, các thủ tục hành
chính đơn giản, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển và có những định

1


hướng đúng đắn khuyến khích các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả và an
toàn.
Nhà nước với vai trò quan trọng trong việc xây dựng một triết lý kinh
doanh hiện đại, tiến tiến mang bản sắc văn hoá Việt Nam, thấm nhuần tư

tưởng của đảng:” Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
Mặc dù Việt Nam rất tích cực cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài,
trong đó đặc biệt là môi trường pháp lý nhưng vẫn chưa thực sự tạo được sự
hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài. Một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư
quan tâm nhiều là các hình thức FDI họ được phép đầu tư và sự chuyển đổi
các hình thức đầu tư này trong quá trình đầu tư ở Việt Nam. Trong khi các
nhà đầu tư muốn được đa dạng hóa các hình thức đầu tư và được phép
chuyển đổi linh hoạt giữa các hình thức đầu tư này thì Chính phủ Việt Nam
còn cân nhắc và dè dặt làm các nhà đầu tư nản lòng.
Mặt khác, trong nhiều trường hợp, không nhất thiết phải khuyến khích
hoặc có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc việc lựa chọn
các hình thức đầu tư thì luật đầu tư của Việt Nam lại qui định chặt chẽ. Những
qui định này không đem lại kết quả như mong muốn, mà trái lại đó gây ra
nhiều tổn thất cho Việt Nam và các nhà đầu tư. Những hiện tượng này khá
phổ biến trong các dự án liên doanh với nước ngoài.
Tình trạng trên mặc dù đã được quan tâm giải quyết trong thời gian gần
đây, nhưng vẫn còn lúng túng trong chỉ đạo điều hành của các cơ quan chức
năng và cho đến nay, hiệu quả của các chính sách, giải pháp vẫn chưa thực sự
rõ rệt. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn băn khoăn, phàn nàn về sự bất cập,
đơn điệu và thiếu linh hoạt trong chuyển đổi giữa các hình thức FDI ở Việt
Nam. Vậy có phải sự băn khoăn, phàn nàn của các nhà đầu tư nước ngoài là
2


đúng sự thật? hay do sự khác biệt, chưa hài hòa được trong mục tiêu lựa chọn
các hình thức FDI của các nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam? nếu
vậy thì làm thế nào để hài hòa được lợi ích giữa các bên? Những câu hỏi này
rất cần trả lời có cơ sở lý luận và thực tiễn thuyết phục. Vì thế cần phải thực
hiện nghiên cứu này.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt
Nam đó thu hút được khá nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Trong số
các nghiên cứu ở Việt Nam về các hình thức FDI, đáng chú ý nhất là “định
hướng phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”
(luận án tiến sĩ của Ngô Công Thành, 2005) đã khái quát khá hệ thống về đặc
điểm, thực trạng và các định hướng phát triển của các hình thức FDI ở Việt
Nam. Đặc biệt, nghiên cứu này đó nêu ra nhiều vấn đề bất cập về pháp luật
của Việt Nam trong việc cho phép áp dụng và chuyển đổi các hình thức FDI.
Tuy nhiên, tại sao lại có những bất cập này và làm thế nào để giải quyết một
cách hiệu quả thì chưa được làm rõ.
Ngoài ra, phần lớn các nghiên cứu khác cũng chưa sâu, nằm rải rác
trong các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam hoặc dưới dạng các bài báo chuyên
ngành. Một số nghiên cứu đó phân tích đặc điểm của các hình thức FDI theo
luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Vũ Quốc Bình, 1999, Phạm Ngọc Dũng
2001, Nguyễn Thị Hường & Bùi Huy Nhượng 2003). Các nghiên cứu này đó
cho thấy các hình thức FDI ở Việt Nam tuy cơ bản, có tính phổ biến nhưng
còn đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, và ít
hấp dẫn hơn các hình thức FDI của Trung Quốc. Một số nghiên cứu khác lại
tập trung phân tích hạn chế của hình thức liên doanh và sự cần thiết phải
chuyển đổi các hình thức đầu tư nước ngoài (Thành Nam 1998, Lê Hà 2002,

3


Nguyễn Thị Thu Hiền 2002)… Theo các tác giả, mặc dù liên doanh có nhiều
ưu đãi hơn các hình thức FDI khác nhưng ít hấp dẫn các nhà đầu tư nước
ngoài vì năng lực của bên Việt Nam còn yếu đặc biệt là năng lực quản lý và
tài chính. Bởi vậy nhiều nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu chuyển sở hữu từ
liên doanh sang các hình thức FDI khác như 100% vốn nước ngoài, hoặc công

ty cổ phần (Lê Mai 2000, Đoàn Năng 2000) … Một số nghiên cứu khác tuy
không định hướng vào các hình thức FDI nhưng cũng phân tích ở nhiều khía
cạnh của sự cần thiết phải chuyển đổi các hình thức FDI (Phạm Ngọc Dũng
2001, Bảo Minh 2003….) hoặc đa dạng hóa hơn nữa các hình thức FDI ở Việt
Nam (Nguyễn Thị Ánh Nga 2002, Trần Minh 2000, Lê Đăng Doanh
2002….). Mặc dù chưa nghiên cứu sâu, mới ở dạng bài báo chuyên ngành
nhưng một số nghiên cứu đó phân tích trực tiếp những bất cập của các hình
thức FDI ở Việt nam và đưa ra các đề xuất cổ phần hóa các doanh nghiệp
nước ngoài (Lê Minh Toàn 2000, Phạm Hùng Nghị 2000, Nguyễn Văn 1999,
Thái Thanh 2000…).
Nhìn chung các hình thức FDI ở Việt Nam được khá nhiều tác giả đề
cập tới nhưng chưa sâu và lẻ tẻ trong các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam. Mặt
khác phần lớn các nghiên cứu mới chủ yếu nêu bức xúc, hạn chế của các hình
thức FDI, đặc biệt là hình thức liên doanh mà chưa có nghiên cứu nào phân
tích có hệ thống, làm rõ bản chất kinh tế của các hình thức FDI, trên cơ sở đó
lý giải có căn cứ khoa học về những bất cập, hạn chế của các hình thức đầu
tư này ở Việt Nam.
Trong số các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, đáng chú ý nhất là
nghiên cứu của Cameron Mc Cullough (1998) đã phân tích khá kỹ các đặc
điểm, nội dung của các hình thức FDI ở Việt Nam. Theo tác giả, các hình
thức FDI ở Việt nam còn đơn giản, mới chủ yếu đáp ứng được mục tiêu của
chính phủ Việt Nam chứ chưa tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho các nhà đầu tư

4


nước ngoài. Tuy vậy những hạn chế của các hình thức FDI ở Việt Nam và
những hình thức đầu tư nào cần bổ sung thêm thì nghiên cứu này còn chưa
làm rõ. Một số nghiên cứu khác (Albert C.Tan 2003, KPMG 2002,
Duc.V.Trang 2001, David Glovert 1980-1982…) cũng phân tích so sánh các

hình thức đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt
Nam) đó cho thấy các hình thức liên doanh thường hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài giai đoạn đầu họ tiếp cận vào thị trường, sau đó ngày càng nhiều
liên doanh chuyển đổi sở hữu sang các hình thức đầu tư khác, trong đó hướng
nhiều vào các hình thức 100% vốn nước ngoài (Philippine, Thái Lan, Ấn
Độ…) và cổ phần (Trung Quốc, Singapor, Malaisia….) Tuy nhiên, phần so
sánh với Việt Nam còn mờ nhạt, thiếu cập nhật. Ngoài ra cũng có một số
phân tích về các hình tức FDI trong các nghiên cứu của học giả nước ngoài về
FDI ở Việt Nam. Tuy nhiên các phân tích này còn sơ bộ, chủ yếu là đưa ra
các số liệu thống kê về các hình thức FDI ở Việt Nam trong từng giai đoạn
hoặc đối tác cụ thể.
Kế thừa những kết quả của các nghiên cứu đó nêu, đề tài sẽ tiếp tục giải
quyết một số vấn đề còn chưa được nghiên cứu. Cụ thể, làm rõ lợi ích kinh tế
trong từng hình thức FDI đối với nhà đầu tư nước ngoài và nước chủ nhà
(Việt Nam). Trên có sở các kết quả nghiên cứu này, tác giả sẽ khuyến nghị
một số chính sách, giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả hơn các hình thức
FDI ở Việt Nam. Đây cũng chính là những điểm mới của đề tài.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư nước
ngoài và lợi ích của Việt Nam trong từng hình thức FDI nhằm xây dựng cơ sở
khoa học cho việc xây dựng và thực hiện chính sách đa dạng các hình thức FDI
ở Việt Nam.

5


* Nhiệm vụ nghiên cứu:
(i) Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc quyết định lựa chọn các hình
thức FDI của các nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam;
(ii) Thực trạng các hình thức FDI ở Việt Nam;

(iii) Đề xuất một số giải pháp nhằm đa dạng và quản lý có hiệu quả các
hình thức FDI ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức FDI ở Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 1988-2012 (từ khi thực hiện Luật đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam-1987 đến cuối năm 2012). Các hình thức
FDI thực hiện ở 2 vựng miền (Bắc, Nam); 15 ngành/lĩnh vực kinh tế chủ yếu
(công nghiệp dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực
phẩm, xây dựng, nông-lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ, giao thông vận tải-bưu
điện, khách sạn-du lịch, tài chính-ngân hàng, văn hóa-y tế-giáo dục, xây dựng
cơ sở hạ tầng KCX-KCN, xây dựng khu đô thị mới, xây dựng văn phòng-căn
hộ) và 20 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư lớn nhất ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
* Cách tiếp cận: Lợi ích kinh tế là đặc trưng cốt lõi trong các hình thức
FDI. Mục tiêu của các nhà đầu tư là lợi nhuận, do đó họ mong muốn hoặc lựa
chọn hình thức FDI phự hợp nhất để khai thác được lợi thế của họ và tận dụng
được những ưu đãi, thuận lợi của nước chủ nhà, nhờ đó mà tối đa hóa được
lợi nhuận. Đối với nước chủ nhà, mặc dù có rất nhiều mục tiêu trong việc cho
phép thực hiện các hình thức FDI, nhưng mục tiêu kinh tế luôn được quan
tâm hàng đầu. Nếu lợi ích kinh tế không thỏa đáng giữa các bên thì hình thức
FDI rất khó được thực hiện. Do đó, nếu làm rõ được lợi ích kinh tế của từng
hình thức FDI đối với nhà đầu tư và nước chủ nhà (Việt Nam) thì sẽ giúp cho
các bên có được căn cứ khoa học trong việc phát triển các hình thức FDI, lựa

6


chọn từng hình thức FDI hoặc chuyển đổi giữa các hình thức đầu tư này một
cách linh hoạt và có hiệu quả.
* Phương pháp nghiên cứu: Ngoài các phương pháp cơ bản được sử

dụng trong nghiên cứu kinh tế, đề tài sử dụng các phương pháp thống kê và so
sánh để phân tích các số liệu theo chuỗi thời gian (1988-2012) và số liệu đan
chéo giữa các vùng miền, ngành kinh tế, các nước đầu tư lớn ở Việt Nam.
6. Những đóng góp của luận văn:
* Ý nghĩa lý luận: Xây dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng và thực
hiện chính sách đa dạng các hình thức FDI ở Việt Nam.
* Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp nhằm đa dạng và quản lý
có hiệu quả các hình thức FDI ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu thành 3 chương:
* Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn các hình thức FDI ở
Việt Nam (chương 1). Nội dung chính của chương này là làm rõ bản chất
kinh tế của các hình thức FDI thông qua phân tích lợi ích kinh tế của từng
hình thức FDI đối với nhà đầu tư và Chính phủ nước chủ nhà (Việt Nam), nhờ
đó thấy rõ được những yếu tố quyết định việc lựa chọn các hình thức FDI của
hai phía. Đồng thời, một số kinh nghiệm thực tiễn trong lựa chọn các hình
thức FDI của các nước cũng được phân tích để làm minh chứng cho các phân
tích, nhận định trước đó.
* Thực trạng các hình thức FDI ở Việt Nam (chương 2). Chương này
phân tích cụ thể các nội dung của từng hình thức FDI theo qui định của luật
pháp Việt Nam. Các số liệu thống kê phong phú và cập nhật về các hình thức
FDI ở Việt Nam được phân tích chi tiết theo chuỗi thời gian và chéo giữa các
hình thức FDI, ngành kinh tế, vựng miền, đối tác,... để làm rõ hình thức FDI

7


nào phát triển mạnh ở Việt Nam, nguyên nhân chuyển đổi giữa các hình thức
FDI, trong đó đặc biệt là chuyển đổi từ hình thức liên doanh sang hình thức

100% vốn nước ngoài. Đồng thời qua các phân tích so sánh các số liệu thống
kê sẽ thấy được rõ hình thức FDI nào được hấp dẫn hơn giữa các vùng miền,
ngành kinh tế, đối tác đầu tư nước ngoài.
* Các khuyến nghị chính sách là nội dung của chương 3. Trên cơ sở
phân tích các chương trước, mỗi hình thức đầu tư sẽ được đề xuất một số
khuyến nghị cụ thể. Trong từng hình thức FDI, các nhà đầu tư nước ngoài
cũng được tư vấn ở các mức độ nhất định.

8


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÁC HÌNH
THỨC ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về đầu tư
Đầu tư nói chung là sự sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đó bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động hoặc trí tuệ.
Nhưng kết quả thu được trong tương lai có thể là sự tăng thêm các tài
sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá), tài sản trí tuệ
(trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật ….) và các nguồn nhân lực
có đủ điều kiện để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội.
Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự
hy sinh các nguồn lực là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực
tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi không chỉ đối với người
đầu tư mà cả đối với toàn bộ kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu
tư mà cả nền kinh tế được hưởng thụ. Chẳng hạn một nhà máy được xây dựng;
tài sản vật chất của người đựơc đầu tư trực tiếp tăng thêm, đồng thời tài sản vật
chất tiềm lực của xã hội cũng được tăng thêm.

Lợi ích trực tiếp do hoạt động của nhà máy này đem lại cho người đầu tư
được lợi ích nhuận, còn cho nền kinh tế được thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (cho
sản xuất và cho ngân sách, giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động……trình độ nghề nghiệp chuyên môn của người lao động tăng thêm
không chỉ có lợi cho chính họ mà còn bổ sung nguồn lực kỹ thuật cho nền kinh
tế để có thể tiếp nhận công nghệ này càng hiện đại, góp phần nâng cao trình độ
công nghệ kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia.

9


Đối với từng cá nhân, đơn vị đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn
tại và tiếp tục phát triển của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đối
với nền kinh tế đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển của nền sản xuất xã
hội, là chìa khóa của sự tăng trưởng.
Có nhiều hình thức đầu tư và xuất phát từ nhiều nguồn vốn khác nhau,
một trong số hình thức đầu tư quan trọng là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1.2. Bản chất vai trò của FDI
Hiện nay ở trên nhiều loại sách báo, tạp chí của các tổ chức quốc tế
cũng như Chính phủ các nước có tương đối nhiều định nghĩa về FDI, như
định nghĩa của tổ chức Ngân hàng Thế giới thì FDI là đầu tư trực tiếp nước
ngoài là đầu tư từ nước ngoài mà mang lại lãi suất từ 10% trở lớn.
Theo giáo trình Kinh tế Đầu tư của trường Đại học Kinh tế Quốc dân
do PGS. TS Nguyễn Ngọc Mai làm chủ biên thì đầu tư trực tiếp của nước
ngoài (FDI) là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang
các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia trực tiếp quản lý quá trình
sử dụng và thu hồi số vốn bỏ ra.
Đến nay định nghĩa mà nhiều nước và các tổ chức hay dùng nhất là
định nghĩa của tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF) đó đưa ra vào năm 1977 như
sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được

lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền
kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn
dành được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường”.
Đầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) và đầu tư
gián tiếp (FPI). Trong đó, FDI quan trọng hơn nhiều, dù cho đầu tư gián tiếp
có xu hướng tăng lên (trong năm 1992, FDI lên tới khoảng 15 tỷ USD, bằng
38% tổng chu chuyển vốn nước ngoài còn đầu tư gián tiếp lên tới 4,7 tỷ
USD). FDI tăng lên nhanh chóng trong vòng 15 năm qua với đặc điểm tập
10


trung co cụm về địa dư, ngành, và hãng. Hầu hết FDI diễn ra ở Đông Á
(Malaisia, Thái Lan, Singapore, Hong Kong, Trung Quốc) và Châu Mĩ Latinh
(Brazil, Mexico), trong lĩnh vực thiết bị vận tải, hoá chất, máy móc và điện tử.
Một số lượng ít các hãng lớn từ các nước công nghiệp chiếm một phần lớn
đầu tư nước ngoài. Mô hình đầu tư cũng thiên lệch về địa lý; các hãng của Mỹ
đầu tư mạnh vào châu Mỹ Latinh, các hãng của Nhật đầu tư vào châu Á, còn
các hãng của Anh lại tập trung vào các nước thuộc khối Thịnh vượng Chung.
Tầm quan trọng tăng nhanh của FDI là nhờ nhận thức về những đóng
góp to lớn của FDI vào phát triển kinh tế, cung cấp cho các nước chủ nhà về
vốn, công nghệ, và kỹ năng quản lý hiện đại. FDI chịu ảnh hưởng của các yếu
tố cụ thể trong nước chủ nhà cũng như nước đầu tư.
Với nước chủ nhà, các yếu tố hấp dẫn FDI là nguồn tài nguyên thiên
nhiên như khoáng sản (như dầu mỏ ở Indonesia) hay giá lao động rẻ mạt (như
Trung Quốc, Malaisia) cũng có vai trò quan trọng không kém, đặc biệt khi áp
dụng chính sách thay thế nhập khẩu là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Để
thu hút FDI, nhiều Chính phủ đưa ra các biện pháp khuyến khích như miễn
giảm thuế, khấu hao nhanh, giảm thuế nhập khẩu đầu vào sản xuất, đặc khu
kinh tế, hay khuyến khích xuất khẩu đối với những người muốn đầu tư. Dù có
những khuyến khích đặc biệt như vậy nhưng người ta nhận thấy FDI trở nên

hấp dẫn ở những nước có môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường chính trị
tốt. Chính sách bảo hộ - chống cạnh tranh của hàng ngoại nhập - của các nước
chủ nhà đôi khi khiến các nhà đầu tư đặt cơ sở sản xuất ngay tại nước chủ
nhà.
FDI cũng phụ thuộc vào các yếu tố của các nước đi đầu tư. Các hãng
đầu tư ra nước ngoài nhằm giành trước hay ngăn chặn những hoạt động tương
tự của các đối thủ cạnh tranh. Một số nước cho phép các nhà đầu tư được

11


nhập khẩu miễn thuế một số sản phẩm chế tạo tại các chi nhánh của họ tại
nước ngoài.
Cuối cùng, phân tán rủi ro bằng cách đầu tư tại nhiều đặc điểm khác
nhau cũng là một động cơ của các nhà đầu tư.
Trên đây ta có thể thấy được một số nét đặc trưng của FDI:
FDI mặc dù vẫn chịu sự chi phối của Chính phủ, nhưng nó ít bị lệ thuộc hơn
vào quan hệ chính trị hai bên nếu so sánh với hình thức tín dụng quan hệ quốc tế.
Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp, nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra những quyết định
có lợi nhất cho việc đầu tư. Vì vậy mức độ khả thi của công cuộc đầu tư khá
cao, đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu.
Do quyền lợi của chủ đầu tư nước ngoài gắn liền với lợi ích do đầu tư
đem lại cho nên có thể lựa chọn kỹ thuật, công nghệ thích hợp, nâng cao dần
trỡnh độ quản lý, tay nghề cho công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư.
FDI liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia
và sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
Đối với nƣớc đi đầu tƣ
Đứng trên góc độ quốc gia
Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là cách để các quốc gia có thể

mở rộng và nâng cao quan hệ hợp tác về nhiều mặt đối với các quốc gia khác
mà mình sẽ đầu tư. Khi một nước đầu tư sang nước khác một mặt hàng thì
nước đó thường có những ưu thế nhất định về mặt hàng như về chất lượng,
năng suất và giá cả cùng với chính sách hướng xuất khẩu của nước này; thêm
vào đó là sự có một sự sẵn sàng hợp tác chấp nhận sự đầu tư đó của nước sở
tại cùng với những nguồn lực thích hợp cho sản phẩm đó. Mặt khác, khi đầu
tư FDI nước đi đầu tư có rất nhiều có lợi về kinh tế cũng như chính trị.

12


Thứ nhất, quan hệ hợp tác với nước sở tại được tăng cường và vị thế
của nước đi đầu tư được nâng lên trên trường quốc tế.
Thứ hai, mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, khi trong nước
sản phẩm đang thừa mà nước sở tại lại thiếu.
Thứ ba, giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động, vì khi đầu tư
sang nước khác, thì nước đó phải cần có những người hướng dẫn, hay còn gọi
là các chuyên gia trong lĩnh vực này. Đồng thời tránh được việc phải khai
thác các nguồn lực trong nước, như tài nguyên thiên nhiên hay ô nhiễm môi
trường.
Thứ tư, đó là vấn đề chính trị, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi
dụng những kẻ hở của pháp luật, sự yếu kém về quản lý hay sự ưu đói của
Chớnh phủ nước sở tại sẽ có những mục đích khác như làm gián điệp.
Đứng trên góc độ doanh nghiệp
Mục đích của doanh nghiệp cũng như mục đích của một quốc gia
thường là lợi nhuận, lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Một khi trong nước hay
các thị trường quen thuộc bị tràn ngập những sản phẩm của họ và sản phẩm
cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì họ phải đầu tư ra nước khác để tiêu thụ số
sản phẩm đó. Trong khi đầu tư ra nước ngoài, họ chắc chắn sẽ tìm thấy ở
nước sở tại những lợi thế so sánh so với thị trường cũ như lao động rẻ hay tài

nguyên chưa bị khai thác nhiều.
Một nguyên nhân nữa là họ có thể bán được những máy móc và công
nghệ cũ kỹ lạc hậu hay bị hao mòn vô hình do thời gian với giá cao nhưng lại
là mới đối với nước nhận đầu tư (khi nước đầu tư là nước đang phát triển).
Thêm vào đó, là sản phẩm của họ được bán tại thị trường này sẽ ngày
càng tăng uy tín và tiếng tăm cho nó và làm tăng sức cạnh tranh đối với các
đối thủ có sản phẩm cùng loại.

13


Đối với nƣớc nhận đầu tƣ
Những mối lợi khi nhận đầu tư
Chuyển giao vốn, công nghệ và năng lực quản lý (chuyển giao nguồn
lực): Đối với một nước lạc hậu, trình độ sản xuất kém, năng lực sản xuất chưa
được phát huy kèm với cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn thì việc tiếp thu
được một nguồn vốn lớn, công nghệ phù hợp để tăng năng suất và cải tiến
chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý chặt chẽ là một điều hết sức cần thiết.
Như ta đó biết thì công nghệ chính là trung tâm của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá một đất nước đang phát triển như nước ta. Chúng ta
cần có vốn và công nghệ để có thể thực hiện được nó. Khi đầu tư trực tiếp
diễn ra thì công nghệ được du nhập vào trong đó có cả một số công nghệ bị
cấm xuất theo con đường ngoại thương, các chuyên gia cùng với các kỹ năng
quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công nghệ này, do vậy các cán bộ
bản địa có thể học hỏi kinh nghiệm của họ.
Có những khác biệt lớn giữa các nước về mức độ thay thế của FDI cho
các luồng vốn nước ngoài khác, do những khác biệt trong cơ cấu kinh tế có
những tác động đến sức hấp dẫn của đất nước đối với các nhà đầu tư, cũng
như những khác biệt trong các yếu tố kinh tế vĩ mô đòi hỏi phải có các luồng
vốn chảy vào. Các nước có thị trường nhỏ bé, ít các nguồn lực tự nhiên, kết

cấu hạ tầng yếu kém và ít khả năng xuất khẩu hàng công nghiệp thì ít có khả
năng thu hút các nguồn FDI lớn, ngay cả khi có những qui chế tự do và những
ưu đãi hào phóng. Về cơ bản, các nước đó nói chung cũng không có khả năng
vay nợ theo các điều kiện thương mại thông thường, và chủ yếu dựa vào kết
quả ưu đãi. Kết quả là những khả năng thay thế giữa tín dụng thương mại
nước ngoài và FDI chủ yếu có liên quan tới các nước lớn, có nguồn tài
nguyên thiên nhiên dồi dào, hoặc có khu vực công nghiệp khá phát triển. Các
nước đó có được một số lượng lớn các nguồn FDI nói chung cũng sẽ dễ tác

14


động hơn tới cơ cấu tương lai của nguồn vốn, bởi vì họ cũng có thể tác động
tới hoạt động FDI thông qua cơ cấu tài chính của các chi nhánh hiện hữu
thuộc các công ty nước ngoài, và cụ thể là tới số lượng vay từ các nguồn trong
nước và các nguồn khác ở nước ngoài. Nhưng so với vay nước ngoài, FDI có
xu hướng tập trung nhiều hơn tại một số ít nước.
Những nguyên nhân kinh tế vĩ mô của các luồng vốn vào cũng có thể
ảnh hưởng lớn tới mức độ thay thế giữa FDI và tín dụng thương mại với tư
cách là nguồn vốn nước ngoài. Tại các nước có các thị trường vốn phát triển,
các nguồn gốc mất cân bằng kinh tế vĩ mô riêng lẻ có thể chỉ có tác động hạn
chế tới cơ cấu luồng vốn vào. Tuy nhiên, phần lớn các nước đang phát triển
đều có các thị trường vốn trong nước phân tán, và đối với các nước này,
những nguyên nhân làm cho luồng vốn chảy vào có ý nghĩa lớn hơn. Có ba
loại yếu tố khiến cần thiết phải có các luồng vốn chảy vào ngày càng nhiều,
thể hiện khả năng thay thế khác nhau giữa FDI và vay nước ngoài.
Thứ nhất là, tổng cầu có thể tăng lên tương đối so với tổng cung do chỉ
tiêu tăng thêm vào các dự án đầu tư mà chúng được coi là có khả năng thành
công về mặt tài chính. Nếu hoạt động đầu tư ấy diễn ra trong khu vực tư nhân
thì khả năng thay thế sẽ cao, miễn là các qui định về thuế khoá và qui chế tỏ

ra thích hợp đối với FDI. Nếu hoạt động đầu tư ấy được thực hiện chủ yếu bởi
các doanh nghiệp nhà nước, thì tại nhiều nước, khả năng thay thế sẽ thấp do
các hàng rào thể chế ngăn cản hoạt động FDI. Tuy nhiên, vẫn có khả năng lớn
cho sự tham gia cổ phần của nước ngoài thông qua những thoả thuận đầu tư
liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước thích hợp, với điều kiện những
hỡnh thức này là phù hợp với phương hướng phát triển chung của nước nhận
đầu tư. Những thoả thuận như vậy là phổ biến trong ngành thăm dò và khai
thác khoáng sản, một ngành có nhiều rủi ro với vốn cổ phần nước ngoài hoạt

15


động liên kết với các công ty nhà nước, nhưng chúng còn được thấy rõ trong
nhiều khu vực khác nữa.
Thứ hai là, tổng cầu có thể tăng lên tương đối so với tổng cung, do chi
tiêu nhiều hơn cho tiêu dùng hoặc cho các dự án đầu tư được coi như không
khả thi về tài chính (bao gồm các dự án về kết cấu hạ tầng có thể đưa lại lợi
nhuận kinh tế nói chung cao hơn, nhưng lại không tạo ra một nguồn thu trực
tiếp nào). Sự vượt quá của nhu cầu như vậy thường xảy ra ở dưới dạng những
thâm hụt lớn về tài chính, ví dụ như chi tiêu nhà nước vào các khoản trợ cấp,
các khoản trả lương cao hơn hoặc sự mở rộng kết cấu hạ tầng xã hội. Trong
trường hợp này, FDI khó có thể thay thế việc Chính phủ hoặc ngân hàng trung
ương đi vay nước ngoài. Sẽ không có những dự án đầu tư bổ xung có khả
năng thu hút các nhà đầu tư trực tiếp. Về nguyên tắc, khoản vay mượn cao
hơn ở trong nước do Chính phủ thực hiện sẽ làm tăng mức lãi suất ở trong
nước và dẫn tới các luồng vốn chảy vào hoặc đầu tư trực tiếp lớn hơn. Tuy
nhiên, trong thực tế, những ảnh hưởng gián tiếp đó tới các luồng vốn nước
ngoài là có hạn, bởi vì ở nhiều nước đang phát triển, thị trường vốn bị phân
tán và không có các chính sách linh hoạt.
Cuối cùng, một phần vốn vay nước ngoài của các nước đang phát triển

thường không dùng để trang trải cho sự gia tăng trong tổng chi phí quốc nội
mà để bù vào luồng vốn chảy ra của tư nhân. Khả năng thay thế sự vay mượn
đó bằng đầu tư trực tiếp là thấp, đặc biệt là do chính sách tỷ giá hối đoái và lãi
suất không thích hợp. Những chính sách này thường gây ra sự thất thoát vốn,
và như vậy cũng thường không thúc đẩy được hoạt động FDI.
Do đó, mức độ thay thế vay nước ngoài bằng FDI trong thập kỷ vừa
qua của các nước đang phát triển có lẽ phụ thuộc vào cách thức sử dụng
khoản vay mượn đó. Phần lớn số vốn vay sau hai lần tăng đột biến giá dầu lửa
là nhằm hỗ trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán ngắn hạn. Đối với khoản vay

16


đó, khả năng thay thế là rất thấp. Tuy nhiên, phạm vi chuyển dịch giữa các
hình thức vốn vào có lẽ đó tăng lên theo độ dài của thời kỳ diễn ra sau sự mất
cân đối đối ngoại ban đầu. Về vấn đề này, bằng chứng nêu ra trên tờ Triển
vọng Kinh tế Thế giới 1983 về nguồn vốn đó cho thấy rằng, đối với hầu hết
các nước vay mượn lớn nhất trong số các nước đang phát triển không sản xuất
dầu lửa, sự gia tăng nợ nước ngoài trong thập kỷ vừa qua đó gắn liền với mức
đầu tư cao hơn và phần lớn không sử dụng vào việc chi cho tiêu dùng. Tuy
nhiên, một bộ phận đầu tư lớn cần được dành cho các dự án về kết cấu hạ
tầng, nhưng chúng không thu hút được FDI.
Những hoạt động chuyển giao công nghệ (bao gồm cả năng lực quản lý
và marketing) khó đo lường hơn so với các luồng chảy vào, nhưng phần lớn
chuyển giao đó diễn ra ở công ty mẹ ở nước ngoài và các chi nhánh của
chúng. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tầm quan trọng của các hoạt động
chuyển giao công nghệ trong nội bộ các công ty như thế tuỳ thuộc vào những
chuyển giao từ các phía khác nhau. Trong các ngành sử dụng kỹ thuật mới
hoặc kỹ thuật đặc thù của doanh nghiệp (như các ngành điện tử), đa số các
hoạt động chuyển giao diễn ra giữa các công ty mẹ và chi nhánh thuộc quyền

sở hữu hoàn toàn hoặc sở hữu một phần lớn của công ty mẹ; do có sự lo lắng
tới việc duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với kỹ thuật công nghệ có liên quan.
Tuy nhiên, trong nhiều ngành khác, các hoạt động chuyển giao công nghệ
diễn ra thông qua các hợp đồng cấp giấy phép sản xuất khác nhau đó tăng lên
nhanh hơn so với sự chuyển giao công nghệ thông qua FDI.
Các nhà đầu tư gánh chịu rủi ro: Đầu tư trực tiếp khác với đầu tư gián
tiếp là nhà đầu tư phải tự đứng ra quản lý đồng vốn của mình, tự chịu trách
nhiệm trước những quyết định đầu tư của mình, do vậy độ rủi ro cao hơn so
với đầu tư gián tiếp. Các nước nhận đầu tư trực tiếp do vậy cũng không phải

17


lo trả nợ hay như đầu tư gián tiếp theo mức lói suất nào đó hay phải chịu trách
nhiệm trước sự phá sản hay giải thể của nhà đầu tư nước ngoài.
Tăng năng suất và thu nhập quốc dân; cạnh tranh hơn, hiệu quả kinh tế
hơn: Do có công nghệ cùng với trình độ quản lý được nâng lên nên đối với
các ngành sản xuất thì việc tăng năng suất là điều tất yếu. Không những thế
những công nghệ này còn cho ra những sản phẩm cú chất lượng cao hơn, tính
năng đa dạng hơn, bền hơn và với những mẫu mó đa dạng, hàng hoá lúc này
sẽ nhiều và tất nhiên sẽ rẻ hơn so với trước. Điều này chính là cung tăng lên
nhưng thực ra nó tăng lên để đáp ứng lại lượng cầu cũng tăng lên rất nhanh do
quá trình đầu tư có tác động vào. Tốc độ quay của vòng vốn tăng lên nhanh
hơn, do vậy sản phẩm cũng được sản xuất ra nhiều hơn và tiêu thụ cũng nhiều
hơn. Do sự tiêu thụ được tăng lên do vậy các ngành sản xuất, dịch vụ được
tiếp thêm một luồng sức sống mới, nhân lực, máy móc và các nguyên vật liệu
được đem ngay vào sản xuất, từ đó sức đóng góp của các ngành này vào GDP
cũng đó tăng lên.
Việc có được những công ty có hiệu quả với khả năng cạnh tranh trên
thị trường thế giới có thể đưa lại một sự khai thông quan trọng, tiềm tàng cho

việc chuyển giao các kỹ năng quản lý và cụng nghệ cho cỏc nước chủ nhà.
Điều này có thể xảy ra ở bên trong một ngành công nghiệp riêng rẽ, trong đó
có những người cung ứng các đầu vào cho các chi nhánh nước ngoài, những
người tiêu dùng trong nước đối với các sản phẩm của chi nhánh này và những
đối thủ cạnh tranh của chúng, tất cả đều muốn lựa chọn những phương pháp
kỹ thuật có hiệu quả hơn. Nó cũng có thể diễn ra một cách rộng rói hơn trong
nội bộ nền kinh tế thông qua sự tăng cường có kết quả công tác đào tạo và
kinh nghiệm của lực lượng lao động và thông qua sự khuyến khích có thể có
đối với các ngành hỗ trợ tài chính và kỹ thuật có khả năng dẫn tới sự hạ thấp
toàn bộ chi phí công nghiệp.

18


×