Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------LÊ HUY HOÀNG

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI Ở THÁI LAN VÀ GỢI Ý CHÍNH
SÁCH CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN

Hà Nội – 2012


MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... i
Danh mục bảng số liệu ...................................................................................... ii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................. v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về môi trường FDI .................................. 9
1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm về môi trường .............................................................. 9
1.1.2. Khái niệm về môi trường đầu tư ................................................... 9
1.1.3. Khái niệm về môi trường FDI..................................................... 10
1.2. Các yếu tố cấu thành môi trường FDI ................................................. 11
1.2.1. Yếu tố chính trị ............................................................................ 11
1.2.2. Yếu tố hành chính ....................................................................... 13


1.2.3. Yếu tố kinh tế............................................................................... 14
1.2.4. Yếu tố pháp lý ............................................................................. 17
1.2.5. Yếu tố cơ sở hạ tầng.................................................................... 18
1.2.6. Yếu tố lao động ........................................................................... 18
1.2.7. Yếu tố công nghệ ......................................................................... 19
1.2.8. Các yếu tố khác ........................................................................... 20
1.3. Tác động của môi trường FDI đến thu hút và sử dụng FDI .............. 24
1.3.1. Tác động đối với thu hút FDI ..................................................... 24
1.3.2. Tác động đối với sử dụng FDI .................................................... 25
Chương 2: Phân tích môi trường FDI ở Thái Lan ..................................... 27
2.1. Khái quát về tình hình thu hút FDI của Thái Lan ............................. 27
2.1.1. Lịch sử thu hút FDI của Thái Lan .............................................. 27
2.1.2. Tình hình thu hút FDI theo lĩnh vực đầu tư ................................ 30


2.1.3. Tình hình thu hút FDI theo nước đầu tư..................................... 33
2.1.4. Tình hình thu hút FDI theo loại hình đầu tư .............................. 35
2.1.5. Đánh giá hình hình thu hút FDI của Thái Lan ........................... 38
2.2. Môi trường FDI của Thái Lan ......................................................... 39
2.2.1. Yếu tố chính trị ........................................................................... 39
2.2.2. Yếu tố hành chính ....................................................................... 40
2.2.3. Yếu tố kinh tế............................................................................... 42
2.2.4. Yếu tố pháp lý ............................................................................. 44
2.2.5. Yếu tố cơ sở hạ tầng.................................................................... 46
2.2.6. Yếu tố lao động ........................................................................... 47
2.2.7. Yếu tố công nghệ ......................................................................... 48
2.2.8. Các yếu tố khác ........................................................................... 49
2.2.9. Các yếu tố đặc thù của môi trường FDI Thái Lan ..................... 50
2.2.10.Tác động của môi trường FDI đến hoạt động FDI ở Thái Lan 51
2.3. Bài học kinh nghiệm về cải thiện môi trường FDI của Thái Lan...... 54

2.3.1. Những kinh nghiệm thành công .................................................. 54
2.3.2. Những kinh nghiệm không thành công ....................................... 58
Chương 3: Gợi ý chính sách hoàn thiện môi trường FDI cho Việt Nam . 61
3.1. Khái quát tình hình FDI và môi trường FDI của Việt Nam giai đoạn
từ năm 2000 đến nay ..................................................................................... 61
3.1.1. Tình hình FDI của Việt Nam ...................................................... 61
3.1.2. Môi trường FDI của Việt Nam ................................................... 63
3.2. So sánh môi trường FDI của Việt Nam và Thái Lan giai đoạn từ năm
2000 đến nay .................................................................................................. 67
3.2.1. Tổng quan về môi trường đầu tư và kinh doanh ....................... 67
3.2.2. Yếu tố chính trị ........................................................................... 71
3.2.3. Yếu tố hành chính ....................................................................... 73


3.2.4. Yếu tố kinh tế............................................................................... 80
3.2.5. Yếu tố pháp lý ............................................................................. 82
3.2.6. Yếu tố cơ sở hạ tầng.................................................................... 86
3.2.7. Yếu tố lao động ........................................................................... 88
3.2.8. Yếu tố công nghệ ......................................................................... 92
3.3. Gợi ý chính sách FDI cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Thái Lan . 92
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lý hành chính............... 92
3.3.2. Phát triển cơ sở hạ tầng.............................................................. 94
3.3.3. Phát triển nguồn nhân lực .......................................................... 95
3.3.4. Ổn định kinh tế vĩ mô .................................................................. 98
3.3.5. Thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ ....................................... 99
3.3.6. Đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính .......................... 100
3.3.7. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ...................................... 102
3.3.8. Ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ ........................... 104
KẾT LUẬN .................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 108



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BOI

Board Of Investment (Ủy ban Đầu tư Thái Lan)

2

BOT

Bank Of Thailand (Ngân hàng Thái Lan)

3

CGCN

Chuyển giao công nghệ

4

ĐTNN


Đầu tư nước ngoài

5

FDI

Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

6

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

7

GII

Global Innovation Index (Chỉ số đổi mới toàn cầu)

8

HKTDC

Hong Kong Trade Development Council (Hội đồng Phát
triển Thương mại Hồng Kông)

9


METI

Ministry of Economy, Trade and Industry (Bộ Kinh tế và
Công nghiệp Nhật Bản)

10

MNC

Multinational corporation (Công ty đa quốc gia)

11

UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development
(Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển)

12

WB

World Bank (Ngân hàng thế giới)

13

WEF

World Economic Forum (Diễn đàn kinh tế thế giới)

14


WIPO

World Intellectual Property Organization (Tổ chức Sở hữu
Trí tuệ Thế giới)

15

WTO

World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế
giới)

-i-


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Stt

Ký hiệu

Nội dung

1

Bảng 2.1

FDI vào Thái Lan giai đoạn 1970-2000 (Đơn vị:
Triệu USD)……………………………………..

2


Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4

2011…………………………………………….

32
34

Bảng 2.5

FDI vào Thái Lan theo nhà đầu tư 2005-2011….

6

Bảng 2.6

FDI vào Thái Lan theo loại hình đầu tư giai
đoạn 2003-2011………………………………...

Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9

36

FDI vào Thái Lan theo loại dự án giai đoạn
2003-2011………………………………………


9

36

FDI vào Thái Lan theo loại hình đầu tư giai
đoạn 2003-2011………………………………...

8

31

FDI vào Thái Lan theo lĩnh vực giai đoạn 2003-

5

7

30

FDI vào Thái Lan theo lĩnh vực giai đoạn 20032011…………………………………………….

4

28

FDI vào Thái Lan giai đoạn 1995-2010 (Đơn vị:
Triệu USD)……………………………………..

3


Trang

37

FDI vào Thái Lan theo loại dự án giai đoạn
2003-2011………………………………………

38

10

Bảng 2.10 Thủ tục xuất nhập khẩu 2006-2012…………….

45

11

Bảng 2.11 Đánh giá các chỉ số theo thang điểm (01~10)….

45

12

Bảng 2.12 Đánh giá cơ sở hạ tầng của Thái Lan theo thang
điểm (01~07)……………………………………

13

47


Bảng 2.13 Sự hiệu quả của thị trường lao động của Thái
Lan theo thang điểm (01~07)…………………...

-ii-

48


Stt
14

Ký hiệu

Nội dung

Bảng 2.14 Sự sẵn sàng của công nghệ ở Thái Lan theo
thang điểm (01~07)……………………………

15

Bảng 3.1
Bảng 3.2

52

Xếp hạng “Thuận lợi kinh doanh” của Việt Nam
và Thái Lan……………………………………..

18


50

Bảng 2.16 Tổng quan FDI vào Thái Lan giai đoạn 20032011…………………………………………….

17

49

Bảng 2.15 Chỉ số quy mô thị trường nội địa của Thái Lan
theo thang điểm (01~07)………………………

16

Trang

69

Xếp hạng “Cạnh tranh toàn cầu” của Việt Nam
và Thái Lan……………………………………..

70

19

Bảng 3.3

Chỉ số bất ổn chính trị…………………………..

71


20

Bảng 3.4

Thủ tục liên quan đến giấy phép xây dựng……..

75

21

Bảng 3.5

Thủ tục liên quan đến tiếp cận điện…………….

76

22

Bảng 3.6

Thủ tục đăng ký tài sản…………………………

76

23

Bảng 3.7

Nộp thuế………………………………………...


77

24

Bảng 3.8

Thủ tục xuất khẩu………………………………

77

25

Bảng 3.9

Thủ tục nhập khẩu………………………………

78

26

Bảng 3.10 Khó khăn do các thủ tục hải quan………………

79

27

Bảng 3.11 Khó khăn do các quy định hành chính của chính
phủ……………………………………………...

79


28

Bảng 3.12 Chỉ số mức độ công bố thông tin (01~10)……...

83

29

Bảng 3.13 Chỉ số trách nhiệm của thành viên hội đồng
quản trị (01~10)………………………………...

30

84

Bảng 3.14 Chỉ số mức độ dễ dàng của cổ đông thực hiện
khiếu kiện (01~10)……………………………...

-iii-

84


Stt

Ký hiệu

Nội dung


31

Bảng 3.15 Chỉ số mức độ bảo vệ nhà đầu tư (01~10)……...

32

Bảng 3.16 Hiệu quả của khung pháp lý trong việc giải
quyết tranh chấp………………………………...

33

87
88

Bảng 3.19 Thứ bậc, Điểm đánh giá Chỉ số Đổi mới/Sáng
tạo của Việt nam và các nước xung quanh……..

36

85

Bảng 3.18 So sánh sự hiệu quả của thị trường lao động của
Việt Nam và Thái Lan theo thang điểm (01~07).

35

85

Bảng 3.17 Đánh giá cơ sở hạ tầng của Việt Nam và Thái
Lan theo thang điểm (01~07)…………………...


34

Trang

89

Bảng 3.20 So sánh môi trường công nghệ ở Việt Nam và
Thái Lan theo thang điểm (01~07)……………..

-iv-

92


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Stt

Ký hiệu

Nội dung

Trang
33

1

Biểu đồ 2.1

Tỷ trọng FDI vào Thái Lan theo lĩnh vực…..


2

Biểu đồ 2.2

Thủ tục đăng ký kinh doanh ở Thái Lan
(2004-2012)…………………………………

40
41

3

Biểu đồ 2.3

Thủ tục nộp thuế ở Thái Lan (2006-2012)….

4

Biểu đồ 2.4

Tốc tộ tăng trưởng GDP của Thái Lan (năm
cơ sở 2002)………………………………….

44

5

Biểu đồ 3.1


FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000-2011……

61

6

Biểu đồ 3.2

Xếp hạng “Thuận lợi kinh doanh”…………

68

7

Biểu đồ 3.3

Xếp hạng “Thuận lợi kinh doanh” qua các
tiêu chí với năm ngoái………………………

8

Biểu đồ 3.4

Niềm tin của quần chúng đối với chính trị
gia…………………………………………...

9

Biểu đồ 3.5


74

Thời gian cần thiết để thành lập doanh
nghiệp……………………………………….

11 Biểu đồ 3.7

72

Số quy trình bắt buộc để thành lập doanh
nghiệp……………………………………….

10 Biểu đồ 3.6

68

75

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và
Thái Lan…………………………………….

81

12 Biểu đồ 3.8

Lạm phát của Việt Nam và Thái Lan……….

81

13 Biểu đồ 3.9


Thứ bậc của Việt Nam, Malayxia và Thái
Lan trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu….…

14 Biểu đồ 3.10

90

Thứ bậc của Việt Nam về các tiêu chí tổ
chức nhà nước, vốn con người và đầu ra
sáng tạo……………………………………...

-v-

91


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò then chốt để
thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia,
đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Vấn đề thu hút FDI
trong giai đoạn hiện nay với quá trình toàn cầu hóa phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó môi trường đầu tư tạo lập lợi thế cạnh tranh đóng vai trò quan
trọng.
Trong những năm qua, Thái Lan đã thực hiện khá thành công việc thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ Thái Lan đã bãi bỏ tất cả những
hạn chế đầu tư và ưu đãi cho những dự án phát triển khoa học và công nghệ,
các dự án nghiên cứu và phát triển. Những điều này làm cho môi trường đầu
tư của Thái Lan trở nên hấp dẫn bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt của Trung

Quốc. Mặc dù là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài
chính Đông Á năm 1997-1998 và tình hình chính trị bất ổn, hàng năm đều có
các cuộc biểu tình chống đối chính phủ nhưng Thái Lan vẫn là điểm đến được
các nhà đầu tư lựa chọn để hợp tác và đất nước này đã thu hút được nguồn
vốn lớn FDI để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống xã hội.
Xuất phát từ tình hình thực tế thu hút FDI của Thái Lan tác giả mong
muốn nghiên cứu và đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: Tình hình đầu
tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan thời gian gần đây như thế nào? Tại sao
chính trị của Thái Lan không ổn định những họ vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài? Môi trường FDI của Thái Lan như thế nào? Trong thời gian tới
FDI của Thái Lan có những thời cơ và thách thức gì? Chúng ta có thể học hỏi
được gì và những gì nên tránh để xây dựng môi trường FDI hấp dẫn các nhà
đầu tư nước ngoài?

-1-


Kể từ năm 1986 đến nay, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền
kinh tế, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế nên đã góp phần
quan trọng thu hút nguồn vốn FDI. Đặc biệt kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài
chính tiền tệ Châu Á và ảnh hưởng lây lan của nó đến nay, Việt Nam ra sức
tìm mọi cách khôi phục lại dòng FDI để lấy lại đà tăng trưởng. Điều đó thể
hiện ở nỗ lực cải thiện môi trường FDI. Cụ thể từ sau năm 2006, khi Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, chúng ta đã thực hiện
nhiều cam kết để phù hợp với quy định của WTO và chính điều này đã tạo ra
môi trường FDI hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên môi
trường FDI ở Việt Nam vẫn còn hạn chế và ảnh hưởng đến tốc độ, quy mô và
hiệu quả trong thu hút FDI. Do vậy, việc tìm hiểu kinh nghiệm từ Thái Lan là
nước đi trước và đã đạt được những thành công trong chính sách thu hút FDI
có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam nhằm xây dựng

môi trường FDI hoàn thiện, cạnh tranh, hệ thống và thuận lợi để thu hút hiệu
quả hơn nữa nguồn vốn FDI. Vì lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu
môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan và gợi ý chính sách
cho Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề chính sách thu hút FDI của Thái Lan đã được một số học giả
trong và ngoài nước thực hiện.
2.1. Các công trình của tác giả nước ngoài
“Báo cáo khảo sát niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài 2010 – 2010
foreign investor confidence survey report” do Trung tâm Thông tin và Nghiên
cứu quốc tế thuộc Ủy ban đầu tư Thái Lan thực hiện. Báo cáo đã chỉ rõ: Mức
độ niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài ở Thái Lan, mức độ ảnh hưởng và tầm
quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư, cạnh trạnh

-2-


của Thái Lan so với các nước khác (theo yếu tố sản xuất, tiếp cận nguồn vốn,
các điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, luật pháp và các quy định), một số vướng
mắc đến hoạt động của các nhà đầu tư và các khuyến nghị từ các nhà đầu tư
nước ngoài. Tuy nhiên báo cáo chưa phân tích hết tất cả các chính sách mà
Thái Lan áp dụng, cũng chưa tập trung vào môi trường FDI và báo cáo chủ
yếu tập trung vào phân tích niềm tin của nhà đầu tư.
“FDI và sự cạnh tranh đảng phái chính trị mang màu sắc Thái Lan: Sự
nghịch lý của Thái Lan sẽ còn tiếp tục? – Foreign direct investment and
Thailand’s color-coded politics: The Thai paradox – will it endure?” của tác
giả Jean Dautrey – giảng viên đại học Assumption, tốt nghiệp trường kinh
doanh và đang quản lý biên tập nhật báo điện tử AU-GSB đã phân tích một
cách sâu rộng tác động của yếu tố chính trị đến hoạt động FDI vào Thái Lan.
Bài viết chỉ giới hạn trong yếu tố chính trị và không đề cập đến các yếu tố

khác tác động đến môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài.
“Cập nhật đánh giá môi trường đầu tư Thái Lan – Thailand investment
climate assessment update do Ngân hàng thế giới ấn hành tháng 6 năm 2008
đã phân tích môi trường đầu tư và những cải thiện gần đây về môi trường đầu
tư của Thái Lan đồng thời phân tích đánh giá về kinh tế vĩ mô và khả năng
tiếp cận tài chính. Tuy nhiên báo cáo mới chỉ phân tích tình hình môi trường
đầu tư của Thái Lan đến trước tháng 6 năm 2008 và chưa chú trọng vào môi
trường FDI.
“Các ưu đãi về thuế và FDI ở Thái Lan – Tax incentives and FDI in
Thailand” của tác giả Chadin Rochananonda - chuyên viên chính sách tài
khóa - bộ Tài chính Thái Lan, bài viết chuẩn bị cho hội thảo quốc tế về FDI
và thuế đánh vào lợi tức của công ty kinh doanh được tổ chức tháng 2 năm
2006 ở Tokyo, Nhật Bản. Bài viết phân tích: thực trạng FDI ở Thái Lan đến

-3-


trước năm 2006, các chính sách thu hút FDI dựa trên ưu đãi thuế quan và các
đặc quyền, ưu tiên đặc biệt. Bài viết chỉ đề cập đến yếu tố thuế quan và số liệu
mới chỉ cập nhất đến trước năm 2006.
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Thực hiện và thu hút – Trường hợp của
Thái Lan – Foreign Direct Investment: Performance and Attraction – The case
of Thailand” của tác giả Peter Brimble, với sự hộ trợ của Hataichanok
Techaratanawiroj thuộc tập đoàn Brooker và Atchaka Sibunruang của ủy ban
đầu tư Thái Lan. Bài viết này nhằm chuẩn bị cho hội thảo đầu tư trực tiếp
nước ngoài: Cơ hội và thách thức cho Cămpuchia, Lào và Việt Nam được tổ
chức tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 16-18 tháng 8 năm 2002. Bài viết đã phân
tích các xu hướng FDI, các ảnh hưởng chủ yếu; cách tiếp cận các chính sách
FDI; các hoạt động xúc tiến FDI; các cơ hội đã mất; hướng tới chương trình
hành động cho các chính sách FDI ở Thái Lan; và các bài học rút ra từ kinh

nghiệm của Thái Lan. Tuy nhiên các chính sách được phân tích chỉ mới được
cập nhất đến trước năm 2002, cũng chưa tập trung vào môi trường đầu tư và
chưa cập nhật những thay đổi của chính sách trong thời gian gần đây.
Ngoài ra có nhiều bài viết đăng trên trang web của ủy ban đầu tư Thái
Lan và tạp chí đầu tư Thái Lan.v.v…
2.2. Các công trình của tác giả trong nước
Ở Việt Nam cũng có một số tác giả đã có những bài viết và nghiên cứu
liên quan đến chính sách và môi trường FDI của Thái Lan.
“Chính sách thu hút vốn FDI ở Ấn Độ, Trung Quốc, Ma-Lai-xia, Thái
Lan và bài học cho Việt Nam” của tác giả Hoàng Văn Phi và một số học viên,
cao học kinh tế K17 – Kinh tế đối ngoại, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia
Hà Nội. Tác giả đã khái quát một số đặc điểm liên quan đến môi trường FDI
của Thái Lan như: yếu tố pháp lý; giảm thuế, ưu đãi tài chính, tiền tệ; cơ sở hạ

-4-


tầng; phát triển nhân lực có trình độ cao; phát triển công nghiệp nhằm thu hút
FDI. Tuy nhiên bài nghiên cứu phân tích chưa sâu môi trường FDI của Thái
Lan; chưa nêu được lịch sử cải thiện môi trường đầu tư của Thái Lan và chưa
có nhiều số liệu cập nhật để minh chứng.
Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh đã đăng 02 bài
nghiên

cứu

về

môi


trường

FDI

trên

trang

web:

. Bài thứ nhất có tựa đề: “Những thách
thức thu hút FDI khi Việt Nam trở thành thành viên WTO” đã phân tích
những thách thức của Việt Nam về thu hút FDI sau khi gia nhập WTO trong
đó có so sánh về môi trường FDI giữa các nước ASEAN. Tuy nhiên bài viết
chỉ đề cập đến yếu tố cơ sở hạ tầng và phân tích sâu về thách thức trong việc
thu hút FDI của Việt Nam. Bài viết thứ hai: “So sánh môi trường đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam với các nước Asean-5 và Trung Quốc:
Giải pháp cải thiện môi trường FDI của Việt Nam” đã phân tích về môi
trường FDI của Việt Nam và so sánh với môi trường FDI của các nước
ASEAN trong đó có Thái Lan. Nhưng bài viết này phân tích còn sơ lược và số
liệu mới chỉ cập nhật đến trước tháng 11 năm 2004.
“Kinh nghiệm thu hút FDI của các cường quốc Châu Á” của Linh Linh
đăng trên trang web: ngày 31/12/2008 đã
phân tích những chính sách thu hút FDI thành công của một số quốc gia châu
Á trong đó có Thái Lan tuy nhiên phân tích còn sơ lược và chưa đầy đủ các
chính sách.
Ngoài ra còn có các công trình liên quan đến FDI vào Thái Lan như:
“Chính sách thu hút FDI ở các nước ASEAN 5 từ sau khủng hoảng tài chính
Châu Á 1997” của Nghiên cứu sinh Đặng Đức Long chuyên ngành kinh tế thế
giới và quan hệ kinh tế quốc tế, do PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh và PGS.TS. Trần


-5-


Văn Tùng hướng dẫn; “Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) của một số nước khi đã là thành viên của WTO” của Trung tâm Thông
tin Kinh tế – Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh.v.v...
Nói tóm lại, các công trình nghiên cứu về môi trường FDI ở Thái Lan
chưa hệ thống, chưa đầy đủ, không đồng bộ và chưa cập nhật. Tính đến thời
điểm tác giả bắt đầu nghiên cứu đề tài này (tháng 6/2011), chưa có một công
trình nghiên cứu nào đầy đủ, hệ thống và toàn diện về môi trường và chính
sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là nghiên cứu về quá trình cải thiện môi trường
FDI của Thái Lan giai đoạn từ năm 2000 đến nay để tìm ra những nhân tố
thúc đẩy cũng như ảnh hưởng đến việc thu hút thành công FDI của Thái Lan
và gợi ý chính sách cho Việt Nam.
Nhiệm vụ của đề tài là:
+ Nghiên cứu môi trường FDI của Thái Lan giai đoạn từ năm 2000 đến
nay, từ đó tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu; rút ra những bài học thành
công và những bài học chưa thành công.
+ Phân tích và so sánh môi trường FDI của Thái Lan và Việt Nam, tìm
ra những điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam so với Thái Lan, đồng thời
dựa trên những bài học thành công và không thành công của Thái Lan trong
quá trình hoàn thiện môi trường FDI của Thái Lan để gợi ý chính sách cho
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Môi trường FDI của Thái Lan tức là bao gồm
các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài.


-6-


Phạm vi nghiên cứu: Môi trường FDI thể hiện thông qua các yếu tố ảnh
hướng đến việc thu hút và sử dụng FDI. Thời gian nghiên cứu là trước khủng
hoảng tài chính châu Á và sau khủng hoảng tài chính chấu Á đến nay. Tuy
nhiên để hoàn thiện nhiệm vụ của đề tài, tác giả sẽ nghiên cứu và phân tích
sâu môi trường FDI của Thái Lan giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Cụ thể tác
giả sẽ phân tích môi trường FDI của Thái Lan bao gồm các yếu tố: Yếu tố
chính trị, yếu tố hành chính, yếu tố kinh tế, yếu tố pháp lý, yếu tố tài chính,
yếu tố cơ sở hạ tầng, yếu tố lao động và yếu tố công nghệ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp để thực hiện đề tài nghiên
cứu:
+ Phương pháp lịch sử: Xem xét và trình bày quá trình cải thiện môi
trường FDI của Thái Lan từ năm 2000 đến nay theo một trình tự liên tục và
nhiều mặt, trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.
+ Phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp thống kê: phân tích các
con số thông kê về tình hình FDI của Thái Lan và Việt Nam; phân tích những
chỉ số nói lên sự cải thiện môi trường FDI của Thái Lan để thấy rõ môi trường
FDI của Thái Lan.
+ Phương pháp so sánh: So sánh môi trường FDI của Thái Lan và Việt
Nam từ đó thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi nước; và gợi ý
chính sách cho Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ của đề tài, tác giả có những đóng góp
sau:

-7-



+ Làm rõ thực trạng thu hút FDI của Thái Lan trước và sau khủng
hoảng tài chính tiền tệ Đông Á; đặc biệt phân tích và cập nhật cụ thể giai đoạn
từ năm 2000 đến nay đưa ra những kết luận về thành tựu và hạn chế về tình
hình thu hút FDI vào Thái Lan.
+ Làm rõ quá trình cải thiện môi trường FDI của Thái Lan, đánh giá
những ưu điểm và những hạn chế trong môi trường FDI của Thái Lan; nêu lên
những bài học thành công và bài học không thành công trong quá trình cải
thiện môi trường FDI của Thái Lan.
+ Khái quát tình hình FDI và môi trường FDI của Việt Nam giai đoạn
từ năm 2000 đến nay và phân tích so sánh môi trường FDI của Việt Nam và
Thái Lan; đưa ra những gợi ý chính sách cho Việt Nam với những kinh
nghiệm từ Thái Lan.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về môi trường FDI
Chương 2: Phân tích môi trường FDI ở Thái Lan
Chương 3: Gợi ý chính sách hoàn thiện môi trường FDI cho Việt Nam

-8-


Chương 1:
Một số vấn đề lý luận về môi trường FDI
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Theo Điều 3.1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005: "Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự

tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.[25, tr.2].
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
1.1.2. Khái niệm về môi trường đầu tư
Các nhà đầu tư trên thế giới cũng như trong nước đều đứng trước việc
ra quyết định là nên đầu tư ở đâu cho đồng vốn của họ sinh lợi, cho dù đó là
vốn ODA, FDI hoặc là các nguồn vốn nước ngoài mang tính thương mại khác.
Kinh nghiệm thu hút các nguồn tài chính nước ngoài lẫn trong nước chỉ ra
rằng: quyết định của các nhà đầu tư lại phụ thuộc rất nhiều vào môi trường
đầu tư.
Theo World Bank 2004: “môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố
đặc thù địa phương bao gồm hai thành phần chính là chính sách của chính phủ
và các nhân tố khác liên quan đến qui mô thị trường và ưu thế địa lý”.[27,tr.5]
Nói một cách chi tiết hơn, “môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố
về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và các yếu tố cơ sở hạ tầng,
năng lực thị trường, các lợi thế của một quốc gia ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước”. [4, tr.30].

-9-


Các thành phần này định hình cho các cơ hội và động lực để doanh
nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất, đồng thời sẽ tác
động đến ba khía cạnh liên quan đến nhà đầu tư là chi phí cơ hội của vốn đầu
tư, mức độ rủi ro trong đầu tư và những rào cản về cạnh tranh trong quá
trình đầu tư . Dựa vào việc cân nhắc ba khía cạnh này nhà đầu tư sẽ xác định
những cơ hội và động lực đầu tư đến một quốc gia hay một địa phương nào
đó. Tất cả những cải cách chính sách từ phía chính phủ chẳng hạn như việc
ban hành các Luật, cải cách thủ tục hành chính, rào cản thuế quan và quyền
lợi bảo vệ nhà đầu tư chung qui vẫn là cố gắng tạo ra một môi trường đầu tư ít

rủi ro, chi phí cơ hội thấp và ít cản trở nhà đầu tư trong quá trình hoạt động
mang tính cạnh tranh của họ.
Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố về pháp luật, kinh tế, xã hội,
văn hóa và các yếu tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, cả các lợi thế của
một quốc gia có liên quan. Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động
đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
1.1.3. Khái niệm về môi trường FDI
Đầu tư là hành động bỏ vốn ngày hôm nay để thu lại lợi nhuận trong
tương lai. Trong quá trình đó môi trường đầu tư đóng vai trò như một chất
xúc tác ban đầu cho việc lựa chọn quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư, vì vậy
môi trường đầu tư có một vị trí vô cùng quan trọng.
Theo nghĩa chung nhất, môi trường FDI là tổng hoà các yếu tố liên
quan ảnh hưởng đến hoạt động FDI. Có nhiều cách phân loại môi trường đầu
tư, song theo nhiều nhà kinh tế, môi trường đầu tư có thể chia ra môi trường
cứng và môi trường mềm. Môi trường cứng liên quan đến các yếu tố thuộc cơ
sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế, gồm: hệ thống cơ sở hạ
tầng giao thông (đường sá, cầu cảng hàng không, cảng biển...), hệ thống thông

-10-


tin liên lạc, năng lượng... Môi trường mềm bao gồm: hệ thống các dịch vụ
hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư (đặc biệt các vấn
đề liên quan đến chế độ đối xử và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại); hệ
thống các dịch vụ tài chính - ngân hàng, kế toán và kiểm toán...
1.2. Các yếu tố cấu thành môi trường FDI
1.2.1. Yếu tố chính trị
Kinh tế và chính trị là hai nhóm yếu tố có liên quan mật thiết với nhau.
Chính trị ổn định là điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại, kinh tế phát
triển là yếu tố quan trọng góp phần làm cho chính trị ổn định. Chính trị ảnh

hưởng đến các việc đầu tư trước hết là thông qua kinh tế.
“Dòng vốn quốc tế có xu hướng di chuyển ra khỏi các nước có tình
hình chính trị bất ổn, nơi thường xảy ra các cuộc biểu tình của nhân dân và
thường xuyên xảy ra những cuộc đảo chính bất ngờ. Những quốc gia có nguy
cơ khủng bố cao cũng bị các nhà đầu tư dần dần rút vốn ra để tập trung đầu tư
vào những nước có tình hình chính trị - xã hội và an ninh quốc gia được đảm
bảo”. [23, tr.5].
Một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài là
thể chế chính trị của các quốc gia. Khi các chính phủ thay thế nhau thì có thể
dẫn tới sự thay đổi đáng kể về chính sách kinh tế. Một chính phủ đương
nhiệm cũng có thể từ bỏ đường lối và chính sách cũ. Quốc gia theo thể chế đa
Đảng hay một Đảng duy nhất có tác động rất lớn đến hoạt động của các nhà
đầu tư nước ngoài tại quốc gia đó. Thể chế chính trị quyết định đường lối phát
triển của một quốc gia, thay đổi đường lối chính trị có thể làm thay đổi các
chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư.
Có thể nói ổn định chính trị của nước nhận đầu tư là yếu tố hấp dẫn hàng
đầu đối với các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì,

-11-


tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của
chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên
đầu tư và định hướng phát triển của nước nhận đầu tư. Đồng thời, sự ổn định
chính trị còn là tiền đề cần thiết để ổn định tình hình kinh tế – xã hội, nhờ đó
giảm được tính rủi ro cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, trong yếu tố ổn định chính trị, các nhà đầu tư quan tâm về
ổn định chính sách hơn là ổn định chính quyền. Nguyên nhân là do :
- Thứ nhất là nếu một quốc gia bất ổn về chính quyền sẽ dẫn đến những
thay đổi về chính sách đầu tư, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

- Ngược lại, nếu một quốc gia ổn định chính quyền nhưng chính sách
đối với đầu tư nước ngoài lại thay đổi nhiều và khó dự đoán thì đối với nhà
đầu tư đó vẫn là môi trường bất ổn định.
Thứ hai là năng lực điều hành và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh
đạo. Mức độ tham nhũng và sự quan liêu của bộ máy điều hành có thể làm
tăng chi phí hoạt động của nhà đầu tư. Do đó tính minh bạch trong quản lý
nhà nước của chính phủ nước nhận đầu tư luôn là yếu tố mà nhà đầu tư cân
nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng.
Thứ ba là quan điểm về chính trị đối với đầu tư nước ngoài cũng là yếu
tố ảnh hưởng nhiều đến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của một
quốc gia.
- Nếu quốc gia theo quan điểm cấp tiến, chính phủ nước đó sẽ thi hành
chính sách đóng cửa đối với đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia có trụ
sở tại đó sẽ bị tịch biên, quốc hữu hóa vì quan điểm này cho rằng các nước đi
đầu tư chỉ bóc lột nước nhận đầu tư nhằm thu lợi tối đa, không mang lại lợi
ích gì cho nước chủ nhà cả.

-12-


- Các quốc gia theo quan điểm thị trường tự do thường dựa trên lý
thuyết về lợi thế so sánh, sản xuất trên bình diện thế giới được phân công giữa
các quốc gia, mà thi hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Quốc gia đó nhìn nhận rằng dòng chảy FDI giữa các quốc gia thông suốt sẽ
góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.
- Quan điểm dân tộc thực dụng cho rằng FDI có thể mang lại nhiều lợi
ích cho nước tiếp nhận, nhưng đi kèm với đó là nhiều hậu quả và tác động
tiêu cực đối với nền kinh tế. Các quốc gia có quan điểm này vừa thi hành
chính sách khuyến khích, vừa thi hành chính sách hạn chế nhằm đảm bảo lợi
ích do FDI mang lại lớn hơn những bất lợi phải nhận.

Thứ tư là mức độ an toàn và tình hình an ninh trật tự xã hội. Nhà đầu tư
sẽ rất cân nhắc khi đổ tiền vào các quốc gia hiện đang có nguy cơ chiến tranh,
khủng bố hoành hành hoặc có tỷ lệ tội phạm cao.
Ngoài yếu tố mức độ ổn định về chính trị thì các quan điểm chính trị
khác nhau đối với đầu tư nước ngoài sẽ là cơ sở để hình thành những chính
sách đối với đầu tư nước ngoài của chính phủ các nước: khuyến khích hay
hạn chế đầu tư nước ngoài.
1.2.2. Yếu tố hành chính
Việc tạo lập yếu tố hành chính hiệu quả cũng là yếu tố mà các nhà đầu
tư rất quan tâm và tìm hiểu trước khi quyết định đầu tư vào một quốc gia khác.
Xây dựng các thể chế công hiệu quả nhằm khắc phục các thất bại thị trường
cũng góp phần cải thiện môi trường đầu tư. Phân cấp trong thu hút đầu tư và
tăng cường năng lực điều hành của chính phủ địa phương, xây dựng một
chính phủ điện tử là ba cách tiếp cận để tạo ra các thể chế hiệu quả. Chính
phủ trung ương có thể thiết kế các chính sách tốt đẹp nhưng chính phủ địa
phương sẽ lại là chủ thể thực hiện những chính sách này. Chính phủ địa

-13-


phương lại bao gồm nhiều thể chế khác nhau và những khuyết điểm của từng
thể chế có thể làm nản lòng các nhà đầu tư. Năng lực của các thể chế địa
phương bị giới hạn trong quá trình triển khai chính sách. Giới hạn này bao
gồm cán bộ tác nghiệp yếu kém, thể chế thiếu thông tin, thể chế không được
dân chúng và các nhà đầu tư ủng hộ do những hành vi thao túng trục lợi và
việc cung cấp dịch vụ công kém hiệu quả. Chính phủ trung ương có thể tạo ra
những phân cấp cho chính phủ địa phương trong quá trình thu hút vốn đầu tư.
Sự phân cấp này tạo ra lợi ích là chính phủ địa phương dễ dàng tiếp cận nhanh
chóng với các nhà đầu tư. Nhưng cũng chính sự phân cấp này lại tạo ra một
chi phí lớn đó là khả năng kiểm soát cân đối lợi ích quốc gia sẽ bị yếu đi khi

mà các địa phương khuyến khích các nguồn đầu tư theo kiểu “tâm lý bầy đàn”.
Có nghĩa là từng địa phương có nhiều dự án đầu tư hơn do phân cấp, nhưng
có thể tổng hợp các dự án đầu tư này đã làm mất cân đối giữa cung và cầu
trong tiêu thụ sản phẩm cũng như nguồn lực ở phạm vi quốc gia. Như vậy
một thể chế hiệu quả cấp địa phương yêu cầu vừa phải triển khai tốt các chính
sách khuyến khích đầu tư của chính phủ trung ương và đồng thời phù hợp với
các điều kiện đặc thù của địa phương.
1.2.3. Yếu tố kinh tế
Chính sách kinh tế: sự tin cậy về sự ổn định chính sách của chính phủ
rất cần thiết cho những định hướng đầu tư của các nhà đầu tư. Điều này bởi lẽ
khi nhà đầu tư ra quyết định sẽ không chỉ dựa vào những luật lệ và qui định
hiện tại của chính phủ nước mình đầu tư, họ còn dự báo tính ổn định và nhất
quán những luật lệ và qui định này trong tương lai như thế nào. Sự không
chắc chắn về hành vi và chính sách của chính phủ sẽ khiến cho các nhà đầu tư
nước ngoài trở nên nghi ngờ vì bất kỳ một dự án nào cũng được mong đợi
duy trì một cách ổn định và hiệu quả trong suốt vòng đời dự án. Do đó nếu
không có một sự đảm bảo sự nhất quán và ổn định của chính phủ trong các

-14-


quyết định chính sách thì cho dù một nước giảm lãi suất thấp hơn các quốc
gia khác nhưng nếu có những bất định về chính sách thì cũng không thể huy
động được dòng tài chính nước ngoài.
Một khía cạnh khác cần được xem xét, đó là tùy động cơ của chủ đầu
tư nước ngoài mà có thể có các yếu tố sau của yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến
dòng vốn FDI:
Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu
tố như dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng
trưởng của thị trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở

thích đặc biệt của người tiêu dùng ở nước nhận đầu tư và cơ cấu thị trường.
Bên cạnh thị trường trong nước, các chủ đầu tư nước ngoài ngày càng
quan tâm nhiều hơn đến khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới của
hàng hóa sản xuất ra tại nước nhận đầu tư.
Các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đến
tài nguyên thiên nhiên; lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ; lao động có tay
nghề; công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản do doanh nghiệp sáng tạo
ra (thương hiệu, ...); cơ sở hạ tầng phần cứng (cảng, đường bộ, hệ thống cung
cấp năng lượng, mạng lưới viễn thông).
Không phải lúc nào các chủ đầu tư nước ngoài cũng đem công nghệ
cùng với vốn đi đầu tư ở các nước khác. Bản thân họ cũng kỳ vọng tìm được
những công nghệ nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản mới do doanh
nghiệp ở nước nhận đầu tư sáng tạo ra và sở hữu độc quyền. Điều này đặc biệt
đúng với các dòng vốn FDI chảy giữa các nước công nghiệp phát triển với
nhau.
Các chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua sắm các
nguồn tài nguyên và tài sản được đề cập ở phần trên, có cân đối với năng suất

-15-


lao động; các chi phí đầu vào khác như chi phí vận chuyển và thông tin liên
lạc đi/ đến hoặc trong nước nhận đầu tư; chi phí mua bán thành phẩm; tham
gia các hiệp định hội nhập khu vực tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới
các doanh nghiệp toàn khu vực.
Các yếu tố kinh tế có khả năng tác động đến quyết định đầu tư gồm mức độ phát
triển kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế và mức độ ổn định kinh tế.
 Mức độ phát triển kinh tế: có thể tác động đến quyết định của các nhà đầu tư ở
một số khía cạnh sau:



Nền kinh tế phát triển càng cao, sức mua của người tiêu dùng càng lớn, do

đó tiềm năng và nhu cầu thị trường càng lớn nên sẽ hấp dẫn đầu tư nước ngoài tìm
kiếm thị trường.


Kinh tế càng phát triển, nhu cầu người tiêu dùng càng đa dạng làm xuất

hiện nhiều cơ hội đầu tư trong những lĩnh vực mới.


Nền kinh tế càng phát triển, hệ thống hạ tầng cơ sở cả phần cứng (mạng lưới

giao thông vận tải, hạ tầng điện lực, viễn thông) và phần mềm (lao động trình độ
cao, hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, dịch vụ tài
chính) đều phát triển, góp phần giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nên sẽ thu hút
được nhiều đầu tư nước ngoài.
 Tốc độ phát triển kinh tế: là yếu tố yếu tố kinh tế được các nhà đầu tư quan tâm
nhất. Mức độ phát triển kinh tế có thể còn thấp, nhưng nếu tốc độ phát triển kinh tế cao
thì tiềm năng phát triển thị trường và mức thu lợi từ vốn đầu tư vẫn cao và hấp dẫn đối
với các nhà đầu tư.
 Mức độ ổn định kinh tế: càng cao, rủi ro đối với các khoản vốn đầu tư càng thấp
nên sẽ càng thu hút đầu tư nước ngoài. Một nước mà nền kinh tế phát triển với tốc độ cao
và ổn định luôn là nơi thu hút mạnh dòng vốn đầu tư nước ngoài.

-16-



×