Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

Họ tên tác giả luận văn: HỒ THỊ ĐOAN THANH

Tên đề tài: QUẢN LÝ THUẾ NHẰM NÂNG CAO

TÍNH TUÂN THỦ CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - Năm 2014

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

Họ tên tác giả luận văn: HỒ THỊ ĐOAN THANH

Tên đề tài: QUẢN LÝ THUẾ NHẰM NÂNG CAO

TÍNH TUÂN THỦ CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG VĂN BẰNG

Hà Nội - Năm 2014

ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC

I

DANH MỤC BẢNG BIỂU

V

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

VI

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VII

LỜI MỞ ĐẦU


1

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ NHẰM NÂNG
CAO TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ

6

1.1. Lý luận chung về quản lý thuế

6

1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của quản lý thuế

6

1.1.2. Bản chất quản lý thuế

10

1.1.3. Nội dung quản lý thuế

13

1.1.4. Phƣơng thức quản lý thuế và mối quan hệ với tính tuân thủ của
NNT
16
1.2. Quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của ngƣời nộp thuế

18


1.2.1. Quan niệm về tính tuân thủ của ngƣời nộp thuế

18

1.2.2. Các yếu tố tác động đến tính tuân thủ của NNT

22

1.2.3. Các phƣơng pháp để đo lƣờng mức độ tuân thủ của NNT

24

1.3. Kinh nghiệm một số nƣớc trong quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân
thủ của NNT
27
1.3.1. Tại Nhật: Phát triển Đại lý thuế

27

1.3.2. Kinh nghiệm của Cục thu nội địa Singapore

29

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ NHẰM NÂNG CAO
TÍNH TUÂN THỦ CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA
BÀN TP ĐÀ NẴNG
31
2.1. Bối cảnh quản lý thuế

31


2.1.1. Khái quát đặc điểm, tình hình TP Đà Nẵng

31

2.1.2. Bộ máy quản lý thuế hiện nay

33

2.2. Thực trạng quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT trên địa
bàn TP Đà Nẵng
39
2.2.1. Quan điểm, chiến lƣợc quản lý thuế giai đoạn 2011-2020

39

2.2.2. Thực trạng tuyên truyền và hỗ trợ NNT trên địa bàn

44

2.2.3. Thực trạng quản lý đăng ký, kê khai và nộp thuế

48

iii


2.2.4. Thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế đối với NNT

54


2.2.5. Thực trạng cƣỡng chế, thu nợ thuế

60

2.3. Thực trạng tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn TP Đà Nẵng

64

2.3.1. Tổng quan về NNT trên địa bàn và đánh giá tính tuân thủ NNT
trên địa bàn
64
2.3.2 Đánh giá các nhân tố tác động đến tính tuân thủ của NNT

67

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của
NNT trên địa bàn TP Đà Nẵng
72
2.4.1. Những ƣu điểm trong quản lý thuế

72

2.4.2. Những hạn chế trong quản lý thuế

73

2.4.3. Nguyên nhân

75


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ NHẰM
NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ CỦA NGƢỜI NỘP
THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
80
3.1. Đổi mới quan điểm quản lý thuế của nhà nƣớc đối với NNT

80

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế
của NNT trên địa bàn TP Đà Nẵng
82
3.2.1. Thiết kế mơ hình quản lý thuế theo chức năng kết hợp với quản
lý theo nhóm đối tƣợng hợp lý, khoa học, hiệu quả
82
3.2.2. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế

89

3.2.3. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thuế

97

3.2.4. Thực hiện nghiêm túc cƣỡng chế thuế và thu nợ thuế

100

3.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế và cung cấp
dịch vụ cho NNT
103

KẾT LUẬN

106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

107

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên Bảng

Trang

Bảng 2.1: Trình độ cán bộ cơng chức tại Cục Thuế TP Đà Nẵng

37

Bảng 2.2: Tình hình chấp hành kê khai thuế của ngƣời nộp thuế (2008-2012)

50

Bảng 2.3: Số hồ sơ kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế qua các năm, 2008 - 2012

56

Bảng 2.4: Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn 2008-2012


57

Bảng 2.5: Tổng hợp số nợ thuế nội địa qua các năm, 2008-2012

61

Bảng 2.6: Số lƣợng các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn (2008-2012)

64

Bảng 2.7: Thu nội địa ngân sách Nhà nƣớc tại Đà Nẵng

65

v


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Tên hình vẽ, sơ đồ

Trang

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong quản lý thuế

5

Hình 1.2: Tác động theo chức năng của cơ quan quản lý thuế tới NNT

7


Hình 1.3: Mối quan hệ trong sự tn thủ của ngƣời nộp thuế

17

Hình 1.4: Mơ hình quản lý tính tn thủ của ngƣời nộp thuế

18

Hình 1.5: Các nhóm ngƣời nộp thuế - số ngƣời nộp thuế và các đặc tính
đóng góp vào số thu thuế

20

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế TP Đà Nẵng

34

Hình 2.2: Quy trình đăng ký thuế, cấp mã số thuế (cho doanh nghiệp)

49

Hình 2.3: Quy trình xử lý tờ khai thuế

52

Hình 3.1: Cấu trúc cơng nghệ thơng tin trong quản lý thuế

vi

102



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NNT

Ngƣời nộp thuế

DN

Doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CTCP

Công ty cổ phần

DNTN

Doanh nghiệp tƣ nhân

ĐTNN

Đầu tƣ nƣớc ngoài

NQD

Ngoài quốc doanh


NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

TKTN

Tự khai tự nộp

TTHT

Tuyên truyền hỗ trợ

ĐKKKNT

Đăng ký kê khai nộp thuế

KK&KTT

Kê khai và kế toán thuế

GTGT

Giá trị gia tăng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNCN


Thu nhập cá nhân

QLT

Hệ thống quản lý thuế tự khai tự nộp cấp Cục

GDP

Tổng sản phẩm trong nƣớc

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

UBND

Uỷ ban nhân dân

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

WB

Ngân hàng thế giới

OECD

Tổ chức các nƣớc phát triển


SGATAR

Hiệp hội thuế Đông Nam Á

vii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế hay thu chủ yếu của ngân sách Nhà nƣớc là việc Nhà nƣớc dùng
quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình
thành quỹ ngân sách Nhà nƣớc nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nƣớc.
Thuế, theo quy định của pháp luật, là khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà
các tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nƣớc. Các tác
giả giáo trình thuế của Học viện Tài chính viết: “Thuế là một khoản đóng góp
bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn
pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích cơng cộng” [9, tr.5]. Nộp
thuế vừa là quyền lợi đƣợc thực thi trách nhiệm cơng dân đóng góp cho sự
phát triển phồn vinh của đất nƣớc, vừa là nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi
công dân.
Cục Thuế thành phố Đà Nẵng là cơ quan chuyên môn nằm trong hệ
thống thu thuế Nhà nƣớc, đƣợc giao nhiệm vụ quản lý thu thuế trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng - một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của miền Trung
và Tây nguyên, là nơi tập trung hơn 14.500 doanh nghiệp thuộc nhiều thành
phần kinh tế, 22.900 hộ/cá nhân kinh doanh và 481.900 cá nhân nộp thuế thu
nhập cá nhân (tính đến ngày 01/5/2013).
Để thúc đẩy quản lý thuế theo Luật Quản lý thuế với mục tiêu nâng cao
tính tuân thủ của ngƣời nộp thuế ở Việt Nam hiện nay nói chung và thành phố
Đà Nẵng nói riêng là một vấn đề lơi cuốn sự quan tâm của các nhà quản lý và

nhà nghiên cứu. Đây là nội dung đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập trong các
tài liệu quản lý thuế hiện đại. Việc nâng cao tính tuân thủ của ngƣời nộp thuế
tùy thuộc vào quản lý hành chính thuế của một quốc gia, có ảnh hƣởng mạnh
mẽ đến sự thay đổi thái độ của ngƣời nộp thuế và hành vi của họ. Ở Việt
Nam, việc nghiên cứu quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của ngƣời
nộp thuế là vấn đề mới và đứng trên nhiều cách tiếp cận khác nhau. Với việc
1


gắn kết quản lý thuế với tính tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế nên tác giả đã
lựa chọn đề tài “Quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp
thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu:
Các nghiên cứu về quản lý thuế cho đến nay chủ yếu là của các tác giả
nƣớc ngoài. Những nghiên cứu từ trƣớc đến nay đều tập trung vào câu hỏi cơ
bản là làm thế nào để cải thiện hiệu lực và hiệu quả của quản lý thuế. Câu trả
lời đƣợc giải quyết thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau. Thứ nhất là
nghiên cứu sự tác động của chính sách thuế đến hiệu lực quản lý thuế [34].
Thứ hai là sự tác động của yếu tố chính trị nhƣ sức ép tranh cử, giành ghế
quốc hội và lời hứa cải thiện ngân sách quốc gia đối với những nỗ lực thu
thuế [30]. Hƣớng tiếp cận thứ ba là quản lý thuế phụ thuộc vào quá trình biến
đổi của nội bộ cơ quan thuế [12] [10].
Nghiên cứu quản lý thuế ở Việt Nam chƣa đƣợc sự quan tâm đúng
mức, đặc biệt là việc nghiên cứu ngƣời nộp thuế (NNT) để làm cơ sở cho
những cải thiện quản lý thuế của Nhà nƣớc. Đã có một số nghiên cứu tiếp cận
từng lĩnh vực trong quản lý thuế nhƣ: "Cơng tác quản lý thu thuế ngồi quốc
doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng", Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế
của Vũ Thị Toản, thành phố Đà Nẵng, 1996; "Các giải pháp nhằm tăng
cường công tác thanh tra thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng", Luận văn
thạc sĩ Quản lý kinh tế của Phi Văn Tuấn, thành phố Đà Nẵng, 1997; "Những

giải pháp chủ yếu chống thất thu thuế trên địa bàn Nghệ An trong giai đoạn
hiện nay", Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của Đoàn Hồng Vũ, thành phố Đà
Nẵng, 1999. Ngồi ra, nghiên cứu quản lý thu thuế nói chung có đề tài: "Nâng
cao hiệu quả quản lý thu thuế ở Việt Nam trong quá trình đổi mới", Luận văn
thạc sĩ Kinh tế của Trịnh Hoàng Cơ, thành phố Đà Nẵng, 2004; “Hoàn thiện
quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Phạm Hồng
Thắng, 2009; “Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên
2


địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Trần Thị Thanh
Thủy, 2012; và “Chống gian lận thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam”, đề tài
nghiên cứu khoa học cấp học viện của Nguyễn Thị Thanh Hồi, 2013 (Học
viện Tài chính).
Nhƣ vậy, đã có một số nghiên cứu, đề tài, bài viết có đề cập ở mức độ
nhất định về quản lý thuế nhƣ quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa,
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh hay đề cập đến một trong các
chức năng của quản lý thuế (thanh tra thuế), một sắc thuế cụ thể (thuế giá trị
gia tăng),... nhƣng rất ít đề tài nào nghiên cứu độc lập, có hệ thống về quản lý
thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT và đặc biệt là trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
Vì vậy, ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói
riêng, nghiên cứu hành vi của NNT từ đó xác định những đổi mới quản lý thuế
vẫn là lĩnh vực nghiên cứu còn bỏ ngỏ và chƣa bao qt. Đó chính là những vấn
đề cần quan tâm và là cơ sở cho nhiều nghiên cứu trong giai đoạn tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa những lý luận, tƣ tƣởng về quản lý thuế nhằm nâng cao
tính tuân thủ thuế của NNT trong điều kiện quản lý thuế hiện đại trên thế giới
và ở Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý thuế, tình hình tuân thủ thuế hiện
nay của NNT ở Việt Nam nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng nhằm tìm ra
ngun nhân hạn chế của những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến quản lý thuế
nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng của quản lý thuế
nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT trong thời gian qua, đề tài đƣa ra
một số giải pháp hồn thiện quản lý thuế nhằm nâng cao tính tn thủ thuế
của NNT tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

3


Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý thuế nhằm nâng cao tính
tuân thủ của NNT.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn trong quản lý thuế của
Cục Thuế thành phố Đà Nẵng nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của
các tổ chức kinh tế (gọi chung là doanh nghiệp) trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012. Luật quản lý thuế có hiệu
lực từ ngày 01/7/2007, do vậy đề tài nghiên cứu về quản lý thuế đƣợc thực
hiện trên cơ sở tình hình, số liệu từ năm 2008 và trong khoảng thời gian 5
năm (2008-2012) nhằm đảm bảo tính hợp lý khi phân tích, so sánh của một
giai đoạn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để làm rõ đối tƣợng và nội dung của vấn đề nghiên cứu, đề tài đƣợc
thực hiện dựa trên cơ sở phƣơng pháp phân tích và so sánh nhằm phát hiện
những điểm tích cực trong quản lý thuế cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại
trong thời gian qua, qua đó so sánh với một số mơ hình quản lý thuế hiện đại
nhằm đƣa ra giải pháp tối ƣu khắc phục những hạn chế của quản lý thuế, góp
phần nâng cao tính tn thủ của ngƣời nộp thuế.

Để phục vụ cho việc phân tích và so sánh, số liệu đƣợc lấy tại Hệ thống
Quản lý thuế cấp Cục (ứng dụng QLT), Hệ thống Quản lý ngƣời nộp thuế cấp
Cục (ứng dụng TIN) và các báo cáo, kế hoạch, chiến lƣợc có liên quan.
6. Những đóng góp của đề tài:
Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu, trao đổi, bổ sung làm sáng tỏ một
số vấn đề lý luận về quản lý thuế, tính tuân thủ thuế của NNT trong điều kiện
quản lý thuế hiện đại.
Đề tài góp phần cung cấp những thực trạng của quản lý thuế nhằm nâng
cao sự tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian
qua và đƣa ra những giải pháp mang tính trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý thuế để cải thiện tính tuân thủ thuế của NNT ở địa phƣơng trong thời
gian tới.
4


7. Kế t cấ u của luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo, danh mu ̣c
chữ viế t tắ t , danh mu ̣c bảng biể u , hình vẽ , luận văn đƣơ ̣c bố cu ̣c gồm

3

chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận chung về quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ
thuế của ngƣời nộp thuế
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của
ngƣời nộp thuế trên điạ bàn thành phố Đà Nẵng
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân
thủ của ngƣời nộp thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

5



Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ NHẰM NÂNG CAO TÍNH
TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ
1.1. Lý luận chung về quản lý thuế
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của quản lý thuế
Khi nói đến quản lý, các nhà quản lý và nhà nghiên cứu đều cho rằng
đây là hoạt động có hƣớng đích của chủ thể quản lý đến đối tƣợng bị quản lý
nhằm thực hiện những mục tiêu đặt ra. Chính vì vậy, quản lý thuế cũng có
chung là sự tác động có hƣớng đích của chủ thể quản lý thuế đến ngƣời nộp
thuế (NNT) nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Tuy nhiên, quản lý
thuế có tính chất là quản lý hành chính cơng đƣợc thể chế hóa bằng luật pháp
và với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo thu đủ thuế, đúng thời hạn cho ngân
sách Nhà nƣớc (NSNN) với chi phí hành thu thấp và đảm bảo nâng cao tính
tuân thủ của NNT.

CƠ QUAN
QUẢN LÝ
THUẾ

NGƢỜI NỘP
THUẾ

BÊN THỨ BA

MÔI TRƢỜNG:

- Kinh tế - Xã hội
- Luật pháp

- Chính trị,…
- Văn hóa,...

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong quản lý thuế
Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu
MÔI TRƢỜNG:

- Kinh tế - Xã hội
- Luật pháp 6
- Chính trị
- Văn hóa,...


Quản lý thuế đóng vai trị rất quan trọng trong việc thực thi hệ thống
thuế. Quản lý thuế tốt không đơn giản chỉ là thu thuế cho NSNN, mà việc thu
thuế đƣợc thực hiện nhƣ thế nào - có nghĩa là, ảnh hƣởng của việc thu thuế
đến sự công bằng, sự thực hiện cam kết quản lý kinh tế của Nhà nƣớc và ảnh
hƣởng đến phúc lợi kinh tế. Quản lý thuế chƣa tốt là sự quản lý có thể thu
đƣợc phần lớn số thuế từ những khu vực dễ thu thuế, trong khi để thất thu từ
những khu vực khó thu thuế khác. Chính vì vậy, khi nói đến quản lý thuế là
làm sao để thu hẹp sự khác biệt sự tuân thủ thuế của NNT, tức là, sự khác biệt
giữa số thuế thực tế thu đƣợc và số thuế đáng ra phải thu đƣợc theo luật và sự
khác biệt này nhƣ thế nào giữa các bộ phận NNT. Trong hình 1.1, tác giả đã
mơ tả quản lý thuế, trong quản lý thuế có sự tham gia của cơ quan quản lý
hành chính thuế, NNT và bên thứ ba, cả ba lực lƣợng này đƣợc đặt trong môi
trƣờng của nền kinh tế mở.
- Cơ quan quản lý thuế, gồm: cơ quan Thuế (Tổng cục Thuế, Cục Thuế,
Chi cục Thuế) và cơ quan Hải quan (Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cục
Hải quan) hoặc tổ chức đƣợc phép của Nhà nƣớc thực hiện quản lý thuế.
- Người nộp thuế, gồm:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các khoản
thu khác thuộc NSNN theo quy định của pháp luật
+ Tổ chức đƣợc giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc NSNN
+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
+ Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế
- Bên thứ ba, gồm: Cơ quan nhà nƣớc, tổ chức và cá nhân khác có liên
quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.
Nhƣ vậy, để thiết lập quản lý thuế đạt đƣợc mục tiêu và thực hiện quản
lý hiệu quả đồng thời đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan và quy định của
luật pháp thì cần phải có:
- Khn khổ pháp lý cho quản lý thuế;
- Tổ chức bộ máy quản lý thuế phù hợp;
7


- Khuôn khổ pháp luật về thuế đầy đủ, rõ ràng, minh bạch để thực hiện
và xác định rõ quyền và nghĩa vụ thuế của NNT;
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế.
Chức năng
quản lý thuế

Cơ quan
quản lý
thuế

1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.

Đăng ký thuế
Kê khai, tính thuế
Ấn định thuế
Thu nộp thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế
Cƣỡng chế thi hành
Xử lý vi phạm pháp luật thuế

Ngƣời nộp thuế
Tuân thủ thuế ngày
càng cao

Hình 1.2: Tác động theo chức năng của cơ quan quản lý thuế tới NNT
Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu
Quản lý thuế ln gắn với một quy trình nhất định. Quy trình quản lý
thuế là quá trình nhà quản lý thuế (chủ thể quản lý) sử dụng các chức năng
quản lý tác động tới khách thể quản lý (đối tƣợng nộp thuế - ngƣời nộp thuế)
nhằm đạt đƣợc các mục tiêu quản lý. Hình 1.2 cho thấy chức năng quản lý
thuế bao gồm bốn nhóm cơ bản gắn với quy trình quản lý thuế, cụ thể nhƣ
sau:
- Nhóm chức năng hoạch định nhƣ ban hành chính sách, lập kế hoạch,
chuẩn bị điều kiện thực hiện;
- Nhóm chức năng tổ chức nhƣ tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự, ra
quyết định, tổ chức hoạt động;
- Nhóm chức năng chỉ đạo nhƣ hƣớng dẫn, phối hợp, điều chỉnh quá
trình thực hiện kế hoạch;
- Nhóm chức năng kiểm tra bao gồm đo lƣờng, so sánh, đánh giá,

cƣỡng chế thi hành, đúc rút kinh nghiệm, khen thƣởng, chuẩn bị cho chu kỳ
quản lý tiếp theo.
8


Quản lý thuế - một lĩnh vực quản lý hành chính cơng của nhà nƣớc.
Quản lý thuế của nhà nƣớc đƣợc nhiều tác giả khái niệm hoá:
“Quản lý thu thuế là quản lý việc thực thi và đảm bảo thực thi các chính
sách thuế hay là việc thực hiện quyền hành pháp và tƣ pháp của Nhà nƣớc
trong lĩnh vực thuế” [8, tr.18].
“Quản lý thu thuế là quá trình tổ chức thực thi các luật thuế là việc định
ra một hệ thống các tổ chức, phân công các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ hữu hiệu trong việc
thực thi luật thuế nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra trong điều kiện môi trƣờng
luôn biến động” [10, tr.11].
Theo Luật Quản lý thuế (Việt Nam), “quản lý thuế là quá trình thực thi
các chức năng quản lý từ quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn
định thuế; quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; quản lý xố nợ tiền thuế,
tiền phạt; quản lý thơng tin về ngƣời nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; cƣỡng
chế thi hành các quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật thuế và
giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế” [14, tr.10].
Tổng hợp lại có thể thấy quản lý thuế có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Quản lý thuế mang tính quyền lực Nhà nƣớc và đƣợc bảo đảm bằng
pháp luật. Nhà nƣớc dùng quyền lực để bảo đảm nguồn thu thuế cho NSNN.
- Quản lý thuế là quá trình đảm bảo thực thi các chính sách thuế, do vậy

đây là q trình thực hiện quyền hành pháp và tƣ pháp về thuế. Quản lý thuế
bao gồm những hoạt động trong bộ máy nhà nƣớc, thuộc lĩnh vực hành pháp
và tƣ pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp, với các chức năng và quyền hạn
do luật định, nhằm đảm bảo thực hiện chính sách thuế đã đƣợc cơ quan có

thẩm quyền thơng qua.
- Quản lý thuế gắn liền với cơ quan thuế - một tổ chức nhà nƣớc có tƣ
cách pháp nhân cơng quyền. Chủ thể quản lý thuế trực tiếp là cơ quan quản lý
thuế các cấp đƣợc nhà nƣớc giao trách nhiệm và quyền hạn trực tiếp thu thuế.

9


Đối tƣợng quản lý là NNT có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của
các luật thuế.
* Mục tiêu của quản lý thuế: Quản lý thuế nhằm các mục tiêu sau:
Thứ nhất, đảm bảo lợi ích quốc gia, thực thi tốt pháp luật thuế; đảm bảo
quản lý thuế công bằng, minh bạch và hiệu lực, hiệu quả theo các chuẩn mực
quốc tế; phục vụ tốt NNT, tăng tính tự giác tuân thủ pháp luật về thuế của
NNT; đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhằm phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nƣớc.
Thứ hai, hiện đại hóa quản lý thuế phải đặt trong tổng thể chung của
chƣơng trình hiện đại hố quản lý ngành tài chính, phát huy đƣợc sức mạnh của
cả hệ thống tài chính trong q trình cải cách, hiện đại hố; hỗ trợ tốt q trình
cải cách hệ thống chính sách thuế, quản lý hải quan, quản lý kho bạc Nhà nƣớc,
hệ thống tin học của tồn ngành tài chính và các ngành có liên quan.
Thứ ba, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho NNT và giảm thiểu các thủ tục
hành chính khơng cần thiết. Qua đó, giảm nhẹ cơng việc, giảm chi phí quản lý
hành chính thuế, dần hình thành bộ máy quản lý thuế một cách hợp lý, gọn
nhẹ và hiệu quả.
Thứ tư, làm chuyển biến cách thức quản lý thuế nhằm hƣớng tới phù
hợp với xu thế của thời đại hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2. Bản chất quản lý thuế
Một hệ thống thuế có hiệu lực và hiệu quả khơng chỉ đƣợc quyết định
bởi tính tối ƣu của những sắc thuế mà còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động

quản lý thuế. Vì vậy, hầu hết các nƣớc đã và đang phát triển đang hƣớng sự
quan tâm đến việc hồn thiện quản lý thuế.
Theo đó, quản lý thuế là một hệ thống mở bao gồm tập hợp các yếu tố
có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác động qua lại với môi trƣờng. Quản
lý thuế nhận đầu vào, thơng qua q trình biến đổi tạo đầu ra [31, tr.11].
Ba yếu tố đầu vào trực tiếp xác định hoạt động quản lý thuế: (1) môi
trƣờng quản lý thuế; (2) nguồn lực; và (3) các yếu tố lịch sử. Yếu tố đầu vào
10


thứ tƣ là kết quả tác động của 3 nhóm đầu vào nói trên đó là chiến lƣợc quản
lý thuế bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, các mục tiêu, các kết quả chủ yếu và các
giải pháp, công cụ để đạt đƣợc các mục tiêu chiến lƣợc. Đầu vào đƣợc đƣa
vào quá trình biến đổi. Quá trình này bao gồm sự tác động của 4 nhân tố: (1)
các nhiệm vụ (các chức năng cụ thể đƣợc thực hiện để đạt mục tiêu quản lý
thuế); (2) sự sắp xếp tổ chức chính thức; (3) sự sắp xếp tổ chức phi chính thức
và văn hoá; và (4) các cá nhân nhân viên. Kết quả của quá trình biến đổi đƣợc
thể hiện ở cấp cá nhân, cấp đơn vị và cấp tổ chức. Các đầu ra của quản lý thuế
bao gồm: (1) các khoản thuế và phí, lệ phí thu đƣợc, số lƣợng bản khai thuế,
số NNT, số trƣờng hợp thanh tra thuế, thu nợ thuế; (2) đầu ra liên quan đến
dịch vụ hỗ trợ thuế, dịch vụ xử lý khiếu nại tố cáo thuế; và (3) đầu ra liên
quan đến quản lý nội bộ cơ quan thuế.
Việc đạt đƣợc mục tiêu của quản lý thuế phụ thuộc vào sự phù hợp
giữa các bộ phận trong mơ hình. Sự thay đổi của một nhân tố nào đó là
nguyên nhân dẫn đến những thay đổi ở những nhân tố khác, là cơ sở của sự
đổi mới quản lý thuế. Mục tiêu sẽ đạt đƣợc khi (a) chiến lƣợc quản lý thuế
một mặt phù hợp với mơi trƣờng và với nguồn lực, với tính lịch sử, mặt khác
phù hợp với kết quả quá trình biến đổi; (b) quá trình biến đổi phù hợp với
chiến lƣợc, với các yếu tố đầu ra mong muốn; và (c) bốn yếu tố của quá trình
biến đổi phù hợp với nhau. Bất kỳ lúc nào thiếu những sự phù hợp này thì

mục tiêu quản lý thuế sẽ khơng đạt đƣợc.
* Quan điểm NNT là khách hàng và sự thay đổi bản chất quản lý thuế
Mức độ đạt mục tiêu của quản lý thuế phụ thuộc vào sự tuân thủ thuế.
Từ đầu thế kỷ 21, chính phủ các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển và
các nƣớc đang trong giai đoạn chuyển đổi đang tiếp tục tìm kiếm những giải
pháp khả thi cho vấn đề quản lý thuế [38, tr.15].
Xuất phát từ những sự khơng phù hợp có thể xuất hiện giữa các yếu tố
đầu vào, đầu ra trên mà hiện nay, đổi mới quản lý thuế của các quốc gia trên
thế giới tập trung vào 10 hƣớng chủ yếu: (1) cải thiện tổ chức và nội bộ của
11


cơ quan thuế; (2) tăng cƣờng cơ sở pháp lý; (3) mở rộng cơ sở thuế bằng việc
khuyến khích các đối tƣợng đăng ký thuế tiềm năng; (4) tạo điều kiện tuân thủ
tự nguyện; (5) cải thiện khả năng truy cập thông tin từ các bản khai thuế của
NNT; (6) tăng cƣờng khai thác thông tin bên thứ ba; (7) phát triển khả năng
phân tích rủi ro những trƣờng hợp liên quan đến vi phạm luật thuế; (8) tăng
cƣờng thanh tra và khả năng cƣỡng chế; (9) tăng cƣờng khả năng phân tích tài
chính và gánh nặng thuế, xu hƣớng thu thuế, khoảng cách tuân thủ và những
tác động của sự thay đổi chính sách; và (10) chống tham nhũng.
Một trong những lý giải cho một hệ thống quản lý thuế yếu kém đó là
các chiến lƣợc và kế hoạch quản lý thuế không đảm bảo đƣợc sự phù hợp với
các yếu tố môi trƣờng. Quản lý thuế đối với NNT hoạt động trong một môi
trƣờng cực kỳ phức tạp bao gồm sự tác động qua lại một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp với nhiều yếu tố trong đó có NNT. Vì vậy, điều kiện để quản lý thuế
thành cơng là cơ quan thuế cần có những phản ứng phù hợp với những thay
đổi của NNT.
Có thể thấy rằng, những tiếp cận quản lý thuế truyền thống coi NNT là
đối tƣợng cai trị của cơ quan thuế. Nhƣng, các nghiên cứu hiện nay khi xem
xét cách tiếp cận để đổi mới quản lý thuế đã nhấn mạnh muốn đạt đƣợc sự

tuân thủ thuế cao, quản lý thuế cần phải xem xét NNT là khách hàng - một
yếu tố quan trọng thuộc môi trƣờng trực tiếp của cơ quan thuế. Yếu tố môi
trƣờng thống trị định hƣớng hoạt động quản lý thuế ở hầu hết các quốc gia là
khách hàng - NNT và mức độ tuân thủ nghĩa vụ thuế của họ. NNT là khách
hàng của cơ quan thuế và là một yếu tố môi trƣờng quan trọng nhất mà cơ
quan thuế phải quan hệ.
Từ những phân tích nói trên, chúng ta cần phải xem lại bản chất của
quản lý thuế:
- Theo quan điểm truyền thống NNT là đối tƣợng cai trị của cơ quan
thuế thì bản chất quản lý của nhà nƣớc là quản lý mệnh lệnh và cƣỡng chế. Từ
đó, những cải cách quản lý thuế tập trung vào những yếu tố bên trong nội bộ
12


cơ quan thuế nhằm tăng cƣờng năng lực của cơ quan này trong việc đảm bảo
nguồn thu từ NNT cho NSNN. Điều này làm xuất hiện nhiều hạn chế trong
quản lý thuế: (1) cơ quan thu thuế thiếu khả năng phản ứng với sự đa dạng về
hành vi tuân thủ thuế và nhu cầu của NNT, đặc biệt là tính không đồng nhất
của NNT; (2) sự trốn thuế tăng lên vƣợt quá sự kiểm soát của cơ quan thuế và
những ảnh hƣởng tiêu cực của nó lên NSNN; (3) gia tăng các hành vi quan
liêu hành chính của cơng chức thuế; và (4) nguồn lực của cơ quan thuế hạn
chế đặc biệt là nhân lực. Để giải quyết những bài toán này cơ quan thuế cần
đổi mới quản lý thuế bắt đầu từ đổi mới quan điểm về NNT và bản chất quản
lý thuế của Nhà nƣớc
- Với quan điểm mới, NNT là khách hàng, quản lý thuế của Nhà nƣớc
đối với DN hiện nay cần phải có sự thay đổi về bản chất - đó là quản lý sự
nộp thuế của DN, đảm bảo sự nộp thuế của DN một cách tự nguyện, đầy đủ
và kịp thời. Vì vậy, chiến lƣợc tập trung vào nội bộ cần đƣợc thay đổi sang
chiến lƣợc quản lý sự tuân thủ của DN. Và tất cả những hoạt động của cơ
quan thuế để đảm bảo DN tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế phải đƣợc xem là các

dịch vụ phục vụ khách hàng. Các dịch vụ cung cấp cho DN cần tạo ra sự thoả
mãn của DN ở mức cao nhất có thể. Mọi đặc điểm và yêu cầu của DN là cơ
sở cho những sự phản ứng của cơ quan quản lý thuế.
Sự thay đổi bản chất nói trên của quản lý thuế sẽ tác động trực tiếp đến
các chiến lƣợc và các hoạt động quản lý thuế đối với DN. Để phù hợp với
những thách thức và cơ hội từ DN và cuối cùng là đạt đƣợc sự tuân thủ thuế
cao nhất, các cơ quan quản lý thuế cần khai thác các chiến lƣợc cải thiện và
tăng cƣờng sự tuân thủ dựa trên phân tích sự tuân thủ, những yếu tố tác động
đến sự tuân thủ cũng nhƣ những thay đổi về hành vi tuân thủ của DN.
1.1.3. Nội dung quản lý thuế
Nội dung quản lý thuế là những hoạt động đã mà cơ quan thuế các cấp
phải thực hiện trong quá trình quản lý thuế. Nội dung quản lý thuế trả lời câu
hỏi các cơ quan quản lý thuế phải làm gì để đảm bảo sự tuân thủ thuế của
13


NNT. Quản lý thuế hiện nay đƣợc tổ chức theo một trong ba mơ hình hoặc là
kết hợp các mơ hình này bao gồm quản lý thuế theo chức năng, theo khách
hàng và theo sắc thuế. Cho dù đƣợc tổ chức theo mơ hình nào thì quản lý
thuế đều phải thực hiện các nội dung quản lý thuế.
Jit B.S.G. xác định nội dung cơ bản của quản lý thuế đối với NNT bao
gồm: (1) đăng ký thuế; (2) dịch vụ NNT; (3) xử lý các bản khai thuế và quyết
toán thuế; (4) thu thập thông tin về các giao dịch có khả năng chịu thuế; (5)
xử lý thơng tin; (6) phân tích rủi ro và lựa chọn các trƣờng hợp để thanh tra;
(7) thanh tra và điều tra thuế; (8) thu nợ thuế; (9) các vấn đề pháp lý và xét
xử; và (10) phân tích tài chính các kết quả hoạt động thu thuế [31, tr.45].
Tổ chức các nƣớc phát triển (OECD) cho rằng việc phân tích nội dung
quản lý thuế là để xem xét phạm vi của sự thay đổi nhằm đáp ứng mục tiêu
quản lý thuế. Các hoạt động liên quan đến quản lý thuế theo OECD bao gồm
2 nhóm hoạt động [36, tr.15]:

• Các hoạt động xử lý giao dịch nhƣ đăng ký thuế, xử lý bản khai thuế,
thu thập thơng tin về các giao dịch có khả năng chịu thuế.
• Các hoạt động đảm bảo sự tuân thủ thuế của DN nhƣ các hoạt động
giáo dục, tƣ vấn, kiểm toán, thanh tra, ngăn chặn.
Theo Luật quản lý thuế, quản lý thuế bao gồm các nội dung [14, tr.10]:
(1) quản lý đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; (2) quản lý hoàn
thuế, miễn thuế, giảm thuế; (3) quản lý xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; (4) quản lý
thông tin về NNT; (5) kiểm tra, thanh tra thuế; (6) cƣỡng chế thi hành các
quyết định hành chính thuế; (7) xử lý vi phạm pháp luật thuế; và (8) giải
quyết khiếu nại tố cáo.
Hiện nay, để thực hiện mục tiêu quản lý thuế là đạt đƣợc sự tuân thủ
cao nhất của NNT, quản lý thuế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã và
đang thực hiện phƣơng thức quản lý thuế hiện đại theo hệ thống tự khai tự
nộp (TKTN) và tự chịu trách nhiệm.
Theo phƣơng thức này, các DN tự đánh giá và kê khai khoản thuế phải
14


nộp vào các bản kê khai thuế trên cơ sở các kết quả kinh doanh trong kỳ theo
nghĩa vụ và quy định của pháp luật và tự thực hiện nộp số thuế đã kê khai vào
NSNN [36, tr.50]. Nhƣ vậy, đặc trƣng của hệ thống TKTN là DN chứ không
phải cơ quan thuế có trách nhiệm kê khai và đánh giá các khoản thuế phải
nộp. Phƣơng thức này yêu cầu DN kiểm soát dữ liệu thuế để thể hiện sự tuân
thủ tự nguyện và đáng tin cậy bằng việc lƣu giữ sổ sách, tính tốn thuế và kê
khai các bản khai thuế. Phƣơng thức TKTN cũng yêu cầu cơ quan thuế tập
trung vào kiểm tra công chức thuế để loại trừ hoặc tối thiểu hố q trình
cơng chức thuế đánh giá thuế, bóp nghẹt sự tuân thủ tự nguyện của DN. Lợi
ích của hệ thống TKTN đƣợc nhìn nhận dƣới hai dạng lợi ích, lợi ích của DN
và lợi ích của cơ quan thuế:
Lợi ích của DN bao gồm (1) tăng cƣờng tính tự chủ của DN khi thực

hiện nghĩa vụ thuế bằng việc uỷ quyền cho DN thực hiện chức năng tự đánh
giá và kê khai thuế, tự nộp thuế [32, tr.7]; (2) giảm gánh nặng về thủ tục hành
chính cho DN khi thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế; (3) tác động tích
cực đến yếu tố tâm lý của DN thông qua giảm tần suất và sức ép của hoạt
động thanh tra thuế; (4) giảm chi phí tuân thủ thuế, tác động vào yếu tố kinh
tế của sự tuân thủ; và (5) thúc đẩy sự nộp thuế đầy đủ và đúng hạn.
Lợi ích đối với cơ quan thuế bao gồm (1) giảm gánh nặng công việc
quản lý thuế bằng uỷ quyền cho NNT thực hiện công việc kê khai thuế và tự
kiểm tra, tự chịu trách nhiệm [37, tr.37]; (2) cơ quan thuế có điều kiện chun
mơn hố vào các chức năng quản lý thuế khác nhƣ hỗ trợ, tuyên truyền nâng
cao ý thức tuân thủ của NNT; (3) ít tốn kém chi phí quản lý thu thuế đặc biệt
là quản lý thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN) do loại trừ đƣợc chức năng kê khai đánh giá thuế và tập trung thanh
tra có trọng điểm đối với một số trƣờng hợp có xác suất rủi ro trốn thuế cao;
và (4) giảm thiểu sự tiếp xúc, thoả hiệp, thƣơng lƣợng giữa cơ quan thuế và
khách hàng, hiệu quả trong việc chống tham nhũng.
Thực hiện quản lý thuế đối với DN theo phƣơng thức TKTN, cơ quan
15


quản lý thuế ở nhiều quốc gia đã đổi mới các chính sách quản lý thuế nhƣ hỗ
trợ, tƣ vấn tuyên truyền và giáo dục; thanh tra thuế; cƣỡng chế thuế, đồng thời
hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý thuế và hiện đại hoá quản lý thuế với sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin.
1.1.4. Phương thức quản lý thuế và mối quan hệ với tính tuân thủ của NNT
Nhƣ đã đề cập ở phần bản chất của quản lý thuế: Quản lý thuế truyền
thống coi NNT là đối tƣợng quản lý của cơ quan thuế, nhƣng các nghiên cứu
quản lý thuế hiện nay khi xem xét cách tiếp cận để đổi mới quản lý thuế đã
nhấn mạnh muốn đạt đƣợc hiệu lực quản lý thuế cần phải xem xét NNT là
khách hàng của cơ quan thuế. Hoạt động của cơ quan thuế cũng nhƣ hoạt

động kinh doanh, tất cả những hoạt động để đảm bảo NNT tuân thủ tốt nghĩa
vụ thuế phải đƣợc xem là các dịch vụ phục vụ khách hàng. Sự phát triển của
nền kinh tế với sự đa dạng của NNT tạo ra sức ép lớn hơn đối với nhiệm vụ
quản lý thuế trong việc tạo điều kiện và kiểm soát sự tuân thủ của NNT.
Chính vì vậy, phƣơng thức quản lý thuế mới tăng trách nhiệm cho NNT, tạo
điều kiện cho NNT tự chủ tự chịu trách nhiệm theo cơ chế TỰ KHAI - TỰ
TÍNH - TỰ NỘP, thay thế cho phƣơng thức quản lý thuế truyền thống (CÁN
BỘ THUẾ CHUYÊN QUẢN).
Phƣơng thức quản lý thuế theo mơ hình TKTN đƣợc xây dựng trên nền
tảng sự tuân thủ của NNT đƣợc cụ thể bằng việc NNT tự thực hiện các nghĩa
vụ mà luật quy định và cơ quan thuế đƣợc tổ chức và thực hiện các biện pháp
quản lý thuế phù hợp với nguyên tắc đó (quản lý theo chức năng). Nền tảng
của phƣơng thức quản lý thuế theo mơ hình TKTN là tính tuân thủ của NNT.
Điều kiện để NNT thực hiện tự khai - tự nộp là:
- NNT phải hiểu biết nghĩa vụ thuế của mình;
- Thủ tục thuế cần đơn giản nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho NNT thực
hiện các nghĩa vụ;

16


- Cơ quan thuế cần có hệ thống xử phạt (các biện pháp chế tài) nghiêm
khắc và một hệ thống cƣỡng chế hiệu quả nhằm ngăn chặn và răn đe, hƣớng
NNT về sự tuân thủ;
- Cơ quan thuế phải có bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế đủ mạnh và hiệu
quả, làm cho NNT nhận thức đƣợc rằng các trƣờng hợp không tuân thủ sẽ bị
phát hiện và bị xử phạt nặng.
Phƣơng thức quản lý thuế theo mơ hình TKTN có đặc trƣng sau:
- Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và nhất là trách nhiệm về hành vi
đƣợc qui định rõ ràng cho cả hai phía là cơ quan thuế và NNT;

- Dân chủ trong quan hệ giữa cơ quan thuế và NNT;
- Cơ quan thuế không can thiệp và không làm thay trách nhiệm của NNT;
- Cơ quan thuế chuyển đổi từ việc chủ yếu dùng quyền lực để quản lý
sang lấy hỗ trợ làm chính. Đây là nền tảng cho một cuộc cải cách toàn diện hệ
thống quản lý thuế;
- Chế độ kiểm tra của cơ quan thuế chuyển từ "tiền kiểm" (kiểm tra
trƣớc) sang "hậu kiểm" (kiểm tra sau). Tức là chuyển sang quản lý thuế theo
cách thức quản lý rủi ro theo nhóm NNT.
Hình 1.3 mơ tả sự tuân thủ thuế của NNT trong cơ chế TKTN, cụ thể:
- Tuân thủ về đăng ký thuế: Mức độ tuân thủ về đăng ký thuế đƣợc thể
hiện ở việc chấp hành quy định về đăng ký thuế. Đó chính là thực hiện đăng
ký có đúng mẫu biểu quy định khơng, có đăng ký thuế đúng thời hạn quy định
không và những đối tƣợng thuộc diện phải đăng ký thuế có đăng ký đầy đủ
khơng …
- Tn thủ về khai thuế, tính thuế: Mức độ tuân thủ về khai thuế là đề
cập đến việc kê khai trung thực các khoản doanh thu, thu nhập, sản lƣợng liên
quan đến thuế trực thu hay thuế gián thu; có nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn và
đầy đủ hay không. Tuân thủ trong khai thuế có thể đƣợc phát hiện trong q
trình tiếp nhận hồ sơ khai thuế, kiểm tra hồ sơ khai thuế và kế toán thuế.

17


Đăng ký thuế
Cơ quan
quản lý thuế

Khai thuế, tính thuế

Ngƣời

nộp thuế

Nộp thuế

Hình 1.3: Mối quan hệ trong sự tuân thủ của ngƣời nộp thuế
Nguồn: Tác giả tự mô phỏng
- Tuân thủ trong nộp thuế: Mức độ tuân thủ trong nộp thuế là đề cập đến
việc nộp thuế đúng hạn. Mức độ tuân thủ này đƣợc định nghĩa là tỉ lệ giữa số
nghĩa vụ thuế đƣợc nộp đúng hạn so với toàn bộ nghĩa vụ thuế của NNT.
Tóm lại, quản lý thuế nhằm làm cho sự tuân thủ thuế của NNT ngày
càng cao và tạo ra mức độ thỏa mãn cho NNT cao dần.
1.2. Quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của ngƣời nộp thuế
1.2.1. Quan niệm về tính tuân thủ của người nộp thuế
Mục tiêu chính của quản lý thuế là thu thuế và các khoản phải thu khác
phù hợp với luật pháp đồng thời vẫn đảm bảo củng cố đƣợc niềm tin của
NNT vào hệ thống thuế và quản lý thuế. Mọi hành vi của NNT dù là sơ ý,
khơng cẩn thận, hay hành vi cố tình trốn thuế hoặc là sự yếu kém trong quản
lý thuế đều cho thấy việc không tuân thủ pháp luật là không thể tránh khỏi.
Do đó, cơ quan thuế cần có chiến lƣợc và chƣơng trình để đảm bảo rằng việc
khơng tn thủ pháp luật về thuế đƣợc giảm tới mức tối thiểu. Tuy nhiên,
trƣớc khi cơ quan ra quyết định thực hiện các chƣơng trình hành động để
nâng cao tính tn thủ của NNT thì cần phải hiểu thế nào là tính tuân thủ,
những yếu tố ảnh hƣởng đến tính tuân thủ, những phƣơng pháp nào để đo
lƣờng và đánh giá mức độ tuân thủ.
Theo quan niệm quốc tế: Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức
độ NNT chấp hành nghĩa vụ thuế đƣợc quy định trong luật thuế [33, tr.3].

18



×