Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 01 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN VIỆT DŨNG

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN VIỆT DŨNG

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIẾT LỘC

Hà Nội – 2015


CAM KẾT
Tôi xin cam kết bản luận văn: “Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh
nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu
tự lực của cá nhân tôi, không sao chép một phần hoặc toàn bộ luận văn nào khác.
Tôi xin lƣu ý rằng các thông tin trong luận văn cần đƣợc giữ bí mật và tiết lộ
cho bất cứ bên thứ ba nào khác.
Kính trình hội đồng Khoa học xem xét và đánh giá bản kết quả học tập và
luận văn Thạc sỹ để cấp bằng cho tôi. Bản thân tôi cũng thƣờng xuyên nghiên cứu,
cập nhật kiến thức mới để xứng đáng là một Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn Viết Lộc là ngƣời
trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn
này. Nếu không có sự chỉ bảo và hƣớng dẫn nhiệt tình, những tài liệu phục vụ
nghiên cứu và những lời động viên khích lệ của thầy thì luận văn này không thể
hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến nhà trƣờng, khoa và các ban ngành đoàn thể của
trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Xin trân trọng cảm ơn các lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên của Sở Thông
tin và Truyền thông Hà Nội, Phòng Văn hóa – Thông tin các Quận/Huyện/Thị xã,
BQL Khu Công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy và các doanh nghiệp công nghệ

thông tin trên địa bàn thành phố Hà giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, cung cấp
các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã
hết lòng ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, động
viên tôi vƣợt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống để tôi có thể yên tâm
thực hiện ƣớc mơ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn.


TÓM TẮT
Văn hóa doanh nghiệp là một loại tài sản vô hình đóng vai trò quan trọng
trong quá trình định hình tầm nhìn, sứ mệnh và xây dựng thƣơng hiệu của mỗi doanh
nghiệp. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
cung cấp dịch vụ tăng thêm uy tín sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
Với sự bùng nổ của công nghệ, trong khoảng 20 năm trở lại đây, các doanh
nghiệp công nghệ thông tin phát triển với số lƣợng lớn. Trong tổng số doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội,
doanh nghiệp công nghệ thông tin vừa và nhỏ chiếm tới 90% nhƣng thị phần của các
doanh nghiệp này lại không nhiều. Từ đây đặt ra vấn đề phải chăng các doanh nghiệp
công nghệ thông tin chƣa chú trọng đến xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
với đặc trƣng nghề nghiệp?
Đề tài “Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông
tin trên địa bàn thành phố Hà Nội” đƣợc tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực
trạng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ
thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, đánh giá việc xây dựng và phát triển
văn hóa doanh nghiệp đã phù hợp chƣa, mong muốn trong tƣơng lai về văn hóa
doanh nghiệp của doanh nghiệp là gì? Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm
kiện toàn quy trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp cho các doanh
nghiệp công nghệ thông tin tại Hà Nội. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp phát triển
bền vững và có đƣợc sức cạnh tranh trong tƣơng lai và phát triển thƣơng hiệu doanh

nghiệp của mình trong nƣớc cũng nhƣ thị trƣờng quốc tế.


MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt ....................................................................................................... i
Danh mục bảng ..............................................................................................................ii
Danh mục hình ............................................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ........ 6
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................ 7
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 9
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 9
1.2.2. Công nghệ thông tin và Doanh nghiệp công nghệ thông tin ............... 13
1.2.3. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp.................................................... 23
1.2.4. Quy trình xây dựng và phát triển VHDN ............................................. 44
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................. 52
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng ...................................................... 52
2.1.1. Phương pháp kế thừa, khảo cứu tư liệu, quan sát ............................... 52
2.1.2. Phương pháp khảo sát, phỏng vấn, phương pháp chuyên gia ............. 52
2.1.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu............................................ 53
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu................................................ 53
2.3. Mô hình, các chỉ tiêu nghiên cứu và công cụ đƣợc sử dụng ....................... 53
2.3.1. Mô hình và các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................... 53
2.3.2. Thiết kế công cụ.................................................................................... 59
2.4. Mô tả quá trình điều tra, tính toán, lựa chọn đơn vị phân tích .................... 60
2.4.1. Lựa chọn đơn vị phân tích.................................................................... 60
2.4.2. Lựa chọn mẫu điều tra ......................................................................... 61
2.5. Phƣơng pháp phân tích số liệu .................................................................... 62

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ... 63


3.1. Tổng quan chung về CNTT và các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn TP Hà Nội63
3.1.1. Công nghiệp phần mềm và dịch vụ ...................................................... 63
3.1.2. Công nghiệp nội dung số và dịch vụ .................................................... 64
3.1.3. Công nghiệp phần cứng và dịch vụ ...................................................... 64
3.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn
TP Hà Nội ........................................................................................................... 66
3.2.1. Về mô hình văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp CNTT ........ 66
3.2.2. Về mức độ nhận biết các yếu tố văn hóa doanh nghiệp của các đối
tượng liên quan .............................................................................................. 69
3.3. Đánh giá về thực trạng văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp CNTT
trên địa bàn TP Hà Nội ....................................................................................... 78
3.3.1. Điểm đạt được ...................................................................................... 78
3.3.2. Hạn chế, tồn tại ................................................................................... 79
3.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 82
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CNTT TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................................................................................... 84
4.1. Quan điểm định hƣớng về phát triển CNTT đến 2020, tầm nhìn 2030....... 84
4.1.1. Quan điêm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ............................................. 84
4.1.2. Định hướng, mục tiêu của Thành phố Hà Nội ..................................... 85
4.1.3. Gợi ý về định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp CNTT Việt Nam .... 87
4.2. Giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp của các DN CNTT trên địa bàn
TP Hà Nội. .......................................................................................................... 89
4.2.1 Giải pháp từ môi trường vĩ mô .............................................................. 89
4.2.2 Giải pháp từ nội tại các doanh nghiệp.................................................. 92
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 108
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Kí hiệu

Nguyên nghĩa

1

CNTT

2

CNCNTT

3

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

4

VHDN


Văn hoá doanh nghiệp

Công nghệ thông tin
Công nghiệp công nghệ thông tin

i


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1

Phân loại doanh nghiệp theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP

19

2

Bảng 1.2


Số lƣợng doanh nghiệp CNTT trên địa bàn TP Hà Nội

21

3

Bảng1.3

Phân loại Doanh nghiệp CNTT theo doanh thu

22

4

Bảng 1.4

Tổng Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký hoạt động lĩnh
vực CNTT

23

Tổng hợp kết quả khảo sát nhận dạng mô hình văn
5

Bảng 3.1

hoá doanh nghiệp của các doanh nghiệp CNTT trên

67


địa bàn Hà Nội
6

Bảng 3.2

Kết quả khảo sát mức độ nhận biết về kiến trúc hữu hình

69

7

Bảng 3.3

Kết quả khảo sát mức độ nhận về logo, slogan

71

8

Bảng 3.4

9

Bảng 3.5

10

Bảng 3.6

11


Bảng 3.7

Kết quả khảo sát mức độ nhận biết về các hoạt động
lễ hội, truyền thống
Kết quả khảo sát mức độ nhận biết sứ mệnh, tầm
nhìn, mục tiêu
Kết quả khảo sát mức độ nhận biết về giá trị cốt lõi
Kết quả khảo sát mức độ nhận biết về các quy định,
các tiêu chuẩn, chuẩn mực trong công việc

72

73
74
75

Kết quả khảo sát mức độ nhận biết theo cấp độ thứ
12

Bảng 3.8

ba của VHDN tại các doanh nghiệp CNTT trên địa

76

bàn Hà Nội
13

Bảng 4.1


Mục tiêu về cơ cấu nhóm sản phẩm

86

14

Bảng 4.2

Dự báo chỉ tiêu công nghiệp CNTT Hà Nội năm 2020

87

ii


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

Nội dung

1

Hình 1.1

Lãnh đạo và sự phát triển Văn hóa doanh nghiệp


31

2

Hình 1.2

Các dạng văn hóa doanh nghiệp

38

3

Hình 1.3

Cấu trúc VHDN theo Edgar H. Schein

42

4

Hình 1.4

Quy trình phát triển văn hóa doanh nghiệp

45

5

Hình 1.5


Mô hình văn hóa tổ chức của Denison

49

6

Hình 1.6

Mối quan hệ giữa VHDN với Tổ chức

50

7

Hình 2.1

Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp theo Edgar H.Schein

57

8

Hình 2.2

Các nhóm đối tƣợng khảo sát

60

9


Hình 3.1

Kết quả khảo sát nhận dạng mô hình văn hoá doanh
nghiệp của các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội

iii

Trang

67


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Về tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa là một lĩnh vực đa dạng và phức tạp. Có rất nhiều công trình nghiên
cứu về văn hóa của nhiều tác giả khác nhau đƣa ra nhiều khái niệm, các nội dung,
các giá trị của văn hóa và cách thức phát triển của văn hóa nhƣ thế nào. Lý luận và
thực tiễn đã chứng minh, việc phát huy đúng và có hiệu quả các giá trị của văn hóa
vào hoạt động của doanh nghiệp là những nhân tố đảm bảo sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhƣ một cơ chế sống là vì con ngƣời làm cho doanh nghiệp
hoạt động và hình thành nề nếp đã mang lại ý nghĩa và mục đích cho hoạt động của
tổ chức. Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, chuẩn mực, kinh nghiệm, cá
tính và bầu không khí của doanh nghiệp mà khi liên kết với nhau tạo thành “phƣơng
thức mà chúng ta hoàn thành công việc đó”. Thực chất, văn hoá doanh nghiệp là cơ
chế tƣơng tác với môi trƣờng.
Mỗi doanh nghiệp đều có một nề nếp tổ chức định hƣớng cho phần lớn công
việc trong nội bộ. Nó ảnh hƣởng đến phƣơng thức quyết định của nhà quản trị, quan
điểm của họ đối với những chiến lƣợc và điều kiện môi trƣờng của doanh nghiệp.

Nề nếp đó có thể là nhƣợc điểm gây ra các cản trở cho việc hoạch định và thực hiện
chiến lƣợc hoặc là ƣu điểm thúc đẩy các hoạt động đó. Các doanh nghiệp có nề nếp
mạnh, tích cực có nhiều cơ hội để thành công so với các doanh nghiệp có nề nếp
yếu kém hoặc tiêu cực.
Đối với doanh nghiệp điều hết sức quan trọng là làm sao xây dựng đƣợc một
nề nếp tốt khuyến khích nhân viên tiếp thu đƣợc các chuẩn mực đạo đức. Nếu nề
nếp tạo ra đƣợc tính linh hoạt và khuyến khích việc tập trung chú ý đến các điều
kiện bên ngoài thì sẽ tăng cƣờng khả năng của doanh nghiệp thích nghi với các biến
đổi môi trƣờng. Một trong các bộ phận chính của các nhà quản trị là phải hình thành
đƣợc các giá trị phẩm chất của chức bằng cách hƣớng sự lƣu tâm chú ý của nhân
viên vào những điều kiện quan trọng.

1


Văn hóa doanh nghiệp là một loại tài sản vô hình đóng vai trò quan trọng
trong quá trình định hình tầm nhìn, sứ mệnh và xây dựng thƣơng hiệu của mỗi doanh
nghiệp. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
cung cấp dịch vụ tăng thêm uy tín sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Trong nền kinh tế
thị trƣờng, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết và gặp
không ít khó khăn. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, đây chính là sức mạnh cạnh
tranh của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi
yếu tố văn hoá, tri thức thì khó có thể đứng vững đƣợc. Bất kỳ tổ chức nào cũng phải
có văn hoá mới trƣờng tồn đƣợc. Do đó, để khẳng định vị thế của mình, mỗi doanh
nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hóa riêng. Văn hóa kinh doanh đƣợc coi
là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng hình ảnh, thƣơng hiệu và tạo nên thành
công của doanh nghiệp trong môi trƣờng kinh doanh hiện nay.
Nhiều tác giả cho rằng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã trở thành một
phần không thể thiếu đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc xây dựng văn hóa
doanh nghiệp làm tăng khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệp có sức mạnh nội tại để

có thể vƣợt qua khó khăn và khủng hoảng, giữ chân đƣợc nhân lực chất lƣợng cao.
Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ cũng chú trọng tới việc phát triển
văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên điều này mới chỉ đƣợc thể hiện trong một số văn
bản quy phạm pháp luật, đến thời điểm này vẫn chƣa có một chính sách cụ thể nào
hƣớng dẫn các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Hầu hết các doanh
nghiệp lớn đều tự nghiên cứu và đƣa ra các chủ trƣơng, chính sách để phát triển văn
hóa doanh nghiệp cho riêng mình.
Hiện nay, các công ty lớn đều có văn hóa doanh nghiệp phát triển mạnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các tập đoàn kinh tế lớn trong nƣớc nhƣ VINGROUP,
HUD, VINAMILK…. là những đơn vị có văn hóa doanh nghiệp phát triển rất
mạnh, trong những năm qua, nền kinh tế thế giới và trong nƣớc gặp khủng hoảng
nhƣng các đơn vị này luôn phát huy đƣợc sức mạnh nội tại, vƣợt qua khó khăn và
vƣơn lên trở thành đầu tầu, kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp khác.

2


Với sự bùng nổ của công nghệ, trong khoảng 20 năm trở lại đây, các doanh
nghiệp công nghệ thông tin phát triển với số lƣợng lớn. Trong tổng số doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội,
doanh nghiệp công nghệ thông tin vừa và nhỏ chiếm tới 90% nhƣng thị phần của các
doanh nghiệp này lại không nhiều. Thực tiễn cho thấy, các doanh nghiệp có thị phần
và phát triển mạnh là các doanh nghiệp lớn, với văn hóa doanh nghiệp đƣợc quan
tâm, phát triển mạnh nhƣ FPT, CMC, MISA JSC, Tinh Vân, Viettel… từ đó đặt ra
vấn đề là phải chăng phần lớn các doanh nghiệp công nghệ thông tin chƣa chú trọng
tới việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp với những đặc trƣng nghề nghiệp?
Đề giải quyết vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Văn hóa doanh nghiệp
trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội" làm
đề tài nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Trƣờng
Đại học Kinh tế với mong muốn áp dụng kiến thức, kỹ năng đƣợc đào tạo vào việc

giải quyết vấn đề thực tiễn, giúp các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn
thành phố Hà Nội có đƣợc những lợi thế cạnh tranh để phát triển tốt hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm đề xuất một số gợi ý cho công tác xây
dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông
tin trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu :
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu, tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề xây
dựng văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
- Khảo sát thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp
công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3


- Đƣa ra, quan điểm định hƣớng và một số giải pháp, đề xuất việc xây dựng
văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
a, Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến văn hoá doanh
nghiệp.
Đối tƣợng nghiên cứu là các doanh nghiệp công nghệ thông tin, xoay quanh
việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
b, Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung : Nghiên cứu thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh
nghiệp công nghệ thông tin.

Về không gian : trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Về thời gian: nghiên cứu thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, số liệu từ tháng
6/2014 đến tháng 10/2014 và đề xuất các giải pháp có ý nghĩa từ nay đến năm 2020.
4. Đóng góp của luận văn.
Đề tài đƣợc nghiên cứu với mong muốn có một số đóng góp nhƣ sau :
- Nghiên cứu, tìm hiểu, hệ thống hóa một cách chi tiết các lý luận về vấn đề
văn hóa doanh nghiệp
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại
các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội. cc
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh
nghiệp tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì
luận văn gồm có 4 chƣơng nhƣ sau:
CHƢƠNG 1: Tổng quan tình hình nhiên cứu và cơ sở lý luận
CHƢƠNG 2: Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu

4


CHƢƠNG 3: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp công
nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội
CHƢƠNG 4: Định hƣớng và đề xuất một số giải pháp nâng cao văn hóa
doanh nghiệp của các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hà
Nội

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn
của các học giả , doanh nghiệp, các nhà quản lý . Có nhiều công trình nghiên cứu về
văn hóa doanh nghiệp của các tác giả nƣớc ngoài nhƣ: “Chinh phục các làn sóng
văn hóa” của Fons Trompenaars và Charles Hampden Turner; “Xây dựng văn hóa
doanh nghiệp, 7 bƣớc đến thành công” của tác giả Andrian Gostick & Chester
Elton; Terrence E.Deal và Allan A.Kennedy, 1982 với Văn hoá tổ chức; Bản sắc
văn hóa doanh nghiệp của tác giả David H. Maister; Văn hoá doanh nghiệp và sự
lãnh đạo của tác giả Edgar H.Schein; Chẩn đoán và thay đổi văn hoá tổ chức: Dựa
trên khung giá trị cạnh tranh của Kim S.Cameron và Robbert E.Quinn; “Nghệ thuật
quản lý nh ững nguyên tắc để thu dụng và giữ đƣợc nhân viên giỏi nhất” của
Jefferey J.Fox,…
Năm chiều văn hóa Hofstede
Công trình nghine cứu của Hofstede về sự khác biệt văn hóa của cộng đồng
các quản lý công ty quốc tế. Nó giải thích sự khác biệt trong suy nghĩ của những
ngƣời ở các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới. Theo Hofstede thì có 4 chiều văn
hóa gồm có 1)Khoảng cách quyền lực(Power Distance - PD); 2) Chủ nghĩa cá
nhân(individualism- IDV); 3) Tâm lý né tránh(uncertainty avoidance index- UAI);
4)Nam tính(Masculinity-MAS).
Sau khi Hofstede đƣa ra 4 chiều văn hóa này, Micheak Harris Bond và các
đồng sự của mình nhận thấy rằng, nếu chỉ dựa vào 4 chiều văn hóa trên thì khó đánh
giá đƣợc sự khác biệt giữa văn hóa Châu Âu và Châu Á. Họ đã đƣa ra thêm chiều
Văn hóa thứ 5, ban đầu đƣợc gọi là “động lực Khổng Tử” (Confucian Dynamism).
Sau đó Hofstede đã đƣa thêm chiều này vào nghiên cứu ban đầu của mình với tên
gọi “định hƣớng dài hạn” (Long Term Orientation). Công trình của Greert Hofstede
là một thƣớc đo để đánh giá một nền văn hóa, so sánh với những nền văn hóa khác.

6



Bản sắc văn hóa doanh nghiệp của David H. Maister
Tác giả đƣa ra kết quả của cuộc nghiên cứu kết hợp những dữ liệu và chứng
cứ dựa trên những nhân tố đƣa đến sự thành công về tài chính. Khảo sát 139 văn
phòng của 29 công ty trên 15 quốc gia kinh doanh trên 15 mặt hàng với dịch vụ
khác nhau, với cùng một câu hỏi đơn giản: quan điểm của cá nhân có tƣơng quan
với sự thành công về tài chính hay không? Sau khảo sát, tác giả đƣa ra kết luận là có
sự tƣơng quan. Hầu hết các công ty thành công về tài chính đã làm tốt hơn những
công ty còn lại, hầu nhƣ trên mọi khía cạnh theo quan điểm của nhân viên và những
công ty có nhân viên phục vụ tốt này đƣợc đánh giá là sinh nhiều tiền lời hơn. Điều
này tác động mạnh hơn là những quan điểm đã mang đến những kết quả về tổ chức
và phần lớn không thể khác đƣợc.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập đến những nội dung rất sâu sắc
và toàn diện của văn hóa doanh nghiệp, sự giao thoa giữa các nền văn hóa doanh
nghiệp đƣợc các tác giả rất quan tâm và đề cập rất nhiều, hầu hết các tác giả đều cho
rằng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu và cần đƣợc coi trọng hàng
đầu để doanh nghiệp tồn tại đƣợc và tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng đƣợc rất
nhiều sự quan tâm của các tác giả và doanh nghiệp, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới
đến nay. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu của các tác giả về văn hóa
doanh nghiệp nhƣ: Văn hóa doanh nghiệp và triết lý kinh doanh của PGS.TS Đỗ
Minh Cƣơng, trong tác phẩm này, tác giả đã đƣa ra định nghĩa về VHDN và các cấu
trúc của nó. Tuy nhiên, tác giả tập trung nghiên cứu sâu vào các vấn đề triết lý kinh
doanh; Văn hóa Kinh doanh của PGS.TS Dƣơng Thị Liễu, đây là giáo trình văn hóa
kinh doanh giúp cho ngƣời đọc có những kiến thức chung nhất về Văn hóa kinh
doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức ứng dụng và phát triển các kiến thức
kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh; Tinh thần doanh nghiệp – Giá trị
định hướng của Văn hóa Kinh doanh Việt Nam của tác giả Trần Quốc Dân, tác giả


7


đã hệ thống một số vấn đề cơ bản về tinh thần doanh nghiệp, giá trị định hƣớng của
văn hóa kinh doanh, nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết phải khơi dậy và phát huy
tinh thần doanh nghiệp trong trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nƣớc. Qua những lý luận đó, tác giả đã nghiên cứu thực trạng của việc khơi
dậy và phát huy tinh thần doanh nghiệp của Việt Nam từ thời kỳ nhà nƣớc phong
kiến độc lập dân chủ cho đến nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa;
Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ Tìm về bản
sắc văn hóa Việt Nam của PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm; Nhân cách doanh nhân và
văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế của GS.TS
Phùng Xuân Nhạ; Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty của PGS.TS Nguyễn
Mạnh Quân; hay các công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Viết Lộc nhƣ Những
yếu tố tâm lý – xã hội cản trở đến văn hóa doanh nhân Việt Nam trên Tạp chí Kinh
tế phát triển, chuyên san tháng 6/2011, Tinh thần kinh doanh – cơ sở xây dựng hệ
giá trị văn hóa doanh nhân Việt Nam trên chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, tập
27,số 4 năm 2011 của tạp chí Khoa học – ĐHQG Hà Nộị hay Luận án tiến sĩ Quản
trị kinh doanh với đề tài Văn hóa doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế. Đặc biệt trong ngành CNTT tại Việt Nam hiện nay, có nhiều tác giả trẻ
nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp lớn nhƣ FPT, CMC,
MISA JSC… để làm khóa luận tốt nghiệp hay luận văn thạc sỹ của mình.
Các nghiên cứu trên đều cho thấy sự quan trọng của việc xây dựng văn hóa
doanh nghiệp, nhân tố sống còn để phát triển và tăng sức cạnh tranh trên thƣơng
trƣờng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên chƣa có tác giả nào nghiên cứu về xây
dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông
tin trên địa bàn thành phố Hà Nội để đƣa ra mô hình phát triển và quy trình triển
khai phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của các doanh nghiệp trên địa bàn thủ đô
Hà Nội.


8


1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,
liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời. Dƣới mỗi góc
nhìn và cách tiếp cận, mỗi tác giả nghiên cứu lại xem xét văn hóa ở những khía
cạnh khác nhau và có những khái niệm, định nghĩa khác nhau. Nhìn từ khái niệm
niệm rộng, mỗi xã hội nhất định đƣợc phân định rõ bằng văn hoá đặc sắc.
Tuy có nhiều khái niệm về văn hóa, về cơ bản, các nhà nghiên cứu thống
nhất những phạm trù thuộc văn hóa, cụ thể: Văn hoá là tập hợp giá trị, niềm tin,
hiểu biết chung, suy nghĩ và các chuẩn mực cho hành vi đƣợc thừa nhận chung bởi
tất cả thành viên của xã hội. Mỗi cá nhân khó có thể xác định rõ ràng chính xác văn
hóa là gì nhƣng có thể cảm nhận đó và cảm thấy nó. Văn hoá cung cấp sự định
hƣớng, hƣớng dẫn hành vi trong xã hội và đôi khi không thể nhận thấy đƣợc một
cách rõ ràng; và nó ảnh hƣởng một cách sâu sắc đến việc ra quyết định của mỗi cá
nhân trong xã hội đó.
Năm 1871, E.B. Tylor đƣa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa
rộng về tộc ngƣời học, nói chung gồm có tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác đƣợc con ngƣời chiếm
lĩnh với tƣ cách một thành viên của xã hội”. Tác giả Tylor đã đồng nhất khái niệm
văn hóa và văn minh là một; Theo đó, nội dung của văn hóa sẽ bao gồm tất cả
những lĩnh vực liên quan đến đời sống con ngƣời, từ tri thức, tín ngƣỡng đến nghệ
thuật, đạo đức, pháp luật… Đây là khái niệm đƣợc thừa nhận chung của nhiều
ngƣời khi định nghĩa cảm quan về khái niệm văn hóa – nó đã liệt kê hết mọi lĩnh
vực sáng tạo của con ngƣời.
Năm 1921, F. Boas đƣa ra định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng

tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành
nên một nhóm ngƣời vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với

9


môi trƣờng tự nhiên của họ, với những nhóm ngƣời khác, với những thành viên
trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”.
Năm 2002, UNESCO định nghĩa về văn hóa nhƣ sau: Văn hóa nên đƣợc đề
cập đến nhƣ là một tập hợp của những đặc trƣng về tâm hồn, vật chất, tri thức và
xúc cảm của một xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài
văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phƣơng thức chung sống, hệ thống giá trị,
truyền thống và đức tin..
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả kế thừa quan điểm tại định
nghĩa: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Về phân loại văn hóa, cũng căn cứ vào cách đánh giá và góc nhìn của mỗi
học giả, ta có sự phân chia về văn hóa bao gồm: Văn hóa tinh thần và văn hóa vật
chất; Văn hóa lý tƣởng và văn hóa thực tế; Phân theo loại hình văn hóa; Phân theo
đối tƣợng hình thành văn hóa;
Văn hóa có 3 đặc tính cơ bản gồm: Tính hệ thống, tính giá trị và tính lịch sử,
tính nhân sinh.
Tính hệ thống: Ngay trong định nghĩa đã thể hiện điều này. Nó giúp cho văn
hóa thực hiện đƣợc chức năng tổ chức xã hội, góp phần tăng sự ổn định của xã hội,
cung cấp cho xã hội phƣơng tiện cần thiết ứng phó với sự biến đổi của môi trƣờng
tự nhiên và bản thân nó trong quá trình vận hành.
Tính giá trị: đặc tính này thể hiện qua sự phân loại về văn hóa. Nếu chia văn
hóa theo chất liệu thì văn hóa có giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Theo ý nghĩa,
phân chia giá trị văn hóa thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ.

Theo thời gian, phân chia thành giá trị vĩnh cửu, giá trị nhất thời…
Tính lịch sử: Nó thể hiện ở chỗ văn hóa bao giờ cũng đƣợc hình thành từ
một quá trình và đƣợc tích lũy qua nhiều thế hệ. Chính đặc tính này tạo cho văn hóa
bề dày, chiều sâu. Trong quá trình vận động của xã hội, tính lịch sử giúp văn hóa tự
điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bổ lại các giá trị cho phù hợp với thực tiễn

10


đời sống. Tính lịch sử của văn hóa đƣợc duy trì bằng truyền thống văn hóa – với cơ
chế tích lũy, truyền đạt kinh nghiệm qua không gia và thời gian trong cộng đồng.
Đặc tính tồn tại thông qua chức năng giáo dục.
Tính nhân sinh: Văn hóa là một hiện tƣợng xã hội, là một sản phẩm xuất
phát từ hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Đặc tính này cho phép phân biệt văn hóa
với những giá trị tự nhiên chƣa mang dấu ấn của con ngƣời theo tiến trình lịch sử.
1.2.1.2. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là góc nhìn nhỏ của khía cạnh văn hóa. Nó đƣợc xem
xét trên một cộng đồng ngƣời nhỏ có sự tƣơng tác bởi các mối quan hệ trong doanh
nghiệp. Từ khái niệm về văn hóa đã đƣợc thừa nhận phần trên, định nghĩa văn hóa
doanh nghiệp đƣợc xem xét đến: Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do các cá nhân trong doanh nghiệp sáng tạo và
tích luỹ, kế thừa thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa các cá nhân đó với nhau và với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại văn hóa doanh nghiệp – có thể thấy, văn hóa doanh nghiệp khác
văn hóa nói chung ở tính hữu hình đối với các thành tựu văn hóa. Nếu nhƣ tác động
của văn hóa đem lại cho xã hội nói chung sẽ bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần
thì văn hóa doanh nghiệp mang lại chủ yếu giá trị tinh thần, từ đó, gián tiếp tác
động vào hiệu quả, giá trị vật chất thu đƣợc của doanh nghiệp. Từ nghiên cứu văn
hóa doanh nghiệp trên góc độ quản trị chiến lƣợc, trong phạm vi luận văn, tác giả
phân loại văn hóa doanh nghiệp với 03 loại hình chính, gồm: văn hóa mạnh và yếu;

văn hóa kém hiệu quả; văn hóa thích ứng.
Trong đó, văn hóa mạnh là: là một tổng thể có kết cấu thống nhất và mạnh
mẽ, bao gồm 2 mối quan hệ bên trong và bên ngoài có tác động qua lại với nhau.
Văn hóa yếu là: tồn tại bên trong nhiều văn hóa nhỏ, có ít các tiêu chuẩn, giá
trị và thói quen chung, truyền thống kinh nghiệm.
Văn hóa kém hiệu quả là: thƣờng áp dụng đối với dạng sử dụng văn hóa
doanh nghiệp với mục đích thống trị tƣ tƣởng. Phân tích sâu hơn đó là, tại các
doanh nghiệp đó các nhà quản trị tiến hành các quyết định theo hƣớng thống trị duy

11


nhất. Loại văn hóa này khiến cho doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự biến đổi
nhƣng bản thân văn hóa nội tại của doanh nghiệp lại khó biến đổi thích ứng. Văn
hóa đề cao các nhà quản trị nắm rõ về công tác quản lý hơn là các nhà quản trị hiểu
về sứ mạng, tầm nhìn, các chiến lƣợc, khả năng cạnh tranh, … Dạng khép kín,
không chịu tiếp thu học hỏi các chuẩn mực và phƣơng pháp khác bên ngoài tổ chức.
Văn hóa thích ứng là: Là loại hình văn hóa mà ở đó Các thành viên chia sẻ
những cảm nghĩ riêng để tổ chức có thể giải quyết bất cứ mối đe doạ nào, dễ dàng
tiếp thu và chấp nhận các tình huống nguy hiểm, sự thử nghiệm mới, sự đổi mới,
thay đổi các chiến lƣợc và thói quen nếu nhƣ cần thiết nhằm đáp ứng quyền lợi của
các bên liên quan.
Quy chiếu các đặc tính cơ bản của văn hóa đối với văn hóa doanh nghiệp có
thể thấy, tính hệ thống của văn hóa doanh nghiệp cũng đƣợc thể hiện thông qua các
biểu hiện của từng cá nhân trong tổ chức. Cụ thể là mo ̣i hiê ̣n tƣơ ̣ng , sƣ̣ kiê ̣n thuô ̣c
nề n văn hóa c ủa một doanh nghiệp đề u có liên quan mâ ̣t thiế t với nhau . Theo đó,
văn hóa doanh nghiệp đƣợc coi nhƣ là sự phức hợp tri thƣ́c, tín ngƣỡng, nghê ̣ thuâ ̣t,
đa ̣o đƣ́c , luâ ̣t pháp , phong tu ̣c , cũng nhƣ mọi khả năng và thói quen khác mà các
thành viên trong doanh nghiệp tiế p thu đƣơ ̣c t ừ giá trị cốt lõi có đƣợc từ doanh
nghiệp đó.

Tính lịch sử: Văn hóa doanh nghiệp đƣợc hình thành, xây dựng và điều chỉnh
dựa trên nguyên tắc cơ bản của nhà quản trị, chịu tác động của văn hóa dân tộc, luật
pháp; kế thừa, tham khảo từ các mẫu khác và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác
hoặc từ lớp nhân viên nọ đến lớp nhân viên kia. Tính lịch sử thƣờng biểu hiện ở các
nội dung nhƣ nhân viên mới vào thừa kế các giá trị đồng thời phải tuân theo, học
cách thích ứng dần với văn hóa doanh nghiệp đã và đang tồn tại.
Tính giá trị: Nhƣ đã nói ở trên, văn hóa doanh nghiệp khác với văn hóa nói
chung ở việc mang lại giá trị tinh thần lớn. Từ việc xác định chiến lƣợc, hoạt động
và phƣơng thức quản trị, hình thành các mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh… thúc đẩy
tinh thần hoạt động của những ngƣời đang tồn tại tại văn hóa doanh nghiệp đó để

12


đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng thông qua những chỉ số, những hoạt động về tăng
trƣởng, doanh số, phát triển…
Cuối cùng, đặc tính nhân sinh lúc này với quy mô nhỏ hơn. Nó không còn sử
dụng đơn thuần giữa những giá trị văn hóa do con ngƣời xây dựng nên với những
giá trị có đƣợc từ tự nhiên hoang sơ. Đặc tính nhân sinh sẽ xác định tính khác biệt
giữa từng văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Nó đƣợc đánh giá bằng việc mục tiêu
hƣớng đến, sứ mệnh hƣớng đến của doanh nghiệp có “vị nhân sinh hay không”.
Đồng thời, trong quá trình phát triển, đối với từng thời kỳ, thời điểm quan trọng,
đặc tính nhân sinh của văn hóa doanh nghiệp sẽ là yếu tố then chốt để ngƣời lãnh
đạo cũng nhƣ bản thân doanh nghiệp quyết định đƣợc dạng văn hóa doanh nghiệp,
chiến lƣợc nào để áp dụng tăng cƣờng văn hóa doanh nghiệp. Theo đó, nó mang dấu
ấn lịch sử của những ngƣời đã từng là lãnh đạo của doanh nghiệp đó.
1.2.2. Công nghệ thông tin và Doanh nghiệp công nghệ thông tin
1.2.2.1. Công nghệ thông tin
Công nghệ Thông tin (CNTT)(Information Technology hay là IT) là một
nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lƣu

trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
CNTT là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ
phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình
nhƣng lại không giới hạn một số thứ nhƣ các quy trình và cấu trúc dữ liệu. Tóm lại,
bất cứ thứ gì mà biểu diễn dữ liệu, thông tin hay tri thức trong các định dạng nhìn
thấy đƣợc, thông qua bất kỳ cơ chế phân phối đa phƣơng tiện nào thì đều đƣợc xem
là phần con của lĩnh vực CNTT. CNTT cung cấp cho các doanh nghiệp bốn nhóm
dịch vụ lõi để giúp thực thi các chiến lƣợc kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh
doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.
Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trƣớc, Việt Nam đã có những
định nghĩa cơ bản về ngành này. Theo đó, CNTT là tập hợp các phương pháp
khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy
tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động

13


của con người và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho hoạt động cải cách trong
quản lý Nhà nƣớc, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các
hoạt động kinh tế - xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của
nhân dân. CNTT đƣợc phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện tử
- Tin học - Viễn thông và tự động hoá.
Trên thế giới, các lĩnh vực chính của CNTT đƣợc phân chia đơn giản thành
quá trình tiếp thu, xử lý, lƣu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và
thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông.
Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của CNTT nhƣ: các tiêu chuẩn Web thế
hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy
mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển trên thế giới hiện nay tập
trung chủ yếu trong ngành khoa học máy tính.

* Vai trò của CNTT đối với đời sống xã hội
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của
CNTT. CNTT đã ở một bƣớc phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin,
luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Mọi loại thông tin, số
liệu âm thanh, hình ảnh có thể đƣợc đƣa về dạng kỹ thuật số để bất kỳ máy tính nào
cũng có thể lƣu trữ, xử lý và chuyển tiếp cho nhiều ngƣời. Những công cụ và sự kết
nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin và
hành động trên cơ sở những thông tin này theo phƣơng thức hoàn toàn mới, kéo
theo hàng loạt sự thay đổi về các quan niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống,
và thậm chí cả cách nhìn các giá trị trong cuộc sống. CNTT đến với từng ngƣời dân,
từng ngƣời quản lý, nhà khoa học, ngƣời nông dân, bà nội trợ, học sinh tiểu
học….Không có lĩnh vực nào, không có nơi nào không có mặt của CNTT. CNTT là
một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển…ứng dụng và phát triển
CNTT ở nƣớc ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần
của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các
ngành kinh tế, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu
quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân

14


dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng
lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. (CT số 58-CT/TW ngày 1710- 2000 của BCT khoá VIII). Tác động của CNTT đối với xã hội loài ngƣời vô
cùng to lớn, nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trƣởng kinh tế, mà còn kéo
theo sự biến đổi trong phƣơng thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tƣ duy của
con ngƣời Trong nền kinh tế tri thức, các quy trình sản xuất đều đƣợc tự động hoá.
Máy móc không chỉ thay thế con ngƣời những công việc nặng nhọc, mà thay thế
con ngƣời ở những khâu phức tạp của sản xuất và quản lý, không chỉ thay thế thao
tác lao động của con ngƣời mà cả thao tác tƣ duy. Trong nền kinh tế toàn cầu, với
sự phát triển của internet, thƣơng mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển

rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và
đặc biệt quan trọng với các nƣớc đang phát triển, nhất là đối với vùng xa xôi hẻo
lánh, các nƣớc và các vùng này có cơ hội tiếp cận thị trƣờng quốc tế. CNTT là chiếc
chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Mạng thông tin là môi trƣờng
lý tƣởng cho sự sáng tạo, là phƣơng tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng
nhanh vốn tri thức, động lực của sự phát triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã
hội, phát triển năng lực của con ngƣời…CNTT sẽ nhanh chóng thay đổi thế giới
một cách mạnh mẽ, sự chuyển đổi này có vị thế trong lịch sử nhƣ một cuộc cách
mạng kinh tế - xã hội và có ảnh hƣởng to lớn đến đời sống con ngƣời. Đối với y tế,
việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và CNTT đã trở thành một hình
thức phổ biến có tác dụng hỗ trợ kịp thời và thiết thực trong việc chữa bệnh cho
nhân dân. Ví dụ, hiện nay đã dùng công nghệ siêu âm 3D (ba chiều), hoặc các bác sĩ
có thể hội chẩn từ xa (thậm chí từ nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới). Sử dụng
CNTT để hỗ trợ về mặt kỹ thuật và phƣơng pháp điều trị cho những vùng xa trung
tâm y tế đã mang lại giá trị to lớn về mặt tinh thần cũng nhƣ vật chất cho nhân dân.
Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao chất
lƣợng dạy và học ở các cấp, các bậc học, mở rộng thêm nhiều loại hình đào tạo nhƣ
đào tạo từ xa, phối hợp liên kết giữa các trƣờng, các Quốc gia với nhau đang nhằm
đƣa chất lƣợng giáo dục của nƣớc ta ngang bằng với các nƣớc trong khu vực và trên

15


×