Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

giao an thuc hanh toan tieng viet lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.13 KB, 82 trang )

TUẦN 1
Thực hành Tiếng Việt
Tiết 1
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy, giọng đọc phù hợp với lời nhân vật
- Chọn được các câu trả lời đúng trong bài .
- Giáo dục học sinh biết kiềm chế cảm xúc của bản thân thông qua bài học.
II. Nội dung
1: Những vết đinh
- Giới thiệu bài Những vết đinh
+ Luyện đọc
- 3 em nối tiếp đọc bài ( 2 lượt)
- Luyện đọc từ khó: cáu kỉnh,cáu giận,cáu bẳn,...
- HS đọc từng đoạn trong bài
- Nhận xét và sửa chữa cho HS (nếu cần)
2. Đánh dấu ü vào c trước câu trả lời đúng.
- HS đọc thầm toàn bài , đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng
- HS làm bài vào vở và trình bày kết quả
a) Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
c Mỗi lần cáu ai, đóng 1 cái đinh lên hàng rào.
b) Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nãy,người cha bảo cậu làm gì?
c Sau 1 ngày không cáu ai nhổ 1 cái đinh khỏi hàng rào.
c)Khi hàng rào không còn chiếc đinh nào,người cha nói gì?
Dù con đã nhổ hết đinh, vết đinh vẫn còn.
d)Từ những vết đinh,người cha khuyên con điều gì?
c Đừng để lại những vết thương trong lòng người.
e) Cụm từ nào dưới đây cùng nghĩa với "hãnh diện" ?
c Tự hào về mình.
g) Người thế nào là người biết kiềm chế?
c Vui, buồn, cáu ,giận có thể giữ trong lòng, chỉ bộc lộ khi cần.
h) Tiếng ai gồm những bộ phận cấu tạo nào?


c Chỉ có vần và thanh
- Nhận xét
III. Củng cố
- Giáo dục tư tưởng: Hãy biết yêu thương mọi người và biết kiềm chế bản thân mỗi
khi nóng giận.


TUẦN 1
Thực hành Tiếng Việt
Tiết 2
I. Mục tiêu:
- Chọn được các câu trả lời đúng trong bài .
- Kể lại được câu chuyện của bản thân đã từng cáu giận người khác.
- Giáo dục học sinh tìm cách xử lí các tình huống trong cuộc sống, hạn chế làm
tổn thương người khác.
II. Nội dung
1: Đánh dấu ü vào ô trống câu trả lời đúng:
a) Truyện những vết đinh có mấy nhân vật?Đó là những nhân vật nào?
c Có 2 nhân vật: Cậu bé, người cha
b) Chi tiết nào cho thấy lúc đầu cậu bé rất hay cáu hỉnh?
c Ngày đầu tiên cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào.
c) Chi tiết nào cho thấy về sau cậu bé hết nóng nảy?
c Đến một ngày cậu không cáu bẳn với ai một lần nào trong suốt cả ngày.
d) Chi tiết" Cậu bé hãnh diện khoe với cha rằng không còn một cái đinh nào trên
hàng rào" nói lên điều gì về cậu bé?
c Cậu bé tự hào vì đã sửa chữa được tính nóng nảy.
e) Theo em người cha trong truyện là người như thế nào?
c Biết cách dạy con về lòng nhân hậu
2. Hãy kể lại chuyện một lần em giận dỗi hoặc cáu kỉnh với ai đó.Bây giờ nhìn
lại,em thấy chuyện đó thế nào?

VD: Có một bạn Lan lấy chiếc bút chì mà quên không hỏi mình, mình giận và giằng
lại chiếc bút chì khỏi tay bạn ấy. Bây giờ nhìn lại, mình thấy mình không nên làm
như vậy vì lúc đó mình quá nóng giận. Mình sẽ đi xin lỗi Lan và hy vọng bạn ấy sẽ
tha thứ cho mình.
- Nhận xét
III. Củng cố
- Giáo dục tư tưởng: Hãy biết yêu thương mọi người và biết kiềm chế bản thân mỗi
khi nóng giận.


Tuần 2
Thực hành Tiếng Việt
Tiết 1
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy, giọng đọc phù hợp với lời nhân vật.
- Chọn được các câu trả lời đúng trong bài.Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm.
- Yêu thích môn học.
II. Nội dung
1. Luyện đọc: "Ông lão nhân hậu"
- 1 HS đọc cả bài
- 3 em đọc tiếp
- Luyện đọc từ khó: bị loại,khe khẽ,ngẩn người,sững người,...
- Nối tiếp nhau đọc
- Đọc bài theo nhóm đôi
2.Đánh dấu ü vào ô trống câu trả lời đúng:
- HS làm vào vở thực hành
- Đọc kết quả trước lớp
a) Vì sao cô bé buồn,ngồi khóc một mình?
c Vì cô bé bị loại khỏi dàn đồng ca.
b) Khi cô bé hát ai đã khen cô?

c Một ông cụ tóc bạc.
c) Ông cụ có nghe được lời hát của cô bé không?Vì sao?
c Không, vì ông cụ bị điếc từ lâu.
d) Theo em,nếu gặp lại ông cụ,cô ca sĩ nỗi tiếng sẽ nói gì?
c Cảm ơn ông. Nhờ ông động viên mà cháu đã thành tài.
e) Em có thể dùng từ ngữ nào để nói về ông cụ?
c Nhân hậu
- Nhận xét
3. Yêu cầu HS nêu tác dụng của dấu hai chấm, đánh dấu X vào ô thích hợp:
a) Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau là ý nghĩ của nhân vật.
b) Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.
III. Củng cố
- Giáo dục tư tưởng: Biết yêu thương, động viên, giúp đỡ người khác khi gặp khó
khăn.


Tuần 2
Thực hành Tiếng Việt
Tiết 2
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy, giọng đọc phù hợp với lời nhân vật.
- Chọn được các câu trả lời đúng trong bài.
- Giáo dục học sinh biết yêu thương, đồng cảm với những người xung quanh.
II. Nội dung
1. Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng.
- HS làm vào vở thực hành
- Đọc kết quả trước lớp
- Nhận xét
a) Các chi tiết "thân hình gầy,chiếc áo cánh nâu,quần ngắn tới đầu gối" cho thấy:
c Chú bé là con nhà nghèo, quen chịu đựng vất vả.

b) Các chi tiết "túi áo trễ xuống tận đùi như đã từng đựng nhiều thứ quá nặng,đôi
bắp chân nhỏ luôn động đậy" cho thấy:
c Chú bé rất hiếu động.
c) Chi tiết "đôi mắt sáng và xếch lên" cho thấy:
c Chú bé rất thông minh gan dạ.
2: Hãy tưởng tượng mình là cô bé trong câu chuyện “ Ông lão nhân hậu”, kể lại
một đoạn của câu chuyện trong đó có một vài câu tả ngoại hình của nhân vật.
Tối đó tôi bị loại khỏi dàn đồng ca. Tôi rất buồn, ngồi khóc một mình trong
công viên. Tôi tự hỏi “ Tại sao mình không được hát nữa, mình hát tồi thế sao?” Thế
rồi tôi khẽ hát hết bài này đến bài khác.
- Cháu hát hay quá! Một giọng nói vang lên
Tôi ngẩn người. Người vừa khen tôi là một ông cụ tóc bạc, trông ông rất phúc hậu.
Ông đã già nhưng vẫn rất khỏe mạnh. Ông nói xong thì đứng dậy, chậm rãi bước đi.
III. Củng cố
- Giáo dục tư tưởng: Biết yêu thương, động viên, giúp đỡ người khác khi gặp khó
khăn.


Tuần 3
Thực hành Tiếng Việt
Tiết 1
I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy, giọng đọc phù hợp với lời nhân vật.
- Chọn được các câu trả lời đúng về nội dung bài đọc
- Nắm được ý nghĩa của ba truyện trong chủ điểm « Thương người như thể thương
thân ».
II. Nội dung
1. Đọc truyện sau:
+ Luyện đọc :
- 1 HS đọc cả bài

- 3 em đọc nối tiếp
- Luyện đọc từ khó: tỏa,mịn,thấp thoáng,dập dờn,hân hoan,
- HS đọc bài theo cặp
- 2 cặp thi đọc
2 :Chọn câu trả lời đúng:
- HS làm vào vở thực hành
- HS chọn câu trả lời đúng trình bày trước lớp
a) Hoa hỏi gió và sương điều gì?
c Bạn có thích bài hát của tôi không ?
b) Gió và sương trả lời thế nào?
c Đó là tôi hát đấy chứ.
c) Qua lời bác gác rừng,em hiểu vì sao hoa,gió và sương không nghe được tiếng hát
của nhau?
c Vì chúng không biết cách lắng nghe nhau.
d) Theo em,câu chuyện này khuyên em điều gì?
c Hãy biết cách lắng nghe để hiểu nhau.
e) Câu "Mặt trời mỉm cười với hoa" :.Có mấy từ phức?Đó là những từ nào?
c Hai từ : mặt trời, mỉm cười.
3 . Nối tên mỗi truyện trong chủ điểm : « Thương người như thể thương thân »
với ý nghĩa của truyện ấy.
- 1 em làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào vở thực hành.
- Gv chốt ý:
a) Những vết đinh : Đừng bao giờ xúc phạm người khác
b) Ông lão nhân hậu : Hãy biết khuyến khích mặt tốt của người khác.
c) Tiếng hát buổi sớm mai : Hãy biết nhận ra mặt tốt của người khác.
III. Củng cố.
- Giáo dục tư tưởng: Đừng bao giờ xúc phạm người khác; Hãy biết khuyến khích mặt
tốt của người khác ; Hãy biết nhận ra mặt tốt của người khác



Tuần 3
Thực hành Tiếng Việt
Tiết 2
I. Mục tiêu :
- Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp.
- Chuyển được lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp và ngược lại.
- Biết được tài năng của mỗi người một khác nhau, từ đó biết phát huy tài năng của
chính mình.
II. Nội dung
1.Gạch chân lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn.
a) Lời dẫn trực tiếp:
- Ơ, chính là tôi hát đấy chứ ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa tạo thành
tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
b) Lời dẫn gián tiếp
- Cuối cùng nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không?
2.Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên thành lời dẫn gián tiếp:
- Gió ngạc nhiên nói rằng đó chính là bài hát gió hát. Chính gió đã làm những cánh
hoa của bạn đung đưa tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
- Những hạt sương long lanh lại nói rằng đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của họ
.
3. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn trên thành lời dẫn trực tiếp:
- Cuối cùng, bông hoa hỏi gió:
- Bạn có thích bài hát đó không?
III. Củng cố.
- Nhận xét sửa sai cho học sinh.


TUẦN 4
Thực hành Tiếng Việt

Tiết 7

Can vua -Tiết 1

I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy, giọng đọc phù hợp với lời nhân vật.
- Chọn được các câu trả lời đúng về nội dung bài đọc.
- Yêu thích đọc truyện.
II. Nội dung
1. Đọc truyện sau:
+ Luyện đọc :
- 1 HS đọc cả bài
- 3 em đọc nối tiếp
.
- Luyện đọc từ khó: 1467,phàn nàn,lạm bàn,khảng khái,oán thán,...
- HS đọc bài theo cặp
- 2 cặp thi đọc.
2 . Chọn câu trả lời đúng.
- HS làm vào vở thực hành
- HS chọn câu trả lời đúng trình bày trước lớp
a)Vì sao quân sĩ phàn nàn về lệnh của nhà vua?
c Vì lệnh vua mỗi lúc một khác.
b) Ai dưng thư can vua?
c Một người lính thường.
c) Quan thị lang mắng người lính thế nào?
c Là lính thường mà dám lạm bàn chuyện quốc gia đại sự.
d) Người lính trả lời quan thị lang thế nào?
c Bảo vệ ý kiến của mình và trách quan không giám can vua.
e) Theo người lính ai được quyền can vua?
c Tất cả mọi người đều có quyền can vua.

3. Tìm từ ghép và từ láy trong truyện « Tiếng hát buổi sớm mai »;
- Từ ghép: mặt trời, mỉm cười, thơm ngát, tạo thành
- Từ láy: thấp thoáng, dập dờn, đung đưa, lao xao, ngân nga, thánh thót.
III. Củng cố
- Giáo dục tư tưởng: Giám dũng cảm bày tỏ ý kiến của mình.


TUẦN 4
Thực hành Tiếng Việt
Tiết 8

Can vua (Tiết 2)

I. Mục tiêu :
- Đọc bài lưu loát và trả lời được các câu hỏi.
- Chọn được các câu trả lời đúng về nội dung bài đọc.
- Yêu thích đọc sách.
II. Nội dung
1. Qua hành động, lời nói của quan thị lang và người lính, em nhận xét gì về tính
cách của mỗi người?
- Quan thị lang đê hèn, không thẳng thắn, không dám đưa ra ý kiến của mình, nhu
nhược.
- Người lính : Trung thực, thẳng thắn, dũng cảm giám bày tỏ ý kiến của mình.
2 .Có thể tóm tắt truyện « Can vua » bằng 5 câu.
3) Nhà vua không bằng lòng với bức thư.
4) Quan thị lang được vua sai đến để trách người lính.
5) Người lính vẫn bảo vệ ý kiến của mình và trách quan thị lang.
3.Sắp xếp lại các sự việc chính của truyện bằng cách đánh số thứ tự vào ô trống
để tạo thành cốt truyện.
1- 2 – 4 – 6 – 7 – 5 - 3

III. Củng cố
- Giáo dục tư tưởng: Phải trung thực, thẳng thắn, dũng cảm giám bày tỏ ý kiến của
mình.


Tuần 5:
Thực hành Tiếng Việt
Tiết 9

Đồng tiền vàng (Tiết 1)

I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy, giọng đọc phù hợp với lời nhân vật.
- Chọn được các câu trả lời đúng về nội dung bài đọc
- Nắm được ý nghĩa của ba truyện trong chủ điểm « Măng mọc thẳng ».
II. Nội dung
1.Đọc truyện sau:
+ Luyện đọc :
- 1 HS đọc cả bài.
- 3 em đọc nối tiếp
.
- Luyện đọc từ khó: xanh xao,rách,khẩn khoản,giọng nói,Mai-cơn,Giôn,...
- HS đọc bài theo cặp.
- 2 cặp thi đọc
2 Chọn câu trả lời đúng:
- HS làm vào vở thực hành
- HS chọn câu trả lời đúng trình bày trước lớp
a) Cậu bé trong truyện làm nghề gì?
c Bán diêm.
b) Cậu bé khẩn khoản nói gì với người đàn ông?

c Mời mua diêm.
c) Những đặc điểm nào cho thấy cậu bé rất nghéo khổ?
c Gầy gò, xanh xao, quần áo rách tả tơi.
d) Vì sao lúc đầu người đàn ông lưỡng lự,sau tin tưởng giao một đồng tiền vàng cho
cậu bé?
c Vì thấy vẻ mặt cậu rất cương trực, tự hào khi nói mình không phải đứa bé xấu.
e) Điều gì cho thấy cậu bé rất tôn trọng lời hứa?
c Bị xe tông gãy chân vẫn nhờ em đem tiền trả đúng hẹn.
g) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
c Gầy gò, xanh xao, tả tơi, khẩn khoản.
h) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép?
c Cương trực, tự hào, ngạc nhiên, tâm hồn.
3.Đánh dấu V vào những chỗ còn thiếu trong bảng dưới đây:


Danh từ :
Chỉ người : cậu, bé
Chỉ vật : mặt, quần áo, diêm.
Chỉ khái niệm : dáng, vẻ
Chỉ đơn vị : cậu ; tuổi ; bộ ; bao.
III. Củng cố
- Nêu nội dung của bài.

Tuần 5
Thực hành Tiếng Việt
Tiết 10

Đồng tiền vàng -Tiết 2

I. Mục tiêu :

- Đọc bài lưu loát, diễn cảm và trả lời được các câu hỏi.
- Xếp được danh từ chung và riêng vào chỗ thích hợp.
- Yêu thích đọc truyện.
II. Nội dung
1. Tìm những đoạn văn trong truyện « Đồng tiền vàng » ứng với các nội dung
sau :
a) Đoạn 1 : Từ đầu đến nhờ mua giúp
b) Đoạn 2 : Từ tôi mở ví ra đến 1 đứa bé xấu
c) Đoạn 3 : Từ vẻ mặt đến tiền vàng
d) Đoạn 4 : Từ nhưng rồi đến tôi phải đi
e) Đoạn 5 : Từ vài giờ sau đến gãy chân
g) Đoạn 6 : Từ Tim se lại đến hết.
2. Điền vào các câu đã cho vào chỗ trống thích hợp để hoàn thành truyện sau :
(1) – a
(2) – d
(3) – c
(4) – b
3.Xác định 4 đoạn trong truyện « Lời thề ». Tóm tắt nội dung mỗi đoạn bằng 1
câu
- Đoạn 1 : (Từ đầu đến bỏ đi)
Tóm tắt : Anh chàng lấy số tiền bạn gửi mà không giám thề.
- Đoạn 2 : Từ vừa bước đến quay lại


Tóm tắt : Anh chàng gặp Thần Lời Thề.
- Đoạn 3 : Từ tiếp theo đến ném xuống vực sâu
Tóm tắt : Anh chàng thề nếu lấy tiền sẽ bị ném xuống vực sâu.
- Đoạn 4: Từ tiếp theo đến hết
Tóm tắt: Thần Lời Thề trừng phạt anh chàng thề bậy.
III. Củng cố

- Giáo dục tư tưởng: Không được nói dối.


Tiết 11

Tuần 6
Thực hành Tiếng Việt
Danh từ (tiết 1)

I. Mục tiêu :
- Củng cố lại kiến thức về từ loại, danh từ, động từ.
- Chọn được các câu trả lời đúng về nội dung bài đọc.
- Yêu thích môn học.
II. Nội dung
1 .Chọn câu trả lời đúng:
a) Trong câu "Đầu năm,vua Lê Thánh Tông ban bố mẫu binh khí mới" có mấy danh
từ?
c Sáu danh từ.
b) Dòng nào ghi đúng và đủ các danh từ trong câu trên?
c đầu, năm, vua, Lê Thánh Tông, mẫu binh khí.
c) Tiếng mẫu gồm những bộ phận cấu tạo nào?
c Tiếng mẫu có đủ âm đầu, vần và thanh.
c
2.Xếp các danh từ vào sau ô trống thích hợp:
Danh từ chung : vua, lính, thị lang
Danh từ riêng : Văn Lư, Lương Như Hộc
3. Ghi lại các danh từ riêng trong 2 truyện sau :
Đồng tiền vàng : Giôn, Mai – cơn
Lời Thề : Lời Thề
4.Đọc và trả lời câu hỏi:

a) Là tên người : Cô Thủy, Đăng, Tuấn, Long
Là tên địa lí : Trường Sa
b) Các danh từ ông, bà, mẹ không phải là danh từ riêng, vì có thể chỉ bất kì người
nào là ông, là bà hay mẹ trong gia đình.
III. Củng cố
- Nêu ghi nhớ Danh từ chung. Danh từ riêng.


Tuần 6
Thực hành Tiếng Việt
Tiết 12

Cốt truyện (tiết 2)

I. Mục tiêu :
- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh.
- Dựa vào ý chính,tưởng tượng và phát triển câu chuyện.
- Có tính trung thực trong cuộc sống.
II. Nội dung
1 . Dựa vào bức tranh, kể lại cốt truyện.
- Sáng chủ nhật ba bố con đi xem xiếc
- Quầy bán vé miễn phí cho trẻ 6 tuổi trở xuống
- Ông bố trung thực lấy vé cho 1 bé 7 tuổi, bé nhỏ 3 tuổi được miễn phí.
- Có người hỏi sao ông bố không nói 2 bé đều nhỏ hơn 3 tuổi để được miễn phí. Ông
bố đáp lại là con ông biết tuổi của chúng.
2 .Phát triển nội dung tóm tắt dưới 2 trong 4 tranh ở trên thành 2 đoạn văn kể
chuyện sinh động :
Phát triển tranh a và b :
a) Sáng chủ nhật, một ông bố dẫn hai cậu con trai đi xem xiếc. Ba bố con đứng xếp
hàng mua vé. Đứa lớn rất vui mắt tròn xoe nhìn mọi vật xung quanh hỏi bố :

- Bố ơi có con voi biểu diễn không bố?
Ông bố trả lời : Có chứ, còn có nhiều con khác nữa con yêu ạ !
Đứa bé đứng trước bố lắp bắp nói :
- Con thích con khỉ…cơ !
b) Cạnh quầy vé, có một tấm biển viết : « Trẻ 6 tuổi trở xuống được miễn phí »
- Đứa lớn đánh vần từng chữ rồi reo lên : Thích quá ! vậy là em con được miễn phí
rồi !
III. Củng cố
- Thế nào là danh từ? Nêu cách viết tên người,tên địa lí Việt Nam.


TUẦN 7
Thực hành Tiếng Việt


Tiết 13

Dế nhỏ và Ngựa Mù

I Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc đúng,trôi chảy,giọng đọc phù hợp với lời nhân vật.
- Chọn được các câu trả lời đúng về nội dung bài học,Nhận biết được cách viết
tên riêng tên địa lý Việt Nam.
- Yêu thích môn học.
II Nội dung:
1. Luyện đọc:
- Một học sinh đọc cả bài.
- 3 học sinh đọc nối tiếp
- Luyện đọc từ khó: ưng ý,dò dẫm,nhảy bộp,gãi gãi đầu,pi-e,hạ giới,vui sướng,...
- Học sinh đọc bài theo cặp.

- 2 cặp thi đọc.
2. Chọn câu trả lời đúng:
a) Thượng đế cho phép các con vật làm gì?
c Lên thiên đàn nhận quà
b) Vì sao chú ngựa ngước nhìn trời, buồn bã?
c Vì trời sắp đóng cửa
c) Ai đã giúp chú ngựa xin Thượng Đế cho đôi mắt sáng?
c Dế nhỏ
d) Vì sao chú dé không kịp nghĩ đến phần quà của mình?
c Vì vội đi giúp Ngựa Mù
e) Chú dế dùng cây đàn Thượng Đế cho để làm gì?
c Để búng thành âm thanh, mang niềm vui đến cho muôn loài
3. Chọn câu trả lời đúng:
a) Các tên riêng Lê Thánh Tông, Lương Như Hộc, Văn Lư trong truyện “ Can vua”
được viết như thế nào?
- Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
b) Tên riêng Thượng Đế trong truyện “ Dế nhỏ và Ngựa Mù” được viết như thế
nào?
- Viết như viết tên người, tên đại lí Việt Nam.
III Củng cố:
Muốn viết tên riêng,tên địa lí Việt Nam ta viết như thế nào?


Tiết 14

TUẦN 7
Dế nhỏ và Ngựa Mù - Tiết 2

I Mục tiêu:
- Giúp học sinh:

- Viết đúng chính tả tên người tên địa lí Việt Nam
- Xác định được đoạn ứng với nội dung.
II Nội dung:
1. Viết lại cho đúng chính tả tên người, tên địa lí trong đoạn văn sau:
1. Mai
6. Quảng Ninh
2. Lan
7. Quảng Ninh
3. Yên Tử
8. Yên Tử
4. Yến Tử
9. Mai
5. Uông Bí
10 Lan
2. Tìm những đoạn văn trong truyện “ Dế hỏ và Ngựa Mù” ứng với các nội dung
sau:
a) Thượng Đế tặng quà.
-> Đoạn 1: từ đàu đến suốt đời
b) Ngựa Mù đến chậm
->Đoạn 2: từ chú Ngựa Mù đếnbuồn bã
c) Dế nhỏ hỏi chuyện Ngựa Mù
->Đoạn 3: từ đúng lúc ấy đến đóng cửa
d) Dê nhỏ lên trời giúp Ngựa Mù.
->Đoạn 4: Nghe tiếng gọi đến cho Ngựa
e) Phần thưởng cho Dế nhỏ.
->Đoạn 5: Khi dế đến vĩ cầm
g) Chữa mắt cho Ngựa Mù.
->Đoạn 6: từ Dế bay đến không lấy dây
h) Cây đàn của Dế Nhỏ.
->Đoạn 7: Từ dứt một sợi lông đến hết

3. Điền mỗi câu đưới đây vào chỗ trống thích hợp để hoàn thành truyện “ Giấc mơ
của cậu bé Rô – bớt”:
a) Bạn trẻ theo Rô-bớt ra bờ sông
b) Cậu nằm trên bãi cỏ rồi thiếp đi
c) Cha mất sớm, nhà nghèo, lên 9 tuổi, Rô- bớt mới được đến trường.
d) Từ đó, Rô-bớt bỏ hêt các cuộc chơi, tìm cách chế tạo con tàu.
e) Tuyệt quá! – Lũ trẻ hét toán lên.
1. c 2. b
3. d
4. a
5. e
III Củng cố:
- Muốn viết hoa tên người,tên địa lí việt Nam ta viết như thế nào?


TUẦN 8
Thực hành Tiếng Việt
Tiết 15

Bài kiểm tra kì lạ

I
Mục tiêu:
Rèn kĩ năng đọc đúng,trôi chảy,giọng đọc phù hợp với lời nhân vật.
Chọn được các câu trả lời đúng về nội dung bài học, Nhận biết được
cách viết tên người tên địa lý nước ngoài
Thích thú môn tiếng việt.
II
Nội dung:
1. Luyện đọc

- Một học sinh đọc cả bài.
- 3 học sinh đọc nối tiếp
- Luyện đọc từ khó.
- Học sinh đọc bài theo cặp.
- 2 cặp thi đọc.
2. chọn câu trả lời đúng:
a) Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo phát đề kiểm tra ?
- Vì Thầy cho ba đề với độ khó và điểm tối đa khác nhau để mỗi người tự
chọn.
b) Phần đông học sinh trong lớp chọn đề nào?
- Phần đông chọn đề thứ hai
c) Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra ?
- Vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng sai
d) Qua bài kiểm tra kì lạ của Thầu giá, các bạn rút ra được bài học gì?
- Hãy biến ước mơ và vượt qua mọi thư thách để đạt được mơ ước
e) Trong câu Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “ chăc ăn” dấu ngoặc kép
được dùng làm gì ?
- Để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
g) Có thể chuyển xuống dòng câu “ Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp
chấm bài ?” và thay dấu ngoặc kép bằng dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao?
- Không, vì dó không phải câu đối thoại
3. Viết lại cho đúng chính tả tên người, tên đại lí người trong mẫu chuyện dưới
đây:
- Cô-nan Đoi-lơ
- Giô –dép
- Tu-lu-dơ
- Giô-dép
- Cô-nan Đoi-lơ
- Cô-nan –Đoi-lơ
III. Củng cố:

- Muốn viết tên người,tên địa lí nước ngoài ta viết như thế nào?


Tiết 16

TUẦN 8
Thực hành Tiếng Việt
Gửi các chú Trường sa -Tiết 2

I Mục tiêu:
- Ôn tập lập dàn ý cho câu chuyện.
- Biết lập được dàn ý ứng với từng khổ thơ. Dựa vào dàn ý biết phát triển thành câu
chuyện.
- Thích thú với giờ học Tiếng việt.
II Nội dung:
1. Dựa theo bài thơ “ Gửi các chú trường Sa” đã học ở tuần 6, lập dàn ý kể lại câu
chuyện trong bài thơ ấy.
Đoạn
Đoạn 1: Mở bài
Đoạn 2: Ứng với khổ thơ 1
Đoạn 3: Ứng với khổ thơ 2
Đoạn 4: Ứng với khổ thơ 3
Đoạn 5:Kết bài (có thể có hoặc
không)

Tóm tắt
Bố báo tin sắp đi công tác Trường
Sa
Quà tặng của Mẹ và Ông
Quà tặng của cô Thủy và Mẹ

Quà tặng của các bạn nhỏ:
Đăng,Tuấn,Long,…
Cảm xúc của Bố

2. Hãy tưởng tượng, viết lại phần bài của câu chuyện “ Gửi chú trường Sa” theo
dàn ý của em vừa lâp.
Gợi ý:
Đoạn 2 ( Ứng với khổ thơ 20 : có thể kết hợp tả các món quà và thuật lại lời ông, bà
giải thích lí do gửi những món quà đó.
Đoạn 3 ( ứng với khổ thơ 2) : Có thể kết hợp tả cô Thủy, vẻ bối rối của cô, vẻ tất tả
của mẹ.
Đoạn 4 ( ứng với khổ thơ 3) : Có thể thuật lại lời bàn bạc cuẩ các bạn Đăng, Tuấn,
Long.
Được tin bố sắp đi công tác xa. Bà liền gửi cho bố “Bột chanh” và “hai cân đường
trắng” để đi xa có mà ăn. Và Ông gừi “Một cân thuốc lào” và nói: “Con cầm theo khi nào
buồn hãy đem ra mà sử dụng cho vui”.
Còn cô Thủy thì rất bối rối liền gửi cho bố “toàn thư với giấy”. Từ nhà máy mẹ về
cầm toàn “hạt cải,hạt dền” gửi cho bố để đi xa có để trồng rau ăn.
Các bạn nhỏ Đăng,Tuấn và Long,…Chú hãy nhận lấy đi để đi xa có mà sử dụng.
III Củng cố:
- Hôm nay chúng ta đã luyện tập được bài gì?


Tiết 17

TUẦN 9
Thực hành Tiếng Việt
Động từ

I Mục tiêu:

- Chọn được câu trả lời đúng.
- Phân biệt được từ chỉ hoạt động,từ chỉ trạng thái của sự vật.Hiểu được ý nghĩa của
các câu thành ngữ,tục ngữ.
- Có tính cẩn thận khi phân biệt các từ loại.
II Nội dung:
1. Chọn câu trả lời đúng:
a) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tên riêng nước ngoài
a. Pi-e, Mai-cơn, giôn, Rô-bớt, Sơ-lốc-Hôm
b) Các tên riêng nước ngoài được viết như thế nào
b. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó; nếu bộ phận ấy gồm
nhiều tiếng thì thêm gạch nối giữa các tiếng.
c) Hai từ ước mơ trong câu “ hãy biến ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được
ước mơ!” là động từ hay danh từ?
c. Ước mơ1, là động từ, Ước mơ2 là danh từ
d) Dòng nào ghi đúng và đủ các động từ trong câu “ cả lớp càng ngạc nhiên khi ai
chọn đề nào thì đạt điểm tối đa của đề đó, bất kể đúng sai.”?
d.
ngạc nhiên, chọn, được
e) Trong các động từ em vừa tìm được ( bài tập d), từ nào chỉ hoạt động ( trả lời câu
hỏi làm gì?), từ nào chỉ trạng thái( trả lời câu hỏi thế nào?)?
e. Từ chọn chỉ hoạt động ; các từ còn lại chỉ trạng thái
2 Xếp các từ ngữ in đậm dưới đây vào ô thích hợp trong bảng:
Từ ngữ chỉ hoạt động( của Từ ngữ chỉ trạng thái(của sự
con người, con vật)
vật)
a thả
b nhảy
c M: ( Chú nhái bén) giữ
M: (lá sòi) tròng trành, xuôi
dòng

d
(nhà vua) hiểu
e
tràn ngập
g Gặm thổi
tỏa

3.Nối mỗi thành ngữ, tục ngữ với nghĩa thích hợp:


a) Ước của trái mùa

1) Đạt được điều mình ước

b) Tre già, măng mọc

2) Coi trọng phẩm chất hơn
vẻ dẹp bề ngoiaf
3) Mong muốn những điều
trái với lẽ thường
4) Lớp trước già đi có lớp
sau thay thế
5) không bằng lòng với cái
mình đang có , mơ tưởng cái
không phải của mình

c) Cầu được ước thấy
d) Đứng núi này, trông núi
nọ
e)Tốt gỗ hơn tốt nước sơn


III Củng cố:
-Động từ là gì?

Tiết 18:

TUẦN 9
Thực hành Tiếng Việt
Chú chó ngốc nghếch


I Mục tiêu:
- Luyện tập về dấu câu.
- Biết điền đúng dấu câu trong các bài tập thực hành
- Có tinh thần vượt khó trong học tập..
II Nội dung:
1. Điền vào
dấu câu thích hợp (dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép)
để hoàn chỉnh mẩu chuyện sau:
- 1 học sinh đọc nội dung yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm.
-Học sinh làm
- Nhận xét, sửa sai.
2. Chọn viết theo 1 trong 2 đề sau:
a) Viết về một người không biết quý những gì mình đang có, thường
“đứng núi này, trông núi nọ”.
b) Viết về một người thường “ước của trái mùa”, mong muốn những điều trái
với lẽ thường.
-Học sinh viết.
-Nhận xét,chửa bài

III Củng cố:
- Hãy nêu tác dụng của dấu hai chấm,dấu ngoặc kép.


TUẦN 10
Thực hành Tiếng Việt
Ôn tập

Tiết 19:

I Mục tiêu:
- Phân tích cấu tạo của tiếng.
- Chọn được câu trả lời đúng.
- Yêu thích học môn Tiếng việt.
II Nội dung:
1. Phân tích cấu tạo của các tiếng trong câu Ngựa bảo: “Tôi chỉ ước ao đôi mắt”.
Ghi kết quả phân tích vào bảng sau:
Tiếng
ngựa
bảo
tôi
chỉ
ước
ao
đôi
mắt

Âm đầu
ng
b

t
ch
đ
m

Vần
ưa
ao
ôi
i
ươc
ao
ôi
ăt

Thanh
nặng
hỏi
ngang
hỏi
sắc
ngang
ngang
sắc

2. Đọc khổ thơ sau và chọn câu trả lời đúng:
a) Khổ thơ trên có mấy từ ghép, mấy từ láy? Đó là những từ nào?
- Có một từ ghép (là: nhà máy), một từ láy (là: bối rối)
b) Dòng nào dưới đây ghi đúng và đủ các danh từ trong khổ thơ trên?
- cô, Thủy, thư, giấy, mẹ nhà máy, hạt, cải, dền.

c) Dòng nào dưới đây ghi đúng và đủ các động từ trong khổ thơ trên?
- vào, gửi, về
d) Các động từ em vừa tìm (ý c) chỉ hoạt động hay trạng thái?
- Các động từ đều chỉ hoạt động.
3. Trong câu Ngựa bảo: “Tôi chỉ ước áo đôi mắt”
a) Dấu hai chấm được dùng làm gì?
- Đề báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật.
b) Dấu ngoặc kép được dùng làm gì?
- Để dẫn lới nói trực tiếp của nhân vật
III Củng cố:
- Thế nào là từ ghép,từ láy,danh từ,động từ?

TUẦN 10


Tiết 20:

Thực hành Tiếng Việt
ÔN TẬP

I Mục tiêu:
- Viết đúng tên người,tên địa lí nước ngoài
- Biết phát triển câu chuyện.
- Yêu thích môn học.
II Nội dung:
1. Viết lại cho đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong mẩu chuyện sau:
Từ viết sai
lơvốp
nga
xanhpêtécbua

athen

Từ viết đúng
Lơ – vốp
Nga
Xanh Pê – tec – bua
A – then

2.Hãy tưởng tượng và phát triển câu chuyện cảm động trong bài thơ sau:
- 2- 3 học sinh đọc toàn bài thơ.
- 1-2 học sinh đọc gợi ý bài làm.
- Hướng dẫn học sinh làm.
III Củng cố:
- Sửa sai cho học sinh.


Tiết 21
I
-

TUẦN 11
Thực hành Tiếng Việt
Hai Tấm Huy Chương

Mục tiêu:
Rèn kĩ năng đọc đúng,trôi chảy,giọng đọc phù hợp với lời nhân vật.
Chọn được các câu trả lời đúng về nội dung bài học.
Yêu thích môn học.

II Nội dung:

1. Luyện đọc:
- Một học sinh đọc cả bài.
- 3 học sinh đọc nối tiếp
- Luyện đọc từ khó.
- Học sinh đọc bài theo cặp.
- 2 cặp thi đọc
2. Chọn câu trả lời đúng:
a) Giôn có khuyết tật gì?
- Giôn mắc hội chứng Đao nên nhìn không rõ.
b) Giôn khởi đầu cuộc đua như thế nào?
- Giôn khởi đầu cuộc đua rất tốt.
c) Giôn bị ngã mấy lần trên mặt đất?
- Ba lần
d) Điều gì đã giúp Giôn chạy tới đích?
- Niềm tin chiếng thắng và quyết tâm không bỏ cuộc.
e) Trong thực tế, Giôn giành được mấy huy chương?
- Giôn không giành được huy chương nào.
f) Truyện “ Hai tấm huy chương” mở bài theo cách gì?
- Mở bài trực tiếp.
3. Đọc khổ thơ sau, chọn câu trả lời đúng:
a) Dòng nào ghi đúng và đủ các tính từ trong khổ thơ trên?
- dịu dàng, đảm đang, tần tảo vụng về.
b) Dòng nào ghi đúng và đủ các động từ trong khổ thơ trên?
- Nghĩ, thương thương, chăm (con).
III Củng cố:
-Nội dung bài “Hai tấm huy chương” nói gì?


TUẦN 11
Thực hành Tiếng Việt

Tiết 22:

ÔN TẬP

I Mục tiêu:
- Điền được từ thích hợp vào chỗ trống.
- Viết được bài văn nói về nghị lực vượt khó.
-Giáo dục học sinh có tinh thần vượt khó trong cuộc sống.
II Nội dung:
1. Điền từ thích hợp( đã, đang, sắp, sẽ) vào chỗ trống:
a) đang
c) đã
b) sắp
d) sẽ
2. Viết suy nghĩ của em về nghị lực của Giôn ( truyện “ Hai tấm huy chương”),
hoặc kể về một lần em có nghị lực vượt khó trong việc làm nào đó.
Tôi là,một người không được toàn diện như những người khác.Tôi bị tật một chân.
Năm ấy,là năm học lớp 2.Ở phường có tổ chức nhiều cuộc thi thể dục thể thao cho
người khuyết tât.Tôi đã đăng kí vào cuộc chạy điền kinh rất dài.
Thế là,tới cuộc thi.Sau tín hiệu xuất phát tôi đã nỗ lực chạy hết sức.Tôi nghĩ mình
không có đủ sức khỏe để dành chiến thắng vì tôi bị vấp ngã rất nhiều lần.Chân tay tôi
đều rướm máu.Tôi đã ngã quỵ xuống đất,trước mặt tôi chỉ còn khoảng năm mươi mét
là tới đích.nhưng tôi không cưỡng dạy nỗi.Tôi nhắm mắt lại,và lắng nghe được nhiều
bạn và khán giả kêu to: “Thanh ơi! Cố lên,cố lên,…”
Bỗng dâng trong người tôi có một nguồn năng lượng rất lớn,Tôi đã bật dạy và lao
hết sức về đích.vừa cán đích có rất nhiều chàng vỗ tay đã vang lên.
Tuy tôi không chiến thắng nhưng niềm tin ấy vẫn cháy ỏng trong tôi.Và tôi đã
nhận được một tấm huy chương cho niềm tin.
III. Củng cố:
- Sửa sai cho học sinh.



×