Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC: Luận văn ThS. Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm: 603402

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ ĐỨC QUANG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ ĐỨC QUANG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC
Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng
Mã số : 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Hoàng Xuân Hòa
XÁC NHẬN CỦA


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc công bố
trong bất cứ một công trình nghiên cứ nào của ngƣời khác. Việc sử dụng kết quả, trích
dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và
tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và
trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Lê Đức Quang


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và chỉ
bảo rất nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong trƣờng Đại học Kinh
Tế đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và làm việc vừa qua.
Bên cạnh đó, trong quá trình làm luận văn, tôi nhận đƣợc sự chỉ bảo tận tình
của TS. Hoàng Xuân Hoà. Thầy là ngƣời đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết của
mình để giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận
văn, tuy nhiên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những

đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ..........................................................8
1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN LƢU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP .............................. 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quá trình luôn chuyển vốn lưu động ...............................8
1.1.2. Phân loại vốn lưu động ...................................................................................10
1.1.3. Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp ................................................12
1.1.4. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định vốn lưu động .....................13
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG ..........................................................16
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................16
1.2.2. Ý nghĩa của việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ........17
1.2.3. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp .17
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG. 21
1.3.1. Những nhân tố bên trong doanh nghiệp. ........................................................21
1.3.2. Những nhân tố bên ngoài ................................................................................22
1.4. VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ...............23
1.4.1. Quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp. ............................................................23
1.4.2. Quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp. ....................................................28
1.4.3. Quản trị các khoản phải thu trong doanh nghiệp. ...........................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..............................................................................................32
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................33
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................................................33
2.2. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN......................................................................... 38
2.3. PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN ........................................ 39
CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ......................................43

3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC........................................................... 43
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC............43


3.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ............................45
3.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất - quy trình công nghệ sản xuất của
công ty .......................................................................................................................48
3.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC
giai đoạn 2014-2016 .................................................................................................50
3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2014-2016 TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC. ....................................................................... 54
3.2.1. Cơ cấu nguồn vốn, tài sản của công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC giai
đoạn 2014-2016 ........................................................................................................54
3.2.2. Thực trang sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần cầu trục và thiết bị
AVC giai đoạn 2014-2016 .........................................................................................57
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC.................................................................................................... 72
3.3.1. Những kết quả đạt được trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động giai
đoạn 2014-2016 của công ty .....................................................................................72
3.3.2. Những hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động giai đoạn
2014-2016 của công ty ..............................................................................................73
3.3.3. Nguyễn nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng vốn
lưu động của công ty. ................................................................................................ 73
3.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC. ....................................................................74
3.4.1. Đánh giá công tác quản trị các khoản phải thu. ..............................................74
3.4.2 Đánh giá công tác quản trị hàng tồn kho. ........................................................75
3.4.3 Đánh giá công tác quản trị triền mặt ................................................................ 78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..............................................................................................79

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC ....................................80
4.1. ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC........................................................... 80
4.1.1. Mục tiêu của công ty năm 2018. .....................................................................80
4.1.2. Chiến lược phát triển của công ty. ..................................................................80


4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG CỦA
CÔNG TY......................................................................................................................82
4.2.1. Giải pháp mang tính tổng hợp. .......................................................................82
4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .......................................87
4.3. KIẾN NGHỊ................................................................................................................................. 93
4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc ............................................................................93
4.3.2. Kiến nghị đối với Ban giám đốc công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC. .95
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ..............................................................................................96
KẾT LUẬN ...................................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................98


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1

Doanh nghiệp

DN

2

Vốn lƣu động


VLĐ

3

Sản xuất kinh doanh

SXKD

4

Lợi nhuận

LN

5

Công ty cổ phần

CTCP

6

Hàng tồn kho

HTK

7

Doanh thu thuần


DTT

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Cơ cấu cổ đông của Công ty Cổ phần Cầu Trục và thiết bị AVC tại
31/12/2012 .....................................................................................................................44
Bảng 3.2: Bản khai nhân lực của công ty ......................................................................48
Bảng 3.3: Tổng hợp tình hình hoạt động SXKD 2013-2016 ........................................51
Bảng 3.4: Phân tích xu hƣớng hoạt động SXKD ..........................................................52
Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Cầu trục và thiết bị
AVC ...............................................................................................................................54
Bảng 3.6: Tình hình vốn lƣu động thƣờng xuyên .........................................................57
Bảng 3.7: Cơ cấu VLĐ của Công ty Cổ phần Cầu trục và thiết bị AVC ......................58
Bảng 3.8: Cơ cấu các khoản phải ngắn hạn thu giai đoạn 2014 - 2016 ........................60
Bảng 3.9: Các chỉ tiêu về các khoản phải thu của công ty giai đoạn 2014 - 2016 ........61
Bảng 3.10: Tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của công ty ...................63
Bảng 3.11: Các chỉ tiêu về hàng tồn kho của công ty AVC giai đoạn 2016 - 2014......65
Bảng 3.12: Các chỉ tiêu về tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của công ty ...............67
Bảng 3.13: Khả năng thanh toán của CTCP cầu trục và thiết bị AVC .........................68
Bảng 3.14: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLD ............................................69
Bảng 3.15: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng VLĐ của Công ty Cổ phần Cầu
trục và thiết bị AVC ......................................................................................................70
Bảng 3.16: So sánh các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty với công ty khác
cùng ngành năm 2016 ....................................................................................................71
Bảng 4.1: Phân loại nhóm nợ và đề xuất .......................................................................92

ii



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Trình tự cơ bản của phƣơng pháp quản trị dự toán chi thu tiền mặt ............24
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC........46
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần cầu trục và Thiết bị AVC....46
Sơ đồ 3.3: Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị
AVC...............................................................................................................................49
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ quy trình tổ chức SXKD ....................................................................50
Sơ đồ 4.1: Trình tự lập dự toán SXKD ..........................................................................83
Sơ đồ 4.2: Phân hạn trách nhiệm và trình tự lập dự toán SXKD ..................................84
Sơ đồ 4.3: Quy trình định giá uy tín khách hàng...........................................................89

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tài sản nguồn vốn 2014 .................................................................55
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tài sản nguồn vốn 2015 .................................................................55
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu tài sản nguồn vốn 2016 .................................................................56
Biểu đồ 3.4: Sự biến động Hàng tồn kho giai đoạn 2014-2016 ....................................66

iii


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài
Tại Việt Nam, theo khảo sát của tổng cục thống kê với 8.335 doanh nghiệp
trên 63 tỉnh thành phố của PCI 2015 có tới 97,3% doanh nghiệp là doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Trong số đó có tới 77% doanh nghiệp siêu nhỏ và 69% doanh nghiệp đi
lên từ hộ kinh doanh. Điều đó cho thấy, đa phần các doanh nghiệp có tiềm lực khá
hạn chế do nguồn vốn nhỏ, thƣờng xuyên thiếu vốn để đầu tƣ cho các hoạt động
kinh doanh. Nhƣ vậy có thể thấy các doanh nghiệp đang rất khó khăn khi cân đối

giữa nguồn lực và các mục tiêu kinh doanh.
Với những doanh nghiệp biết sử dụng nguồn vốn của mình hiệu quả, sẽ có
khả năng tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng. Phần lợi nhuận sẽ đƣợc quay vòng
tái đầu tƣ, tiến hành tái sản xuất, mở rộng mạng lƣới kinh doanh, đƣa doanh nghiệp
ngày càng phát triển và có vị thế trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, nếu sử dụng vốn, nhất
là nguồn vốn lƣu động không hiệu quả, tài sản của công ty sẽ ngày càng hao hụt dẫn
đến nguồn lực của công ty sụt giảm. Hệ quả tất yếu là tƣơng lai thua lỗ và phá sản.
Công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC đƣợc thành lập năm 2002. Công ty
hoạt động chính trong mảng thi công, thiết kế, sản xuất và lắp ráp các loại cầu trục,
cổng trục, mono-ray chất lƣợng cao. Trong 15 năm hình thành và phát triển của
mình, công ty đã tạo đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng, trực tiếp cạnh tranh với các
công ty nƣớc ngoài đến từ Nhật Bản, Mỹ, và Châu Âu. Tuy đạt đƣợc nhiều thành
công trong việc sử dụng nguồn lực của mình, nhƣng công ty cũng đang gặp rất
nhiều những khó khăn liên quan đến sử dụng nguồn vốn. Hiện nay ban quản trị
công ty đang gặp một số khó khăn nhƣ công ty liên tục mất những khoản tiền lên
đến hàng tỷ đồng trong việc mua bán ngoại tệ. Hệ thống quản trị của công ty gặp
khó khăn do chƣa xây dựng đƣợc quy trình cũng nhƣ con ngƣời. Doanh thu hàng
năm tăng, nhƣng lợi nhuận thƣờng sụt giảm mạnh. Các khoản nợ đến ngày đáo hạn
nhƣng lƣợng tiền mặt rất ít. Bên cạnh đó, các khoản phải thu của khách hàng liên
tục tăng. Chính sách bán hàng mở rộng khiến các khoản phải thu của khách cũng có
chiều hƣớng tăng với xu hƣớng xấu. Bên cạnh đó, các khoản phải chi phí khác nhƣ


bán hàng, quảng cáo, quản lý tăng khá mạnh, mức độ tăng lại vƣợt trội so với phần
lợi nhuận công ty nhận đƣợc. Những vấn đề này đang làm ban quản trị doanh
nghiệp băn khoăn mà chƣa có câu trả lời xác đáng.
Hiểu đƣợc tầm quan trọng vấn đề cũng nhƣ bản chất sự việc nên bản thân tôi
khi tiếp nhận tình hình đã đặc biệt chú ý đến vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu quả
của loại nguồn vốn này. Từ thực tế trên, sau một thời gian nghiên cứu và tiếp cận
thông tin thực tế tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC, tôi quyết định chọn

đề tài :” Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty cổ phần cầu trục
và thiết bị AVC “ làm luận văn thạc sĩ của mình.
Qua đề tài đã chọn, tôi hi vọng sẽ làm sáng tỏ một số khó khăn của công ty
trong quá trình sử dụng vốn và đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lƣu động tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC.
2. Tình hình nghiên cứu
Đàm Văn Huệ, 2006, “Hiệu quả sử dụng vốn trong các DN vừa và nhỏ” đã liệt
kê tính chất, đặc điểm của các DN vừa và nhỏ và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn và đặc biệt chú ý tới VLĐ. Ở Việt Nam, hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ
chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này sử dụng 50% lực lƣợng
lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP hằng năm. Tuy nhiên, số
lƣợng doanh nghiệp này tiếp cận đƣợc vốn của các ngân hàng thƣơng m ại thƣờng
chỉ chiếm khoảng 30%. Nguyên nhân là các DN vừa và nhỏ vẫn chƣa thiết lập đƣợc
chiến lƣợc thuyết phục các nhà tài trợ, cũng nhƣ có chiến lƣợc kinh doanh dài hạn; báo
cáo tài chính của DN vừa và nhỏ chƣa phản ánh đầy đủ kết quả SXKD. Hệ quả tất yếu
là các ngân hàng không đủ dữ liệu để xác định đƣợc khách hàng của mình có đủ điều
kiện để đƣợc vay vốn hay không. Tác giả cũng đƣa ra nhiều giải pháp để khắc phục
tình trạng trên. Bên cạnh đó, tác giả cho rằng cần xác định đƣợc lƣợng VLĐ cần sử
dụng trong từng thời kỳ của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác giả cũng lƣu ý đây là
vấn đề rất khó thực hiện.
Theo báo cáo thƣờng niên về doanh nghiệp nhỏ và vừa của Phòng Thƣơng
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2015, năng lực sử dụng vốn của doanh
nghiệp ở tất cả các ngành đƣợc nghiên cứu đều có xu hƣớng giảm. Một điểm yếu cố

2


hữu của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa là:
thƣờng chỉ khi nào cần đầu tƣ mới, họ mới bắt đầu tính đến chuyện đi vay hoặc phát
hành cổ phiếu để huy động vốn. Chính việc không tính đến chiến lƣợc dài hạn này

đã làm doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tƣ. Thực tế thời gian qua cũng cho
thấy, các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay, nhiều
doanh nghiệp không kiểm soát đƣợc dòng tiền thu về do chạy theo chỉ tiêu doanh
thu và dùng vốn ngắn hạn để đầu tƣ trung hạn, dẫn đến sự mất cân đối về nguồn
vốn. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp dùng quá nhiều vốn tự có,
nên hạn chế về vốn, khó tiếp cận các dự án lớn.
Lê Quang Việt, 2009, “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty Sông
Hồng“ tác giả nghiên cứu thực tế quá trình sử dụng vốn của tổng công ty. Bài viết
đã đánh giá đƣợc các mặt tích cực, tiêu cực trong quá trình huy động mọi nguồn lực
của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, tác giả đề xuất ra những biện
pháp để cải thiện những vấn đề còn tồn đọng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả
đƣa ra đƣợc các số liệu thống kê của cả ngành, lên kế hoạch sản xuất, chiến lƣợc
kinh doanh trong giai đoạn 3 năm tiếp theo 2010-2012.
Ngô Thu Yến, 2010, “Hiệu quả sử dụng VLĐ tại CTCP Xây lắp bưu điện Hà
Nội (Hasisco)” tác giả đặt yếu tố con ngƣời quan trong nhất. Tác giả đề xuất công
ty nên xây dựng quy trình tuyển dụng mới. Bên cạnh đó, nhằm tăng cƣờng trình độ
nhân sự cũ, cần thƣờng xuyên mở lớp tăng cƣờng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn
cho các đối tƣợng nằm trong diện quy hoạch của công ty. Tác giả cho rằng, yếu tố
con ngƣời là điều kiện đầu tiên cần phát triển và bồi dƣỡng để có thể nâng cao đƣợc
hiệu quả sử dụng vốn trong mỗi công ty nói chung và công ty cổ phần Xây lắp bƣu
điện Hà Nội nói riêng.
Khi đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Việt
Nam cũng có rất nhiều các đề tài luận văn thạc sỹ trình bày về vấn đề này nhƣ:
“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Sông Hồng” của tác giả Lê Văn
Quân hoàn thành năm 2010. Luận văn chủ yếu đi vào nghiên cứu xuất phát từ thực
trạng sử dụng vốn từ đó đánh giá những mặt tích cực, những khó khăn, hạn chế để

3



đƣa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Sông
Hồng. Các phƣơng pháp đã đƣợc tác giả sử dụng trong nghiên cứu đó là: phân tích
thống kê, phân tích so sánh trên cơ sở báo cáo tài chính 3 năm từ năm 2007 đến
năm 2009; các số liệu thống kê, chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn
2010 – 2012.
Lê Hùng Thanh, 2016, “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty
cổ phần chế tạo bơm Hải Dương”. tác giả chỉ ra đƣợc những hạn chế, yếu kém khi
công ty thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tác giả phân tích sâu
vào các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và đề xuất từng nhóm giải pháp nhằm
khắc phục cũng nhƣ hạn chế các yếu kém mà công ty đang gặp phải. Tác giả chỉ ra
nhiều nhóm giải pháp: giải pháp tổng hợp, nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn,
nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả vốn lƣu động, nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả
vốn lƣu động.
Nông Thị Ngân Giang, 2015, “Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Hà” đã chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sử dụng vốn
lƣu động của doanh nghiệp. Các yếu tố cấu thành nên nguồn vốn này đƣợc bóc tách
chi tiết để từ đó, bài viết đánh giá từng bộ phận, yếu tố nào ảnh hƣởng xấu đến hiệu
quả sử dụng vốn. Tác giả nêu ra rất nhiều các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn nhƣ: thay đổi mô hình lƣu trữ hàng tồn kho, đề xuất lại hệ thống nhân sự, thiết
lập chính sách bán hàng mới…..
Trần Xuân Nghĩa, 2012, “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ
tại Viễn thông Lâm Đồng” nhấn mạnh đến mối quan hệ với ngân hàng để có thể dễ
dàng tiếp cận với nguồn vốn: thanh toán đúng thời hạn, không để nợ quá hạn, sử dụng
tiền vay đúng mục đích. Bên cạnh đó, tác giả cũng chú ý tới việc xây dựng mối quan
hệ với khác hàng vì đây là mục tiêu cao nhất trong việc xây dựng thị trƣờng, mạng lƣới
kinh doanh của mình. Doanh nghiệp cần: nâng cao uy tín với khách hàng, thực hiện
đúng hợp đồng.
Ngoài các bài viết đƣợc liệt kê ở trên, còn rất nhiều các tác giả khác cũng
viết về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhƣ: Luận văn thạc sỹ “Giải pháp


4


nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty CP Cơ điện và Xây dựng
Việt Nam” của Trần Thị Thuỳ Dƣơng - năm 2014; “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Điện VNECO 8” của Hà Thị Kim
Duyên - năm 2011; “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty CP
biến thế và vật liệu điện Hà Nội” của Nguyễn Hà Linh - năm 2015; “Giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP xây lắp dầu khí Hà Nội”
của La Văn Ngân - năm 2015.
Qua các nghiên cứu trên, ta nhận thấy, đa số các tác giả mới chỉ dừng lại ở
các doanh nghiệp cụ thể, chƣa đi sâu vào lý thuyết, cơ sở lý luận về quản trị các yếu
tố cấu thành vốn lƣu động. Bên cạnh đó, cũng chƣa có bài viết nào nghiên cứu thực
tiễn tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC. Nhƣ vậy, để tránh trùng lặp, cũng
nhƣ mở rộng và phân tích chuyên sâu hơn về VLĐ; bài nghiên cứu này sẽ đi sâu
hơn về lý luận chung của vốn lƣu động; phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến vấn đề
quản trị vốn lƣu động. Kết hợp với lý thuyết sẽ là các phân tích thực tế từ số liệu
công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC giai đoạn 2014-2016 và các giải pháp thực
tế liên quan.
Với đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty cổ phần
cầu trục và thiết bị AVC, tôi sẽ tập trung vào phân tích các chỉ số tài chính của
công ty. Từ đó, bài nghiên cứu sẽ làm nổi bật các ƣu - nhƣợc điểm trong quá trình
sử dụng vốn lƣu động của công ty. Với các nhƣợc điểm, bài viết sẽ đƣa ra các giải
pháp nhằm hạn chế, và khắc phục.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của nghiên cứu: Đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lƣu động của công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận chung về vốn lƣu động và
hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại doanh nghiệp tƣ nhân.


5


+ Đánh giá thực trạng sử dụng nguồn vốn lƣu động tại công ty cổ phần cầu
trục và thiết bị AVC; làm rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những
hạn chế, yếu kém trong sử dụng vốn lƣu động.
+ Kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lƣu động tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Các giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần cầu
trục và thiết bị AVC ?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động sử dụng vốn lƣu động tại công ty cổ phần
cầu trục và thiết bị AVC.
- Phạm vi nghiên cứu: thời gian 2014-2016.
- Không gian: tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và thống kê khám phá.
- Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp thông tin dữ liệu từ các nguồn tham khảo để
đƣa ra những khái niệm cơ bản về nguồn vốn lƣu đông, rủi ro tài chính, nguyên
nhân rủi ro, cách thức quản trị rủi ro.
Bài viết sẽ tổng hợp lại số liệu theo bản báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bản thuyết minh tài chính của công ty
giai đoạn 2014-2016. Từ số liệu này, ngƣời viết sẽ tính toán các chỉ số cần thiết để
ngƣời đọc hiểu rõ tình hình sử dụng vốn lƣu động của công ty
- Sử dụng kết hơp các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và so sánh, thống kê
mô tả trong chƣơng 2 để nêu bật tình hình thực tiễn về sử dụng và quản trị rủi ro
nguồn vốn.
Từ số liệu đƣợc tính toán ở trên, bài viết sẽ mô hình hoá các số liệu. Qua các

bảng biểu, sơ đồ, ngƣời viết sẽ tổng quát lại quá trình sử dụng vốn lƣu động, so
sánh giữa các năm trong giai đoạn 2014-2016. Điều này cho phép ngƣời đọc có cái

6


nhìn tổng quát hơn về toàn cảnh sử dụng vốn lƣu động cũng nhƣ điểm mạnh, điểm
yếu của công ty trong quá trình sử dụng vốn.
- Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các
khó khăn còn tồn đọng và đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn lƣu động của doanh nghiệp.
Với việc phân tích tổng quan và chi tiết tình hình sử dụng vốn lƣu động nhƣ
trên, bài viết sẽ liệt kê các vấn đề tồn đọng và chỉ ra các giải pháp mang tính ngắn
hạn và dài hạn để khắc phục những khó khan và tồn đọng trên.
7. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn chia làm 4 chƣơng
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về vốn lƣu
động tại các doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng sử dụng vốn lƣu động tại công ty cổ phần cầu
trục và thiết bị AVC.
Chƣơng 4: Giải pháp, khuyến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC.

7


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN LƢU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quá trình luân chuyển vốn lưu động
1.1.1.1 Khái niệm
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài việc đầu tƣ vào các tài sản cố
định phục vụ dài hạn, các doanh nghiệp luôn cần phải có các tài sản lƣu động phục
vụ cho mục tiêu cũng nhƣ nhu cầu của mình trong ngắn hạn.
Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất luôn có nhu cầu về một loại
tài sản ngắn hạn để tiêu thụ và thay thế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Quá trình hoạt động của các công ty là liên tục, vì vậy loại tài sản này là
không thể thiếu hụt nếu không doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó trong hoạt động.
Điều này khiến doanh nghiệp luôn phải duy trì một lƣợng tài sản nhất định để đáp
ứng nhu cầu đó. Vì vậy, doanh nghiệp luôn phân bổ một lƣợng vốn nhất định, tuỳ
thuộc vào nhu cầu và chiến lƣợc của riêng mỗi công ty vào các loại tài sản này.
Lƣợng tài sản này đƣợc gọi là tài sản lƣu động. Và số vốn dùng để đầu tƣ vào các
tài sản này đƣợc gọi là vốn lƣu động.
Một số tài liệu khi đề cập đến cơ cấu tài sản cũng nhƣ nguồn gốc hình thành
lên tài sản của doanh nghiệp không đề cập đến khái niệm vốn lƣu động của doanh
nghiệp. Theo Lƣu Thị Hƣơng và các cộng sự (2002, trang 166) có chia các nguồn
lực của doanh nghiệp thành hai loại là tài sản lƣu động và tài sản cố định mà không
có khái niệm vốn lƣu động. Việc chỉ rõ ra nguồn gốc hình thành lên các loại tài sản
của doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị có định hƣớng điều chỉnh lại các nguồn lực
của mình khi vận hành doanh nghiệp.
Với những phân tích nhận định trên có thể rút ra định nghĩa của vốn lƣu
động:
“Vốn lƣu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài
sản lƣu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc thực

8


hiện thƣờng xuyên và liên tục. Vốn lƣu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong

một lần và đƣợc thu hồi, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ
kinh doanh.” (Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển, Giáo trình tài chính doanh
nghiệp, 2012, trang 85).
Nhƣ vậy có thể thấy, từ định nghĩa trên, vốn lƣu động là hình thái bằng tiền
của tài sản lƣu động. Muốn phân tích yếu tố vốn lƣu động, cần phân tích thông qua
tài sản lƣu động, các yếu tố cấu thành lên tài sản lƣu động. Bài viết này sẽ phân tích
các yếu tố cấu thành lên tài sản lƣu động để thấy đƣợc tình hình sử dụng tài sản lƣu
động của công ty hay nói cách khác là tình hình sử dụng vốn lƣu động của công ty.
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
- Vốn lƣu động chuyển hoá qua nhiều hình thái: trong quá trình sản xuất kinh
doanh, vốn lƣu động đƣợc chuyển hoá thành nhiều dạng tƣ liệu riêng tuỳ thuộc vào
loại hình công ty.
Ví dụ, với doanh nghiệp sản xuất, vốn lƣu động ban đầu có thể là tiền,
chuyển thành nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,…. Sau đó, dƣới sự chế biến của
công ty, trở thành sản phẩm dở dang, hàng tồn kho, thành phẩm, hàng hoá thƣơng
mại; cuối cùng, vốn lƣu động trở lại thành tiền.
- Vốn lƣu động có tính vận động liên tục, tuần hoàn, phụ thuộc vào ngành
hàng và chiến lƣợc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Với một số doanh nghiệp,
quá trình quay vòng vốn có thể là 6 tháng, nhƣng cũng có doanh nghiệp, quá trình
trên diễn ra mỗi tháng 1 lần (ví dụ nhƣ công ty thực phẩm, bánh kẹo). Giá trị của
vốn lƣu động sẽ đƣợc hoàn lại toàn bộ sau mỗi lần.
- “Vốn lƣu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình vận động của
vật tƣ. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tƣ.
Số vốn lƣu động nhiều hay ít là phản ánh số lƣợng vật tƣ hàng hoá dự trữ sử dụng ở
các khâu nhiều hay ít. Vốn lƣu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số
lƣợng vật tƣ sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian nằm ở khâu sản xuất và lƣu
thông có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn
lƣu động có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự

9



trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.” (Nguyễn Đình Kiệm
và Bạch Đức Hiển, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, 2012, trang 85-86).
1.1.2. Phân loại vốn lưu động
Dựa theo nhiều tiêu chí cũng nhƣ mục đích sử dụng khác nhau, có nhiều cách
để phân loại vốn lƣu động. Theo Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (Giáo trình
tài chính doanh nghiệp, 2012), một số cách phân loại phổ biến nhất bao gồm:
- Dựa theo hình thái biểu hiện, khả năng hoán tệ: Vốn bằng tiền và vốn về
hàng tồn kho.
Trong đó:
+ Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
Tiền có tính linh hoạt rất cao, DN có thể dễ dàng sử dụng cho các mục đích khác
nhau: mua bán, trả nợ, cho vay, đầu tƣ,… Với tính dễ dàng sử dụng, kết hợp với các
nhu cầu của DN có khả năng bất ngờ xảy ra, DN luôn lƣu trữ một lƣợng tiền nhất
định.
Khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng. Các khoản nợ
này xuất hiện từ chính sách bán hàng hoặc các thoả thuận riêng biệt với các đối tác
và khách hàng.
+ Vốn về hàng tồn kho: với các doanh nghiệp, cần lƣu lại một lƣợng hàng hoá
để cung ứng cho các nhu cầu đột xuất của khách hàng hoặc phục vụ cho kế hoạch
sản xuất của mình. Khoản mục này bao gồm :
Vốn nguyên vật liệu chính: là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ
cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của sản phẩm.
Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp
cho việc hình thành sản phẩm, nhƣng không hơp thành thực thể chính của sản
phẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo
điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận lợi.
Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản

xuất kinh doanh.

10


Vốn phụ tùng thay thế: là giá trị các loại vật tƣ dùng để thay thế, sửa chữa
các tài sản cố định.
Vốn vật đóng gói: là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói sản
phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Vốn công cụ dụng cụ: là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn
tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh.
Vốn sản phẩm đang chế: là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh
doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (giá trị sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm).
Vốn chi phí trả trƣớc: là khoản chi phí thực tế đã phát inh nhƣng có tác dụng
cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chƣa thể tính hết vào giá thành sản phẩm
trong kỳ này, mà đƣợc tính dần vào giá thành sản phẩm các kỳ tiếp theo nhƣ chi phí
cản tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm.
Vốn thành phẩm: là giá trị những sản phẩm đã đƣơc sản xuất xong, đạt tiêu
chuẩn ký thuật và đã đƣợc nhập kho.
- Dựa theo vai trò vốn lƣu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Với
căn cứ này, có thể chia vốn lƣu động thành các hạng mục sau:
+ Dự trữ sản xuất:
Vốn nguyên vật liệu chính
Vốn nhiên liệu
Vốn phụ tùng thay thế.
Vốn vật đóng gói.
Vốn công cụ dụng cụ.
+ Vốn lƣu động trong khâu trực tiếp sản xuất:
Vốn vật phẩm đang chế tạo

Vốn về chi phí trả trƣớc.
+ Vốn lƣu động trong khâu lƣu thông:
Vốn thành phẩm
Vốn bằng tiền

11


+ Vốn trong thanh toán: gồm các khoản phải thu và tạm ứng tiền trƣớc phát
sinh trong quá trình mua vật tƣ hàng hoá.
+ Các khoản vốn đầu tƣ ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn.
Mỗi phƣơng pháp phân loại cung cấp cho ngƣời xem một cách nhìn mới về
VLĐ. Điều này tạo cái nhìn đa chiều về công dụng cũng nhƣ cách thức vận hành
chuyển hoá của VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Nhƣ
ở cách thứ hai, ngƣời xem có thể thấy đƣợc vai trò của từng mục trong vốn lƣu
động, từ đó giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ nguồn vốn đã hợp lý hay chƣa.
1.1.3. Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động, lúc đầu, doanh nghiệp cần bỏ ra một lƣợng vốn để
phục vụ việc thiết lập, xây dựng khung cơ bản của doanh nghiệp: máy móc, thiết bị,
cơ sở vật chất. Đây là nền tảng cơ bản của doanh nghiệp. Khi đi vào hoạt động, để
phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh không bị ngắt quãng, doanh nghiệp cần duy
trì một lƣợng vốn để phục vụ các nhu cầu hàng ngày của mình. Tuỳ từng giai đoạn,
VLĐ đƣợc phân bổ và tồn tại với những mức độ và hình thức riêng biệt và khác
nhau. Điều này làm cho hoạt động của DN không bị ngƣng trệ. Nhƣ vậy có thể thấy
VLĐ là điều kiện cần và đủ để quá trình SXKD của doanh nghiệp đƣợc thực hiện.
Vốn lƣu động là bộ phận chủ yếu cầu thành nên giá thành sản phẩm. Bởi
lẽ, trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu đƣợc chuyển thành thành
phẩm, hàng hoá, giá trị của nó đƣợc luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị của
sản phẩm. Giá sản phẩm bán ra đƣợc dự tính trên cơ sở giá thành sản phẩm đƣợc
sản xuất. Nhƣ vậy có thể nói, VLĐ ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định giá bán

của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó ảnh hƣởng đến mức cạnh tranh và vị thế của
doanh nghiệp trên thị trƣờng.
“Vốn lƣu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình vận động của vật
tƣ. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tƣ. Số
vốn lƣu động nhiều hay ít là phản ánh số lƣợng vật tƣ hàng hoá dự trữ sử dụng ở
các khâu nhiều hay ít. Vốn lƣu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số
lƣợng vật tƣ sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian nằm ở khâu sản xuất và lƣu

12


thông có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn
lƣu động có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự
trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.” (Nguyễn Đình Kiệm
và Bạch Đức Hiển, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, 2012, trang 85-86).
Nhƣ vậy, có thể thấy, vốn lƣu động ảnh hƣớng rất lớn đến sự sống còn của
DN. Nó quyết định hình thái, chiến lƣợc phát triển của mỗi doanh nghiệp. Không
quá khi nói rằng, với nguồn vốn cố định đầu tƣ vào tài sản cố định là cơ thể thì
VLĐ là máu của mỗi doanh nghiệp.
1.1.4. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định vốn lưu động
1.1.4.1 Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lƣu động phụ thuộc vào từng chu kì của doanh nghiệp. Mỗi chu
kỳ, doanh nghiệp cần một lƣợng vốn không giống nhau. Điều đó ảnh hƣởng bởi
chiến lƣợc, thị trƣờng, ngành mà mỗi DN theo đuổi. Theo Nguyễn Đình Kiệm và
Bạch Đức Hiển, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, 2012, có thể chia chu kỳ kinh
doanh của doanh nghiệp thành 3 giai đoạn.
- Giai đoạn mua sắm và dự trữ vật tƣ: giai đoạn này phục vụ quá trình tích
luỹ của doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm việc mua sắm thiết bị, công cụ dụng
cụ, nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Có 2 trƣờng hợp, DN
phải trả tiền ngay lập tức hoặc đƣợc chịu một phần tiền hàng. Trong trƣờng hợp

chịu một phần tiền hàng, DN đƣợc đối tác cấp tín dụng phục vụ cho nhu cầu VLĐ.
- Giai đoạn sản xuất: giai đoạn này vật tƣ lƣu trữ đƣợc xuất dần để sử dụng
chuyển hoá sang hình thái sản phẩm dở dang và thành phẩm. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp cũng cần phải xuất ra một lƣợng vốn nhất định.
- Giai đoạn bán sản phẩm và thu tiền hàng: Giai đoạn này thƣờng đƣợc ghi
nhận khi khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền hàng. DN sẽ thu lại đƣợc phần
vốn ứng ra đƣợc chuyển hoá vào giá trị thành phẩm. Tuy nhiên, thông thƣờng khách
hàng sẽ có khả năng đƣợc nợ lại trong khoảng thời gian tuỳ thuộc thoả thuận của
hai bên. Nhƣ vậy DN đang tài trợ tín dụng thƣơng mại cho đối tác. Khi nào số tiền
dƣ nợ đƣợc thu hồi về hết, khi đó, doanh nghiệp mới thu hồi đƣợc số vốn phải bỏ ra.

13


- Với mỗi quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có nhu cầu về một lƣợng vốn
lƣu động khác nhau. Vì vậy để tránh cho việc thiếu hụt vốn làm gián đoạn quá trình
hoạt động, DN cần phải dự báo trƣớc đƣợc nhu cầu của mình.
Nhu cầu đƣợc dự báo thông qua công thức sau đây:
Nhu cầu
vốn lƣu =
động

Mức

dự

trữ

hàng tồn kho


+

Khoản phải thu
từ khách hàng

-

Khoản phải trả
nhà cung cấp và
các khoản nợ
phải trả có tính
định kỳ khác

1.1.4.2 Phương pháp xác định vốn lưu động
Thông thƣờng có 2 cách xác định nhu cầu VLĐ thƣờng xuyên cần thiết của
doanh nghiệp. Cụ thể đƣợc trình bày dƣới đây.
a. Phƣơng pháp trực tiếp:
Trình tự của phƣơng pháp này có thể đƣợc liệt kê nhƣ sau:
- Xác định nhu cầu hàng tồn kho
- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm, chính sách bán hàng và bán chịu
- Xác định khoản nợ phải trà
- Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lƣu động.
Cụ thể nhƣ sau:
- Xác định nhu cầu hàng tồn kho.
Vốn dự trữ nguyên vật liệu chính:
Dn= Nd x Fn
Trong đó :
Dn : Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính năm kế hoạch.
Nd : Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu.
Fn : Chi phí nguyên vật liệu chính bình quân mỗi ngày trong kỳ kế

hoạch.
Vốn dự trữ khoản vật tư khác:
Dk = Mk x T%
Trong đó :

14


Dk : nhu cầu vốn dự trữ của một loại vật tƣ khác trong khâu dự trữ năm kế
hoạch của doanh nghiệp.
Mk : Tổng mức luân chuyển của loại vật tƣ khác trong kỳ kế hoạch
T%: tỷ lệ nhu cầu vốn so với tổng mức luân chuyển vốn của loại vật tƣ đó ở
năm báo cáo.
Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang:
Ds = Pn x Ck
Trong đó:
Ds : nhu cầu vốn sản phẩm dở dang.
Pn : chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch.
Ck: chu kỳ sản xuất sản phẩm.
Nhu cầu vốn về chi phí trả trước:
Vp = Pd + PS - Pp
Trong đó:
VP : nhu cầu vốn về chi phí trả trƣớc trong kỳ kế hoạch.
Pd : số dƣ chi phí trả trƣớc ở đầu kỳ kế hoạch.
PS : chi phí trả trƣớc dự kiến phát sinh trong kỳ.
PP : chi phí trả trƣớc dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ.
- Dự kiến khoản phải thu
Npt : Kpt x Sd
Trong đó:
Npt : nợ phải thu kỳ dự kiến.

Kpt : thời hạn trung bình cho khách hàng nợ
Sd : doanh thu bán hàng bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch.
- Dự kiến khoản phải trả
Giá trị nguyên vật liệu
Nợ phải trả
Kỳ trả tiền
hoặc hàng hoá mua vào
nhà cung cấp
=
trung bình
X
bình quận một ngày trong
kỳ kế hoạch

15


×