LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực hiện dự án, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin kính trọng
cảm ơn:
- Ban tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật (KHKT) dành cho học
sinh trung học phổ thông.
- Quý thầy, cô giáo là lãnh đạo Nhà trường, giáo viên tổ Hóa - Sinh, quý
thầy cô trong chi đoàn giáo viên và giáo viên chủ nhiệm lớp đã tạo điều kiện tốt
nhất để em có thể thực hiện ước mơ nghiên cứu KHKT của mình.
- Kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh Nguyễn Ngọc Duy là bí thư đoàn xã
Mỹ Lợi.
- Kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ đã luôn theo sát, giúp đỡ các con
về mọi mặt để chúng con có thể hoàn thiện dự án của mình.
- Toàn thể anh, chị và các bạn học sinh đã nhiệt tình cộng tác và ủng hộ em
trong công tác thực hiện dự án.
- Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô giáo Trương Thị
Tâm giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình và truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình
thực hiện dự án.
Đây là lần đầu tiên em thực hiện một đề tài nghiên cứu KHKT nên chắc
chắc sẽ còn nhiều vấn đề cần phải học hỏi hơn nữa. Em rất mong nhận được sự
góp ý, giúp đỡ của quý thầy, cô giáo trong Hội đồng Giám khảo, Ban tổ chức
cuộc thi và toàn thể quý vị để dự án nghiên cứu của em được hoàn chỉnh hơn
nữa và em có thể có thêm những kinh nghiệm quý báu cho quá trình nghiên cứu
khoa học sau này.
Qua quá trình thực hiện dự án, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin kính trọng
cảm ơn Ban tổ chức cuộc thi nghiên cứu KHKT dành cho học sinh trung học –
và quý thầy, cô giáo đang làm việc và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đã tạo
ra một sân chơi vô cùng bổ ích, thú vị cho các bạn học sinh chúng em!
Trang 1
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ khi ra đời các sản phẩm từ nhựa, đặc biệt nhựa dùng một lần mang lại
cho cuộc sống con người rất nhiều tiện ích. Nó đã trở thành vật dụng không thể
thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó gắn với thói quen cố hữu của không ít
người. Với ưu điểm bền chắc, tiện dụng và giá thành thấp, đồ nhựa dùng một lần
được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các
siêu thị và những trung tâm thương mại lớn. Tuy nhiên nhựa có hạn chế lớn là
rất lâu phân hủy, trong khi đó lượng rác thải nhựa thải ra mỗi ngày là rất lớn vì
vậy rác thải nhựa đang là hiểm họa môi trường toàn cầu. Ô nhiễm chất thải nhựa
ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường, sinh thái và sức khỏe con người.
Mỗi ngày đi học, Bảo nhìn thấy rất nhiều bạn học sinh mua bánh mì đựng
trong những túi nilon, hay xôi đựng bằng hộp xốp mang vào trường để ăn sáng,
hay mua đồ uống, trà sữa bằng chai nhựa, ly nhựa dùng 1 lần, kèm theo là ống
hút làm từ nhựa. Sau khi ăn, uống xong các bạn quăng những hộp xốp, túi nilon,
ly nhựa, ống hút bất cứ chỗ nào thấy thuận tay, mà không hề suy nghĩ số rác
thải nhựa này sẽ đi đâu làm ảnh hưởng đến mỹ quan trường học. Bảo băn khoăn
không biết những bạn học sinh có hiểu dùng hộp xốp để đựng xôi còn nóng rất
có hại cho sức khỏe hay việc vứt rác bừa bãi ra môi trường mang đến rất nhiều
hệ lụy? Để tìm câu trả lời cho mình, Bảo có hỏi các bạn và nhận được câu trả
lời: “lâu nay người ta đều đựng như vậy cả không có nguy hiểm gì”, “rác quăng
ra rồi sẽ có lớp lao động dọn mà lo gì”, “mang đốt đi là sạch sẽ hết”. Không ít
người có những suy nghĩ như vậy nên mới có thực trạng Việt Nam đứng thứ 4
trên thế giới về xả rác ra đại dương. Trước những câu trả lời của các bạn, Bảo
suy nghĩ phải làm thế nào để thay đổi suy nghĩ và hành vi của các bạn học sinh
trong trường ? Từ những trăn trở đó Bảo đã trao đổi với bạn Nhung và được bạn
Nhung chia sẻ những ví dụ có thể giảm thiểu sử dụng đồ nhựa như: không mua
chai nước nhựa mà thay vào đó mang bình nước của mình theo. Bảo và Nhung
nảy ra ý tưởng là nên thay đổi nhận thức của học sinh về rác thải nhựa để từ đó
các bạn thay đổi thói quen sử dụng đồ nhưa một lần.
Xuất phát từ thực tiễn và những lí do trên, đã thôi thúc chúng tôi nghĩ ra ý
tưởng thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp thay đổi nhận thức và
hành động của học sinh trường THPT Bình Dương trong việc giảm thiểu rác
thải nhựa”.
Trang 2
B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU; GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
1. Câu hỏi nghiên cứu
Trước thực trạng trên chúng tôi đặt ra cho mình những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Học sinh trường THPT Bình Dương đã thực sự hiểu biết về tác
hại của đồ nhựa một lần ?
Câu hỏi 2: Hiện nay học sinh trường THPT Bình Dương có thói quen sử
dụng đồ nhựa một lần như thế nào ?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào để học sinh trường THPT Bình Dương thay đổi
nhận thức và hành động để giảm thiểu rác thải nhựa ?
2. Giả thiết khoa học
2.1. Cơ sở đưa ra giả thuyết khoa học
- Người đi học ở tuổi học sinh chiếm một số lượng không nhỏ trong tổng
dân số đất nước. Thay đổi được nhận thức và hành động của học sinh trong việc
giảm thiểu rác thải nhựa chính là thay đổi môi trường sống tương lai của đất
nước và thế giới.
- Việc thay đổi thói quen sử dụng rác thải nhựa một lần của học sinh và
người dân khó có thể thực hiện một cách nhanh chóng và đồng bộ nếu như bản
thân của học sinh và người dân chưa có ý thức về những nguy hại từ ô nhiễm rác
thải nhựa đối với chính sức khỏe của mình.
- Học sinh chúng ta đã nhận được những nội dung tuyên truyền về vấn đề
giảm thiểu rác thải nhựa từ trường học và địa phương, nhưng có thể vấn đề
tuyên truyền này chưa thực sự sâu và rộng, chưa liên tục, chưa đồng bộ, còn
tuyên truyền suông, vận động chay nên chưa hiệu quả.
- Nhận thức về việc chung tay bảo vệ môi trường của các bạn học sinh
trong trường còn hạn chế. Hoạt động phân loại rác và xử lý rác tại nguồn thực
hiện chưa hiệu quả.
2.2. Nội dung giả thuyết khoa học
- Với thực trạng hiểu biết kiến thức về rác thải nhựa của học sinh còn hạn
chế, ý thức bảo vệ môi trường sống của học sinh chưa cao. Nếu tăng cường cho
học sinh tham gia các hoạt động tìm hiểu, tuyên truyền, trải nghiệm, sáng tạo,..
về rác thải nhựa và bảo vệ môi trường ngay trong trường học cũng như môi
trường sống xung quanh thì có thể thay đổi được nhận thức và hành động của
học sinh trong việc giảm thiểu rác thải nhựa được không ?
Trang 3
2.3. Điểm mới của đề tài
Tuyên truyền sâu rộng cho học sinh về rác thải nhựa bằng nhiều hoạt động
trải nghiệm thường xuyên, liên tục, thiết thực, bổ ích.
Học sinh trở thành những tuyên truyền viên, kêu gọi, vận động người thân,
bạn bè của mình cùng chung tay giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.
C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế
- Tìm hiểu nhận thức của học sinh về rác thải nhựa và thói quen sử dụng đồ
nhựa một lần của học sinh trường THPT Bình Dương thông qua hình thức qua
phiều điều kha khảo sát, qua quan sát thu thập các thông tin tư liệu thực tiễn từ
các hoạt động hằng ngày của học sinh
- Xử lí kết quả khảo sát, rút ra kết luận và đề xuất giải pháp lên nhà trường.
- Nhóm nghiên cứu thực hiện các hoạt động cụ thể nhằm tuyên truyền,
nâng cao hiểu biết của học sinh về rác thải nhựa. Từ đó, thay đổi nhận thức và
hành vi của học sinh trường THPT Bình Dương trong việc giảm thiểu rác thải
nhựa.
- Viết báo cáo dự án khoa học.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu lí thuyết
- Tìm hiểu các tài liệu về thực trạng của rác thải nhựa và ô nhiễm rác thải
nhựa, tác hại của rác thải nhựa đối với sức khỏe con người và môi trường sống,
các phương pháp xử lý rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng. Tài liệu
được tham khảo từ các nguồn đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học, sách, báo,
trên internet…
2.2. Nghiên cứu thực tế
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (khảo sát nhận thức học sinh): Học
sinh tham gia làm bài test “bảng khảo sát nhận thức của học sinh trường THPT
với rác thải nhựa” trên tổng số học sinh toàn trường.
2.2.2. Phương pháp quan sát khoa học: quan sát thu thập các thông tin tư
liệu thực tiễn về thói quen sử dụng đồ nhựa một lần, các hoạt động hằng ngày
góp phần tăng nguồn rác thải nhựa và thực trạng xử lý rác thải nhựa của học
sinh trường THPT Bình Dương.
Trang 4
2.2.3. Phân tích các dữ liệu: phân tích dữ liệu lý thuyết và dữ liệu thực tiễn
2.2.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen của
học sinh để giảm bớt rác thải nhựa.
2.2.5. Xây dựng các hoạt động trải nghiệm để học sinh toàn trường cùng
tham gia.
2.2.6. Kết luận khoa học về câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học.
3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ tháng 8 năm 2019 đến
tháng 12 năm 2019.
D. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lí thuyết
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về nhựa
Nhựa (plastic) là các chất dẻo hoặc các hợp chất cao phân tử được con
người tổng hợp từ dầu hỏa hoặc các chất khí từ tự nhiên.
“Nhựa” là tên gọi chung cho rất nhiều loại chất dẻo, mỗi loại có những đặc
tính và chức năng khác nhau.
1.1.2. Khái niệm rác thải nhựa
Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường.
Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải nilon gồm các
bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải, các hạt vi
nhựa có trong mỹ phẩm, kem đánh răng, sữa rửa mặt, bột giặt, sữa tắm, ...
1.1.3. Một số khái niệm liên quan
- Phân loại rác thải tại nguồn: Theo Sở Tài nguyên & Môi Trường TP.HCM
(2006) phân loại rác tại nguồn là quá trình tách riêng chất thải rắn sinh hoạt ra
thành một số hoặc tất cả các thành phần của nó ngay tại nơi phát sinh và lưu giữ
chúng một cách riêng biệt trước khi thu gom và trong suốt quá trình thu gom,
vận chuyển chất thải đến nơi xử lý.
- Tái chế nhựa: Tái chế hay còn gọi là quay vòng chất thải là biến đổi tính
chất của chất thải đó để chúng không còn là chất thải mà được coi như là một
loại nguyên liệu cho một quá trình công nghệ nào đó. Mục đích của tái chế là
bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm
tài nguyên và năng lượng.
Trang 5
- Tái sử dụng, tái chế rác thải sinh hoạt: Tái sử dụng là sử dụng lại nguyên
dạng rác thải (chẳng hạn sử dụng lại chai lọ...). Tái chế là sử dụng chất thải làm
nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm.
- Xử lý rác thải: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải
rắn.
1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa
Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của
con người, như:
- Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch, ...: Thực phẩm dư
thừa đựng trong túi nilon, nhựa, chai nước nhựa, các chất thải nguy hại ...
- Chất thải từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi
giải trí, khu văn hóa ...
- Chất thải nhựa sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, ...
- Chất thải nhựa sinh hoạt của các công nhân trong các công trình xây
dựng, cảo tạo và nâng cấp.
- Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, khu
công nghiệp, ...
Khu dân cư,
khách du lịch
Cơ quan
trương học
Nhà hàng,
khách sạn
Rác thải nhựa
Công nhân
công trình
Khu vui chơi
giải trí
Nhà máy, xí nghiệp
Hình 1. Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải
1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa
Nhựa đã trở thành một trong những vật liệu phổ biến nhất thế giới, nhờ tính
hữu dụng cũng như chi phí sản xuất thấp. Tuy nhiên quá trình sản xuất xử lí
chúng, cũng như đặc tính bền vững trong tự nhiên đã và đang tác động tiêu cực
Trang 6
đến môi trường, kinh tế - xã hội và sức khỏe con người, trở thành một thách thức
lớn đối với cộng đồng và xã hội.
- Những vật dụng bằng nhựa, đặc biệt đồ nhựa một lần với chi phí rất rẻ và
tiện dụng, vì vậy nó bị lạm dụng rất nhiều và trở thành thói quen tiêu dùng trong
cuộc sống và sinh hoạt của học sinh.
- Ý thức của học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường chưa cao, có thói
quen “bạ đâu xả đó”. Chắc hẳn nhiều người chúng ta đã từng thấy cảnh chai
nước do ai đó uống xong rồi tiện tay quăng vào gốc cây bên đường, trên ghế đá
hay miệng hố ga trước cửa nhà. Hành động “bạ đâu xả đó” khiến môi trường bị
ô nhiễm, trở nên mất mỹ quan và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
- Ý thức kém, lười biếng và thiếu trách nhiệm với cộng đồng của một số
người “tiện tay thì vứt” khiến cho việc thu gom, tập kết và phân loại rác thải
nhựa với các loại rác thải khác hết sức khó khăn.
- Ý thức phân loại rác thải tại nguồn chưa cao.
1.4. Tác hại của rác thải nhựa
1.4.1. Rác thải nhựa - mối hiểm họa cho đại dương
Rác thải nhựa như túi ni lông, bao bì nhựa, chai nhựa….luôn là hiểm họa
và tác động xấu tới môi trường thiên nhiên và gây ra hậu quả khôn lường. Đối
với đại dương thì rác thải nhựa đang gây tổn thất cho nền kinh tế thế giới, đe dọa
đời sống sinh vật biển, ngành du lịch và nghề cá. Một tác động to lớn thay đổi hệ
sinh thái biển và là nguyên nhân tuyệt chủng của một số loài động vật biển.
Nguồn rác thải chủ yếu đổ ra biển đó là rác thải sinh hoạt của ngư dân và
các hoạt động du lịch tại các bãi biển và hòn đảo trên khắp thế giới.
Ngoài việc gây hại cho những sinh vật dưới biển, rác thải nhựa còn gây
hại cho những sinh vật trên cạn….
1.4.2. Ô nhiễm môi trường
Nhựa là một trong những chất khó phân hủy, đọng lại ở môi trường gây ra
nhiều sự ô nhiễm (đất, nước, không khí…).
- Đối với môi trường không khí: Việc sản xuất các đồ dùng từ nhựa phải sử
dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong quá trình sản xuất sẽ
tạo ra khí CO2, CH4, S, NOx … làm tăng hiệu ứng nhà kính và thúc đẩy biển đổi
khí hậu toàn cầu. Năm 1990, các nhà khoa học đã chứng minh nếu sản xuất 2 túi
nilon không phân hủy sinh học sẽ tạo ra 1,1 gam chất làm ô nhiễm khí quyển,
Trang 7
góp phần tạo ra mưa acid và sương khói. Theo một nghiên cứu mới đây từ Đại
học Hawaii, quá trình rác thải nhựa phân hủy sẽ tạo ra methane và ethylene - 2
loại khí nhà kính tác động làm cho Trái đất nóng lên. "Các loại nhựa sẽ là
nguồn sản sinh khí nhà kính rất đáng kể, nhất là khi sản lượng nhựa đang tăng
lên, và ngày càng nhiều rác tập kết thẳng ra môi trường." - trích lời giáo sư
David Karl từ Đại học Hawaii. Khi đốt rác thải nhựa sẽ tạo ra khí thải có chất
độc dioxin và furan gây ngộ độc, ô nhiễm không khí. Hệ quả về lâu dài dĩ nhiên
là trái đất vốn đã nóng bỏng của chúng ta sẽ ngày càng nóng lên, tạo ra biến đổi
khí hậu. Nước biển dâng lên, nhiệt độ toàn cầu tăng cao, gây hạn hán, xói mòn
và lũ lụt.
- Đối với môi trường nước: Rác thải nhựa được làm từ dầu mỏ nguyên chất
khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, lượng rác thải nhựa thải
ra môi trường khi gặp mưa theo dòng nước chảy xuống cống rãnh, làm tắc
nghẽn cống rãnh tạo thành nơi trú ngụ và phát tán của côn trùng (như ruồi,
muỗi…), lây truyền dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, gây ô nhiễm
nặng nề đến môi trường. Rác thải nhựa nằm “kẹt sâu” trong cống, rãnh, kênh,
rạch còn làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước thải gây ngập lụt ngày càng nhiều
cho đô thị khi trời mưa lớn. Trong một số loại rác thải nhựa còn có lẫn lưu
huỳnh, dầu hỏa nguyên chất khi hòa lẫn vào nước gây ô nhiễm nguồn nước. Rác
thải nhựa khi bị đốt cháy, các khí thải phát sinh gặp hơi nước sẽ tạo thành axit
sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit làm nhiễm độc các dòng sông.
- Đối với môi trường đất: Rác thải nhựa chưa phân hủy lẫn vào đất sẽ ngăn
cản sự vận chuyển nước từ các mạch nước lưu thông trong đất, của hơi ẩm, của
các loài có khả năng cải tạo đất như giun đất, phá vỡ kết cấu của đất thông qua
việc ngăn cản trao đổi các ion trong đất, ngăn cản ô-xy đi qua đất, gây xói mòn
đất. Đất dần dần sẽ bị thoái hóa từ năm này qua năm khác, trở nên bạc màu, cằn
cỗi, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng và tệ hơn nữa là không phục vụ cho
mục đích trồng trọt được nữa.
- Đối với sức khỏe con người: Việc sử dụng đồ dùng bằng nhựa, đặc biệt đồ
nhựa một lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bản thân túi nilon được
làm từ nhựa PVC (poly vinyl clorua) không độc nhưng các chất phụ gia được
thêm vào để làm cho túi nylon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Các chất phụ
gia sử dụng chủ yếu là chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu…là những chất
Trang 8
cực kì nguy hiểm. Chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat) có thể
làm tổn thương và làm thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP
(một chất phthalate) có thể gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp
xúc với nó. Những loại túi nilon tái chế có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực
độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em nhiểm chất này lâu dài có thể
thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có
nguy cơ dậy thì rất sớm. Các loại nilon màu nếu sử dụng để đựng thực phẩm
tươi sống, đồ ăn chín có thể khiến thực phẩm nhiễm chì, clohydric gây tác hại
cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Đặc biệt nếu sử dụng để đựng thực
phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất
hóa dẻo trong túi nylon sẽ tách khỏi thành phần nhựa lớn gây độc cho thực
phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit axetic hoặc axit lactic ở trong dưa cà..sẽ hòa
tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư. Các
hóa chất như BPA (có tác dụng làm cứng nhựa) không an toàn, có khả năng gây
ung thư, tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và
vô sinh. Thêm vào đó, BPA có thể dẫn đến sẩy thai và gây khó thụ thai cho phụ
nữ. Nghiên cứu cũng cho thấy các chất độc được tìm thấy trong nhựa có thể gây
dị tật bẩm sinh và các vấn đề phát triển ở trẻ em.
1.5. Thời gian tồn tại của rác thải nhựa
Chúng ta thường nghĩ các loại rác thải sau khi bị vứt đi sẽ vào các khu xử
lý rác, thiệt ra thì một phần lớn chúng sẽ đến những bãi chôn lấp và thậm chí tệ
hơn là tuồn ra đại dương. Nhưng điều gì thực sự xảy ra với mảnh rác đó và nó sẽ
ảnh hưởng đến môi trường của chúng ta trong bao lâu?
Loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó
phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta
rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một ví dụ điển hình là chai nhựa đựng
nước bạn uống hằng ngày chẳng hạn, chúng có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ. Và
khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một
mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu và tiếp tục phá hủy đại
dương từng chút một.
Cách nhận biết đặc điểm của bao bì nhựa: Trong lúc chưa thể giải quyết
triệt để hệ lụy từ việc lạm dụng đồ nhựa dùng một lần, chúng ta cần nhận biết về
mức độ an toàn của sản phẩm nhựa gia dụng nói chung. Trên sản phẩm nhựa gia
Trang 9
dụng như chai nước, đồ đựng thực phẩm thường có mã kí hiệu viết tắt cùng với
số từ 1 đến 7.
Hình 2. Mã kí hiệu viết tắt đồ nhựa.
Loại nhựa đánh số 1 có nghĩa là PET (nhựa polyethylene terephthalate),
thường dùng đựng đồ uống, nhưng khi tái sử dụng, nếu đựng nước nóng quá
70oC thì chai nhựa PET bị biến dạng và phát sinh các chất có hại cho sức khỏe.
Không nên tái sử dụng nhiều lần.
Loại nhựa đánh số 2 HDPE (high –densitypolyethylene, tức polyethylene
mật độ cao) và số 5 PP (polypropylene) là an toàn nhất. HDPE là loại nhựa cứng
được sử dụng để sản xuất bình sữa, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa
có thể tái sử dụng.
Số 3 là PVC (Polyvinyl Clorua), thường có trong áo mưa, vật liệu xây
dựng, đồ nhựa, hộp nhựa, chỉ sử dụng đến độ nóng 81 oC. Chất này có thể giải
phóng nhiều chất độc khi ở nhiệt độ cao nên hiếm khi được dùng làm bao bì sản
phẩm, đồng thời cũng rất khó làm sạch và không thể tái sử dụng.
Số 4 là LDPE (polyethylene mật độ thấp) dùng phổ biến để đóng gói mì ăn
liền và thực phẩm khô. Sản phẩm chứa chất này nên tránh nhiệt độ cao và không
nên làm nóng trong lò vi sóng vì sẽ giải phóng hóa chất.
Số 6 là PS (polystiren) thường xuất hiện ở các hộp đựng đồ ăn nhanh.
Những loại này khi dùng trong lò vi sóng sẽ giải phóng các chất hóa học.
Số 7 là nhựa PC (hoặc không có kí hiệu), được sử dụng rất phổ biến, nhất là
làm chai đựng chất lỏng, ly nhựa dùng một lần. Vật dụng làm từ loại nhựa này
không nên dùng đựng nước nóng.
Ngành nhựa đã tuân thủ các quy định bằng cách áp dụng các mã yêu cầu
cho các sản phẩm tiêu dùng, nhưng tùy thuộc vào từng cá nhân để đọc và hiểu
mã. Bằng cách hiểu các phân loại đơn giản này, bạn có thể sử dụng nhựa một
Trang 10
cách tốt nhất cho lợi ích của mình, giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe có thể
phát sinh.
1.6. Thực trạng về rác thải nhựa
1.6.1. Thực trạng rác thải nhựa trên thế giới.
Mỗi năm, thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần 1/3 số túi nilon
con người thải ra không được thu gom và xử lý. Hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa
đang tích tụ trên Trái đất. Tính trung bình, mỗi phút thế giới thiêu thụ 1 triệu
chai nhựa… Rác thải nhựa và túi nilon thải ra môi trường đang tăng lên theo cấp
số nhân. Chúng đang từng ngày, từng giờ tàn phá, hủy diệt môi trường sống của
con người và cả thế giới động vật đặc biệt là sinh vật biển.
Thụy Điển là quốc gia trong nhiều năm liền đi đầu trong hoạt động tái chế
rác thải. Hiện tỷ lệ rác thải từ các hộ gia đình được tái chế lên tới 99%. Na Uy
cũng là một trong những quốc gia đi đầu thế giới phong trào tái chế chất thải
nhựa. Bằng chứng là 97% chai nước từ nước này đã được tái chế, 92% trong số
đó quay trở lại thành nhựa chất lượng cao và có thể tiếp tục đựng nước uống.
Vòng đời của một số chai nhựa ở Na Uy có thể lên tới 50 lần tái chế. Điều này
biến quốc gia Bắc Âu trở thành hình mẫu của cả thế giới trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường. Tại Đức, rác được coi là cơ hội kinh doanh.
Các nước phát triển chú trọng tới quản lý và xử lý chất thải, công tác thu
gom và phân loại rác thải tại nguồn thực hiện rất tốt. Chi phí cho rác thải ở các
nước phát triển có thể lên tới 50% ngân sách. Công nghệ xử lý chất thải rắn trên
thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp truyền
thống vẫn tiếp tục được sử dụng như: công nghệ chôn lấp chất thải, công nghệ
thiêu đốt (tổng cộng khoảng 80%), một tỷ lệ nhỏ rác thải được tái chế, tái sử
dụng. Ở các nước nghèo, đang phát triển thì cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác
thải thường rất thiếu thốn, khoảng 30 -60% rác thải đô thị không được cung cấp
dịch vụ thu gom.
1.6.2. Thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam
1.6.2.1. Thực trạng phát sinh rác thải nhựa ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong danh sách các nước xả thải nhựa nhiều nhất trên thế
giới. hiện nay, Việt Nam đã và đang có rất nhiều sáng kiến, hành động, cam kết
nhằm ngăn ngừa sự gia tăng của rác thải nhựa. Nhưng rác thải nhựa đang là mối
đe dọa nghiêm trọng đối với Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và
Trang 11
Môi Trường, Việt Nam hiện nằm trong 4 quốc gia có lượng phế phẩm nhựa thải
ra môi trường nhiều nhất thế giới, ước tính hơn 1.8 triệu tấn mỗi năm. Lượng
nhựa tiêu thụ tính trên đầu người ở Việt Nam vào năm 1990 chỉ có 3.8 kg,
nhưng đến năm 2015 con số này đã tăng đột biến lên 41 kg. Mặc dù hiện nay
nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa của người dân còn cao nhưng khả năng xử lí rác
thải nhựa ở Việt Nam vẫn rất hạn chế, chỉ khoảng 27% nhựa phế thải được tái
chế đúng cách và hiệu quả. Không những thế, Việt Nam còn là 1 trong 5 nước có
lượng rác thải nhựa đổ ra biển nhiều nhất thế giới, lên đến 0.73 triệu tấn mỗi
năm. Nếu như không có hành động cụ thể, thiết thực nào để ngăn chặn tình trạng
này, đến năm 2050, biển Việt Nam có nguy cơ chứa nhiều rác thải nhựa hơn sinh
vật biển.
Hình 3. Tình trạng rác thải nhựa và lượng thải nhựa trên biển ở Việt Nam.
1.6.2.2. Thực trạng thu gom, phân loại và xử lí rác thải nhựa ở Việt
Nam
Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn hiện nay còn dàn trải, chưa tập
trung, phương tiện, thiết bị thu gom vận chuyển chưa đồng bộ, hiện đại cùng với
việc thu gom chưa triệt để phần nào ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và môi
trường.
Có thể thấy, công tác xử lý chất thải rắn chưa chú trọng đến các giải pháp
giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối
lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, gây lãng phí tài nguyên, quỹ đất, ngân
sách và ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó, công tác đầu tư cho hoạt động
xử lý chất thải còn chưa tương xứng và đáp ứng nhu cầu thực tế; nhiều công
trình xử lý chất thải rắn đã được xây dựng, vận hành, nhưng cơ sở vật chất cũ,
công nghệ lạc hậu, năng lực và hiệu suất xử lý chưa đạt yêu cầu.
Trang 12
1.6.3. Thực trạng rác thải nhựa tại Bình Định
Những năm gần đây, tình trạng chất thải rắn sinh hoạt gây ô nhiễm môi
trường ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định đang rất nghiêm trọng.
Hàng ngày, các khu vực nông thôn thải ra lượng chất thải rắn sinh hoạt rất lớn,
nhưng khả năng thu gom, xử lý chưa đáp ứng yêu cầu. Thực trạng “cầu” không
đáp ứng “cung” khiến môi trường ở vùng nông thôn ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo thống kê của ngành chức năng, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định mỗi
ngày phát sinh khoảng 900 tấn chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), chủ yếu là rác
thải nhựa. Trong đó, khu vực đô thị khoảng 380 tấn/ngày và khu vực nông thôn
khoảng 520 tấn/ngày. Khối lượng CTRSH thải ra mỗi ngày rất lớn, nhưng tỉ lệ
thu gom trên địa bàn toàn tỉnh trung bình chỉ đạt khoảng 60%; riêng khu vực
nông thôn, các xã vùng sâu, vùng xa, tỉ lệ rất thấp, chỉ đạt từ 10% - 20%. Những
địa phương có tỉ lệ thu gom CTRSH thấp là huyện Tuy Phước (25%), Hoài Ân
(25,2%), Phù Mỹ (20,5%), Vân Canh (30%)…
Việc phân loại rác tại chỗ và công tác thu gom rác thải nông thôn bộc lộ
nhiều hạn chế.
Điểm bất cập nữa là việc phân loại rác tại chỗ. Ông Phan Thành Giản, Phó
Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định, cho rằng để
nâng cao hiệu quả xử lý thì rác thải cần phải được phân loại tại nguồn thành rác
thải vô cơ, hữu cơ, nhưng việc phân loại này chưa được thực hiện trong cộng
đồng. “Nếu được phân loại tại nguồn, lượng rác thải dùng cho tái chế lớn hơn
hiện nay rất nhiều và cũng giảm chi phí vận chuyển, đỡ tốn kém trong khâu
phân loại tại nhà máy. Bên cạnh đó, người dân có thể dễ dàng xử lý rác thải hữu
cơ bằng các chế phẩm sinh học để làm phân bón cho cây trồng”, ông Giản giãi
bày.
Hình 4. Bãi tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt của thị trấn Vân Canh.
Trang 13
Bãi tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt của thị trấn Vân Canh nằm cạnh hồ
chứa nước Suối Ðuốc (thuộc thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh).
1.6.4. Thực trạng rác thải nhựa ở trường THPT Bình Dương
Trường THPT Bình Dương được đóng trên địa bàn khu dân cư, nhiều quán
ven đường nên việc mua bán diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên ý thức bảo vệ môi
trường của một bộ phần nhân dân xung quanh trường và học sinh rất hạn chế.
Tình trạng xả thải vương vãi khắp nơi đặc biệt là đồ nhựa dùng một lần quanh
trường diễn ra hàng giờ, hàng ngày làm ảnh hưởng đến mỹ quan trường học và ô
nhiễm môi trường trầm trọng. Vì vậy nhận thức bảo vệ môi trường của các em
chưa cao.
Học sinh ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô
nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm
này tới môi trường.
2. Nghiên cứu thực tế
2.1. Thu thập dữ liệu lý thuyết về thực trạng nhận thức và hành động
của học sinh thông qua bài test
Có 913 học sinh 3 khối 10, 11, 12 của trường THPT Bình Dương cùng
tham gia làm bài test “bảng khảo sát nhận thức và hành động của HS trường
THPT với việc giảm thiểu rác thải nhựa” (Phụ lục)
- Kết quả bài test khảo sát được như sau:
Hình 5. Câu trả lời có nhận thức tích
cực
Hình 6. Câu trả lời có hành vi
tích cực
Từ kết quả bài test khảo sát cho thấy học sinh chúng ta đều có nhận thức và
hành vi tích cực đối với việc giảm thiểu rác thải nhựa còn thấp dưới 50%
2.2. Quan sát thu thập các thông tin tư liệu thực tiễn
Trang 14
- Các thói quen hằng ngày của học sinh đã góp phần tăng nguồn rác thải
nhựa trong khuôn viên trường và môi trường sống:
+ Hầu hết học sinh đều có thói quen sử dụng đồ nhựa một lần như: ly cốc
nhựa, chai nhựa đựng các loại nước uống; ống hút nhựa; hộp xốp đựng xôi
nóng, cơm nóng hay bò viên chiên,..; túi nilon tiện lợi để chứa đựng, bao gói
các sản phẩm như bánh, kẹo, ăn kẹo cao su, ... Ngoài ra học sinh còn sử dụng
nhiều đồ dùng bằng nhựa khác như: áo mưa tiện lợi, bìa bao vở sách bằng túi
nilon, bút viết, bút xóa, thước kẻ,... Những đồ dùng được làm từ nhựa này chỉ
được sử dụng sau một hoặc vài lần là đã trở thành rác thải nhựa. Khi đã hết giá
trị sử dụng, chúng bị chính người dùng quăng xuống lề đường, góc lớp, sân
trường,.. hay bắt cứ nơi đâu mà học sinh thấy tiện tay và không hề nghĩ đến hậu
quả của nó. Rác thải nhựa sẽ không mất đi đâu, mà mỗi ngày một nhiều lên gây
ô nhiễm và mất mỹ quan khuôn viên trường.
+ Thực trạng xử lý rác thải nhựa của học sinh trường THPT Bình Dương:
Mỗi ngày, rác thải sẽ được học sinh thu gom vào sọt rác từ mỗi phòng học,
sau đó được tập kết ra hố rác sau dãy phòng học. Trung bình mỗi phòng học có
khoảng 3 sọt rác thải được thu gom, trong đó có ít nhất 2 sọt là rác thải nhựa từ
túi nilon, vỏ chai nhựa, ly nhựa, hộp xốp, vỏ bút, thước nhựa,..
Mỗi tuần, rác thải trong sân trường cũng được học sinh thu gom 2 lần.
Trung bình ở mỗi lần thu gom có khoảng 4 thùng chứa rác các loại, trong đó có
hơn một nữa là rác thải nhựa và chủ yếu là rác thải nhựa sử dụng một lần.
Tất cả nguồn rác thải từ phòng học và sân trường đều được tập kết về hố
rác và xử lý bằng cách đốt mà chưa được phân loại hiệu quả. Cách xử lý này đã
gây ô nhiễm không khí và lãng phí về nguồn tài nguyên.
2.3. Phân tích các dữ liệu: phân tích dữ liệu lý thuyết và dữ liệu thực
tiễn
- Dựa vào kết quả khảo sát các dữ liệu thu được từ bài test lý thuyết đến
quan sát thu thập thông tin thực tế cho thấy: nguyên nhân quan trọng của việc sử
dụng quá mức đồ nhựa một lần và gây ô nhiễm từ rác thải nhựa trong khuôn
viên trường là do thói quen và nhận thức tích cực của mỗi học sinh về vấn đề
này còn thấp. Việc thay đổi thói quen sử dụng và xả rác thải nhựa của học sinh
cần phải được quan tâm đúng mức vì lứa tuổi học sinh là tương lai của thế giới.
Học sinh mới chính là những người có góc nhìn mới, dễ dàng thay đổi được thói
Trang 15
quen, hành vi của mình trong việc tiêu thụ, sử dụng những sản phẩm từ nhựa.
Vậy chúng ta cần có những giải pháp cụ thể cho vấn đề này.
2.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thói
quen của học sinh để giảm bớt rác thải nhựa
- Giải pháp 1: Tổ chức thường xuyên và liên tục các hoạt động trải nghiệm
tích cực để học sinh tham gia tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của học sinh về
tác hại của rác thải nhựa, nâng cao ý thức của học sinh trong việc thu gom và
phân loại rác thải tại nguồn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa.
- Giải pháp 2: Xây dựng nội quy lớp học, trường học “nói không với đồ
nhựa dùng một lần” nhằm thay đổi thói quen của học sinh.
- Giải pháp 3: Học sinh tham gia sưu tầm, cập nhập thông tin về các nghiên
cứu, thành tựu giảm thiểu rác thải nhựa hiện nay để khơi nguồn ý tưởng sáng
tạo, phát huy các ý tưởng tái chế rác thải nhựa, thay thế một số đồ dùng bằng
nhựa trong học tập và sinh hoạt hằng ngày bằng các vật liệu thân thiện với môi
trường, góp phần nâng cao nhận thức học sinh.
2.5. Tổ chức và tham gia các hoạt động trải nghiệm
Để thực hiện được các giải pháp nói trên, nhóm nghiên cứu chúng em đã
phối cùng với Đoàn trường, Đoàn xã xây dựng được rất nhiều hoạt động trải
nghiệm cho học sinh toàn trường cùng tham gia.
2.5.1. Hoạt động ngoại khóa
Mục đích:
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh về nguy cơ ô
nhiễm nhựa, tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe con
người, tiến tới thay đổi từ nhận thức đến hành động bằng các việc làm thiết thực,
không sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần như: Túi nilon, chai nước, ly
nhựa, hộp xốp đựng thức ăn...
- Khuyến khích học sinh sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường
thay thế túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần khó phân hủy.
- Từ đó từng bước giúp học sinh thành những tuyên truyền viên, chuyển tải
thông điệp cùng chung tay chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường đến người
thân, bạn bè, cộng đồng xã hội. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo
tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
Thực hiện giải pháp:
Trang 16
Học sinh tìm hiểu kiến thức, những thông tin về rác thải nhựa, tham gia sưu
tầm những thành tựu giảm thiểu rác thải nhựa hiện nay để khơi nguồn ý tưởng
sáng tạo, phát huy các ý tưởng tái chế rác thải nhựa, thay thế một số đồ dùng
bằng nhựa trong học tập và sinh hoạt hằng ngày bằng các vật liệu thân thiện với
môi trường, góp phần nâng cao nhận thức học sinh.
Nội dung ngoại khóa gồm 4 phần:
- Phần 1: Giới thiệu đội chơi.
- Phần 2: Thi tìm hiểu kiến thức về rác thải nhựa.
- Phần 3: Thời trang tái chế từ rác thải nhựa.
- Phần 4: Thi hùng biện về rác thải nhựa.
Hình 7. Một số hình ảnh ngoại khóa về rác thải nhựa
Hiệu quả thu được:
Nâng cao hiểu biết về rác thải nhựa. Học sinh hiểu rõ, sâu, chính xác về
những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe con
người. Từ đó vận dụng và tuyên truyền tốt các kiến thức đó vào cuộc sống cho
bản thân và cho cộng đồng.
Thể hiện sự sáng tạo trong từng tác phẩm thời trang tái chế từ rác thải
nhựa.
Trang 17
2.5.2. Hoạt động lao động, vệ sinh lớp học
Mục đích:
- Giáo dục, nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.
- Giúp học sinh hình thành thói quen để rác vào thùng, phân loại rác và giữ
gìn vệ sinh, cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp. Góp phần tiết kiệm tài
nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Thông qua học sinh để kêu gọi, thay đổi nhận thức của cộng đồng người
dân về việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Thực hiện giải pháp: Tổ chức thường xuyên và liên tục các hoạt động lao
động, vệ sinh phòng học, theo nội quy của Đoàn trường đưa ra.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ hàng ngày, tiến hành thu gom phân loại rác tại
chỗ. Mỗi lớp học thực hiện thu gom rác và phân thành 3 loại tại phòng học cho
vào 3 giỏ nhựa màu khác nhau, rác hữu cơ (giỏ xanh), rác tái chế (giỏ vàng), rác
vô cơ (giỏ đỏ).
Hình 8. Thu gom phân loại rác tại phòng học.
- Hoạt động lao động: Theo sự phân công của ban lao động, đội lao động
tiến hành vệ sinh sân trường, vườn trường, cổng trường sạch sẽ, thu gom phân
loại rác tại sân trường thành 3 loại vô cơ, hữu cơ, tái chế.
- Tập kết rác đã phân loại về thùng rác chuyên dụng vô cơ, hữu cơ và tái
chế đã được bố trí sẵn ở mỗi góc khuôn viên trường.
Trang 18
Hình 9. Tập kết rác đã phân loại về thùng rác
- Xử lý rác trong khuôn viên trường:
+ Rác vô cơ: Là loại rác khó và không phân hủy được bằng con đường sinh
học nên sẽ được tập trung vào thùng rác vô cơ và nhờ xe chuyên chở rác đưa về
bãi rác tập trung để xử lý.
+ Rác tái chế: Rác tái chế sau khi thu gom về thùng rác tái chế sẽ được tiến
hành phân loại lần nữa theo nhu cầu sử dụng tái chế như sách vở thước bút còn
dùng được; chai lọ để trồng hoa..và theo nguồn nguyên liệu tái chế như giấy,
nhựa,.. bán cho người mua ve chai chuyển về cơ sở tái chế, đồng thời tiết kiệm
được nguồn quỹ “kế hoạch nhỏ”.
+ Rác hữu cơ: Rác hữu cơ sau khi thu gom sẽ được ủ thành phân hữu cơ để
bón cho cây trồng ở khuôn viên trường học.
Hiệu quả thu được:
- Nâng cao ý thức về giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Học sinh rèn luyện được kỹ năng phân loại rác tại trường, xử lí, sử dụng
vật liệu tái chế, thay thế.
- Hình thành thói quen phân loại rác, tuyên truyên cho người thân và cộng
đồng dân cư cùng học theo.
2.5.3. Làm bảng khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền dán ở bản tin của
nhà trường
Mục đích: Thông qua bảng khẩu hiệu, áp phích quảng cáo học sinh khắc
sâu về tác động tiêu cực của rác thải nhựa, thay đổi những thói quen hàng ngày
gây ra ô nhiễm rác thải nhựa.
Giải pháp thực hiện: Thiết kế bảng khẩu hiệu điện tử ở cồng trường, áp
phích dán ở bảng tin nhà trường để cung cấp thêm thông tin về rác thải nhựa cho
học sinh.
Trang 19
Hình10. Bảng khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền
Hiệu quả thu được:
Nâng cao nhận thức cho tất cả các bạn học sinh trường THPT Bình Dương
về tác hại của rác thải nhựa, biết cách phân loại rác thải tại trường, cách xử lí rác
thải nhựa và những hướng dẫn đơn giản góp phần làm giảm ô nhiễm rác thải
nhựa để cùng chung tay xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp.
Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng dân cư xung quanh
trường học
2.5.4. Tuyên truyền thông qua hoạt động chào cờ đầu tuần
Chào cờ đầu tuần là hoạt động thường xuyên, liên tục ở các trường học.
Đây là cơ hội để thực hiện việc lồng ghép nhiều nội dung ý nghĩa cho học sinh.
Như trường chúng tôi đã và đang tuyên truyền giáo dục môi trường với những
chủ đề cụ thể:
Chủ đề 1: Bí ẩn các chữ số trên đồ nhựa với sức khỏe người tiêu dùng.
Mục đích:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa các con số được kí hiệu trên các đồ dùng
bằng nhựa hàng ngày mình hay sử dụng. Những kí hiệu đó giúp chúng ta biết
nguyên liệu tạo thành sản phẩm đó.
- Biết được tác hại của nhựa dùng một lần đối với sức khỏe của chính mình,
để từ đó hạn chế thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.
- Nâng cao nhận thức trở thành những tuyên truyền viên để tuyên truyền
đến người thân, bạn bè và cộng động dân cư nơi sinh sống cùng nhau giảm thiểu
sử dụng đồ nhựa một lần.
Thực hiện giải pháp:
- Phát cho học sinh những đồ nhựa đã chuẩn bị sẵn ở nhà, phỏng vấn một
số học sinh về các kí hiệu, con số và ý nghĩa của chúng trên các đồ nhựa, tác hại
của những đồ nhựa này nếu chúng ta xả ra môi trường.
Trang 20
Hình 11. Học sinh tìm hiểu các kí hiệu, con số trên đồ nhựa
- Dùng poster tự thiết kế để truyền tải nội dung cần tuyên truyền.
Hình 12. Poster về ý nghĩa của các kí hiệu trên đồ dùng nhựa
Hiệu quả thu được:
Học sinh biết được ý nghĩa của các kí hiệu trên đồ nhựa thường dùng, từ đó
lựa chọn những sản phẩm an toàn cho sức khỏe của mình. Có thể đưa ra một số
cách làm giảm rác thải nhựa như: Khi thật sự không cần thiết có thể từ chối sử
dụng đến nhựa như: từ chối ăn kẹo cao su, từ chối sử dụng ống hút, yêu cầu
quán dùng ly thủy tinh để đựng nước. Hay thay thế chai nước nhựa bằng bình
đựng nước inox. Thay thế ống hút nhựa bằng ống hút từ tre, cỏ bàng, giấy …
Kêu gọi mọi người hãy sử dụng đồ nhựa một cách thông minh để bảo vệ
sức khỏe và môi trường như: Không sử dụng túi nilon, hộp xốp đựng thức ăn
nóng, bảo quản thực phẩm, không vứt bừa bãi rác thải nhựa ra đường phố,
xuống sông hay để mồi lửa, nhóm lửa… Nên sử dụng vật dụng từ thiên nhiên
thân thiện với môi trường.
Trang 21
Chủ đề 2: Hiểm họa từ đồ nhựa đựng thực phẩm.
Mục đích:
Thay đổi nhận thức của học sinh về việc sử dụng túi nlon, đồ bao gói thực
phẩm dùng một lần được làm bằng nhựa.
Giảm thiểu tình trạng lạm dụng đồ nhựa đựng thực phẩm.
Giải pháp thực hiện: Thuyết trình đưa ra những minh chứng về tác hại của
những đồ nhựa đựng thực phẩm nhiều nơi (tại những hàng cà phê, quán cơm
bình dân, thức ăn đường phố…,) lượng ống hút, thìa nhựa, ly nhựa, hộp xốp, túi
nilon được tiêu thụ mỗi ngày là rất lớn.
Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Y khoa Vienna (Áo) vừa công bố
một phát hiện cho thấy, có 9 loại hạt vi nhựa khác nhau được tìm thấy trong mẫu
phân của các tình nguyện viên tới từ nhiều nước châu Âu. Điều này cho thấy con
người đang nuốt phải các loại hạt vi nhựa cùng với thức ăn mỗi ngày.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học
– Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cảnh báo: Nếu đựng
thực phẩm nóng hàm lượng monostyren (một loại chất độc) trong nhựa sẽ giải
phóng, ngấm vào thức ăn, gây tổn hại nghiêm trọng cho gan và gây nhiều bệnh
nguy hiểm cho con người.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội cho biết túi nilon, ly nhựa, hộp xốp…, sau khoảng một thời gian nhất định
sẽ bị phân hủy, chuyển thành những hạt vi nhựa có kích thước siêu nhỏ, ngấm
vào nguồn nước hay lơ lửng trong không khí khiến động vật, con người nuốt
phải.
Vì vậy chúng ta hãy thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm đồ
nhựa dùng một lần, túi nilon thông qua việc mua sắm, sinh hoạt học tập hàng
ngày.
Hiệu quả thu được:
Nâng cao nhận thức của học sinh về tác động tiêu cực của rác thải nhựa.
Học sinh đã thay đổi những hành vi tích cực như: Không còn thấy tình
trạng các bạn học sinh mang xôi bằng hộp xốp vào lớp, những cái bánh mì được
đựng trong các túi giấy. Ra căn tin không còn thấy những chiếc ống hút vứt đầy
đất.
Trang 22
Đưa ra một số cách giảm thiểu sử dụng đồ nhựa như: Mua xôi gói bằng lá
chuối, bánh mì đựng bằng túi giấy, đi mua bún mang theo đồ đựng
Sử dụng sản phẩm đựng được làm từ những nguyên liệu dễ phân hủy trong
môi trường như giấy, tre, nứa, cói...Cụ thể như túi giấy, ly nhựa giấy…
Chủ đề 3. “Rác thải nhựa là nguồn tài nguyên – không để nhựa thành
rác”
Mục đích:
Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc phân loại rác thải tại nguồn.
Khơi nguồn ý tưởng sáng tạo, phát huy các ý tưởng tái chế rác thải nhựa,
thay thế một số đồ dùng bằng nhựa trong học tập và sinh hoạt hằng ngày bằng
các vật liệu thân thiện với môi trường.
Thực hiện giải pháp: Học sinh tham gia sưu tầm, cập nhập thông tin về
các thành tựu giảm thiểu rác thải nhựa hiện nay, thuyết trình về những thành tựu
tái chế rác thải nhựa để, góp phần nâng cao nhận thức học sinh.
- Những thành tựu tái chế rác thải nhựa một lần trên thế giới
+ Biến rác thải nhựa không thể tái chế thành điện năng: Các nhà khoa học
từ Đại học Chester (Anh) đã tìm ra giải pháp đưa các loại rác thải nhựa không
thể tái chế thành nhiên liệu hydro hoặc điện năng có thể dùng cho ô tô hoặc các
hộ gia đình.
+ Biến rác thải thành xăng dầu ở Nga, ở Nhật biến rác thải nhựa thành quần
áo và gạch lát đường.
+ Rác thải được tái chế nhiệt điện ở Thụy Điển.
+ Hãng thời trang Adidas sử dụng rác thải nhựa để sản xuất giày thể thao
và quần áo.
+ Coca-Cola Tây Âu biến rác thải nhựa đại dương thành chai nhựa mới.
- Những thành tựu tái chế rác thải nhựa một lần ở Việt Nam: Tái chế, tái
sử dụng các nguồn phế thải là giải pháp quan trọng để tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường. Nhưng ở Việt Nam hoạt động này chưa thực sự
đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, đã có sáng chế thành công trong lĩnh vực này như:
+ Sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội chế tạo thành công
gạch lát đường từ túi nilon rác thải.
+ Sáng chế ra bê tông chịu mặn từ rác thải nhựa của Đoàn Bình An và Lê
Hoàng Khoa, Trường THCS Lê Quý Đôn, Bắc Giang.
Trang 23
+ Trung tâm Nghiên cứu công nghệ Lọc hóa dầu, Đại học Bách khoa TP
HCM đã từng nghiên cứu công nghệ nhiệt phân nhựa và cao su ở nhiệt độ cao
thành dạng khí rồi ngưng tụ, tách lấy dầu FO, song việc ứng dụng vào thực tế
còn hạn chế.
- Bên cạnh những sản phẩm tái chế thì những sản phẩm thay thế cũng đang
được quan tâm, như: Ống hút bằng tre, bằng cỏ bàng, bằng giấy, bằng bột gạo …
thay thế ống hút nhựa; Ly giấy thay thế ly nhựa; Bọc sách vở bằng giấy báo; Tạo
màng bọc thực phẩm có khả năng phân hủy sinh học; ...
Hiệu quả thu được: Học sinh hiểu được rác thải nhựa cũng là nguồn tài
nguyên nếu chúng ta biết xử lí đúng cách. Có thể tạo được áo phao từ chai nhựa,
đồ dùng trang trí từ chai nhựa, ống hút, ...
Chủ đề 4: Thi thử thách phân loại rác thải và tìm tuổi thọ cho rác
Mục đích:
Trang bị những kiến thức, kỹ năng phân loại rác thải cho học sinh nhằm
giúp học sinh thực hành tốt việc phân loại rác tại lớp học.
Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại
nguồn.
Giúp học sinh hình thành thói quen tích cực ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường.
Biết được thời gian phân hủy của rác thải nhựa để nhận thức được tác hại
của rác thải nhựa, từ đó hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần.
Giải pháp thực hiện:
- Thi thử thách phân loại rác thải: Chuẩn bị các bìa carton ghi 3 loại rác
thải: Rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế, chuẩn bị các thẻ phân loại rác thải.
Chọn 3 đội chơi tương ướng với 3 loại rác hữu cơ,vô cơ và tái chế, mỗi đội 4
thành viên tham gia thử thách phân loại rác. Yêu cầu các đội trong vòng 2 phút
chọn được các thẻ rác đúng nhóm của mình thì chạy vào xếp hàng dưới tên loại
rác đó. Đội nào nhanh nhất thì đội đó thắng cuộc.
- Chuẩn bị poster về tuổi thọ của một số loại rác thải nhựa: Cho học sinh
chọn lựa thời gian phân hủy của các loại rác thải nhựa trong poster.
Trang 24
Hình 13. Phân loại và tìm tuổi thọ cho rác
Hiệu quả thu được:
Học sinh thích thú với trò chơi tìm tuổi cho rác, thi phân loại rác, tưởng dễ
nhưng không phải ai cũng biết.
Tác động tích cực đến nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường, từ đó
hình thành một thói quen tốt là phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định.
Giáo dục ý thức và hình thành thói quen phân loại rác cho các bạn học sinh
là cách để tác động ngay từ gốc. Khi nó trở thành thói quen sống thì chính các
bạn sẽ trở thành tuyên truyền viên đến bố mẹ, người thân và cộng đồng dân cư
xung quanh nơi mình sống, từ đó tạo nên sự thay đổi để giảm thiểu rác thải
nhựa.
2.5.5. Tham gia các hoạt động do Đoàn trường phát động
2.5.5.1. Tham gia thi trang trí lớp học với chủ đề “Phòng học xanhsạch- đẹp, thân thiện môi trường”
Mục đích:
- Làm cho phòng học, ngôi trường của chúng ta thêm xanh, sạch đẹp thân
thiện với môi trường, bằng những việc làm cụ thể sẽ nâng cao sức khỏe và tinh
thần thoải mái để học tập tốt hơn.
- Tái chế, tái sử dụng lại rác thải nhựa, thay đổi nhận thức và có những
hành động cụ thể để giảm thiểu sử dụng đồ nhựa một lần.
Thực hiện giải pháp:
- Thu gom rác thải nhựa phế phẩm,hướng dẫn các bạn trong lớp tái chế rác
thành những chậu để trồng cây, trang trí ở góc lớp, hành lang lớp học để tạo ra
không gian xanh mát cho lớp học, làm đẹp thêm khung cảnh sư phạm của nhà
trường.
Trang 25