Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kê khai và nộp thuế điện tử của hộ, cá nhân kinh doanh cho thuê nhà tại quận 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN DƯƠNG TUYẾT MINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KÊ
KHAI VÀ NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ CỦA HỘ, CÁ NHÂN
KINH DOANH CHO THUÊ NHÀ TẠI QUẬN 12.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN DƯƠNG TUYẾT MINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KÊ
KHAI VÀ NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ CỦA HỘ, CÁ NHÂN
KINH DOANH CHO THUÊ NHÀ TẠI QUẬN 12.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 60340121
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Thanh Tráng

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
kê khai và nộp thuế điện tử của hộ, cá nhân kinh doanh cho thuê nhà tại Quận
12” là kết quả công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Bùi Thanh Tráng.
Các số liệu được thu thập trong luận văn này là trung thực, được trích dẫn có
nguồn gốc rõ ràng từ các tài liệu, tạp chí, các công trình khoa học đã được công bố
trước đó. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn không sao chép bất cứ
luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên
cứu khoa học nào trước đây.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm 2017

Tác giả

Nguyễn Dương Tuyết Minh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................................1
1.1 Bối cảnh vấn đề chính sách ............................................................................1

1.2. Sự cần thiết của đề tài....................................................................................4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................5
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................5
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................5
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................5
1.5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................6
1.6. Cấu trúc của đề tài .........................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT...........................8
2.1. Các khái niệm .................................................................................................8
2.1.1. Khái niệm ý định ......................................................................................8
2.1.2. Khái niệm kê khai và nộp thuế điện tử .....................................................8
2.1.3. Khái niệm về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân cho thuê tài
sản và các chính sách thuế có liên quan. ............................................................8
2.1.3.1. Các khái niệm........................................................................................8
2.1.3.2. Chính sách thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cho thuê
tài sản .......................................................................................................................10
2.2. Các lý thuyết liên quan đến ý định hành vi ...............................................13
2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA-Theory of Reasoned Action) ..............14
2.2.2. Thuyết hành vi dự định (TPB- Theory of Planned Behavior) ................16


2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance ModelTAM, Davis, 1989) ...........................................................................................19
2.2.4. Mô hình kết hợp TPB và TAM ..............................................................21
2.2.5. Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất UTAUT- Unified Technology
Acceptance and Use Technology. ....................................................................21
2.3. Các nghiên cứu liên quan đến ý định KK & NTĐT .................................23
2.3.1. Sự chấp nhận của khai thuế điện tử, một nghiên cứu về ý định của người
nộp thuế, của tác giả Jen-Ruei Fu, Cheng-Kiang Farn và Wen-Pin Chao
(2005)................................................................................................................23
2.3.2. Sử dụng mô hình UTAUT để xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp

nhận và sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử tại Vương Quốc Ả Rập, của tác giả
Mohammed Abdulrahaman Alshehri (2012). ..................................................24
2.3.3. Hệ thống thanh toán thuế trực tuyến được xem như là một khía cạnh rõ
nét của sự chuyển dịch chính phủ, của tác giả Thomas F.Stanfford (2011). ...25
2.3.4. Yếu tố quyết định của hệ thống nộp thuế điện tử ở Malaysia, của tác giả
Suhani Anuar và Radiah Othman (2009) .........................................................26
2.3.5. Vai trò của an ninh và niềm tin vào việc chấp nhận khai thuế điện tử,
của tác giả Lemuria Carter, Ludwig Christian, Jeffrey Hobbs, Ronald
Campbell (2011) ...............................................................................................27
2.3.6. Một nghiên cứu thực nghiệm về ý định hành vi của NNT đối với khai
thuế điện tử tại Ấn Độ, của tác giả Sharda Haryani, Bharti Motwani và
Sukhjeet Kaur Matharu (2015). ........................................................................28
2.3.7. Tóm tắt các nghiên cứu liên quan và các yếu tố.....................................29
2.4. Thực trạng kê khai và nộp thuế của cá nhân cho thuê nhà tại Quận 12,
TPHCM. ...............................................................................................................30
2.5. Mô hình đề xuất và giả thuyết. ...................................................................34
2.5.1. Cảm nhận sự hữu ích ..............................................................................34
2.5.2. Cảm nhận tính dễ sử dụng ......................................................................35
2.5.3. Chuẩn chủ quan ......................................................................................36


2.5.4. Cảm nhận rủi ro ......................................................................................37
2.5.5. Các điều kiện hỗ trợ................................................................................37
2.6 Mô hình đề xuất ............................................................................................38
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU........................................................40
3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................40
3.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................41
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính .................................................................41
3.2.2. Thang đo gốc của các yếu tố: .................................................................42
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................45

3.2.3.1. Về nội dung, từ ngữ, cách diễn đạt thang đo......................................45
3.2.3.2. Về mức độ quan trọng của các thang đo............................................48
3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................51
3.3.1. Thang đo các khái niệm nghiên cứu .......................................................51
3.3.2. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................51
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu. ..............................................................52

3.3.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha......52
3.3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA)....52
3.3.3.3. Phân tích hồi quy tuyến tính...............................................................53
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................55
4.1. Đặc điểm chi tiết mẫu nghiên cứu (thống kê mô tả) .................................55
4.2. Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha)
...............................................................................................................................56
4.2.1. Thang đo cảm nhận sự hữu ích:..............................................................56
4.2.2. Thang đo cảm nhận tính dễ sử dụng:......................................................56
4.2.3. Thang đo Chuẩn chủ quan: .....................................................................57
4.2.4. Thang đo cảm nhận rủi ro:......................................................................57
4.2.5. Thang đo các điều kiện hỗ trợ: ...............................................................57
4.2.6. Thang đo Ý định sử dụng hệ thống KK & NTĐT : ...............................57


4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................59
4.3.1. Phân tích nhân tố thang đo “các yếu tố ảnh hưởng đến ý định KK &
NTĐT của hộ, cá nhân cho thuê nhà tại quận 12”. ..........................................59
4.3.2. Phân tích nhân tố thang đo “ý định KK & NTĐT của hộ, cá nhân cho
thuê nhà tại quận 12”. .......................................................................................61
4.4. Phân tích tương quan ..................................................................................62
4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính .......................................................................64
4.6. Kiểm định mô hình ......................................................................................64

4.6.1. Kiểm định mô hình hồi quy ....................................................................64
4.6.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .....................................................68
4.6.3. Kiểm định sự khác biệt về ý định theo đặc điểm cá nhân (T-test và
ANOVA) ..........................................................................................................71

4.6.3.1. Kiểm định về ý định theo giới tính...................................................71
4.6.3.2 Kiểm định về ý định theo độ tuổi.......................................................74
4.6.3.3 Kiểm định sự về ý định theo thu nhập................................................77
4.6.3.4 Phân tích thống kê mô tả giá trị trung bình các nhân tố.....................80
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................83
5.1. Kết luận .........................................................................................................83
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................84
5.2.2. Về tăng cường sự cảm nhận tính dễ sử dụng của người nộp thuế đối với
hệ thống kê khai và nộp thuế điện tử. ...............................................................86
5.2.3. Về tăng cường sức ảnh hưởng của xã hội và của cơ quan thuế đến người
nộp thuế. ...........................................................................................................87
5.2.4. Về tăng cường các điều kiện hỗ trợ người nộp thuế trong việc kê khai và
nộp thuế điện tử. ...............................................................................................88
5.2.5. Giảm bớt cảm nhận rủi ro của người nộp thuế khi sử dụng hệ thống kê
khai và nộp thuế điện tử. ..................................................................................91
5.3. Hạn chế .........................................................................................................92


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Tên đầy đủ

NNT

Người nộp thuế

KK & NTĐT

Kê khai và nộp thuế điện tử

HKD

Hộ kinh doanh

TNCN

Thu nhập cá nhân

GTGT

Giá trị gia tăng

EFA (Exploratory Factor Analysis)

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

KMO

Kiểm định Kaise – Meyer – Olkin


TAM (Technology Acceptance Model)

Mô hình chấp nhận công nghệ

TPB (Theory of Planned Behavior)

Thuyết hành vi dự định

TRA (Theory of Reasoned Action)

Thuyết hành động hợp lý

UTAUT (Unified Technology
Acceptance and Use Technology)

Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất

TVE (Total Variance Explained)

Tổng phương sai trích

TMS

Hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan và các yếu tố.......................................29
Bảng 2.2: Số thu thuế GTGT và TNCN từ các hộ, cá nhân kinh doanh cho thuê nhà
.................................................................................................................................31

Bảng 3.1:Tổng hợp thang đo của các yếu tố...........................................................42
Bảng 3.2: Tóm tắt các thang đo đã điều chỉnh........................................................49
Bảng 4.1: Thống kê mô tả về giới tính, độ tuổi, thu nhập của NNT.......................56
Bảng 4.2: Tổng kết kết quả phân tích Cronbach’s Alpha.......................................58
Bảng 4.3: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập.........................59
Bảng 4.4: Bảng xoay các yếu tố ảnh hưởng đến ý định KK & NTĐT của hộ, cá
nhân kinh doanh cho thuê nhà tại quận 12..............................................................60
Bảng 4.5 : Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho nhóm biến phụ thuộc............61
Bảng 4.6:Kết quả EFA của nhóm biến phụ thuộc.................................................. 62
Bảng 4.7: Ma trận tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ý định KK & NTĐT
của hộ, cá nhân kinh doanh cho thuê nhà tại quận 12............................................63
Bảng 4.8 : Kết quả phân tích hệ số hồi quy............................................................64
Bảng 4.9 : Kết quả phân tích ANOVA...................................................................64
Bảng 4.10. Mức độ giải thích của mô hình............................................................ 65
Bảng 4.11: Bảng thống kê giá trị phần dư..............................................................66
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định các giả thuyết.........................................................71
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định sự khác biệt của Giới tính......................................72
Bảng 4.14. Trung bình về ý định theo giới tính......................................................74
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định sự khác biệt của độ tuổi.........................................75
Bảng 4.16: Trung bình về ý định theo độ tuổi........................................................77
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự khác biệt của thu nhập.......................................77
Bảng 4.18: Trung bình về ý định theo thu nhập......................................................79
Bảng 4.19. Thống kê mô tả các nhân tố của mô hình.............................................80


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ đóng góp trong GDP của hộ kinh doanh cá thể.............................3
Hình 2.1 Mô hình TRA-1975...................................................................................15
Hình 2.2 : Mô hình TPB-1991..................................................................................17
Hình 2.3: Mô hình TAM- 1989................................................................................19

Hình 2.4: Mô hình kết hợp TAM và TPB................................................................21
Hình 2.5 : Mô hình nghiên cứu của tác giả Jen-Ruei Fu (2005)..............................24
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của tác giả Mohammed Abdulrahaman Alshehri
(2012).......................................................................................................................25
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của tác giả Thomas F.Stanfford (2011)..................26
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của tác giả Suhani Anuar và Radiah Othman (2009)
.................................................................................................................................27
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của tác giả Lemuria Carter, Ludwig Christian,
Jeffrey Hobbs, Ronald Campbell (2011)................................................................28
Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu của tác giả Sharda Haryani (2015)......................28
Hình 2.11: Thống kê số hộ, cá nhân kinh doanh tại quận 12 năm 2016................31
Hình 2.12 : Mô hình đề xuất nghiên cứu................................................................39
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu...............................................................................40
Biểu đồ 4.1. Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy.................................66
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ P-P plot phần dư của mô hình hồi quy.................................67
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ Scatterplot phần dư của mô hình hồi quy.............................68
Biểu đồ 4.4. Giá trị trung bình của các nhân tố......................................................81


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Bối cảnh vấn đề chính sách
Thuế là công cụ hiệu quả để quản lý vĩ mô nền kinh tế phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giải
quyết nhiều vấn đề xã hội và tạo ra nguồn thu vào Ngân sách nhà nước nhằm đảm
bảo nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước và xã hội. Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ
của mỗi công dân.
Trước đây đối với các tổ chức doanh nghiệp việc kê khai và nộp thuế theo
phương thức thủ công gây mất nhiều thời gian và tốn kém… Do đó việc ứng dụng

công nghệ thông tin vào kê khai, nộp thuế là rất cần thiết, là một nhu cầu tất yếu
trong công tác quản lý thuế của ngành Thuế, giúp phát triển xã hội, đóng góp vào
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Từ cuối năm 2009, Tổng cục thuế đã bắt đầu triển khai thuế điện tử. Thuế điện
tử là một hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ thuế cho các tổ chức, cá nhân bên
ngoài ngành thuế. Các dịch vụ thuế điện tử gồm: cung cấp qua mạng các thông tin
tham khảo đến lĩnh vực thuế, đối thoại hỏi đáp trực tiếp, đăng ký thuế, nộp tờ khai,
kê khai, nộp thuế, hoàn thuế…Thuế điện tử mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho
cả người nộp thuế (NNT) lẫn cơ quan thuế. Sau đây, tác giả xin trình bày về hai
chức năng cơ bản nhất của thuế điện tử là kê khai và nộp thuế điện tử (KK &
NTĐT).
Việc khai thuế điện tử đã được thí điểm từ năm 2009 ở 4 tỉnh thành phố: TP. Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội và Bình Dương dành cho đối tượng nộp thuế là các tổ
chức, doanh nghiệp, bước đầu việc ứng dụng khai thuế điện tử đã góp phần tạo
thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) như: Thực hiện nộp tờ khai 24/24 giờ và tất cả
các ngày trong tuần nhằm giảm thời gian và kinh phí, thủ tục giấy tờ trong việc khai
thuế, đảm bảo thông tin và số liệu khai thuế của NNT được gửi đến cơ quan Thuế
một cách nhanh chóng, bảo mật và chính xác, giảm thiểu tình trạng quá tải tại cơ
quan Thuế khi đến kỳ nộp hồ sơ khai thuế, đồng thời xây dựng hình ảnh cơ quan
Thuế văn minh, hiện đại.


2

Tính đến ngày 20/4/2016, hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63
tỉnh, thành phố, với trên 529 nghìn doanh nghiệp đang thực hiện khai thuế qua
mạng, đạt tỷ lệ 99,56% tổng số Doanh nghiệp trên cả nước. Số lượng hồ sơ khai
thuế điện tử đã tiếp nhận trên 30,5 triệu hồ sơ.
Nộp thuế điện tử là dịch vụ cho phép NNT lập Giấy nộp tiền vào Ngân sách
Nhà nước trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế và được Ngân

hàng thương mại xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế tức thời. Việc triển khai nộp
thuế điện tử đã được bắt đầu từ năm 2015, đến nay hầu hết các Ngân hàng thương
mại đã có kết nối với Tổng cục Thuế để triển khai dịch vụ này. Áp dụng nộp thuế
điện tử, NNT chỉ cần ở bất cứ nơi đâu có kết nối Internet mà không nhất thiết phải ở
trụ sở là có thể tuân thủ nộp thuế điện tử.
Ngày 28/4/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về
một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016- 2017, định hướng đến năm 2020. Thực hiện
Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/03/2015 của Chính và Nghị quyết số 36a/NQ-CP
ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, song song với việc triển khai
thực hiện khai, nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp, từ năm 2016, Bộ Tài chính
sẽ thí điểm triển khai việc khai, nộp thuế điện tử đối với cá nhân.
Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong tổng thu ngân sách, nhưng quản lý thuế
đối với hộ kinh doanh (HKD), cá nhân kinh doanh hiện đang tiêu tốn nguồn lực rất
lớn của cơ quan thuế. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, số hộ kinh doanh cá thể phi
nông nghiệp ước tính trong năm 2015 là khoảng 4.7 triệu hộ. Bên cạnh đó, kết quả
hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh cá thể còn đóng góp lớn cho ngân sách nhà
nước. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2014 nếu như kinh tế nhà nước đóng
góp 32.2% vào GDP thì kinh tế ngoài nhà nước đóng góp tới 48.3% (kinh tế tập thể
5%, kinh tế tư nhân 10.9%, kinh tế cá thể 32.3%), khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài 19.5%. Như vậy trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, khu vực kinh tế cá thể
có tỷ trọng đóng góp cao nhất trong GDP.


3

Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ đóng góp trong GDP của hộ kinh doanh cá thể
“Nguồn: Báo cáo về hộ kinh doanh của VCCI năm 2015”
Mặc dù có số lượng lớn, nhưng các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ở Việt
Nam có quy mô nhỏ mang tính thời vụ hoặc kinh doanh lưu động (các hộ, cá nhân

kinh doanh có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở xuống còn được miễn thuế) nên
số thuế thu được từ khu vực này vào Ngân sách nhà nước không cao. Theo số liệu
thống kê của Tổng cục Thuế, năm 2014 tổng thu từ hộ và cá nhân kinh doanh chỉ
đạt 12.362 tỷ đồng chiếm khoảng 2% tổng số thu nội địa hàng năm, nhưng tình
trạng gian lận, nợ thuế diễn ra khá phức tạp. Theo điều tra của Trung tâm nghiên
cứu phát triển cộng đồng (Cecodes), thuế môn bài hàng năm chỉ từ 50.000 đồng đến
1.000.000 đồng/năm nhưng vẫn có đến 30% số hộ, cá nhân kinh doanh khai doanh
thu thấp đi để được hưởng mức thuế thấp hơn, 6% hộ sẵn sàng đưa hối lộ để được
giảm thuế.
Chính vì vậy để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho
các Hộ, cá nhân kinh doanh phát triển và nộp thuế, trong năm 2016, ngành thuế sẽ
nghiên cứu triển khai thí điểm nộp thuế điện tử đối với cá nhân, bao gồm cả Hộ
kinh doanh. Theo đó trước mắt sẽ triển khai nộp thuế điện tử đối với 03 nhóm là lệ
phí trước bạ ôtô xe máy, các hoạt động cho thuê nhà và chuyển nhượng bất động


4

sản, sau đó sẽ tiếp tục áp dụng thí điểm nộp thuế điện tử đối tại các địa phương lớn
có cơ sở hạ tầng mạng tốt như Hà Nội và TP HCM, nhằm giảm thiểu thời gian thực
hiện thủ tục hành chính và sự tiếp xúc trực tiếp với cán bộ thuế. Cơ quan thuế sẽ sửa
đổi, bổ sung quy trình quản lý hộ, cá nhân kinh doanh để tăng cường sự giám sát
của cơ quan thuế cấp trên với cơ quan thuế cấp dưới, đồng thời tăng cường tuyên
truyền hỗ trợ các hộ, cá nhân kinh doanh tìm hiểu chính sách chế độ để chủ động
trong việc thực thi pháp luật thuế. Đặc biệt để hạn chế tối đa tình trạng thông đồng
giữa cán bộ thuế và NNT, ngành thuế đang triển khai đề án đánh giá hiệu lực, hiệu
quả của hội đồng tư vấn thuế để từ đó có các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường sự
giám sát của các cấp, các ngành đối với cơ quan thuế trong việc quản lý hộ, cá nhân
kinh doanh.
1.2. Sự cần thiết của đề tài

Mặc dù việc KK & NTĐT đã trở nên phổ biến đối với các tổ chức, doanh nghiệp
nhưng so với đối tượng cá nhân, hộ kinh doanh thì vẫn còn rất mới mẻ. Chủ yếu là
theo phương pháp thủ công. Đối với đối tượng hộ, cá nhân cho thuê tài sản cụ thể là
cho thuê nhà, xưởng, mặt bằng (sau đây gọi chung là hộ, cá nhân kinh doanh cho
thuê nhà), trước đây NNT phải khai và nộp thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN),
thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) hằng quý đối với tiền cho thuê nhà. Đến thời điểm
khai thuế, người cho thuê nhà phải đến chi cục thuế nơi có nhà cho thuê để nộp hồ
sơ khai thuế hoặc gửi qua đường bưu chính, sau đó phải đến ngân hàng hoặc kho
bạc để nộp thuế. Nhiều NNT thường đi làm thủ tục vào ngày đến hạn nên phải chờ
đợi để khai, nộp thuế. Trường hợp cá nhân có nhiều nhà cho thuê ở các tỉnh khác
nơi cư trú thì việc đi lại xa sẽ ảnh hưởng sinh hoạt và công tác, việc thực hiện các
thủ tục khai thuế tại bộ phận một cửa của cơ quan thuế và nộp thuế tại kho bạc
hoặc ngân hàng phải thực hiện vào giờ hành chính rất bất tiện cho những cá nhân
đang làm công ăn lương tại các cơ quan, doanh nghiệp hay công việc kinh
doanh của các cá nhân kinh doanh khi họ phải bỏ công việc của mình để đến cơ
quan thuế, và kho bạc hoặc ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thuế.


5

Việc khai thuế điện tử như hiện nay, theo Tổng cục Thuế, khiến cho người cho
thuê nhà vừa mất công đi lại tốn kém chi phí, vừa phải chờ đợi. Trong khi đó, cá
nhân khai thuế điện tử chỉ cần mất công lần đầu để đăng ký tài khoản giao dịch thuế
điện tử trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và làm theo hướng dẫn các
bước khai thác hỗ trợ qua cổng điện tử.
Do vậy KK & NTĐT là giải pháp nhằm mục tiêu đẩy mạnh hiện đại hóa ngành
thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT đồng thời thực hiện minh bạch trong ngành
thuế, nhằm tăng cường sự giám sát của các cấp, các ngành đối với cơ quan thuế
trong việc quản lý NNT. Vì thế để phát huy lợi ích của hệ thống KK & NTĐT đối
với đối tượng hộ, cá nhân kinh doanh nói chung và đối với hộ, cá nhân cho thuê nhà

nói riêng cần phải có một nghiên cứu cụ thể dựa trên bằng chứng thực nghiệm để
tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến ý định KK & NTĐT của hộ, cá nhân cho thuê
nhà, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm hiện đại hóa ngành thuế trong cả
nước.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là:
+ Phân tích các yếu tố tác động đến ý định KK & NTĐT của hộ, cá nhân cho
thuê nhà tại quận 12.
+ Trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động đến ý định KK & NTĐT, tác giả
đưa ra những kiến nghị, giải pháp giúp khuyến khích NNT sử dụng hệ thống, xây
dựng lộ trình KK & NTĐT lâu dài và nhân rộng ra các tỉnh thành khác, giúp hệ
thống đi vào hoạt động một cách rộng rãi hơn, thiết thực hơn.
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Là các yếu tố tác động đến ý định sử dụng hệ thống KK & NTĐT của hộ, cá
nhân cho thuê nhà tại quận 12.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Là hộ, cá nhân cho thuê nhà, xưởng, mặt bằng kê khai nộp thuế trực tiếp (gọi
chung hộ, là cá nhân cho thuê nhà) tại quận 12.


6

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 05 năm 2017
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, bài viết trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu:
1. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định KK & NTĐT của hộ, cá nhân cho thuê nhà
tại quận 12 ?
2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định KK & NTĐT của hộ, cá nhân cho
thuê nhà tại quận 12 như thế nào?

3. Giải pháp nào khuyến khích hộ, cá nhân cho thuê nhà tại quận 12 sử dụng hệ
thống KK & NTĐT khi hệ thống đi vào hoạt động ?
1.6. Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc đề tài gồm 5 chương.
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương này giới thiệu đề tài, sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi và câu
hỏi nghiên cứu.
Chương 2 : Cơ sở lý thuyết và mô hình đề xuất.
Trong chương này, tác giả cung cấp khái niệm và các lý thuyết liên quan đến ý
định hành vi cũng như tổng quan về chính sách kê khai và nộp thuế của đối tượng
hộ, cá nhân kinh doanh cho thuê nhà. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu các
nghiên cứu liên quan trước đây về ý định kê khai và nộp thuế điện tử của người nộp
thuế, đồng thời đưa ra lý do chọn 05 yếu tố ảnh hưởng đến ý định kê khai và nộp
thuế điện tử của hộ, cá nhân cho thuê nhà tại Quận 12 bao gồm: cảm nhận sự hữu
ích, cảm nhận tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan, các điều kiện hỗ trợ, cảm nhận rủi
ro. Các định nghĩa và các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố này cũng sẽ được
trình bày. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu được
trình bày ở chương 1, kết hợp với cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ở chương


7

2, chương 3 sẽ giới thiệu quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu.
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu
Chương này sẽ thống kê mô tả mẫu và giới thiệu kết quả của nghiên cứu sau khi
phân tích dữ liệu. Dựa trên kết quả này, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu chuyên sâu

về mỗi yếu tố ảnh hưởng đến ý định kê khai và nộp thuế điện tử của hộ, cá nhân
kinh doanh cho thuê nhà tại Quận 12.
Chương 5: Phần kết luận và kiến nghị.
Trong chương này, những kết luận chính của nghiên cứu sẽ được tác giả tóm tắt
lại và đề xuất một số giải pháp dựa trên kết quả phân tích trong chương 4. Tác giả
cũng nhìn nhận một số hạn chế trong nghiên cứu của đề tài và đưa ra hướng nghiên
cứu trong tương lai đồng thời đưa ra những kiến nghị chính sách mang tính gợi mở
cho cơ quan thuế Quận 12 cũng như cơ quan quản lý thuế TPHCM trong bối cảnh
hiện tại.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày sự cần thiết của đề tài nghiên cứu cũng như
mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đồng thời giới thiệu kết
cấu của báo cáo nghiên cứu.
Chương 2 tác giả sẽ đi sâu phân tích chi tiết về cơ sở lý thuyết và mô hình
nghiên cứu.


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Khái niệm ý định
Ý định: theo Ajzen, I. (1991, tr. 181) ý định được xem là “bao gồm các yếu tố
động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức
độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi”
2.1.2. Khái niệm kê khai và nộp thuế điện tử
Khai thuế điện tử: là việc người nộp thuế kê khai thuế trên máy vi tính của mình
và gửi tới cơ quan quản lý thuế bằng mạng Internet, mà không phải gửi qua đường

bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp hồ sơ bằng giấy cho cơ quan thuế.
Chữ ký số là thông tin đi kèm dữ liệu nhằm mục đích xác định người chủ của dữ
liệu đó. Chữ ký số có thể hiểu như con dấu điện tử của người phát hành văn bản, tài
liệu trong giao dịch điện tử. Chữ ký số ngoài việc sử dụng cho Khai thuế điện tử, có
thể được sử dụng trong giao dịch điện tử khác như Hải Quan điện tử, giao dịch với
Ngân hàng, Chứng khoán…Chữ ký số đã được chứng minh đảm bảo về tính an ninh
và được thừa nhận về pháp lý tương đương với con dấu và chữ ký của doanh
nghiệp.
Nộp thuế điện tử: là dịch vụ cho phép NNT lập Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà
nước trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế và được Ngân hàng
thương mại xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế tức thời.
2.1.3. Khái niệm về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân cho thuê tài
sản và các chính sách thuế có liên quan.
2.1.3.1 Các khái niệm
+ Hộ kinh doanh: Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng
ký doanh nghiệp thì hộ kinh doanh cá thể được quy định như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người
hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử


9

dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng
rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp
không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp
áp dụng trên phạm vi địa phương.
Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi

sang động theo hình thức doanh nghiệp”
+ Cá nhân kinh doanh: Theo quy định Điều 21 của Luật quản lý thuế thì cá nhân
kinh doanh là một đối tượng đăng ký thuế. Theo quy định Điều 2 Phần 1 Thông tư
85/2007/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh có thể là người Việt Nam hoặc người
nước ngoài và có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ, hàng hoá.
Căn cứ Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng
(GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh
doanh: “NNT theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC là cá nhân cư trú bao
gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ
thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp:
Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc
chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật; Làm đại lý bán đúng giá đối với
đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng
với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa
cấp; Hợp tác kinh doanh với tổ chức; SXKD nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối,
nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nhưng không đáp ứng điều kiện được miễn thuế từ
các khoản: Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua
chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành sản phẩm khác.
NNT nêu trên không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu
đồng/năm trở xuống”


10

+ Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản
bao gồm: Cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm
dịch vụ lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo
người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ. Dịch vụ lưu trú
không tính vào hoạt động cho thuê tài sản gồm: Cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn

cho khách du lịch, khách vãng lai khác; Cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn cho sinh
viên, công nhân và những đối tượng tương tự; Cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ
ăn uống hoặc các phương tiện giải trí. Dịch vụ lưu trú không bao gồm: Cung cấp cơ
sở lưu trú dài hạn được coi như cơ sở thường trú như cho thuê căn hộ hàng tháng
hoặc hàng năm được phân loại trong ngành bất động sản theo quy định của pháp
luật về Hệ thống ngành kinh tế của Việt nam.
2.1.3.2 Chính sách thuế đối với hộ, cá nhân cho thuê tài sản
a) Phương pháp tính thuế
Căn cứ điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia
tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN):
“Điều 4. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản
1. Nguyên tắc áp dụng
a) Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản
bao gồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm
dịch vụ lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo
người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.
Dịch vụ lưu trú không tính vào hoạt động cho thuê tài sản theo hướng dẫn tại điểm
này gồm: cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác;
cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương
tự; cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống và/hoặc các phương tiện giải trí.
Dịch vụ lưu trú không bao gồm: cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn được coi như cơ sở
thường trú như cho thuê căn hộ hàng tháng hoặc hàng năm được phân loại trong
ngành bất động sản theo quy định của pháp luật về Hệ thống ngành kinh tế của Việt
nam.


11

b) Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở
xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp

thuế thu nhập cá nhân là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các
hợp đồng cho thuê tài sản.
c) Trường hợp cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức doanh thu 100 triệu
đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng,
không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho 01 người đại diện duy
nhất trong năm tính thuế.
2. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản là doanh thu tính thuế và tỷ lệ
thuế tính trên doanh thu.
a) Doanh thu tính thuế
Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản được xác định như sau:
a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho thuê tài sản là
doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả
từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác không bao gồm khoản tiền phạt,
bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.
a.2) Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là
doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả
từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi
thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.
a.3) Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì doanh thu
tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân xác định theo doanh thu trả tiền
một lần.
b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
- Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%
- Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%
c) Xác định số thuế phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT 5%


12


Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN 5%
Trong đó:
Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo
hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này.
Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b
khoản 2 Điều này.
d) Thời điểm xác định doanh thu tính thuế
Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bắt đầu của từng kỳ hạn thanh
toán trên hợp đồng thuê tài sản.Điều 8. Khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế đối với cá
nhân cho thuê tài sản”
b) Kê khai và nộp thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản
Trường hợp trên hợp đồng thuê nhà không có thỏa thuận bên đi thuê là NNT
thay thì:
(Theo khoản 1 Điều 8 Thông Tư 92/2015/TT-BTC có hiệu lực ngày 30/07/2015)
Nguyên tắc khai thuế:
– Cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế
– Cá nhân lựa chọn khai thuế theo kỳ thanh toán hoặc khai thuế một lần theo năm
Hồ sơ khai thuế:
– Tờ khai theo mẫu số 01/TTS ban hành kèm theo Thông Tư 92/2015/TT-BTC;
– Phụ lục theo mẫu số 01-1/BK-TTS ban hành kèm theo Thông Tư 92/2015/TTBTC (nếu là lần khai thuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng);
– Bản chụp hợp đồng thuê tài sản, phụ lục hợp đồng (nếu là lần khai thuế đầu tiên
của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng);
– Bản chụp Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật (trường hợp cá nhân cho
thuê tài sản ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục khai, nộp thuế).
 Nơi nộp hồ sơ khai thuế là Chi cục Thuế nơi có tài sản cho thuê.
 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế


13


– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế theo kỳ hạn thanh toán
chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho
thuê.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế một lần theo năm chậm
nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
 Thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Trường hợp trên hợp đồng thuê nhà có thỏa thuận bên đi thuê là NNT thay
thì:
 Nguyên tắc khai thuế:
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thay thuế cho cá nhân cho thuê tài sản thì trên
tờ khai ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “NNT hoặc Đại diện hợp pháp
của NNT” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức khai thay thì sau
khi ký tên phải đóng dấu của tổ chức theo quy định. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ
thu thuế vẫn phải thể hiện đúng NNT là cá nhân cho thuê tài sản.
 Hồ sơ khai thuế:
– Tờ khai theo mẫu số 01/TTS ban hành kèm theo Thông Tư 92/2015/TT-BTC;
– Phụ lục theo mẫu số 01-1/BK-TTS ban hành kèm theo Thông Tư 92/2015/TTBTC;
– Bản chụp Hợp đồng thuê tài sản, Phụ lục hợp đồng (nếu là lần khai thuế đầu tiên
của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng).
 Nơi nộp hồ sơ khai thuế là Chi cục Thuế nơi có tài sản cho thuê.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế theo kỳ hạn thanh toán
chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho
thuê.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế một lần theo năm chậm
nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2.2. Các lý thuyết liên quan đến ý định hành vi



14

2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA-Theory of Reasoned Action)
Thuyết hành động hợp lý- TRA được Ajzen và Fishbein đưa ra từ năm 1975 cho
rằng yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người là ý định thực hiện
hành vi đó. Ý định thực hiện hành vi được quyết định bởi hai nhân tố: thái độ và
chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi. Kết quả của hai yếu tố này hình thành nên ý
định thực hiện hành vi.
Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính
của sản phẩm. Người sử dụng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi
cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính
đó thì có thể dự đoán gần đúng kết quả lựa chọn của người sử dụng.
Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên
quan đến người sử dụng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…), những người này
thích hay không thích họ sử dụng. Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến
xu hướng sử dụng của cá nhân phụ thuộc vào: mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc
sử dụng của người tiêu dùng và động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn
của những người có ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng của những người có liên quan
đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng làm
theo những người có liên quan là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan.
Mức độ thân thiết của những người có liên quan càng mạnh đối với người tiêu dùng
thì sự ảnh hưởng càng lớn tới quyết định chọn mua của họ. Niềm tin của người tiêu
dùng vào những người có liên quan càng lớn thì xu hướng chọn mua của họ cũng bị
ảnh hưởng càng lớn. Ý định mua của người tiêu dùng sẽ bị tác động bởi những
người này với những mức độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau.
Trong mô hình thuyết hành động hợp lý thì niềm tin của mỗi cá nhân người tiêu
dùng về sản phẩm hay thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến thái độ hướng tới hành vi, và
thái độ hướng tới hành vi sẽ ảnh hưởng đến xu hướng mua chứ không trực tiếp ảnh
hưởng đến hành vi mua. Do đó thái độ sẽ giải thích được lý do dẫn đến xu hướng

mua sắm của người tiêu dùng, còn xu hướng là yếu tố tốt nhất để giải thích xu
hướng hành vi của người tiêu dùng.


×