Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Các nhân tố tác động đến áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (abc activity basedcosting) của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ trên địa bàn TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ MỘNG ĐIỀU

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TỐN
CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC – ACTIVITY BASED
COSTING) CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NHỎ VÀ VỪA TRÊN
ĐỊA BÀN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ MỘNG ĐIỀU

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TỐN
CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC – ACTIVITY BASED
COSTING) CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VỪA VÀ NHỎ TRÊN
ĐỊA BÀN TP.HCM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số:8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.HUỲNH LỢI

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “ Các nhân tố tác động đến áp dụng hệ
thống kế tốn chi phí dựa trên cơ hoạt động ( ABC – Activity Based Costing ) của
các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM” là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi, với sự hướng dẫn khoa học của TS. Huỳnh Lợi.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những tài liệu tham khảo và
kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của tồn bộ luận văn
này.
TP.Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2018

Tác giả Nguyễn Thị Mộng Điều


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ
Danh mục các hình vẽ
Tóm tắt luận văn – Abstract
LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1

1.

Lý do chọn đề tài: .............................................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu ........................................................................2

3.

Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu .....................................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................3

5.

Ý nghĩa và đóng góp của đề tài ........................................................................................3

6.

Kết cấu của đề tài .............................................................................................................4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .........................................................5
1.1.

Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu có liên quan .................................................5

1.1.1.


Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi .................................................................5

1.1.2.

Các cơng trình nghiên cứu trong nước .................................................................8

1.2.

Tổng kết và khe hổng nghiên cứu............................................................................... 13

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 17
2.1.

Tổng quan về lý thuyết hệ thống ABC ....................................................................... 17

2.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ABC ................................................ 17

2.1.2.

Vai trò hệ thống ABC ......................................................................................... 19

2.1.3.

Nội dung hệ thống ABC ...................................................................................... 20

2.1.4.


Qui trình thực hiện hệ thống ABC ..................................................................... 22


2.1.5.

Hình thức thể hiện trong ứng dụng hệ thống ABC ............................................ 26

2.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa- Những nhân tố tác động đến ứng dụng hệ thống ABC
của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa............................................................................ 27
2.2.1.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa và những đặc điểm cơ bản về hoạt động của doanh
nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................................. 27
2.2.2.
Những nhân tố tác động đến ứng dụng hệ thống ABC của các doanh nghiệp sản
xuất nhỏ và vừa .................................................................................................................. 29
2.3.

Lý thuyết nền .............................................................................................................. 33

2.3.1.

Lý thuyết khuếch tán sự đổi mới ........................................................................ 33

2.3.2.

Lý thuyết lợi ích và chi phí ................................................................................. 35

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 38
3.1.


Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu .............................................................. 38

3.1.1.

Khung nghiên cứu ............................................................................................... 38

3.1.2.

Qui trình nghiên cứu ........................................................................................... 39

3.1.3.
Đề xuất mơ hình, giả thuyết, thang đo nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận
dụng hệ thống ABC trong DNSXNVV trên địa bàn TP.HCM.......................................... 40
3.2.

Nghiện cứu định tính .................................................................................................. 43

3.2.1.

Thiết kế nghiên cứu định tính ............................................................................. 43

3.2.2.

Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia .................................................................... 44

3.3.

Nghiên cứu định lượng ............................................................................................... 45

3.3.1.


Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ........................................................................... 45

3.3.2.

Mẫu nghiên cứu và qui trình thống kê mẫu ....................................................... 45

3.3.3.

Phương pháp đo lường và tính tốn dữ liệu ....................................................... 47

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 53
4.1.

Kết quả nghiên cứu định lượng .................................................................................. 53

4.1.1.

Kết quả thống kê mô tả ....................................................................................... 53

4.1.1.1.

Phân tích thống kê mơ tả đặc điểm mẫu ..................................................... 53

4.1.1.2.

Thống kê mô tả các biến quan sát ............................................................... 55

4.1.2.


Kết quả kiểm định và đánh giá thang đo............................................................ 55

4.1.2.1.

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................... 55

4.1.2.2.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................. 58

4.1.3.

Phân tích hồi quy tuyến tính ............................................................................... 60

4.1.3.1.

Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi qui ............................ 61


4.2.

4.1.3.2.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................... 61

4.1.3.3.

Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình .................................................. 61

4.1.3.4.


Kiểm định tự tương quan phần dư ............................................................. 61

4.1.3.5.

Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình – ANOVA ................................. 64

4.1.3.6.

Kết quả quả hồi qui ..................................................................................... 64

Bàn luận kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 66

4.2.1.

Biến LDUH - Sự ủng hộ của ban giám đốc......................................................... 66

4.2.2.

Biến LTTD - Lợi thế tương đối........................................................................... 67

4.2.3.

Biến DDSP – Sự đa dạng sản phẩm .................................................................... 67

4.2.4.

Biến TDKT – Trình độ nhân viên kế tốn .......................................................... 68

4.2.6.


Biến TQTTT - Tầm quan trọng thơng tin kế tốn chi phí ................................. 69

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH............................................................... 71
5.1.

Kết luận ....................................................................................................................... 71

5.2.

Hàm ý chính sách........................................................................................................ 71

5.3.

Một số gợi ý thực thi áp dụng hệ thống ABC trong DNSXNVV. .............................. 74

5.4.

Hạn chế và hướng nghiên cứu cho tương lại.............................................................. 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt

Nội dung


DDSP

Đa dạng sản phẩm

DNSXVVN

Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa

LDUH

Lãnh đạo ủng hộ

LTTD

Lợi thế tương đối

NVL

Nguyên vật liệu

QM

Qui mơ

QTTT

Quan trọng thơng tin

TDKT


Trình độ kế tốn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

DN

Doanh nghiệp

2. Danh mục viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt

Nội dung

VBC (Volume – Based – Costing )

Kế tốn chi phí truyền thống

ABC (Activity – Based – Costing )

Chi phí trên cơ sở hoạt động

SME (Small Medium Enterpries)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa


EFA (Exploratory Factor Analysis)

Phân tích nhân tố khám phá

H (Hypotheses)

Giả thuyết

SPSS (Statistical Package for the Social

Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội

Sciences )
BI (Business Intellegent)

Kinh doanh thông minh


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê số liệu ứng dụng hệ thống ABC trên thế giới
Bảng 2.2: Mô tả điều kiện xác định qui mô doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bảng 3.1: Bảng thang đo đề xuất
Bảng 4.1: Thống kế đặc điểm đối tượng khảo sát
Bảng 4.2: Thống kê đặc điểm doanh nghiệp
Bảng 4.3: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 4.5: Nhóm nhân tố các biến độc lập
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hệ số

Bảng 4.7: Tóm tắt mơ hình
Bảng 4.8: Bảng thống kê phần dư
Bảng 4.9: Kết quả phân tích ANOVA
Bảng 4.10: Bảng sắp xếp mức độ quan trọng của các biến độc lập
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mơ hình hai chiều của ABC
Sơ đồ 2.2: Bước phân bổ chi phí chi tiết theo quan điểm ABC
Sơ đồ 2.3: Dịng di chuyển của chi phí từ nguồn lực đến đối tượng chịu chi phí
Sơ đồ 2.4: Mơ hình các nhân tố tác động đến biến phụ thuộc


Sơ đồ 2.5: Mơ hình các giai đoạn chấp nhận một sản phẩm mới
Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu
Sơ đồ 3.2: Qui trình nghiên cứu.
Sơ đồ 3.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mơ hình ba cấp độ của quản trị hoạt động.
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ mơ hình hồi qui
Hình 4.2 Đồ thị Histogram của phần dư- đã chuẩn hóa
Hình 4.3 Đồ thị P-P plot của phần dư – đã chuẩn hóa


TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến áp dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên
cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn
Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Tóm tắt:
Lý do chọn đề tài: Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh
tế Việt Nam. Trong đó có doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa. Môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt, thông tin kế tốn cần cung cấp kịp thời và chính xác để hỗ trợ

nhà quản trị ra quyết định. Hệ thống kế tốn chi phí truyền thống đã khơng cịn đáp
ứng được các yêu cầu trên trong thời kỳ công nghệ hiện đại như hiện nay. Để nâng
cao năng lực cạnh tranh thì việc ra quyết định kịp thời, quản lý tốt chi phí là một
trong những lợi thế giúp họ tồn tại và phát triển. Tìm ra nhân tố, đưa ra giải pháp
giúp áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động vào trong doanh
nghiệp sản xuất nhỏ và vừa hiệu quả hơn là điều cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm ra các nhân tố tác động đến áp dụng hệ thống kế
tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa.
Mức độ tác động của từng nhân tố đến áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ
sở hoạt động. Đưa ra các hàm ý chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
triển khai thành cơng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động.
Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp các kết quả từ nghiên cứu trên thế giới và
trong nước. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính là xin ý kiến chuyên gia để xác
định các nhân tố tác động. Bằng phương pháp định lượng kiểm định lại mơ hình và
tìm ra mức độ tác động của từng nhân tố lên mơ hình.
Kết quả nghiên cứu: Xác định được sáu nhân tố tác động và mức độ tác động
của từng nhân tố như sau: Sự ủng hộ của ban giám đốc (21.73%), Lợi thế tương đối
(21.41%), Sự đa dạng sản phẩm (20.21%), Trình độ nhân viên kế tốn (13.39%),
Qui mơ doanh nghiệp (12.75%), Tầm quan trọng thơng tin kế tốn chi phí


(10.51%). Đưa ra các hàm ý chính sách cho doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa áp
dụng thành công hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động.
Kết luận và hàm ý: Nghiên cứu góp phần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nhỏ và
vừa áp dụng tốt hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động và nâng cao hiệu
quả hoạt động cho các doanh nghiệp. Cung cấp một phần tư liệu cho các nghiên cứu
về hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động trong tương lai. Ngoài ra,
nghiên cứu cịn có một số hạn chế như: thực hiện trên phạm vi hẹp, còn nhiều nhân
tố chưa được xét đến. Và đó cũng chính là hướng nghiên cứu cho tương lai.
3. Từ khóa: Kế tốn quản trị, Hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt

động, Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa.


ABSTRACT
1. Titile: The factors affecting activity based costing system implementation in
small and medium sized enterprises production in Ho Chi Minh city, Viet
Nam
2. Abstract:
Reason for writing: Small and medium sized enterprises is a large of the
Vietnamese economy. The competitive environment is increasingly, accounting
information should be provided promptly and accurately to assist management
decision-making. The Volume based costing system couldn’t supply for these
requirements in the modern technology. To improve competitiveness, timely
decision-making and cost-effective management is one of the advantages for them
to survive and thrive. Finding out the factors, giving the solution to use of the
activity based costing system into the small and medium sized enterprises
production is necessary.
Problem: Finding the factors affecting the applying activity based costing
systems in small and medium sized enterprises production. The affecting level of
the factors to apply activity based costing systems . From which given the solutions
for small and medium sized enterprises production and support them to set up
activity based costing system.
Methods: Synthesize findings from international and national studies. By
qualitative research methods seek expert opinion to determine the impact factors.
Using quantitative methods, re-examine the model and find out the impact of each
factor on the model.
Results: Identify the six factors and the level of impact of each factor as
follows: Support from the board of directors (21.73%), Relative advantage
(21.41%), Product diversity (20.21%), Knowledge of accounting staff (13.39%),
Enterprise size (12.75%), The importance of cost accounting information (10.51%).

Give the policy implications to businesses.


Conclusion: Research contributes to the successful implementation of the
activity based costing system in small and medium sized enterprises production and
improves competition for businesses. Provide a section for future activity based
costing system studies. In addition, the research has limitations such as limited
scope, many factors have not been considered. And that is the direction of research
for the future.
3. Keywords: Activity – Based Costing, small and medium sized enterprises,
Managerment Accounting.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế hiện nay. Họ
đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng quốc gia và tạo ra nhiều việc làm cho người
lao động, góp phần vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Và phần lớn các doanh
nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp sản xuất. Hoạt động chính của các doanh nghiệp
sản xuất nhỏ và vừa là gia công cho các doanh nghiệp sản xuất lớn và sản xuất các
sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp phụ trợ. Nhà nước luôn tạo điều kiện
thuận lợi để thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển trong đó có doanh nghiệp
sản xuất nhỏ và vừa. Tuy nhiên, ngoài sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước
thông qua thể chế, chính các doanh nghiệp phải tìm ra hướng đi riêng để phát triển
bền vững. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa để nâng cao khả năng
cạnh tranh cần phải tập trung vào chiến lược sản phẩm khác biệt. Với chiến lược sản
phẩm khác biệt, để thật sự tạo ra được những sản phẩm tiêu chuẩn và khác biệt,
doanh nghiệp cần phải xác định rõ quy trình, các hoạt động tạo ra giá trị cho sản

phẩm, quản lý chi phí hiệu quả từ đó tạo ra chính sự khác biệt của sản phẩm. Để
làm được như điều này thì cần có một hệ thống chi phí chính xác và hiệu quả. Trong
khi, hệ thống chi phí truyền thống đã được chứng minh là không cung cấp thông tin
chi phí một cách chính xác (Kaplan & Atkinson, 1998). Thay vào, đó hệ thống kế
tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động được chứng minh là phản ánh chi phí chính
xác hơn hệ thống kế tốn chi phí tuyền thống (Kaplan & Atkinson, 1998). Với môi
trường cạnh trạnh, và sự quan trọng của thơng tin kế tốn chi phí để phục vụ cho
mục đích ra quyết định. Hệ thống ABC khơng chỉ phù hợp với doanh nghiệp có qui
mô lớn, doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa áp dụng hệ thống ABC cũng là một yêu
cầu cấp thiết. Thơng qua các mơ hình nghiên cứu ở nước ngồi tìm ra các nhân tố
tác động vào vận dụng hệ thống ABC trong các doanh nghiệp xản xuất như:
(Brown, Booth, & Giacobbe, 2004), (Ahamadzadeh, Etemadi, & Pifeh, 2011),
(Author & Binaebi, 2013), (Al-Omiri & Drury, 2007), (Maelah, 2007b) và các công


2

trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến vận dụng ABC trong nước như:
(Nguyễn Việt Hưng, 2017), (Trần Tố Un, 2016). Qua các cơng trình nghiên cứu
trong và ngoài nước chủ yếu tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động vào các
doanh nghiệp có qui mơ lớn. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố
lớn của Việt Nam, tập trung rất nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngồi. Do
đó, sự cạnh tranh tại Thành phố Hồ Chí Minh rất khốc liệt. Từ thực tiễn nhu cầu
thơng tin kế tốn chi phí hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại địa
bàn TP.HCM và các cơng trình nghiên cứu trước tác giả đã chọn đề tài “ Các nhân
tố tác động đến áp dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC –
Activity Based Costing) của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn
TP.HCM” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
-


Mục tiêu nghiên cứu:
 Tìm ra các nhân tố tác động đến áp dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa
trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa
bàn TP.HCM.
 Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đối với áp dụng hệ thống kế
tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ
và vừa trên địa bàn TP.HCM.

-

Câu hỏi nghiên cứu:
 Nhân tố nào tác động đến áp dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở
hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn
TP.HCM?
 Mức độ tác động của mỗi nhân tố đến áp dụng hệ thống kế tốn chi phí
dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên
địa bàn TP.HCM như thế nào?

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: là các nhân tố tác động đến áp dụng hệ thống ABC
của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa.


3

-


Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thu thập số liệu từ tháng 01 đến tháng 11
năm 2018

4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp. Đầu tiên, phân tích, tập hợp tài liệu xin ý kiến chuyên gia đưa ra các nhân
tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
trên địa bàn TP.HCM. Thứ hai, sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định, đo
lường mức độ tác động của các nhân tố qua mơ hình hồi qui tuyến tính. Qua kết qủa
định lượng đưa ra các hàm ý chính sách vận dụng hệ thống ABC vào thực tế doanh
nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM.
5. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài
-

Về mặt lý thuyết: Đề tài nghiên cứu đã khái quát nội dung lý thuyết về hệ
thống ABC một cách tổng qt. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong
nước và ngoài nước. Xác lập được sáu nhân tố và mức độ tác động đến áp
dụng hệ thống ABC của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn
TP.HCM gồm: Sự ủng hộ của ban giám đốc ( 21.73%); Lợi thế tương đối
(21.41%); Sự đa dạng sản phẩm (20.21%); Qui mơ doanh nghiệp (12.75%);
Trình độ nhân viên kế tốn(13.39%); Tầm quan trọng thơng tin kế tốn chi
phí (10.51%).

-

Về mặt thực tiễn: Ngồi những đóng góp về mặt lý thuyết, đề tài kiểm định
được mơ hình gồm sáu nhân tố đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế. Biến
phụ thuộc có quan hệ tuyến tính với các biến độc lập trong mơ hình. Từ kết
quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra được sáu hàm ý chính sách tương ứng với

sáu nhân tố tác động. Và đưa ra gợi ý cho ba đối tượng để vận dụng hệ thống
ABC thành công trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn
TP.HCM gồm: Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa; Cơ quan và chính quyền
địa phương; Các tổ chức giáo dục và đào tạo.


4

6. Kết cấu của đề tài
-

Phần mở đầu: trình bày những khó khăn phải đối mặt của doanh nghiệp sản
xuất nhỏ và vừa, yêu cầu cấp bách áp dụng một hệ thống chi phí mới để tăng
khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn
TP.HCM. Phần này xây dựng mục tiêu nghiên cứu, xác định câu hỏi nghiên
cứu làm định hướng cho toàn luận văn.

-

Chương 1 Tổng quan cơng trình nghiên cứu: trình bày nội dung tổng quát về
các nghiên cứu trước có liên quan đến luận văn trên thế giới và Việt Nam.
Qua đó phân tích xác định khe hổng trong các nghiên cứu trước làm mục tiêu
nghiên cứu cho luận văn và kế thừa các ý tưởng, phương pháp và kết quả từ
các nghiên cứu trước.

-

Chương 2 Cơ sở lý thuyết: trình bày các cơ sở lý thuyết là nền tảng cho
nghiên cứu của luận văn. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ABC, các
luận điểm và quan điểm tiếp cận nghiên cứu từ các góc độ khác nhau, trình

bày các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu liên quan đến nghiên cứu, các lý
thuyết nền có ảnh hưởng đến nghiên cứu. Đưa ra mơ hình dự kiến. Các điểm
thuận lợi và khó khắn khi ứng dụng ABC trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ
và vừa trên địa bàn TP.HCM.

-

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu: trình bày khung nghiên cứu, quy trình
nghiên cứu, các giả thuyết, thang đo, mơ hình, quan hệ toán học giữa các
biến, cách thức khảo sát, xử lý số liệu, giới thiệu các tiêu chuẩn và các kỹ
thuật định lượng được sử dụng trong nghiên cứu.

-

Chương 4 Kết quả nghiên cứu: trình bày về kết quả từ mẫu thống kê, kết quả
qua kiểm định định lượng và thảo luận về kết quả của nghiên cứu.

-

Chương 5 Kết luận và hàm ý chính sách: trình bày các ý nghĩa, các khám phá
và đưa ra kết luận. Dựa trên những nội dung kết luận đưa ra một số hàm ý
chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn
TP.HCM có thể ứng dụng hệ thống ABC vào trong thực tế.


5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.


Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu có liên quan

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Hệ thống ABC đã được biết đến từ những năm 1980 và được chứng minh là
cung cấp thơng tin chi phí chính xác hơn hệ thống kế tốn chi phí truyền thống
(Kaplan & Atkinson, 1998). Thơng tin từ hệ thống ABC giúp nhà quản trị đưa ra
các quyết định chính xác hơn. Do đó, từ khi hình thành trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu về hệ thống ABC ở những góc độ tiếp cận khác nhau như là nghiên cứu
các nhấn tố tác động đến áp dụng hệ thống ABC, triển khai hệ thống ABC vào một
tổ chức cụ thể. Sau đây tác giả thống kê các nghiên cứu được thực hiện trong khoản
thời gian gần nhất mà tác giả đã sưu tầm được để thấy được xu hướng nghiên cứu
hiện tại cùng với sự phát triển của hệ thống ABC tại các quốc gia trên thế giới.
Nghiên cứu của (Brown et al., 2004) “Technological and organizational
influences on the adoption of activity-based costing in Australia” (những ảnh
hưởng của yếu tố kỹ thuật và yếu tố tổ chức trong áp dụng ABC) được công bố trên
tạp chí Accounting and Finance, năm 2004. Nghiên cứu được thực hiện bằng
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Đầu tiên, với phương pháp nghiên cứu định tính
nhóm tác giả đã kế thừa, tổng hợp, phân tích, từ các nghiên cứu đã được cơng bố
trước đó. Nghiên cứu lựa chọn nhân tố tác động dựa trên ba yếu tố ( hiển nhiên là
liên quan đến ABC như một sự đổi mới, hỗ trợ đáng kể trong các tài liệu đã được
công bố và xuất bản của ABC, đo lường được ). Thực hiện phương pháp nghiên cứu
định lượng. Nghiên cứu được khảo sát trên các doanh nghiệp có đơn vị kinh doanh
chiến lược. Kết quả nghiên cứu đưa ra được 7 nhân tố tác động đến từng giai đoạn
chấp nhận ABC (3 nhân tố thuộc nhóm cơng nghệ: Mức độ của chi phí sản xuất
chung; Sự phức tạp và đa dạng của sản phẩm; Lợi thế tương đối, 4 nhân tố thuộc
nhóm tổ chức: Hỗ trợ của quản lý cấp cao; Hỗ trợ của người đứng đầu nội bộ; Qui
mô tổ chức; Người tư vấn. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên lý thuyết khuếch tán
sự đổi mới và được thực hiện nghiên cứu theo chiều ngang. Tuy nhiên, nghiên cứu



6

cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại như: hạn chế do cách thức thu thâp dữ liệu,
mẫu không đại diện cho toàn ngành, chỉ nghiên cứu theo chiều ngang chưa nghiên
cứu, phân tích kỹ trong từng giai đoạn của nghiên cứu cho cùng một số lượng mẫu.
Nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề của các nghiên cứu đi trước là thiết lập được
một tập hợp các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vận dụng hệ thống ABC. Xây
dựng các biến một cách nhất quán (Brown et al., 2004).
Theo nghiên cứu của (Al-Omiri & Drury, 2007) “ A survey of factors
influencing the choice of product costing systems in UK organizations” (khảo sát
các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ABC ở Vương Quốc Anh) được công bố trên
tạp chí Management Accounting Research, năm 2007. Bằng phương pháp định tính
và định lượng nhóm tác giả đã xác định được sáu nhân tố ( trong chín nhân tố được
đưa ra) tác động tích cực đến việc chấp nhận hệ thống ABC của các doanh nghiệp
tại Anh gồm: Tầm quan trọng của thơng tin chi phí và qui mơ doanh nghiệp là có
mức ảnh hưởng quan trọng; mức độ cạnh tranh và ngành nghề kinh doanh theo
nhóm tác giả là có ý nghĩa trong việc phân biệt giữa người chấp nhận và không chấp
nhận ABC; mức độ sử dụng các kỹ thuật sáng tạo trong kế toán quản trị và mức độ
sử dụng các kỹ thuật sản xuất tinh gọn có ảnh hưởng đáng kể đến vận dụng hệ
thống ABC. Trong khi các biến cịn lại là chất lượng cơng nghệ thông tin, sự đa
dạng của sản phẩm và cấu trúc chi phí khơng có ảnh hưởng đáng kể. Thay vì chỉ sử
dụng áp dụng hay khơng áp dụng hệ thống ABC để làm thước đo thiết kế hệ thống
kế tốn chi phí sản phẩm của các nghiên cứu đi trước. Nghiên cứu này đã sử dụng
bốn thước đo khác để đại diện cho sự tinh vi của hệ thống chi phí và nắm bắt được
các đặc điểm của hệ thống tính giá thành sản phẩm. Và kiểm tra được mối quan hệ
giữa các biến dự đoán và sự tinh vi của hệ thống kế tốn chi phí tại doanh nghiệp.
Nghiên cứu của (Maelah, 2007) “Factors influencing activity based costing
(ABC) adoption in manufacturing industry” (những yếu tố ảnh hưởng đến ứng
dụng ABC trong các doanh nghiệp sản xuất) được công bố trên tạp chí Investment
Management and Financial Innovations, năm 2007. Mục tiêu tác giả nghiên cứu các



7

nhân tố tác động đến chấp nhận ABC và tỷ lệ sử dụng hệ thống ABC trong các
doanh nghiệp sản xuất ở Malaysia. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp và kết quả đã xác định được tỷ lệ chấp nhận ứng
dụng hệ thống ABC tại Malaysia là 36.111% và ba nhân tố tác động gồm: (1) Tính
hữu ích của thơng tin từ hệ thống kế tốn chi phí cho việc ra quyết định có ảnh
hưởng đáng kể đến áp dụng hệ thống ABC; (2) Sự hỗ trợ của tổ chức bao gồm hỗ
trợ từ quản lý doanh nghiệp và các phòng ban khác; (3) Đo lường thành quả hoạt
động – các biện pháp nội bộ. Bên cạnh đó bài nghiên cứu cũng có những hạn chế về
vấn đề thu thập dữ liệu ( bao gồm số lượng khảo sát, và sự chủ quan của người trả
lời câu hỏi ), chưa phân biệt các giai đoạn khác nhau của quá trình chấp nhận hệ
thống ABC, nghiên cứu chỉ tập trung vào việc có chấp nhận hệ thống ABC hay
không từ một quan điểm duy nhất của các nhà quản lý kế toán. Tác giả cũng đề
xuất hướng nghiên cứu trong tương lai là quan tâm đến các bộ phận liên quan khác
ngoài bộ phận kế toán. Nghiên cứu đã kế thừa được các lý thuyết của các nghiên
cứu được thực hiện tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển và vận dụng tại một
quốc gia đang phát triển. Và nghiên cứu đã điều tra được mức độ áp dụng hệ thống
ABC tại Malaysia.
Theo kết quả nghiên cứu của (Ahamadzadeh et al., 2011) “Exploration of
Factors Influencing on Choice the Activity-Based Costing System in Iranian
Organizations” (Khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến chọn lựa ABC trong một
số doanh nghiệp ở Iran) được cơng bố trên tạp chí International Journal of Business
Administration, năm 2011. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng đã đưa ra
được ba trong năm nhân tố là cấu trúc chi phí, sự quan trọng của thơng tin chi phí
và sự đa dạng về loại sản phẩm dịch vụ có tác động tích cực đến áp dụng hệ thống
ABC trong các doanh nghiệp tại Iran. Nghiên cứu này, ngoài các yếu tố đã được đề
cập từ các nghiên cứu đã được nêu trước đó, tác giả cịn xem xét yếu tố loại ngành.

Tuy nhiên, kết quả khơng tìm thấy mối quan hệ giữa yếu tố tổ chức và sự lựa chọn
áp dụng hệ thống ABC như kết quả nghiên cứu của (Brown et al., 2004) đã thực
hiện.


8

Theo nghiên cứu (Author & Binaebi, 2013) “Analysis of Factors Influencing
Activity-Based Costing Applications in the Hospitality Industry in Yenagoa,
Nigeria” ( phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng ABC trong bệnh viện ở
Yenagoa, Nigeria) được công bố trên tạp chí Asian Journal of Business
Management, năm 2012. Bằng phương pháp định lượng đã nêu ra được ba trong
năm nhân tố là tính hữu ích của thơng tin kế tốn, sự hỗ trợ của quản lý cấp cao,
hiệu suất quản lý là các nhân tố tác động đến ứng dụng hệ thống ABC trong lĩnh
vực khách sạn tại Nigeria. Đồng thời nghiên cứu cũng nêu lên rằng để vận dụng
được hệ thống ABC cần phải triển khai đào tạo nguồn nhân lực, xác định các trình
điều khiển một cách phù hợp, các nhà điều hành và chủ sở hữu cần tham gia các hội
thảo để nắm được giá trị của hệ thống ABC và cuối cùng các nhà nghiên cứu cần
nghiên cứu các trình điều khiển chi phí phù hợp với ngành khách sạn. Nghiên cứu
đã sử dụng hai nguồn dữ liệu là sơ cấp và thứ cấp để thực hiện các kiểm định, cải
thiện được tính chất chủ quan trong dữ liệu khảo sát của các nghiên cứu đã được
thực hiện trước đó. Nghiên cứu giới hạn loại hình kinh doanh là bệnh viện một loại
hình kinh doanh đặc thù, chưa bao quát được cho các loại hình doanh nghiệp khác.
Nhận xét:
Thơng qua các cơng trình nghiên cứu có thể thấy được rằng từ nhu cầu thông tin
phục vụ hoạt động quản trị trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao, triển khai
một hệ thống chi phí ABC để cung cấp thơng tin một cách chính xác cho doanh
nghiệp là một yêu cầu cần thiết và việc nghiên cứu vận dụng hệ thống ABC vào
trong doanh nghiệp được tiến hành ở những góc độ khác nhau, khám phá và kiểm
định những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng trong những tổ chức, mơi trường hoạt

động khác nhau. Qua đó, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng hệ thống
ABC vào doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM có thể kế thừa
những lý thuyết, phương pháp nghiên cứu từ những cơng trình khoa học đã công bố
để bổ sung, thực nghiệm kiểm định.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước


9

Theo xu thế phát triển của thế giới cũng như nhận thấy tầm quan trọng và lợi ích
của việc áp dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp. Trong nước đã có các cơng trình
nghiên cứu liên quan đến ABC, nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
áp dụng hệ thống ABC, cải thiện hệ thống chi phí hiện tại của doanh nghiệp. Sau
đây, tác giả xin thống kê các nghiên cứu liên quan đã được thực hiện trong những
năm gần đây:
Theo nghiên cứu của (Lâm, Thị Trúc Linh, 2009) “Vận dụng hệ thống chi phí
dựa trên mức độ hoạt động (ABC) tại công ty ADC” Luận văn thạc sĩ, thư viện Đại
học Kinh tế Tp.HCM, năm 2010. Công ty ADC là công ty chuyên sản xuất các sản
phẩm nơng dược thuộc doanh nghiệp có qui mơ nhỏ và vừa. Kế tốn chi phí theo hệ
thống chi phí truyền thống. Thơng qua phân tích thực trạng và u cầu cần phải thay
đổi hệ thống kế tốn chi phí mới nhằm phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin trong
việc ra quyết định tại doanh nghiệp. Tác giả căn cứ vào cơ sở lý thuyết về hệ thống
ABC và tiến hành vận dụng vào doanh nghiệp. Qua tình hình thực tế tại doanh
nghiệp tác giả đề xuất một số kiến nghị để ứng ABC như sau: tổ chức công tác kế
toán quản trị, đào tạo nhân viên kiến thức về ABC vì nhân viên kế tốn là người
thực hiện, phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để cung cấp thơng tin phục
vụ ra quyết định, xây dựng lại hệ thống chi phí định mức phục vụ cơng tác quản lý,
có chế độ khuyến khích nhân viên để họ gắn bó lâu dài.
Theo nghiên cứu của (Đỗ, Thị Kiều Nhi, 2014) “Ứng dụng hệ thống kế tốn chi
phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC – Activity Based Costing ) tại Công ty TNHH

Máy Sao Việt” Luận văn thạc sĩ, thư viện Đại học Kinh tế Tp.HCM, năm 2014. Sao
Việt là công ty chuyên về sản xuất máy móc - thiết bị hóa dược, thực phẩm, cơng
nghệ cơng trình. Cơng ty cũng là doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa. Hiện tại công
ty đang áp dụng hệ thống kế tốn chi phí truyền thống. Tác giả phân tích thực trạng
doanh nghiệp chuyên về sản xuất các máy móc, thiết bị hóa dược, thực phẩm. Qua
đó ứng dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại doanh nghiệp.
Tác giả cũng đưa ra một số giải pháp để ứng dụng ABC tại cơng ty như: cần có sự


10

ủng hộ của ban giám đốc, cần phải xây dựng và phát triển hệ thống quản trị dựa trên
mức độ hoạt động, cần phải sự hỗ trợ từ công nghệ thơng tin và cuối cùng là cần có
sự hỗ trợ về mặt tổ chức và tài chính.
Theo nghiên cứu của tác giả (Nguyễn, Tú Ngân, 2014) “ Ứng dụng phương pháp
kế tốn chi phí dựa trên cơ cở hoạt động tại Công ty TNHH United International
Pharma” Luận văn thạc sĩ, thư viện Đại học Kinh tế Tp.HCM, năm 2014. United
International Pharma là công ty chuyên sản xuất dược phẩm. Hiện tại đang áp dụng
hệ thống kế tốn chi phí theo hệ thống kế tốn chi phí cổ điển. Tác giả phân tích
thực trạng tại doanh nghiệp, dựa trên lý thuyết về hệ thống kế tốn chi phí dựa trên
cơ sở hoạt động và ứng dụng vào thực tế doanh nghiệp. Qua đó, tác giả đề xuất các
giải pháp để xây dựng điều kiện triển khai ABC tại doanh nghiệp như: cần sự ủng
hộ của ban giám đốc, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức lại các hoạt động hiện tại để
phù hợp với hệ thống mới.
Theo nghiên cứu của ( Bùi Minh Nguyệt, 2014 ) “Vận dụng phương pháp tính
giá trên cơ sở hoạt động (ABC) phục vụ cho việc ra quyết định chiến lược tại Cơng
ty TNHH Ý Chí Việt” Luận văn thạc sĩ, thư viện Đại học Kinh tế Tp.HCM, năm
2014. Ý Chí Việt là cơng ty chun về xi mạ trên nhựa, chế tạo khuôn nhựa. Công
ty đang áp dụng hệ thống kế tốn chi phí theo phương pháp truyền thống và thơng
tin kế tốn khơng đáp ứng được nhu cầu của nhà quản trị. Tác giả đã nghiên cứu

thực trạng hiện tại của doanh nghiệp và dựa trên cơ sở lý thuyết về hệ thống ABC
tiến hành vận dụng ABC vào doanh nghiệp. Trong quá trình vận dụng tác giả đã
đưa ra các đề xuất để q trình triển khai hệ thống ABC thành cơng gồm: xác định
đúng các trung tâm chi phí và tiêu thức phân bổ phù hợp, cần có sự hỗ trợ của hệ
thống thơng tin.
Từ bốn cơng trình nghiên cứu đã được tác giả tổng hợp, hệ thống ABC được
triển khai tại các doanh nghiệp sản xuất có qui mơ nhỏ và vừa. Kết quả cho thấy hệ
thống ABC triển khai được vào doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa và mang lại hiệu
quả nhất định. Minh chứng là bốn cơng trình nghiên cứu nêu trên.


11

Theo công bố của tác giả (Trần Tố Uyên, 2016) “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng tới khả năng áp dụng phương pháp kế tốn chi phí theo hoạt động (ABC)
trong các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam” được cơng bố trên tạp chí Kinh tế &
Phát triển, năm 2016. Bằng cách sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu
và phương pháp định lượng. Trong nghiên cứu tác giả xác định sáu nhân tố ảnh
hưởng gồm: quy mô doanh nghiệp, sự đa dạng sản phẩm, tỷ lệ chi phí gián tiếp,
năng lực cạnh tranh, mức độ quan trọng của thơng tin chi phí và mức độ tự động
hóa ảnh hưởng đến áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp dược phẩm
tại Việt Nam. Qua đó, tác giả đưa ra một số vấn đề cần lưu ý để triển khai ABC
thành công, cần phải chú trọng phát triển kế tốn quản trị, xây dựng nhóm chun
trách về ABC, áp dụng mơ hình ABC đơn giản tiết kiệm chi phí và hạn chế rào cản
kỹ thuật…. Cơng trình nghiên cứu đã tổng hợp được nhân tố tác động đến vận dụng
hệ thống ABC trong các doanh nghiệp dược phẩm. Qua đó, góp phần đưa ra giải
pháp để triển khai thành công hệ thống ABC trong doanh nghiệp dược phẩm. Tuy
nhiên nghiên cứu được thực hiện trên các doanh nghiệp dược phẩm. Những doanh
nghiệp có qui mơ lớn. Chưa khái quát được cho tất cả các lĩnh vực hoạt động và qui
mô nhỏ và vừa.

Nghiên cứu của tác giả (Nguyễn Việt Hưng, 2017) “Những nhân tố cản trở đến
vận dụng phương pháp phân bổ chi phí ước tính theo mức độ hoạt động vào các
doanh nghiệp Việt Nam”, luận án tiến sĩ Trường đại học Kinh tế Tp.HCM, năm
2017. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Phương pháp định tính
đưa ra đươc các nhân tố cản trở đến vận dụng phương pháp phân bổ chi phí ước tính
theo mức độ hoạt động. Phương pháp định lượng đo lường mức độ tác động của
từng nhân tố. Kết quả luận án tìm ra được chín nhân tố cản trở đến việc vận dụng
ABC và mức độ cản trở của từng nhân tố ( Hạn chế về nhận thức, thiếu nguồn lực,
tâm lý hạn chế thay đổi, chưa xây dựng chiến lược kinh doanh đòi hỏi sử dụng
ABC, thiếu sự ủng hộ của lãnh đạo, hạn chế về kỹ thuật vận dụng, không quan tâm
vấn đề đào tạo, cấu trúc tổ chức chưa thay đổi phù hợp khi triển khai phương pháp
ABC, không xây dựng mục tiêu cho từng giai đoạn triển khai gắn với khen thưởng


12

hợp lý). Qua đó phân tích mức độ tác động của các nhân tố đó và kết quả cho thấy
nhân tố hạn chế về kỹ thuật vận dụng ảnh hưởng 28.6% trong mức độ các nhân tố,
nhân tố tâm lý hạn chế thay đổi ảnh hưởng 25.9% trong mức độ các nhân tố. Đây là
hai nhân tố có mức ảnh hưởng cao nhất. Đồng thời đưa ra các kiến nghị cụ thể: đối
với vấn đề hạn chế về kỹ thuật vận dụng cần nhận diện được các hoạt động hợp lý,
chọn tiêu thức phân bổ phù hợp, duy trì hệ thống ABC trong đơn vị; đối với vấn đề
tâm lý hạn chế thay đổi cần: phân tích rõ nhược điểm hiện tại và xây dựng mục tiêu
rõ ràng, tác giả đưa ra các giải quyết tâm lý cho từng cấp đối tượng cụ thể. Đồng
thời tác giả cũng đưa ra những kiến nghị cụ thể khác để vận dụng thành công ABC
trong doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề đào tạo nhân lực từ nhiều phía như
trường đại học, hiệp hội nghề nghiệp và cả bản thân doanh nghiệp, cần thay đổi
quan điểm về hệ thống thông tin kế tốn, kế tốn khơng chỉ phục vụ cho mục đích
thuế và kiểm toán, nhân viên kế toán phải xây dựng một hệ thống phân tích lợi
nhuận và chi phí rõ ràng để tranh thủ sự ủng hộ của ban lãnh đạo. Bên cạnh những

kết quả đạt được tác giả cũng nêu lên một số hạn chế của cơng trình nghiên cứu.
theo tác giả nghiên cứu chỉ là một phần nhỏ trong nghiên cứu hệ thống ABC tại
Việt Nam. Có thể nghiên cứu kết hợp hệ thống ABC và các mô hình khác như
EVA, BSC…. Cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện trên các lĩnh vực hoạt
động. Đóng góp cơ sở lý thuyết để các doanh nghiệp triển khai hệ thống ABC hiệu
quả. Nghiên cứu đã thống kê được tỷ lệ áp dụng hệ thống ABC hiện nay tại Việt
Nam vẫn còn hạn chế(3.7%).
Nghiên cứu của tác giả (Phan Đàm Trung Tín, 2018) “ Các nhân tố ảnh hưởng
đến áp dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – Nghiên cứu
các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM”. Luận văn thạc sĩ, thư viện Đại học Kinh
tế Tp.HCM, năm 2018. Luận văn sử dụng phương pháp định tính để xác định các
nhân tố tác động, sử dụng phương pháp định lượng kiểm định lại giả thuyết. Bài
nghiên cứu kế thừa mơ hình chính từ nghiên cứu của (Al-Omiri & Drury, 2007).
Nghiên cứu đã xác định được sáu nhân tố tác động gồm: Sự cạnh tranh; Mức độ
quan trọng của thơng tin chi phí; Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao; Chất


×