Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.59 KB, 3 trang )
Trồng khoai tây bằng "hạt" nhân tạo
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hàng trăm "hạt" giống khoai tây nằm gọn trong lòng bàn tay đủ để trồng
trên diện tích cả trăm mét vuông. Và điều đặc biệt là, theo tác giả của công trình
nghiên cứu, loại "hạt" này cho năng suất cao gấp đôi, gấp ba giống khoai tây bình
thường.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Thịnh (Phòng Công nghệ sinh học - Viện Nghiên cứu hạt
nhân Đà Lạt) cho biết: Mỗi năm nước ta sản xuất hơn 10 triệu củ khoai tây giống,
trong đó Đà Lạt chiếm quá nửa bởi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp.
Tuy nhiên, năng suất khoai tây thấp, chất lượng củ giống còn kém và tỉ lệ củ mang
mầm bệnh khá cao bởi chưa có quy trình sản xuất tiên tiến. Để nâng cao chất
lượng củ giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, sản xuất "hạt" khoai tây nhân tạo;
đồng thời kích thích sinh trưởng bằng kỹ thuật bức xạ hạt nhân".
Một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan… đã tiến hành kích thích giống cây
trồng bằng phóng xạ khiến hạt nảy mầm với tỉ lệ cao, sức sinh trưởng mạnh nên
năng suất gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, nguồn xạ thường có hốc chiếu, thiết bị
chiếu với không gian hạn chế nên chỉ có thể chiếu cho những đối tượng có kích cỡ
nhỏ như hạt bắp, hạt lúa mì, hạt bắp cải…
"Làm sao cho củ khoai tây có kích cỡ tương đương như hạt để có thể xử lý bằng
phóng xạ?" – TS Thịnh cùng các cộng sự trăn trở và đã dày công nghiên cứu thiết
lập hệ thống trồng trong ống nghiệm để tạo ra những cây khoai tây có bản chất di
truyền và sinh lý như nhau. Sau đó kích thích sinh trưởng quần thể cây này bằng
bức xạ gamma liều thấp (từ 50 -300 rad) rồi xử lý kỹ thuật để tạo ra củ khoai tây
với kích thước bằng cỡ hạt đậu xanh nhưng tiềm năng sống mạnh mẽ.
Những củ "siêu bi" này được đưa ra sản xuất thủy canh trên cát tạo củ bi giống