Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Một số vấn đề cần quan tâm khi trồng khoai tây ở các xã miền núi pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.78 KB, 2 trang )

Một số vấn đề cần quan tâm khi trồng khoai tây ở các xã miền núi

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Khoai tây đông trên địa bàn tỉnh tuy diện tích trồng chưa cao nhưng cũng là
một loại cây trồng được nhiều địa phương chọn trồng, đặc biệt là ở các huyện
vùng núi. Đối với cây khoai tây là cây trồng trong cơ cấu tăng vụ đông.
không yêu cầu phải gấp rút thời vụ như một số loại cây trồng khác phải trồng ngay
sau khi thu hoạch lúa mùa. Nhiều xã miền núi ở Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn…
lúa mùa chủ yếu gieo cấy trà trung, thu hoạch muộn không phù hợp với việc trồng
tăng vụ đông các cây trồng như ngô, đậu tương, lạc… nên cây khoai tây được lựa
chọn để phát triển tăng vụ. Thời vụ trồng khoai tây tháng 10, thu hoạch vào tháng
1 – 2, đây là khoảng thời gian có nhiệt độ thấp phù hợp cho cây khoai tây phát
triển và ra củ. Tuy nhiên trong vụ đông, cây khoai tây trồng ở các xã miền núi
cũng gặp rất nhiều các yếu tố bất thuận như khô hạn, sương muối, mối, kiến,…
làm cho củ nhỏ, vỏ củ bị ghẻ, thối giảm đáng kể năng suất và chất lượng củ, hiệu
quả chưa cao. Do đó trong quá trình trồng và chăm sóc bà con nông dân cần làm
tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:
- Cần làm đất kỹ, lên luống cao từ 20 - 25 cm để thoát nước nhanh khi có mưa
cũng như tạo ra tầng đất canh tác sâu và xốp giúp cho quá trình phát triển củ sau
này. Nên bón vôi hoặc xử lý thuốc trừ mối khi làm đất lên luống vì đất ở vùng núi
thường hay có mối, mối sẽ ăn gặm củ giống sau trồng và khi cây ra củ.
Khi đặt củ giống đất phải đủ ẩm để tránh hiện tượng củ bị mất nước sinh lý do đất
khô sẽ hút nước từ củ ra làm củ bị teo lại, mầm không phát triển được. Không
dùng phân chuồng tươi để bón lót vì phân tươi là nguồn lây truyền một số nấm
bệnh, tuyến trùng gây thối củ. Mặt khác nếu trong quá trình đặt củ giống nếu để củ
tiếp xúc phân tươi sẽ làm củ bị chết sót. Chỉ sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục
để bón.
- Chọn củ giống tốt nhất là dùng giống ở dạng củ nguyên (loại củ từ 25 - 30 củ/
kg) củ đã được xử lý lạnh có mầm gai dứa hoặc củ giống để bảo quản ở nhiệt độ
thường đã lên mầm đem trồng, củ không bị dập thối, xây sát vỏ để hạn chế việc
lây nhiễm bệnh cơ giới, nấm bệnh trong đất xâm nhập vào củ.


- Giai đoạn hình thành củ cũng là thời điểm cây khoai tây chịu nhiều tác động của
thời tiết, đặc biệt là ở vùng núi thường hay xuất hiện sương muối vào buổi sáng
sớm lá có thể bị cháy do sương đọng trên lá khi có nắng, một số loại nấm bệnh
phát sinh tấn công như mốc sương, sương mai… làm rụng lá, lụi cây. Khi gặp
những hôm thời tiết có sương muối chúng ta cần phải tiến hành tưới nước rửa
sương vào sáng sớm, phun phòng bằng một số loại thuốc: Đồng oxyclrua 30WP,
COC 85WP,…
Giai đoạn củ lớn nếu có nước trong rãnh luống củ dễ bị mối tấn công, đặc biệt là
trên các chân đất ven suối, đất có nhiều tàn dư thực vật. Chủ động giữ đất đủ ẩm,
không giữ nước ở rãnh luống. Tốt nhất thời kỳ này đất trên luống ở trạng thái trên
lớp mặt se khô, ẩm ở tầng dưới. Thời điểm này cũng là lúc nguồn thức ăn của
chuột trên đồng ruộng khan hiếm nên khoai tây sẽ là mục tiêu của chúng do đó bà
con nông dân cần chú ý thăm đồng thường xuyên phát hiện sớm để có biện pháp
phòng diệt hữu hiệu.


×