Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

mẫu kế hoạch chủ đề dạy học mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.32 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS KIM ANH
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kim Anh, ngày 9 tháng 9 năm 2020

KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Năm học 2020-2021
- Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động năm học 2017-2018 của nhóm chuyên môn.
- Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều
chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng
chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì I.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của giáo viên bộ môn Ngữ văn và năng lực học tập
của học sinh. Nhóm Ngữ văn trường THCS Kim Anh xây dựng kế hoạch thực hiện
chủ đề môn Ngữ văn 6 năm học 2020-2021 như sau:
Tên chủ đề: Nhân vật và sự việc trong văn bản tự sự qua các truyện truyền thuyết

I. Mục đích- yêu cầu
- Chủ đề góp phần giúp học sinh học thấy được mối quan hệ giữa học văn bản
và làm văn trong nhà trường. Qua các hoạt động học tập, học sinh biết thể hiện lòng
biết ơn với những người có công với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc; bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. Biết bày
tỏ suy nghĩ, hành động của bản thân một cách cụ thể và thiết thực.
-Tích hợp kiến thức đọc hiểu văn bản và kĩ năng thực hành nghe- nói- viết
trong mỗi bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh
và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận
dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.
-Các văn bản truyện truyền thuyết được sử dụng trong hoạt động đọc hiểu sẽ


trở thành nguồn ngữ liệu để hướng dẫn HS tiếp thu các tri thức cơ bản về tiếng Việt
và cách sử dụng tiếng Việt, cách tạo lập các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
II. Nội dung kế hoạch:
1. Thời gian thực hiện: Tháng 9/2020
(Tổng số tiết: 9- thực hiện trong tuần 2,3,4)
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Phân phối chương trình thực hiện chủ đề
Tuần Tiết
Nội dung bài dạy
Hướng dẫn thực hiện
2
5
Thánh Gióng. Phân tích hết phần
Lồng ghép QPAN VB
Thánh Gióng: Ví dụ về
6
Thánh Gióng (TT)
cách sử dụng sáng tạo vũ
7
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
khí tự tạo của nhân dân
8
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (TT)
trong chiến tranh: gậy
tre, chông tre…
- TH Tư tưởng HCM
3
9 Tìm hiểu chung về văn tự sự



Ý nghĩa, đặc điểm chung của
phương thức tự sự.
10 Tìm hiểu chung về văn tự sự
Luyện tập
11 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Đặc điểm của sự việc và nhân vật
trong văn tự sự
12 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Luyện tập
4
13 Tống kết – Đánh giá sau chủ đề
2.2. Tiến trình thực hiện
Bước 1: Tiếp tục xây dựng chủ đề dạy học
Trên cơ sở nội dung sinh hoạt nhóm chuyên môn, triển khai về dạy học theo
chủ đề, tiếp tục thảo luận nhóm chuyên môn xác định nội dung chính của từng tiết theo
chủ đề xây dựng; mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ, định hướng phát triển năng lực;
bảng mô tả mức độ nhận thức của chủ đề và hệ thống câu hỏi, bài tập.....
Bước 2: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề
Nhóm chuyên môn thảo luận để thiết kế tiến trình dạy học chủ đề gồm các nội
dung: hình thức, cách thức tổ chức dạy học; phương pháp, kỹ thuật dạy học; nhiệm vụ
của học sinh, nhiệm vụ của giáo viên... đối với từng tiết học của chủ đề.
Nhóm thảo luận xây dựng khung bài soạn cơ bản. GV dạy trực tiếp biên soạn
giáo án phù hợp với từng lớp.
Bước 3: Tổ chức dạy học và dự giờ, đánh giá kết quả
+ Nhóm chuyên môn tổ chức dự giờ, phân tích, thảo luận và đánh giá rút kinh
nghiệm. Căn cứ vào nội dung đánh giá những ưu điểm, hạn chế của bài dạy, nhóm
chuyên môn chỉnh sửa, hoàn thiện chủ đề để thực hiện theo PPCT
+ Tổ chức sinh hoạt nhóm, tổng kết đánh giá việc thực hiện dạy học theo chủ
đề ngay sau khi kết thúc.
2.3. Phân công nhiệm vụ

- Đ.c Oanh: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề.
- Đ.c Oanh: Viết dự thảo nội dung chủ đề báo cáo trước nhóm, tập hợp ý kiến
thảo luận của nhóm, hoàn thiện nội dung chủ đề, dạy thực nghiệm 1 tiết
- Các thành viên trong nhóm: Tham gia xây dựng chủ đề, dự giờ rút kinh
nghiệm tiết thực nghiệm, triển khai dạy học theo nội dung chủ đề của nhóm phù hợp
với từng lớp.
2.4. Biện pháp thực hiện
- Bám sát các văn bản hướng dẫn chỉ đạo Bộ GD&Đt, Sở GD&ĐT; Phòng
GD&ĐT để tổ chức dạy học theo chủ đề đúng quy trình, thiết thực và hiệu quả.
- Xây dựng nội dung chủ đề và tổ chức dạy học cần căn cứ vào chuẩn kiến thức
kĩ năng và thái độ và không được cắt xén chương trình, phải đảm bảo số tiết/tuần cũng
như tổng số tiết của môn học không đổi.
- Việc thực hiện chủ đề đảm bảo về thời gian, thông qua tổ chuyên môn và nhà
trường ít nhất 1 tuần trước khi thực hiện; việc rút kinh nghiệm giờ dạy và tổng kết
chủ đề đảm bảo tính kịp thời, ngay sau khi kết thúc hoạt động.


- Các thành viên trong nhóm nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vận dụng
PPDH và trang thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng thực hiện chủ đề.
- Báo cáo tổ chuyên môn và BGH nhà trường khi có khó khăn trong quá trình
thực hiện để đảm bảo tốt chất lượng chủ đề.
- Kết hợp với các đồng chí GV trong tổ và nhà trường tham gia góp ý trong quá
trình thực hiện hoặc phối hợp ở những nội dung có liên quan.
3. Dự kiến phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học:
- Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật mảnh ghép, mô hình
trường học mới, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân, trình bày, trò chơi….
- Nhận xét, đánh giá., vận dụng liên hệ....
4. Lịch thực hiện
Thời gian
Nội dung

Người thực hiện
Họp nhóm chuyên môn chọn chủ đề,
Ngày 3/9 xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm
Cả nhóm
vụ, xác định thời gian thực hiện.
Họp nhóm thảo luận xây dựng bổ Cả nhóm, đ.c Oanh báo
Ngày 7/9
sung nội dung chủ đề
cáo nội dung
Ngày 12/9 Duyệt tổ CM và BGH
đ/c Oanh
Từ ngày
Triển khai dạy học theo TKB
đ/c Oanh, Yến, Xoa
14 /9- 30/9
Dự giờ thực nghiệm 1 tiết + điều
14/9
Cả nhóm, đ.c Xoa dạy
chỉnh nội dung chủ đề .
Tuần
Họp nhóm tổng kết chủ đề
Cả nhóm
(1/10)
HIỆU PHÓ

GV lập kế hoạch

Nguyễn Thị Kim Oanh




×