Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG MARKETING văn hóa NGHỆ THUẬT thủy ngân k3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.88 KB, 19 trang )

ĐỀ CƯƠNG MARKETING VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT
Ngô Thủy Ngân K3
Câu 1 + Câu 15: Trình bày khái niệm, vai trò và mục đích của marketing văn
hóa nghệ thuật ?
 Khái niệm : Là quá trình quản lý (bao gồm việc lập kế hoạch marketing, tô
chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá) mà nhờ đó các tô chức văn hóa nghệ
thuật đạt được mục tiêu của mình bằng cách kết nối mọi hoạt đọng của tô chức
với thị trường và thỏa mãn nhu cầu thị trường.
 Vai trò
-Giúp cho các tô chức khả năng phát hiện nhu cầu về nghệ thuật và cách thức làm
hài lòng khách hàng.
-Định hướng cho hoạt động của tô chức và tạo vị thế cũng như thế chủ động cho tô
chức.
-Tạo ra khách hàng và thị trường
-Là cầu nối giúp các tô chức liên kết hoạt động của mình với thị trường, lấy nhu
cầu và mong muốn của khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động của tô chức.
-Sử dụng các nguồn học hợp lý.
 Mục đích
-Thiết lập các mục tiêu của tô chức.
-Nhận dạng thị trường và đáp ứng nhu cầu thị trường.
-Nhận biết được sản phẩm của tô chức.
-Hiểu được những điều gì ảnh hưởng đến kết quả của tô chức cả bên trong và bên
ngoài trong bối cảnh của thị trường.
-Khuyến khích kết nối tô chức một cách hiệu quả và thực sự với thị trường của tô
chức.
-Kiểm tra và đánh giá quá trình vận hành của tô chức.
Câu 2 : Trình bày các giai đoạn phát triển của marketing ?
(1) Giai đoạn tập trung vào sản phẩm:



-Đây là giai đoạn mà các tô chức VHNT định hướng vào hoàn thiện sản phẩm (các
vở kịch, các ca khúc, các tác phẩm hội họa văn học...) bởi theo họ khán giả luôn
thích những sản phẩm có chất lượng cao.
-Trong bối cảnh này, công tác marketing chủ yếu là cung cấp thông tin và xúc
tiến sản phẩm, do đó người ta ít chú ý đến vai trò của marketing.
-Tóm lại, tô chức chỉ tập trung vào hoàn thiện, phát triển đưa ra các sản phẩm tốt
vẫn chưa đảm bảo sự tiêu thụ tốt hay chưa đảm bảo sự đón nhận nồng nhiệt từ
khán giả.
(2) Giai đoạn tập trung đến bán hàng:
-Ở giai đoạn này, các tô chức VHNT phải chú ý rất nhiều đến các biện pháp dễ
kích thích việc mua vé vào thưởng thức nghệ thuật như: đa dạng hóa các sản phẩm,
quảng cáo các lợi ích của sản phẩm, thiết lập nhãn hiệu sản phẩm và tập trung
quảng bá nhãn hiệu sản phẩm đó, đầu tư cho khuyến mãi, chăm sóc khách hàng.
(3) Giai đoạn nghiên cứu thị trường:
-Đây là bước đánh dấu một bước chuyển biến mới về nhận thức của các tô chức
văn hóa nghệ thuật
-Tô chức văn hóa nghệ thuật không chỉ hướng vào việc bán hàng mà còn nỗ
lực trong việc nghiên cứu khách hàng để tiếp cận họ, tạo mqh với họ :
+ Sử dụng các phương tiện truyền thông ( trao đôi dữ liệu, thừ từ trực tiếp cho
khán giả )
+ Tô chức các “CLB bạn bè”; “CLB khán giả trung thành” với nhiều hình thức
bán vé, khuyến mại đem lại quyền lợi cho những người thường xuyên mua vé đoàn
NT
+ Thông qua giao tiếp với khán giả
(4) Giai đoạn tập trung đến khán giả:
-Sử dụng marketing mix (marketing hỗn hợp) - một công cụ marketing nhằm
tác động vào thị trường mục tiêu để đạt được mục tiêu tô chức.
-Marketing mix là tập hợp các biến số (những công cụ marketing) có thể điều
khiển được bao gồm: sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng cáo) để thỏa mãn thị
trường, mục tiêu và mục đích của tô chức.

-Vận dụng marketing mix vào lĩnh vực văn hóa nghệ thuật người ta thay 4 biến
số thành 7 biến số: sản phẩm, giá cả, địa điểm, quảng bá, các quy trình thông tin,
bằng chứng vật chất và con người.
(5) Giai đoạn hướng đến cộng đồng, xã hội:


-Là giai đoạn mang tính hiện đại của marketing, đòi hỏi marketing phải cân nhắc
và kết hợp 3 loại lợi ích: lợi ích của doanh nghiệp; thỏa mãn nhu cầu và
mong muốn của khách hàng; lợi ích xã hội.
-Trách nhiệm của marketing đối với xã hội là phải: Quảng cáo trung thực, tham gia
các hoạt động cộng đồng, hoạt động marketing đúng quy định của pháp luật, quan
tâm đến môi trường và cạnh tranh lành mạnh.
Câu 3+ Câu 10: Trình bày khái niệm nghiên cứu thị trường, tầm quan trọng
của nghiên cứu thị trường đối với tổ chức?
 Khái niệm : Nghiên cứu thị trường là việc thu thập và phân tích một cách hệ
thống, mang tính khách quan và có kế hoạch về các thông tin liên quan đến thị
trường của tô chức nghệ thuật nhằm mục đích cải thiện tiến trình ra quyết định
trong quản lý VHNT
 Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường đối với tổ chức
-Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa quan trọng với sự bền vững và tăng trưởng
của tô chức nghệ thuật bởi nó là một công cụ thiết yếu giúp tô chức xây dựng
hay thay đỏi các kế hoạch marketing của mình, là nền tảng để tô chức có thể bắt
đầu xây dựng một kế hoạch hiệu quả.
-Nghiên cứu thị trường về giúp cho việc hiểu được khán giả của tô chức nghệ thuật
là ai, nhu cầu và mong muốn của họ là gì. Từ đó mới có thể tìm kiếm, mở rộng và
duy trì lượng khán giả hay thích ứng với bối cảnh biến đôi, thử nghiệm bước đi
mới và thúc đẩy tô chức phát triển.
-Những tô chức nghệ thuật thu hút được nhiều khán giả nhất là những tô chức
nắm bắt được các thông tin cập nhập nhanh nhất (các khuynh hướng mới của
khán giả, đặc điểm dân cư, có gì đặc sắc hơn các đối thủ cạnh tranh, khán giả

thích và không thích điều gì ở sản phẩm). Từ đó tô chức định hướng cho
việc phát triển sản phẩm một cách phù hợp, lên kế hoạch marketing cũng như
xác định các ưu tiên về chi phí, thiết bị và dịch vụ.
-Nghiên cứu thị trường có thể đáp ứng các mục tiêu phô biến sau:
+ Tìm thông tin về khán giả : Có thể bao gồm cả khán giả hiện tại và khá giả
tiềm năng. Ví dụ: Họ là ai? Họ sống ở đâu? Nghề nghiệp của họ là gì? Họ thích và
không thích gì? Động cơ của họ khi đến xem chương trình NT là gì? Mức độ thỏa
mãn của họ đối với sản phẩm nghệ thuật ra sao?


+ Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: các tô chức nghệ thuật cần phải hiểu được
khán giả nhìn nhận họ ntn trong sự so sánh với các tô chức khác có khả năng cạnh
tranh thị trường với họ.
+ Nghiên cứu quảng bá: đánh giá hiệu quả của các phương tiện truyền thông
và các hình thức quảng bá khác nhau trong việc thu hút khán giả
+ Nghiên cứu sản phẩm: Dự liệu về thái độ đối với sản phẩm hiện tại; Nhận
biết những sản phẩm mới hay những sản phẩm tiềm năng mà tô chức có thể thực
hiện; đánh giá được các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh;..
+ Nghiên cứu định giá: Nhận biết các thái độ đối với các loại giá; nhận biết
chi phí; thử các chiến lược giá khác nhau.
+ Nghiên cứu địa điểm: Nhận biết các thái độ với địa điểm; nhận biết các
yêu cầu đối với sản phẩm hay dịch vụ tại các địa điểm khác nhau; nhận biết các cơ
hội kết hợp nhiều địa điểm trong việc phân phối thông tin hay dịch vụ.
VD: Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm hiện thực hiện điều tra nghiên cứu ý
kiến của mọi người về chất lượng lễ hội Mai Vàng Yên Tử như : Các tiết mục nghệ
thuật giao lưu văn hóa Việt –Nhật trong lễ hội có phù hợp và hấp dẫn không ?
Không gian lễ hội giới thiệu các gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm OCOP
tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh và sản phẩm của Nhật Bản có đáp ứng được nhu
cầu của khách tham quan ko?
Câu 4 + Câu 13: TRình bày khái niệm thị trường VHNT ? Quy trình nghiên

cứu thị trường VHNT bao gồm những bước nào ?
 Khái niệm : Thị trường VHNT bao gồm những khán giả có nhu cầu và mong
muốn nhất định, sẵn sàng hoặc có khả năng tham gia vào quá trình giao dịch và
tiếp nhận các sản phẩm VHNT, nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ.
 Quy trình :
(1) Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu :
-Cách tốt nhất để xác định vấn đề nghiên cứu là nhận diện được những thách
thức cơ bản hay những khó khăn mà tô chức đang phải đối mặt trong công tác
marketing. Điều này giúp tô chức hiểu rõ nguyên nhân mà họ tiến hành nghiên cứu
và cách họ sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu.
-Các vấn đề tô chức nghệ thuật quan tâm thường là:
+ Hiểu biết tốt hơn về khách hàng và những người không phải khách hàng
+ Cải tiến dịch vụ khách hàng
+ Nâng cấp thiết bị
+ Tăng cường tính hiệu lực của quảng bá
+ Tăng cường lợi nhuận


-Mục tiêu là những hướng đi, dẫn đường, kết quả mà tô chức mong muốn
(2) Xác định loại hình nghiên cứu :
-Có nhiều cách phân loại nghiên cứu, tiêu biểu là nghiên cứu thứ cấp và
nghiên cứu sơ cấp.
+ Nghiên cứu thứ cấp : Còn gọi là nghiên cứu tại bàn, nghiên cứu tư liệu. Tập
hợp và sử dụng các thông tin, tài liệu nội bộ hoặc từ các nguồn khác để thực hiện
mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu thứ cấp là giai đoạn đầu tiên của bất kì 1 dự án
nghiên cứu nào
+ Nghiên cứu sơ cấp : Là các hoạt động tìm kiếm và thu thập dữ liệu nguyên
gốc. Nghiên cứu sơ cấp tốn chi phí, tgian và cần được thực hiện khi tô chức đã
xem xét tất cả những nghiên cứu thứ cấp 1 cách đầy đủ.
(3) Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu

-Quan sát : Là phương pháp tương đối đơn giản, là kĩ thuật theo dõi hành vi và
hành động của khán giả trong 1 hoàn cảnh cụ thể
-Phỏng vấn : Phỏng vấn là phương pháp lấy số liệu dựa vào quan điểm của từng cá
nhân được hỏi và không yêu cầu một cấu trúc chặt chẽ trong lấy số liệu. Phỏng vấn
thường sử dụng để tìm hiểu về những chủ đề mang tính phức tạp, chi tiết hay có
thể là nhạy cảm
+ Phỏng vấn sâu
+ Phỏng vấn nhóm
- Điều tra :
+ Điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp thu thập số liệu bằng cách sử dụng
bảng hỏi với những câu hỏi cụ thể để hỏi nhiều người và có một hệ thống tập
hợp, xử lý, phân tích thông tin từ các câu trả lời.
+ Chọn mẫu nghiên cứu : Mẫu xác suất, mẫu phi xác suất
(4) Thu thập thông tin
-Thu thập thông tin là gian đoạn quan trọng những cũng dễ mắc sai lầm nhất
trong quá trình nghiên cứu. Thu thập thông tin cần được tiến hành sau khi phân
tích vấn đề, đặt mục tiêu nghiên cứu, quyết định cách thức tiến hành nghiiên cứu.
(5) Xử lý dữ liệu
-Xử lý dữ liệu là dữ liệu nguyên gốc hoặc tư liệu có sẵn được phân tích, tông
hợp và chuyển sang các hình thức có thể nhận biết và có ý nghĩa cho mục tiêu
nghiên cứu.
-Xử lý dữ liệu nhìn chung có 3 giai đoạn chính: Nạp dữ liệu, tóm tắt dữ liệu,
phân tích dữ liệu.


(6) Báo cáo kết quả nghiên cứu
-Một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo
+ Chỉ đưa ra những thông tin mà người đọc quan tâm.
+ Truyền đạt kết quả nghiên cứu một cách đơn giản, rõ ràng.
+ Nhận thức được những hạn chế của nghiên cứu hay cảnh báo cho người

đọc biết nếu có khả năng những số liệu trong điều tra không phản ánh được hết
sự thực.
+ Cung cấp bản tóm tắt.
Câu 5: Phân tích tổ chức cần những yếu tố nào ? ChoVD cụ thể ?
-Phân tích mục đích của tổ chức, phân tích chiến lược của tổ chức :
+ Phân tích tô chức là bước đầu tiên trong quy trình lập kế hoạch marketing của tô
chức văn hóa nghệ thuật. Cần phân tích quá trình hình hình thành và phát triển,
chức năng, nhiệm vụ cũngnhư cơ cấu hiện tại của tô chức: Sự gọn nhẹ và hợp lý;
tình trạng thừa và thiếu về chất lượng. Cụ thể, xem các phòng ban chủ chốt đã đáp
ứng được yêu cầu của công việc hay chưa? Có cần thiết phải sắp xếp lại cơ cấu của
tô chức hay không? Bộ máy tô chức đã vận hành hiệu quả chưa? Nhiệm vụ của tô
chức là gì và các mục đích mà tô chức đặt ra có phù hợp với chức năng nhiệm vụ
của nó hay không?
Ví dụ: Một tô chức nghệ thuật có nhiều thành tích, đi đầu trong một lĩnh vực nghệ
thuật nào đó,… Thì đây chính là phần tạo nên thương hiệu cho chính tô chức và là
yếu tố có tính cạnh tranh trong việc phát triển sản phẩm, phát triển khán giả.
- Phân tích mục đích của tổ chức:
+ Mục đích của tô chức sẽ là một trong những nhân tố cần được phân tích và
xem xét khi lập kế hoạch marketing. Mỗi tô chức VHNT được thành lập cho dù
thuộc nhà nước hay tư nhân đều có tôn chỉ hoạt động cũng như mục đích chính của
tô chức đó.
Ví dụ: Một công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực VHNT với mục đích ưu tiên
hàng đầu là tài chính và một nhà hát Chèo được nhà nước bao cấp với mục đích
hoạt động là phát huy, bảo tồn giá trị của nghệ thuật Chèo và phục vụ đông đảo
công chúng. Từ mục đích ưu tiên hàng đầu của hai tổ chức này khác nhau dẫn đến
kế hoạch marketing của hai tổ chức này sẽ khác nhau. Tổ chức hoạt động vì mục
đích hàng đầu là tài chính sẽ lập kế hoạch marketing và áp dụng những chiến lược
làm sao để tối đa hóa hoạt động, còn tổ chức hoạt động vì mục đích nghệ thuật
hay xã hội thì kế hoạch marketing là làm sao để có số lượng khán giả lớn nhất đến
xem các chương trình biểu diễn với chất lượng nghệ thuật cao nhất.

+ Để phân tích mục đích của tô chức cần trả lời câu hỏi tô chức tồn tại để làm
gì?Tô chức của chúng ta làm những công việc gì, hoạt động trong lĩnh vực nào? Tô


chức của chúng ta thực hiện những công việc đó ntn, cho đối tượng nào? Và vì sao
chúng ta thực hiện hoạt động đó. Câu trả lời cho các câu hỏi này cũng chính là
bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch marketing.
- Phân tích chiến lược của tổ chức: Chiến lược của tô chức là mục tiêu cần đạt
trong khoảng thời gian dài hạn, trong tương lai của chính tô chức đó.
+ Mỗi tô chức văn hóa nghệ thuật cung cấp cho thị trường những sản phẩm và
dịch vụ khác nhau, đồng thời có những mục đích khác nhau. Do đó, mỗi tô chức có
chiến lược riêng của nó.
+ Trong quá trình lập kế hoạch marketing VHNT cần xem xét chiến lược của tô
chức, từ đó xây dựng kế hoạch marketing sao cho phù hợp. Đồng thời kế hoạch
marketing cũng góp phần làm cho tô chức thực hiện đúng chiến lược và đạt được
tối đa các mục tiêu mà tô chức đề ra.
Câu 6 : Xây dựng 1 bản kế hoạch marketing cho lĩnh vực VHNT mà em yêu
thích?
CÔNG CHIẾU, QUẢNG CÁO MỘT TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
1. Bước 1: Phân tích tình thế
- Thuật ngữ SWOT:
+ Điểm mạnh
+ Điểm yếu
+ Cơ hội
+ Thách thức
- Thuật ngữ PEST:
+ Chính trị
+ Kinh tế
+ Văn hóa - Xã hội
+ Môi trường công nghệ

2. Xác định mục tiêu, mục đích tổ chức
- Mục đích của hoạt động marketing là phục vụ việc sản xuất và công chiếu bộ
phim đó
- Tăng cường nhận thức của công chúng về bộ phim, xây dựng hình ảnh của bộ
phim trong
mắt công chúng.
- Hướng thái độ của công chúng tới đánh giá cao về chất lượng của bộ phim
- Thu hút khán giả tới xem
3. Xác định nhóm công chúng mục tiêu
- Bên ngoài:
+ Khách hàng và cộng đồng dân cư (lứa tuôi, giới tính, trình độ nhận thức, thị hiếu,
nhu


cầu, thu nhập,…)
+ Giới truyền thông: báo viết và báo mạng.
+ Nhà đầu tư: Nhà đầu tư hành chính và đầu tư quảng cáo
+ Chính phủ: chủ yếu là cục điện ảnh thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch
+ Nhà phân phối: Các rạp chiếu phim trên cả nước
- Bên trong:
+ Diễn viên:
+ Ekip sản xuất phim
4. Xác định thông điệp
-Thông điệp của bộ phim chủ yếu phụ thuộc vào nội dung của phim do ý tưởng của
nhà biên kịch và đạo diễn, nhưng đều xuất phát từ đối tượng khán giả mà bộ phim
gửi gắm tới
5. Chiến lược, chiến thuật:
- Chiến lược: Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tải thông đạt
cho công chúng về kế hoạch sản xuất phim, thu hút ngay từ đầu sự chú ý của công
chúng đến bộ phim; tô chức họp báo ra mắt đoàn làm phim.

- Chiến thuật trước khi khởi quay: Đăng các bài viết về ý tưởng sản xuất phim với
các thông tin ban đầu về bộ phim: thông điệp của phim, nội dung chính, dự tính
ngày quay,đạo diễn,…trên báo chí và website của nhà sản xuất phim
+ Liên hệ và tô chức lựa chọn diễn viên phù hợp với bộ phim
+ Tô chức họp báo và ra mắt đoàn làm phim sau khi đã lựa chọn được diễn viên.
+ Chiến thuật khi đang quay phim và công chiếu
- Chiến thuật khi đang quay phim và công chiếu:
+ Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng cần thiết bao gồm: báo chí,
poster, website của công ty để giới thiệu phim và các thông tin liên quan đến phim,
khiến chúng trở nên rộng rãi trong công chúng và gợi trí tò mò của công chúng về
phim
+ Tô chức các cuộc thi liên quan đến phim nhằm thể hiện cho công chúng thấy
rằng công ty luôn tiếp thu các ý kiến đóng góp của công chúng
+ Tô chức các buôi họp báo, công chiếu ra mắt phim để cung cấp các thông tin
chính xác và đầy đủ cho các phương tiện thông tin đại chúng để họ viết bài bình
luận về phim, thu hút công chúng ra rạp xem phim.
6. Bước 6: Lịch trình
Xây dựng lịch trình các hoạt động cho thống nhất và phù hợp với chiến lược và các
chiến thuật đề ra.
7. Bước 7: Ngân sách:
- Dự báo ngân sách cần thiết để chi tiêu trong quá trình hoạt động marketing một
cách hợp lý
- Kêu gọi các nguồn tài trợ


Câu 8 : Sản phẩm VHNT là gì ? Phân tích các đặc điểm của sản phẩm VHNT?
Lấy ví dụ ?
 Sản phẩm VHNT : Có thể coi sản phẩm văn hóa nghệ thuật là một tông thể các
lợi ích nhất định, có thể bán được trên thị trường, được người tiêu dùng mua và
sử dụng để đápứng nhu cầu văn hóa, nghệ thuật.

 Đặc điểm :
 Sản phẩm văn hóa nghệ thuật như sự trải nghiệm mang tính tổng thể.
+ Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đối với khán giả, vở kịch không đơn thuần là
một kịch bản được thể hiện trên sân khấu mà là một sự trải nghiệm mang yếu tố
thẩm mỹ, trí tuệ và tâm lý.
+ Những yếu tố trong sự trải nghiệm làm hài lòng khán giả thường là sự thích thú
khi nghe những lời thoại, chất lượng và tính hài hước của vở diễn.
+ Vì vậy, để duy trì và phát triển khán giả, các nhà hát phải chú ý đến tính tông thể
trong trải nghiệm của khán giả và cân nhắc tất cả các vấn đề có tác động đến ấn
tượng của họ.
 Sản phẩm VHNT như những dịch vụ
-Tính vô hình
+ Sản phẩm VHNT mang tính vô hình, khác với các sản phẩm có thể cầm
nắm hay sở hữu. Trước khi mua một sản phẩm hữu hình như xe máy, khách hàng
có thể được lái xe thử. Nhưng khán giả không thể kiểm tra một chương trình nghệ
thuật trước khi muavé.
+ Nhiều sản phẩm văn hóa nghệ thuật có tính bán hữu hình do chúng kết nối
tính hữu hình của hàng hóa vật chất và giá trị vô hình của dịch vụ. Chính vì vậy, có
thể nói việc mua một sản phẩm hay dịch vụ VHNT luôn có tính không chắc chắn.
+ Do đặc tính vô hình của sản phẩm VHNT nên khi tiến hành hoạt động
marketing cần đưa ra các dấu hiệu vật chất về sản phẩm để “hữu hình hóa các vô
hình”.
VD: Hãng bột giặt OMO liên hệ việc sử dụng sản phẩm của hãng với việc bảo vệ
trẻ trẻ em khỏi vi khuẩn có hại, để trẻ em có thể tự do khám phá thế giới.
-Tính không thể tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng
Dịch vụ thường được sản xuất và tiêu dùng tại cùng một thời điểm. Điều này được
thể hiện rất rõ trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật thị giác. Ví dụ, với một
vở chèo thì nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu và khán giả thường thức là quá trình
diễn ra songsong, đồng thời.
-Tính không thể lưu giữ



+ Nhiều sản phẩm VHNT như chương trình biểu diễn trực tiếp thì không thể
lưu giữ mà phải được tiêu dùng/ thưởng thức ngay tại thời điểm sản xuất, biểu
diễn. Đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật, khi đã mở màn thì những ghế
trống trong nhà hát hay những vé không bán được sẽ là những cơ hội thu nhập bị
mất đi, không thể lấy lại được. Đặc điểm này là một thách thức lớn đối với các tô
chức VHNT.
+ Chính vì vậy, các tô chức VHNT cần phải tăng cường việc quảng bá sớm về
chương trình biểu diễn, đưa ra chính sách khác nhau cho các thời gian cao điểm
hoặc thấp điểm và khuyến khích việc đặt vé trước.
-Tính không đồng nhất
+ Chất lượng của các sản phẩm vật chất được sản xuất hàng loạt như đồ nhựa
dân
dụng thường ôn định và đồng nhất. Trong khi đó, chất lượng của các dịch vụ
thường thay đôi, phụ thuộc vào người thực hiện dịch vụ, thời gian và địa điểm
cung ứng dịch vụ. Chính vì thế, không có hai buôi biểu diễn nghệ thuật hoàn toàn
giống nhau.
+ Các nhà quản lý nghệ thuật cần có biện pháp để đảm bảo tính ôn định trong
chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Xây dựng quy trình tổ chức lưu diễn của Nhà hát
Chèo Việt Nam hay quy trình tổ chức một trưng bày nghệ thuật tại Trung tâm
VietArt.
VD : Ví dụ: ở tỉnh Hòa Bình, dân tộc Mường chiếm một tỉ lệ lớn trong dân số. Các
tổ chức nghệ thuật ở đây có thể thiết kế chương trình nghệ phản ánh nét văn hóa
đặc sắc của dân tộc Mường như cồng chiêng, múa khèn, các bài mo, truyện cổ,
dân ca, ví đúm…Ví dụ khác, tỉnh Đồng Nai hiện nay là địa phương có nhiều người
dân theo đạo Thiên Chúa nhất cả nước, tổ chức nghệ thuật ở đây có thể xây dựng
chương trình nghệ thuật đề cập đến các vấn đề của người dân theo đạo như việc
thực hiện chủ chương “đẹp việc đạo, tốt việc đời”.
Câu 9 : Phân đoạn thị trường là gì ? Cơ sở để phân đoạn thị trường của tổ

chức VHNT ?
 Phân đoạn thị trường là: Một phân đoạn thị trường là một nhóm người cùng
chung những nhu cầu giống nhau, hay nói cách khác thị trường được phân chia
dựa trên các nhu cầu khác nhau của các nhóm người mua được gọi là phân đoạn
thị trường.
 Cơ sở để phân đoạn thị trường của tổ chức VHNT:


- Phân theo nhân khẩu: Sự phân đoạn về nhân khẩu bao gồm việc phân chia thị
trường thành các nhóm dựa trên biến số về nhân khẩu như tuôi, giới tính, quy mô
gia đình, tầng lớp xã hội, mức thu nhập, dân tộc…
Ví dụ: Công ty Sân khấu Nghệ thuật Thái Dương tại thành phố Hồ Chí Minh xác
định một phân đoạn khán giả mục tiêu của họ là những người trẻ tuổi, có học vấn,
thu nhập khá, vì vậy ban lãnh đạo Công ty đã định hướng xây dựng các vở kịch
vừa có tính trí tuệ vừa có tính giải trí cho đối tượng này.
- Phân đoạn theo địa lý: Phân chia thị trường thành những đơn vị dựa trên yếu tố
địa lý như: Vùng, miền,quốc gia, thành phố, nông thôn.
Ví dụ: Rạp chiếu phim CGV Hạ Long, chia thị trường thành các khu vực khách ở
Hòn Gai, Bãi Cháy, Hoành Bồ… Hoặc theo các phường trên địa bàn Hạ Long bán
kính 10km, 20km,…
-Phân đoạn nghề nghiệp : Là phân đoạn căn cứ vào trình độ học vấn, công việc
mà người đó đang làm
- Phân đoạn theo hành vi: Tiêu chí này tập trung đến hành vi của khán giả trong
quan hệ với tô chức nghệ thuật
Ví dụ: Khán giả không thường xuyên, khán giả đã tham dự một loại hình nghệ
thuật nào đó, khán giả là người yêu mến nghệ thuật, khán giả trung thành. Khán
giả càng trung thành với tổ chức nghệ thuật thì có khả năng tham gia thường
xuyên hơn, và nếu đã từng tham gia vào những sự kiện trước đó thì họ có khả năng
tham gia vào những chương trình tiếp theo.
- Phân đoạn theo tiện ích: là phân đoạn khán giả theo những tiện ích mà họ tìm

kiếm từ sản phẩm, những tiện ích đó có thể là: một loại hình nghệ thuật mang tính
trí tuệ, một vé đi xem phim trọn gói gồm gửi xe, ăn tối và xem biểu diễn nghệ
thuật, hay một buôi tối được thưởng thức âm nhạc trong không gian lãng mạn…
Các tiện ích được tìm kiếm phản ánh nhu cầu mà khách hàng có.
- Phân đoạn theo tâm lý: Dựa trên việc am hiểu tường tận những nhu cầu và
mong muốn của khán giả về lối sống, sở thích, xu hướng chính trị, thái độ, xu
hướng sử dụng các phương tiện truyền thông, hay xu hướng tôn giáo nào đó.
+ Ví dụ: Một phân đoạn thị trường bao gồm những người quan tâm đến các vấn đề
đương đại, hoặc người luôn có xu hướng đôi mới trong thị hiếu và thường là những
người đi đầu trong các trào lưu mới.
Câu 11: Nêu và phân tích các chiến lược marketing VHNT ?
Chiến lược marketing liên quan đến Marketing Mix: (Câu 17)


Marketing Mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị
được tô chức, công ty sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường. Gồm 4
yếu tố
- Sản phẩm: Cần phải có chính sách cho sản phẩm VHNT của tô chức, những sản
phẩm chủ lực cần được đầu tư nhiều hơn các sản phẩm phụ khác.
+ Chiến lược phát triển sản phẩm: là phát triển hoặc bô sung những đặc tính
mới của sản phẩm VHNT để thu hút và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các phân đoạn
thị trường hiện có.
+ Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Là phát triển những sản phẩm hoàn toàn
mới có thể đạt được các mục đích của tô chức.
- Giá cả: Mỗi tô chức VHNT phải có chiến lược giá đối với các sản phẩn khác
nhau, các phân đoạn thị trường khác nhau vào những thời điểm nhất định.
+ Chiến lược định giá cho sản phẩm
+ Chiến lược giá cho tập hợp sản phẩm
+ Chiến lược/Chiến thuật điều chỉnh giá
VD: Gía vị trí chỗ ngồi gần sân khấu mắc hơn các vị trí ở xa sân khấu

- Quảng bá: Hoạch định chính sách trao đôi thông tin với thị trường mục tiêu và
quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của tô chức. Tùy thuộc vào những những mục tiêu
quảng bá cụ thể để xác định các chiến lược quảng bá sao cho phù hợp và hiệu quả
nhất.
- Địa điểm và bán vé:
+ Đối với sản phẩm/chương trình VHNT cần có chính sách cho địa điểm biểu
diễn, tô chức sự kiện.
+ Ngoài địa điểm biểu diễn, chiến lược bán vé cũng đóng vai trò rất quan
trọng, nếu không áp dụng chiến lược bán vé thích hợp thì một chương trình nghệ
thuật có được đánh giá cao đến mức nào cũng khó có thể thu hút tối đa số khán giả
mua vé đến xem.
Chiến dịch marketing dẫn đầu, thách thức, theo sau, núp bóng thị trường.
- Chiến dịch dẫn đầu thị trường: Phải đối mặt với ba thách thức, mở rộng toàn
bộ thị trường, bảo vệ thị phần và mở rộng thị phần. Các công ty, tô chức dẫn đầu
thị trường là những công ty, tô chức có thị phần lớn nhất trên thị trường sản phẩm
liên quan. Nó thường đi trước các công ty khác trong việc thay đôi giá cả, đưa ra
sản phẩm mới, phân chia phạm vi và cường độ quảng cáo. Công ty, tô chức dẫn
đầu là một điểm chuẩn để định hướng đối với đối thủ cạnh tranh, một công ty để
thách thức, nói theo hay né tránh.
- Chiến dịch thách thức thị trường: Những công ty, tô chức chiếm thứ hai, hoặc
thức 3 thứ 4 trong ngành có thể được gọi là những công ty, tô chức bám sau. Họ có
thể sử dụng chiến lược tấn công trưc diện hay có thể hợp tác và không khuấy đảo


- Chiến dịch theo sau thị trường: Cần biết cách giữu khách hàng hiện có và giành
đc 1 phần chính đáng trong số khách hàng mới. Công ty, tô chức theo sau thị
trường phải giữ đc cho giá thành thấp nhất nhưng chất lương cao. Để ý nghe ngóng
tham gia kịp thời vào các thị trường mới xuất hiện.
- Chiến dịch nép góc thị trường: Dành cho các công ty, tô chức nhỏ, đang tìm
chỗ đứng trên thị trường, tránh đối đầu với các công ty lớn. Họ thường tìm kiếm

các thị trường có tiềm năng tăng trưởng, đối thủ lớn bỏ rơi, phù hợp khả năng, có
thể bảo vệ khi bị tấn công.
Câu 12 + Câu 16 : Phân tích quy trình phát triển hệ thống truyền thông
marketing ?
Xác định thị trường mục tiêu:
-Xác định rõ phân đoạn thị trường mục tiêu để trả lời câu hỏi “Tô chức cần tiếp cận
ai”. Ví dụ: Nhà hát Múa rối Thăng Long có thể xác định phân đoạn thị trường mục
tiêu cho một chiến dịch truyền thông marketing là các nhóm khán giả hiện tại và
tiềm năng như học sinh mẫu giáo và tiểu học, các gia đình có con dưới 10 tuôi trên
địa bàn Hà Nội, khách du lịch nước ngoài đi theo đoàn…
-Phân đoạn thị trường mục tiêu sẽ chi phối các quyết định về nội dung và hình thức
thông điệp, thời gian, địa điểm và các phương tiện truyền thông đạt hiệu quả tốt.
Xác định mục tiêu truyền thông marketing:
-Làm cho các phân đoạn thị trường mục tiêu biết về sản phẩm, giáo dục khán giả
về một sản phẩm hay những thay đôi trong sản phẩm, thay đôi nhận thức không
đúng về sản phẩm và tô chức tuyên truyền về hiệu quả tích cực của việc tham dự
nghệ thuật. Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của truyền thông marketing là
đạt đến việc mua vé và sự hài lòng của khách hàng.
Thiết kế thông điệp:
-Nội dung của thông điệp được thế kế sao cho các nhóm khán giả mục tiêu có phản
ứng đáp lại mong muốn. Đó có thể là đặc điểm về chủ đề và thủ pháp nghệ thuật
của chương trình, sự tham gia của diễn viên và nghệ sỹ, những lợi ích mà sản phẩm
mang lại cho khán giả, lý do tại sao khán giả nên thưởng thức và tham dự chương
trình nghệ thuật.
-Nội dung của thông điệp cần mang lại những ấn tượng mạnh mẽ và sinh động,
giúp người xem thấy được những hứa hẹn của cuộc biểu diễn.
VD : Chương trình “Vòng tay nhân ái”, “Việc tử tế” của đài truyền hình VN,
chương trình đã truyền tải thông điệp: Lòng nhân ái luôn hiện hữu và lan tỏa
trong cuộc sống, tiếp thêm nghị lực sống cho những mảnh đời bất hạnh.



Lựa chọn phương tiện truyền thông marketing
-Phương tiện truyền thông trực tiếp : Giao tiếp giữa người với người ( giữa 2
người, điện thoại, thư,…). Các phương tiện truyền thông trực tiếp có ưu điểm là cá
nhân hóa việc giới thiệu về sản phẩm và dễ đạt được thông tin phản hồi.
-Phương tiện truyền thông gián tiếp: là những phương tiện truyền thông tải thông
điệp đi mà không cần có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiế (báo, tạp chí, phát
thanh,..)
Xây dựng dự toán truyền thông marketing:
+ Đây là nhiệm vụ khó khắn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ một tô chức
nghệ thuật mới thành lập và chưa có tiếng tăm trong cộng đồng thì phải dành nhiều
chi phí cho truyền thông, quảng bá.
+ Một số phương pháp chủ yếu để xác định ngân sách truyền thông là căn cứ vào
khả năng tài chính của tô chức, tính theo tỉ lệ phần trăm của doanh số bán vé,
phương pháp đảm bảo ngang bằng với mức chi phí của các đối thủ cạnh tranh và
phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nv truyền thông để xác định mức chi phí cần
thiết.
Tổ chức và quản lý truyền thông marketing tích hợp
Việc kết hợp sử dụng nhiều phương tiện truyền thông và thông điệp đa dạng sẽ
đem lại hiệu quả lớn hơn.
Câu 14: Anh (chị) hãy thiết kế 1 sản phẩm VHNT phù hợp với công chúng
trong giai đoạn hiện nay ?
NÓN LÁ
 Nội dung, chủ đề của sản phẩm
-Định hướng theo sản phẩm : do đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với thời
tiết nắng lắm mưa nhiều, người Việt xưa đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật
dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.
-Định hướng theo khán giả :
+ sau những giờ làm việc mệt nhọc, những trưa hè nóng bức chiếc nón lá cũng
như một chiếc quạt san sẻ bớt những gánh nặng của cuộc đời lam lũ.

+ Chiếc nón lá gắn liền với hình ảnh người phụ nữ VN dịu dàng, chăm chỉ
+ Nón lá còn là biểu tượng đất nước mà du khách nước ngoài thường lựa chọn
làm món đồ lưu niệm mang về.
 Địa điểm :
-Các làng nghề truyền thống :
+ Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với
rất nhiều làng nón nôi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ…


-Các khu trưng bày : Trưng bày nón lá tại các địa điểm thu hút khách hàng, đặc
biệt là khách du lịch như: các danh lam thắng cảnh, các điểm di tích, các khu du
lịch…
-Tô chức các hoạt động trải nghiệm nón lá : giúp những nghệ nhân làm nón hàn
gắn, truyền lửa và nối liền sợi dây gắn kết với thế hệ trẻ lòng trân quý tới giá trị
truyền thống dân tộc.
 Thời gian
-Mùa du lịch : Đây là thời gian thích hợp để khách du lịch thập phương vừa dạo
mát, nghỉ ngơi, ngắm cảnh xứ Huế mộng mơ vừa thưởng thức được hình ảnh nón
lá bình dị, mộc mạc.
-Thời gian diễn ra các lễ hội, sự kiện
-Các chương trình phát song trên truyền hình : VD như chương trình Chiếc nón kì
diệu VTV3
 Qúa trình cung cấp sản phẩm
-Công đoạn :
+ Chuẩn bị nguyên liệu làm nón lá…
+ Làm khung và vành nón…
+ Khâu nón lá…
+ Quét dầu bóng…
- Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách, nón lá còn được sáng tạo với nhiều
nguyên liệu độc đáo, mới lạ mang đậm bản sắc Việt: Nón lá sen…

 Con người :
-Chủ yếu là các nghệ nhân cao tuôi truyền nghề cho con cháu…
-Để làm ra 1 chiếc nón là cả 1 quá trình dài với khoảng 15 công đoạn, đòi hỏi nghệ
nhân cần sự khéo léo, tỉ mỉ…
Câu 18: Trình bày các cấp độ nhu cầu của khán giả trong lĩnh vực VHNT theo
sơ đồ của Maslow?
Lý thuyết “Các cấp độ nhu cầu” của Maslow là 1 tham khảo hữu ích cho
marketing VHNT trong việc xem xét các loại nhu cầu tạo nên sự toại nguyện
trong trải nghiệm nghệ thuật của khán giả
-Nhu cầu tự khẳng định mình : Đây là mục tiêu cao nhất trong nhu cầu của con
người, bao gồm việc cố gắng phát huy tiềm năng của bản thân, tăng cường hình
ảnh cá nhân thông qua khả năng thảo luận trực tiếp và phản hồi về các chương
trình triển lãm.
-Nhu cầu được tôn trọng : Tăng cường hiểu biết về nghệ sĩ và thời cuộc; mở rộng
thị hiếu thưởng thức; tăng khả năng so sánh và đối chiếu với các trải nghiệm trước
đây


-Nhu cầu XH : Các bức tranh có thể cung cấp các chủ đề thảo luận với đối tác hay
bạn bè; có khả năng gặp gỡ bạn bè hay làm quen với những người bạn mới ở triển
lãm…
-Nhu cầu an toàn: Bao gồm an toàn, tính mạng, tài sản, nghề nghiệp, lao động,
môi trường và an toàn về tâm lý như có các tủ đựng đồ có khóa để cất tư trang cá
nhân, có chỗ để xe an toàn, có lối thoát hiểm khi hỏa hoạn, khủng bố.
-Nhu cầu sinh lý: Có ánh sáng đầy đủ và thông gió phù hợp; đủ ấm, có dịch vụ và
ăn uống
Câu 19: Phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt
động marketing VHNT của tổ chức?
 Thị trường
-Cần nghiên cứu những thay đôi và xu hướng của thị trường :

+ Những đặc điểm địa lý và nhân khẩu học của thị trường mục tiêu
+ Những đặc trưng của phân đoạn thị trường khác nhau trong tông thể thị
trường mục tiêu
+ Lợi ích mà các phân đoạn thị trường khác nhau tìm kiếm
+ Sự nhạy cảm về giá các phân đoạn thị trường khác nhau
+ Các kiểu mua vé
+ Các nguồn thông tin mà công chúng sử dung để tìm kiếm sự kiện VHNT
 Những thông tin trên và sự nắm bắt của thị trường giúp tô chức VHNT xác định
phân đoạn thị trường đang nôi lên hoặc các phương tiện mới mà các tô chức có
thể trao đôi thông tin với khán giả 1 cách hiệu quả.
 Cạnh tranh
-Tìm hiểu sự cạnh tranh của các tô chức, sản phẩm dịch vụ khác trên thị trường là
điều cần thiết trong quy trình lập kế hoạch marketing.
+ Tô chức của chúng ta đang phải cạnh tranh với tô chức nào ?
+ Có bao nhiêu tô chức có sp, dịch vụ tương tự đang cạnh tranh khán giả của
tô chức chúng ta?
+ Những hoạt động, biện pháp tiến hành của các đối thủ cạnh tranh liên quan
đến chúng ta ntn?...
 Văn hóa-XH
-Mỗi xã hội đều có những đặc điểm khác nhau, văn hóa khác nhau và hướng về các
giá trị, chuẩn mực khác nhau. Ngoài ra văn hóa vùng, khu vực sẽ chi phối đến hành
vi tiêu dùng của khách hàng. Do đó người làm marketing VHNT phải nhận diện và
lựa chọn nhóm nào sẽ là thị trường mục tiêu của mình để tìm ra chiến lược kinh
doanh phù hợp, phát triển sản phẩm, khán giả.


-VD: Có những nhóm thanh niêm hâm mộ nhạc Rock và khi xem các chuwong
trình biểu diễn nhạc Rock họ có thể bỏ tiền ra mua sắm những trang phục như
những Rocker. Nhưng ngược lại, các nhóm người cao tuôi hướng về loại hình nghệ
thuật truyền thống như ca trù, chèo, cải lương,…

 Công nghệ
-Yếu tố công nghệ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực đến các
hoạt động tô chức VHNT.
+ VD: Một số nhà hát ở TPHCM như Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, sân
khấu kịch Phú Nhuận đã khai thác tốt những lợi thế của việc bán vé qua internet.
+ VD : Công nghệ in, sao bang đĩa làm giảm khán giả đến với chương trình
biểu diễn trực tiếp vì nó rẻ tiền, học có thể ngồi ở nhà thưởng thức chương trình
thay vì phải bỏ tiền mua vé xem trực tiếp. Như vậy sự phát triển của công nghệ giải
trí tại nhà đang là mối đe dọa đối với các chương trình NT trực tiếp.
 KT
-KT phát triển tạo ra sức mua cao hơn trên thị trường là điều kiện mở rộng thị
trường cho các tô chức VHNT nhưng đồng thời cũng là thách thức vì công chúng
có thể sẵn sang bỏ ra 1 khoản tiền cao hơn với yêu cầu tỉ lệ thuận về chất lượng,
tiện lợi của sp hoặc dịch vụ mà họ mua.
 Chính trị - Pháp luật
-Đó là các thể chế chính trị và các bộ luật, pháp lệnh, nghị định, quy chế, chính
sách….điều chỉnh hoạt động tô chức. VD Luật Di sản văn hóa, Luật du lịch, Luật
sở hữu trí tuệ,…
-Các chính sách có thể thay đôi trong các giai đoạn khác nhau, phụ thuộc vào các
chính quyền và những nhà hoạch định chính sách. Do đó, những ké hoạch
marketing phải biết linh hoạt kịp thời với những thay đôi bất lợi, tạn dụng yếu tố
có lợi để hoạt động hijeu quả tô chức.
 Nhân khẩu học
-Nhân khẩu học bao gồm các yếu tố quy mô dân số, mật độ, dân số, tuôi tác, trình
độ học vấn ư, nghề nghiệp, dân tộc,..VD như nhóm dân cư có trình độ học vấn cao,
có thu nhập cao thì phân đoạn thị trường mục tiêu của các loại hình này mang tính
bác học như bale, opera, nhạc giao hưởng…
-Yếu tố nhân khẩu học phải đc những người làm marketing tìm hiểu, nắm vững vì
những yếu tố này giúp nhận diện thị trường-yếu tố sống còn của các tô chức
VHNT.



Câu 20: Phân tích các yếu tố cần thiết để thiết kế đc 1 sản phẩm VHNT đáp
ứng nhu cầu thị trường ?
Nội dung, chủ đề của sản phẩm :
-Định hướng theo sản phẩm : Xu hướng thứ nhất thường lấy yếu tố nghệ thuật làm
xuất phát điểm để xác định chủ đề sản phẩm.Định hướng theo sản phẩm có ưu
điểm là phù hợp với năng lực và sở trường của tô chức nghệ thuật
-Định hướng theo khán giả : Nghĩa là căn cứ vào đặc điểm, nhu cầu văn hóa, nghệ
thuật, nhu cầu xã hội của cộng đồng nhằm thu hút . VD Ở tỉnh Hòa Bình, dân tộc
Mường chiếm một tỉ lệ lớn trong dân số. Các tổ chức nghệ thuật ở đây có thể thiết
kế chương trình nghệ phản ánh nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường như cồng
chiêng, múa khèn, các bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm…
+ Định hướng theo khán giả còn là định hướng cho công chúng, nâng cao
trình độ thẩm mỹ, trình độ thưởng thức nghệ thuật và tạo ra nhu cầu nghệ thuật
mới ở công chúng
Địa điểm
-Tô chức nghệ thuật phải cân nhắc để đảm bảo sản phẩm của họ luôn sẵn có về mặt
ko gian, nhằm thỏa mãn nhu cầu của các nhóm khán giả tiềm năng.
-Đối với tô chức nghệ thuật biểu diễn như các nhà hát, rạp xiếc… có trụ sở thì
thông thường chương trình biểu diễn thực hiện tại khán phòng đó. Tuy nhiên các tô
chức có thể đa dạng hóa địa điểm tô chức, độc đáo, đa dạng,tạo điều kiện cho công
chúng tiếp cận sản phẩm VHNT thuân lợi hơn.
VD : Triển lãm ảnh màu đen trắng “Hà Nội-bảo tang và phát triển” do nghệ sỹ
Nguyễn Thịnh đã tổ chức trưng bày quanh Hồ Gươm, trong 1 không gian mở và
thân thiện với công chúng. Công chúng có thể dạo mát, nghỉ ngơi, ngắm cảnh hồ,
vừa thưởng thức tác phẩm nhiếp ảnh
Thời gian :
-Tô chức nghệ thuật phải trả lời câu hỏi :Thời điểm nào thực hiện chương trình là
phù hợp ? Tại thời điểm đó, địa phương có hoạt động văn hóa nghệ thuật khác hoặc

sự kiện kinh tế, chính trị nào tác động đến việc tham gia của khán giả hay ko?
Tgian bắt đầu và kết thúc chương trình nghệ thuật ?...
VD: Bảo tang Mỹ thuật VN mở cửa đến 21h vào tối thứ 4 và tối thứ 7 hàng tuần để
thu hút khách tham quan.
Qúa trình cung cấp sản phẩm :
-Nhằm tăng cường mức độ cảm thụ và ấn tượng của khán giả về sản phẩm như
cung cấp các thông tin hỗ trợ.


-Tô chức các hoạt động tăng cường giao lưu giữa tác phẩm, nghệ sỹ và khán giả
như buôi nói chuyện về tác phẩm, hoạt động giao lưu, trao đôi với các đạo diễn,
diễn viên….
VD: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại TPHCM đã tổ chức nhiều cuộc giao lưu,
nói chuyện với các cựu chiến binh đã trải qua thời chiến tranh, đặc biệt lf lớp trẻ
để họ hiểu hơn về hiện vật lịch sử trong bảo tang.
Con người:
-Từ nhân viên bán vé, trông giữu xe, bảo vệ… đều có thể ảnh hưởng đến cảm nhận
của khán giả về tô chức và chươngg trình NT. Vì vậy đội ngũ nhân viên phải đc
tuyển chọn và đào tạo kỹ càng, thể hiện sự chu đáo tận tụy đối với khán giả, làm
cho khán giả thấy nhu cầu của họ đc thấu hiểu và đc đáp ứng



×