Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

SINH VIÊN với VIỆC làm THÊM THUỶ NGÂN k3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.24 KB, 5 trang )

SINH VIÊN VỚI VIỆC LÀM THÊM
Họ và tên : Ngô Thị Thuỷ Ngân
Lớp : Đại học quản lí văn hoá k3
Hiện nay ở nước ta có khoảng gần 900.000 Sinh viên ( năm 2017 - Nguồn
) ở các trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước ,con số này
không dừng lại ở đó mà nó tăng theo hàng năm. 2/3 trong số này là các Sinh viên
ngoại tỉnh ,đối với các Sinh viên này để có thể yên tâm học hành mỗi tháng họ phải
trang trải hơn 1 tháng lương của cha me ở nhà chưa kể tiền học phí. Đây cũng là
mối lo chung của tất cả các Sinh viên khác. Không những thế họ luôn luôn thường
trực trong đầu mình câu hỏi: “Sau này ra trường minh sẽ làm gì và làm như thế
nào?” Do đó hiện nay ngoài một buổi học trên trường nửa số thời gian còn lại Sinh
viên dồn vào việc làm thêm.Ta có thể thấy bất cứ chỗ nào có việc làm là xuất hiện
Sinh viên. Nhưng vấn đề đặt ra là “Sinh viên làm thêm”liệu đó có phải là giải pháp
tối ưu nhất và họ được gì mất gì khi phải vừa học vừa học vừa làm như vậy. Chính
vì vậy , hôm nay em xin đưa ra 1 số ý kiến nhận xét nhận định của mình về vấn đề
này , vấn đề “Sinh viên với việc làm thêm”.
Bình thường không phải tự nhiên Sinh viên muốn đi làm thêm , lý do họ đi làm
thêm là vô kể nhưng hầu hết lý do chính là để cải thiện tình hình tài chính, đỡ đần
một phần nào cho gia đình . Hàng ngày Sinh viên phải đối mặt với vô số vấn đề
nan giải,đó là nỗi lo về giá cả sinh hoạt đang ngày càng leo thang, nỗi lo tăng học
phí, và vô vàn các khoản phát sinh không mang tên khác .Trong số hàng trăm
nghìn tân Sinh viên nhập học mỗi năm có hàng trăm Sinh viên trúng tuyển nhưng
không có tiền theo học hoặc đăng ký nhập học rồi lại xin rút hồ sơ vì không kham
nổi tiền trường theo qui định .
Một số Sinh viên đi làm thêm không chỉ đề kiếm tiền ăn học mà đây còn là cơ hội
cọ xát với cuộc sống , với xã hội . Sinh viên muốn tự khẳng định mình bằng cách
dấn thân vào cuộc sống , chịu va đập ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường để
có vốn sống , kinh nghiệm thực tế , để nhanh chóng bắt kịp guồng quay đầy sức ép
của công việc ngay khi tốt nghiệp . Từ đó , sinh viên mới có ý thức hơn về giá trị
của đồng tiền .



VD : Chi phí bình quân để 1 sinh viên có thể sống và học tập tại Hà Nội hiện nay
là khoảng 3.000.000 VNĐ ( không tính học phí) . Kết quả điều tra cho thấy có khá
ít sinh viên nhận được hơn 3.000.000 đ/tháng từ gia đình (32,5%) . Như vậy sẽ có
khoảng 67,5% số sinh viên không thể trang trải hết các khoản chi tiêu nếu chỉ nhận
trợ cấp từ gia đình và đa số những sinh viên thuộc dạng này sẽ phải đi làm thêm
Một số công việc phổ biến mà sinh viên chúng ta thường làm như :












Gia sư : Là công việc dạy và truyền đạt kiến thức tại nhà của đối tượng theo
học, theo hình thức dạy kèm tại nhà . Đây là công việc đầu tiên của các bạn sinh
viên nghĩ đến khi định đi làm them bởi nó và dạy và học cũng tương đối gần
gũi với nhau . Làm gia sư cũng không mất nhiều thời gian , tuần dạy 2-3 buổi ,
mỗi buổi khoảng 1h30 đến 2h.
Tiếp thị sản phẩm : Công việc này cũng thu hút khá nhiều các bạn sinh viên
tham gia . Môi trường làm việc thì cũng khá đa dạng : từ các đại lý tạp hoá ,
siêu thị , các địa điểm công cộng ,….. Do vậy là lương thu nhập cũng tính theo
ca , giờ làm việc hay chỉ tiêu sản phẩm bán được hàng ngày .
Phát tờ rơi : Đa số những người phát tờ rơi đều là sinh viên , các bạn có thể
tranh thủ các ngày t7 , CN , lương khoảng 20-50 nghìn/2h , địa điểm phát tại

các trường học , bệnh viện , các hội chợ , ngã tư đường ,…
Phuc vụ : Một số lượng lớn sinh viên phục vụ tại các nhà hàng , khách sạn ,
quán café…Thường chia ra từng ca làm , hoặc làm ca tối từ 18h đến 22h nên
sinh viên có thể sắp xếp ca thích hợp .
PB, PG : Là viết tắt của cụm từ Promotion Boy và Promotion Girl dùng để chỉ
những chàng trai, cô gái có ngoại hình, chiều cao lý tưởng từ 1m60 (đối với nữ)
và từ 1m70 (đối với nam), gương mặt khả ái và khả năng diễn đạt tốt…… để
làm các công việc hoạt náo viên, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, đại diện thương
hiệu trong các chiến dịch Marketing hoặc xuất hiện trong các buổi quảng
cáo, các event lớn nhỏ... 1 ngày bạn có thể kiếm được 160.000đ tới 400.000đ/
ngày tùy địa điểm và yêu cầu
Bán hàng online : Đây là công việc hot nhất hiện nay bởi không cần nhiều vốn,
không cần thuê mặt bằng, có thể bán tại nhà mà vẫn có thể thỏa sức kinh doanh
những mặt hàng bạn thích như trang sức, quần áo, mỹ phẩm.Việc làm thêm sinh
viên này chỉ phù hợp với những bạn yêu thích kinh doanh, chịu khó học hỏi,
chấp nhận thất bại vì đây là công việc nhiều rủi ro.


Vậy đi làm thêm đối với sinh viên sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì ? Theo
con số thống kê của hội sinh viên thì có hơn 80% Sinh viên Việt Nam trong thời
gian học đại học ít nhất có một lần đi làm thêm. Thật mừng rằng sinh viên của một
nước nghèo như nước ta đã thoát khỏi những mặc cảm, sĩ diện…Để lăn mình vào
đời sống kiếm việc làm . Điều kiện thuận lợi trước tiên dễ nhận thấy nhất cho Sinh
viên đó là không bị bó hẹp về mặt thời gian vì hầu hết họ đều là Sinh viên ở các
tỉnh khác theo học nên có thể chọn thời gian làm việc tuỳ ý sao cho phù hợp với
thời khoá biểu và thời gian biểu của mình . Không ai phủ nhận những lợi ích mà
các công việc làm thêm có thể đem lại cho sinh viên , chẳng hạn như :







Sinh viên ngành ngoại ngữ làm nhân viên trong 1 số nhà hàng , quán ăn được
giao tiếp với người nước ngoài , từ đó có có thể thực hành luôn khả năng nghe
nói và giao tiếp .
Làm nhân viên phục vụ, thu ngân tại các quán ăn, đồ uống, nhân viên bán
hàng tại các cửa hàng quần áo, đồ lưu niệm… có thể tăng khả năng giao tiếp, xử
lý tình huống, học cách điều phối, quản lý cửa hàng, mở rộng các mối quan hệ
Làm cộng tác viên viết bài cho các website, quản lý fanpage facebook giúp
tăng khả năng viết lách, quảng cáo thú hút khách hàng… đây cũng đều là
những kỹ năng cần thiết cho mọi công việc.

Tấm bằng đại học đó chỉ là điều kiện cần ,quan trọng là Sinh viên phải qui tụ được
những đặc điểm mà công việc yêu cầu , đó chính là sự hiểu biết trong công việc
kinh nghiệm khi xử lý công việc và chỉ có qua làm thêm sinh viên mới hội tụ được
đầy đủ .Đây là một thế mạnh mà những sinh viên không năng động hoặc không đi
làm thêm không có được . Hơn nữa khi đã kiếm được 1 công việc ổn định , các bạn
trẻ không bị phân tâm nhiều về các mối lo nữa nhất là các bạn đã biết quý trọng
đồng tiền , chi tiêu có tính toán và cân nhắc hơn .
Bên cạnh những thuận lợi dễ nhận thấy khi đi làm thêm sinh viên còn phải đối mặt
với muôn vàn các khó khăn khác nữa, đây là những ảnh hưởng trực tiếp tới Sinh
viên . Không có nhiều sinh viên chọn được việc làm phù hợp với mình , phần lớn
phải làm trái với ngành nghề mà họ đang học tập nghiên cứu ở trường.Không có
trường lớp nào đào tạo ra những “thợ rửa bát”, “người giữ xe” , hay thậm chí làm
thợ xây , họ vẫn chấp nhận lao động chân tay chỉ để có them 1 khoản phụ cấp hàng
tháng .


Công việc đòi hỏi cường độ rất cao mà lương thì vô cùng sinh viên . Đây có thể coi

là một trong những nguyên nhân mà số sinh viên phải học lại , thi lại không phải là
con số nhỏ . Đối với những sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường đang phải hoàn thiện
bài luận văn của mình thì họ phải gồng mình lên vừa viết luận văn vừa làm thêm :
Thường xuyên thức khuya , làm việc đến mệt nhoài… dẫn đến tình trạng sức khoẻ
suy sụp thì bạn mới giật mình nhận ra rằng mình đã bỏ bê sức khoẻ đến nhường
nào .
Nhưng cái nguy hiểm nhất chính là những mối hiểm họa bên ngoài xã hội mà
không phải sinh viên nào cũng biết được - những cám dỗ vật chất! Nó có thể làm
cho người ta tự đưa chân mình vào vũng bùn lúc nào không hay.Hiện nay có rất
nhiều loại lừa đảo và với hình thức ngày càng tinh vi như các trung tâm gia sư,
trung tâm môi giới việc làm đảm bảo lương cao, trung tâm đa cấp,... Họ lợi dụng
sự nhẹ dạ cả tin, sức trẻ và mong muốn kiếm thêm thu nhập của sinh viên để dẫn
dắt và lừa đảo trắng trợn. Các trường hợp sinh viên bị lừa đảo, nhẹ thì được một
bài học nhớ đời hay mất chút tiền, nặng thì tiền mất tật mang, ảnh hưởng tâm lý
đến mãi về sau.
Đứng trước những khó khăn đó , phía bên nhà trường và sinh viên cũng cần đưa ra
những giải pháp phù hợp . Nhà trường cần liên kết với các tổ chức xã hội thành lập
các mô hình trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm tư vấn ngay trong phạm vi
trường học . Tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên, tổ chức những buổi giao lưu
giữa các cựu sinh viên và sinh viên trong trường về kinh nghiệm sống cũng như
kinh nghiệm để thành công trong công việc. Nhà trường kết hợp với các doanh
nghiệp trong việc đào tạo, trau dồi kĩ năng cho sinh viên. Doanh nghiệp sẽ cung
cấp thông tin về tuyển dụng, ,yêu cầu đối với các ứng viên... Nhà trường cung cấp
nhân lực, tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế, thực tập . Tất cả các trường đại học
cao đẳng hiện nay trên cả nước cũng đã có ít nhiều các biện pháp hỗ trợ sinh viên
nghèo. Tuy nhiên sự hỗ trợ đó còn quá ít ỏi, mà số lượng Sinh viên thì khá đông.
Rõ ràng đi kèm theo với việc tăng học phí ở mức hợp lý, ngành giáo dục và đào tạo
cần phải tính đến việc điều chỉnh các chính sách hỗ trợ sinh viên trong diện ưu tiên
và sinh viên nghèo, điều chỉnh chế độ học bổng nói chung và học bổng đặc biệt
cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc.

Để có được một công việc ổn định và thực hiện được ước mơ của mình, về phía
sinh viên chúng ta cần tích lũy cả kiến thức và kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi


trên ghế nhà trường, có 1 thời gian biểu hợp lý ,cân bằng giữa việc học và làm
thêm chính là một trong những chìa khóa giúp bạn thành công trong tương lai .
Công việc làm thêm không giúp bạn đi đến mục tiêu mà bạn muốn hướng tới , có
chăng chỉ là 1 trong những điều kiện để giúp bạn tiến gần hơn tương lai . Biết sắp
xếp thời gian nghỉ ngơi trong thời gian biểu để đảm bảo sức khoẻ , tinh thần tốt .
Nên tạm dừng công việc khi kỳ thi sắp đến để cho việc ôn tập thi cử đạt kết quả
hiệu quả . Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá , trải nghiệm nhiều lĩnh vực
khác nhau ở các tổ chức , câu lạc bộ của lớp của trường cũng giúp bạn rất nhiều
trong việc trang bị kỹ năng của mình.
Nói tóm lại sinh viên đi làm thêm chỉ là biện pháp tất yếu để lấy ngắn nuôi dài. Đã
là xu hướng tất yếu thì dù có hay không kiểm soát nó cũng sẽ đương nhiên xảy ra.
Câu hỏi "Sinh viên được gì và mất gì khi đi làm thêm?" rõ ràng đã có câu trả lời,
được thì rất nhiều mà mất thì cũng không phải ít . “Đời sinh viên là 1 cuộc chạy
đua” , kiếm tiền cũng là một mục tiêu rất hợp lý nhưng hãy cân nhắc xem mình
được gì và mất gì và cho mình một lựa chọn thông minh nhất để không phí hoài
quãng thời gian 4 năm đại học quý giá của mình . Bạn có thể đi làm nhưng là để
học !



×