Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các trung gian khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.06 KB, 32 trang )

Môn học:
LÝ THUYẾT
TÀI CHÍNH -TIỀN TỆ
Đề tài:
QUỸ HƯU TRÍ, QUỸ ĐẦU TƯ VÀ
CÁC TRUNG GIAN KHÁC

Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thọ Phú
Lớp: K09402B
Nhóm: Yeah1!
TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 22 THÁNG 3 NĂM 2011
4
Quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các trung gian khác
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
HỌ VÀ TÊN
CÔNG VIỆC
TÔ VĂN CƯỜNG Các trung gian khác
Word
ĐỖ HỮU HẢI Các trung gian khác
Thuyết trình
TRẦN TRƯỜNG LUẬT Quỹ đầu tư
Thuyết trình
Y THIÊN ADRONG Quỹ đầu tư
Poweroint
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG Quỹ hưu trí
Tổng hợp tài liệu
4
Quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các trung gian khác
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Những số liệu thống kê về các nguồn tài trợ từ bên ngoài công ty tại các nước phát triển cho


thấy việc phát hành chứng khoán trên thực tế không phải là cách thức chủ yếu để huy động vốn
từ bên ngoài nhằm tài trợ cho hoạt dộng kinh doanh của các công ty, bất chấp việc các phương
tiện truyền thông tại các nước này tập trung đưa tin về tình hình các thị trường tài chính, tạo ra
một con số ấn tượng về tầm quan trọng của các nguồn vốn huy động từ các thị trường này. Ngay
tại Mỹ, một trong những quốc gia có thị trường tài chính phát triển nhất thế giới, cổ phiếu và trái
4
Quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các trung gian khác
phiếucũng chỉ cung cấp được không quá 50% tổng số vốn hoạt động của các công ty. Tình trạng
tương tự cũng xảy ra ở các nước Anh, Pháp, Đức, Nhật. Những phân tích số liệu chi tiết hơn còn
cho thấy vai trò của kênh tài chính trực tiếp trong việc lưu chuyển vốn nhàn rỗi tới ngững nơi có
khả năng đầu tư sinh lời trên thực tế còn thấp hơn nhiều. Lấy ví dụ tại Mỹ, từ năm 1970, chỉ có
gần 5% các trái phiếu công ty, thương phiếu và khoảng 50% cổ phiếu được bán trực tiếp cho
người dân Mỹ. Điều này chứng tỏ kênh tài chính còn lại- kênh tài chính gián tiếp, có vai trò
quan trọng như thế nào trong hoạt động lưu chuyển vốn của nền kinh tế.
Để hiểu được kênh tài chính gián tiếp lại có vai trò quan trọng như vậy, nhóm chúng tôi quyết
định chọn đề tài “Quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các trung gian khác” để tìm hiểu về hoạt động
của các trung tài chính bởi kênh tài chính gián tiếp được thực hiện thông qua hoạt động của các
định chế này
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUỸ HƯU TRÍ (Pension and retirement funds)
1.1 Quá trình hình thành
Kế hoạch làm lợi từ những đồng lương hưu ít ỏi đã bắt đầu ở Hoa Kỳ từ năm 1870 và
lan rộng ra các nước khác từ đầu thế kỷ XX:
- Những người đã về hưu có thể thông qua cơ quan trả hay cấp hàng tháng.
4
Quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các trung gian khác
- Những người chưa về hưu có thể yêu cầu cơ quan hoặc xí nghiệp trả trợ cấp hưu cho
mình, bắt đầu (hàng tháng hoặc hàng năm) chuyển dần số tiền mình được hưởng khi về hưu
vào một quỹ nào đó do ông ta hay bà ta chỉ định.
1.2 Mục đích thành lập

- Giúp cho người lao động khi về hưu có được những khoản thu nhập ổn định thông qua
cung cấp các chương trình lương hưu (pension plans). Các chương trình lương hưu này quy
định những khoản đóng góp định kỳ của những người tham gia vào chương trình trong thời
gian những người này còn đang làm việc để khi về hưu họ sẽ được nhận tiền trợ cấp hưu trí
(hay lương hưu) được trả một lần khi về hưu hoặc trả định kỳ đều đặn cho tới khi chết.
- Các chương trình lương hưu không chỉ được đóng góp bởi những người lao động mà cả
các chủ thuê lao động và thậm chí là chính phủ.
- Các khoản tiền quỹ trợ cấp hưu trí thu được dùng để đầu tư nhằm đạt được mức sinh lời
nhất định trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho khoản vốn. Do số tiền mà các quỹ phải chi trả
hàng năm có thể dự đoán với độ chính xác cao nên quỹ thường đầu tư số tiền nhàn rỗi của
mình vào các công cụ đầu tư dài hạn như: cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay mua trả góp bất
động sản… Ngoài ra, các quỹ này còn đầu tư vào các tài sản tài chính có độ rủi ro thấp như:
tiền gửi ngân hàng, các loại kỳ phiếu do ngân hàng phát hành.
=> Do vậy hoạt động của các quỹ hưu trí không chỉ đảm bảo khoản thu nhập thường xuyên ổn
định cho những người hưu mà còn góp phần lưu chuyển vốn nhàn rỗi đến những nơi có nhu
cầu về vốn.
1.3 Phân loại
Các chương trình lương hưu được chia làm hai loại:
- Loại căn cứ vào mức độ đóng góp (A defined – contribution plan): là chương trình lương
hưu trong đó số tiền nhận được của những người tham gia phụ thuộc vào số tiền đã đóng góp và
khoản tiền lời từ việc đầu tư các khoản đóng góp đó.
4
Quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các trung gian khác
- Loại căn cứ vào mức độ trợ cấp (A defined – benefit plan): là chương trình lương hưu
trong đó số tiền người tham gia được hưởng khi về hưu được xác định không căn cứ vào mức
độ đóng góp, mà vào thời gian làm việc và mức lương của người đó. Loại chương trình này có
hạn chế là có thể xảy ra trường hợp số tiền mà người tham gia đóng góp không đủ để trả cho số
tiền mà họ sẽ nhận được sau khi về hưu.
Ngoài ra các chương trình lương hưu còn quy định thời gian tối thiểu phải tham gia đóng
góp hoặc số năm tối thiểu phải làm việc tại một công ty để được nhận lương hưu từ quỹ trợ cấp

hưu trí của công ty đó.
Sự phát triển của các quỹ trợ cấp hưu trí nhận được sự hổ trợ tích cực từ phía chính phủ
thông qua các chính sách ưu đãi về thuế. Ví dụ: Các khoản đóng góp vào chương trình lương
hưu của cả người lao động và chủ thuê lao động đều được miễn trừ thuế thu nhập. Ở nhiều nước
như Đức, Nhật, Mỹ Chính phủ còn cam kết tài trợ để số tiền lương tối thiểu lên tới một mức
nhất định.
1.4 Hình thức hoạt động
- Quỹ hưu trí sẽ bắt đầu tính lãi suất cho đương sự kể từ ngày nó nhận tiền. Sau đó nó dùng
vốn nói trên đầu tư vào chứng khoán để tạo ra lãi cho quỹ. Vì lượng tiền hưu và lãi suất phải
trả hàng tháng hoặc hàng năm là một con số hầu như được xác định trước và rất định kỳ, cho
nên phần lớn vốn của Quỹ được xem như có thời gian rất chủ động và rất dài. Do vậy, các quỹ
thường đầu tư vào chứng khoán hoặc tài sản dài hạn để có lãi cao.
- Các công ty hoặc đơn vị kinh doanh có từ 1000 công nhân trở lên (đôi khi ít hơn) ở các
nước công nghiệp luôn luôn thành lập cho mình một quỹ trợ cấp và hưu trí (Retirement and
Pension Funds) như thế. Thay vì trả tiền hưu hoặc trợ cấp cả gói, họ trả từng tháng, rồi dùng
lượng vốn còn lại ấy kinh doanh hoặc đầu tư. Bằng cách như vậy, các quỹ không những tạo
thêm vốn hoạt động cho nền kinh tế và thị trường tài chính nói riêng, mà còn tạo thêm lợi tức
cho những người đã về hưu hoặc có trợ cấp, giúp họ có cuộc sống về già sung túc hơn.
Bảng 1. Cho biết khái lược về tình hình và tính chất hoạt động của quỹ này. Nguồn vốn của
nó 100% là lương hưu và trợ cấp của công nhân. Đầu tư chủ yếu để làm ra lợi tức của nó là
vào chứng khoán dài hạn và các tài sản sinh lãi ổn định khác. Nó cho vay rất ít, chỉ trong
những trường hợp có tính an toàn cao. Các quỹ này có nhiều điểm tương đồng với các công ty
bảo hiểm xã hội.
Bảng 1:Balance Sheet của một quỹ trợ cấp và hưu trí ở Hoa Kỳ tháng 1 năm 1981 (tỷ USD)

×