Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.77 KB, 21 trang )

GIảI PHáP HạN CHế TìNH TRạNG ĐÔLA HóA
ở VIệT NAM HIệN NAY
3.1. NH HNG V VN HN CH ễLA HểA VIT
NAM HIN NAY.
Vit Nam hin nay, tỡnh trng USD c s dng rng rói trong
thanh toỏn, trong ct tr, thm chớ trong niờm yt giỏ c hng húa dch v l
mt iu khụng th chp nhn c. Vỡ th quan im, ch trong ca ng,
Chớnh ph, NHTW u quỏn trit tinh thn phi hn ch dn v tin ti xúa b
hon ton tỡnh trng trờn. Ngh quyt IV ca ban chp hnh Trung ng ng
(khúa 8) trong phn cp nhng ch trng chớnh sỏch ln, riờng trong lnh
vc tin t ngõn hng khng nh yờu cu y nhanh tin thc hin
nguyờn tc trờn t nc Vit Nam phi thanh toỏn bng ng Vit Nam.
Trong Phỏp lnh ngoi hi cng nờu rừ: Nh nc Cng hũa xó hi ch
ngha Vit Nam thc hin chớnh sỏch qun lý ngoi hi nhm to iu kin
thun li v bo m li ớch hp phỏp cho t chc, cỏ nhõn tham gia hot
ng ngoi hi, gúp phn thỳc y phỏt trin kinh t, thc hin mc tiờu ca
chớnh sỏch tin t quc gia, nõng cao tớnh chuyn i ca ng Vit Nam, thc
hin mc tiờu trờn lónh th Vit Nam ch s dng ng Vit Nam, thc hin
cam kt ca Cng hũa xó hi ch ngha Vit Nam trong l trỡnh hi nhp kinh
t quc t, tng cng hiu lc qun lý Nh nc v ngoi hi v hon thin
h thng qun lý ngoi hi ca Vit Nam.
Trờn c s nhng vn lý lun v ụla húa v phõn tớch, ỏnh giỏ thc
trng ụla húa nc ta trong thi gian qua, mt s gii phỏp c bn xin c
xut nhm hn ch tỡnh trng ụla húa Vit Nam hin nay.
3.2. GII PHP HN CH TèNH TRNG ễLA HểA
2
Chuyên đề tốt nghiệp
3.2.1. Củng cố lòng tin của dân chúng vào VND.
Ở VN, nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng USD được sử dụng rộng
rãi trong thanh toán, cất trữ và niêm yết giá hàng hóa dịch vụ đó là sự mất
lòng tin của dân chúng trong việc nắm giữ VND khi nền kinh tế có tỷ lệ lạm


phát cao đồng thời tin tưởng và có tâm lý ưa chuộng sử dụng USD. Do vậy
biện pháp đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để hạn chế tình trạng đôla hóa
hiện nay ở VN là phải ổn định sức mua đối nội, đối ngoại và từng bước nâng
cao khả năng chuyển đổi của VND từ đó lấy lại niềm tin của dân chúng trong
việc nắm giữ VND.
Về ổn định sức mua đối nội của VND: chính là việc ổn định sức mua
của VND đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước. Để thực hiện được điều này
đòi hỏi Ngân hàng nhà nước phải thực hiện các biện pháp tích cực để kiểm
soát lạm phát ở mức độ vừa phải. Theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền
không đồng nghĩa với tỷ lệ lạm phát bằng không. Bởi lẽ, trong thực tế, để
giảm tỷ lệ lạm phát thì thường phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Kinh nghiệm của nhiều nước phát triển cho thấy, một tỷ lệ lạm phát vừa đủ
(thường một con số mỗi năm) là cần thiết cho sự phát triển nền kinh tế - xã
hội. Nhưng cần phải chống lạm phát phi mã (hai con số mỗi năm) và siêu lạm
phát (trên ba con số mỗi năm). Để có thể kiểm soát lạm phát đòi hỏi NHNN
phải sử dụng tốt các công cụ của chính sách tiền tệ: lãi suất tái chiết khấu,
nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc để tác động một cách có hiệu quả
vào thị trường tiền tệ nhằm ổn định giá trị của đồng bản tệ song vẫn phải bảo
đảm được mục tiêu tăng trưởng và tạo việc làm. Những năm gần đây NHNN
đã chuyển điều hành chính sách tiền tệ từ các công cụ trực tiếp sang các công
cụ gián tiếp như lãi suất tái chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở tuy nhiên
đối với công cụ thị trường mở, do các thành viên tham gia thị trường chủ yếu
là các NHTMNN, các loại giấy tờ sử dụng trên thị trường chưa phong phú nên
Lương Thị Thu Hằng Lớp: TCDN 45A
2
3
Chuyên đề tốt nghiệp
hiệu quả của công cụ này chưa cao. Do vậy trong thời gian tới cần đa dạng các
loại sản phẩm trên thị trường, khuyến khích thêm nhiều thành viên tham gia
thị trường như các NHTMCP, các định chế tài chính phi ngân hàng để hoạt

động của thị trường trở nên sôi nổi, tác động một cách có hiệu quả đến việc
thực thi chính sách tiền tệ của NHNN.
Lịch sử cũng đã ghi nhận sự thành công của NHNN VN trong việc
chống và kiềm chế lạm phát vào những năm 80. Trước diễn biến phức tạp và
tốc độ lạm phát phi mã, nhiều chương trình cải cách đã được tiến hành với các
mức độ ảnh hưởng khác nhau tới việc chống lạm phát. Đến giữa năm 1988 với
sự chuyển giao chức năng kinh doanh NHTM từ NHNN VN sang bốn ngân
hàng quốc doanh khác được xem là một bước cải cách quan trọng đầu tiên đối
với hệ thống ngân hàng một cấp trước đây từ đó đã hạn chế mức cung ứng tín
dụng nóng cho các DNNN, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong nước đã được
kiềm chế. Đồng thời NHNN điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt
dần và tăng mạnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên có bảo đảm bằng vàng theo
Nghị định số 59/CT ngày 10/3/1989 và Quyết định 39/HĐBT này 10/4/1989
nhằm thu hút bớt lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền nhàn rỗi trong dân.
Từ đó đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của lượng tiền mặt trong lưu thông
(CU). Tốc độ lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế giảm nhanh chỉ còn mức 3.79
lần năm 1989. Nhờ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt dần mà lạm phát năm
1989 chỉ còn 34.7%. Kể từ tháng 6/1992 chính sách lãi suất được điều chỉnh
lại nhằm đảm bảo lãi suất thực dương góp phần thu hút đáng kể lượng tiền
mặt lưu thông CU giảm từ 71.87% năm 1991 xuống còn 34.4% năm 1993. Từ
1/3/1994 đến 1/11/1994, NHNN ra quyết định duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối
với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm nhằm hạn chế việc cho vay
tràn lan và tăng cường tính thanh khoản của các NHTM. Trong giai đoạn
1995-2003 tốc độ lạm phát giảm đáng kể. Thời kỳ này ghi nhận việc sử dụng
Lương Thị Thu Hằng Lớp: TCDN 45A
3
4
Chuyên đề tốt nghiệp
khá linh hoạt các công cụ kiểm soát cung tiền của NHNN. Thay vì chính sách
lãi suất thực dương với khung lãi suất cho vay tối đa và lãi suất tiền gửi tối

thiểu, tính đến cuối tháng 12/95, NHNN đã tiến hành việc thực hiện quá trình
tự do hóa lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay được quản lý và kiểm soát dưới cơ
chế trần lãi suất cho vay. Tháng 8/2000 áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản đối với
nội tệ. Tháng 6/2002 NHNN ra Quyết định 546/02/QĐ-NHNN chuyển sang
cơ chế lãi suất thỏa thuận dựa trên tương tác giữa cung và cầu vốn trên thị
trường.
Lạm phát ở Việt Nam hiện nay được nhận định là lạm phát chi phí đẩy.
Do giá của những nguyên nhiên vật liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất
của các doanh nghiệp trong nước như: phôi thép, hạt nhựa, hóa chất sản xuất
tân dược, xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, phân bón hóa học, phụ liệu ngành dệt
may…gia tăng từ đó đẩy giá hàng hóa lên cao gây lạm phát. Biểu hiện của
lạm phát chi phí đẩy là sức sản xuất của doanh nghiệp không giảm, hàng hóa
không thiếu, chỉ có giá cả của hàng hóa là tăng trong khi thu nhập của người
dân tăng không kịp so với sự tăng của giá cả hàng hóa. Bên cạnh đó còn có
lạm phát tiền tệ có nghĩa là có những thời kỳ để đạt được mục tiêu tăng
trưởng, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM gia tăng làm tăng đầu tư,
đẩy mạnh sản xuất. Điều này dẫn đến tổng cầu tăng và gây lạm phát. Vậy giải
pháp đưa ra đối với NHNN, Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát phải xuất
phát từ 2 nguyên nhân gây ra lạm phát.
Đối với lạm phát chi phí đẩy, Thủ tướng Chính phủ phải chỉ đạo các bộ
ngành và các địa phương thực hiện mọi biện pháp bình ổn thị trường, ổn định
giá cả, không để các mặt hàng tăng giá. Chính phủ phải chịu thất thu ngân
sách bằng cách giảm thuế suất thuế nhập khẩu thậm chí tới mức 0% đối với
những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân, sử
dụng có hiệu quả và kịp thời quỹ dự trữ bình ổn giá cả. Đối với lạm phát tiền
Lương Thị Thu Hằng Lớp: TCDN 45A
4
5
Chuyên đề tốt nghiệp
tệ, NHNN điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, có kiểm soát, tăng lãi suất

tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn nhằm hạn chế kênh cung ứng vốn từ NHNN
tới NHTM, buộc các NHTM đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường, thu hút
tiền trong xã hội để về cho vay và kiểm soát chặt chẽ việc gia tăng tín dụng.
Về ổn định sức mua đối ngoại của VND: đó chính là việc ổn định tỷ
giá hối đoái. Trong nền kinh tế mở, cùng với sự phát triển của thương mại
quốc tế, tỷ giá đồng tiền trở thành mối quan tâm của các quốc gia. Với chức
năng so sánh sức mua của các đồng tiền trên cơ sở ngang giá, tỷ giá cho biết
sự lên giá hay xuống giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ từ đó quyết định tới
khả năng cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường quốc tế. Dân chúng sẽ ưa
chuộng nắm giữ đồng tiền có tỷ giá hối đoái tương đối ổn định phản ánh sự ổn
định trong sức mua đối ngoại của đồng tiền đó, vì thế để dân chúng tin tưởng
nắm giữ VND đòi hỏi NHNN phải điều hành chính sách tỷ giá một cách có
hiệu quả theo cơ chế linh hoạt và ổn định.
Chế độ tỷ giá ở VN hiện nay là chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của
NHNN. Cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay là công bố tỷ giá giao dịch bình
quân trên thị trường liên ngân hàng đồng thời quy định biên độ dao động đối
với tỷ giá mua và bán của các NHTM là ±0.5%. Chính vì thế trong thời gian
qua tỷ giá hối đoái giữa VND và USD tương đối ổn định, mức độ mất giá của
VND so với USD ở mức thấp, bình quân khoảng 0.85%/năm. Tuy nhiên, cơ
chế điều hành tỷ giá như trên đã dẫn tới sự chênh lệch về tỷ giá của các
NHTM và tỷ giá trên thị trường tự do từ đó dẫn tới sự tồn tại của thị trường
ngầm và làm tăng tình trạng đôla hóa ở VN. Như vậy, trước mắt, trong điều
kiện chưa thể thả nổi ngay tỷ giá, để ổn định tỷ giá hối đoái, NHNN phải duy
trì một lượng đủ lớn dự trữ ngoại hối, đồng thời phải sử dụng linh hoạt các
công cụ của chính sách tỷ giá như: mua bán trực tiếp nội tệ trên thị trường
Lương Thị Thu Hằng Lớp: TCDN 45A
5
6
Chuyên đề tốt nghiệp
ngoại hối, công cụ lãi suất tái chiết khấu, thuế quan, hạn ngạch, giá cả…để tác

động vào diễn biến tỷ giá kịp thời và có hiệu quả.
Tuy nhiên về lâu dài, để hạn chế tình trạng đôla hóa thì phải hướng tới
một tỷ giá thị trường, linh hoạt, là sản phẩm của quan hệ cung cầu ngoại tệ
trên thị trường ngoại hối. Tất nhiên, trong điều kiện VN hiện nay việc thả nổi
ngay lập tức tỷ giá có thể gây ra những hiệu ứng sốc cho nền kinh tế và có thể
ảnh hưởng bất lợi đến ổn định hệ thống kinh tế xã hội. Do đó việc điều hành
chính sách tỷ giá của NHNN nhằm hướng tới một cơ chế tỷ giá linh hoạt phải
được thực hiện theo từng giai đoạn.
Bước đầu, nới lỏng dần biên độ tỷ giá nhằm tạo điều kiện cho các
NHTM yết tỷ giá cạnh tranh đồng thời thăm dò phản ứng của thị trường trước
động thái mới này. Nếu thị trường không sử dụng hết biên độ cho phép, điều
này hàm ý tỷ giá hiện tại đã phản ánh tương đối khách quan quan hệ cung cầu
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Và đây là một tín hiệu tốt để NHNN tiếp tục
nới rộng hơn biên độ dao động của tỷ giá. Ngược lại nếu thị trường ngay lập
tức sử dụng hết biên độ cho phép điều này hàm ý tỷ giá hiện tại đang là quá
thấp so với tỷ giá làm cân bằng cung cầu. Khi đó NHNN phải có biện pháp
điều chỉnh tỷ giá tăng dần. Trong thời gian qua NHNN đã đưa ra một loạt các
biện pháp nhằm hướng tới cơ chế tỷ giá linh hoạt: Ngày 03/01/2007 nới lỏng
biên độ dao động từ 0.25% lên 0.5%; cho phép tự do chuyển đổi các ngoại tệ
mạnh; cho phép thí điểm hợp đồng option giữa VND và USD; đặc biệt là cho
phép áp dụng tỷ giá thỏa thuận giữa USD với VND nghĩa là ngân hàng được
mua USD không bị ràng buộc bởi tỷ giá liên ngân hàng cũng như biên độ.
Trên đây là những biện pháp trước mắt còn trong lâu dài, NHNN nên dỡ bỏ
biên độ dao động, không trực tiếp ấn định tỷ giá để tỷ giá phản ánh một cách
khách quan quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó,
các công cụ của chính sách tỷ giá vẫn phải được NHNN sử dụng để có những
Lương Thị Thu Hằng Lớp: TCDN 45A
6
7
Chuyên đề tốt nghiệp

tác động kịp thời trong trường hợp tỷ giá biến động theo chiều hướng tổn hại
đến sự phát triển kinh tế.
Về vấn đề nâng cao khả năng chuyển đổi của VND: Một đồng tiền
có tính chuyển đổi cao có đặc điểm là được chấp nhận một cách rộng rãi trong
các giao dịch về thanh toán và tiền tệ ở trong nước và quốc tế. Cụ thể, về mặt
khách quan, đó là đồng tiền mạnh, có uy tín, ở trong nước dễ dàng đổi ra
ngoại tệ, ở ngoài nước có thể được sử dụng trong thanh toán quốc tế, được
mua bán trên thị trường ngoại hối thậm chí có thể được sử dụng làm dự trữ
ngoại hối của các quốc gia. Về chủ quan, đó là ý chí của Nhà nước phát hành
ra đồng tiền đó, cho phép đồng tiền của mình được tự do đổi ra ngoại tệ,
chuyển vào hoặc ra khỏi quốc gia không bị hạn chế bởi các quy định về quản
lý ngoại hối. Đồng tiền VN mạnh có phạm vi sử dụng vượt ngoài biên giới
VN là điều mong muốn của tất cả người dân VN vì nó thể hiện sức mạnh và
tự cường dân tộc đồng thời cũng góp phần nâng cao lòng tin của người dân
khi nắm giữ VND. Trong trung hạn, tuy chưa có tham vọng biến VND thành
đồng tiền tự do chuyển đổi, nhưng đó là cái đích cần đạt tới. Trước mắt cần
nâng cao tính chuyển đổi của VND trong nước, từng bước nâng cao tính
chuyển đổi quốc tế thông qua việc tự do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai,
từng bước tự do hóa giao dịch vốn. Trên thực tế, Pháp lệnh ngoại hối có hiệu
lực từ ngày 1/6/2006 đã tạo ra một cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do
hóa giao dịch vãng lai, từng bước tự do hóa giao dịch vốn, phù hợp với các
quy định của Điều lệ IMF và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đây chính là
những bước đi đầu tiên để nâng cao tính chuyển đổi của VND. Bên cạnh đó,
bước đầu để đồng VN tham gia vay trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước
ngoài vào VN, cho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng VND tham gia góp
vốn trực tiếp vào VN để người nước ngoài chấp nhận VND trong thanh toán;
Chính phủ sẽ mở rộng quy định xuất khẩu có thể thu bằng VND theo tỷ lệ
Lương Thị Thu Hằng Lớp: TCDN 45A
7
8

Chuyên đề tốt nghiệp
tăng dần hàng năm, dự kiến đến năm 2010 tăng lên đến 30%; mọi khoản ngân
sách cũng phải thực hiện bằng VND theo nguyên tắc: các khoản thu chi ngân
sách trên lãnh thổ VN phải được thực hiện bằng VND, những khoản thu ngân
sách bằng ngoại tệ phải bán cho NHNN nhằm tập trung quản lý ngoại tệ vào
một đầu mối duy nhất là NHNN; các khoản cho vay, thu nợ của ngân sách nhà
nước (Kho bạc nhà nước và quỹ hỗ trợ phát triển) đối với các đối tượng trong
nước, kể cả tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và các khoản cho vay lại bằng nguồn
vốn vay hoặc viện trợ của nước ngoài, cũng phải được thực hiện bằng VND;
Những khoản vay nước ngoài của Chính phủ, kể cả các khoản vay được chính
phủ bảo lãnh chỉ được giải ngân cho các đơn vị thụ hưởng hay cơ quan thực
hiện dự án bằng VND.
3.2.2. Giải pháp đối với các kênh dẫn ngoại tệ vào trong nước: đầu tư
nước ngoài, kiều hối, vay nợ nước ngoài.
Nguồn ngoại tệ dồi dào chảy vào nước ta là một trong những nguyên
nhân dẫn tới tình trạng đôla hóa tại VN trong thời gian qua. Nếu chúng ta đưa
ra giải pháp từ nguyên nhân này có nghĩa là chúng ta phải hạn chế lượng
ngoại tệ chảy vào nước ta. Điều này không khả thi bởi lẽ nguồn ngoại tệ này
đóng góp một vai trò không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế đặc biệt trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp
phần giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích lũy
nội bộ kém; làm cho hoạt động đầu tư trong nước phát triển mạnh, thúc đẩy
tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước. FDI còn tạo điều kiện cho
nước ta tiếp nhận những công nghệ tiên tiến hiện đại, kinh nghiệm trong điều
hành quản lý, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu ngân
sách Nhà nước và đây là điều kiện rất tốt để nước ta thâm nhập vào thị trường
quốc tế.
Lương Thị Thu Hằng Lớp: TCDN 45A
8

×