Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Thực trạng hoạt động ủy thác đầu tư của Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.77 KB, 36 trang )

Thực trạng hoạt động ủy thác đầu tư của Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu
khí.
2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí.
2.1.1. Sự ra đời của Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí.
Tổng Công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí(PVFC) là một tổ chức tín dụng phi
ngân hàng và là đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Dầu khí Quốc
Gia Việt Nam(Petro Vietnam-PV).
Tên tiếng Việt: Tổng Công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam
Tên tiếng Anh: Petrovietnam Finance Joint Stock Corporation.
Tên viết tắt: PVFC
Tổng Công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí được thành lập theo quyết định số
04/2000/QĐ-VPCP ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn
phòng chính phủ.
Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 12 năm 2000 theo cấp Giấy phép
hoạt động số 12/GP-NHNN ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 456/2000/ QĐ- NHNN và giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp. PVFC bắt đầu thành lập
với 100% vồn ban đầu của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia. Ngành nghề kinh doanh
chính của PVFC là: huy động vốn, cho vay,thu xếp vốn cho các dự án đầu tư, nhận
ủy thác và quản lý vồn , cung cấp các dịch vụ tài chính cho các đơn vị thành viên
của Tập đoàn Tài chính Dầu khí Quốc gia và các tổ chức tài chính( chiết khấu các
giấy tờ có giá, mua bán ngoại tệ,…)
PVFC có trụ sở chính tại 72 Trần Hưng Đạo,Hoàn Kiếm,Hà Nội.
PVFC có tài khoản và con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà
nước, được cấp vốn điều lệ, hạch toán độc lập, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm
về hoạt động kinh doanh của mình. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 100 tỷ
đồng, thời hạn hoạt động là 50 năm.
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí
Việt Nam(PVFC)
Công ty tài chính và ngân hàng thương mại về cơ bản có vị trí trung gian trên
thị trường tài chính, giữ một vai trò quan trọng trong quá trình luôn chuyển nguồn


vốn từ nơi có vồn sang nơi cần vốn và Tổng Công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí
VN (PVFC) cũng có chức năng và nhiệm vụ như vậy. Giống như các ngân hàng
thương mại, PVFC giúp huy động nguồn vốn để phục vụ đầu tư mà cụ thể là phục
vụ nhu cầu đầu tư của Tập đoàn Tài chính Dầu khí Quốc gia, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, hỗ trợ hoạt động bán hàng,cung cấp dịch vụ, tăng sức cạnh tranh trên thị
trường. Tuy nhiên, điểm khác biệt căn bản trong hoạt động của PVFC so với các
ngân hàng thương mại ở chỗ: PVFC không được thực hiện các hoạt động thanh
toán, không được nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của dân cư.
PVFC thực hiện nhiệm vụ là trung tâm tài chính tiền tệ và công cụ quản lý đầu
tư tài chính của Tập đoàn. Thực hiện các nhiệm vụ do Tập đoàn ủy quyền như:
phát hành trái phiếu dầu khí trong và ngoài nước, quản lý và vận hành hiệu quả các
nguồn vốn ủy thác của Tập đoàn, quản lý dự án….Nâng cao chất lượng dịch vụ và
thực hiện thu xếp vốn cho mọi dự án đầu tư phát triển của Tập đoàn và tạo ra các
sản phẩm tài chính phục vụ CBCNV ngành dầu khí.
2.1.3.Nguyên tắc điều hành Tổng Công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí VN
trong mô hình Tập đoàn Dầu khí.
Tuy là đơn vi hạch toán độc lập nhưng PVFC còn phải chịu nhiều sự chi phối từ
Tập đoàn Dầu khí như các quyết định về đầu tư, phân bổ nguồn vốn. Vì vậy, bộ
máy quản lý PVFC còn khá cồng kềnh, nhiều cấp và các bộ phận chưa có sự gắn
kết và phối hợp nhuần nhuyễn với nhau trong quản lý.
Ngoài sự quản lý của Tập đoàn Tài chính Dầu khí Việt Nam, PVFC còn chịu sự
quản lý chung của Hiến pháp, Luật các tổ chức tín dụng, nghị định hướng dẫn hoạt
động của công ty tài chính. Ngân hàng Nhà nước quản lý PVFC về phạm vi và nội
dung hoạt động. Giám đốc của PVFC do Tập đoàn PV bổ nhiệm theo tiêu chuẩn
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Một số hoạt động như bao thanh toán, kinh
doanh ngoại hối ….của PVFC phải đước sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Do còn bị chi phối bởi nhiều cấp quản lý, PVFC bị đã hạn chế nhiều trong hoạt
động kinh doanh của mình và đây cũng là một trong những khó khăn của PVFC.
2.1.4.Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban trong Tổng công ty
cổ phần tài chính Dầu khí (PVFC)

PVFC là đơn vị thành viên, một định chế của Tập đoàn tài chính dầu khí Quốc
Gia Việt Nam, thực hiện ủy quyền của Tập đoàn về đầu tư tài chính và quản trị vốn
đầu tư. PVFC hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó:
Công ty mẹ là PVFC, hệ thống các công ty con là các công ty cổ phần chuyên
ngành trong các lĩnh vực đầu tư tài chính, bất động sản, quản lý quỹ, truyền thông
và một số công ty TNHH 1 thành viên tài chính khu vực. Ngoài ra PVFC còn góp
vốn vào một số công ty liên kết. Việc thành lập các công ty con độc lập và chuyên
ngành nhằm thu hút thêm nguồn vốn và lao động bên ngoài, mở rộng lĩnh vực và
địa bàn hoạt động, nâng cao năng lực quản lý và phân tán rủi ro trong hoạt động
của công ty mẹ, đồng thời nâng cao tính chuyên sâu, năng động và độc lập trong
hoạt động kinh doanh của PVFC.
PVFC sẽ tăng cường mở rộng các mạng lưới hoạt động trong các khu vực tỉnh
thành trên cả nước: Thanh Hóa, Quảng Ninh, Huế, Vũng Tàu….và thành lập một số
chi nhánh,văn phòng đại diện ở nước ngoài phục vụ cho hoạt động đầu tư nước ngoài
của Tập đoàn và kết nối với các trung tâm tài chính quốc tế.
Sơ đồ công ty cổ phần tài chính Dầu khí Việt Nam(Công ty Mẹ)(2.1)

Trong giới hạn của bài viết này, người viết chỉ đề cập đến chức năng và nhiệm
vụ của các phòng ban có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ ủy thác đầu tư.
2.1.4.1. Chức năng nhiệm vụ của Ban đầu tư.
Ban đầu tư của PVFC là bộ phận kinh doanh ,có nhiệm vụ tổ chức tổng hợp
phân tích nghiên cứu thông tin thị trường để tham mưu cho ban giám đốc về định
hướng đầu tư của PVFC, trên cơ sở phát triển cả tập đoàn dầu khí. Triển khai
nghiên cứu, thực hiện các dự án đầu tư đã được phê duyệt,thực hiện kinh doanh
chứng từ có giá, đầu tư cổ phần…
2.1.4.2.Chức năng nhiệm vụ của Phòng Quản lý vốn ủy thác đầu tư.
Là bộ phận kinh doanh của PVFC có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh
dưới hình thức nhận ủy thác, ủy quyền.
• Chức năng: phòng quản lý vốn ủy thác đầu tư là phòng nghiệp vụ có
chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong công việc nghiên

cứu, tổ chức triển khai huy động và quản lý nguồn vốn ủy thác đầu tư của
các tổ chức & cá nhân trong nước, ngoài nước.
• Nhiệm vụ:
- Tổ chức nghiên cứu và triển khai qui trình nhận vốn ủy thác đầu tư
từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
- Tư vấn đầu tư vốn ủy thác cho các cá nhân và tổ chức
- Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư của Tổng công ty sao cho
hiệu quả nhất.
- Phân tích hiệu quả đầu tư, chính sách đầu tư của Tổng công ty
- Định kỳ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả từng mặt công tác,hoàn thiện qui trình nghiệp
vụ.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng khác trong công ty thực hiện
nhiệm vụ chung.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
• Cơ cấu tổ chức gồm:
- Tổ huy động vốn ủy thác đầu tư trong nước.
- Tổ huy động vốn ủy thác đầu tư Quốc tế.
- Tổ tổng hợp quản lý danh mục đầu tư.
2.1.5. Các sản phẩm dịch vụ tài chính của tổng công ty TCDK
2.1.5.1.Dịch vụ với tư cách là trung gian tài chính trên thị trường tài chính
tiền tệ.
Với tư cách là tổ chức tín dụng phi ngân hàng PVFC thực hiện các nghiệp vụ
sau:huy động vốn, cho vay,kinh doanh tiền tệ,đầu tư tài chính…
• Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có
giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy
định của pháp luật hiện hành;

- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong, ngoài nước và các tổ chức tài
chính quốc tế;
- Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân
trong và ngoài nước.
Trong năm đầu tiên hoạt động, số vốn huy động tại thời điểm 31/12/2001 là
255,7 tỷ đồng và đến 31/12/2002 là 1074 tỷ đồng, gấp 4 lần so với năm trước.
Các năm về sau tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tăng khoảng từ 3-4 lần
năm trước và có những giai đoạn tăng đột biến.
Cơ cấu của nguồn vốn huy động năm 2005 gồm có:
Bảng biểu 2.2 Đơn vị: tỷ đồng
Huy động từ tổ
chức tín dụng
Tiết kiệm từ cán
bộ công nhân viên
Các tổ chức kinh
tế
Hệ thống tài khoản
trung tâm của PV
Ủy thác
180 22 26.3 48 798

Biểu đồ 2.3
• Cho vay:
- Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước: PVFC không được cho vay mỗi khách hàng vượt quá 15% vốn
tực có của PVFC, nếu vượt quá, PFVC được phép thực hiện đồng tài trợ với các
tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước theo quy định hiện hành của Luật các tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác.
- Cho vay theo tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp.

Số dư cho vay liên tục tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trung bình từ
5-6 %/ năm. Năm 2001 đạt 170,9 tỷ đồng, năm 2002 đạt 931 tỷ đồng, tăng 5,5 lần
so với năm 2001.Năm 2003 đạt 1600 tỷ đồng tăng 1,7 lần so với 2001.Năm 2006
đạt 5325 tỷ đồng tăng gấp 31 lần so với 2001.
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ giá trị cho vay qua các năm của PVFC
• Hoạt động bảo lãnh.
PVFC được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với
người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Công ty Tài chính Dầu khí phải được theo
quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn
của Ngân hàng Nhà nước. Hiện nay PVFC thực hiện các hình thức bảo lãnh hợp
đồng, bảo lãnh bảo hành và các loại bảo lãnh khác. Tuy số lượng hợp đồng bảo
lãnh tăng lên nhưng đối tượng khách hàng chủ yếu vẫn là những người có quan hệ
tín dụng với PVFC.
Biểu đồ 2.5
• Hoạt động bao thanh toán :
Được thực hiện dưới hình thức chiết khấu chứng từ trên cơ sở PVFC tài trợ tín
dụng cho cá nhân và tổ chức đó. Theo đó PVFC mua lại các khoản phải thu của
doanh nghiệp phát sinh từ việc bán hàng trả chậm và cấp tín dụng cho các doanh
nghiệp đó. Bao thanh toán là nghiệp vụ khá mới nên hiện đang từng bước được
hoàn thiện.
• Hoạt động đầu tư tài chính:
- Hoạt động đầu tư dự án: Hiện nay hoạt động này đã đi vào ổn định và đã
hoàn thành một số dự án như: Trạm phân phối LPG Mỹ Đình 2, dự án sông
Hồng Gas, dự án tàu EPSO…
Hoạt động kinh doanh tài chính tiền tệ: kinh doanh chứng khoán, mua giấy
chứng từ có giá, mua cổ phần, mua bán nợ.
2.1.5.2.Dịch vụ với tư cách là định chế tài chính của tập đoàn Dầu khí
QG(PV)
Thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư

Trong các năm qua hoạt động thu xếp vốn cho dự án là thế mạnh của PVFC.
PVFC đóng vai trò vừa là người thay mặt bên cho vay tìm kiếm các dự án, đại diện
cho bên đi vay ký hợp đồng tín dụng. Năm 2003, PVFC đã thu xếp vốn cho được
30 dự án đạt giá trị là 5100 tỷ đồng trong đó tham gia đồng tài trợ với 12 Ngân
hàng thương mại.
• Phát hành trái phiếu trong và ngoài nước cho PV với tổng giá trị hàng trăm triệu
USD.
• Nhận ủy thác và quản lý vốn cho các đơn vị thành viên PV,cán bộ công nhân viên
của PV.
Năm 2001, PVFC nhận uỷ thác đầu tư cho Vietsopetro và đem lại doanh thu 5,4
tỷ. Năm 2002 PVFC kí thêm 3 hợp đồng tư vấn lập phương án tài chính cho các
đơn vị thành viên. Năm 2006, 2007 các hợp đồng ủy thác của đơn vị thành viên
luôn tăng lên không ngừng cả về lượng và chất, không kể hàng trăm hợp đồng
ủy thác của CBCNV của PV.
2.2. Dịch vụ ủy thác đầu tư của Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu Khí
2.2.1. Vai trò dịch vụ ủy thác đầu tư trong hoạt động của của Tổng công ty TCDK.
Dịch vụ ủy thác đầu tư tuy đã có từ rất lâu trên thế giới song ở Việt Nam, loại
hình này mới chỉ xuất hiện trong mấy năm gần đây. Tổng công ty Tài chính Dầu
khí là đơn vị đi tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ này. Dịch vụ ủy thác đầu tư
ra đời không chỉ giúp đa dạng hóa các danh mục sản phẩm dịch vụ của PVFC mà
còn hỗ trợ cho việc huy động vốn, hỗ trợ cho hoạt động đầu tư và tài trợ dự án của
PVFC. Càng ngày ủy thác đầu tư càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong
tổng thể các hoạt động tài chính của PVFC- một công ty tài chình có uy tín.Vai trò
quan trọng đó được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
• Nguồn vốn ủy thác trong tổng nguồn huy động.
Bảng biểu 2.6 Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
2,004 2,005 2,006 2,007 2,008
Số
tiền Tỷ lệ

số
tiền Tỷ lệ
Số
tiền Tỷ lệ
Số
tiền Tỷ lệ
Số
tiền Tỷ lệ
Tiền gửi và
tiền vay của
các tổ chức
tài chính
khác 1 510 38.7% 2 613 40.2% 4 302 26.0% 13 000 29.3% 20 250 29.9%
Tiền gửi và
tiền vay của
các khách
hàng cá
nhân 140 3.6% 110 1.7% 447 2.7% 785 1.8% 1 200 1.8%
Nguồn vốn
ủy thác 1 654 42.4% 3 623 55.7% 7 825 47.3% 28 350 63.9% 41 800 61.8%
Phát hành
giấy tờ có
giá 665 4.0% 1 800 4.1% 3 665 5.4%
Các khoản
phải trả
khác 593 15.2% 159 2.4% 3 318 20.0% 410 0.9% 770 1.1%
Tổng 3 897 100% 6 505 100% 16 557 100% 44 345 100% 67 685 100%
Nguồn: Báo cáo tài chính và phương án cổ phần hóa
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động được từ dịch vụ ủy thác
đầu tư luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động được qua các năm,

tỷ lệ này luôn chiếm từ 40% đến 60%. Trong đó, nguồn ủy thác vốn lớn là tự các tổ
chức kinh tế, tiếp đến là tiền gửi, tiền vay các tổ chức tín dụng. Số dư huy động
vốn của PVFC chủ yếu vẫn là nhận ủy thác từ các tổ chức kinh tế và phụ thuộc quá
lớn vào một số khách hàng truyền thống như VSP,PTSC, Bộ Tài chính. Do vậy
trong những năm tới, hoạt động huy động vốn của PVFC cần mở rộng nhiều hơn
nữa đối tượng khách hàng nhưng dự kiến tỷ trọng nguồn vốn huy động từ ủy thác
vẫn chiếm nguồn lớn bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, PVFC là một công ty tài chính trực thuộc tập đoàn, đi vào hoạt
động mới được hơn 7 năm nên qui mô nguồn vốn tự có còn hạn hẹp, mới chỉ đạt
1000 tỷ VNĐ, mặt khác theo Luật hiện hành PVFC không được sử dụng quá 40%
vốn điều lệ cho các hoạt động đầu tư và tất yếu điều này gây hạn chế không nhỏ
đến hoạt động kinh doanh của PVFC.
Thứ hai, nếu sử dụng nguồn vốn tự có hoặc nguồn từ quỹ đầu tư phát triển
đều phải thông qua Tập đoàn,thời gian xét duyệt kéo dài làm lỡ mất cơ hội đầu tư,
thêm vào đó,PVFC cũng không được sử dụng 2 nguồn này cho hoạt động đầu tư
vào dự án ngoài ngành bởi vậy việc mở rộng hoạt động đầu tư không thể trông chờ
bằng 2 nguồn vốn này.
Thứ ba, đối với nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư, PVFC có toàn quyền quyết
định nhận vốn và đem đi đầu tư cho các dự án trong và ngoài ngành nên thông qua
dịch vụ ủy thác đầu tư này PVFC vừa có thể huy động nguồn vốn lớn , vừa có thể
sử dụng nó một cách linh hoạt và chủ động cho hoạt động đầu tư và kinh doanh
của mình.
Từ những lý do trên,ta thấy được tầm quan trọng của nghiệp vụ ủy thác đầu
tư của PVFC đối với hoạt động của toàn tổng công ty. Ủy thác đầu tư là hoạt động
tiềm năng của PVFC.
• Doanh thu từ nguồn ủy thác đầu tư qua các năm của PVFC
Bảng biểu 2.7 Đơn vị : triệu đồng
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu từ UTĐT 110 180 2 239 28 194 112 134
Biểu đồ 2.8

Nguồn: phòng Quản lý vốn ủy thác đầu tư
2.2.2. Các loại hình ủy thác đầu tư của công ty TCDK
Tuỳ theo cơ chế phân chia kết qủa kinh doanh và mức chấp nhận rủi ro trong
từng cơ hội đầu tư cụ thể, khách hàng có thể lựa chọn một trong các hình thức Uỷ
thác đầu tư dưới đây:
2.2.2.1.Ủy thác đầu tư lợi tức cố định.
Là hình thức khách hàng ủy thác vốn cho PVFC đồng thời ủy quyền PVFC thay
mặt khách hàng đầu tư và quản lý khoản đầu tư theo danh mục của PVFC và được
hưởng một mức lợi tức cam kết cố định từ khoản đầu tư
1
. PVFC có toàn quyền đầu
tư khoản tiền đó vào các lĩnh vực không trái với Pháp luật. PVFC sẽ gánh chịu
100% rủi ro trong quá trình sử dụng nguồn này để đầu tư.
1 QĐ số 2711 và 1711/2007/QĐ-TCDK
Trong trường hợp hiệu quả của khoản đầu tư ủy thác mang lại cao hơn mức
lợi tức cam kết cố định,khách hàng được hưởng phần thưởng từ chia sẻ kết quả ủy
thác đầu tư theo mức đã thỏa thuận tại Hợp đồng ủy thác đầu tư.
Việc xác định phần thưởng ủy thác đầu tư phải theo nguyên tắc: mức lợi tức cố
định cam kết thấp thì tỷ lệ chia sẻ phần thưởng cho khách hàng cao và ngược lại.
Thời hạn ủy thác đầu tư của sản phẩm này là thời hạn nhận ủy thác đầu tư được
xác định theo phương án nhận ủy thác đầu tư trình Tổng giám đốc công ty xem xét
quyết định
Đối với loại sản phẩm này, phương án sử dụng vốn được xây dựng riêng cho
từng nguồn UTĐT có thời hạn khác nhau và không phải xin phê duyệt của Tổng
công ty khi quyết định đầu tư. Mục đích của việc huy động nguồn vốn ủy thác này
là để giải quyết nhu cầu vốn cho đầu tư, do đó phải được đem đầu tư vào các dự
án sinh lời cao.
Đối với nguồn UTĐT có thời gian ủy thác dài từ 5 – 10 năm được sử dụng để
đầu tư vào các dự án( dự án đóng tàu, công trình xây dựng) và góp vốn vào các
Công ty cổ phần mới thành lập. Trong trường hợp có sự chênh lệch về kỳ hạn nhận

ủy thác đầu tư và vòng đời của dự án thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra. Để phòng
ngừa điều này, một khoản lãi và gốc của các chứng từ có giá đang nắm giữ sẽ
được PVFC sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán.
Bên cạnh những nguồn ủy thác đầu tư có thời gian từ 5- 10 năm là các nguồn ủy
thác có kỳ hạn 2 năm sẽ được sử dụng để đầu tư chứng từ có giá ngắn hạn hoặc
kinh doanh cổ phiếu trên thị trường phi tập trung ( OTC).
Trong năm 2006 - 2007, công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Agriseco đã ủy thác chỉ định mục đích cho PVFC 15 tỷ VNĐ để
đầu tư. Tuy đây là nguồn vốn dồi dào cho các dự án song rủi ro vẫn có thể xảy ra
trong các trường hợp sau: Nếu quy trình rút vốn UTĐT chỉ định ra và đưa vốn
UTĐT vào không xảy ra tương thích sẽ dẫn đến tình trạng kẹt vốn. Bên cạnh đó,
việc sử dụng nguồn vốn UTĐT này đòi hỏi phải trả một mức lãi suất theo định kỳ
cho bên ủy thác, nếu như khả năng sinh lời của dự án hạn chế thì thu nhập từ đầu
tư vào dự án và phí ủy thác sẽ không đủ bù đắp chi phí bỏ ra.
Việc quản lý dự án, giám sát quá trình đầu tư chính là nhân tố quyết định đến
hiệu quả đầu tư của nguồn vốn. Như trên đã nói nguồn ủy thác đầu tư này thường
dùng làm nguồn vốn tiên phong đổ vào các dự án, “mở đường” cho các nguồn ủy
thác khác. Nhưng khi nguồn vốn ủy thác chỉ định lĩnh vực này được rút ra không
phải lúc nào cũng có các dự án chờ sẵn trong khi PVFC vẫn luôn phải trả một chi
phí cố định cho nguồn này theo định kỳ. Giải quyết vấn đề đó,PVFC đã kết hợp
với mảng dịch vụ kinh doanh giấy tờ có giá, tức là nguồn vốn ủy thác chỉ định mục
đích sau khi được rút ra, trong lúc chờ dự án mới để đầu tư sẽ được sử dụng để đầu
tư vào giấy tờ có giá trong ngắn hạn nhằm bù đắp chi phí vốn. PVFC cũng đang
xây dựng phương án tái ủy thác để hưởng chênh lệch % giữa chi phí ủy thác thu
được và chi phí vốn bỏ ra.
2.2.2.2.Ủy thác đầu tư có chỉ định không chia sẻ rủi ro
Là hình thức khách hàng ủy thác vốn cho PVFC để PVFC thay mặt khách
hàng đầu tư và quản lý khoản đầu tư theo chỉ định của khách hàng trong danh mục
đầu tư của PVFC. Trong đó, thỏa thuận khách hàng sẽ được hưởng toàn bộ thu
nhập từ khoản đầu tư đồng thời phải chịu toàn bộ rủi ro(nếu có).

Thời hạn ủy thác đầu tư đối với hình thức sản phẩm ủy thác đầu tư không
chia sẻ rủi ro được quy định mức thời hạn tối thiểu hoặc không xác định.
Đối với loại hình sản phẩm này, thu nhập của PVFC là phí ủy thác đầu tư.
2.2.2.3.Ủy thác đầu tư có chỉ định chia sẻ rủi ro
Là hình thức khách hàng ủy thác vốn cho PVFC để PVFC thay mặt khách
hàng đầu tư và quản lý khoản đầu tư theo chỉ định của khách hàng trong danh mục
đầu tư của PVFC. Trong đó có điều kiện về chia sẻ phần thưởng từ thu nhập của

×