Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHĐT VÀ PTVN HÀ THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.17 KB, 10 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHĐT VÀ
PTVN HÀ THÀNH
3.1. Định hường hoạt động của chi nhánh NHĐT và PTVN Hà Thành
trong thời gian tới
Thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của NHĐT và PTVN Hà Thành với định
hướng là ngân hàng bán rẻ, ứng dụng các công nghệ và quản lý để tạo ra các phẩm
dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mức quốc tế, tập trung chuyên sâu trong lĩnh vực phục
vụ nhu cầu về vốn và dịch vụ tiện ích ngân hàng. Để thực hiện theo sự chỉ đạo đó
chi nhánh đã đề ra phương hướng hoạt động như sau:
- Mở rộng mạng lưới hoạt động tại các khu vực đông dân cư, trung tâm
thương mại, siêu thị, khu công nghiệp, tập trung các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và dân cư nhỏ lẻ.
- Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phục vụ khách hàng theo hướng
ngày càng tạo ra nhiều tiện ích trên nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến.
- Mở rộng các hoạt động phục vụ khách hàng ngoài quốc doanh, ứng dụng
công nghệ ngân hàng hiện đại.
- Tăng trưởng tổng tài sản và nguồn vốn với tốc độ cao.
- Phấn đấu các chỉ tiêu chất lượng cao hơn mức trung bình toàn hệ thống.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Phấn đấu trở thành ngân hàng bán rẻ kiểu mẫu, là một trong những trung
tâm ứng dụng và triển khai những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. Là chi nhánh
đầu mối phục vụ khách hàng ngoài quốc doanh của toàn hệ thống trên địa bán thủ
đô Hà Nội. Triển khai mạnh mẽ định hướng của ban lãnh đạo NHĐT và PTVN.
- trong các mục tiêu trên việc đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng,
phục vụ khách hàng theo hưóng ngày càng tạo điều kiện tiện ích trên nền tảng công
nghệ ngân hàng tiên tiến được đặt lên hàng đầu và là mục tiêu cơ bản để đạt được
những mục tiêu thiếp theo.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài
hạn tai chi nhánh NHĐT và PTVN Hà Thành
3.2.1. Chuyên môn hoá cán bộ tín dụng của chi nhánh


Để có một khoản tín dụng có chất lượng tốt, yêu tố quan trọng trước tiên
thuộc về người cán bộ tín dụng ngân hàng, hiểu biết về thực lực tài chính, khả năng
thanh toán nợ của khách hàng kể cả ở hiện tại và tương lai, xác định được tiềm
năng phát triển và dự báo được những biến động trong tương lai. Không những
vậy, cán bộ tín dụng còn phải nắm rõ tư cách đạo đức của khách hàng vì tư cách
đạo đức của người vay có ảnh hưởng đến ý muốn trả nợ của họ. Sự tác động của
những chính sách kinh tế của Nhà nước hay ảnh hưởng của những biến động khách
quan, chủ quan tác động đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp là rất phực
tạp. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có một sự hiểu biết về thị trường và về
lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh.
tất cả những yếu tố đó đòi hỏi với một cán bộ tín dụng dường như quá lớn, một cán
bộ tín dụng dường như có hiểu biết đến đâu, tài giỏi đến đâu cũng không thể có
những hiểu biết sâu rộng tất cả những lĩnh vực. Để giải quyết vấn đề này, giải pháp
đưa ra là cần chuyên môn hoá các cán bộ tín dụng, từng cán bộ sẽ đi sâu vào từng
lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Hiện nay ở Chi nhánh Hà Thành và đa số
ngân hàng thương mạiViệt Nam, việc phân công các cán bộ tín dụng chỉ dựa trên
cơ chế khách hàng, mức dư nợ và thành phần kinh tế. Một cán bộ tín dụng khi đó
phải chi vay trên nhiêù lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Như vậy các cán bộ tín
dụng sẽ rất khó khăn trong việc thu thập và xử lý chính xác các thông tin tín dụng.
Phải chăng ngân hàng thực hiện chuyên môn hoá với từng cán bộ tín dụng
bằng cách chia khách hàng theo từng nhóm, từng lĩnh vực kinh doanh. Trên cơ sở
đó căn cứ vào năng lực sở trưòng và kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng để phần
công thực hiện cho vay đối với từng loại khách hàng nhất định.Việc chuyên môn
hoá đối với từng cán bộ tín dụng như vậy sẽ khắc phục được mâu thuẫn giữa
chuyên môn hoá và đa dạng hoá, làm tăng chất lượng độ tin cậy của thông tin tín
dụng, tạo cơ sở xây dựng các mối quan hệ khách hàng lâu dài. Đồng thời làm giảm
chi phí trong công tác điều tra, tìm hiểu khách hàng, thẩm định và phân tích tín
dụng, giám sát khách hàng sử dụng tiền vay.
3.2.2. Nâng cao cong tác thẩm đinh tài chin dự án
Công tác thẩm định dự án của ngân hàng đối với khách hàng là không thể

thiếu được khi thực hiện một khoản vay. Đối với việc cho vay trung và dài hạn thì
công tác thẩm định rất là phực tạp và khó khăn, công việc đó đòi hỏi khả năng
phân tích, đánh giá và dự báo một cách chính xác của cán bộ thẩm định tín dụng về
các dự án của khách hàng. Cán bộ tín dụng không chỉ đóng vai trò là người phân
tích đánh giá mà còn là người tư vấn dầy dạn kinh nghiệp để có thể đưa ra các lời
khuyên hữu ích cho các dự án của khách hàng. Điều đó vừa đem lại lợi ích cho
khách hàng vùa đảm bảo an toàn cho đồng vốn tín dụng ngân hàng. Do vậy, trong
quy trình cho vay thì việc làm tốt công tác thẩm định tín dụng góp phần rất quan
trọng tới chất lượng khoản tín dụng.
Trong những năm qua, Chi nhánh Hà Thành đã thực hiện khá tốt khâu thẩm
định tín dụng nên tỷ lệ nợ quá hạn dài hạn trên tổng dư nợ luôn luôn được khống
chế ở mức độ thấp. Tuy nhiên việc thẩm định tín dụng mới chỉ dừng lại ở việc
thẩm định tín dụng hiêu quả của dự án đầu tư hay phương án sản suất kinh doanh
thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Một mảng khác rất quan
trọng vẫn chưa được quan tâm đúng mức đó là thẩm định các chỉ tiêu định tính đối
với ban giám đốc của doanh nghiệp vay vốn. Các chỉ tiêu thường là: năng lực trình
độ, chuyên môn, khả năng quản lý, tổ chức điều hành, khả năng hoạch định chiến
lược sản xuất kinh doanh, phẩm chất đạo đức, phong uy tín.. của các thành viên
trong ban giám đốc của doanh nghiệp. Để co thể đánh giá được chỉ tiêu này cán bộ
tín dụng cần phải đi thực tế khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, phỏng vấn trực tiếp các thành viên trong ban giám đốc, phỏng vấn các
công nhân lao động, các bạn hàng, các đối tác, tìm thêm các nguồn thông tin bổ
sung khác qua báo chí, các cảnh báo về việc thực các nhiệp vụ với nhà nước. Về
doanh nghiệp từ đó các bộ phận tín dụng rút ra các nhận xét đúng đắn về ban giám
đốc doanh nghiệp trở nên rất quan trọng vì nó liên quan đến khả năng điều hành và
sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không.
Do đó trong thời tới, ngoài việc nâng cah hơn nữa trình độ thẩm định của
cán bộ thẩm định tín dụng thông qua việc bồi dưỡng nghiệp vụ, hoc hỏi kinh
nghiệp thẩm định trong và ngoài nước. Ngân hàng cần phải dành sự quan tâm chú
trọng nhiều hơn đến các chỉ tiêu định lượng và định tính. Sự hiệu quả của đồng vốn

phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của Ban Giám đốc doanh nghiệp.
Trong công tác thu nợ thì điều quan trọng là phải có một phương phâp thu
nợ khoa học, tránh dập khuô cứng nhắc. Thông thường sự dập khuôn cứng nhắc
gây thiệt hại cho cả hai bên và chỉ có thể giải quyết được bằng cách đưa ra toà án
hay phát mại tài sản tín dụng. Khi xảy ra tình trạng thì doanh nghiệp sẽ rơi vào thế
( bi đát) và bế tắc, còn ngân hàng cũng không đảm bảo được việc thu hồi đầy đủ
vốn cho vay. Do vậy, việc hợp tác khách hàng nhằm tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có lợi cho cả đôi bên. Nhất
thiết phải thưch hiện tuần tự từ biện pháp kinh tế, sau đó nếu biện pháp kinh tế
không đạt kết quả thì mới áp dụng biện pháp phát mại, xử lý tài sản thế chấp hay
tuyên bố phá sản doanh nghiệp, khởi kiện đưa ra toà. Đối với các trường hợp sử
dụng vay sai mục đích( chủ yếu đối với kinh tế ngoài quốc doanh gây hậu quả
nghiêm trọng và có nhiều khả năng không thu hồi được vốn thì ngay cả khi khoản
vay chua đến hạn Ngân hàng vẫn có thể kiên quyết thực hiện các biến pháp thu hồi
cho vay qua việc phát mại tài sản thế chấp, kê biên tài, khởi kiện ra toà.
Ngoài ra,việc thu hồi nợ nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào sự phù
hợp giữa thời hạn cho vay và chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sự phù hợp đó thể hiện
ở chỗ khi nào thì doanh nghiệp phát sinh doanh thu và đó chính là nguồn trả nợ
vay cho ngân hàng. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, nhân
viên tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng cho
nghiệp cán bộ, nhân viên tín dụng nhằm đào tạo nên sự đồng bộ trong hoạt động
kinh doanh tín dụng cua r ngân hàng đồng thời với các hình thức khen thưởng vật
chất xứng đáng với kết quả mà cán bộ tín dụng đem lại cho ngân hàng, áp dụng
việc xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ tín dụng không có tinh thần trách nhiệm
với công việc để phát sinh thêm nhiều nợ quá hạn.
3.2.3. Tăng cường quản lý các món vay
Giám sát quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng là một biện pháp hữu
hiệu để phòng ngừa rủi ro đạo đức. Việc giám sát Ngân hàng kiểm soát được hành
vi cảu người vay vốn, đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng hiệu quả, mục đích.
Nếu việc giám sát không được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, nhiều khả năng

khách hàng sẽ sử dụng tiền vay vào các mục đích khác, rủi ro lớn.
Trong việc giám sát tiền vay các cán bộ tín dụng sẽ xem xét các báo cáo tài
chính mới nhất của khách hàng, một số giấy tờ, hoá đơn liên quan ( như các giấy tờ
chứng nhận doanh nghiệp đã nhận thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất). Ngoài
ra định kỳ mỗi quý cán bộ tín dụng phải xuống cơ sở kiểm tra. Bên cạnh việc kiểm
tra qua trình sử dụng tiền vay cabs bộ tín dụng cũng đặc biệt phải lưu ý tới tài sản
thế chấp của khách hàng, đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giá
trị tài sản thế chấp bị giảm so với giá ban đầu thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung
tài sản thế chấp khác hoặc giảm dư nợ tương ứng.
Cán bộ tín dụng phải nắm rõ các nguồn thu của khách hàng và yêu cầu
khách hàng phải thực hiện việc thanh toán cho đơn vị qua ngân hàng. Thường
xuyên kiểm tra các tài khoản của khách hàng là một phương thức để đánh giá tình

×