Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

So sánh đi sâu cải cách thể chế kinh tế nông thôn ở Trung Quốc và ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.05 KB, 2 trang )

So sánh cải cách thể chế nông thôn của VN và TQ
1. Điểm tương đồng
Mục tiêu cc kt nông thôn của TQ và VN đều là phát triển kinh tế nông thôn,
nâng cao mức thu nhập của nông dân, cuối cùng tiến hành hiện đại hóa nông
nghiệp.
Trải qua cc mấy năm trước đây, kt nông thôn ở TQ và VN đều có dc sự phát
triển với những mức độ khác nhau nhưng cả 2 nước đều phải đối mặt với rất
nhiều vấn đề giống nhau như kinh té nông thôn chậm phát triển, thu nhập của
nông dân thấp, thị trường nông thôn phát triển không tốt. Những vấn đề này kìm
hãm sự phát triển kinh tế nông thôn 2 nước tq và vn. Tiếp đó, xung quanh vấn đề
hiện đại hóa nông nghiệp, 2 nước đều phati áp dụng biện pháp thúc đẩy kinh tế
nông thôn phát triển, tăng thu nhập cho nông dân, vực dậy thị trường nông thôn,
đi sâu cải cách kinh tế nông thôn.
Trong quá trình cckt nt ở VN và TQ đều có một lượng lớn lao động dôi dư cho
nên đã gây ra năng suất lao động thấp, thu nhập của nông dân khó có thể tăng
lên.
Cả 2 nước đều coi trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn
như đầu tư xây dựng thủy lợi tăng, coi trọng xây dựng thủy điện, xây dựng cơ sở
giao thông, giáo dục, y tế, chợ ở nông thôn tiếp tục được tăng cường…
2. Điểm khác biệt.
Do thời gian cckt nt của hai nc khác nhau, tốc độ ở một số phương diện cũng
khác nhau nên biện pháp cụ thể mà 2 nước áp dụng để tiếp tục phát triển kinh tế
nông thôn cũng khác nhau.
- Quyền lợi đối với đất đai của nông dân TQ và VN hiện nay không giống nhau
nên nội dung và hình thức của cc cũng khác nhau. Hiện nay, TQ và VN đều
nhấn mạnh ổn định lâu dài chế độ khoán hộ gia đình và ổn định lâu dài quan hệ
khoán ruộng đất ở nông thôn. TQ nêu ra tiếp tục ổn định 30 năm không đổi còn
VN đưa ra ổn định 50 năm thậm chí 70 năm không thay đổi nên quyền lợi mà
nông dân 2 nước dc hưởng là khác nhau.
- 2 nước có hình thức tổ chức sx khác nhau. Hiện nay, TQ vẫn khăg định lấy
nông hộ và xí nghiệp inh doanh chuyên môn hóa nông nghiệp làm chủ thể. Còn


VN thì chủ yếu là mô hình trang trại, phổ biến nhất là mô hình trang trại gia
đình.
- 2 nước áp dụng biện pháp cc đồng bộ khác nhau.
Về phía TQ:
Một là, đi sâu cc thể chế lưu thông lương thực theo hướng thị trường. Hoàn
thiện chế độ giá bảo hộ thu mua lương thực, dự trữ lương thực và quỹ rủi ro.
Hai là, thúc đẩy toàn diện cc thuế, phí ở nông thôn, chuyển đổi chức năng của
chính quyền hương trấn xóa bỏ và sáp nhập hợp lý tổ chức hươg trấn, tinh giảm
nhân viên và bộ máy chính quyền hương trấn, giảm số cán bộ thôn nhận tiền trợ
cấp, thiết thực giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân.
Ba là, cc thể chế tiền tệ nông thôn.
Bốn là, đi sâu cc thể chế khoa học kỹ thuật ở nông thôn, tăng đầu tư, khuyến
khích sáng tạo khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp….
Năm là, làm tố công tác hỗ trợ người nghèo ở khu vực dân tộc thiểu ố miền Tây
và miền Trung.
Về phía VN:
Một là, căn cứ vào nhu cầu thị trường, của xã hội và hiệu quả thực tê, hướng
nông nghiệp phát triển the hướng kinh tế hàng hóa, sx nhiều loại sản phẩm, đẩy
mạnh một cách toàn diện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
Hai là, khẳng định vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến trong cơ cấu
kinh tế nông thôn và chế biến nông sản.
Ba là, Nhà nước từng bước mở rộng đầu tư cho nông nghiệp và xây dựng kiện
toàn chế độ kiểm tra giám sát, bảo đảm vốn đầu tư trực tiếp đến tay địa phương,
cơ sở và nhân dân.
Bốn là, NN ban hành một số chính sách có lợi như cs ruộng đất, chính sách đào
tạo cán bộ quản lý, chính sách ưu đãi tài chính…để khuyến khích và giúp đỡ
nông nghiệp nông thôn chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Năm là, kiên quyết loại bỏ những quy định pháp luật gây trở ngại và trói buộc
lực lượng sx phát triển, bảo đảm lực lượng sx có được sự giải phóng nhiều hơn.
Sáu là, tiếp tục tăng cường cc quản lý hành chính

×