Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

THUẾ GTGT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HẠN CHẾ THẤT THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.04 KB, 11 trang )

THUẾ GTGT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HẠN CHẾ THẤT THU THUẾ GTGT
ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ
1.1. Lý thuyết chung về thuế GTGT.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT.
1.1.1.1. Khái niệm
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Pháp là nước đầu tiên ban
hành và áp dụng luật thuế này vào năm 1954 ở các ngành như: điện, khí
đốt...Nhưng đến năm 1968, thuế GTGT đã được chính phủ Pháp cho áp dụng phổ
biến ở tất cả các ngành. Từ nước Pháp, thuế GTGT ngày càng được áp dụng rộng
rãi trên thế giới. Đến nay đã có hơn 100 nước áp dụng chủ yếu là các nước ở khu
vực châu Âu, châu Mỹ La Tinh, châu Phi.
Gần đây, thuế GTGT được nghiên cứu và áp dụng phổ biến ở khu vực Châu
á như Triều Tiên (1970), Đài Loan (1986), Nhật Bản (1988).
ở Việt Nam, thuế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế
bước I (1990) rồi được áp dụng thử nghiệm năm 1993 ở 11 đơn vị (Đường, dệt, xi
măng...). Thuế GTGT được ban hành thành luật và được thông qua tại kỳ họp thứ
11 Quốc hội khoá 9 ngày 10 tháng 05 năm 1997, chính thức được áp dụng ngày 01
tháng 01 năm 1999.
Thuế GTGT là sắc thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
1.1.1.2.Đặc điểm thuế GTGT
Thứ nhất, thuế GTGT là sắc thuế thuộc loại thuế gián thu, không trực tiếp
đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông
qua giá cả hàng hoá và dịch vụ. Về cơ bản, người nộp thuế theo luật và người trả
thuế không đồng nhất với nhau.
Thứ hai, thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn sản xuất kinh doanh
nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn.
Thứ ba, thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. Nó không chịu ảnh hưởng
trực tiếp bởi kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Thuế GTGT chỉ tính
trên phần giá trị tăng thêm và không bị ảnh hưởng bởi quá trình phân đoạn sản
xuất. Do đó, tổng số thuế thu được ở các giai đoạn sẽ bằng với số thuế tính theo giá


bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Thứ tư, thuế GTGT có khả năng đem lại số thu ổn định cho NSNN do người
tiêu dùng dù thu nhập có tăng lên nhưng hầu hết nhu cầu tiêu dùng không tăng
đáng kể. Thuế GTGT phụ thuộc vào mức tiêu dùng xã hội, phần lớn các nước áp
dụng thuế GTGT có số thu về thuế GTGT chiếm khoảng 15% đến 30% tổng thu
ngân sách (khoảng 5% đến 10% GDP).
1.1.1.3.Ưu, nhược điểm của thuế GTGT
Thuế GTGT là sắc thuế được nghiên cứu trong thời gian tương đối dài, đến
nay đã có nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua thực tiễn cho thấy, thuế GTGT
ngày càng thể hiện tính ưu việt và đã trở thành một trong những sắc thuế quan
trọng của quốc gia, bởi thuế GTGT có những ưu điểm sau:
+ Việc áp dụng thuế GTGT có tác dụng tránh đánh trùng do thuế GTGT chỉ
thu trên phần giá trị tăng thêm trên mỗi giai đoạn của quá trình luân chuyển hàng
hoá.
+ Thuế GTGT bắt buộc người bán và người mua phải lập và lưu giữ chứng
từ, hoá đơn đầy đủ. Vì vậy, công tác thu thuế tương đối sát với thực tế hoạt động
kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, thanh tra.
+ Việc quản lý thu thuế GTGT rõ ràng minh bạch thông qua quy trình quản
lý thuế mới. Đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế vào kho bạc
theo quy định, tạo điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý.
+ Thuế GTGT được áp dụng với diện rộng, do đó đem lại số thu lớn, ổn định
cho NSNN. Mặt khác, thực hiện thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu đã khuyến
khích sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất
khẩu cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
+ Thuế GTGT góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam
với khu vực và thế giới.
Như vậy, qua các ưu điểm trên của thuế GTGT ta có thể thấy rõ thuế GTGT
có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, thuế GTGT đã bộc lộ một số
hạn chế, cụ thể:
+ Nhược điểm dễ thấy của thuế GTGT là tính phức tạp của sổ sách kế toán

ghi chép, lưu giữ và quản lý biên lai hoá đơn chứng từ. Nhưng, nhận thức của
người kinh doanh và tập quán kinh doanh không dùng hoá đơn chứng từ đã ăn sâu
bám rễ không thể ngày một ngày hai có thể thay đổi được. Do đó, gây khó khăn
cho công tác quản lý. Hơn nữa, để thực hiện tốt công tác khấu trừ và hoàn thuế đòi
hỏi việc kiểm tra đối chiếu hoá đơn chứng từ của người mua và người bán phải
được tiến hành kỹ lưỡng. Điều này phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất của ngành
thuế cũng như trình độ của cán bộ thuế. Đây là một vấn đề đang gặp nhiều khó
khăn chưa thể giải quyết một sớm, một chiêu được.
+ Thuế GTGT là loại thuế có tính luỹ thoái, do có ít mức thuế suất, nên
người tiêu dùng có thu nhập khác nhau đều phải nộp giống nhau, gây mất công
bằng xã hội.
Qua những ưu điểm và hạn chế cơ bản đã cho thấy những thuận lợi và khó
khăn trong công tác quản lý thuế GTGT. Trong đó, công tác quản lý thuế GTGT
tiến hành đối với hộ cá thể bao gồm quản lý hộ kê khai và quản lý hộ khoán. Sau
đây Em xin đi sâu vào nghiên cứu các nội dung cơ bản của luật thuế GTGT áp
dụng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo kê khai để thấy rõ hơn vấn đề này,
từ đó đưa ra các nhận xét cần thiết.
1.1.1.4. Những nội dung cơ bản của luật thuế GTGT.
 Người nộp thuế
Theo quy định tại điều 2 - Luật thuế GTGT và điều 2 - Nghị định số
158/2003/ NĐ - CP của Chính phủ, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch
vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ 29nhóm mặt hàng
không thuộc diện chịu thuế GTGT theo quy định.
 Người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là các cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành
nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chung là Người nộp thuế).
 Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT đối với Người nộp thuế là giá tính thuế và thuế suất.
+ Giá tính thuế GTGT: là giá bán của hàng hoá, dịch vụ bán ra chưa có thuế

GTGT (phương pháp khấu trừ), hoặc giá thanh toán đã có thuế GTGT (phương
pháp trực tiếp).
+ Thuế suất
Các mức thuế suất được quy định trong Luật thuế GTGT bao gồm 03 mức:
- Mức 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu.
- Mức 5%: áp dụng đối với hàng hoá dịch vụ thiết yếu, phục vụ cho sản xuất
và tiêu dùng.
- Mức 10%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thông thường.
 Phương pháp tính thuế
 Phương pháp khấu trừ thuế
- Đối tượng áp dụng: phương pháp này áp dụng đối với các hộ cá thể đã thực
hiện đầy đủ các yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán, chấp hành đầy đủ các quy định
của chế độ hoá đơn chứng từ, tự nguyện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và đã
được cơ quan thuế chấp nhận.
- Cách xác định thuế GTGT phải nộp:
Thuế
GTGT
phải nộp
=
Thuế GTGT
đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT
đầu ra
=
Giá tính thuế của
hàng hoá dịch vụ bán ra

x
Thuế suất thuế
GTGT
của hàng hoá đó
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên hoá đơn
GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào; ghi chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập
khẩu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT hoặc chứng từ nộp
thuế GTGT thay cho bên nước ngoài và trên các hóa đơn, chứng từ đặc thù.
 Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
- Đối tượng áp dụng: phương pháp này áp dụng đối với các hộ chưa thực
hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp
khấu trừ và hộ kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ
- Xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT
phải nộp
=
GTGT của hàng hoá
dịch vụ chịu thuế bán ra
x
Thuế suất thuế GTGT
hàng hoá dịch vụ đó
GTGT của hàng hoá,
dịch vụ bán ra
=
Doanh số của hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế bán ra
-
Giá vốn của hàng hoá
chịu thuế bán ra
- Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với

từng cơ sở kinh doanh như sau:
+ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá,
dịch vụ có hoá đơn, chứng từ ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định
căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ.

×