Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH ĐỐI VỚI DNXL CỦA SGD NGÂN HÀNG ĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.67 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH ĐỐI VỚI DNXL CỦA SGD
NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về SGD ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 26/4/1957, ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng
Đầu tư & Phát triển - được thành lập trực thuộc bộ tài chính theo quyết định
177/TTg của thủ tướng chính phủ với qui mô ban đầu nhỏ bé gồm 8 chi nhánh, 200
cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý
vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã
hội.
Ngày 24/6/1981, ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc NHNN Việt Nam. Nhiệm vụ chủ
yếu của ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.
Ngày 14/11/1990, ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên
thành ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng và nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của ngân hàng ĐT&PT
Việt Nam được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án
thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho
vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu
trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Từ 1/1/1995 là mốc đánh dấu sự
chuyển đổi cơ bản của ngân hàng: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như
một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước.
Thời kỳ 1996 – nay được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng
đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của ngân
hàng sau 2006
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam là một trong bốn NHTM nhà nước lớn nhất ở
Việt Nam, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực XDCB; được hình thành sớm và lâu
đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô
hình TCT nhà nước theo quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của thủ tướng


chính phủ với chức năng và nhiệm vụ chính sau:
• Huy động vốn trung và dài hạn từ dân cư, các tổ chức tín dụng để đầu tư
và phát triển.
• Kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân
hàng lẫn dịch vụ phi ngân hàng.
• Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ cho đầu tư và phát triển từ các
nguồn của chính phủ, các tổ chức kinh tế, tài chính, các tổ chức xã hội trong và
ngoài nước.
Hiện nay, mô hình tổ chức của ngân hàng gồm 05 khối lớn: Khối ngân hàng
thương mại quốc doanh (bao gồm 3 SGD và các chi nhánh trên toàn quốc); Khối
Công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khối đầu tư. Tổng số cán bộ
công nhân viên của toàn hệ thống đạt trên 9.300 người vừa có kinh nghiệm, vừa
am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại.
Ngày 28/03/1991 tổng giám đốc ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ký quyết định
số 76QĐ/TCCCB thành lập SGD. Đây thực sự là một mốc có ý nghĩa không chỉ
riêng đối với SGD, đối với ngân hàng ĐT&PT Việt Nam mà đã đóng góp một phần
quan trọng trong chiến lược phát triển của toàn ngành trong hơn 15 năm qua cũng
như trong thời gian tới. Trong 15 năm qua, những thành tựu đạt được, những kết
quả kinh doanh, những bài học kinh nghiệm đã tổng kết được là minh chứng hùng
hồn về vai trò, vị trí lịch sử của SGD trong mô hình tổ chức của toàn hệ thống.
2.1.2 Mô hình tổ chức và quản lý
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của SGD
khối tín dụng
khối dịch vụ
SỞ GIAO DỊCH
P.Thanh toán quốc tế
P.Dich vụ KH DN
P.Dịch vụ KH cá nhân
P.Tiền tệ kho quỹ
P.Kế hoạch NV

P.Tài chính kế toán
P.Tổ chức cán bộ
P.Hành chính QT
P. Điện toán
P.Kiểm tra nội bộ
P. Giao dịch I
P. Giao dịch II
P.Giao dịch III
khối quản lý nội bộ
khối đơn vị trực thuộc
P.Tín dụng 1
P.Tín dụng 2
P.Tín dụng 3
P.Thẩm định
P.Quản lý tín dụng
BAN GIÁM ĐỐC
Các phòng ban SGD phân chia về chức năng, nhiệm vụ rõ ràng song lại
không tồn tại ở một thể độc lập mà có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng, ban.
Ban giám đốc là bộ phận có quyền quyết định cao nhất về phương hướng phát triển
của SGD, trực tiếp quản lý và giám sát hoạt động của toàn SGD thông qua sự tham
mưu, đề xuất của các phòng chức năng.
Khối tín dụng, khối dịch vụ khách hàng, khối các đơn vị trực thuộc là các bộ
phận trực tiếp tạo ra thu nhập cho SGD thông qua việc tiến hành các nghiệp vụ huy
động vốn, tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng . Quá trình hoạt động của
các khối này được bảo đảm và chịu sự kiểm tra và giám sát của ban giám đốc
thông qua khối quản lý nội bộ. Các số liệu giao dịch sẽ được gửi về khối hỗ trợ
kinh doanh để từ đó lập các bản báo cáo tổng hợp về quá trình kinh doanh cũng
như tiến độ thực hiện kế hoạch nhằm giúp cho ban giám đốc và các cơ quan quản
lý trung ương có biện pháp điều chỉnh hợp lý.
Khối quản lý nội bộ đảm bảo về cơ sở vật chất hạ tầng trang bị dụng cụ, máy

móc tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ làm việc, đồng thời còn làm công tác
thanh tra kiểm tra quá trình hoạt động của các phòng ban sao cho mọi hoạt động
theo đúng quy định của ngành, luật pháp, đường lối và chiến lược phát triển chung
của SGD. Thông qua khối quản lý nội bộ, ban giám đốc sẽ giám sát hoạt động của
các phòng ban, đánh giá được chất lượng hoạt động của SGD
2.1.3 Những nét chính trong hoạt động kinh doanh
Sau 15 năm hình thành và phát triển, SGD đã tạo dựng được nền móng vững
chắc trong hệ thống các ngân hàng trên địa bàn, tiếp tục hoàn thành xuất sắc các
chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của hội sở chính, xứng đáng là đơn vị dẫn đầu của hệ
thống về quy mô, chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động.
SGD đã tách và nâng cấp thêm 4 đơn vị thành chi nhánh cấp I trực thuộc
ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trên địa bàn. Đó là chi nhánh Bắc Hà Nội (2002), chi
nhánh Hà Thành (2003), chi nhánh Đông Đô (2004), và chi nhánh Quang Trung
(2005) với tổng tài sản mỗi đơn vị trên 1000 tỷ đồng. Cơ cấu lại hoạt động cùng
với việc cơ cấu lại tổ chức, các nghiệp vụ bán lẻ, cho vay các doanh nghiệp vừa và
nhỏ được chuyển giao cho các chi nhánh mới tách ra. SGD với mục tiêu trở thành
chi nhánh bán buôn của ngân hàng tập trung vào 3 mục tiêu chính: huy động vốn
đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại chỗ và góp phần tăng nguồn vốn cho toàn ngành;
phục vụ các khách hàng lớn, tập đoàn, tổng công ty không phân biệt hình thức sở
hữu; phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh từ năm 2002-2006
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
I Huy động vốn 7.732.397 8.408.300 7.108.450 7.569.500 10.110926
1. Tiền gửi TCKT 2.338.372 2.771.700 3.705.456 4.407.585 7.284.959
- TG không kỳ hạn 666.279 556.410 1.019.978 844.839 1.645.390
- TG có kỳ hạn 1.672.093 2.215.290 2.685.478 3.562.746 5.639.569
2. Tiền gửi dân cư 5.288.424 5.165.807 3.317.088 3.048.831 2.791.400
- Tiền gửi tiết kiệm 2.508.236 2.404.572 2.208.801 2.168.426 2.290.055
- Kỳ phiếu 1.670.985 1.688.811 461.017 230.878 122.200

- CCTG, trái phiếu 1.109.203 1.072.424 647.270 649.527 379.145
3. Huy động khác 105.601 470.793 85.906 113.084 34.567
II Tín dụng 4.232.491 4.026.055 4.255.346 4.844.766 5.000.752
1. CV ngắn hạn 664.271 660.136 855.811 1.724.458 1.959.934
2. CV TDH TM 2.758.479 2.783.097 2.884.060 2.745.442 2.784.340
4. Cho vay KHNN 809.741 582.822 515.475 374.866 256.478
III Chỉ tiêu khác
1. Thu dịch vụ ròng 24.300 25.650 24.502 25.600 49.512
2. LNTT 67.976 131.328 83.856 93.659 184.858
3. Tổng tài sản 9.512.447 11.565.286 10.950.980 11.180.720 14.141.538
(Nguồn:Báo cáo tổng hợp của SGD)
SGD tiếp tục phấn đấu lớn mạnh về mọi mặt, nay với gần 300 cán bộ nhân
viên công tác tại 18 phòng nghiệp vụ và mạng lưới giao dịch, bằng việc áp dụng
công nghệ hiện đại hóa hệ thống thanh toán ngân hàng và quản lý chất lượng ISO:
9001: 2000, tính đến cuối 31/12/2006 SGD đã đạt quy mô tổng tài sản là 14.141tỷ
đồng tăng 80,72% so với năm 2001, nguồn vốn huy động chiếm 7% thị phần huy
động vốn, tổng dư nợ tín dụng chiếm 5% thị phần tín dụng trên địa bàn Hà Nội.
Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước đóng góp đáng kể từ 12 – 15% lợi nhuận
toàn ngành.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của SGD năm 2006
• Hoạt động huy động vốn:
Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2005
Năm 2006
Tuyệt đối %TT so với 2005
tổng vốn huy động 7.569.500 10.110.926 33,57
TG tổ chức kinh tế 4.407.585 7.284.959 65,28
-TG không có kỳ hạn 844.839 1.645.390 94,76
-TG có kỳ hạn 3.562.746 5.639.569 58,89

TG dân cư 3.048.831 2.791.400 -8,44
-TG tiết kiệm 2.168.426 2.290.055 5,61
- Kỳ phiếu 230.878 122.200 -47,07
- CCTG, trái phiếu 649.527 379.145 -41,63
Huy động khác 113.084 34.567 -69.43
(Nguồn:Báo cáo tổng hợp của SGD)
Vốn khả dụng của các NHTM trên địa bàn Hà Nội tương đối dư thừa do vốn
huy động của các NHTM nhà nước tăng trưởng nhanh hơn tăng trưởng tín dụng.
12/2006 tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Hà Nội đạt 231.799
tỷ tăng 32,3% so với năm 2005 do NHTM đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn linh
hoạt, đẩy mạnh Marketing, khuyến mại cho khách hàng, thường xuyên thay đổi
hình thức huy động tiền gửi. Trong đó 80% số vốn huy động được sử dụng cho
hoạt động cho vay.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu Năm 2005 (%) Năm 2006 (%)
Tổng VHĐ/ Tổng TS 64,49 71,50
TG tổ chức kinh tế/ Tổng VHĐ 52,13 72,05
TG dân cư/ Tổng VHĐ 46,66 27,61
(Nguồn:Báo cáo tổng hợp của SGD)
Tiền gửi thanh toán tăng khoảng 800 tỷ đồng do có nhiều khách hàng được
mở rộng và thường xuyên phát sinh hoạt động thanh toán qua SGD như TCT Lắp
máy Việt Nam, TCT Xăng dầu Việt Nam, TCT Điện lực Việt Nam. Đây là một
nguồn vốn với chi phí hợp lý, có thể duy trì củng cố khách hàng tại SGD. Tiền gửi
có kỳ hạn năm 2006 là khoảng 5.639 tỷ đồng tăng hơn 2077 tỷ đồng trong đó VNĐ
chiếm khoảng 75% , do SGD thực hiện quản lý và mở rộng các khách hàng có tiềm
năng và tiền gửi lớn. Đối với tiền gửi của dân cư năm 2006 là 2.791 tỷ đồng giảm
258 tỷ đồng so với năm 2005 chiếm 27,61% trong tổng nguồn huy động. Sở dĩ
nguồn này giảm do việc tách chi nhánh chuyển giao khách hàng dân cư và các quỹ
tiết kiệm.
• Hoạt động tín dụng, quản lý tín dụng:

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, trong năm
2006 mặc dù không có nhiều lợi thế so với các ngân hàng khác trong cạnh tranh lãi
suất cho vay, nhưng SGD vẫn nỗ lực đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, kiểm soát tốt
cho vay khối xây lắp do đó cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn tại SGD đã được cải thiện.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động tín dụng
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2005 2006

Tuyệt đối
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
Tỷ trọng
(%)
Tổng dư nợ
4.844.766 5.000.752
1. Theo kỳ hạn

Ngắn hạn
1.724.45
8
35,60 1.959.934 39,19
TDH thương mại
2.745442 56,67 2.784.340 55,68
Kế hoạch nhà nước
374.866 7,73 256.478 5,13
2. Theo thành phần

Quốc doanh
4.214.946 87 4.000.602 80,00

Ngoài quốc doanh
629.820 13 1.000.150 20,00
3. Theo TSBĐ nợ vay

Có TSĐB
2.422.383 50 2.250.338 45,00
Không có TSĐB
2.422.383 50 2.750.414 55,00
(Nguồn:Báo cáo tổng hợp của SGD)
Dư nợ tín dụng cuối kỳ năm 2006 là 5.000.752 triệu đồng tăng 155.986 triệu
đồng (tăng 3,22%) so với năm 2005 đạt 99% giới hạn tín dụng được duyệt. Trong
đó, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm 55,68% trong tổng dư nợ giảm so với
năm 2005 là 56,57% ; dư nợ theo kế hoạch nhà nước và chỉ định giảm dần còn
5,13% trong tổng dư nợ giảm so với năm 2005 là 7,73%. Tỷ trọng dự nợ ngắn hạn
trong tổng dư nợ có thời điểm lên tới 35-40% nhưng không ổn định do tập trung
chủ yếu vào số ít khách hàng. Đồng thời, cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
cũng đang được cải thiện rõ rệt theo mục tiêu đã đặt ra của SGD, tăng tỷ trọng dự
nợ ngoài quốc doanh và giảm dần dư nợ đối với doanh nghiệp quốc doanh trong
tổng dư nợ. Sở dĩ như vậy, là do trong những năm qua, SGD đã thấy rõ vai trò và
vị trí quan trọng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế. Đây
sẽ là bộ phận có nhiều tiềm năng lớn vì vậy SGD đã bắt đầu có sự linh hoạt về điều
kiện, thủ tục và ưu đãi hơn đối với các doanh nghiệp này. Mặt khác, các doanh
nghiệp quốc doanh tỏ ra bảo thủ và thiếu sự linh hoạt, thay đổi cần thiết để phù
hợp với nền kinh tế thị trường dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Dư nợ có TSĐB
tăng 21% năm 2003 lên 45% năm 2006 thể hiện sự nỗ lực và cố gắng lớn của SGD
nhằm đảm bảo tính an toàn của các món vay song vẫn còn thấp. Tỷ lệ nợ xấu theo
là 6,9%/ tổng dư nợ như vậy là cao hơn so với mức quy định là 5%
• Hoạt động dịch vụ
Thu dịch vụ ròng đạt 49.512 triệu đồng tăng 23912 triệu đồng (tăng 93,41%)
hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao và chiếm 13% tỷ trọng thu dịch vụ

của toàn hệ thống. Tỷ lệ thu dịch vụ ròng trên lợi nhuận trước thuế đạt 26,78%
giảm 0,55% so với năm 2005. Trong đó, thu dịch vụ vẫn chỉ tập trung vào hoạt
động thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ là chủ yếu, thu dịch vụ khác còn
thấp và chưa có tính đột phá. Cụ thể:
- Hoạt động thanh toán: đảm bảo chính xác, kịp thời, an toàn tài sản cho ngân
hàng và khách hàng. SGD đa dạng các loại hình thanh toán, ngoài các hình thức
thanh toán truyền thống, SGD luôn triển khai các hình thức thanh toán hiện đại, kết
hợp linh hoạt với các kênh thanh toán tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khác hàng.
Mạng lưới thanh toán liên tục được mở rộng làm tăng tốc độ thanh toán, phạm vi
thanh toán vào tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán khác.
- Hoạt động thẻ: phát triển mạng lưới thẻ ATM theo chỉ đạo của ngân hàng
ĐT&PT Việt Nam, đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Đảm bảo tuân thủ về quản lý ngoại hối của
ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và NHNN, định kỳ khai thác các thông tin về biến
động tỷ giá cũng như lãi suất của các loại ngoại tệ phục vụ hoạt động kinh doanh
của SGD. Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ gặp nhiều khó khăn do tính cạnh tranh
trên thị trường ngày càng lớn, biến động tỷ giá bất lợi tại một số thời điểm nhạy
cảm có giao dịch lớn... Triển khai sản phẩm tiền gửi DCD (Dual currency deposit)
đây là sự kết hợp giữa nghiệp vụ tiền gửi với quyền chọn tiền tệ với khách hàng.
- Hoạt động bảo lãnh: Đây là hoạt động mang lại nguồn thu chiếm tỷ trọng gần
35% trong tổng thu dịch vụ, chủ yếu là bảo lãnh đối với DNXL. Hoạt động bảo
lãnh an toàn, đến nay chưa có rủi ro nào xảy ra, chưa có khoản phải trả thay bên
được bảo lãnh. Thu từ dịch vụ bảo lãnh năm 2006 đạt 22.539 triệu đồng với mức
phí từ 1,5 -1,9%/ năm
2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh đối với các DNXL tại SGD
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam, vào đầu những năm 90, khi nền kinh tế nước nhà bắt đầu hội
nhập với kinh tế thế giới và khu vực, các hoạt động ngân hàng trở nên đa dạng,
phong phú, trong đó hoạt động bảo lãnh và tái bảo lãnh được phát triển như một tất
yếu khách quan. Trong giai đoạn đầu do chưa có một quy định cụ thể của nhà nước

nên hoạt động bảo lãnh còn thực hiện một cách tùy tiện, thiếu hiệu quả và gây
nhiều tranh cãi. Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp ngày 17/09/1992 thống đốc
NHNN ban hành quyết định 192/NHNN về bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước
ngoài nhằm đưa hoạt động bảo lãnh được thực hiện thống nhất. Tiếp theo NHNN
ban hành quyết định 196/NHNN14 về quy chế nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thì
hành lanh pháp lý về hoạt động này tương đối được hoàn chỉnh. Từ đó đến nay
hoạt động bảo lãnh đã bắt đầu phát triển trở thành một nghiệp vụ mang lại lợi
nhuận cho ngân hàng. Với yêu cầu hội nhập và phát triển của hoạt động bảo lãnh
ngày càng cao đòi hỏi văn bản pháp lý được sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với
thông lệ quốc tế và điều kiện hoạt động ở Việt Nam, quyết định
283/2000/NHNN14 ra đời, kèm theo đó là một số các thông tư, nghị định nhằm bổ
sung sửa đổi quyết định này cho phù hợp với thực tế như: QĐ 112/2003/NHNN,
QĐ 1348/2001/NHNN... Đặc biệt trong QĐ 283/2000/QĐ-NHNN về điều kiện bảo
lãnh đối với khách hàng “có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với tổ
chức tín dụng”. Trong QĐ 112/2003/QĐ-NHNN đã được sửa đổi thành “có khả
năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh trong thời hạn cam kết”. Như
vậy đối tượng khách hàng được bảo lãnh đã được mở rộng hơn so với trước.
Đến năm 2006 NHNN ban hành quyết định 26/2006 QĐ-NHNN. Đây được
coi là văn bản pháp luật mới nhất quy đinh về quy chế bảo lãnh. Nhìn chung, so
với quyết định 238 thì văn bản này không có sửa đổi nhiều lắm về nội dung chính,
chỉ sửa đổi hoàn thiện một số mục cho phù hợp với tình hình ở Việt Nam. Cụ thể,
một số khái niệm về bảo lãnh ở quyết định 26 được đưa ra tổng quát hơn, thay đổi
tên bảo lãnh hoàn thanh toán thành bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, giảm số dư
bảo lãnh của khách hàng tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài không vượt quá từ
25% xuống 15% vốn tự có, bổ sung thêm phần chấp nhận bảo lãnh đối ứng...
Tuy nhiên theo quyết định này, thì mức bảo lãnh tối đa đối với một khách
hàng là 15% so với vốn tự có của tổ chức tín dụng. Như vậy, hiện nay vẫn đang
duy trì hai mức giới hạn tối đa đối với nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh đối với một
khách hàng. Nói cách khác, một khách hàng được NHTM vừa bảo lãnh và cho vay
tối đa bằng 25% vốn tự có của TCTD. Tuy nhiên, do nghiệp vụ bảo lãnh và nghiệp

vụ cho vay có mối quan hệ mật thiết với nhau mà việc quy định giới hạn này một
cách độc lập đã làm này sinh những bất cập trong triển khai thực hiện. Đó là khi
NHTM thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng, khách hàng phải nhận nợ
với NHTM dẫn đến tổng dư nợ tín dụng hiện tại của khách hàng có thể vượt quá
15% so với vốn tự có. Để tháo gỡ vướng mắc này, trong quy chế bảo lãnh ngân
hàng, NHNN có một quy định rằng trong trường hợp TCTD phải trả thay cho
khách hàng dẫn đến tổng dư nợ cho vay và dư nợ do trả thay vượt quá 15% vốn tự
có của TCTD thì TCTD phải ngừng ngay việc cho vay đối với khách hàng đó,
đồng thời thu hồi nợ để đảm bảo tổng mức dư nợ cho vay đối với khách hàng theo
quy định. Tuy nhiên, nến TCTD và khách hàng ký hợp đồng tín dụng, trong đó quy
định việc cho vay được giải ngân làm nhiều lần và khi TCTD không được cho vay,
bảo lãnh mới đối với khách hàng thì các khoản vốn chưa được giải ngân có được
tiếp tục giải ngân hay không? Và việc ngừng giải ngân có vi phạm quy định về
quan hệ hợp đồng kinh tế hay không? Bên cạnh đó, việc quy định hai giới hạn bảo
lãnh và cho vay tối đa là chưa tạo điều kiện cho NHTM linh hoạt trong kinh doanh
và chưa có sự phân biệt trong quản lý rủi ro đối với từng loại hình nghiệp vụ.
Mặt khác đối với hoạt động bảo lãnh đối với DNXL còn cần phải quan tâm
tới luật đầu thầu. Cụ thể, điều 27, điều 55, điều 56 lần lượt quy định về bảo đảm
dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo hành.
2.2.2 Quy trình bảo lãnh của SGD đối với DNXL
Quy trình bảo lãnh được thực hiện lần lượt theo 5 bước cơ bản sau:
Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ
Quyết định bảo lãnh
Phát hành bảo lãnh
Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh
Kết thúc bảo lãnh
Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ
Cán bộ thực hiện bảo lãnh hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng quy
định đối với mỗi loại bảo lãnh bao gồm các hồ sơ chung và hồ sơ riêng cho từng
loại bảo lãnh.

Sau khi nhận được hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, cán bộ thực hiện bảo lãnh
kiểm tra, kiểm soát các tài liệu của bộ hồ sơ về số lượng, và các yếu tố trên tài liệu
về tính đầy đủ, hợp pháp hợp lệ cảu hồ sơ bảo lãnh, yêu cầu khách hàng bổ sung,
hoàn chỉnh (nếu thiếu).
Đây là bước có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược marketing ngân hàng.
Thông qua tiếp xúc và tư vấn giữ nhân viên ngân hàng và khách hàng, hình ảnh
của ngân hàng và dịch vụ sẽ được giới thiệu tới khách hàng. Mặt khác thực hiện tốt
bước này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp sau.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ bảo lãnh và ra quyết định bảo lãnh.
Cán bộ thẩm định phải thẩm định rõ các nội dung sau: Tính đầy đủ, hợp
pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh; năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh;
việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ để thực hiện bảo lãnh; tình hình tài
chính và năng lực SXKD của khách hàng; đánh giá các rủi ro tiềm ẩn và thẩm định
về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghiệp vụ bảo lãnh. Trong bước này, đối
với các DNXL thì các cán bộ thực hiện tỏ ra cẩn trọng và thường yêu cầu cung cấp
những thủ tục và hồ sơ rất phức tạp liên quan tới nhiều vấn đề nhằm xem xét đầy
đủ được mọi khía cạnh để phát hiện và phòng ngừa rủi ro.
Đối với dự án bao gồm cả hai phần bảo lãnh, tín dụng và đều được thực hiện
qua Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, cán bộ thực hiện bảo lãnh thẩm định đồng thời
khả năng trả nợ bảo lãnh và khả năng hoàn vốn tín dụng của dự án, trong đó khả
năng trả nợ bảo lãnh cần được xem xét trước. Thông thường, DNXL đồng thời yêu
cầu ngân hàng xem xét cấp bảo lãnh và tín dụng

×