Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thị trường otc tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.65 KB, 18 trang )

Thị trường OTC tại Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán mới chỉ len lỏi vào Việt Nam trong một thời gian
ngắn nhưng ảnh hưởng của nó đến sự phát triển nền kinh tế nước nhà quả thật là không
nhỏ. Đồng hành cùng sự phát triển thị trường chứng khoán tập trung, thị trường chứng
khoán phi tập trung ( hay còn gọi là thị trường OTC) cũng dần xuất hiện và góp phần
tạo môi trường đầu tư tốt cho các nhà đầu tư. Không như sự phát triển của các thị
trường OTC ở những nước có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như ở Mỹ, Nhật hay Tây
Âu, OTC ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn ban đầu và chưa thực sự phát triển. Điều
đó không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà mà còn xuất phát từ
bản chất của thị trường và sự quản lý của nhà nước. Với thực tế hiện tại , Việt Nam vẫn
chưa có được một cơ quan quản lý và kiểm soát một cách chặt chẽ giao dịch và trao đổi
buôn bán từ thị trường OTC. Đó cũng là một điều đáng lo ngại cho sự phát triển thị
trường OTC tại Việt Nam, đặt biệt là các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán. Em
thực hiện bài tiểu luận “ Thị trường OTC tại Việt Nam” nhằm mang lại một cái nhìn
tổng thể về thị trường OTC; đồng thời, đi vào tìm hiểu về thực trạng thị trường OTC
Việt Nam, nhận biết một cách khái quát về bản chất và tổng thể cơ chế thị trường OTC
nước nhà, đề cập đến những nét cơ bản về thị trường OTC trong thời gian hiện nay.
Trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót nên em rất mong nhận được sự
nhận xét từ phía thầy để em có thế hoàn thiện và phát triển đề tài trong tương lai.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG OTC
1.1. Khái niệm, đặc điểm
1.1.1. Khái niệm
Thị trường OTC ( Over The Counter Market), hay còn gọi là thị trường phi tập
trung, là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị
Trang 1
1
Thị trường OTC tại Việt Nam
trường sàn giao dịch (thị trường giao dịch tập trung), mà dựa vào một hệ thống vận hành
theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương


tiện thông tin. Thị trường OTC không có một không gian giao dịch tập trung. Thị trường
này thường được các công ty chứng khoán cùng nhau duy trì, việc giao dịch và thông tin
được dựa vào hệ thống điện thoại và Internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối.
1.1.2. Đặc điểm thị trường OTC
 Tính phi tập trung
Thị trường OTC là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao
dịch cố định như thị trường sàn giao dịch, mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ
chế chào giá cạnh tranh và thương lượng, giữa các công ty chứng khoán với nhau,
thông qua một sự trợ giúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt động, đó là phương tiện
thông tin.
 Tính đa dạng của các chứng khoán trên thị trường OTC
Chính vì tính chất phi tập trung như vậy nên các loại chứng khoán trên thị
trường OTC rất đông đảo và đa dạng. Thị trường OTC là một cơ hội tốt cho những công
ty chưa đủ điều kiện lên sàn cũng như những công ty chưa muốn niêm yết giá tại sở
giao dịch. Số loại chứng khoán trên thị trường OTC luôn gấp nhiều lần so với thị trường
tập trung chính thức. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất ở các nước phát triển với tổng giá
trị giao dịch trên thị trường OTC lớn hơn nhiều so với giao dịch tại sàn.
 Cơ chế xác lập giá trên thị trường
Giá cổ phiếu trên thị trường OTC được xác lập dựa trên thương lượng và thoả
thuận của những nhà tạo lập giá. Cụ thể. các nhà tạo giá cạnh tranh giữa họ với nhau,
liên tục đưa ra giá rao mua và giá chào bán, giao dịch sẽ được rút lại bằng thương
lượng, và đưa ra giá cuối cùng sau thoả thuận. Từ đó, giá thị trường cũng được tham
khảo từ mạng lưới này. Đặc biệt, do tính đa dạng của thị trường nên tại một thời điểm,
trên OTC có thể có nhiều mức giá khác nhau cho một loại chứng khoán.
 Thị trường OTC chịu sự chi phối của các nhà tạo lập thị trường
Trang 2
2
Thị trường OTC tại Việt Nam
Các nhà tạo lập thị trường rất quan trọng trên thị trường OTC. Họ duy trì tính
thanh khoản cho các loại chứng khoán mình đảm trách thông qua việc nắm giữ một số

lượng lớn chứng khoán sẵn sàng mua, bán với khách hàng nhằm định giá chứng khoán
cho thị trường.
 Tính năng động của giao dịch bên ngoài thị trường chính
Các công ty kinh doanh chứng khoán trên OTC có thể duy trì lượng chứng khoán
OTC tồn kho riêng cho mình mà không cần đăng kí tạo giá. Hoặc cũng có thể sẵn sàng
mua hay chào bán chứng khoán OTC cho chính tài khoản của họ bất cứ thời điểm nào
(position trading). Các công ty này có thể tuỳ ý chọn cách để thực hiện lệnh cho khách
hang của mình, giao dịch tự doanh bằng tài khoản công ty, hoặc giao dịch môi giới
hưởng hoa hồng bằng cách chỉ thu xếp mua bán cho tài khoản của khách hàng.
1.2. Vai trò của thị trường OTC trong nền kinh tế nói chung
 Hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động sàn giao dịch chứng khoán
Với các đặc điểm nổi bật trên, thị trường OTC luôn thu hút các doanh nghiệp và các nhà
đầu tư tham gia. Việc mua bán chứng khoán một cách sôi động trên thị trường OTC có
tác động đến tâm lý nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường giao dịch. Đồng thời, giá của
cổ phiếu trên thị trường OTC cũng là mức giá tham khảo cho nhiều doanh nghiệp và
nhà đầu tư khi lên sàn. Chính vì thế, thị trường OTC đã và đang có những tác động
mạnh mẽ tới sự phát triển thị trường chứng khoán chính thức.
 Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ điều kiện niêm yết: Vì là thị
trường phi tập trung nên thị trường OTC không kén chọn chứng khoán như thị trường
chính thức. Đây chính là điều kiện tốt cho các doanh nghiêp vừa và nhỏ có thể huy động
vốn nhắm phát triển công việc kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp này còn có cơ
hội cọ xát, tăng kinh nghiệm trước khi bước vào thị trường giao dịch chính thức.
 Tạo môi trường linh hoạt cho các nhà đầu tư : Tham gia vào thị trường OTC đơn giản
hơn so với thị trường chính thức. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng trong việc truy cập, trao
đổi thông tin. Do đó có thể tiết kiệm thời gian, chi phì và vẫn có thể thực hiện được việc
giao dịch một cách suôn sẻ
1.3. Sự khác biệt giữa thị trường OTC và thị trường sàn giao dịch
Sự khác biệt cơ bản giữa thị trường OTC và thị trường sàn giao dịch có thể ghi
nhận như sau:
Trang 3

3
Thị trường OTC tại Việt Nam
Đặc điểm OTC Sàn giao dịch
Địa điểm kinh doanh Phân tán Tập trung
Cơ quan điều hành
Thường là do hiệp hội
kinh doanh chứng khoán
Sở giao dịch
Xác định giá Gút giá bằng thương lượng
Gút giá bằng đấu giá 2
chiều
Thị trường OTC là nơi ít kén CK giao dịch hơn thị trường sàn giao dịch. Tuy
nhiên, CK giao dịch vẫn phải là loại đáp ứng các chuẩn mực và được phép giao dịch đại
chúng. Đặc biệt, đây là thị trường đảm nhận vai trò bán ra các CK phát hành mới (new
issues), kể cả chứng chỉ của các quỹ hỗ tương đầu tư (qũy mở - mutual - các quỹ hỗ
tương đầu tư chỉ bán sơ cấp trong thị trường này, chứ không có mua bán thứ cấp, bởi
với các chứng chỉ đó chỉ có thể được các quỹ này mua lại theo một cơ chế riêng.
Như ta biết, CK phát hành môi giới là loại do công ty chào bán ban đầu (giao
dịch sơ cấp) để huy động vốn. Dù có thể việc mua đi bán lại (hoạt động thứ cấp) ngay
lập tức, thì về nguyên tắc, các CK phát hành như vậy xem như được trao từ tay của chủ
thể phát hành, thông qua các công ty CK bảo lãnh, đến tay người đầu tư. Đặc điểm này
tồn tại cho đến khi đợt phát hành hoàn tất (thường là 90 ngày). Quá trình chào bán sơ
cấp được dựa vào một giá tham khảo ban đầu (gọi là giá IPO - initial public offering
price) và thường được thực hiện bán theo một kết quả chào đón (đặt mua) của các nhà
đầu tư. Do đó mà cơ chế đấu giá hai chiều (double auction), giữa đại diện hai nhà đầu tư
với nhau như trên sàn giao dịch, không thể áp dụng được đối với trường hợp phát hành
lần đầu ra công chúng.
Tại thị trường sàn giao dịch, giá thị trường được xác lập dựa trên kết quả đấu giá
của môi giới mua và môi giới bán, với sự can thiệp điều hoà, nếu cần, của các chuyên
gia. Cũng ở thị trường OTC, giá thị trường cho bởi kết quả rao mua - chào bán cạnh

tranh (bid - offer hay ask) liên tục giữa các nhà tạo giá. Các báo giá (quotations) đó
được đưa vào và thể hiện trên hệ thống làm bật ra giá tốt nhất cho thị trường
Việc thương lượng để có giá tốt nhất do các công ty CK, các nhà tạo giá (market
maker) thực hiện, họ có thể mặc cả với nhau trong một giao dịch. Mỗi thương vụ được
đưa ra khảo giá giữa nhiều nhà tạo giá khác nhau để tỡm giỏ tốt nhất (giỏ thu vào cao
hay thấp). Việc thông tin có thể bằng điện thoại, khi một công ty nhận được lệnh mua
hay bán của khách hàng, họ sẽ gọi đến các nhà tạo giá đảm nhận loại CK đó để thương
Trang 4
4
Thị trường OTC tại Việt Nam
lượng giá giao dịch cho khách. Kết quả mua bán cũng được quy định bắt buộc phải
thông tin.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG OTC TẠI VIỆT NAM
2.1. Thị trường OTC Việt Nam giai đoạn đầu
Cũng như các nước đang phát triển trên thế giới, khi thị trường chứng khoán
trên sàn giao dịch chính thức phát triển mạnh mẽ thì thị trường OTC cũng dần khẳng
định vị thế của mình. Tuy nhiên, thật không dễ để có thể có được một thị trường OTC
vận hành một cách hiệu quả và tích cực, mang lại môi trường đầu tư ổn định như
Nasdaq (Mỹ). Trong thời gian đầu hình thành và hoạt động, thị trường OTC tại Việt
Nam cũng bộc lộ những đặc điểm nổi bật. Cụ thể:
2.1.1. Tồn tại nhưng chưa chính thức
Tính đến tháng 6 năm 2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ
phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần. Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn
rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị trường chính thức. Không phải cổ phiếu của tất
cả các công ty cổ phần đều được mua bán, trao đổi thường xuyên mà chỉ có một ít trong
số đó được giao dịch. Có những loại cổ phiếu gần như không bao giờ được giao dịch,
nhưng có những loại cổ phiếu tuy chưa được niêm yết trên thị trường chính thức trên
sàn, nhưng chúng được giao dịch rất sôi động như cổ phiếu của các ngân hàng cổ
thương mại cổ phần Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Bánh kẹo Kinh đô, Vinamilk. Đây
chính là những cổ phiếu mà các nhà đầu tư có tổ chức, nhất là các quỹ đầu tư rất quan

tâm. Tại thời điểm này, thị trường phi tập trung ở Việt Nam tồn tại là một thực thể khách
quan. Tuy nhiên hoạt động của thị trường này còn rời rạc, tổ chức của thị trường này
chưa được chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường.Đồng thời chưa có tổ
chức nào đứng ra quản lý và đưa vào khuôn khổ nhằm phát huy được tiềm năng và giảm
thiểu các nguy cơ tiềm ẩn đến từ thị trường OTC.
2.1.2. Dễ lũng đoạn thị trường
Với đặc điểm giá của chứng khoán được quyết định bởi các nhà tạo lập thị
trường, thế nên sẽ không khó khi có một nhà định giá âm thầm liên hệ cùng người mua
thoả thuận mức giá trần của cổ phiếu. Và ngay lập tức giá tham chiếu của cổ phiếu đó sẽ
tăng lên trong ngày hôm sau. Chính vì thế, các nhà đầu tư rất khó có thể biết được giá trị
thực của cổ phiếu. Giá cổ phiếu sau khi bị tác động không hoàn toàn phản ánh đúng ý
của nhà đầu tư trên thị trường. Chính giá tham chiếu cũng không đủ khách quan để làm
Trang 5
5
Thị trường OTC tại Việt Nam
cơ sở đánh giá thị trường. Và tất nhiên là điều này gây bất lợi không nhỏ cho nền kinh
tế.
2.1.3. Mất thời gian của nhà đầu tư
Một lý do nữa khiến nhà đầu tư và công ty chứng khoán không hào hứng với thị
trường OTC bởi họ quá mất thời gian trong việc đàm phán lệnh và nhận lệnh khi giao
dịch. Nếu như trên thị trường sơ cấp, giao dịch báo giá gần như khớp lệnh liên tục và
người mua bán có thể nhận các thông số là quyết ngay việc mua bán cổ phiếu thì với
cách thức thoả thuận, người muốn mua phải tự tìm ra ai muốn bán. Khi các nhà đầu tư
muốn bán chứng khoán, họ phải nhờ công ty chứng khoán viết lệnh lên sàn, sau đó phải
chờ môi giới tìm đối tác. Môi giới phải hỏi ra công ty chứng khoán nào có nhà đầu tư
đang muốn mua (hoặc đợi người đến hỏi mua) rồi sau đó cũng phải đàm phán với người
bán giá người mua muốn. Người mua sẽ đồng ý với giá thoả thuận không. Sự việc cứ
diễn ra như thế cho đến lúc nào hai bên cùng thoả mãn với giá mua bán . So với sự biến
động của thị trường vốn, thời gian đàm phán để hoàn tất một giao dịch thoả thuận có thể
khiến giá cả trên thị trường đó thay đổi.

2.2. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ thị trường OTC
2.2.1. Tích cực
 Cải thiện tính minh bạch trên thị trường
Có một điều ta có thể dễ dàng nhận thấy là việc quản lý OTC tập trung có áp
dụng các chế tài cần thiết sẽ giúp cải thiện tính minh bạch trên thị trường. Cụ thể, các
công ty đại chúng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ và bất thường theo
Luật Doanh nghiệp như: báo cáo tài chính năm có kiểm toán, thông tin bất thường...
Điều đó sẽ giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh thực tế của
doanh nghiệp, điều đó chính là nhân tố quan trọng trong việc xem xét, định giá chính
xác doanh nghiệp nhằm tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch và tạo điều kiện
bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư và tránh được các rủi ro trong quá trình giao dịch
chứng khoán OTC.
 Tạo điều kiện thực hành cho doanh nghiệp trước khi niêm yết
Trang 6
6
Thị trường OTC tại Việt Nam
Khi sàn OTC chính thức hoạt động, các tổ chức đăng ký giao dịch tại sàn ngoài việc có
thể dễ dàng huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, còn là một bước đệm tập dượt
về công bố, quản trị, điều hành công ty trước khi chính thức niêm yết
cổ phiếu tại sàn HNX hoặc HoSE. Bên cạnh đó, đây cũng là một biện pháp PR hiệu quả
và kinh tế nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư, giúp doanh
nghiệp sẽ có rất nhiều lợi thế khi tiếp tục phát hành cổ phiếu. Thị trường chứng khoán
tập trung thật sự là một thử thách lớn đối với các doanh nghiệp, thế nên việc tạo nền
tảng từ thị trường OTC càng mang lại cho doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm và có được
những tiền để vững chắc trước khi niêm yết.
 Cơ hội tiềm năng cho các nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán Việt Nam luôn là kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài kể cả ở những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu
chựng lại. Dòng tiền tiềm năng đổ vào thị trường ở mức cao thể hiện qua số dư tiền gửi
tại các công ty chứng khoán. Khó khăn lớn nhất trên thị trường OTC chính là khoảng

trống thông tin về người có nhu cầu mua và bán. Và các dịch vụ mà các công ty chứng
khoán đưa ra hiện nay chủ yếu nhằm khỏa lấp khoảng trống này, trong đó lập sàn giao
dịch cổ phiếu OTC là một dịch vụ điển hình. Giảm thiểu rủi ro, tránh bị giá thao túng,
và giao dịch bảo đảm là những cái được lớn nhất của nhà đầu tư OTC khi thực hiện
giao dịch qua công ty chính thức.
2.2.2. Tiêu cực
2.2.2.1. Thị trường OTC vẫn còn “hỗn loạn” và cần được điều chỉnh
Hiếm có thị trường chứng khoán mới ra ràng nào trên thế giới lại có một thị
trường OTC hoạt động thoải mái và thiếu kiểm soát như ở Việt Nam. Năm 2007, các
công ty cổ phần thoải mái phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, cho hàng ngàn
nhà đầu tư cá nhân không có một khái niệm lờ mờ về công ty mà mình mua. Độ nóng
của thị trường cổ phiếu không chính thức đang ẩn chứa những rủi ro chờ ngày bùng
phát khi mà người mua đang lờ đi những phân tích lý trí. Nhưng đây là chuyện đang
diễn ra hàng ngày trên thị trường chứng khoán không chính thức của Việt Nam, khi
nguồn vốn trong dân đang tiếp tục ồ ạt đổ vào những cổ phiếu của các công ty chưa
niêm yết và chưa biết bao giờ sẽ niêm yết. Song song với việc người giữ cổ phiếu bán
cổ phiếu ra ngoài là việc tung các tin có lợi về công ty qua các kênh truyền thông chính
Trang 7
7

×