Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIAỈ PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ KẾ HOẠCH HOÁ NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY CHẾ TẠO CƠ KHÍ SÔNG ĐÀ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.9 KB, 12 trang )

GIAỈ PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ KẾ HOẠCH HOÁ NGUỒN
NHÂN LỰC Ở CÔNG TY CHẾ TẠO CƠ KHÍ SÔNG ĐÀ 9.
1. Phân tích công việc: phân tích công việc là một công cụ vô cùng quan trọng
cho các hoạt động quản lý nhân sự đều phải lấy phân tích công việc làm cơ sở, làm
công cụ. Với tầm quan trọng như vậy, Công ty phải nhận thức và tiến hành các
hoạt động này càng sớm càng tót.
2. Đánh giá thực hiện công việc: với mọi Công ty thì công tác đánh giá thực hiện
công việc là việc tất yếu có thể là một hệ thông chính thức hay được ẩn dưới một
hình thức nào đó, dù ý thức được hay không thì công tác này vẫn diễn ra , song
cách thức và hiệu quả khác nhâu với mồi Công ty. Muốn khen thưởng động viên
hay kỷ luật nhân viên hoặc chi trả lương một cách công bằng công ty phải đánh
giá thực hiện công việc của các nhân viên. Chính vì vậy, công tác này cũng dược
thực hiện tại Công ty song cách thức tiến hành và mục đích tiến hành còn khá
nhiều hạn chế.
∗ Về cách thức, với cơ quan Công ty, cơ sở đánh giá là chức năng nhiệm vụ cho
từng nhân viên trong các phòng ban. Các qui định này khá chung chung không cụ
thể và việc đánh giá do các trưởng phòng tiến hành trên cơ sở đánh giá xếp loại
A,B,C. Cho nên việc đánh giá sẽ khó chính xác. Với các chi nhánh đơn vị việc
đánh giá dựa trên số lượng và khối lượng sản phẩm làm ra hoặc số ngày công lao
động để làm cơ sở trả lương , do vậy việc đánh giá sẽ rất hời hợt và không hoàn
diện sẽ bỏ qua rất nhiều yếu tố đánh giá. Về mục đích tiến hành, việc đánh giá thực
hiện công việc ở Công ty chủ yếu làm cơ sở trả lương mà chưa mang tính quản lý
lao động. Việc đánh giá ngoài cơ sở để trả lương nó còn là cơ ở của nhiều công tác
nhân sự khác như thuyên chuyển đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, là cơ ở tuyển chọn,
kế hoạch hoá nguồn nhân lực .. và thêm vào đó là giúp người lao động thực hiện
nhiệm vị tốt hơn. Do vậy, việc hoàn thiện công tác này ở Công ty là rất cần thiết.
3. Giải pháp tổ chức sản xuất : Kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo từ Công ty đến
các đơn vị trực thuộc, kiên quyết bỏ các khâu trung gian, đào tạo lại số lượng lao
động dôi dư chuyển sang bổ xung cho các bộ phận khác còn thiếu, cương quyết
xoá bỏ lao động yếu kém, chây lười, làm việc có hiệu quả ra khỏi tổ chức. Sắp xếp
lại tổ chức sản xuất phù hợp với địa bàn hoạt động của từng đơn vị trong toàn


Công ty trong toàn giai đoạn theo định hướng từ năm 2001 đến năm 2005. Cơ cấu
tổ chức của Công ty sẽ là cơ cấu trực tuyển – chức năng với 6 phòng ban chức
năng và 8 đơn vỉtực thuộc theo mô hình chuyên sâu vào từng lĩnh vực ngành nghề
để ngày càng vững mạnh và hoạt động hiệu quả.
- Ngoài ra theo tính chất và quy mô từng công trình theo từng giai đoạn cụ thể,
Công ty sẽ điều chuyểncác chi nhánh, xí nhghiệp từ các khu vực về tập chung cho
xây dựng công trình và thành lập các đội tổng hợp trực thuộc để tổ chức thi công
đáp ứng yêu cầu tiến độ và hiệu quả sản xuất và kinh doanh.
- Giải pháp kỹ thuật: Tổ chức đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản
xuất kinh doanh, áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất tổ chức thi
công hợp lý, tạn dung tối đa năng lực thiết bị hiện có, đào tạo đội ngũ quản lý điều
hành, cán bộ giám sát có trình độ chuyên môn nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng
công trình.
4.Giải pháp về lao động: xây dựng và phát triển nguồn nhân lực con người của
Công ty về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao xây dựng
đội ngũ có năng lực quản lý tổ chức điều hành sản xuất, sáng tạo trong lao động
với năng suất, chất lượng hiệu quả cao đáp ứng kịp với yêu cầu trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập. Đây được coi là nhiêm vụ chiến lược, nó có vai trò quyết định
đến sự tăng trưởng và phát triển mọi mặt của Công ty
Xuất phát từ công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực hiện nay và căn cứ vào định
hướng, mục tiêu và các giải pháp định hướng mà công ty đã đặt ra có thể đưa ra
một số đề nghị nhằm khắc phục những tồn tại hoàn thiện công tác kế hoạch hoá
nguồn nhân lực góp phần mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Sau
đây là một số đề suất:
a.Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu nhân lực.
để xác định nhu cầu nhân lực công ty đã sử dụng phương pháp kinh nghiệm,
phương pháp này khá thiếu chính xác. Do vậy, bước xác định nhu cầu nhân lực của
công ty cóthể tiến hành như sau: a. Dự đoán cầu nhân lực ngắn hạn.
Công ty có thể sử dụng phương pháp phân tích khối lượng công việc.
Bước 1: tiến hành xác định khối lượng công việc cần thực hiện kỳ kế hoạch qua số

lượng sản phẩm, doanh thu.
Bước 2: xác định nhu cầu nhân lực cần thiết theo từng loại công việc trên cơ sở sử
dụng tỷ lệ quy đổi. Từ khối lượng công việc tính râ tổng mức thời gian cần hoàn
thành từ đó tính ra mức lao động.
*. Đối với công việc sản xuất: công ty tính mức thời gian, mức sản lượng từ đó quy
đổi ra mức hao phí lao động cho 1 sản phẩm.
T = ∑Q
i
*t
i
Trong đó:
T
i
: thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thứ i.
T : tổng số giờ/ người( ngày/ người) cần thiết để thực hiên công việc thứ i.
Q
i
: số lượng công việc thứ i.
Số lượng công nhân cần thiết là:
D= T/( T
n
*K
m
)
Trong đó:
T
n
: quỹ thời gian làm việc bình quân 1 lao độngtrong năm kế hoạch.
K
m

: hệ số năng suất lao động.
Ví dụ: thợ xây gạch đá năm 2002.
T
i
= 2 giờ/m
3
Q = 20000 m
3
/ năm
T
n
= 22 ngày trong tháng* 112 tháng= 264 ngày=2112 giờ.
K
m
được dự đoán là bằng 1
Ta có T =20000*2=40000 giờ-người
D =40000/2112*1 =19 (người)
*. Dựa vào năng suất lao động
D = Q/W
Trong đó:
W: năng suất lao động năm.
*. đối với công việc phục vụ máy moc thiết bị.
Dựa vào hao phí thời gian để phục vụ máy móc thiết bị. Dựa vào các loại sau:
- Mức thời gian phục vụ.
T = ∑M
i
*K
i
*t
i

Trong đó:
M
i
là số máy móc thiết bị phục vụ.
K
i
: số ca làm việc của máy móc thứ i.
T
i
: thời gian cần thiết để phục vụ máy móc thứ i.
T: tổng thời gian cần thiết.
Ví dụ: máy rải bê tông nhựa.
Thời gian phục vụ một máy móc là 8 giờ/máy.
Số máy là 1.
Số ca làm việc là 2 ca.
Ta có T = 1*8*2/8 =2 ( người).
- Mức phục vụ của một công nhân.
D = M/M
pv
*K
Trong đó:
D: Số lao động cần có để phục vụ.
K: số ca làm việc của máy móc thiết bị.
M
pv
: mức phục vụ của một công nhân.
- Mức số lượng người công nhân phục vụ của một máy móc.
D = M*K*S
pv
Trong đó:

S
pv
: số người phục vụ một máy móc thiết bị.
*. Đối với công việc khác: Sử dụng tỷ lệ quy đổi hoặc tiêu chuẩn đinh biên.
Bước 3: Tính số lao động quản lý các loại: sử dụng tiêu chuẩn định biên và xác
định một cách trực tiếp cho các phòng ban bộ phận.
Trước khi xác định số lao động quản lý thì công ty phải quan tâm đến việc cải
tiến bộ máy tổ chức trong công ty.

×